You are on page 1of 4

Thảo luận và trả lời những thắc mắc về

Xây dựng thương hiệu cá nhân cùng anh em Fitness & Personal Trainer.

❖ Câu hỏi 1: Làm sao để có một thương hiệu cá nhân bền vững?
➢ đại diện cho một giá trị nào đó
➢ có kế hoạch trong một thời gian dài & nhiều người biết tới
➢ tạo ra lợi nhuận <uy tín, tiền,...>

➢ 4 việc cần chú ý khi:


■ mục đích, sứ mệnh rõ ràng cho thương hiệu cá nhân của mình
● nếu xác định mục tiêu, tầm nhìn ngắn hạn sẽ đi không được dài
● ví dụ: PT - bất cứ ai trong phòng tập khi nhắc tới bạn là biết bạn là
chuyên gia trong giảm cân trong phòng tập bạn đang làm (trong 2-3
năm ở phòng tập bạn đang làm). Tiếp theo khi bạn ra làm riêng thì
bạn phải xây dựng và xác định lại thương hiệu của mình.
● khi bạn mất động lực thì tầm nhìn - sức mệnh sẽ giúp bạn có đủ sức
vượt qua khi bạn chán nản

■ có một kế hoạch rõ ràng


● một ngày thức dậy: bạn phải suy nghĩ phải đăng bài gì, phải nói
chuyện với khách hàng như thế nào,...không có nội dung, luôn luôn bị
động.
● như bạn bỏ 1,2 ngày đi chơi, du lịch, buồn chán thì sẽ sao nhãng công
việc nên bạn cần có 1 kế hoạch rõ ràng

■ cái lõi của thương hiệu cá nhân - “là chính bạn” trong công cuộc xây
dựng thương hiệu & đừng phục vụ bất kỳ một ai
● khi xây dựng thương hiệu cá nhân mà bạn thay đổi bản thân, thay đổi
khuôn mặt,...thì đó là bạn đang diễn thì nó sẽ rất là mệt mỏi. Bạn
đang đi làm theo mong muốn của mọi người thì bạn sẽ rất áp lực và
không đi xa được
● HÌNH TƯỢNG CÁ NHÂN >< THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
● Hãy chia sẻ những thứ là chính bạn - những thứ bạn hiểu & bạn
hướng tới, đừng đi theo mong muốn của người khác.
● phải HIỂU chính BẢN THÂN mình

■ tạo ra giá trị cho thương hiệu


● ví dụ: nhiều DN trên thế giới đang hướng tới trong quá trình sản xuất
thì họ hướng tới bảo vệ môi trường, do môi trường xung quanh đang
bị ô nhiễm quá nhiều. Nếu DN nào còn tồn tại tới cuối cùng,...
● bạn có thể xưng danh là 1 chuyên gia trong 1 lĩnh vực giảm cân, bằng
mọi cách bạn truyền thông tốt - bạn tiếp cận được nhiều KH - bạn
bán được nhiều sản phẩm - khi KH sử dụng chương trình tập luyện
của bạn xong nếu người ta bị tổn hại tới sức khoẻ thì người ta chỉ mua
sản phẩm của bạn một lần và tạo ra những giá trị không tốt cho KH
và sản phẩm của bạn và sau đó nó sẽ ảnh hưởng tới lâu dài
● tạo ra giá trị là: trao tặng kiến thức cho cộng đồng của mình, mọi
người xung quanh mình, bạn tư vấn & giúp khách hàng của mình
● LUÔN LUÔN phải UPDATE bản thân
◆ kiến thức của mình luôn luôn phải tăng lên
◆ càng học nhiều - càng thấy nhiều kiến thức nên họ sẽ cảm
thấy mình khôn lên
❖ Câu hỏi 2: Làm thế nào để giữ được tính ổn định và nhất quán trong hành trình xây
dựng thương hiệu cá nhân?
➢ mục tiêu
■ nếu không có mục tiêu thì mình chả biết như thế nào là hoàn thành, như thế
nào là đến đích
■ khi bạn đã quen rồi thì bạn sẽ không cần phải viết ra nữa
■ mục tiêu dài hạn - mục tiêu ngắn hạn
● ví dụ: mục tiêu ngắn hạn thì luôn viết ra note khi làm xong thì bạn có
thể stick mình đã làm xong để tạo sự hưng phấn

