You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÀI TẬP NHÓM:

DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

GVHD : Nguyễn Mạnh Hiếu


Lớp : 47K32.2
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
Thành viên : Trần Tấn Nhân
Trần Thị Ngân
Nguyễn Thị Hoài Mơ
Lê Thị Xuân Hiên
Trần Thị Cẩm Ly
Nguyễn Xuân Hiếu
Nguyễn Thị Minh Huệ

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 10 năm 2023


Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................................2


I. KHÁI NIỆM......................................................................................................................................3
II. NỘI DUNG.....................................................................................................................................3
1. Hình thức trưng cầu:......................................................................................................................3
2. Các phương pháp trưng cầu...............................................................................................................7
a. Phỏng vấn trực tiếp.........................................................................................................................7
b. Hội thảo, hội nghị............................................................................................................................7
c. Phương pháp Delphi........................................................................................................................8
III. KẾT LUẬN:.................................................................................................................................11
Đánh giá điểm đóng góp của các thành viên:........................................................................................12

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1: Tổng số cử tri tham gia và không tham gia...........................................................3


Bảng 2: Tỷ lệ cử tri theo địa bàn.........................................................................................4
Bảng 3: Bảng tổng hợp cử tri tán thành..............................................................................5
Bảng 4: tổng hợp các ý kiến đóng góp................................................................................9
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

LỜI NÓI ĐẦU

Trưng cầu ý kiến cung cấp cho chúng ta một công cụ có giá trị để đánh giá suy
nghĩ, mối quan tâm và sở thích của một bộ phận dân cư đa dạng. Bằng cách lấy mẫu một
nhóm cá nhân đại diện và thu thập ý kiến của họ về một vấn đề cụ thể, chúng ta có thể
hiểu rõ hơn về tình cảm và thái độ chung của một nhóm dân số lớn hơn. Thông tin này
không chỉ quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn đối với các doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân muốn tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu và mong đợi của công
chúng.

Trưng cầu ý kiến không chỉ giúp chúng ta hiểu được tình trạng hiện tại của công
chúng mà còn tạo cơ hội cho các cá nhân tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định.
Bằng cách bày tỏ quan điểm của mình thông qua các cuộc thăm dò và khảo sát, chúng ta
có thể góp phần định hình các chính sách và sáng kiến ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
của chúng ta. Cho dù đó là thông qua bỏ phiếu, tham gia vào các nhóm tập trung hay
tham gia vào các cuộc khảo sát trực tuyến, ý kiến của chúng ta đều có thể tạo ra sự khác
biệt và ảnh hưởng đến hướng đi của xã hội chúng ta.

Việc chọn chủ đề trưng cầu ý kiến đúng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự
tham gia tích cực và đáng tin cậy từ phía người dùng. Bằng cách lựa chọn chủ đề phù
hợp, bạn có thể thu thập được ý kiến và thông tin quan trọng để hỗ trợ quyết định và cải
thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Chính vì vậy, đề tài nhóm chọn trong bài thuyết
trình lần này là trưng cầu dân ý về luật sửa đổi đất đai. Chủ đề này cũng mang lại cơ hội
để tăng cường nhận thức và hiểu biết về luật sửa đổi đất đai. Thông qua thuyết trình,
chúng ta có thể giải thích các quy định và tác động của luật này đến cộng đồng và cá
nhân. Điều này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của họ trong
việc sử dụng đất đai và tham gia vào quá trình quyết định công cộng.
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

