You are on page 1of 6

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CHÍ PHÈO

C1: Tìm các chi tiết về chân dung của nhân vật Chí Phèo.
Nó cho ta biết gì về nhân vật Chí Phèo?
-Trước khi đi tù, số phận của Chí Phèo đã rất bi thảm khi bị cha mẹ vứt
bỏ tại cái lò gạch cũ, nhờ có anh đi thả ống lươn trong “một buổi sáng
tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để
bên một lò gạch bỏ không” phát hiện ra hắn không thì Chí cũng đã đi đời
nhà ma.
-Lớn lên, Chí cũng như bao người thanh niên trai tráng khác, tìm kiếm
công việc để nuôi thân, hắn “làm canh điền cho ông lý Kiến” và bị bà ba
nhà ông Lý lả lơi khiến “ông lý ghen anh canh điền khoẻ mạnh”. Để rồi bi
kịch mở ra khiến hắn phải đi tù.
-Quá trình lưu manh tha hóa của Chí Phèo đã bắt đầu từ 7-8 năm Chí đi
tù chứ không phải từ sau khi trở về làng Vũ Đại. Vì khi Chí mới bước
chân về đến cổng làng người ta đã thấy Chí "khác hẳn" trước do cái vẻ
bề ngoài rất côn đồ, "anh chị", cũng như do cách sinh hoạt bê tha của
Chí. "Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất
cơn cơn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết", "hắn mặc quần nái đen
với cái áo tay vàng, cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng
phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế, trông
gớm chết". Sau khi về làng, Chí Phèo ngày càng tỏ ra là một tên côn đồ
một tay anh chị ngang ngược lúc nào hắn cũng giận dữ đập đầu rạch
mặt, nằm vạ, kêu làng.
-Rõ ràng đó là biểu hiện của một sự phản ứng gay gắt quyết liệt. Nhưng
chính cái tính chất lưu manh của Chí Phèo cũng đã làm cho sự phản
ứng đó thành tiêu cực, mức phương hướng và trở nên rất nguy hiểm.
Chí gây sự với cha con nhà Bá Kiến rồi sau đó gây sự với mụ hàng
rượu rồi châm lửa đốt luôn cái lều của mụ.

=>Bức chân dung ấy đã cho ta thấy số phận của người nông dân bị tha
hóa. Qua đó thấu hiểu được tác giả Nam Cao đã tố cáo sự hủy hoại ghê
gớm đối với phẩm chất nhân cách của người lao động do xã hội thời
bấy giờ gây nên. Chí Phèo từ một người thanh niên bình thường như
bao người trong xã hội khác. Thế nhưng lại bị chế độ cường quyền đàn
áp, khiến cho hắn tha hóa thành một người không ra người, dân làng Vũ
Đại còn gọi hắn là “con quỷ dữ”

C2: Hành động giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình
của Chí Phèo thể hiện điều gì về nhân vật này? (Hành động
giết Bá Kiến và tự kết liễu của Chí Phèo có ý nghĩa như thế
nào? Thể hiện bản chất gì của Chí Phèo?)
-Lên án một cách mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy
những người dân lương thiện như Chí Phèo đến với bi kịch tha hóa và
nhân cách đến con đường cùng không có lối ra khiến hắn tự kết liễu
mình. Đồng thời nó cũng cho thấy sự phản kháng của con người dưới
đáy xã hội đối với chế độ bóc lột đã đẩy họ đến bước đường cùng.
Bá Kiến và Chí Phèo chết không làm thay đổi được toàn bộ cục diện
đen tối của xã hội nhưng đó chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những
con người sống trong xã hội ấy. Tầng lớp lao động cần phải vùng lên
đấu tranh bảo vệ cho bản thân của mình. Bá Kiến và Chí Phèo chết
chính là kết quả của tấn bi kịch cùng đường tiết lộ mà không còn cách
nào tháo gỡ ngoài cái chết
-Chi tiết này được xem như một sự thức tỉnh của Chí Phèo để chống lại
sự tha hóa đã ăn mòn gần hết nhân cách của hắn và khao khát được
trở về cuộc đời lương thiện một lần nữa. Có thể đối với Chí, đây chính
là ánh sáng duy nhất còn lại, giúp hắn tìm lại con người trong bản chất
ngày xưa của mình.
-Qua hành động đó của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã bày tỏ
sự đau đớn trước số phận bi kịch, bần cùng của Chí Phèo nói riêng và
người nông dân lao động nói chung.

