You are on page 1of 20

LỜI CẢM ƠN

      
Bài báo cáo “NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA LOGISTICS TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ” của nhóm chúng tôi được thực hiện là nhờ sự gắn bó, đoàn
kết và tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên. Các bạn đều đồng lòng, nỗ lực hết
mình, góp ý, đóng góp ý kiến chân thành đưa ra những lời góp ý chân thành để cùng nhau
hoàn thiện bài báo cáo này.
Trước hết, tất cả các thành viên trong nhóm chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành
đến Giảng viên bộ môn Thương mại điện tử - cô Ngô Minh Trà. Chính những sự nhiệt
huyết trong quá trình giảng dạy đã đem đến tinh thần ham học hỏi cho chúng tôi. Đây sẽ
là bước đệm để chúng tôi ứng dụng bài học vào công việc trong tương lai.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn tác giả của các bài nghiên cứu
kinh tế đã phân tích các thông tin một cách rất chi tiết và rõ ràng. Điều này đã hỗ trợ
chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo và tránh tình trạng thu thập
thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, do có nhiều mặt hạn chế về hiểu biết nên bài báo cáo này chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót, sai số cho nên nhóm chúng tôi hi vọng được cô đóng
góp, bổ sung để bài báo cáo được chỉnh chu và hoàn thiện hơn. 
       Cuối cùng, tất cả các thành viên nhóm chúng tôi mong cô luôn thành công và phát
triển trên con đường sự nghiệp với thật nhiều sức khỏe.
MỤC LỤC
TÓM TẮT

Trong thế giới công nghệ ngày nay, bất kỳ sản phẩm nào từ khắp nơi trên thế giới
đều có thể được đặt hàng, mua và sử dụng bởi người tiêu dùng. Sự thay đổi này xảy ra
trong việc kinh doanh hiện đại và Internet cũng đóng một vai trò lớn trong việc này. Nó
không chỉ là mua và bán hàng hóa và chuyển tiền trực tuyến, nó còn liên doanh công
nghệ đã thay đổi cách kinh doanh truyền thống và đây cũng là một trong những yếu tố
kích hoạt cho thành công thương mại điện tử này. Với sự phát triển vượt bậc đó thì vai
trò của logistics trong việc theo dõi hàng hóa và việc giao hàng là một yếu tố quan trọng
trong sự phát triển của hệ sinh thái thương mại điện tử, đóng vai trò quan trọng trong dịch
vụ khách hàng và sự hài lòng của khách hàng. Bài báo cáo này giải thích về việc logistics
tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử như thế nào, tại sao nó lại quan trọng và
những định hướng tiếp theo trong tương lai.
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lời mở đầu:
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin không những trong Việt Nam
mà còn xảy ra trên toàn cầu đã cho phép nhiều tổ chức kinh doanh xây dựng mối liên kết
và đẩy nhanh luồng thông tin và chia sẻ với những người khác trong chuỗi cung ứng của
họ. Đặc biệt, các công nghệ Thương mại điện tử tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các
tổ chức và nhà cung cấp của các doanh nghiệp dựa trên các công nghệ như thương mại di
động, chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị Internet, xử lý giao dịch trực
tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống quản lý hàng tồn kho và hệ thống thu thập dữ
liệu tự động. Bên cạnh đó, thương mại điện tử còn được coi là một trong những lĩnh vực
năng động và quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như một trong những yếu tố chính
dẫn đến khả năng cạnh tranh cao hơn.
Chỉ vài năm trước, thương mại điện tử chủ yếu được sử dụng cho hợp tác giữa
doanh nghiệp với daonh nghiệp (B2B) nhưng ngày nay, nó còn là nơi để khách hàng
tương tác trực tiếp với doanh nghiệp, mua hàng 24/7 và thanh toán dưới bất kì hình thức
nào. Trải nghiệm mua sắm của một khách hàng không chỉ kết thúc bằng việc đặt hàng sản
phẩm, nó chỉ hoàn thành nếu họ nhận được sản phẩm dự kiến đúng hạn. Ở đây, vai trò
của logistics được thể hiện rõ nét vì nếu sản phẩm không đến đúng thời điểm hoặc hư
hỏng thì doanh nghiệp sẽ không thể giữ chân được khách hàng của mình.
Việc tích hợp hiệu quả các công nghệ của thương mại điện tử với các hoạt động
logistics được coi là con đường phía trước cho nhiều tổ chức kinh doanh nhằm đạt được
dịch vụ khách hàng, tăng trưởng và vị thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường toàn cầu.
Các đặc điểm của logistics trong thương mại điện tử được tùy chỉnh thay đổi dựa theo
đơn đặt hàng sản phẩm cụ thể, quản lý hàng tồn kho, lưu kho, phân phối và đóng gói sản
phẩm được giao, kết nối toàn bộ các khâu từ nguyên vật liệu thô, qua sản xuất, phân phối
và tới tay người dùng cuối. Để thương mại điện tử hoạt động hiệu quả, cần phải có một
hệ thống hậu cần nhất quán hỗ trợ cho hệ thống thương mại điện tử thông qua việc lưu
kho, kiểm kê, giao sản phẩm và trả lại sản phẩm không đầy đủ.
Logistics hiện đại đã trở thành phương tiện quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả
của dòng nguyên liệu, giảm chi phí phân phối trong các ngành công nghiệp khác nhau;
đồng thời, sự phát triển gần đây của Thương mại điện tử cũng góp phần mở rộng thị
trường logistics, thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ liên quan đến logistics.
Vì vậy để tìm ra lợi ích cũng như vai trò của logistics trong thương mại điện tử,
nhóm chúng tôi đã quyết định thực hiện bài báo cáo: “NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA
LOGITICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ”. Bài áp cáo này sẽ đưa ra một đánh
giá toàn diện về cả logistics lẫn thương mại điện từ nhiều góc độ thực tiễn để có được các
bài học và hiểu biết từ các thực tiễn khác nhau, bên cạnh đó còn nêu bật lên những thách
thức, cơ hội, làm tiềm để triển khai các phương án trong tương lai.