I. KHÁI NIỆM

Trưng cầu ý kiến là một công cụ quan trọng trong quá trình thu thập ý kiến và thông
tin từ một nhóm người dùng hoặc cộng đồng để đảm bảo tính khoa học và sự đánh giá đa
chiều trong quyết định hoặc nghiên cứu. Nội dung chủ yếu của trưng cầu dân ý là:
 Đề xuất nhiệm vụ và đưa ra câu hỏi cho các chuyên gia: xác định mục tiêu cụ thể
việc trưng cầu ý kiến và lập danh sách các câu hỏi hoặc vấn đề mà bạn muốn các chuyên
gia xem xét. Điều này giúp định rõ phạm vi và mục tiêu của quá trình.
 Bảo đảm thông tin cho các chuyên gia: Cung cấp thông tin liên quan và cần thiết
cho các chuyên gia để họ có cơ hội đánh giá và đưa ra ý kiến. Điều này có thể bao gồm
tài liệu, dữ liệu, báo cáo, hoặc thông tin liên quan khác.
 Thu thập đánh giá và ý kiến từ các chuyên gia: Các chuyên gia sẽ tham gia vào
quá trình này bằng cách đánh giá thông tin và trả lời các câu hỏi mà đã đưa ra. Họ có thể
đưa ra ý kiến, đánh giá tích cực hoặc phê bình, và đưa ra các khuyến nghị dựa trên kiến
thức và kinh nghiệm của họ.
 Thu thập kết quả hoạt động của các chuyên gia: tổng hợp và phân tích kết quả giúp
hiểu rõ hơn về vấn đề hoặc quyết định cần được đưa ra và có thể dựa vào ý kiến của các
chuyên gia để đưa ra quyết định cuối cùng.
II. NỘI DUNG
1. Hình thức trưng cầu:

Dưới đây là các bảng số liệu về trưng cầu ý dân trong Luật đất đai (sửa đổi) thông qua
các hình thức trưng cầu:

Tổng quan
Số liệu Tỉ lệ
Tổng số cử tri 96.200.000 100,00%
Không tán
Tổng Tán thành
thành
Số cử tri tham gia bỏ phiếu 97,80%
94.300.00
90,400,000 3,900,000
0
Số cử tri không tham gia bỏ phiếu 1.900.000,00 2,20%

Bảng 1: Tổng số cử tri tham gia và không tham gia


Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

Tỷ lệ cử tri theo địa bàn


Thành phố Thành phố Hồ Các tỉnh, thành phố Các tỉnh, thành phố
Địa bàn
Hà Nội Chí Minh trực thuộc trung ương khác
Tỷ lệ tham gia
98,40 98,20 98,00 97,80
bỏ phiếu (%)
Tỉ lệ tán thành
95.8 95.6 95.4 95.2
(%)
Bảng 2: Tỷ lệ cử tri theo địa bàn

Tỷ lệ cử tri tán thành


chỉ tiêu đánh giá Chi tiết tỉ lệ
Thành phố Hà Nội 95,80%
Thành phố Hồ Chí Minh 95,60%
theo địa bàn Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương 95%
Các tỉnh, thành phố khác 95.2%
Cử tri là đảng viên 96.4%
Cử tri là công chức 96.2%
Cử tri là doanh nhân 96.8%
theo các nhóm cử tri
Cử tri là người cao tuổi 97.2%

Cử tri là người khuyết tật 96.6%


theo các nội dung của dự thảo Sử dụng đất nông nghiệp 95.2%
luật
Sử dụng đất phi nông nghiệp 95.4%
Thu hồi đất 95.6%

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 95.8%


Quản lý, sử dụng đất đai 96.0%
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

Dưới 30 tuổi 93.6%


30-40 tuổi 95.2%
Theo nhóm tuổi 40-50 tuổi 96.4%
50-60 tuổi 96.8%
Trên 60 tuổi 97.2%
Bảng 3: Bảng tổng hợp cử tri tán thành

 Trưng cầu ý kiến gồm: 4 hình thức.

 Trưng cầu cá nhân: là trưng cầu mà ý kiến của chuyên gia được hỏi hoàn toàn độc
lập với ý kiến của các chuyên gia khác, và họ không được thông báo gì về ý kiến của
chuyên gia khác. Hình thức này sử dụng được tối đa khả năng của cá nhân, ít chịu ảnh
hưởng tâm lý.
Ví dụ: Góp ý trực tiếp thông qua website chính thức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự
thảo Luật đất đai (sửa đổi) tại địa chỉ website: luatdatdai.monre.gov.vn. Ý kiến của
người này không ảnh hưởng đến ý kiến của người khác, tuy nhiên nhiều người dân còn
chưa rõ luật đất đai do đó gặp nhiều bất lợi trong việc trưng cầu ý kiến.)
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

