You are on page 1of 4

VẤN ĐỀ 1: Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra

Đối với tình huống

Câu 1: Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên
gây ra? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
CSPL: K2 Đ586, Đ599 BLDS 2015

Trường hợp con chưa đủ mười lăm tuổi:

Xuất phát từ vai trò trách nhiệm của cha, mẹ dạy dỗ giáo dục con cái
nên trong trường hợp con chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ có trách nhiệm
bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu như tài sản cha, mẹ không đủ để
bồi thường nếu con có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường
phần còn thiếu. Tuy nhiên, trong thời gian trường học đang quản lý
trực tiếp nhưng có lỗi trong việc quản lý người dưới 15 tuổi để
người đó gây ra thiệt hại thì trường học có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại (điều 599 Bộ luật dân sự 2015)

Trường hợp con từ đủ 15 tuổi tới chưa đủ 18 tuổi:

Đối với trường hợp người đủ 15 tới chưa 18 tuổi nếu có tài sản riêng
thì họ có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự mà nghĩa vụ của
nó cho phép thực hiện trong phạm vi tài sản của họ, do vậy trường
hợp họ gây ra thiệt hại họ có trách nhiệm dùng tài sản riêng đó của
mình để thực hiện bồi thường thiệt hại, nếu không đủ tài sản để bồi
thường thì khi đó cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản còn
thiếu của mình. Có sự khác biệt so với trường hợp trên là do những
người này cũng đã có nhận thức được một phần về hành vi của mình
nhưng chưa đầy đủ nên việc pháp luật quy định như vậy nhằm đảm
bảo những đối tượng này cần phải cân nhắc và có trách nhiệm đối
với hành vi của chính bản thân họ.
Câu 2: Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt
hại do sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
CSPL: K1 Đ584, K2 Đ586

Trong tình huống trên Hùng đã gây tổn hại về sức khỏe mà Theo quy
định tại k1 điều 584 người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên Hùng
thuộc đối tượng là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi căn cứ theo
K2 điều 586 người có hành vi vi phạm mà gây thiệt hại thì phải tự bồi
thường nếu không đủ thì cha mẹ phải bồi thường phần còn lại.


Từ đó Tòa án có thể buộc cha mẹ hùng bồi thường thiệt hại cho anh
Bình.

Câu 3: Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị
chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho
biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
CSPL: K2 Đ164, K2 Đ586, Đ589

Theo quy định tại K2 Đ164 thì Anh Bình có quyền yêu cầu tòa án cơ
quan có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm trả lại tài sản và
yêu cầu bồi thường thiệt hại.


Mà trong tình huống trên người có hành vi vi phạm là người chưa thành
niên vậy căn cứ theo quy định tại K2 586 người từ đủ 15 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của
mình nếu không đủ thì cha mẹ phải bồi thường phần còn lại.


Từ 2 căn cứ trên áp dụng vào tình huống: Hùng có hành vi xâm phạm và
không có tài sản Tòa án có thể yêu cầu cha mẹ Hùng trao trả lại chiếc xe
và đồng hồ theo điều 164 và điều 589 tài sản bị mất thì phải bồi thường.



Trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự hướng giải quyết sẽ là
xác định giá trị của chiếc đồng hồ, xác định tổn hại về thân thể, tài sản
tòa án cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu bên xâm phạm chiếm
đoạt tài sản trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. như đã thấy trong Bản
án số 19 Tòa án nhân dân huyện cũng đã giải quyết theo hướng yêu cầu
cha mẹ của người vi phạm bồi thường thiệt hại.

Câu 4: Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản
tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn
xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
CSPL: Điểm b K2 Đ76 BLTTHS 2004

Tòa án không thể buộc cha mẹ hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền
7 triệu đồng do Hùng lấy trộm tài sản trong trợ. Vì theo quy định tại
điểm b K2 Đ76 BLTTHS 2004 vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc
sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt
hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu
hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được
chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước; 


Như vậy trong tình huống này Tòa án không thể buộc cha mẹ hùng nộp
7 triệu đồng vào ngân sách nhà nước nếu xác định được chủ nhân của số
tài sản đã bị lấy trộm, còn nếu không xác định được thì mới sung quỹ
nhà nước. Trường hợp xác định được thì Tòa án phải buộc cha mẹ Hùng
trả lại 7 triệu đồng cho người có tài sản bị lấy trộm do hành vi vi phạm
của Hùng.


Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử QUYẾT ĐỊNH SỐ


04/2004/HĐTP-HS NGÀY 23-02-2004 trong quyết định thì Hùng đã có
hành vi trộm cắp tài sản và số tiền bán được do hành vi trộm cắp tài sản
là 7.570.000 đồng, Tòa án các cấp đã buộc cha mẹ Hùng bồi thường
thiệt hại cho những người bị thiệt hại và không cần nộp số tiền
7.570.000 đồng vào ngân sách nhà nước.


Câu 5: Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong
thực tiễn xét xử.
CSPL: K2 Đ586

Căn cứ theo quy định tại K2 Đ586 thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi có hành vi xâm phạm sức khỏe, quyền lợi ích hợp pháp của
người khác thì phải tự bồi thường bằng tài sản của mình nếu không đủ
thì cha mẹ phải bù phần còn lại.


Trong tình huống trên Tòa án có thể buộc Hùng bồi thường cho anh
Bình, cha mẹ của Hùng sẽ buộc phải bồi thường khi Hùng không có tài
sản để bồi thường hoặc không đủ để bồi thường. Mà như tình huống đã
nêu Hùng không có tài sản vì thế việc bồi thường sẽ do cha mẹ của
Hùng thực hiện.


Hướng giải quyết trong thực tiễn phải xác định cụ thể chủ thể vì phạm
nếu xác định được chủ thể vi phạm thuộc đối tượng nào thì sẽ áp dụng
theo từng đối tượng đó trường hợp giống với tình huống đã phân tích thì
người vi phạm sẽ tự bồi thường, không đủ thì cha mẹ phải bồi thường.

You might also like