2. Bố cục:
Bài báo cáo được chia thành 03 phần chính như sau:
- Phần 1
- Phần 2
- Phần 3

3. Mục đích nghiên cứu:


Mục đích của bài báo cáo này là xác định các thành phần, khái niệm và giá trị của
cả logistics và thương mại điện tử, từ đó liên hệ đến vai trò, tầm quan trọng, sự liên hệ
của logistics trong thương mại điện tử. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xác định những cơ
hội, thách thức và gợi ý những phương án trong tương lai.

CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG

1. Thị trường thương mại điện tử trên thế giới

Ngày nay với sự bùng nổ của thời đại công nghệ số, việc tiếp cận các khách hàng
trở nên dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó cũng không kém sự cạnh
tranh. Và sức ép của mọi khâu, mọi hoạt động đang dần đặt nặng hơn đặc biệt là khâu
logistics và nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thì rất khó để tiếp nhận cũng như trao
đổi thông tin về các hoạt động nói trên thì rất khó để vận hành hiệu quả.

Trong những năm trở lại đây thì sự phát triển của thương mại điện tử đã tác động
nhiều tới việc thu hẹp lượng tồn kho và tối ưu chuỗi cung ứng, điều này đã làm cho các
khách hàng hạn chế đặt hàng với số lượng lớn nhưng sẽ đặt hàng thường xuyên hơn. Thế
nên nó đã làm thay đổi phương thức vận chuyển nguyên container sang ghép đơn lẻ vào
từng container để có thể đáp ứng nhu cầu mua hàng với số lượng ít và địa điểm giao hàng
đa dạng. Việc này mang lại giá trị cho doanh nghiệp bên thứ 3(3PL) và các doanh nghiệp
giao nhận khác, yêu cầu các doanh nghiệp vận hành, phát triển hệ thống mạng lưới của
mình sao cho lượng hàng luôn được tối ưu đồng thời phát triển các giải pháp lấy hàng và
giao hàng khác.

Thị trường thương mại điện tử của thế giới đang có chiều hướng gia tăng, và dự là
vào năm 2022 tổng giá trị của thị trường này sẽ đạt 5,55 nghìn tỷ đô. Năm 2020 thì so với
doanh thu của ngành bán lẻ con số này chỉ có tỷ lệ vào khoảng 18%. Và nếu tiếp tục duy
trì thì vào 2025 con số này sẽ tăng trưởng hơn 6% và đạt 24,5%. Điều đó đồng nghĩa với
việc nhu cầu mua sắm mua sắm online đang ngày một tăng, và để đảm bảo duy trì được
việc tăng trưởng như vậy, các doanh nghiệp không ngừng xây dựng mạng lưới logistics
riêng cho mình, nâng cao các khâu hậu cần làm sao để nâng cao trải nghiệm khách hàng,
đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người dùng vì sản phẩm muốn đến được tay
khách hàng qua sàn thương mại điện tử đều cần có sự tham gia của các hoạt động
logistics nói chung.
Hệ thống logistics của doanh nghiệp đang dần được tái cấu trúc thông qua thương
mại điện tử, và sự thích nghi đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn điển hình thông
quan Amazon. Doanh nghiệp thương mại điện tử này đang dần thay đổi cấu trúc kho của
hệ thống logistics sang mô hình trung trung tâm phân phối đơn hàng và trung tâm đóng
gói, hoàn tất đơn với nhiều chức năng hơn và tinh gọn hơn. Và Amazon cũng hướng tới
việc mở ra cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn trong việc mua hàng và giao nhận hàng.