C3: Nhận xét của bạn về lời nói của Chí Phèo ở cuối truyện
khi giết Bá Kiến "Ai cho tao lương thiện..."
Hai câu nói cuối cùng của Chí Phèo:
“Tao muốn làm người lương thiện!”
“-Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được
những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện
nữa. Biết không? Chỉ có một cách... biết không! Chỉ có một cách là... cái
này biết không?”
-Thoạt nghe, ta cứ nghĩ đó là lời nói đối thoại của Crí với Bá Kiến nhưng
đọc kỹ lại ta sẽ nhận ra đó là những câu hỏi từ từ, thể hiện lời Chí Phèo
tự nói với chính mình là lời ăn năn loài thú tội lời giải bày và bộc lộ khao
khát của Chí.
-Nhìn lại cuộc đời của Chí Phèo qua toàn bộ tác phẩm, ta sẽ thấy chủ
đề mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến người đọc; có người dù có những
lúc rơi vào con đường tăm tối tội lỗi, nhưng bên trong họ vẫn luôn là một
bản chất tốt đẹp, là khao khát được sống và được làm người lương
thiện. Đồng thời qua đó Nam Cao đã tố cáo đanh thép cái xã hội thối nát
và giai cấp thống trị đã đẩy người dân vào con đường tha hóa không thể
quay lại.
-Sự thức tỉnh của chí được thể hiện rõ nhất ở hai câu nói này. Vì cái bản
chất lương thiện vẫn luôn tồn tại trong Chí, chỉ là bấy lâu nay giữa con
đường dài tha hóa, hắn đã quên mất hai chữ “lương thiện”, quên mất đi
cái khát khao trong con người hắn.
-Đây có lẽ là lần đầu tiên Chí cất lên 2 tiếng “tao muốn” nhưng đó không
còn là ước muốn của vật chất, của chén rượu, của đồng bạc, mà là ước
muốn về sự lương thiện. Đáng buồn thay, cũng ở giây phút ấy, Chí nhận
ra khát khao của mình đã mãi mãi không thể có được.

C4: Nêu diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi yêu Thị Nở. Diễn
biến tâm lí của Chí Phèo khi yêu Thị Nở và nhận xét về
nhân vật Chí Phèo lúc đó.
-Nhưng trước đây chứ chưa bao giờ nhận thấy thế bởi hắn chưa bao
giờ hết say. Đây là lần đầu tiên Chí Phèo nhận ra cái hiện thực cay đắng
và phũ phàng ấy, hắn bắt đầu cảm nhận được cuộc sống xung quanh
mình và có những cảm xúc như một con người. Lần đầu tiên sau khi ra
tù, Chí cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình và có những cảm
xúc của con người. Chí Phèo tỉnh rượu và có cái cảm giác "miệng đắng,
lòng mơ hồ buồn". Hắn nghe được những âm thanh quen thuộc của
cuộc sống hàng ngày xung quanh: "tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá
tiếng" "anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá", "tiếng trò chuyện của
những người đi chợ về",... Những âm thanh ấy đã gợi nhớ trong hắn
ước mơ giản dị từ thuở xa xưa: "có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc
mướn cày thuê, vợ dệt vải". Hình như bản chất con người trong hắn
đang mơ hồ mà tỉnh dậy.
Ngay vào lúc tăm tối nhất, Chí Phèo đang đối diện với sự cô độc sợ hãi
thì Thị Nở đã xuất hiện. Thị bước vào cùng với "bát cháo hành" - một
hình tượng đẹp đẽ nhất, một chi tiết nghệ thuật đem đến nhiều mĩ cảm.
Chí Phèo ngạc nhiên, hết ngạc nhiên thì mắt Chí ươn ướt, có lẽ đây là
lần đầu tiên chí được một người đàn bà cho ăn bởi vì xưa nay chí vẫn
phải "dọa nạt hay giật cướp" mới có được của người khác.
=> Chi tiết này đã thể hiện được chiều sâu nội tâm của Chí. Bát cháo
hành ấy là đại diện cho tình cảm mộc mạc của Thị Nở dành cho Chị,
đánh thức trọn vẹn lương tri và tâm tư của một con người.
-Bát cháo hành ấy chính là hóa thân của một thứ tình cảm hồn nhiên
không vụ lợi. Chính vì vậy nó là thuốc giải độc cho cuộc đời Chí. Không
chỉ giải cảm, nó còn là tình người duy nhất đánh thức phần lương tri đã
ngủ quên trong "con quỷ dữ Chí Phèo". Tự ăn năn hối hận chí bỗng cảm
thấy thèm thành người lương thiện thèm trở về cuộc sống của ngày
trước. Bát cháo hành chính là ánh sáng soi rọi con đường hoàn lương
của Chí. Chí đặt hết hy vọng vào Thị Nở, để đưa mình qua một cuộc lột
xác trở về với sự lương thiện.
-Lúc này Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh hắn từ "con quỷ dữ" trở lại
thành người, mà đã là người thì ai mà chẳng mong hạnh phúc. Hắn làm
nũng với Thị Nở như đứa trẻ con làm nũng mẹ, hắn ao ước một mái ấm
gia đình "Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?". Chí Phèo và Thị Nở, hai
mảnh đời bất hạnh gặp nhau rồi yêu nhau cùng mở ra con đường giải
thoát cho nhau, sống với nhau như vợ chồng. Đây có lẽ là khoảng thời
gian hạnh phúc nhất cuộc đời của Chí Phèo.
-Ấy vậy mà khi trí đã thức tỉnh lương Tri trở lại làm người khao khát một
cuộc đời lương thiện thì bà cô của Thị Nở lại quở cháu gái của mình
rằng không lấy ai lại đi lấy thằng Chí Phèo "suốt ngày chỉ có một việc là
rạch mặt ăn vạ". Với bản tính ẩm ương của mình Thị Nở đã từ chối sự
níu kéo của Chí Phèo rồi bỏ về. Những lời nói của Thị Nở như một cái
tát vào mặt Chí, khiến hắn nhận ra bi kịch của cuộc đời mình. Không
còn cách nào có thể khiến cho hắn trở thành một con người bình
thường được nữa. Hắn tìm lại cơn say để sống cuộc đời như trước,
nhưng tiếng gọi của tình người, của lương tri cứ ám ảnh lấy hắn, không
cho phép hắn bỏ quên sự thức tỉnh của mình. Hắn đi đòi lương thiện
nhưng còn ai trả lại lương thiện cho hắn được nữa đây.
=> Chính sự bế tắc tột cùng của Chí Phèo lúc đó đã phản ánh được
bước đường cùng của cuộc đời một người nông dân bị tha hóa. Tấn bi
kịch ấy đã đưa hắn đến nhà Bá Kiến và là một trong những nguyên
nhân đưa hắn đến cái chết đầy đau đớn.
=>Thông qua diễn biến tâm lí của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở, ta thấy
được khả năng xây dựng tâm lý nhân vật tài tình của Nam Cao. Nhà văn
thể hiện lòng nhân ái, lòng tin vào trái tim lương thiện của con người
trước hiện thực éo le.

