You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN


---oOo---

BÀI BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN “LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” HỌC KỲ I (2021-2022)
Mã lớp học: 20DTM

SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC


CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC
CHO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NGÀY NAY
Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Kiệt
Người hướng dẫn: TS. Trần Như Cương
MSSV: 84012002034
Ngày sinh: 27/02/2002

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
Phần I..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................3
3. Nhiệm vụ của đề tài................................................................................4
4. Giới hạn của đề tài..................................................................................4
5. Kết cấu của đề tài....................................................................................4
Phần II........................................................................................................5
CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TỪ
NĂM 1936 ĐẾN NĂM 1939.....................................................................5
1. Hoàn cảnh lịch sử...................................................................................5
1.1. Tình hình thế giới................................................................................5
1.2. Tình hình trong nước...........................................................................6
2. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng.................................................6
CHƯƠNG 2. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN HƯỚNG CHIẾN
LƯỢC CỦA ĐẢNG CSVN TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1941...............10
1. Chủ trương chiến lược mới của Đảng..................................................10
1.1. Ba hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng...........................10
1.1.1. Hội nghị lần thứ 6...........................................................................10
1.1.2. Hội nghị lần thứ 7...........................................................................11
1.1.3. Hội nghị lần thứ 8...........................................................................11
1.2. Nội dung quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược....................12
2. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với chủ trương chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược cách mạng trong Hội nghị Trung ương lần thứ VIII
của Trung ương Đảng (5/1941)................................................................14
3. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược................................16

1
CHƯƠNG 3. BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ
ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG (1939-1941) ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG
VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................................18
1. Chuyển hướng đấu tranh đúng đắn, sáng tạo.......................................18
2. Bài học trong Cách Mạng tháng 8 năm 1945.......................................20
Phần III.....................................................................................................23
Phần IV.....................................................................................................24
Phần V......................................................................................................27

2
Phần I
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Qua quá trình chuẩn bị và tiến công của Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám, có thể thấy được sự phát triển từng bước của Đảng, của đất nước,
của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của quân và dân ta. Cũng
như vậy, chúng ta cũng thấy Đảng Bác ta đã nắm bắt đúng thời cơ để giải
phóng quê hương, đất nước, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trong mọi
thời kỳ Kháng chiến chống Nhật. Ở nước tôi. Dũng cảm, trí tuệ, độc lập,
tự chủ, sáng tạo trong việc hoạch định đường lối và phương pháp cách
mạng. Học hỏi kinh nghiệm tốt của cách mạng thế giới, không sao chép
mô hình đã có, tiếp thu, vận dụng lý luận Mác - Lê-nin, phù hợp với điều
kiện cụ thể của đất nước Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu


- Những chủ trương lớn của Đảng thông qua các văn kiện nổi bật trong
giai đoạn 1936-1945:
+Chủ trương của Đảng năm 1936-1939
+ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 ( tháng 11/1939).
+ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 ( tháng 5/1941).
- Nội dung và ý nghĩa của việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Đảng giai đoạn 1939- 1941.
- Quá trình chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền giai đoạn 1941- 1945.
- Bối cảnh lịch sử và quá trình thực hiện Cách mạng tháng Tám .
- Thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám.
3. Nhiệm vụ của đề tài
-Phân tích môi trường lịch sử thế giới và Việt Nam từ năm 1936 đến năm
1939.
-Nêu phương hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm
1939 đến năm 1941.

3
-Từ đó rút ra những bài học lịch sử của cách mạng Việt Nam hiện nay từ
đường lối chiến lược của Đảng (1939-1941).
4. Giới hạn của đề tài
Đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1639
đến năm 1945, và những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới từ
năm 1991 đến nay. Đây là thời kỳ để Đảng lãnh đạo, thực hiện công tác
chấn chỉnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đất nước và phù hợp
với xu thế thời đại.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia
làm 3 chương
như sau:
Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử thế giới và việt nam từ năm 1936 đến năm
1939.
Chương 2. Những chủ trương chuyển hướng chiến lược của đảng csvn từ
năm 1939 đến năm 1941.
Chương 3. Bài học lịch sử về sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
đảng (1939-1941) đối với cách mạng việt nam hiện nay.