Mô hình E-Logistics tại amazon

Amazon có khởi điểm là web bán sách trên internet nhưng đã phát triển dần nhiều mặt
hàng và nay trở thành sàn thương mại điện tử lớn. Để phát triển việc kinh doanh của
mình Amazon đã bỏ rất nhiều tiền vào hệ thống kho với những công nghệ cao vì mặt
hàng của amazon là rất đa dạng. Thế nên hầu như các hoạt động như lấy hàng, lưu trữ
hàng, kiểm hàng,… đều áp dụng công nghệ và đa số là được hỗ trợ thực hiện bằng robot
và máy móc.

Tệp khách hàng của Amazon rất đa dạng như B2B, C2C,.. nhưng Amazon tập trung
chính đối với tệp khách hàng B2C. Vì tệp B2C yêu cầu khá nhiều về chủng loại hàng hóa
nên hệ thống kho của Amazon là rất đồ sộ, họ có hơn 110 kho hàng trên khắp các đất
nước mà họ đặt chân đến, và tổng số robot và nhân viên của các kho tính đến năm 2022
là hơn 30,000 và 1,5 triệu. Và với chủng loại hàng đa dạng, tất cả hàng khi nhập kho đều
có mã vạch lưu thông tin sản phẩm trên mọi hệ thống.

Các mô hình hoạt động

Nhờ vào công nghệ đã xây dung, nó giúp Amazon tiết kiệm được nhiều nhân lực
và chi phí vận hành, vận chuyển. Họ đã áp dụng công nghệ vào hoạt động logistics của
mình và nó giúp cho doanh nghiệp có thế mạnh lớn về các dịch vụ E – logistics nhờ sự
hoạt động liên tục và hiệu quả. Amazon chia các loại hàng hóa thành 3 loại với những
quy trình riêng.

Thứ nhất là “ships from and sold by Amazon”, với hình thức này, các hàng hóa sẽ
được chính Amazon cung ứng, lưu kho, vận chuyển. Khi nhận được yêu cầu đặt hàng, hệ
thống của công ty sẽ nhận được các thông tin khách hàng cung cấp để giao hàng. Khi đơn
hàng được xác nhận xong thì thông tin sẽ được gửi qua các bộ phận trong trung tâm phân
phối, và bước này là hoàn toàn tự động. Tiếp đến là sẽ có con người phân loại hàng qua
các rãnh riêng biệt. Sau khi lấy hàng được phân loại thì sẽ có những băng chuyền tự động
ghép vào những thùng thích hợp cho vận chuyển. Sau đó barcode được dán lên và hàng
sẽ đi qua máy quét và tiếp tục phân loại địa điểm giao sao cho tối ưu. Cuối cùng là niêm
phong đóng gói và xếp hàng lên xe.

Thứ hai là fulfilled by amazon, hình thức này sẽ là các doanh nghiệp bán lẻ gửi
hàng, sau đó là được quản lý bởi amazon. Khi ký kết hợp đồng với công ty, các doanh
nghiệp bán lẻ sẽ phải dán tem mác và mang chúng đến kho của Amazon. Sau đó Amazon
kiểm định và lưu kho, bảo quản sản phẩm. Khi có đơn Amazon sẽ xử lý đóng gói và giao
cho khách.

Cuối cùng là Ships from and sold by Sneaker Ethics. Khi sử dụng loại này thì
Amazon chỉ quảng cáo sản phẩm và việc quản lý, giao hàng điều do doanh nghiệp thực
hiện.

Mọi quy trình cung ứng sản phẩm đều có sự góp mặt của công nghệ, Amazon
đang rất đầu tư phát triển mạng lưới E – logistics rông rãi hơn trước cả về nhân sự, kho
hàng, giao nhận,… Và khi E – logistics của Amazon đã ổn định việc mở rộng thị trường
cũng trở nên dễ dàng hơn, giúp gia tăng người mua, đồng thời thương hiệu của doanh
nghiệp cũng được phát triển. E- logistics đã giúp Amazon tối ưu hóa quy trình cũng như
chi phí phải bỏ ra, hơn thế nó còn giúp theo dõi, kiểm soát hàng hóa dễ dàng, thuận tiện
nhất nhờ tính chính xác cũng như độ bao phủ của nó, giúp đáp ứng khi có những đợt
hàng lớn.
Và ngày nay độ bao phủ của internet là rất rộng thế nên rất nhiều các công ty lớn
nhỏ tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Việc có E – logistics là điểm cộng
lớn cho các sàn thương mại điện tử vì các dịch vụ của mình. Người bán sẽ thông qua E –
logistic của sàn nhờ đó phân phối, buôn bán sản phẩm đến tay khách hàng, mỗi bên đều
có ích lợi riêng.

