You are on page 1of 6

NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

1. Mọi cá nhân đại diện cho quốc gia tham gia vào quá trình ký kết điều ước quốc tế đều phải có
thư ủy quyền.
Sai. Những người sau đây được coi là đại diện cho quốc gia của họ và không cần
xuất trình thư ủy quyền:
- Các Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao trong mọi hành vi liên quan đến việc ký kết điều ước;
- Các Trưởng đoàn ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một điều ước
giữa quốc gia cử và quốc gia nhận đại diện. Những đại diện được cử của một quốc gia tại
một hội nghị quốc tế hoặc tại một tổ chức quốc tế hoặc tại một cơ quan của tổ chức này,
trong việc thông qua văn bản của một điều ước trong hội nghị quốc tế đó, trong tổ
chức quốc tế đó hay trong cơ quan của tổ chức quốc tế đó (Điều 7 Công ước Viên năm
1969 về luật điều ước giữa các quốc gia).
2. Điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực nếu nội dung cửa điều ước đó trái với một quy phạm mệnh
lệnh bắt buộc chung (jus cogens) mói hình thành của luật quốc tế.
Đúng. Nếu một quy phạm mới bắt buộc của pháp luật quốc tế chung nảy sinh, thì
mọi điều ước hiện hữu mâu thuẫn với quy phạm đó sẽ trở thành vô hiệu và sẽ chấm dứt.
Mọi điều ước mà khi được ký kết xung đột với một quy phạm bắt buộc của pháp luật
quốc tế chung đều là vô hiệu. Một quy phạm bắt buộc của pháp luật quốc tế chung là một
quy phạm được toàn thể cộng đồng các quốc gia chấp thuận và công nhận là một quy
phạm không thể vi phạm và chỉ có thể sửa đổi bằng một quy phạm mới khác của pháp
luật quốc tế chung có cùng tính chất (Điều 53 và Điều 64 Công ước Viên năm 1969 về
luật điều ước giữa các quốc gia).
3.Trong mọi trường hợp, điều ước quốc tế có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ
quốc gia thành viên của điều ước quốc tế.
Sai. “Một điều ước sẽ ràng buộc mỗi bên trong phạm vi toàn lãnh thổ của bên đó, trừ
khi có một ý định khác xuất phát từ điều ước hoặc thể hiện bằng một cách khác” (Điều 29
Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước giữa các quốc gia).
Như vậy, về nguyên tắc, điều ước quốc tế có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia
thành viên. Ví dụ, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (2000), các công ước
quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên có hiệu lực trên toàn lãnh thổ của
Việt Nam và các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các bên của điều ước có thể thỏa thuận
phạm vi tác động của điều ước quốc tế chỉ giới hạn ở một phần lãnh thổ quốc gia hoặc
mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Ví dụ, theo Tuyên bố năm 1987 của Đan
Mạch, Công ước về vận chuyển hàng hóa quốc tể không áp dụng đối với quần đảo Faroe
của Đan Mạch mặc dù Đan Mạch là thành viên của Công ước này.
Công ước luật biển năm 1982 có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ thuộc chủ quyền,
quyền chủ quyền của các quốc gia thành viên và cả đối với biển quốc tế và Vùng.
4. Trong mọi trường hợp, quốc gia có quyền viện dẫn hành vi vi phạm nghiêm
trọng điều ước quốc tế song phương của bên kia để chấm dứt hiệu lực của toàn bộ điều ước quốc
tế đó.
Sai. Đối với điều ước quốc tế song phương, khi một bên có hành vi vi phạm
nghiêm trọng điều ước quốc tế thì bên còn lại có quyền viện dẫn sự vi phạm đó để chấm
dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước (Điều 60 (1) Công
ước Viên năm 1969 về luật điều ước). Tuy nhiên, hành vi vi phạm nghiêm trọng một điều
ước (dù là song phương hay đa phương) không thể được viện dẫn là căn cứ để không
thực hiện những quy đinh liên quan đến việc bảo hộ con người được ghi nhận trong các
điều ước quốc tế có tính chất nhân đạo, đặc biệt đối với những quy định cấm mọi hình
thức trả đũa liên quan đến những người được bảo hộ bởi các điều ước đó (Khoản 5 Điều
60 của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế).
5. Điều ước quốc tế đa phương sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực khi có hành vi của một quốc
gia thành viên v phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của điều ước quốc tế đó.