Phần II
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM TỪ NĂM 1936 ĐẾN NĂM 1939
1. Hoàn cảnh lịch sử
1.1. Tình hình thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 ở các nước
thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ
nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng

4
dâng cao. Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa
nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế. Chủ nghĩa phát xít đã xuất
hiện và thắng thế ở một số nơi như phát xít Hitle ở Đức, phát xít
Phrăngcô ở Tây Ban Nha, phát xít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở
Nhật Bản. Chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chế của những thế lực
phản động nhất, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh
xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Tập đoàn phát xít cầm
quyền ở Đức, Italia và Nhật đã liên kết với nhau thành khối “Trục”, ráo
riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và thực hiện mưu
đồ tiêu diệt Liên Xô- thành trì cách mạng thế giới, nhằm hy vọng đẩy lùi
phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ.

Đại hội lần VII- Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù nguy hiểm ngay
trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới là chủ nghĩa
phát xít. Vạch ra nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động thế giới là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành
dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi. 6/1936,
Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở
thuộc địa: Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình
hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí… tạo thuận lợi
cho cách mạng Việt Nam.

1.2. Tình hình trong nước


Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-19331 đã tác động sâu sắc không
những đến đời sống các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, mà còn
đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm
quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt
mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong
trào đấu tranh của nhân dân ta.

5
Tình hình này làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi
khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp, và đều
có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống,
quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ
chức của Đảng và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi
phục. Mặt khác, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số
chính sách dân chủ có lợi cho các thuộc địa. Đây là những yếu tố rất quan
trọng, quyết định bước phát triển mới của phong trào
cách mạng nước ta.

2. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng


Căn cứ vào chỉ đạo của Quốc tế Cộng Sản tại Đại hội VII (7/1935),
trước những chuyển biến của tình hình trong nước và thế giới, trong
những năm 1936-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương đã họp Hội nghị lần thứ hai (7/1936), lần thứ ba (3/1937),
lần thứ tư (9/1937) và lần thứ năm (3/1938)… đề ra những chủ trương
mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh phù hợp với tình hình
cách mạng nước ta.
Chủ trương đòi quyền dân chủ, dân sinh: 
 1936 – 1939: Đòi dân chủ dân sinh. 
 Kẻ thù trước mắt: bè lũ tay sai, bọn phản động.
 Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: tạm gác lại nhiệm vụ chống
Pháp,
 tạm gác lại khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc và người cày có ruộng”. Thực
 hành khẩu hiệu “ Đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”. 
 Hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh:Mít tinh, biểu tình với các
biện pháp :công khai- nửa công khai, hợp pháp- nửa hợp pháp.

6
 Đoàn kết quốc tế: ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ
Mặt trận nhân dân Pháp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn
phát xít và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương. 
 Ý nghĩa
- Đánh dấu sự chuyển hướng đầu tiên về chủ trương của Đảng.
- Thể hiện sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng khi tình hình trong nước và
thế giới có sự thay đổi.
Ban Chấp hành Trung ương xác định, cách mạng ở Đông Dương
vẫn là "cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa- lập chính
quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, để dự bị điều kiện đi tới
cách mạng xã hội chủ nghĩa". Song, xét rằng, cuộc vận động quần chúng
hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới tình độ trực tiếp đánh đổ đế
quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Trong
khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân
chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đàng phải nắm lấy những yêu cẩu để phát
động quần chúng đấu tranh, tạo nền để đưa cách mạng tiến lên bước cao
hơn sau này.
Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân
dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè
lũ tay sai của chúng.
Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phátxít, chống chiến
tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân
chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện những nhiệm vụ trước mắt của
cách mạng, Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận
nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể
chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên
minh công - nông. Để phù kợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng
trong tình hình mới, Mặt trận nhân dân phản đế dã được đổi tên thành
Mặt trận dân chủ Đông Dương.

7
Về đoàn kết quốc tế: Để tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu
tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông Dương,
đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, thì không những phải đoàn kết
chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, "ủng hộ mặt
trận nhân dân Pháp", mà còn phải đề ra khẩu hiệu "ủng hộ Chính phủ Mặt
trận nhân dân Pháp" để cùng nhau chống lại kè thù chung là Phátxít ở
Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.

Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Phải chuyển hình
thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu
tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm
cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh
đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp.
Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai,
hợp pháp thì tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên
tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ
vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp và không hợp pháp
và phải đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật đối với những tổ
chức và hoạt động công khai, hợp pháp.
Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản
đế và điền địa:
Nội dung nhận thức:
- Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết kết chặt với cuộc cách mạng
điền địa.
- Cần phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, xác định vấn đề nào quan trọng
hơn để giải quyết trước, xác định kẻ thù nào là chính, nguy hiểm nhất để
tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng.
- Các Hội nghị lần thứ ba (3-1937) và lần thứ tư (9-1937)

8
 Đi sâu hơn về công tác tổ chức của Đảng
 Chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập
hợp được đông đảo quần chúng trong mặt trận chống phản động thuộc
địa.
 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (3-1938) nhấn mạnh vấn đề lập
mặt trận thống nhất dân chủ.
+ Ra Tuyên ngôn của ĐCSĐD đối với thời cuộc (3-1939)
+ Tháng 3-1939, ra Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với
thời cuộc. Tháng 7-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương xuất bản cuốn Tự
chỉ trích của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Tác phẩm đã phân tích những
vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết những kinh nghiệm cuộc vận
động dân chủ của Đảng.
Đây là nhận thức mới của Ban Chấp hành Trung ương, nó phù hợp
với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu
khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.
Tuy nhiên, hoàn cảnh lúc đó Đảng phải tập trung chỉ đạo đấu tranh đòi
các quyền dân sinh, dân chủ, nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, giải phóng dân
tộc chưa có thể đặt ra một cách trực tiếp, cho nên quan điểm này chưa trở
thành tư tưởng chỉ đạo cuộc đấu tranh của dân tộc.
Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời kỳ này
đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện
bản lĩnh và tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng, mở ra một phong
trào đấu tranh sôi động trong cả nước: phong trào dân chủ dân sinh 1936-
1939.
Xuyên suốt thời kỳ 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có
bước trưởng thành mới trong nhận thức, thể hiện qua việc nhận thức đúng
đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

9
CHƯƠNG 2. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN HƯỚNG
CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG CSVN TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM
1941
1. Chủ trương chiến lược mới của Đảng
1.1. Ba hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
1.1.1. Hội nghị lần thứ 6
Tại Hội nghị Trung ương sáu, tháng 11/1939, đánh dấu sự trưởng
thành của Đảng về tư duy chính trị và sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong
công cuộc lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trước sự phát triển gay
gắt của những mâu thuẫn giữa đế quốc Pháp và các dân tộc Đông Dương
sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hội nghị kịp thời đưa ra những
quyết định chiến lược rất quan trọng về con đường cách mạng của các
dân tộc ở Đông Dương: “Bước đường sinh tồn của dân tộc Đông Dương
không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp,
chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giải phóng
dân tộc”. Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu,
cách mạng ruộng đất và mọi vấn đề khác cũng phải phục vụ cho mục tiêu
cao nhất đó. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng sức
mạnh đại đoàn kết các dân tộc Đông Dương trong Mặt trận thống nhất
dân tộc phản đế Đông Dương và Mặt trận phản đế của từng quốc gia dân
tộc Việt, Miên, Lào. Mặt trận đó là sự liên hiệp các dân tộc, các giai cấp
và tầng lớp xã hội, các đảng phái chính trị chống đế quốc Pháp và bọn tay
sai của chúng, thực hiện nền độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông
Dương.
1.1.2. Hội nghị lần thứ 7
Tại Hội nghị Trung ương bảy, tháng 11/1940, sau khi phân tích
tình hình thế giới và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ Hai tới Đông
Dương, Hội nghị dự đoán: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy,
Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: lĩnh đạo cho
các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự

10
do độc lập”. Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít
Pháp-Nhật. Vì vậy, Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế lúc này là Mặt
trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp-Nhật ở Đông Dương. Hội
nghị chủ trương, đi đôi với việc mở rộng Mặt trận phản đế, phải lựa chọn
những người hăng hái nhất trong các đoàn thể của mặt trận, tổ chức các
đội tự vệ, “trực tiếp võ trang cho dân chúng”, “tổ chức nhân dân cách
mạng quân”, tiến lên võ trang bạo động. Ngoài ra Hội nghị có những
quyết định quan trọng về khởi nghĩa Bắc Sơn, và xem xét hoản khởi
nghĩa Nam Kỳ. Những quyết định của Hội nghị Trung ương tháng
11/1940 đánh dấu sự bổ sung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược mà Hội
nghị Trung ương sáu vạch ra, chuẩn bị điều kiện cho khởi nghĩa võ trang
giành chính quyền.
1.1.3. Hội nghị lần thứ 8
Tiến theo xu hướng đó, Hội nghị Trung ương tám, tháng 5/1941 đã
bổ sung, kế thừa và hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách
mạng của Hội nghị Trung ương sáu. Hội nghị Trung ương tám đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân
tộc. Sau khi quân Nhật vào chiếm đóng Đông Dương. Thực dân Pháp và
Phát xít Nhật cấu kết nhau áp bức, bóc lột nhân dân làm cho mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc ở Đông Dương và đế quốc Pháp – Nhật ngày càng
gay gắt. Trước tình hình đó, Hội nghị quyết định: “Khẩu hiệu của Đảng
ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông
Dương ra khỏi ách của giặc Pháp - Nhật”. Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng
là phải tập hợp tối đa các giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng cứu
nước, các tôn giáo, các dân tộc chống đế quốc Pháp-Nhật. Tất cả quyền
lợi của giai cấp đều phải được đặt dưới quyền lợi dân tộc. Trên cơ sở đó,
Hội nghị

11
nhất trí với chủ trương của Hội nghị Trung ương sáu là tạm gác khẩu hiệu
cách mạng ruộng đất và chỉ mới thực hiện giảm tô, chia ruộng đất công
cho nông dân.

Xuất phát từ chủ trương khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí đấu
tranh vì độc lập, tự do của từng dân tộc Việt, Miên, Lào, Hội nghị quyết
định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thay cho Mặt
trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương và giúp đỡ các dân tộc
Miên, Lào thành lập Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh và Mặt trận
Ai Lao độc lập đồng minh; các hội quần chúng đều lấy tên hội cứu quốc
để thu hút rộng rãi các lực lượng yêu nước tham gia; khi giành độc lập, sẽ
xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới và thành lập chính quyền cách
mạng của chung toàn thể dân tộc không phải thuộc quyền riêng của một
giai cấp nào.
1.2. Nội dung quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ sáu (tháng 11-1939), Hội nghị
lần thứ bảy (tháng 11-1940) và Hội nghị lần thứ tám (tháng 5-1941). Trên
cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai và
căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước, Ban Chấp hành Trung ương đã
quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:
Một là, đưa ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Ban chấp hành Trung ương nêu rõ máu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi
phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế
quốc, phát xít Pháp - Nhật. Bởi “Trong lúc này nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn
thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp
ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không
đòi lại được”.

12
Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này, Ban
Chấp hành Trung ương quyết định tạm gác lại khẩu hiệu "Đánh đổ địa
chủ, chia ruộng đất cho dân cày", thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng
đất của bọn đế quốc và Việt Nam cho dân cày nghèo", "Chia lại ruộng đất
công cho công bằng và giảm tô, giảm tức"

Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết tập
hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo trong cả nước, Ban Chấp hành
Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh,
gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông
Dương; đổi tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc (Công nhân cứu
quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ
lão cứu quốc, Thiếu niên cứu quốc…) để vận động, thu hút mọi người
dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau
đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.

Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang lả nhiệm vụ
trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại.
Để đưa ra cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần phải ra sức
phát triển lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng
vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ban Chấp hành Trung
ương chỉ rõ: Việc "chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng
ta và dân ta trong giai đoạn hiện tại". Trung ươg quyết định duy trì lực
lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những đội đu kích hoạt
động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ
nhân dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ,
lấy vùng Bắc Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm. Ban Chấp hành Trung ương
xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: "Phải luôn luôn