Nguồn lực về cơ sở hạ tầng cùng với đó là công nghệ có thể coi là yếu tố quan
trọng nhất để E – logistics vận hành trơn tru. Đầu tư về kho hàng, phương tiện giao hàng,
máy móc xử lý đơn hàng, các ứng dụng công nghệ quản lý kho, chuỗi cung ứng, robot để
xử lý hiệu quả hơn. Đầu tư về con người, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm xử lý,…

Có thể thấy thị trường thương mại điện tử trên thế giới nói chung hiện đang rất
phát triển. Riêng đối với Việt Nam, theo số liệu của “Cục Thương mại điện tử và kinh tế
số” qua ấn phấm “Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022” dự báo cho ta
biết chỉ riêng quy mô bán lẻ (B2C) sẽ đạt được gần 16.5 tỷ USD. Và dự là trong tương lai
trong 2025, nước ta sẽ chạm ngưỡng gần 40 tỷ USD, có thứ hạng phát triển nhanh thứ 2
chỉ sau Indonesia, cùng với đó thì lượng người sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến của
Việt Nam có tỷ lệ cao thứ 2 sau Singapore.
Theo số liệu của Statista – một công ty về dữ liệu người tiêu dùng trên khắp thế
giới của Đức đã thống kê được số liệu sau khi Amazon phát triển thêm dịch vụ logistics
của mình trong 11 năm qua thì số liệu cũng đã gia tăng đáng kể. Có thể thấy rằng doanh
thu của Amazon liên tục tăng mạnh kể từ khi bắt đầu xây dựng gia tăng mạng lưới để
thực hiện các hoạt động hậu cần, hoàn tất đơn hàng nhằm mở rộng quy mô , gia tăng lợi
thế cạnh tranh. Và vào năm 2020 doanh, lượng nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách
hàng tăng do có sự xuất hiện của dịch Covid 19, do vậy mọi người thay đổi lối sinh hoạt
của mình, truy cập internet nhiều hơn, lúc này doanh thu của Amazon đã tăng đột biến và
đạt ngưỡng cao nhất trong 11 năm qua. Một trong những lý do doanh thu có thể duy trì,
hơn nữa là gia tăng như vậy là vì Amazon đã có một mạng lưới E – logistics ổn định.

2 Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử trên thế giới nói chung hiện đang rất phát triển. Riêng đối
với Việt Nam, theo số liệu của “Cục Thương mại điện tử và kinh tế số” qua ấn phấm
“Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022” dự báo cho ta biết chỉ riêng quy
mô bán lẻ (B2C) sẽ đạt được gần 16.5 tỷ USD. Và dự là trong tương lai trong 2025, nước
ta sẽ chạm ngưỡng gần 40 tỷ USD, có thứ hạng phát triển nhanh thứ 2 chỉ sau Indonesia,
cùng với đó thì lượng người sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến của Việt Nam có tỷ lệ
cao thứ 2 sau Singapore. Và đại diện cho Vn là lazada

Và không riêng gì Amazon, Lazada - một trong những công ty thương mại điện tử
lớn mạnh ở khu vực Đông Nam Á bao gồm các nước Việt Nam, Thái Lan, Sing-ga-po,
Philíppin, Malaysia cũng đã phát triển mạng lưới logistics của mình từ 2016 khi tiến hành
xây dựng những trung tâm điều phối đơn hàng ở các thị trường mình tham gia, phát triển
công ty giao nhận riêng mang tên LEX, từ đó làm tiền đề để phát triển về E – logistics.
Nhằm tạo ra một hệ sinh thái riêng cho mình dễ dàng cho việc quản lý sản phẩm, gia tăng
lợi thế.
Sau khi LEX đã ổn định, Lazada gia tăng đầu tư mạnh vào công ty E – logistics
của mình là LEL và vào tháng 6 năm 2018, Lazada đưa hệ thống phân loại hàng hóa tự
động có quy mô gấp 2 lần trung tâm tại TP.HCM vào hoạt động, hệ thống được đầu tư
các robot, máy móc, phục vụ cho việc cung ứng hàng hóa của mình. Sau một năm triển
khai thì đến tháng 6 năm 2019, Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử có tốc
độ phát triển nhanh nhất DNA, hơn 90% đơn hàng của họ được chuyển cho khách hàng
chỉ trong một ngày hoặc chậm nhất là qua ngày sau.