C5: Vì sao nhà văn Nam cao lại xây dựng Thị Nở thành 1
nhân vật xấu ma chê quỷ hờn?
-Khó mà tìm được trong văn chương Việt Nam một nhân vật nào của
“phái đẹp” mà lại “xấu” đến thế, hội tụ tất cả những gì kém cỏi nhất. “Một
người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ
hờn”. Nam Cao viết: “Cái mặt thị thực là một sự mỉa mai của hóa công:
nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai
má lại bóp lại mới thật là tai hại. Nếu má phinh phính thì mặt thị lại còn
được hao hao như là mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng
trên cổ người. Cái mũi thị vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ
cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to
cho không thua cái mũi. Có lẽ vì quá cố cho nên chúng nứt nẻ như rạn
ra. Đã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một
lần, cũng may quyết trầu sánh lại che được cái màu thịt trâu xám
ngoách. Đã thế những cái răng lại rất to, lại chìa ra, ý hẳn chúng nghĩ sự
cân đối che được vài phần cho sự xấu. Đã thế thị lại dở hơi. Đó là một
sự ân huệ đặc biệt của thượng đế chí công”.
-Có thể thấy rất rõ rằng Nam Cao đã “cố tình” tạo ra Thị Nở như là “sự
mỉa mai của hóa công”. Tuy nhiên, sự “cố tình” này của Nam Cao là
nhằm tạo ra một hiệu quả nghệ thuật khác. Thị Nở xuất hiện, tính chất bi
kịch của cuộc đời Chí tăng vọt tới tột cùng. Như một tỉ lệ thuận, Thị Nở
càng xấu thì sự “khốn khổ, tủi nhục” của Chí càng cao. Thị xuất hiện làm
sống lại những mong muốn mơ hồ từng có trong Chí: lấy vợ. Và thật tủi
nhục cho Chí khi thậm chí dù chỉ mong được “một người mà người ta
tránh Thị như tránh một vật gì rất tởm” cũng không có được…Thị Nở -
Ánh sáng leo lét cuối cùng trong cuộc đời mịt mù của Chí chợt bừng lên
rồi tắt ngấm, để lại cho Chí nỗi đau tình phụ và một nỗi uất hận trả thù.
Chính Thị là chất xúc tác trực tiếp làm cho phản ứng tự sát của Chí diễn
ra nhanh hơn, quyết liệt và bi thảm hơn. Ngẫm kỹ, việc mô tả sự xấu
của Thị ở đây, không phải là để “mạt sát” con người mà khắc sâu thêm
nỗi đau của con người, về con người.
C6: Hình ảnh "lò gạch cũ" xuất hiện đầu và cuối tác phẩm
có ý nghĩa gì?
-Hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ hoang” xuất hiện ở đầu và kết thúc tác
phẩm gọi là kết cấu vòng, giúp người đọc đào sâu thêm tầng nghĩa mà
nhà văn muốn gửi gắm: Chừng nào còn tồn tại một xã hội kiểu làng Vũ
Đại, còn kiểu người như Bá Kiến thì chừng ấy sẽ còn kiểu người như
Chí Phèo.
-Với hình ảnh này, chủ đề của thiên truyện được khơi thêm những chiều
sâu mới: mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một
lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí
Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông
dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể
giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy
vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng
chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất
yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại.
=> Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện
tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã
hội bấy giờ.

C7: Nhận xét về phong cách sáng tác của Nam Cao khi xây
dựng nhân vật Chí Phèo.
-Bút pháp hiện thực nhân đạo. Cái xã hội làng Vũ Đại tồn tại những xấu
xa thối nát ấy, Nam Cao vẫn nhìn thấy trong những con người méo mó,
cực nhục này lấp lánh những mảnh vỡ của nhân tính, những ngọn lửa
dù leo lét mà vẫn ấm áp tình người.

You might also like