 Trưng cầu tập thể: tổng hợp tri thức các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng tâm lý và chứa đựng nhiều thông tin không đáng tin cậy do
hiểu theo quan điểm khác nhau.
Ví dụ: Các quan điểm của nhóm cử tri là đảng viên khác với quan điểm của nhóm cử
tri là công chức, doanh nhân trong trưng cầu ý kiến của luật Đất đai(sửa đổi)
 Trưng cầu có mặt: là trưng cầu mà trong quá trình đó nhà phân tích làm việc trực
tiếp với các chuyên gia.
Ví dụ: Ý kiến góp ý tại hội nghị, hội thảo, tọa đàm được cơ quan chủ trì tổ chức hội
nghị, hội thảo, tọa đàm tập hợp, tổng hợp gửi về các cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến
nhân dân nêu tại Điều 6 Nghị quyết 671/UBTVQH 15 để xây dựng báo cáo tổng hợp ý
kiến gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.)
Hình thức này yêu cầu các chuyên gia làm việc trực tiếp khắc phục được nhược
điểm của trưng cầu vắng mặt về thời gian và độ tin cậy, do đó đòi hỏi chi phí cao, có thể
có những sai sót do tác động tâm lý của nhà phân tích đối với chuyên gia.
 Trưng cầu vắng mặt: làm việc thông qua phiếu trưng cầu, nên tiết kiệm được chi
phí. Tuy nhiên, thời gian kéo dài hoặc không thu được số phiếu mong muốn, độ tin cậy
không cao, và có câu trả lời không mong muốn.
Ví dụ: trong luật về luật Đất đai (sửa đổi), có xấp xỉ 98% tham gia bỏ phiếu và xấp xỉ
2% không tham gia bỏ phiếu.
 Phiếu trưng cầu: thường có dạng bảng, trong đó có những câu hỏi để các
chuyên gia trả lời bằng văn bản. Các câu hỏi được sắp xếp theo một logic nào đó, nó
có tác dụng khai thác thông tin cũng như kiểm tra thông tin:
- Về nội dung, phiếu trưng cầu thường có các dạng câu hỏi:
+ Số liệu khách quan về chuyên gia như: tuổi, chức vụ,...
+ Câu hỏi chủ yếu về vấn đề cần đánh giá
+ Câu hỏi phụ đề kiểm tra độ tin cậy của thông tin và đánh giá khả năng lập
luận của chuyên gia.
- Về hình thức của câu hỏi:
+ Câu hỏi mở: không định sẵn phương án trả lời dễ xảy ra tình trạng trả lời
tùy tiện.
+ Câu hỏi đóng: có định sẵn 1 phương án trả lời giúp dễ dàng trong khâu xử
lý kết quả. Tuy nhiên, không phát huy tính sáng tạo.
+ Câu trả lời trực tiếp: trả lời thẳng vào bản chất của vấn đề cần nghiên cứu.
+ Câu hỏi gián tiếp: nêu lên các đặc trưng, đặc điểm của đối tượng thông
qua đó có thể xác định được bản chất của đối tượng dự báo.
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

2. Các phương pháp trưng cầu


a. Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp phỏng vấn mà người phỏng vấn và người tham
gia phỏng vấn nói chuyện và trao đổi trực tiếp với nhau.

