You are on page 1of 7

1.

Phát biểu giả thuyết nghiên cứu:


H1: Yếu tố “ Tính dễ sử dụng ” của ví Momo tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ví
điện tử Momo trong việc thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Từ góc nhìn của Davis ( 1989 ) thì tính dễ sử dụng là “ Mức độ mà một cá nhân tin rằng
việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức ”. Theo Venkatesh và cộng sự
( 2002 ) thì mối quan hệ giữa tính dễ sử dụng được nhận thức và ý định hành vi sử dụng là
đáng kể và theo chiều thuận.
Thực tế với bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì ví điện tử phải cải tiến
và ngày càng tối ưu hóa để bổ sung thêm các tính năng hữu ích, các câu lệnh dễ hiểu, rõ
ràng cũng như bố cục hài hòa, tránh rối mắt nhằm tạo sự thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng
cho khách hàng. Từ đó, có thể thấy, tính dễ sử dụng là một trong các yếu tố quan trọng có
tác động tích cực tới ý định sử dụng ví điện tử Momo của người dùng.
H2: Yếu tố “ Nhận thức hữu ích ” của ví Momo tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ví
điện tử Momo trong thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhận thức hữu ích theo David (1989) là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ
thống cụ thể sẽ cải thiện hiệu suất công việc của họ.
Người dùng sẽ thấy hữu ích và sẽ tiếp tục sử dụng khi ví điện tử đáp ứng được kỳ vọng của
họ và ngược lại. Với thị trường vô cùng cạnh tranh như hiện nay, người dùng có thể thoải
mái lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà mình cho là phù hợp. Do đó, tính hữu ích cảm nhận
cũng là một yếu tố có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của người
dùng.
H3: Yếu tố “ Tính riêng tư và bảo mật ” của ví Momo tác động nghịch chiều đến ý định sử
dụng ví điện tử Momo trong thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Quyền riêng tư và bảo mật của ví điện tử theo quan điểm của Milberg et al. (2000) là “
Người dùng sẽ e ngại và tránh xa sản phẩm nếu nó không đáp ứng các yêu cầu về bảo
mật/quyền riêng tư của người dùng ”. Với Amoroso & Magnier-Watanabe (2012), Vietal
(2020) "Mức độ mà khách hàng tin rằng việc sử dụng một phương thức thanh toán cụ thể
thông qua ứng dụng di động sẽ an toàn".
Sự phát triển của đời sống xã hội kéo theo những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt ở đây là vấn
đề bảo mật và quyền riêng tư của người dùng. Đây là câu hỏi rất được quan tâm và là yếu tố
có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo để thanh toán. Bởi nó mang đến
tâm lý e ngại, e ngại khi sử dụng sản phẩm của khách hàng. Bởi vì mọi người sẽ chỉ sử dụng
các sản phẩm và dịch vụ nếu họ tin tưởng và tin tưởng chúng. Do đó, bảo mật thông tin nên
được ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp.
H4: Yếu tố “ Tác động từ xã hội ” của ví Momo tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ví
điện tử Momo trong thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác động xã hội theo Venkatesh và cộng sự (2003) là mức độ mà một cá nhân thấy rằng
những người quan trọng đối với anh ta nghĩ rằng hệ thống thông tin mới nên được sử dụng.
Hay “Các cá nhân có xu hướng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên hoặc phản hồi từ mọi người
trong giai đoạn đầu sử dụng công nghệ khi chưa có đủ kinh nghiệm hoặc sự tự tin” (Vi et
al., 2020).
Với tốc độ cạnh tranh giữa các công ty trong mảng ngân hàng trực tuyến như hiện nay,
doanh nghiệp nên thường xuyên triển khai các hoạt động tri ân khách hàng cũng như
chương trình khuyến mãi, ưu đãi khi giới thiệu người dùng mới để có thể thu hút nhằm tác
động đến ý định hành vi cá nhân của người dùng.
H5: Yếu tố “ Niềm tin vào ví điện tử Momo ” của ví Momo tác động thuận chiều đến ý định
sử dụng ví điện tử Momo trong thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Shumaila và cộng sự (2003) cho biết "Niềm tin đã được coi là một yếu tố hỗ trợ trong nhiều
giao dịch giữa người bán và người mua để có thể đáp ứng sự hài lòng của khách hàng như
mong muốn". “ Tin tưởng vào các nhà cung cấp dịch vụ có nghĩa là khách hàng tin rằng các
nhà cung cấp dịch vụ có tính chính trực và đáng tin cậy ” (Shin, 2013). Trong những năm
trở lại đây, niềm tin là yếu tố ngày càng được quan tâm và nghiên cứu. Đồng thời, nó cũng
được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như ngân hàng và thương mại qua điện thoại,
thương mại điện tử, thanh toán ví điện tử qua điện thoại, v.v. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế do nhiều yếu tố khách quan khác khiến người dùng phân vân. và không đáng tin cậy. Vì
vậy, để vượt qua rào cản này, các công ty nên làm nhiều hơn nữa để nâng cao uy tín công
ty, tạo niềm tin với khách hàng, nâng cấp hệ thống bảo mật để người dùng thực sự cảm thấy
an toàn và hoàn toàn tin tưởng khi sử dụng.
2. Mô hình nghiên cứu:
Nhóm tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu 5 yếu tố bao gồm: (1) tính dễ sử dụng; (2)Nhận
thức hữu ích; (3) tính riêng tư và bảo mật; (4) Tác động từ xã hội; (5) niềm tin vào ví điện
tử. 5 yếu tố được đưa ra dựa trên lý thuyết TRA ( thuyết hành động hợp lý), thuyết hành vi
dự định TPB và tất cả những mô hình nghiên cứu khác liên quan đến quyết định sử dụng ví
điện tử.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu


Bảng 1: Mô tả các giả thuyết trong nghiên cứu

Kí Kỳ vọng
Nội dung
hiệu dấu

Nhận thức về tính hữu ích tác động thuận chiều đến quyết định
H1 +
sử dụng ví điện tử Momo

Nhận thức về tính dễ sử dụng tác động thuận chiều đến quyết
H2 +
định sử dụng ví điện tử Momo

Tính riêng tư và bảo mật tác động nghịch chiều đến quyết định
H3 -
sử dụng ví điện tử Momo

Tác động từ xã hội ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định sử
H4 +
dụng ví điện tử Momo

Niềm tin vào ví điện tử ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định
H5 +
sử dụng ví điện tử Momo
3. Mô tả biến số:

Bảng 2: Mô tả các biến số


Các nhân tố hiệu Biến quan sát Nguồn dữ liệu
biến

Tôi nghĩ rằng việc thanh toán thuận


PU1
tiện hơn khi sử dụng ví điện tử Momo

Tôi nghĩ rằng tôi có thể thanh toán


PU2 nhanh để tiết kiệm thời gian khi sử (Junadi, 2015)
dụng ví điện tử Momo

Tính hữu Tôi nghĩ rằng hiệu suất khi làm việc (Trivedi, 2016)
ích PU3 của tôi được cải thiện khi sử dụng ví
Momo (Venkatesh và
cộng sự, 2003)
Tôi cho rằng tôi sẽ giao dịch nhanh
chóng hơn khi sử dụng ví điện tử
PU4
Momo thay cho việc dùng tiền mặt để
thanh toán

Nhận thức Tôi có thể dễ dàng sử dụng mà không (Junadi, 2015)


PEU1
dễ sử dụng gặp rắc rối nào khi sử dụng ví Momo
(Venkatesh và
Tôi có thể dễ dàng học cách thao tác
PEU2 cộng sự, 2003)
khi sử dụng ví điện tử Momo

Tôi có thể giao dịch một cách nhanh (Trivedi,2016)