➢ có kế hoạch rõ ràng - cụ thể


■ không thích thì làm - không thích thì nghỉ, một khi đã nghỉ là sẽ nghỉ luôn
■ giống như khách hàng ít khi đặt vấn đề tập luyện lên cao chẳng hạn

❖ Câu hỏi 3: Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân nổi bật? Làm sao để tránh sự
trùng lặp với thương hiệu cá nhân của người khác?
➢ chiến lược cạnh tranh
■ khác biệt hoá
● cơ bản là mỗi cá nhân trong chúng ta đã khác biệt rồi, không ai giống
nhau cả
◆ cùng một kiến thức, trải nghiệm - cách diễn tả nó khác, truyền
tải nó khác, cảm nhận nó khác.
● TẠO RA THỊ TRƯỜNG MỚI
◆ đáp ứng cho một nhu cầu mới để tạo ra thương hiệu cho bản
thân mình
◆ nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, khu vực sống,
mức thu nhập)
◆ nhu cầu (giảm cân, khắc phục tư thế,...)
ví dụ: giảm cân cho người bệnh tiểu đường, giảm cân
cho người ăn chay, giảm cân cho người đau mỏi cột
sống,....từ 1 ngách lớn thì bạn hãy đi tới ngách nhỏ hơn
◆ cái khó là khi nói thì bạn có làm được không? quan trọng là
bạn có tập trung - kiên trì - nhất quán vào tệp khách hàng
mình hướng tới hay không - hay bạn sẽ chạy theo lợi nhuận
đôi khi bạn nói ít thì người ta không nhớ - nhưng khi
bạn lặp đi lặp lại thì người ta sẽ nhớ tới
■ chi phí thấp
● chi phí thấp hơn thị trường

❖ Câu hỏi 4: Làm sao để truyền thông được thương hiệu của mình tới nhiều người hơn
➢ thiết lập mục tiêu
➢ lập kế hoạch
➢ bạn phải có sự chuẩn bị & thực thi
■ làm trên facebook, ví dụ bạn có 1 nhóm hỗ trợ bạn, chia sẻ bạn tới mọi người
trong 1 tháng nó chỉ kéo thêm 1, 2 lượt like thì bạn phải có sự chuẩn bị.
■ facebook
● avt: phải là mặt bạn
● bio: thông tin, triết lý sống, bạn mang lại lợi ích gì cho người khác, bạn
đang làm ở đâu,...
● content: bạn phải viết bài, các nội dung bạn chia sẻ trong thời gian dài
◆ khi họ biết tới mình thì họ xem bạn họ mới follow bạn, lúc đó
mới có giá trị
◆ chứ nếu người ta biến đến bạn xong người ta sẽ đi luôn thì
cũng như không
◆ phải chất lượng, mang phong cách riêng của bạn
➢ truyền thông
➢ quản trị - theo dõi - đo lường và cập nhật

■ ví dụ:
● làm viral content
● bắt trend (không bắt trend bẩn, cái gì cũng trend lên tường của
mình). phải biết lựa chọn trend để đăng
◆ dễ gây ảnh hưởng tới những người không cùng góc nhìn với
nhìn
● kết hợp với những người có chuyên môn hỗ trợ lẫn nhau
● tham gia vào group có khách hàng mục tiêu mình ở đó, trả lời những
câu hỏi có chuyên môn của mình
● tham gia các buổi offline, hội thảo có khách hàng mục tiêu ở đó

❖ Câu hỏi 5: Có nên xem thương hiệu cá nhân là một công việc thực sự và đầu tư cho nó
hay không?
➢ thương hiệu cá nhân đáng đầu tư & nó xuyên suốt cuộc đời mình
■ thế giới này đã vẽ chân dung của bạn rồi - nếu bạn bạn không vẽ lại để đi
theo suốt cuộc đời mình thì nó chỉ cần là CHÍNH MÌNH
■ mình vẫn là mình thôi mà - nhưng mình đã hiểu rõ mình là ai
➢ thương hiệu cá nhân luôn đi đồng hành cùng công việc chính của mình
➢ mục tiêu cuộc đời
■ khi có một job mới, mình biết là nên có nhận job đó hay không
■ mong muốn, ước mơ của mình là gì - mình muốn người khác nhìn nhận
mình như thế nào thì mình cần phải làm gì để đạt tới điều đó
➢ nếu bạn có tham vọng muốn giúp nhiều người hơn/ảnh hưởng tới nhiều người hơn
thì chắc chắn bạn phải xây dựng thương hiệu