Không dừng lại ở đó Lazada còn phát triển các dịch vụ logistics khác như dịch vụ
đổi trả hàng thông qua Lazada thay vì người bán và người mua phải giao dịch đổi trả với
nhau như trước kia. Mở rộng mạng lưới của mình bằng việc liên kết với các nhà thuốc,
cửa hàng tiện lợi hay siêu thị để làm nơi gửi hàng cho người bán, với ưu điểm là hoạt
động 24/24, việc liên kết với các địa điểm trên người bán có nhiều lựa chọn gửi hàng hơn
và thời gian là không gò bó, từ đó giúp việc phân phối hàng diễn ra liên tục và nhanh
chóng.

Việc xây dựng và phát triển hệ thống E – logistics đã giúp sàn và những người
buôn bán trên sàn mang lại nhiều ích lợi. Thứ nhất đáp ứng được nhu cầu khách hàng khi
tủ lệ hài long của họ tăng 21%. Thứ hai là khách hàng gia tăng tỷ lệ mua lại hàng đã qua
quy trình FBL trong vòng 1 tuần tăng 43%. Cuối cùng là thời gian giao hàng tới tay
khách hàng giảm hơn một ngày, cùng với đó là giảm được 50% tỷ lệ đơn không giao
được. Những của mình, con số trên cho ta thấy được rằng nhờ đầu tư xây dựng và không
ngừng phát triển mạng lưới logistics cải thiện tốt các hoạt động trong việc cung cấp, xử lý
hàng hóa, Lazada đã làm rõ để ta thấy được vai trò của các hoạt động logistics trong
thương mại điện tử là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng cho sự phát triển về lâu dài.

3.Thương mại điện tử đang phát triển nhưng E-Logistics bị hạn chế

Và hơn thế, sau khi trải qua đại dịch ta càng thấy được vai trò lớn lao của E –
logistics trong thương mại điện tử. Trong năm 2021 đại dịch covid phát triển mạnh trên
khắp thế giới dẫn tới nền kinh tế của cả thế giới và Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trong.
Theo Tổng cục Thống kê, so với năm trước thì hầu hết các ngành đều giảm tỷ trọng, cụ
thể tỷ trọng đã giảm 0,21% đối với ngành bán buôn bán lẻ, giảm hơn 5% với ngành vận
tải kho bãi, còn với ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống con sốn này đã giảm hơn 20%. Và
trong cả năm 2021, so với các năm trước đó thì GDP và GNP Việt Nam ở con số thấp
nhất là 2.58%. Tuy nhiên thương mại điện tử vẫn duy trì ổn định được mức tăng trưởng
là 16% với mức doanh thu B2C là 13,7 USD, người dân gia tăng tìm kiếm, truy cập vào
các sàn thương mai điện tử, cho ta thấy được nhu cầu mua sắm trực tuyến gia tăng.

Thực tế ở Việt Nam, ta có thể thấy rõ ràng nhất qua thời điểm giãn cách xã hội khi
mọi người không thể ra ngoài đường thì lúc này nhu cầu tìm kiếm, mua sắm trực tuyến
cũng gia tăng. Theo số liệu tổng hợp của iprice về lượt truy cập hàng tháng thì vào quý 1
năm 2021, thời điểm dịch chỉ mới được phát hiện và chưa có dấu hiệu bùng phát mạnh
thì lượt truy cập của 2 sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam là Shopee với 63,703,300,
còn với Lazada là 17,950,000, và chỉ sau 4 tháng, vào thời điểm dịch bùng phát mạnh mẽ
thì con số này đã gia tăng đáng kể với Shopee là 77,826,700 và Lazada là 21,413,300 với
nhu cầu tìm kiếm là thực phẩm, các loại thức ăn hộp, nhu yếu phẩm,… Điều này cho ta
thấy thương mại điện tử lúc bấy giờ tăng trưởng mạnh tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn
không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng gặp vì rất nhiều vấn đề, khó khăn.

