You are on page 1of 10

THAM KHẢO 1

Câu 1 (4 điểm). Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, những
khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Nguyên đơn trong vụ án dân sự phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi?
Khẳng định sai
CCPL: Điều 69.6 BLTTDS 2015
Giải thích:
Căn cứ theo Điều 69.6 BLTTDS 2015, đương sự là người từ đủ 15 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi đã tham gia lao động theo HĐLĐ hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng
của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc liên quan đến quan hệ lao động
hoặc quan hệ dân sự đó. Và lúc này, họ có thể là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
Việc pháp luật quy định như trên là vì bản thân người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi đã có nhận thức về quyền và lợi ích của mình một cách tương đối. Ngoài việc
công nhận tư cách đương sự của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong trường
hợp trên, pháp luật vẫn quy định tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của
họ tham gia tố tụng để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cảu người chưa
thành niên.
2. Sau khi thụ lý vụ án, nếu toà án phát hiện vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền
giải quyết của toà án khác theo thủ tục tố tụng dân sự thì toà án đã thụ lý phải
đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm g khoản 1 Điều 217?
Khẳng định sai.
CCPL:
Giải thích: Đúng về loại việc, sai về cấp hoặc lãnh thổ. TA phải chuyển vụ án dân sự
sang cho TA có thẩm quyền giải quyết, không được đình chỉ
3. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu
khởi kiện và việc rút đơn là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội thì thẩm phán phải ra quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án?
Khẳng định sai
CCPL
Giải thích: nếu còn yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền và
nghĩa vụ liên quan.  đình chỉ giải quyết yêu cầu nguyên đơn. Thay đổi địa vị tố tụng,
tiếp tục giải quyêt yêu cầu phản tố, yc độc lập.
4. Giám đốc thẩm là xét xử lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp
luật bị người có thẩm quyền kháng nghị?
Khẳng định sai
CCPL:
Giải thích: GĐT là xét lại bản án, không tiến hành xử lại.
Câu 2 (3 điểm). So sánh trường hợp hoà giải thành và tự thoả thuận tại toà án cấp
sơ thẩm?
Tiêu chí Hòa giải thành Tự thỏa thuận

Câu 3 (3 điểm). Anh A và chị B kết hôn hợp pháp trên cơ sở tự nguyện năm
2018. Do mâu thuẫn trầm trọng không thể hàn gắn nên ngày 15/2/2022 anh A khởi
kiện chị B để yêu cầu toà án giải quyết ly hôn và chi tài sản chung. Biết rằng, tài sản
chung của A và B là quyền sử dụng đất đối với mảnh đất X toạ lạc tại huyện M tỉnh N;
A đang cư trú tại huyện P tỉnh N; chị B cư trú tại huyện K tỉnh H. Hỏi:
1. Có quan điểm cho rằng toà án huyện M có thể có thẩm quyền giải quyết vụ án
trên, anh (chị ) có ý kiến như thế nào về quan điểm đó? Theo anh (chị) toà án nào có
thẩm quyền giải quyết vụ án trên?
a. CCPL: Điều 28.1, Điều 35.1.a, Điều 39.1.c, Điều 40 BLTTDS 2015
b. Xác định tư cách đương sự
- A là người khởi kiện VADS được giả thiết là người có quyền lợi bị xâm phạm. Xác
định nguyên đơn: Anh A
- B là người bị kiện được giả thiết là xâm phạm đến quyền lợi của A. Xác định bị đơn:
chị B
c. Giải quyết
Tranh chấp về hôn nhân là ly hôn chia tài sản là BĐS không thuộc Điều 39.1.c
BLTTDS 2015. Bất động sản không phải là đối tượng trực tiếp của tranh chấp. Vậy
nên, tòa án huyện M sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Xác định quan hệ tranh chấp là tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án theo Điều 28.1 BLTTDS 2015
Căn cứ theo Điều 35.1.a BLTTDS 2015, thẩm quyền giải quyết thuộc về TAND
cấp huyện.
Căn cứ theo Điều 39 BLTTDS 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ,
những tòa án có thẩm quyền giải quyết như sau
- Trường hợp 1: Các bên có thỏa thuận bằng văn bản.
Căn cứ theo Điều 39.1.b, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng
văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn (nguyên đơn là cá nhân). Để thỏa
thuận này có hiệu lực cần đáp ứng 2 điều kiện: (i) tòa án giải quyết phải là tòa án nơi
nguyên đơn cư trú, làm việc; (ii) thỏa thuận lựa chọn tòa án phải đúng cấp.
Anh A là nguyên đơn có nơi cư trú tại huyện P tỉnh N. Vậy nên, tòa án nhân dân
huyện P sẽ có thẩm quyền giải quyết
- Trường hợp 2: Các bên không có thỏa thuận, nguyên đơn không được lựa chọn
tòa án giải quyết
Căn cứ theo Điều 40.1 BLTTDS 2015, trường hợp trên nguyên đơn sẽ không
được lựa chọn Tòa án để giải quyết.
Căn cứ theo Điều 39.1.a BLTTDS 2015, tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị
đơn là cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Bị đơn là chị B có nơi cư trú là huyện K tỉnh
H. Do vậy, tòa án nhân dân huyện K sẽ có thẩm quyển giải quyết.
Như vậy, các tòa án có thẩm quyền giải quyết là: TAND huyện P, TAND huyện
K
2. Giả sử, toà án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ lần 2 đương sự đến tham gia phiên
toà nhưng B vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì toà án phải giải quyết như
thế nào?
CSPL: Điều 227 BLTTDS 2015
Giải thích: TA triệu tập hợp lệ lần 2 B đến tham gia phiên tòa sơ thẩm nhưng
nhưng B vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì tòa án giải quyết như sau:
- Nếu B có đơn xin xét xử vắng mặt (do đây là vụ án ly hôn nên ko được ủy
quyền cho người đại diện) thì TA tiếp tục xét xử
- Nếu B vắng mặt lần 2 do trở ngại khách quan thì TA có thể hoãn phiên tòa
- Nếu B vắng mặt lần 2 không do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan và B
cũng không có yêu cầu phản tố. Vậy nên, Tòa án sẽ tiếp tục xét xử.
Lưu ý: được sử dụng BLTTDS năm 2015 khi làm bài.