❖ Câu hỏi 6: Công ty có nên set 1 bộ KPI cho nhân sự liên quan đến Xây dựng thương hiệu
cá nhân không.
➢ mục đích của việc đó là cái gì?
■ ví dụ: nhiều công ty đặt KPI đều cho nhân viên chỉ cần viết đủ bài là được
■ nhưng quan trọng việc đó có mang lại khách hàng cho công ty hay không?
➢ phải clear rõ ràng trong lúc tuyển dụng nhân sự
■ ví dụ: share bài lên fb cá nhân chẳng hạn
➢ xây dựng thương hiệu cá nhân cho phòng private là điều cần thiết
■ nên có kế hoạch cụ thể và rõ ràng để cho PT và phòng tập cùng phát triển

❖ Câu hỏi 7: Nếu mình đang trong quá trình xây dựng, thay đổi bản thân mình TỐT HƠN
thì có nên xây dựng thương hiệu cá nhân không?
➢ đến bao giờ mày mới làm
➢ bây giờ mình chưa giỏi - nhưng mình muốn thì mình sẽ làm được như vậy
■ có một kế hoạch để đạt tới mục tiêu mình đề ra
➢ hãy tìm hiểu thật sâu vào bản thân mình - muốn mọi người nhìn nhận mình như thế
nào thì hãy lập kế hoạch hoàn thành điều đó
➢ thương hiệu của bạn thì nó phải hình thành trong tâm trí của người khác - mỗi
người sẽ có một suy nghĩ khác nhau về bạn

NÓI là phải LÀM


❖ Câu hỏi 8: Nên tạo giá trị theo thứ mình giỏi - hay thứ thị trường cần. Thứ mình thích
hay là thứ thị trường cần
➢ phải tìm hiểu chính bản thân mình, thương hiệu đi với bạn cả đời - là chính bạn
■ không nên đi theo: thị trường cần - khách hàng cần - khách hàng thích - thì
mình sẽ đáp ứng nhu cầu này nó là sai hoàn toàn
■ nếu bạn đáp ứng nhu cầu thị trường thì nó sẽ không còn là chính bạn và nó
sẽ là HÌNH TƯỢNG CÁ NHÂN vì bạn đang đeo
➢ Thứ mình giỏi nhất - mình thích nhất thì hãy
■ sẽ có những người đồng cảm với giá trị của bạn

❖ Câu hỏi 9: Khi nhắc đến THCN, mọi người đều định vị mình là chuyên gia trong lĩnh vực
A,B,C. Liệu có định vị nào khác không?
➢ chuyên gia: là một người có kinh nghiệm, kiến thức về một chủ đề nào đó.
➢ xây dựng hình ảnh mình là một người chuyên gia: có kiến thức - kinh nghiệm tương
đối giỏi trong lĩnh vực đó, một người có thể giúp mình trong lĩnh vực này

❖ Câu hỏi 10: Tìm hiểu được thế mạnh của mình, đâu là thứ mình giỏi nhất.
➢ thứ mình giỏi
■ hãy hỏi xem mọi người xung quanh đánh giá mình như thế nào?
■ hãy LÀM VIỆC - LÀM VIỆC - LÀM VIỆC
● tìm được điều mình thích thú thì mình lại đào sâu vào tiếp.
➢ thế mạnh
■ chuyên môn
■ tư duy

HÃY TÌM HIỂU BẢN CHẤT - CỐT LÕI CỦA VẤN ĐỀ THÌ MÌNH SẼ BIẾT ĐƯỢC GỐC
RỄ VẤN ĐỀ ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN >< HÌNH TƯỢNG CÁ NHÂN

THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN >< THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Điều gì cũng có NGUYÊN TẮC của nó: KIÊN TRÌ - NHẤT QUÁN

Hãy hiểu vấn đề CỐT LÕI thì bạn mới đi cả đời được
Nếu không hiểu mục đích - mục tiêu rõ ràng - mong muốn của mình thì bạn sẽ chán, mất thời gian &
không được gì cả

Tạo ra kiến thức của riêng bản thân mình thì mình sẽ dễ dàng chia sẻ hơn

You might also like