Bảng thống kê lượng người truy cập vào các sàn TMĐT Quí 1 năm 2021
Bảng thống kê lượng người truy cập vào các sàn TMĐT Quí 3 năm 2021

Thứ nhất là không đủ, hàng, nhà cung cấp, đa số các mặt hàng được đặt mua lúc
đó là các thực phẩm, nhu yếu phẩm nhưng không có kho để bảo quản và lưu trữ khiến
lượng hàng bị thiếu hụt và không thể chuyển giao cho khách hàng. Thứ hai là thiếu hụt
nhân sự trong các khâu, đặc biệt là khâu giao hàng thiếu shipper trầm trọng. Cuối cùng là
cơ sở hạ tầng của các trang thương mại điện tử chưa đáp ứng được do nhu cầu tăng đột,
lượng truy cập, tìm kiếm tăng cao làm giảm tốc độ các trang web thương mại điện tử
hoặc thậm chí là sập trang. Có thể thấy đa số các nguyên nhân trên đều bắt nguồn từ
mạng lưới logistics của các sàn, theo ITC News thì đã có một khách hàng tên Thu Hồng
đặt cùng một mặt hàng trên 3 sàn khác nhau là Lazada, Tiki, Shopee với dự định là bên
nào giao trước sẽ lấy hàng bên đó và hủy các bên còn lại. Sau một thời gian chờ đợi thì
cuối cùng chị nhận được thông báo là từ Tiki là không thể giao hàng tại khu vực của
khách, còn từ Shopee báo là đã giao hàng cho đơn vị vận chuyển nhưng khu vực của đơn
vị vận chuyển đã bị phong tỏa thế nên đơn hàng vẫn không thể gia cho khách, chỉ có
Lazada là giao được đơn.
Như đã nêu trên việc Lazada có thể đáp ứng được việc giao hàng cho khách là nhờ
công ty đã xây dựng và không ngừng nâng cấp hệ thống logistics của riêng mình, từ việc
xây dựng hệ thống kho bãi, cho tới các dịch vụ đóng gói, giao hàng Lazada đều có cơ sở
hạ tầng vững chắc và đủ các nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ vào các khâu điều này
đã giúp cho Lazada có lợi thế nhỉnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, hơn nữa xét
về lâu dài thì đây lại là một lợi thế rất lớn. Theo đại diện của công ty cho biết: “hơn 85%
kiện hàng chuyển tới tay người dùng được phân loại trong các mạng lưới riêng của
Lazada”. Tuy vậy nhưng Lazada cũng bị dịch Covid 19 tác động ít nhiều do mạng lưới
logistics đứt gãy trên diện rộng vì những tác nhân khác.

Qua những số liệu thực tế trên, ta có thể biết được rằng thương mại điện tử VN
đang phát triển mạnh, tuy nhiên, việc này khó có thể duy trì nếu chuỗi cung ứng trong nó
không làm tốt vai trò của mình. Việc tăng trưởng không ngừng của Thương mại điện tử
Việt Nam với lượng người truy cập, sử dụng, mua bán ngày càng tăng và để đáp ứng
lượng nhu cầu nhiều như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh hơn về dịch
vụ E – logistics để có thể đáp ứng nhu cầu, đáp ứng thị trường, giúp quy mô ngày càng
được mở rộng.
CHƯƠNG 5:
GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT

I. Về phía doanh nghiệp:


1. Quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động kho:
Kho là một trong những bộ phận và khâu quan trọng nhất trong hoạt động logistics
vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc cung cấp trong thương mại điện tử nên các doanh
nghiệp cần phải có kế hoạch, phương hướng phát triển để tối ưu hóa các vấn đề về chi
phí, sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Các hệ thống kho của doanh nghiệp cần phải chọn khu vực tập trung các khách
hàng tiềm năng, khu vực đầu mối của các sản phẩm, khoảng cách giữa kho và khách hàng
cần được giảm bớt không những để giảm bớt chi phí giao hàng đến khách hàng mà còn
cho phép khả năng đáp ứng cao hơn trong trường hợp tăng đột biến lượng người mua.