13
chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà
đánh lại quân thù... với lực lượng sằn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc
khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể dành thắng lợi
mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".
Ban Chấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng công tác xây
dựng Đảng nhằm nâng cao lực lượng tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng
thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận,
nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
2. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với chủ trương chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng trong Hội nghị Trung ương lần
thứ VIII của Trung ương Đảng (5/1941)
Ngày 8-2-1941 Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh về nước ở vùng Pắc
Bó (Hà Quảng-Cao Bằng). Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 8 họp ở Pắc Bó từ ngày 10 đến 19/5/1941, do Nguyễn ái Quốc chủ trì.
Với cương vị là người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam đại biểu
Quốc tế cộng sản, Người đã cùng các đại biểu tham dự Hội nghị phân
tích tình hình thế giới và tình hình Đông Dương trong hoàn cảnh chiến
tranh, đề ra chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng , bao
gồm những nội dung sau:
Dự đoán sự phát triển của tình hình thế giới: “ Nếu cuộc chiến
tranh đế quốc lần trước đẻ ra Liên Xô một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc
chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà
cách mạng nhiều nước thành công”.
Nhận định về phong trào cách mạng ở Đông Dương: “Mặc dù sự
đàn áp liên miên và sức tàn bạo của giặc Pháp, phong trào cách mạng vẫn
sôi nổi một cách mạnh mẽ....”. Đặc biệt hơn là cuộc khởi nghĩa vũ trang
của nhân dân tỉnh Bắc Sơn và Nam Kỳ cùng anh em binh lính Đô Lương.
Những chủ trương của Đảng: Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu
trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. “ Các dân tộc Đông

14
Dương hiện nay bị dưới hai tầng áp bức bóc lột của giặc Pháp-Nhật....” “
Pháp....Nhật ngày càng không phải chỉ là kẻ thù của công nông nữa mà là
kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”. “ Trong lúc này nếu không giải
quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho
toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến Việt Nam cũng
không đòi được”.
Muốn đánh đuổi Pháp đuổi Nhật phải có lực lượng thống nhất của
tất thẩy các dân tộc Đông Dương.
Theo đề nghị của Người, Hội nghị quyết định thành lập mặt trận
Việt Nam độc lập Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh thay cho mặt trận dân
tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Ở Lào tổ chức Ai Lào độc lập đồng
minh, ở Miên tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng minh để sau đó lập ra
Đông Dương độc lập đồng minh.
Hội nghị dự kiến những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền .
Hội nghị chỉ ra phương hướng tiến hành khởi nghĩa: khởi nghĩa
từng phần, từng địa phương, mở đường cho tổng khởi nghĩa, lập ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ của
toàn quốc.
Hội nghị coi trọng công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ để
Đảng có đủ năng lực lãnh đạo cách mạng Đông Dương đi đến thắng lợi
hoàn toàn.
Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941) do Hồ Chí Minh chủ trì
có ý nghĩa lịch sử : hoàn chỉnh việc chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới,
có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945.

3. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

15
Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng lạo Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết
mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ
trương đứng đắn để thực hiện mục tiêu ấy.
Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam
yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của
quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng
và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên
giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho
dân tộc và tự do cho nhân dân.
Sau Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (tháng 5-
1941), Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống
nhất đánh đuổi Pháp — Nhật. Người nhấn mạnh: " Trong lúc này quyền
lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh
đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa
bỏng".
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và lời kêu gọi của Nguyễn Ái
Quốc, các cấp bộ đảng và Mặt trận Việt Minh đã tích cực xây dựng các tổ
chức cứu quốc của quần chúng, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính
trị và phong trào đấu tranh của quần chúng. Ngày 25-10-1941, Mặt trận
Việt Minh tuyên bổ ra đời. Mặt trận Việt Minh đã tuyên bố ra 10 chính
sách vừa ích nước vừa lợi dân nên được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
Từ đầu nguồn cách mạng Pác Bó, Việt Minh đã lan tỏa khắp nông thôn,
thành thị có hệ thống từ
Trung ương đến cơ sở. Một tổ chức chính trị yêu nước ra đời và đã
tham gia làm thảnh viên của Mặt trận Việt Minh như Đảng Dân chủ Việt
Nam (tháng 6 - 1944). Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông

16
đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp - Nhật theo khẩu hiệu
của Mặt trận Việt Minh.
Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, Đảng đã chỉ đạo việc
vũ trang cho quần chúng cách mạng, từng bước tổ chức, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân. Từ các đội du kích bí mật, các đội Cứu quốc
quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã thành lập Việt Nam giải
phóng quân. Đảng chỉ đạo việc lập các chiến khu và căn cứ địa cách
mạng, tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng. Công
việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang diễn ra sôi nổi ở các khu căn cứ và
khắp các địa phương trong cả nước đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong
trào cách mạng quân chúng vùng lên đấu tranh giành chính quyền.

