You are on page 1of 52

NẤM DA

ĐẠI CƯƠNG

 Bệnh thường gặp, chiếm 3,33%.


 Do vi nấm gây ra.
 Có 3 loại: vi nấm sợi tơ, vi nấm hạt
men, lang ben.
  dựa vào soi trực tiếp.
VI NẤM SỢI TƠ
 Có 3 chủng: Microsporum, Trichophyton,
Epidermophyton.
 Gây bệnh ở da, lông,tóc, móng.
 Nguồn lây bệnh: người-người, súc vật-người,
vật - người.
Soi trực tiếp: sợi tơ nấm có vách ngăn
Bảng phân loại

Nấm gây bệnh Da Lông Tóc Móng


Microsporum + + + -
Trichophyton + + + +
Epidermophyton + - - +
Sang thương căn bản
Sang thương căn bản
NẤM BẸN

Mảng hồng ban với sẩn-mụn nước.


Giới hạn rõ.
Sẩn - mụn nước ngoài rìa ( ly tâm).
Vị trí: 2 bên bẹn lan ra vùng sinh dục,
bụng, đùi.
 Ngứa (+++).
NẤM BẸN
Tại chỗ
Thuốc kháng nấm tại chỗ.
Toàn thân
Griseofulvin: 1g/ngày x 7-14 ngày
Ketoconazole :200mg/ngày x 7-14 ngày
Itraconazole: 200mg/ngày x 7 ngày
Fluconazole :150mg/tuần x 3 tuần.
NẤM BẸN

Dự phòng:
 Tránh ẩm ướt.
 Tránh mặc và giặt chung quần áo với
người bệnh.
 Luộc quần áo với nước sôi.
NẤM THÂN

Mảng hồng ban với sẩn-mụn nước.


 Giới hạn rõ.
 Sẩn-mụn nước ngoài rìa (ly tâm).
 Vị trí: vùng da trơn không có lông, tóc.
 Ngứa nhiều khi ra mồ hôi.
NẤM THÂN
Tại chỗ:
Thuốc kháng nấm tại chỗ .
Toàn thân:
 Griseofulvin: 1g/ngày x 7-14 ngày
 Ketoconazole: 200mg/ngày x 7-14 ngày
 Itraconazole: 200mg/ngày x 7 ngày
 Fluconazole: 150mg/tuần x 3 tuần
NẤM THÂN

Dự phòng:
 Tránh giặt chung quần áo với người
bệnh.
 Tránh mặc chung quần áo với người.
 Luộc quần áo với nước sôi.
NẤM BÀN CHÂN

Do bàn chân ẩm ướt.


 Hay gặp ở nam, người thường xuyên
mang vớ.
NẤM BÀN CHÂN

 Thể đồng tiền.


 Thể tróc vảy khô.
 Thể mụn nước.
 Thể viêm kẻ.
NẤM BÀN CHÂN
Tại chỗ:
 Thuốc kháng nâm tại chỗ: dung dịch,
gel, kem, bột.
Toàn thân: thời gian điều trị 21 ngày
 Griseofulvin: 1g/ngày.
 Ketoconazole: 200mg/ngày.
 Itraconazole: 200mg/ngày.
NẤM BÀN CHÂN

Dự phòng:
 Giữ chân khô ráo.
 Thay vớ mỗi ngày.
 Thoa bột chống nấm mỗi ngày.
 Điều trị các thành viên trong gia đình.
NẤM DA ĐẦU /TÓC
Có 3 kiểu tổn thương do nấm tóc gây ra : nội phát, ngoại phát và
favus
• Vi nấm nội phát : do Trichophyton, không phát huỳnh quang trong
trục tóc. Lâm sàng thay đổi từ rụng tóc điểm đen – gãy tóc sát da
đầu, rụng tóc từng mảng đến kerion. Tác nhân : T.tonsurans và
T.violaceum

• Vi nấm ngoại phát : phát triển từ bên ngoài trục tóc, +/- nấm da. Có
thể phát sáng ( Microsporum) hoặc không phát sáng ( Microsporum
và Trichophyton) dưới ánh sáng Wood. Lâm sàng thay đổi từ vảy
da đầu, rụng tóc nhẹ, giống rụng tóc vùng tới dạng kerion.

