You are on page 1of 2

II.

Lịch sử hình thành thuế tiêu dùng

1. Lịch sử hình thành thuế tiêu dùng tại Việt Nam


1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8/1945:
- Dưới các triều đại phong kiến dân tộc (từ thế kỉ X đến giữa thế kỷ XIX):
Một số loại thuế đã xuất hiện ở thời kỳ này như là một loại thuế tiêu dùng, ví dụ như: thuế đặc
sản đối với dân địa phương khai thác trực tiếp hoặc khách đến mua sản vật núi rừng (sừng tê,
ngà voi, hương liệu, gỗ, hoa quả đầu nguồn), thuế muối, thuế đối với hoạt động buôn bán xuất
khẩu đối với thuyền tàu buôn của nước ngoài,…
- Giai đoạn dưới thời Pháp thuộc (1858-1945):
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã thi hệ thống các sắc thuế hết sức vô lý và tàn bạo, trong
đó có những loại thuế tiêu dùng: thuế quan (còn được gọi là thuế đoan, thuế thương chính) là
một loại thuế xuất nhập khẩu; thuế gián thu: thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, thông qua
chế độ công quản, còn được gọi là chế độ độc quyền. Đối với thuế gián thu, đó là chế độ và tổ
chức thuế gian lận, luỹ tiến ngược với tài sản, thu nhập, đời sống.
1.2. Giai đoạn 1945-1954:
- Đầu năm 1946, Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng thuế đối với thuốc lào, thuốc lá, rượu ngoại, các
loại bài lá, với những người đến mua vui tại các cuộc du hý công cộng. (Nghị định số 126/TC ngày
2/1/1946)
- Theo Nghị định 194/TC ngày 15-2-1946 của Bộ Tài chính, trâu, bò, ngựa, lợn, cừu, dê, đưa ra làm
thịt ăn hay bán phải nộp thuế đặc biệt.
- Ngày 29-9-1945, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 3-TC bãi bỏ chế độ độc quyền muối. Đồng
thời tổ chức mua muối của dân với giá hợp lý, giảm bớt thiệt thòi cho nhân dân, tạo được yên
tâm, phấn khởi sản xuất trong dân.
- Nghị định số 131/TC ngày 7/1/1948), phục hồi chế độ thu thuế môn bài đối với loại buôn bán
nhỏ do tình hình kinh tế tốt hơn, có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.
- Công bố chính sách thuế đầu tiên dưới chính quyền cách mạng Việt Nam, trong đó các loại thuế
tiêu dùng gồm các nhóm chính: thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh
1.3. Giai đoạn 1954-1975:
- Thông tư số 437/TTg ngày 18/11/1954 của Thủ tướng Chính Phủ: Thuế doanh nghiệp tính trên
doanh thu qua mỗi khâu, mỗi nấc bán hàng, khuyến khích các cơ sở SX trực tiếp bán hàng cho
người tiêu dùng, hạn chế các khâu trung gian, buôn bán, làm tăng giá hàng.
- Nghị định số 425/TTg ngày 18/12/1954 của Thủ tướng CP: Thay thế thuế hàng hoá cũ ở vùng tự
do và thuế tiêu thụ đặc biệt ở vùng mới giải phóng, đánh trên giá trị hàng hoá (gọi là giá tính
thuế do cơ quan thuế ấn định) đối với 12 mặt hàng SX chế tạo trong nước hay nhập khẩu, được
chia thành 8 nhóm hàng: thuốc hút, rượu bia, đồ ăn uống, đồ bằng bông, lông và tơ, đồ dùng
hàng ngày, hương, nến, vàng mã, mỹ phẩm, hàng hoá khác.
- Nghị định số 421/TTg ngày 18/12/1954 của Thủ tướng CP: Thuế sát sinh vẫn mang tính chất là
thuế hàng hóa đối với sản phẩm đặc biệt, áp dụng với lợn, trâu, bò, dê đem xẻ thịt
- Nghị định số 429/TTg ngày 23/12/1954 của Thủ tướng CP: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đánh
vào các loại hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của Hải Phòng, Vĩnh Linh (Quảng Trị).