2. Tối ưu hóa việc vận chuyển:


Việc tối ưu hóa các chuyến giao hàng tạo ra hiệu quả tốt hơn dẫn đến giảm chi chí
và tăng sự hài lòng của khách hàng. Giao hàng có thể được thể hiện thông qua 02 yếu tố
chính sau đây:
- Truy xuất nguồn gốc và theo dõi hàng hóa theo thời gian thực: khi thực hiện việc
truy xuất này giúp cung cấp theo dõi tốt hơn cho khách hàng và dự đoán được thời
gian, đồng thời làm giảm nguy cơ hàng hóa bị mất
- Lựa chọn lộ trình: Bằng cách tối ưu hóa lộ trình giao hàng bằng phần mềm quản lý
vận tải, người giao hàng có thể giảm thời gian giao hàng và chi phí liên quan, thiết
kế luồng vận tải nhiều chặng. Tối ưu hóa hành trình cũng giúp giảm số km vô
nghĩa phải đi, từ đó sẽ tốn ít chi phí hơn và thân thiện với môi trường hơn.
Bên cạnh đó, cần phải tăng cường kết hợp, phân bổ, tối ưu hóa một cách hợp lý
các phương thức vận tải và dịch vụ logistics với nhau (đường biển kết hợp đường bộ,
đường hàng không kết hợp với đường bộ, …). Tuy nhiên cần phải tái cơ cấu sao cho
giảm được thị phần của phương thức vận tải đường bộ và đẩy mạnh thị phần của các
phương thức như đường sắt, thủy nội địa đặc biệt là trên các trục đường giao thông chính.
Tiếp theo, cần phát triển thêm các loại hình kho đặc biệt như các tủ đựng đơn hàng
tại trung tâm thành phố, siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi, … để khách hàng
có thể lấy hàng tại đó nếu có nhu cầu thông qua mã do người bán cung cấp. Khi thực hiện
được điều này sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian giao hàng của shipper, mở rộng
không gian lưu trữ và cải thiện sự hài lòng, tâm trạng của khách hàng nói chung.
Song song với việc sử dụng nguồn lực sẵn có thì doanh nghiệp nên cân nhắc đến
việc sử dụng các hoạt động thuê ngoài 3PL không những tiết kiệm được nguồn nhân lực
vào những khâu không cốt lõi mà còn gia tăng được lực lượng để phục vụ cho khách
hàng.
Ngoài những việc cần phát triển trong hoạt động giao hàng thì người giao hàng
cũng là một thành phần quan trọng trong hoạt động này. Vì người giao hàng là một bộ
phận thay mặt cho doanh nghiệp trực tiếp gửi hàng đến tận tay người tiêu dùng, nếu
người giao hàng có thái độ khong tốt, không niềm nở thì doanh nghiệp có thể sẽ mất đi
một khách hàng tiềm năng. Vì vậy, cần phải tập huấn lại cho người giao hàng về thái độ
cũng như chuyên môn trong nghiệp vụ giao hàng.

3. Nâng cao năng lực của lực lượng lao động:


Thực trạng hiện nay về nguồn nhân lực chất lượng vẫn còn khá thấp và chưa đáp
ứng được yêu cầu cũng như nhu cầu trong công việc của các doanh nghiệp trong nước lẫn
nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những chính sách, chiến lược hỗ
trợ cho việc tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực (như cử sang nước ngoài học tập, …), bổ
sung thêm lượng kiến thức không những về lý thuyết mà còn thực hành nhằm đào tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cho ngành theo các chuẩn mực quốc gia, quốc tế với phong
thái làm việc chuyên nghiệp trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế nhất là trong mảng
logistics hiện nay, từ đó sẽ theo kịp được các nước công nghiệp phát triển

4. Đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp:


Từ chính trong doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh
không những với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải hướng đến các doanh nghiệp
nước ngoài về việc đánh giá thực trạng, xác định thị trường. Bên cạnh đó, cần phải tái cấu
trúc, tái cơ cấu bộ phận doanh nghiệp, xây dựng một bộ phận chuyên quản lý vầ mảng
logistics, cùng với đó là theo dõi chủ trương của Nhà nước để xây dựng chiến lược, xác
định phương hướng sao cho nhất quán từ đó mới tăng cường được sức cạnh tranh.
Song song với đó các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo kinh doanh theo đúng
quy tắc mà thị trường, nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức trong kinh doanh, kết hợp
với việc liên kết hoạt động giao thương, thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dựa
trên lợi thế của doanh nghiệp cho các đối tác kinh doanh của mình để mở rộng quy mô
hoạt động cả trong nước lẫn quốc tế