• Favus: rụng tóc khu trú có sẹo là dạng nặng nhất của nấm tóc,
thường do T.schoenleinii. Quan sát thấy sợi nấm và khoảng trống
trong thân tóc, ánh sáng xanh nhạt khi soi bằng đèn Wood.
NẤM DA ĐẦU /TÓC

Rụng tóc chấm than/ T.tonsurans Rụng tóc mảng xám/ M.audouinii
( vảy da đầu khô, xám, mịn, ,tóc bị xén
còn 3-4mm)
NẤM DA ĐẦU /TÓC

Favus: Vẩy vàng hình đĩa lõm, có mùi hôi,


có thể lan khắp da đầu gây hói vĩnh viễn,
+/- nấm móng, da.

Kerion: đốm rụng tóc nhô cao, sưng tấy


đỏ, đóng mài mủ, mỗi lỗ chân lông đều có
1 ổ mủ.
NẤM MÓNG
•Bệnh lý dai dẳng khó kiểm soát
•Khó chẩn đoán, điều trị kéo dài, tác dụng phụ của thuốc toàn
thân
•Tỷ lệ tái phát cao (đặc biệt nấm móng chân)
•Xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ, có thể kèm nấm bàn chân
•Nguyên nhân hay gặp: T. rubrum, T. interdigitale, E.
floccosum
NẤM MÓNG
Có 3 kiểu tổn thương móng do nấm:
1. Bắt đầu ở bờ tự do hay hai canh bên của móng, móng dày sừng,
móng mất bóng, vàng, dày lên => loạn dưỡng móng( thường gặp),
2. Bề mặt móng trắng, nấm tấn công trực tiếp bề mặt móng, xuất hiện
các sọc trắng trên mặt móng,
3. Tổn thương từ gốc chân móng ( thường gặp người suy giảm miễn
dịch)
TRẺ EM
Tại chỗ:
 Thuốc kháng nấm tại chỗ.
Toàn thân: (liều dùng được tính theo
cân nặng)
 Griseofulvin: 15mg/kg/ngày (tối đa
500mg)
 Ketoconazole: 5mg/kg/ngày.
 Itraconazole: 5mg/kg/ngày.
 Fluconazole: 6mg/kg/ngày.
Thuốc bôi tại chỗ trong điều trị vi
nấm cạn
Họ thuốc Tên khoa Dermatophyte Nấm Lang ben
học men
Imidazole Tioconazole + + +
Clotrimazole + + +
Miconazole + + +
Ketoconazole + + +
Oxiconazole + + +
Sulconazole + + +
Allylamines Naftifine + + +
Terbinafine + + +
Thuốc bôi tại chỗ trong điều trị vi nấm
cạn (tt)
Polyene Nystatine - + -
Naphthionates Tolnaftate + - -
Substituted Ciclopiroxalamine + + +
pyridone
Thuốc khác BSI + - +
ASA + - +
Castellani (mỡ) + + -
Withfield + - -
Selenium sulfide - - +
Griseofulvine + - -
Cách sử dụng thuốc bôi
Thuốc Số lần bôi Bàn luận
Tioconazole 2 lần/ngày • Thuốc sử dụng tương đối tốt
Ketoconazole 1 lần/ngày • Không màu, không phản ứng phụ
như tróc da
Sulconazole 2 lần/ngày • Dễ gây kích ứng da

Terbinafine 2 lần/ngày •Giống trên


Naphthionates 2 lần/ngày •Ít gây kích ứng da
Pyridon khác 2 lần/ngày • Có tác dụng cao
• Tác dụng phụ nhiều nhất: tróc da,
bong vẩy, dễ gây chàm tiếp xúc ở
vùng da non
• Có màu để lại trên da lâu ngày

• Kinh tế, sản xuất dễ dàng trong


nước
Thuốc uống trong điều trị vi nấm cạn

Họ thuốc Tên khoa học Dermatophyte Nấm men Lang ben

Imidazole Ketoconazole + + +

Triazole Fluconazole + + +
Itraconazole + + +
Allylamines Terbinafine + + -

Polyene Nystatine - + -

Thuốc Amphotericine B - + -
khác Griseofulvine + - -
Cách sử dụng thuốc uống
Thuốc Liều dùng Bàn luận
Ketoconazole 1 viên x 2/ngày x 7 • hiệu quả cao
ngày • thời gian sử dụng kéo dài
1 viên x 21 ngày • dễ có giao thoa thuốc
• gây độc gan
Itraconazole 1 viên x 2/ngày x 7 • thời gian sử dụng ngắn
ngày • ít tác dụng phụ như
ketoconazole
• đắt tiền