1.4. Giai đoạn 1976-1985
- Điều chỉnh thuế doanh nghiệp phân biệt theo ngành nghề và quy mô kinh doanh
- Thay đổi đối với thuế hàng hóa: giảm 11 mặt hàng, bổ sung 4 mặt hàng: nước đá, nước ngọt, cà
phê, xà phòng
- Thay đổi trong mặt hàng và thuế suất đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch phù hợp
với tình hình xuất nhập khẩu phi mậu dịch mới (hành lý, quà biếu).
1.5. Giai đoạn 1986-2010
- Thuế TTĐB có hiệu lực thi hành từ 1.10.1990, thay thế thuế hàng hoá trước đây đối với một số
mặt hàng do các cơ sở hợp tác xã hoặc hộ cá thể sản xuất, gồm 6 nhóm mặt hàng: các loại thuốc
hút, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã (thuế TTĐB mới không áp dụng đối với mặt hàng tiêu dùng
cần thiết phải nộp thuế hàng hoá như trước. Ví dụ: nước mắm, nước chấm, đồ dùng bằng nhựa,
cao su...)
- Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 (ngày 10/5/1997) đã ban hành Luật thuế giá trị gia
tăng (GTGT)  thay thế thuế doanh thu
- Nghị quyết Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 ngày 20/05/1998 về Thuế xuất nhập khẩu và Thuế
TTĐB sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999;
- Cam kết về giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung để thực hiện khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA) từ 01/01/1996 đến 01/01/2006;
1.6. Giai đoạn 2010 – nay :
- Thuế bảo vệ môi trường (thực hiện từ 01/01/2012)
- Hệ thống Luật thuế Việt Nam hiện hành (2015): Thuế GTGT, Thuế TTĐB, Thuế XK, Thuế NK, Thuế
bảo vệ môi trường, trong đó, thuế GTGT có nguồn gốc là thuế doanh thu, thuế TTĐB có nguồn
gốc từ thuế TTĐB
2. Xu hướng áp dụng thuế tiêu dùng ở các nước ASEAN
- Trong khu vực ASEAN có 6/10 nước đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, bao
gồm: Thái Lan, Philippines, Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar
- Trong hiệp định ATIGAm, các nước ASEAN hướng tới cam kết giảm/loại bỏ thuế quan đã được
thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan
- Trong khu vực ASEAN, thuế xuất, nhập khẩu đã giảm từ 8,9% (năm 2000) xuống 4,5% (năm
2015). Trong đó ASEAN-6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Sinapore và Thái Lan) đã
cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu vào năm 2010.
- Các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) xóa bỏ khoảng 90% số dòng thuế vào
2015 và 97% vào 2018. Ngoài ra, một số mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm như đường thô, đường
trắng, gạo, thịt gà, thịt lợn và phụ phẩm, thịt đóng hộp, trứng, một số mặt hàng hoa quả… được
phép duy trì mức thuế suất 5% sau giai đoạn 2018.
- Tháng 12/2017, Philippines đã phê chuẩn thuế than đá vào tháng 12 năm 2017, sau 40 năm trợ
cấp. Thuế than đã được nữ Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Biến đổi Khí hậu của Thượng viện,
Thượng nghị sĩ Loren Legarda ủng hộ.
- Trong khi đó, Singapore đã chọn áp dụng thuế carbon rộng hơn đối với những người phát thải
khí nhà kính, bắt đầu từ năm 2019. Phát biểu tại Đối thoại Singapore lần thứ 5 về Tài nguyên thế
giới bền vững (SDSWR) vào tháng 5, Thượng nghị sĩ Legarda đã ca ngợi thuế carbon của
Singapore và cho biết đây sẽ là một ví dụ cho nước ASEAN khác.

You might also like