CHƯƠNG 3. BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ SỰ CHUYỂN HƯỚNG


CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG (1939-1941) ĐỐI VỚI
CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Chuyển hướng đấu tranh đúng đắn, sáng tạo
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính quyền
thực dân Pháp ở Đông Dương ngay lập tức thi hành chính sách thời chiến
rất hà khắc: Một mặt, trắng trợn phát xít hóa bộ máy cai trị, thẳng tay đàn
áp phong trào cách mạng, tập trung chĩa mũi nhọn tiêu diệt Đảng Cộng

17
sản Đông Dương; mặt khác, ra sức vơ vét của cải và tăng cường bắt lính
phục vụ chiến tranh đế quốc chủ nghĩa.
Chỉ trong thời gian ngắn, khoảng 8 vạn binh lính người Việt Nam
bị đưa sang chiến trường châu Âu. Chính sách phản động đó đã đẩy các
tầng lớp nhân dân lao động vào cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần
cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân
Pháp và tay sai càng trở nên gay gắt.
Trước sự khủng bố quyết liệt của kẻ thù, Đảng Cộng sản Đông
Dương chủ động rút vào hoạt động bí mật. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh
cách mạng trong tình hình mới, ngày 6/11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 6 họp tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) do
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị thống nhất một nhận định
quan trọng: Trong điều kiện lịch sử cụ thể lúc này, vấn đề giải phóng dân
tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của cách mạng. Trên cơ sở
nhận định đó, Hội nghị đã quyết định những vấn đề cơ bản. Về mục tiêu
đấu tranh: Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông
Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hội nghị nhấn mạnh:
“Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con
đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả
ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc
lập”.
Về phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân
sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc
và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và
bất hợp pháp.
Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất phản
đế Đông Dương (thay cho Mặt trận Dân chủ không còn phù hợp) nhằm
đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc, các cá nhân yêu

18
nước tập trung đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế
quốc phát xít.
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đánh dấu sự chuyển hướng đúng
đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng dân
tộc, đặt cơ sở nền tảng cho toàn bộ cuộc vận động giải phóng dân tộc
trong những năm 1939 - 1945, mở đường đi đến thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám 1945. Bước sang năm 1940, đầu năm 1941, bối cảnh quốc tế
và trong nước có những chuyển biến mạnh mẽ. Cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai ngày càng lan rộng và khốc liệt. Các nước thực dân, đế quốc phát
xít đẩy mạnh vơ vét sức người, sức của ở các thuộc địa. Ở trong nước,
tháng 9/1940, quân đội phát xít Nhật tiến công Lạng Sơn. Chính quyền
thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng, rồi mở cửa cho chúng vào Đông
Dương.
Thực tế, dù có mâu thuẫn, nhưng Pháp và Nhật câu kết chặt chẽ với
nhau để cùng áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương. Các tầng lớp nhân
dân bị đẩy đến tình trạng vô cùng cực khổ, mâu thuẫn dân tộc ta với chủ
nghĩa đế quốc phát xít càng thêm sâu sắc. Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra,
tiêu biểu là khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ
(23/11/1940), cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941). Dù bị kẻ thù đàn áp,
chịu nhiều tổn thất, song các cuộc đấu tranh đó đã nêu cao tinh thần yêu
nước, để lại cho cách mạng những bài học, kinh nghiệm quý báu.
Trước tình hình ngày càng khẩn trương và cấp bách đó, đầu năm
1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10-19/5/1941), họp tại Pác Bó (Cao
Bằng). Hội nghị nhận định: Ở Việt Nam và Đông Dương lúc này, mâu
thuẫn đòi hỏi phải giải quyết cấp bách nhất là mâu thuẫn dân tộc với đế
quốc phát xít Pháp - Nhật. Từ đó, Hội nghị quyết định những vấn đề quan
trọng.