Sai. Theo Điều 60(2) Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế:
“Một sự vi phạm nghiêm trọng điều ước nhiều bên bởi một trong các bên sẽ tạo
quyền:
a) Cho các bên khác, tiến hành theo một thỏa thuận chung, tạm đình chỉ việc thi hành
một phần hoặc toàn bộ hoặc chấm dứt điều ước:
(i) . Trong quan hệ giữa các bên đó với quốc gia vi phạm; hoặc
(ii) . Giữa tất cả các bên;
b) Cho một bên bị thiệt hại đặc biệt do vi phạm, nêu lên sự vi phạm đó như là lý do
cho việc tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước trong quan hệ giữa bên
này và quốc gia vi phạm;
c) Cho bất kỳ bên nào, mà không phải là quốc gia vi phạm, nêu lên sự vi phạm như
là lý do cho việc tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước quan hệ với bên
đó, trong trường hợp này một vi phạm nghiêm trọng các quy định của điều ước bởi một
bên sẽ gây ra thay đổi triệt để tình hình của mỗi bên liên quan đến việc thi hành sau đó
những nghĩa vụ theo điều ước.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi vi phạm của một bên chỉ tạo điều kiện cho các
bên khác, tiến hành thỏa thuận về việc chấm dtrt hiệu lực của điều ước đa phượng với
quốc gia vi phạm hoặc giữa tất cả các bên.
6. Trong trường hợp tất cả thành viên của điều ước trước đều là thành viên
điều ước sau về cùng một vấn đề thì điều ước sau phải được áp dụng trong quan
hệ giữa các bên.
Sai. Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên và nội dung của điều ước trước và điều
ước sau có mâu thuẫn với nhau đến mtrc không thể thực hiện được đồng thời hay
không. Cụ thể, nếu tất cả thành viên của điều ước trước đều là thành viên điều ước sau
về cùng một vấn đề thì điều ước sau được áp dụng khi:
- Xuất phát từ điều ước sau hoặc có sự thể hiện bằng cách khác rõ ràng theo ý định
của các bên vấn đề thực chất phải được điều ước sau điều chỉnh; hoặc
- Những quy định của điều ước sau mâu thuẫn với các quy định của điều ước trước
đến mức mà không thể thi hành cả hai cùng một lúc.
Việc thi hành điều ước trước sẽ chỉ được xem là tạm thời bị đình chỉ nếu đó là việc
xuất phát từ điều ước sau hoặc có sự thể hiện rõ bằng cách khác rằng đó là ý định của
các bên (Điều 59 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế).
7. Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi pháp lý đơn phương của một bên nhằm
chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đó.
Sai.
“Bảo lưu điều ước quốc tế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi
như thế nào của một quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều
ước quốc tế, nhằm qua đỏ loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy
định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó” (Điều 2(1) Công ước
Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế). Như vậy, bảo lưu điều ước quốc tế không
nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước mà chỉ nhằm loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực
pháp lý của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng với quốc gia
đưa ra tuyên bố bảo lưu.
8.Các quốc gia chỉ được đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế khi điều ước đó
có điều khoản cho phép bảo lưu hoặc các quốc gia đã đồng ý bằng các cách khác thể
hiện sự đồng ý cho phép các bảo lưu.
Sai. Khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, một quốc
gia có thể đề ra một bảo lưu, trừ khi:
- Điều ước đó ngăn cấm việc bảo lưu;
- Điều ước đó quy định rằng chỉ có thể cỏ những bảo lưu cụ thể, trong số đó
không có bảo lưu đã đề cập nói trên;
- Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước, ngoài hai
trường hợp nêu trên (Điều 19 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế).
9. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh là yếu tố tác động làm chấm dứt hiệu
lực của mọi điều ước quốc tế.
Sai. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh được hiểu là sự thay đổi của hoàn cảnh tại
thời điểm thực hiện so với thời điểm ký kết điều ước mà các bên không thể lường trước
được khi ký kết. Sự tồn tại của những hoàn cảnh đó là cơ sở chủ yếu để các quốc gia
thành viên đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của điều ước và sự thay đổi của hoàn cảnh đó
làm thay đổi cơ bản phạm vi các nghĩa vụ mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều
ước. Tuy nhiên, một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý
do để chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước nếu đó là một điều ước quy định về đường
biên giới... ” (Điều 62 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế).
10. Điều ước quốc tế có thể tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc đối
với bên không là thành viên của điều ước.