Ví dụ: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được người dân, doanh nghiệp, các chuyên gia,
nhà khoa học và các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm, kỳ vọng khi được thông
qua sẽ giúp giải quyết, tháo gỡ triệt để những khó khăn vướng mắc phát sinh từ thực tiễn,
tạo động lực cho phát triển đất nước. Nhân dịp Tết đến xuân về, phóng viên Báo Hà nội
đã có cuộc phỏng vấn Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về vấn đề này.
 Ưu điểm:
+ Thời gian, địa điểm và nội dung phỏng vấn đã được chuẩn bị trước nên dễ dàng trao
đổi.
+ Có nhiều cách để người phỏng vấn có thể ghi lại thông tin trong buổi phỏng vấn:
Ghi chép lại, ghi âm, chụp hình,… Biên bản phỏng vấn sẽ được lập và thống nhất thông
tin giữa người phỏng vấn và người tham gia phỏng vấn.
 Nhược điểm:
+ Các trích dẫn từ quan điểm của người tham gia phỏng vấn thường ít được sử
dụng trong các báo cáo nghiên cứu khoa học.
+ Người phỏng vấn cần có thái độ, ngôn ngữ khéo léo để dẫn dắt buổi phỏng vấn.
Thông qua các câu hỏi, người phỏng vấn cần nhận được câu trả lời xác đáng phục vụ cho
mục đích của phỏng vấn.
+ Khó khăn trong việc liên lạc và đặt lịch hẹn trực tiếp với người tham gia phỏng
vấn. Khoảng cách địa lý hay sự khác biệt về thời gian rảnh có thể khiến cho buổi phỏng
vấn không thể được thực hiện.
b. Hội thảo, hội nghị
 Phương pháp thường tiến hành để giải quyết những vấn đề để đòi hỏi đánh giá
chính xác về mặt lượng. Chuyên gia phân tích tập hợp cả tập thể chuyên gia đánh giá để
tranh luận, bàn bạc, lấy ý kiến.
Ví dụ: về việc trưng cầu dân ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong hai ngày 28/2
và 1/3/2023 Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục tổ chức các Hội thảo góp ý Luật Đất đai (sửa
đổi) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nội dung của hai buổi Hội thảo bao gồm: Bàn về cấu trúc Luật Đất đai, các định nghĩa
và kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật Đất đai 2013 sửa đổi; kiểm soát quyền lực Nhà
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

nước trong thực thi quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai; vai trò và trách nhiệm
của MTTQ và các thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai.
Đối tượng lấy ý kiến là các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan Trung ương và
địa phương, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các chủ thể sử dụng đất và các
chủ thể tham gia bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sử dụng đất như: Các nhà nghiên cứu, Luật
sư, chuyên gia tư vấn pháp lý…

 Ưu điểm:
- Sử dụng được trí tuệ của tập thể chuyên gia
- Kết quả trưng cầu có độ tin cậy cao
 Nhược điểm:
- Tác động tâm lý giữa các chuyên gia rất lớn, đôi khi làm giảm tính chính xác của kết
quả dự báo.
c. Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi là một quá trình lặp đi lặp lại được sử dụng để thu thập và chắt
lọc các đánh giá của các chuyên gia bằng cách sử dụng một loạt bảng câu hỏi xen kẽ với
phản hồi. Mục đích của phương pháp này là xây dựng các dự báo đồng thuận từ một
nhóm chuyên gia theo cách lặp đi lặp lại có cấu trúc. Sự đồng thuận các ý kiến chuyên
gia góp phần nâng câp chất lượng nghiên cứu khoa học.
 Phương pháp Delphi có ba đặc điểm chủ yếu:
+ Trưng cầu ý kiến tập thể vắng mặt
+ Tính khuyết danh
+ Tích cực sử dụng thông tin phản hồi để điều chỉnh các câu trả lời
 Quy trình tiến hành Delphi:

 Trong ví dụ đã nêu ra ở đầu bài, quá trình diễn ra gồm:


Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

- Giai đoạn 1: Ban đầu, bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đoàn công tác lấy ý
kiến tại các địa phương.
- Giai đoạn 2 (Tổ chức hội thảo): Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội
Nông dân, Mặt trận Tổ quốc,… tổ chức hội thảo lấy ý kiến.