19
Mục tiêu đấu tranh được xác định là giải phóng cho được các dân
tộc Đông Dương khỏi ách cai trị của Pháp - Nhật, nhấn mạnh: “Nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc
lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc
còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn
năm cũng không đòi lại được”.
Hội nghị cũng đi đến thống nhất về chủ trương giải quyết vấn đề
dân tộc giải phóng trong phạm vi từng nước Đông Dương. Mỗi nước
Đông Dương cần thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Ở Việt
Nam sẽ thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt
Minh), gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc nhằm tập hợp
mọi lực lượng yêu nước đấu tranh giành độc lập.
Bên cạnh đó, Hội nghị quyết định xúc tiến xây dựng căn cứ địa
cách mạng, xây dựng lực lượng để chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ
trang, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại.
Như vậy, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã hoàn
chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra từ
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939), thể hiện rõ sự phát triển sáng
tạo về mặt chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, có tác dụng quyết
định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới
Cách mạng tháng Tám 1945.
2. Bài học trong Cách Mạng tháng 8 năm 1945
Bài học kinh nghiệm hàng đầu mà Cách mạng Tháng Tám đã để lại đó là
trên cơ sở nắm chắc và phân tích đúng tình hình thực tiễn, cần phải đề ra
đường lối chiến lược đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng cụ
thể. Khi cuộc Chiến tranh thế giới II xảy ra, Đảng ta đã kịp thời có sự
chuyển hướng chiến lược; từ Hội nghị Trung ương 6 (11-1939) và Hội
nghị Trung ương 7(11 - 1940) Đảng đã có bắt đầu có những điều chỉnh về
chiến lược lãnh đạo cách mạng. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 8 (5-

20
1941), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại diện
Quốc tế Cộng sản, trên cơ sở phân tích tình hình, Đảng ta đã hoàn chỉnh
sự chuyển hướng chiến lược cách mạng từ mục tiêu đánh đổ thực dân,
phong kiến; chống tư sản, địa chủ sang mục tiêu của cách mạng lúc bấy
giờ là giải phóng dân tộc, đánh đổ thực dân Pháp và Phát xít Nhật, chống
Việt gian. Hội nghi xác định: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của
giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc.
Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,
không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những quốc
gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai
cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Trên cơ sở chiến lược cách
mạng, Đảng ta đã xác định lực lượng cách mạng và đề ra phương pháp
đầu tranh, tiến hành chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, chờ đợi và thúc đẩy
thời cơ cách mạng chín mùi, lãnh đạo nhân đứng lên đấu tranh vũ trang,
khởi nghĩa từng phần, tiến đề Tổng khởi nghĩa 1945. Đây là bài học đầu
tiên có tính quyết định để Đảng ta lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách
mạng thành công, giành lại độc lập tự do cho đất nước.
Bài học kinh nghiệm thứ hai mà cuộc Cách mạng Tháng Tám để lại
cho chúng ta, đó là: Đảng đã biết tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vào mục tiêu chung của cách
mạng. Tại Hội nghị Trung ương 8 (5-1945) Đảng đã đề ra chủ trương
thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội (tức Mặt trận Việt Minh) để
tập hợp, đoàn kết mọi giai cấp, thành phần xã hội vào Mặt trận Việt Minh
(với các tổ chức trực thuộc là Hội Cứu quốc như: Hội Nông dân cứu
quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc…). Tháng 6-1941 Nguyễn
Ái Quốc đã gửi thư cho toàn quốc nhằm kêu gọi nhân dân đoàn kết tham
gia cách mạng. Người viết: “Trong lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao
hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại để đánh đổ bọn đế quốc và bọn

21
Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sâu, lửa nóng…Việc cứu quốc
là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một
phần trách nhiệm…”. Ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh chính thức
ra đời và không ngừng lớn mạnh, là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng.
Hoạt động của Mặt trận Việt Minh đã khơi dậy tinh thần yêu nước của
nhân dân, góp phần thúc đẩy thời cơ cách mạng mau chín mùi.
Song, trước sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng, sự chuyển biến
mau lẹ của tình hình, hoạt động của Mặt trận Việt Minh vẫn chưa đủ sức
để đoàn kết rộng rãi hơn mọi thành phần đảng phái chính trị người Việt
Nam trong và ngoài nước vào cuộc đấu tranh giành độc lập. Nhận thấy
điều này, năm 1943, Đảng ta đã quyết định mở rộng Mặt trận dân tộc
thống nhất với chủ trương liên minh với tất cả các đảng phái, các nhóm
yêu nước trong và ngoài nước chưa gia nhập Việt Minh, đẩy mạnh công
tác vận động các giai tầng xã hội (công nhân, nông dân, trí thức, tư sản,
đại chủ yêu nước) tham gia. Chính vì vậy, Đảng ta đã phát huy được sức
mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong cao trào kháng Nhật cứu nước và
trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
Bên cạnh việc đề ra chiến lược cách mạng phù hợp với tình hình
(chuyển hướng chiến lược kịp thời) và tập hợp, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào mục tiêu chung thì việc chớp thời cơ
cách mạng, lãnh đạonnhân dân đứng lên làm cuộc cách mạng “long trời,
lở đất” cũng là bài học kinh nghiệm lớn Cách mạng Tháng Tám để lại
cho Đảng và nhân dân ta.