CÂU HỎI NỘI DUNG ĐIỂM


Câu 1 1. Sai, Điều 68 BLTTDS năm 2015 1
2. Sai, Điều 41 BLTTDS năm 2015 1
3. Sai, khoản 2 Điều 217 BLTTDS năm 2015 1
4. Sai, Điều 325 BLTTDS năm 2015 1
Câu 2 * Giống nhau: đều xuất phát từ quyền tự định đoạt, nếu diễn 0,5
ra ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đều do thẩm phán
được phân công giải quyết vụ án giải quyết; việc thoả thuận
phải hình thành trên cơ sở tự nguyên, không vi phạm điều
cấm của luật và không trái đạo đức xã hội
* Khác nhau về: Khái niệm; cơ sở pháp lý, vai trò của toà 2,5
án, thời điểm, thẩm quyền; trình tự, thủ tục; hậu quả pháp lý

Câu 3 1. 1,5
- Cơ sở pháp lý: Điều 39 BLTTDS năm 2015
- Đây không phải tranh chấp có đối tượng là bất động sản
nên toà án huyện M không có thẩm quyền giải quyết
- Nếu các bên có thoả thuận thì toà án huyện P có thẩm
quyền giải quyết; nếu không có thoả thuận thì toà án huyện
K có thẩm quyền giải quyết
2. 1,5
- Cơ sở pháp lý: Điều 227 BLTTDS năm 2015
- Nếu B vắng mà có đơn xin xét xử vắng mặt thì toà án tiếp
tục giải quyết vụ án (chú ý không chi trường hợp có đại diện
hợp pháp vì đây là vụ án ly hôn)
- Nếu B vắng mặt lần 2 vì trở ngại khách quan thì toà án có
thể hoãn phiên toà
- Nếu B vắng mặt lần 2 không vì trở ngại khách quan thì toà
án tiếp tục xét xử
THAM KHẢO 2
Câu 1 (4 điểm). Theo quy định của BLTTDS năm 2015, những khẳng định sau
đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Tại phiên toà sơ thẩm, nếu một bên đương sự yêu cầu hoà giải thì hội đồng xét
xử có thể tổ chức hoà giải các quan hệ pháp luật có tranh chấp?
2. Trước khi thụ lý vụ án, nếu toà án phát hiện quan hệ dân sự được yêu cầu giải
quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án khác theo thủ tục tố tụng dân sự thì thẩm
phán phải trả lại đơn khởi kiện đ khoản 1 Điều 192?
3. Đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu nguyên đơn
không lựa chọn tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra thiệt hại giải
quyết thì chỉ có toà án nơi cư trú, làm việc của bị đơn mới có thẩm quyền?
4. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thể xem xét phần quyết định của bản án đã
có hiệu lực pháp luật xâm phạm đến lợi ích của người thứ ba không phải đương sự
trong vụ án?
Câu 2 (3 điểm). So sánh đình chỉ giải quyết vụ án và tạm đình chỉ giải quyết vụ
án tại toà án cấp sơ thẩm?