• dễ có giao thoa thuốc


Cách sử dụng thuốc uống (tt)

Fluconazole 1 viên/tuần x 3 • số lần sử dụng ít, 1 tuần 1


tuần lần
• dễ quên

• ít tác dụng phụ

• ít giao thoa thuốc

• đắt tiền

Griseofulvine 2 viên/ngày x 14-21 • thời gian sử dụng kéo dài


ngày • kinh tế, có thể áp dụng tại
VN
• tác dụng phụ có thể chấp
nhận
Terbinafine 1 viên/ngày x 7-14 • ít được dùng tại Việt Nam
ngày
PHÂN BIỆT CHÀM VÀ NẤM DA

 Dựa vào lâm sàng là chính


1. SANG THương căn bản
2.Vị trí

Nếu cần làm thêm xét nghiệm soi trực tiếp và cấy
nấm
PHÂN BiỆT CHÀM VÀ NẤM DA

Dựa vào lâm sàng:


mụn nước ngòai rìa, ly tâm (nấm)
Vị trí sang thương.
PHÂN BiỆT CHÀM VÀ NẤM DA

Lâm sàng là chính: sang thương, vị trí.


Sơ đồ vị trí thường gặp ở bệnh chàm
VI NẤM HẠT MEN
 Ký sinh thường xuyên ở:
 Hệ tiêu hóa
 Hệ hô hấp
 Bề mặt da

 Điều kiện thuận lợi  gây bệnh.


 Có thể gây tổn thương:
 Da, niêm mạc, móng (nông).
 Nội tạng.

 Bài này chỉ đề cập đến những tổn thương


nông
Lâm sàng
 Lâm sàng: mụn mủ trên nền hồng ban gây các vết trầy
sướt có ranh giới khá rõ, nhiều vòng, ban đỏ, các sang
thương mủ nhỏ bao quanh bên cạnh.
 Vị trí: các nếp da (nách, bẹn...), vùng tã lót, kẽ ngón,
vùng da ẩm ướt.
 Niêm mạc: mảng trắng
 Cận lâm sàng: soi trực tiếp thấy tế bào hạt men, sợi tơ
nấm giả
Điều trị
 Lọai bỏ các yếu tố thuận lợi bên trong và bên
ngòai.
 Tại chỗ: Thoa thuốc kháng nấm tại chỗ.
 Tòan thân:
Viêm âm hộ, âm đạo, qui đầu:
1. Sporal: 200mg/ngàyx3 ngày.
2. Fluconazole: 150mg (liều duy nhất)
Không uống Nystatine vì không hấp thu vào máu.
Bệnh lang ben
 Do Pityrosporum Orbiculaire gây ra.
 Yếu tố thuận lợi:
1. Điều trị bằng corticoid lâu ngày.
2. Tăng độ ẩm bề mặt da.
3. Tăng tiết bã nhờn.
 Tần suất: 2% vùng ôn đới, 40% vùng nhiệt
đới.
Lâm sàng
 Dát: trắng, cà phê sữa, hồng.Bề mặt phủ vảy
mịn.
 Phát quang màu xanh lá cây dưới ánh sáng đèn
Wood
 Cận lâm sàng: soi trực tiếp, các mảnh hình que
ngắn trộn lẫn với cụm bào tử hình chùm nho,
cho hình ảnh gọi là “thịt trong nui”
Chẩn đóan
 Chẩn đóan xác định: LS, CLS.
 Chẩn đóan phân biệt:
1. Bạch biến.
2. Vảy phấn trắng Alba.
3. Phong.
Điều trị
 Hay tái phát.
 Cần giặt quần áo với nước sôi, ủi mặt trái.
 Thoa thuốc cả những vùng không nhìn thấy sang
thương.
 Tiếp tục thoa thuốc sau khi lành bệnh 1 tuần.
 Thuốc uống:
1. Kétoconazole: 200mg/ngày x 10 ngày.
2. Itraconazole: 100mgx2lần/ngày x 7 ngày.
3. Fluconazole: 400mg liều duy nhất.

You might also like