Đúng. Điều ước quốc tế có thể có hiệu lực đối với bên không phải là thành viên của
điều ước quốc tế (bên thứ ba) trong trường hợp sau:
- Điều ước quy định quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba và được bên thứ ba đồng
ý chấp thuận. Trong trường hợp điều ước quy định nghĩa vụ cho bên thứ ba thì sự đồng ý
của bên thứ ba phải được thể hiện rõ ràng bằng văn bản (Điều 35, Điều 36 Công ước
Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế).
- Điều ước quốc tế được bên thứ ba viện dẫn áp dụng với tính chất của tập quán
quốc tế (Điều 38 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế).
- Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc.
- Điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan.
11. Mọi điều ước quốc tế đều phát sinh hiệu lực ngay sau khi các quốc gia thành
viên thực hiện hành vi thể hiện sự đồng ý ràng buộc với điều ước quốc tế.
Sai. Khi thực hiện các hành vi thể hiện sự đồng ý ràng buộc với điều ước quốc tế
(bao gồm ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập) tức là các quốc gia sẽ trở thành thành viên
của điều ước quốc tế. Thời điểm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế phụ thuộc vào
những thể thức và vào thời điểm mà điều ước ấn định hoặc theo sự thỏa thuận của các
quốc gia tham gia đàm phán (Điều 24 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc
tế).
Ví dụ, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ quy
định: “Công ước này có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 sau khi văn bản phê chuẩn hoặc gia
nhập thứ 20 được Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu chiểu” (Khoản 1 Điều 27).
12. Điều ước quốc tế đương nhiên chấm dứt hiệu lực khi có điều ước quốc tế mới về cùng một vấn
đề được ký kết
Sai. Điều ước quốc tế trước không đương nhiên chấm dứt hiệu lực khi có điều ước
quốc tế mới điều chỉnh về cùng một vấn đề được ký kết, bởi vì phải căn cứ vào thành
viên và nội dung của các điều ước quốc tế đó (Điều 30(3)(4) Công ước Viên năm 1969 về
luật điều ước quốc tế).
- Khi tất cả các bên tham gia điều ước trước cùng đồng thời là các bên tham gia điều
ước sau, trong khi điều ước trước chưa chấm dứt hiệu lực hoặc chưa bị đình chỉ thực hiện
thì điều ước trước chỉ áp dụng trong chừng mực mà các quy định của nó phù hợp với điều
ước sau.
- Khi không phải tất cả các bên tham gia điều ước trước đều tham gia điều ước sau:
Trong quan hệ giữa các quốc gia tham gia hai điều ước thì điều ước trước chỉ áp dụng
trong chừng mực mà các quy định của nó phù hợp với điều ước sau; Trong quan hệ giữa
một quốc gia tham gia hai điều ước mà một quốc gia chỉ tham gia một trong hai điều ước,
thì điều ước mà cả hai quốc gia đều tham gia điều chỉnh những quyền và nghĩa vụ lẫn
nhau của họ.
13. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định, trên cơ sở chủ quyền
quốc gia, quốc gia có quyền quyết định cách thức thực hiện điều ước quốc tế trong
phạm vì lãnh thể quốc gia.
Đúng. Luật quốc tế chỉ đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia phải tận tâm thiện chí thực
hiện điều ước quốc tế (Điều 26 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế). Vì
vậy, trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định, trên cơ sở chủ quyền quốc gia,
quốc gia có quyền quyết định cách thức thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia.
Hai cách thức thực hiện điều ước quốc tế phổ biến là áp dụng trực tiếp và chuyển hóa
điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia.
-Áp dụng trực tiếp: Điều ước quốc tế có hiệu lực trực tiếp đối với các lĩnh vực thuộc
phạm vi điều chỉnh tại quốc gia thành viên. Theo đó, khi điều ước quốc tế phát sinh hiệu
lực thì sẽ được áp dụng trực tiếp tại quốc gia mà không cần ban hành văn bản pháp luật
mới hoặc bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành để chuyển hóa điều ước quốc tế thành
nội luật (trừ khi chính điều ước quốc tế đó có quy định).
- Chuyển hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia: Lạ thủ tục do luật quốc gia
quy định để đảm bảo cho điều ước quốc tế được thực hiện một cách đầy đủ trong điều
kiện quốc gia. Việc chuyển hóa điều ước quốc tế được thực hiện thông qua ban hành văn
bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành.
Bên cạnh đó, một số quốc gia áp dụng kết hợp cả hai cách thức. Ví dụ, pháp luật
Việt Nam về vấn đề này có quy định tại Điều 6 Luật điều ước quốc tế năm 2016 như sau:
Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước,
Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế, đồng thời quyết
định áp dụng trực tiếp toàn bộ hay một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để
thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.

You might also like