Câu 3 (3 điểm). Anh M và chị N kết hôn hợp pháp trên cơ sở tự nguyện năm
2018. Do mâu thuẫn trầm trọng không thể hàn gắn nên ngày 1/2/2022 anh M khởi kiện
chị N đến toà án huyện E tỉnh F để yêu cầu toà án giải quyết ly hôn. Sau khi toà án
huyện E thụ lý vụ án, anh A có yêu cầu vợ chồng M và N phải trả cho mình 500 triệu
đồng theo hợp đồng vay tài sản. Hỏi:
1. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, anh A chết vì tai nạn giao thông thì
toà án phải giải quyết như thế nào?
2. Giả sử, toà án cấp sơ thẩm ra bản án sơ thẩm tuyên cho M và N ly hôn; không
chấp nhận toà bộ yêu cầu của A - yêu cầu M và N trả nợ cho A 400 triệu đồng. Trong
thời hạn kháng cáo, A kháng cáo phần giải quyết vấn đề đòi nợ. Nếu trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm, M rút yêu cầu khởi kiện thì toà án phải giải quyết như thế
nào?
Ý 1 và 2 của câu 3 là độc lập với nhau.

Lưu ý: được sử dụng BLTTDS năm 2015 khi làm bài.


CÂU HỎI NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1 1. Sai, Điều 205 BLTTDS năm 2015 1
2. Sai, điểm c khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 1
3. Sai, điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 1
4. Đúng, Điều 342 BLTTDS năm 2015 1
Câu 2 * Giống nhau: thẩm quyền giải quyết trong giai đoạn chuẩn 1
bị xét xử thuộc về thẩm phán được phân công giải quyết vụ
án, tại phiên toà sơ thẩm thuộc về hội đồng xét xử; đều có
thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc bị
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
* Khác nhau về: Khái niệm; cơ sở pháp lý, căn cứ; hậu quả 2
pháp lý

Câu 3 1. 1,5
- Cơ sở pháp lý: Điều 74, 214 BLTTDS năm 2015
- C chết mà chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố
tụng thì tạm đình chỉ giải quyết vụ án
- C chết mà có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì
đưa người thừa kế tham gia tố tụng
- C chết mà không có người thừa kế thì toà án tiếp tục giải
quyết vụ án (lúc này cần đưa đại diện nhà nước tham gia tố
tụng)
2. 1,5
- Cơ sở pháp lý: Điều 299 BLTTDS năm 2015
- Phải mở phiên toà phúc thẩm
- Nếu bị đơn đồng cho rút thì hội đồng xét xử phúc thẩm
huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
- Nếu bị đơn không đồng ý thì hội đồng xét xử phúc thẩm
tiếp tục giải quyết kháng cáo của A
THAM KHẢO 3
Câu 1 (4 điểm). Theo quy định của BLTTDS năm 2015, những khẳng định sau
đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Sau khi thụ lý vụ án, nếu thẩm phán phát hiện người khởi kiện không có đủ
năng lực hành vi tố tụng dân sự thì thẩm phán phải ra quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án?
2. Bị đơn trong vụ án dân sự có thể là người dưới 18 tuổi?
3. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện
và được bị đơn đồng ý thì thẩm phán phải huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ
án?
4. Đối với tranh chấp có đối tượng là bất động sản mà bất động sản nằm ở nhiều
địa phương khác nhau thì đương sự có thể thoả thuận toà án nơi cư trú, làm việc của
nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết theo điểm b khoản 1 Điều 39?
Câu 2 (3 điểm). So sánh trả lại đơn khởi kiện và chuyển đơn khởi kiện?
Câu 3 (3 điểm). Ông A có vợ là bà B và có 2 người con là anh C . Tháng 1/2022
ông A chết, để lại di sản thừa kế là 2 tỷ đồng. Số tiền này hiện đang do anh D quản lý.
Ngày 1/7/2022 C khởi kiện D đến toà án huyện X tỉnh Y để yêu cầu chia thừa kế của
ông A. Biết rằng, C đang cư trú tại huyện P tỉnh Y; D đang cư trú tại huyện X tỉnh Y,
Hỏi:
1. Toà án huyện X đã thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền nhưng sau khi toà án thụ
lý, D chuyển nơi cư trú sang huyện E tỉnh F. Với trường hợp này, toà án huyện X đã
chuyển vụ án dân sự cho toà án huyện E vì cho rằng đương sự có sự thay đổi về nơi cư
trú. Anh (chị) có quan điểm như thế nào về cách giải quyết của toà án huyện X?
2. Giả sử, sau khi toà án thụ lý vụ án, ông M yêu cầu D phải trả cho mình 20 triệu
đồng vì khi còn sống ông A đã vay của mình 200 triệu đồng. Nếu tại phiên toà sơ
thẩm, C rút yêu cầu khởi kiện nhưng M vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Hội đồng xét xử
phải giải quyết như thế nào?
Lưu ý: được sử dụng BLTTDS năm 2015 khi làm bài.
CÂU HỎI NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1 1. Sai, điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 1
2. Đúng, Điều 68, khoản 6 Điều 69 BLTTDS năm 2015 1
3. Sai, Điều 299 BLTTDS năm 2015 1
4. Sai, điểm i khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015 1
Câu 2 * Giống nhau: thời điểm giải quyết đều là trước khi thụ lý 1
vụ án, thẩm quyền giải quyết thuộc về thẩm phán được phân
công xem xét đơn khởi kiện
* Khác nhau về: cơ sở pháp lý, căn cứ, trình tự thủ tục, hậu
quả pháp lý
2

