You are on page 1of 2

I. Vội vàng.

Nguyễn Tuân đã từng viết "Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo
một mảng đời văn tôi”. Phong trào thơ mới như gieo mầm những tinh tú, mở ra
một thời kỳ đặc sắc cho nền văn học nước nhà, là một làn gió mới đến đọc giả.
Trong thời đại với những bước chuyển biến đầy mãnh liệt như vậy, Xuân Diệu
xuất hiện và đem đến một nguồn cảm xúc, một sức sống mới, thể hiện một quan
điểm sống đầy mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Thật vậy,
nếu ví như phong trào thơ mới là một bản giao hưởng đầy lưu luyến thì chính
Xuân Diệu là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một tầm cao mới, nổi bật
nhất có lẽ qua chính tác phẩm “Vội vàng” in trong tập Thơ thơ 1938 - bài thơ
tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân rất mới mẻ về cả nội dung và
hình thức, thể hiện trọn vẹn quan niệm sống, những ước ao, khao khát và mong
ước được tận hưởng đến vô biên của thi nhân:
“Tôi muốn tắt nắng đi

-Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”

Với giọng thơ táo bạo, đầy đắm say, lãng mạn cùng âm điệu vội vã, giục
giã với một tâm trạng lo lắng, khắc khoải trước sự khước từ của thời gian. “Vội
vàng” không chỉ là lời gửi gắm đầy giục giã, thôi thúc của Xuân Diệu mà đó
còn là những khát vọng, ước muốn của tác giả cùng quan niệm sống đầy nhân
văn. Quả đúng là như vậy, qua những ngòi bút đầy tinh tế, chân thành và lời văn
mang đầy hàm xúc sâu xa, người đọc còn cảm nhận được những hình ảnh thiên
nhiên nhẹ nhàng, ẩn chứa đầy cảm xúc. Bởi lẽ chính vì những giá trị thiết thực
như vậy, tác phẩm như trở thành bài học to lớn, giữ mãi ý nghĩa cho thế hệ mai
sau học tập và noi theo.

II. Tràng Giang.


Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định: “Huy Cận lượm lặt những
chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc
nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành
bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại
trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được?”. Thật vậy, Huy Cận là
cây bút của sự hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí mà đan xen trong đó chính
là nỗi sầu vũ trụ của thế nhân với nỗi cô đơn mang tính thời đại của con người,
cũng như phản chiếu chính nỗi sầu vạn kỷ trong hồn thơ ông. Đó là một tiếng
thơ có nét rất riêng, là sự hòa trộn giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại và có lẽ
thể hiện rõ rệt nhất qua tác phẩm “Tràng Giang” trong tập Lửa Thiêng (1940).
Qua những lời thơ mang đầy nỗi xúc cảm u sầu, Huy Cận đã bộc lộ nỗi buồn
của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình
người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín nhưng thật thiết tha:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Nhà phê bình Hoài Thanh đã viết trong cuốn Thi nhân Việt Nam rằng:
“Cái buồn Lửa Thiêng là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn của 1 người cơ hồ không
biết đến ngoại cảnh. Người đã gọi đây là cái hồn buồn của Đông Á, người đã
khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”. Quả
đúng là như vậy, “Tràng Giang” như phản chiếu nỗi buồn, cũng như tiếng lòng
chung của các nhà thơ lãng mạn lúc bấy giờ, đó cũng chính là tiêu biểu cho hồn
thơ Huy Cận “sầu ảo não”. Nhưng vượt lên trên hết, bút pháp đặc trưng và
nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và hiện đại đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên
thật đẹp dẫu có buồn, cho người đọc cảm nhận một tình yêu quê hương đất
nước thầm kín ẩn chứa trong tác phẩm. Cùng với tấm lòng chan chứa tình yêu
quê hương đất nước của nhà thơ, thi phẩm sẽ còn sống mãi với chúng ta cho đến
tận muôn đời.

You might also like