Phần III
KẾT QUẢ
Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng
thời kỳ 1939-1945 xuất phát từ đòi hỏi khách quan của thực tiễn cách

22
mạng Đông Dương đặt ra. Đó là chủ trương đúng đắn, khoa học của
Đảng trong giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược và chỉ đạo chiến lược
trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trên thực tế, chủ trương đó
đã được Đảng và Hồ Chí Minh hiện thực hóa trong thực tiễn. Dưới sự
lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương, chủ trương chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng được lực lượng cách mạng ở 3 nước
quán triệt, thực hiện khẩn trương: thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
trong từng nước; chủ động xây dựng phát triển lực lượng chính
trị quần chúng, lực lượng vũ trang; củng cố, phát triển tổ chức và đoàn
thể cách mạng; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng phát triển lực lượng với tổ
chúc quần chúng tranh đấu giành độc lập dân tộc.
Cách mạng tháng Tám 1945 là một trong những cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc thành công triệt để nhất trong lịch sử, là minh chứng
khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Đảng Cộng sản
Đông Dương. Trên cơ sở nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đưa
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, từ đó kiên quyết tập trung mọi
lực lượng để giành thắng lợi. Đó chính là bài học kinh nghiệm rất quý
báu, được Đảng ta tiếp tục chắt lọc vận dụng sáng tạo vào cuộc đấu tranh
cách mạng giai đoạn sau, nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ (1945 - 1975).
Phát huy tinh thần, giá trị bài học chỉ đạo chiến lược trong cuộc
Cách mạng tháng Tám 1945 vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta cần tiếp tục quán triệt, thực
hiện tốt một số nguyên tắc cơ bản: Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thực hiện chính sách mở rộng hội nhập
quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, trong đó phải đặt lợi ích quốc
gia - dân tộc lên trên hết; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng

23
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ cán
bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất,
ngang tầm nhiệm vụ; bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn làm
cơ sở để điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, đáp ứng
nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu lâu dài.

Phần IV
PHẦN PHỤ LỤC

1) Phong trào dân chủ

24
2)Chỉ đạo chiến lược của Đảng

3) Đội Cứu quốc quân tập luyện tại hang Lùng Đán, huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn

25
4) Hồ Chủ tịch đã ở lán này trong những ngày Hội nghị Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 họp (tháng 5/1941), quyết định
thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) lãnh đạo
nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc

5) Cách Mạng tháng Tám

26
Phần V
TƯ LIỆU, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại tá, ThS. Chế Đình Quang, “Viện KHXH&NVQS - Bộ Quốc
phòng” http://www.hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/bai-bao-khoa-
hoc/chuyen-huongchi-dao-chien-luoc-cua-dang-nhan-to-quyet-dinh-
thang-loi-cach-mang-thang-tamnam-1945.html
[I] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG,
H.1998, t.6, tr. 538.
[II] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG,
H.2000, t.7, tr. 100.
[III] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG,
H.2000, t.7, tr. 112.
[IV] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, t.3, tr.596.
[V] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, t.7, tr.26.
2. - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia
- Ngô Đăng Tri, Tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Thông
tin và truyền thông, 2016
- Tài liệu học tập đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, Khoa
Lý luận chính trị - ĐHKTKTCN, 2018
- Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Hội Đồng Trung ương chỉ
đạo biên soạn giáo rình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lê nin, Tư
tưởng HCM, NXB Chính trị quốc gia, 2008

27

You might also like