PEU3 chóng và linh hoạt hơn khi sử dụng ví
điện tử Momo

PEU4 Tôi thấy giao diện tương tác của ví


điện tử Momo rõ ràng và sử dụng dễ
dàng hơn

Hệ thống thanh toán Momo đảm bảo


SP1 xác minh thông tin và bảo mật kĩ càng
giữa các bên tham gia

Tôi tin rằng ví điện tử Momo luôn có


kế hoạch chuẩn bị để ứng phó khắc
SP2
phục với rủi ro để đảm bảo an ninh dữ
Tính riêng liệu (Chen, 2008)
tư, bảo mật ( Vi và cộng sự,
Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi 2020)
SP3 sẽ không được sử dụng cho mục đích
khác

Tôi tin rằng các giao dịch cá nhân của


SP4 tôi qua ví điện tử Momo sẽ được đảm
bảo an toàn

Những người liên quan xung quanh


SI1 với anh/chị nghĩ rằng anh/ chị nên sử
dụng ví điện tử

Những người có tác động đến hành vi


Tác động từ SI2 của anh/ chị nghĩ rằng anh/ chị nên sử Tô Phúc Vĩnh
xã hội dụng ví điện tử Nghi (2021)

Những người có ý kiến ảnh hưởng đến


anh/ chị luôn được anh/chị đánh giá
SI3
cao mong muốn anh/chị sử dụng ví
điện tử

Niềm tin TR1 Tôi tin rằng mô hình của ví điện tử Ridaryanto và
vào ví điện Momo rất đáng tin cậy cộng sự (2020)
Tôi tin rằng ví điện tử Momo sẽ đặt lợi
TR2 ích của người dùng lên hàng đầu

tử momo Tôi tin rằng tôi có thể thực hiện giao


TR3
dịch thông qua ví điện tử Momo

Tôi tin tưởng những thông tin được ví


TR4
điện tử Momo cung cấp cho tôi

4. Phương pháp thu thập dữ liệu:

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ:
 Bài nghiên cứu: A Model of Factors Influencing Consumer' s Intention To Use E-payment
System in Indonesia. Procedia Computer Science, 214-220 by Junadi, S. (2015).
 Bài nghiên cứu: Factors Affecting the Behavioral Intention and Behavior of Using E–
Wallets of Youth in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 295-
302 by Vi, H. T., Nhân, P. T., & Phương, L. H. (2020).
 Bài nghiên cứu: Factors Determining the Acceptance of E Wallets.International Journal of
Applied Marketing and Management, 1(2), 42-53 by Trivedi, J. (2016)
 Bài nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của nhận thức rủi ro đến ý định sử dụng ví điện tử của
nhân viên văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh của Tô Phúc Vĩnh Nghi (2021)
 Bài nghiên cứu: Organizational commitments in financial service audit with antecedents of
organizational justice and job satisfaction by Ridaryanto P (2020)
 Bài nghiên cứu: User acceptance enablers in individual decision making about technology:
Toward an integrated model. Decision sciences, 33(2), 297-316 by Venkatesh, V., Speier,
C., & Morris, M. G. (2002)
 Bài nghiên cứu: User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS
Quarterly, 425–478 by Venkatesh, V., Speier, C., & Morris, M. G. (2002).
 Bài nghiên cứu: A model of consumer acceptance of mobile payment. International Journal
of Mobile Communications, 6(1), 32-52 by Chen, L. D. (2008).
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Hoàn thành

Phạm Thị Ngọc


34 050610221424 Mục 1 và 3 100%
Trà

Nguyễn Quỳnh
33 050610221430 Mục 1 và 3 100%
Trang

Đinh Thị Kim


12 050610221097 Mục 2 và 4 100%
Nên

Phạm Hoàng
11 050610221079 Mục 3 và 4 100%
Trúc Minh

Võ Lê Thị Trúc
10 050610221075 Mục 1 và 2 100%
Mai

You might also like