You are on page 1of 3

Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Sinh học Mr. Cần Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2023 – 2024
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
Word hóa và hiệu chỉnh: Mr. Cần và các cộng sự
Câu 1. Những phát biểu dưới đây đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích ngắn gọn.
a. Lai phân tích là cách duy nhất để kiểm tra kiểu gene của một cá thể.
b. Cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình được gọi là thể đột biến.
c. Trao đổi chéo NST trong giảm phân là một cơ chế tạo ra biến dị tổ hợp.
d. Các kiểu gene khác nhau thường có mức phản ứng khác nhau.
e. Trong hoạt động của operon Lac ở E.coli, nếu gene điều hòa R không được phiên mã thì các gene
cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.
g. Những đột biến gene không làm thay đổi cấu trúc của protein đều là đột biến trung tính.
Câu 2. Dưới đây là sơ đồ 3 gene A, B, C cùng nằm trên một phân tử ADN ở một loài vi khuẩn. Mũi tên
ở mỗi gene chỉ vị trí bắt đầu và hướng phiên mã của gene đó.

a. Mạch làm khuôn tổng hợp ARN của mỗi gene nằm trên mạch nào của phân tử ADN?
b. Khi tế bào nhân đôi ADN, gene nào trong các gene trên được nhân đôi trước tiên? Giải thích.
c. Người ta nhận thấy, trong cùng một tế bào, tại cùng một thời điểm, gene A phiên mã mạnh, gene C
phiên mã yếu còn gene B không phiên mã. Hãy nêu giả thuyết giải thích hiện tượng trên.
Câu 3.
Ở một loài lưỡng bội sinh sản hữu tính, khi Bảng 1
phân tích hàm lượng ADN (pg) trên NST Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
của các tế bào thuộc cùng một cơ thể bình Hàm lượng ADN 2,0 4,0 1,0
thường, người ta thu được 3 nhóm với
hàm lượng ADN/ tế bào khác nhau (bảng
1). Hình 1 mô tả các trạng thái của một cặp
NST tương đồng ở các thời điểm khác
nhau của quá trình phân bào.
a. Trạng thái nào (A, B, C, D, E, G) thể hiện
NST đang trong quá trình nguyên phân?
b. NST của các tế bào nhóm I, II, III có thể
có trạng thái nào trong các trạng thái được
mô tả trong hình 1? Giải thích.

1
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

c. Xét hai gene (H và N) nằm trên hai NST thường khác nhau. Người ta đánh dấu một bản sao của gene
H và một bản sao của gene N ở cơ thể bố mẹ bằng các loại dấu chỉ thị khác nhau rồi theo dõi sự có mặt
của dấu chỉ thị ở các tế bào giao tử và hợp tử tạo ra từ quá trình giao phối giữa hai cơ thể này. Biết rằng
khi một gene mang dấu được nhân đôi thì dấu chỉ thị cũng có có ở các gene con.
- Theo lí thuyết, trong 1000 giao tử cái, có bao nhiêu giao tử chứa cả 2 loại dấu chỉ thị?
- Theo lí thuyết, trong 32 hợp tử tạo ra, có bao nhiêu hợp tử chỉ chứa một loại dấu chỉ thị?
Câu 4
a. Ở một loài động vật, có 6 đột biến mất các đoạn khác nhau của NST số 8. Vị trí các đoạn được mô tả
trong hình 2.
Bảng 2
Kiểu đột biến Gene bị mất
Mất đoạn 2 D, G
Mất đoạn 5 B, C, D
Mất đoạn 1 A, D, G
Mất đoạn 3 B, D
Mất đoạn 6 C, E
Mất đoạn 4 B, C, E

Vùng NST bị mất chứa 6 gene (A, B, C, D, E, G) chưa xác định được thứ tự. Người ta đã sử dụng kĩ
thuật di truyền xác định các gene bị mất ở các giao tử đột biến, kết quả được mô tả ở bảng 2. Hãy biện
luận, vẽ lại hình 2, chú thích trên hình vị trí và giới hạn vùng phân bố của từng gene trên NST số 8.
b. Trong quá trình giảm phân của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gene Aa, ở một số tế bào, cặp NST chứa
Aa không phân li trong giảm phân II, kết quả đã tạo ra giao tử đột biến (n + 1) có kiểu gene Aa. Giả sử
không xảy ra đột biến gene và đột biến cấu trúc NST, hãy giải thích cơ chế phát sinh giao tử đột biến
nói trên.
Câu 5. Sự hình thành sắc tố cánh hoa ở một loài thực vật lưỡng bội
được mô tả trong sơ đồ hình 3. Protein A do gene A mã hóa, có vai
trò ức chế quá trình biến đổi sắc tố vàng thành sắc tố đỏ. Protein B
do gene B mã hóa, là một chất ức chế sự phiên mã của gene A. Các
allele lặn a, b đều mất khả năng tổng hợp protein. Các gene A và B
nằm trên các NST khác nhau.
a. Viết kiểu gene có thể có của các cá thể mang kiểu hình hoa vàng.
b. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1 của phép lai giữa hai cây đều có kiểu
gene AaBb.
c. Xét gene thứ ba nằm trên cùng một NST với gene A, có 2 allele: D quy định thân cao, trội hoàn toàn
so với allele d quy định thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) lai phân tích, F1 thu được tỉ lệ: 30% hoa
đỏ, thân cao: 45% hoa đỏ, thân thấp: 20% hoa vàng, thân cao: 5% hoa vàng, thân thấp. Hãy xác định
kiểu gene của cây P và tần số hoán vị gene.

2
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 6.
a. Ở một quần thể lưỡng bội, cân bằng di truyền, xét một gene nằm trên NST thường có (n + 1) allele.
Tần số của allele thứ nhất là 1/2. Mỗi allele còn lại có tần số là 1/(2n). Hãy tính tần số tổng cộng của các
cá thể dị hợp trong quần thể (theo n).
b. Ở một loài động vật ngẫu phối, xét cặp gene M, m nằm trên NST giới tính X không có allele trên Y.
Tần số allele M ở giới đực (XY) và giới cái (XX) qua các thế hệ được thể hiện ở đồ thị hình 4. Hãy phân
tích số liệu, nhận xét về mức chênh lệch tần số allele M giữa hai giới qua các thế hệ và xác định cấu
trúc di truyền của quần thể ở F3.

Câu 7. Từ một cây A, các nhà khoa học đã tiến hành đồng thời 2 phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Lấy hạt phấn, nuôi cấy, lưỡng bội hóa và thu được cây B.
- Phương pháp 2: Lấy lát cắt rễ, nuôi cấy thành mô sẹo, kích thích mô sẹo phát triển thành cây C.
De
a. Theo lí thuyết, nếu kiểu gene của cây A là dE thì kiểu gene của các cây B, C như thế nào?
b. Với mục đích tạo giống sau đây, nhà chọn giống nên sử dụng phương pháp nào trong hai phương
pháp trên? Giải thích.
I. Kiểm tra sự biểu hiện của tính trạng do gene lặn quy định.
II. Duy trì hiện tượng ưu thế lai ở cây A.
III. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau để nghiên cứu quy luật di truyền các tính trạng.
IV. Tạo quần thể giống cây trồng có độ đồng nhất cao về di truyền.

You might also like