Đóng góp ý kiến dự thảo


Số ý kiến Tỉ lệ
Nhóm đối tượng
góp ý (%)

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


8363162 69.09%

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước
7622 0.06%
Bộ, ngành, cơ quan Trung ương 2771 0.02%
Hội Nông dân Việt Nam 57013 0.47%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam


10 0,0008%
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 2348965 19.41%
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương 1305256 10.77%
Viện nghiên cứu, Trường Đại học 2509 0.02%

Các tổ chức và cá nhân góp ý qua cổng thông tin điện tử


Chính phủ và qua Website của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
9947 0.08%
Các tổ chức, cá nhân khác góp ý bằng văn bản gửi về
qua bưu điện 212 0,002%
Tổng: 12097467
Bảng 4: tổng hợp các ý kiến đóng góp

- Giai đoạn 3 (Hoàn thành báo cáo): Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành dự
thảo báo cáo kết quả lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình, hồ sơ dự dán Luật,..
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

- Giai đoạn 4 (Trình Báo cáo): Trình Chính phủ dự thảo báo cáo kết quả lấy ý kiến,
tiếp thu, giải trình, hồ sơ dự án Luật.
- Giai đoạn 5 (Hoàn thiện): Tham mưu, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần
đầu tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV (vào tháng 10/2022) và theo quy trình xem xét,
thông qua tại 3 kỳ họp Quốc hội (sau khi cho ý kiến lần đầu, Quốc hội sẽ thảo luận cho ý
kiến lần 2 tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 5/2023, thảo luận lần thứ 3 và xem xét thông qua
tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội vào tháng 10/2023).
Nếu vẫn còn ý kiến chưa thống nhất thì tiếp tục sửa đổi, bổ sung trong các Kỳ họp tiếp
theo.
 Ưu điểm, nhược điểm:
 Ưu điểm:
+ Phương pháp Delphi cung cấp các phân tích và thông tin khác nhau về các vấn đề
phức tạp.
+ Tư duy khách quan cao được hình thành.
+ Các quyết định dựa trên các chuyên gia có khả năng hiệu quả cao trong việc quyết
định chiến lược
+ Người sử dụng có nhiều lựa chọn để quyết định phương án phù hợp nhất.
+ Vì đây là phương pháp ẩn danh, nó tránh xung đột giữa các chuyên gia và khuyến
khích sự tham gia sáng tạo.
 Nhược điểm:
+ Chi phí trưng cầu khá lớn, thời gian kéo dài có thể làm thay đổi thành phần của
nhóm chuyên gia.
+ Cần phải có khả năng giao tiếp tốt để tiết kiệm việc tìm kiếm và tiếp nhận câu trả
lời.
III. KẾT LUẬN:
- Phương pháp trưng cầu ý kiến là một công cụ quan trọng trong quá trình thu thập
ý kiến và thông tin từ cộng đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi sự
cân nhắc, quản lý dữ liệu, và đảm bảo tính khách quan để đảm bảo rằng kết quả thu được
có giá trị và hướng dẫn quá trình ra quyết định.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến là một công cụ hữu ích để gửi thông điệp và tạo sự
tham gia từ cộng đồng trong quyết định và chính trị. Tuy nhiên, cần đối mặt với các thách
thức liên quan đến biểu đạt ý kiến và quản lý dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và đáng
tin cậy của kết quả.
- Có nhiều phương pháp trưng cầu dân ý khác nhau. Mỗi phương pháp lại có một
ưu, nhược điểm riêng và mỗi một phương pháp cũng phù hợp với một hoàn cảnh, đối
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

tượng riêng biệt. Do vậy, việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào trong từng trường hợp
cũng là rất quan trọng để đảm bảo sự khách quan của dữ liệu.
- Phương pháp này có thể khắc phục được những hạn chế của phương pháp còn lại.
Do đó, có thể linh hoạt sử dụng các phương pháp cùng nhau để đối chiếu kết quả.
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

Đánh giá điểm đóng góp của các thành viên:

STT Họ và tên Lớp


Điểm
1 Trần Tấn Nhân 47K32.2
14%
2 Trần Thị Ngân 47K32.2 14%

3 Nguyễn Thị Hoài Mơ 47K32.2 14%

4 Nguyễn Xuân Hiếu 47K32.2 15%

5 Nguyễn Thị Minh Huệ 47K32.2 14%

6 Lê Thị Xuân Hiên 47K32.2 15%

7 Trần Thị Cẩm Ly 47K32.2 14%

Tổng điểm 100%

You might also like