You are on page 1of 4

1.

Chủ quyền nhân dân trong Điều 9


1.1 Quyền lợi của nhân dân ngày càng được nâng cao và thể hiện rõ trong
Hiến pháp năm 2013 thông qua khoản 1, điều 9:

“ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài “
Từ đó ta có thể thấy rằng đây là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân.Không những đứng về nhân dân và đại diện bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp chính đáng của Nhân dân mà Hiến pháp sửa đổi lần này còn bổ
sung vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của
Nhà nước i

1.2 Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở
thành đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Cũng trong khoản 1, Điều 9, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc được thể
hiện “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân
dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân
chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia
xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Điều đó cho thấy Đảng đang muốn nâng cao nhận thức toàn Đảng, toàn dân
để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kì Đất nước đang
phát triển. Với mục tiêu cao cả đó là xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, dân giàu, nước mạnh

2. Chủ quyền nhân dân trong Điều 14


2.1 Qui định về quyền con người, quyền cơ bản của công dân :

Thuật ngữ quyền con người đã được sử dụng trong Hiến pháp năm 1992. Đó
là bước phát triển về quan niệm và nhận thức lý luận. Tuy nhiên, cách thể hiện các quyền
con người, và quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 chưa thể hiện đầy
đủ và sâu sắc quan niệm về chủ quyền nhân dân vì vậy khi hiến pháp 2013 ra đời. Nó đã
được sửa đổi và bổ sung, kèm theo đó là được Hiến pháp trang trọng tuyên bố ngay sau
Chương I - Chế độ chính trị. Cho thấy đây là một quyền quan trọng và thiết yếu khi được
đặt ở một ví trí trang trọngii
Và Điều 14, hiến pháp 2013 đã khẳng định rằng: : “Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa - xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật”, “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật,
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Từ đó, ta có thể thấy được rằng nhà nước đã có
những nguyên tắc đề cao trách nhiệm nhà nước trong mối quan hệ quyền con người,
quyền công dân. Đây cũng là cơ sở hiến định để người dân bảo vệ và thực hiện quyền lợi
của mình

2.2 so sánh quy định về quyền con người, quyền công dân của hiến pháp 1992 và
hiến pháp 2013

Điều 50 Hiến pháp 1992 Khoản 1 điều 14 Hiến pháp 2013


Quy định quyền con người thể hiện ở các Có sự phân biệt rõ ràng quyền con người
quyền công dân và quyền công dân
Các quyền được quy định trong Hiến Các quyền được công nhận, tôn trọng theo
pháp và luật Hiến pháp và pháp luật bao gồm 3 hình
thức thể hiện:
Văn bản quy phạm pháp luật:
 Hiến pháp
 Luật
 Văn bản dưới luật
Chỉ quy định về trách nhiệm nhà nước Bổ sung thêm trách nhiệm nhà nước trong
trong việc tôn trọng các quyền việc công nhận, bảo vệ, bảo đảm các
quyền

Con người, Nhân dân được đưa vào trọng tâm của sửa đổi Hiến pháp để xác định "nhà nước Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân và phục vụ Nhân dân". Hiến pháp 2013 quy định mọi quyền con người, quyền công dân như đất
đai, lao động, môi trường, kinh tế, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp
và pháp luật. Hiến pháp mới nhấn mạnh nguyên tắc “Quyền con người, quyền công dân chỉ có
thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. (Điều
14). Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Công dân có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.Việc thực hiện quyền con người, quyền công
dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác” (Điều 15)iii
i
https://tapchitaichinh.vn/chu-quyen-nhan-dan-duoc-de-cao-va-the-hien-xuyen-suot-nhat-quan-trong-noi-dung-hien-phap-
2013.html
ii
https://tapchitaichinh.vn/chu-quyen-nhan-dan-duoc-de-cao-va-the-hien-xuyen-suot-nhat-quan-trong-noi-dung-hien-phap-
2013.html
iii
http://isos.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-thuc-tien/nhung-diem-moi-va-noi-dung-co-ban-cua-hien-phap-2013-so-voi-
hien-phap-1992-41920.html

You might also like