Câu 3 1. 1,5
- Cơ sở pháp lý: Điều khoản 3 Điều 39 BLTTDS năm 2015
- Toà án huyện E đã thụ lý đúng thẩm quyền tiếp tục giải
quyết
2. 1,5
- Cơ sở pháp lý: Điều 244, 245 BLTTDS năm 2015
- Đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của C
- Thay đổi địa vụ tố tụng: M là nguyên đơn, D là bị đơn
- Tiếp tục giải quyết yêu cầu của M
THAM KHẢO 4
Câu 1 (4 điểm). Theo quy định của BLTTDS năm 2015, những khẳng định sau
đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Tất cả các tranh chấp dân sự được quy định tại Điều 32 đề thuộc thẩm quyền
giải quyết của toà án cấp huyện?
2. Một người không thể vừa có tư cách đương sự, vừa có tư cách là người đại diện
hợp pháp của đương sự trong cùng một vụ án dân sự?
3. Tại phiên toà sơ thẩm, nếu xét thấy cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài
liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không
thể thực hiện được ngay tại phiên toà thì hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà?
4. Người có quyền kháng cáo phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa
có hiệu lực pháp luật phải là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự?
Câu 2 (3 điểm). So sánh chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ việc dân sự?
Câu 3 (3 điểm). Ông A có vợ là bà B và có 2 người con là anh C. Tháng 2/2022
ông A chết, để lại di sản thừa kế là 1 tỷ đồng. Ngày 1/8/2022, C khởi kiện D để yêu
cầu chia thừa kế của ông A. Sau khi toà án thụ lý vụ án, X có đơn yêu cầu buộc những
người thừa kế của A phải trả cho mình 200 triệu đồng do khi còn sống A có vay của X
200 triệu đồng. Hỏi:
1. Toà án triệu tập hợp lệ lần 2 đến tham gia phiên toà sơ thẩm nhưng X vắng
mặt thì toà án phải giải quyết như thế nào?
2. Giả sử, toà án cấp sơ thẩm tuyên án theo hướng không nhất toàn bộ yêu cầu của
X, yêu cầu những người thừa kế trả cho X 150 triệu đồng; tài sản còn lại được chia đều
cho nhưng đồng thừa kế do A chết không để lại di chúc. Trong thời hạn kháng cáo, C
và X cùng kháng cáo phần giải quyết đòi nợ của bản án sơ thẩm. Nếu trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm, X rút kháng cáo thì toà án phải giải quyết như thế nào?
Lưu ý: được sử dụng BLTTDS năm 2015 khi làm bài.
CÂU HỎI NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1 1. Sai, khoản 3 Điều 35 BLTTDS năm 2015 1
2. Sai, Điều 87 BLTTDS năm 2015 1
3. Sai, Điều 259 BLTTDS năm 2015 1
4. Đúng, Điều 271 BLTTDS năm 2015 1
Câu 2 * Giống nhau: căn cứ là đúng thẩm quyền loại việc nhưng 0,5
sai thẩm quyền theo cấp hoặc lãnh thổ
* Khác nhau về: cơ sở pháp lý, thời điểm, thẩm quyền; trình
tự, thủ tục; hậu quả pháp lý

2,5

Câu 3 1. 1,5
- Cơ sở pháp lý: Điều 227 BLTTDS năm 2015
- X vắng nhưng có người đại diện hợp pháp tham gia hoặc
đơn xin xét xử vắng mặt thì toà án tiếp tục xét xử
- X vắng lần 2 vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan thì toà án có thể hoãn phiên toà
- X vắng lần 2 không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan thì toà án đình chỉ giải quyết yêu cầu độc lập
của X
2. 1,5
- Cơ sở pháp lý: Điều 293 BLTTDS năm 2015 và Nghị
quyết 06/2012
- Toà án chấp nhận cho X rút kháng cáo, không đình chỉ xét
xử phúc thẩm với phần kháng cáo của X đã rút, tiếp tục xem
xét, giải quyết kháng cáo của C

You might also like