You are on page 1of 6

Quản trị đa văn hóa - 2020

Chương 5:
HÒA GIẢI NHỮNG KHÁC BIỆT
VĂN HÓA

Sự khác biệt và tương đồng văn hóa

Bùi Thanh Huân - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 1


Quản trị đa văn hóa - 2020

Sự khác biệt và tương đồng văn hóa (…)


• Có thể tồn tại những điểm tương đồng giữa các nền VH; sự khác
biệt giữa các nền VH nhiều hơn sự tương đồng, do vậy:

– Không thể KD & quản trị theo cùng một cách ở mọi nơi

– Những thủ tục và chiến lược tốt ở quốc nội không thể áp dụng
ở hải ngoại nếu không có sự biến đổi

• Mọi nền VH đều có lý lẽ và sự đúng đắn và sự khác biệt VH làm


cho mối quan hệ có giá trị  Cần nhận diện, tôn trọng và có giải
pháp hòa giải những khác biệt về VH

• Việc hòa giải những khác biệt VH để chúng ta là chính mình


nhưng vẫn có thể nhìn thấy và hiểu những quan điểm khác có
thể hỗ trợ chính quan điểm của chúng ta

Thái độ đối với sự khác biệt văn hóa


• Bỏ qua (phớt lờ) các VH khác: áp đặt; từ chối cách suy nghĩ
khác, cách làm khác; không nhận ra chúng; không có sự tôn
trọng chúng

• Từ bỏ VH của bản thân  rất nghiệp dư; các nền VH khác sẽ


không tin tưởng bạn; không tạo ra những thế mạnh riêng

• Thỏa hiệp: đôi khi theo cách của mình nhưng đôi khi nhượng bộ
những người khác  không thể dẫn đến giải pháp mà cả hai bên
đều hài lòng

• Hòa giải những khác biệt VH: hai quan điểm đối lập có thể hợp
nhất hoặc hòa trộn; sức mạnh của một quan điểm được mở rộng
bằng cách cân nhắc và hỗ trợ cho quan điểm khác

Bùi Thanh Huân - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 2


Quản trị đa văn hóa - 2020

Nhận diện và tôn trọng những khác biệt


• Cần hiểu và mô tả một cách khách quan những khác biệt

• Những cách cư xử khác nhau có thể tùy thuộc vào tình huống
chứ không vì bản chất của chúng

• Cần loại bỏ yếu tố cảm xúc, nhấn mạnh sự logic trong nhận diện
VH của người khác và những khác biệt

• Xem xét hậu quả hoặc ảnh hưởng của những khác biệt

• Thiếu nhận thức đầy đủ về những sự khác biệt có thể tồn tại giữa
các nền VH  dễ dàng làm tổn hại mối quan hệ

• Tăng cường giao tiếp về những khác biệt để có thể thấu hiểu,
giải quyết những bất đồng, kết nối và hòa giải

Nhận diện và tôn trọng những khác biệt (…)


• Trong chính chúng ta cũng tồn tại những khác biệt;

• Những điểm nổi trội trong nền VH khác cũng tồn tại dưới một
hình thức nào đó trong nền VH của chúng ta

 Tôn trọng khác biệt VH  Tránh nóng vội đánh giá người khác
theo chiều hướng xấu; không xem thường VH của người khác

• Cần một sự nhạy cảm về VH: hiểu biết về “trạng thái tinh thần”,
và sự quan tâm chân thành đến VH của người khác; mong muốn
đứng ở vị trí của họ để hiểu họ  sự chia sẻ, tránh xung đột

• Nên mở rộng nền VH của mình để tạo ra một không gian VH, tìm
kiếm một sự thống nhất

Bùi Thanh Huân - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 3


Quản trị đa văn hóa - 2020

Nhận diện và tôn trọng những khác biệt (…)


• Học hỏi và tôn trọng những hành vi và giá trị của người khác là
rất cần thiết cho phát triển năng lực xuyên VH

• Để hình thành sự tôn trọng đối với những khác biệt về VH, tìm
những tình huống trong chính cuộc sống mà chúng ta đã cư xử
như người đến từ một nền VH khác

• Không có VH nào là tốt hay xấu; cần biết kết hợp những giá trị
VH của chúng ta với các nền VH khác để tìm kiếm sự thống nhất
và hòa hợp

• Đôi khi chúng ta hướng tới quan điểm của người khác và họ
cũng hướng tới quan điểm của chúng ta mà cả hai bên đều
không hay biết

Hòa giải những khác biệt văn hóa


• Sử dụng ưu điểm của giá trị đối lập để bổ sung cho giá trị gốc, ví
dụ:

– Thay vì tách biệt công việc và đời sống riêng, DN nên quan
tâm hơn đến đời sống riêng của nhân viên

– Thay vì chỉ trả lương theo thâm niên, DN nên sử dụng thêm
những khoản thanh toán cho kết quả vượt mức ấn định

• Kết hợp hai giá trị trong một giá trị mới, ví dụ:

– KH mong muốn được phục vụ cá nhân hóa và do vậy chi phí


sẽ tang; DN lại muốn có lợi thế cạnh tranh về giá nhờ chi phí
thấp  Giải pháp: cá biệt hóa đại trà hoặc cá biệt thích nghi

Bùi Thanh Huân - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 4


Quản trị đa văn hóa - 2020

Hòa giải những khác biệt văn hóa


• Việc lựa chọn từ ngữ phù hợp trong các cuộc thảo luận, ví dụ:

– Thay vì nói “thành công”, sử dụng “hướng đến thành công” 


hai trạng thái suy nghĩ khác nhau

– Sử dụng cách diễn đạt theo quá trình thay vì sử dụng một
danh từ thể hiện giá trị; dùng “tách biệt hóa” thay vì “tách biệt”

• Bắt đầu ở một “thái cực” và hướng về “thái cực đối lập”, ví dụ:

– Do quá nhiều ngoại lệ, nhiều nhân viên đi làm trễ do phải đưa
con đến trường  DN điều chỉnh giờ làm việc

– Để tránh quá đề cao bằng cấp hơn năng lực thực sự của
nhân viên  DN đề cao những người có bằng cấp đạt thành
tích xuất sắc

Hòa giải những khác biệt văn hóa


• Sử dụng những chuyện hài hước: một giá trị được thể hiện, một
giá trị đối lập được ẩn chứa

• Sử dụng tiếp cận “bối cảnh” và “nội dung”, ví dụ:

– Những bài học từ “thất bại” trong quá khứ đã mang lại những
“thành công” hôm nay

– Công ty mẹ quan trọng hơn công ty con?

Bùi Thanh Huân - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 5


Quản trị đa văn hóa - 2020

Hòa giải những khác biệt văn hóa

Bùi Thanh Huân - ĐH Kinh tế Đà Nẵng 6

You might also like