II. Về phía nhà nước:


1. Đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiện tại kết hợp với nghiên cứu thêm về các nước
đi trước, Chính phủ sẽ có những chính sách, chủ trương riêng để nâng cao chất lượng cơ
sở hạ tầng nhưng cần phải rà soát lại bản kế hoạch và quy hoạch làm sao cho có sự đồng
bộ và kết nối giữa cơ sở hạ tầng giao thông (cảng, đường xá, …) với dịch vụ vận tải (các
loại kho bãi, vận chuyển, trang thiết bị tự động hóa, …) được thống nhất toàn tiện, không
bị rời rạc để đáp ứng được nhu cầu phát triển vượt bậc của ngành logistics cũng như để
phát triển ngành logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn của đất nước.
Tại Việt Nam, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện các
chủ trương về “Ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0”, đây có thể là tiền đề, là cơ hội để
Logistics trong thương mại điện tử phát triển. Có rất nhiều công nghệ được đưa ra trong
các buổi hội thảo phù hợp với ngành như:
- Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR): công nghệ này dùng để
nâng cao hiệu quả họat động và tối ưu hóa quá trình của E-logistics thông qua đó
sẽ bảo mật hơn trong việc giao dịch trực tuyến.
- Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT): dùng để tích hợp các kho trong doanh
nghiệp thông qua cảm biến được cài đặt trên các kệ, hàng chứ hàng hóa.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): phân tích tiến trình lưu kho, tồn kho dẫn đến hoạt động kho
được hiệu quả song song với đó không những dự đoán được nhu cầu của khách
hàng thông qua lịch sử mua bán mà còn định tuyến, giám sát các sản phẩm đã xuất
kho và đang trong quá trình vận chuyển.
Với những công nghệ đã được đưa vào hội nghị để thảo luận như vậy, chính phủ
cần phải đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng vào tình hình thực tại để có thể bắt kịp được trình
độ của các nước đã phát triển. Bên cạnh đó, do chi phí vốn của các ứng dụng khoa học
công nghệ quá cao nên cần phải đưa ra những chính sách hỗ trợ vốn hoặc cho thuê dài
hạn để các doanh nghiệp không phải bỏ quá nhiều vốn ban đầu để đầu tư cho công nghệ
mà tập trung phát triển để tạo ra doanh thu, phát triển nền kinh tế đất nước.
Công nghệ không những cần phải áp dụng cho doanh nghiệp mà chính các hoạt
động của nhà nước cũng cần được áp dụng mạnh mẽ như các hoạt động về thủ tục hải
quan. Ngày nay, Việt Nam vẫn còn đang sử dụng tài liệu, chứng từ giấy rất nhiều, dễ gây
ra tình trạng sai sót , thất lạc giấy tờ dẫn đến hàng hóa bị lưu kho, không thể xuất nhập
khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, cần áp dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin như
blockchain, thương mại điện tử để tối ưu hóa lượng giấy tờ mà một chuyến hàng cần phải
làm, ví dụ như áp dụng hợp đồng điện tử (smart contract), hệ thống EDI (trao đổi dữ liệu
điện tử) để lưu lại chứng từ trên hệ thống kết hợp với việc theo dõi hàng hóa, xây dựng
hóa hệ thống giao dịch tự động không cần sử dụng đến giấy tờ tại các nơi như hải quan,
cửa khẩu, … từ đó sẽ an toàn và bảo mật thông tin hơn, tránh tình trạng thất lạc hàng, thất
lạc chứng từ và minh bạch hơn trong các dịch vụ công.
2. Hoàn thiện khung pháp lý về logistics trong thương mại điện tử:
Tại thời điểm hiện tại, mặc dù Việt Nam đã có có những quy định, pháp lý liên
quan đến thương mại điện tử như “Luật giao dịch điện tử Việt Nam”, “Luật Công nghệ
thông tin”, … Tuy nhiên, chưa thật sự đánh mạnh vào logistcics trong thương mại điện
tử. Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời để có một khung pháp lý, pháp luật thật đầy
đủ, thật chặt chẽ, linh hoạt mới tạo điều kiện cho logitics trong thương mại điện tử phát
triển, tiến tới tách bạch hoàn toàn logistics thành hai loại là: logistics truyền thống và
logistics trong thương mại điện tử bởi vì mỗi hình thức đều có một đặc điểm kinh doanh
riêng biệt.
Việc sửa đổi, bổ sung luật không những tạo điều kiện phát triển tất cả hoạt động
kết hợp với dịch vụ logistics, các công ty thứ 3 (3PL, 4PL, 5PL, …) mà còn gỡ bỏ rào
cản, hạn chế đã cản trở các công ty nước ngoài hoạt động, từ đó hoạt động thuận lợi hơn.
Song song với đó cũng cần có những điều luật bảo vệ người tiêu dùng để người dân có
thể an tâm sử dụng các dịch vụ liên quan.
Bên cạnh việc sửa đổi khung pháp lý, nhà nước, chính quyền cũng nên thành lập
một ủy ban gọi là “Ủy ban điều phối liên ngành về logistics” vì hiện nay chưa có một bộ
phận, ngành nào liên quan chính yếu đến việc xử lý, thống nhất quản lý, tổ chức các
chương trình trọng điểm cho các hoạt động logistics trong thương mại điện tử. Bộ phận
này sẽ tạo mối liên kết giữa các ngành với nhau, hỗ trợ tư vấn, xúc tiến thị trường, đây
cũng là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm thực thi các chương trình trọng điểm, tham gia vào
chiến lược phát triển logistics Việt Nam.
Rõ ràng, những luật pháp về ngành logistics trong thương mại điện tử là rất cần
thiết vì nó bao trùm đến nhiều khía cạnh, đây có thể là bước đệm để logistics phát triển.
Vì vậy, nhà nước, chính phủ cần có những phương án thích hợp để hoàn thiện và nâng
cao được hiệu quả tỏng việc thực thi pháp luật về logistics trong thương mại điện tử.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN

DFBRB

You might also like