You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Họ và tên: TRẦN ĐỨC

MSSV: 91103026

Lớp: 11090301

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ĐO ĐẠC MÔI TRƯỜNG


LAO ĐỘNG
 Phương pháp đo đạc: Theo “Thường quy kỹ thuật” của Bộ y tế.
 Tiêu chuẩn áp dụng so sánh: Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ
Trưởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002.
Lầu 5C
Bản đồ mô phỏng vị trí đo

1
1. Nhiệt độ, độ ẩm
1.1. Yêu cầu chung
 Thời gian đo: 10:15 – 10:30, ngày 09/04/2015.
 Địa điểm đo: Lầu 5, Sảnh khu C, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
 Các vị trí đo:
 Vị trí đo tại 5 điểm như trên hình vẽ với 3 độ cao khác nhau  Đo nhiệt độ và
độ ẩm bằng máy điện tử hiện số ROTROMIC A1 HYGROMER
 Vị trí đo tại 5 vị trí đo như hình vẽ, mỗi vị trí là 1 lần đo  Đo nhiệt độ và độ
ẩm bằng máy điện tử hiện số và Đo nhiệt độ cầu khô, cầu ướt bằng máy
SIBATA.

1.2. Thiết bị đo:


 Máy điện tử RƠTRONIC A1 HYGROMER
 Máy xác định nhiệt độ cầu khô và nhiệt độ cầu ướt SIBATA.

1.3. Kết quả đo:


Bảng1: Kết quả đo nhiệt độ, độ ẩm bằng máy điện tử RƠTRONIC A1
HYGROMER

Điểm Độ cao (m) Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%)


1,5 32,6 51,4
1 1 32,5 51,5
0,2 32,4 51,5
1,5 32 52,8
2 1 32 52,4
0,2 31,8 52,5
1,5 31,7 53,4
3 1 31,8 53,4
0,2 31,9 53,3
1,5 32,3 53,4
4 1 32,3 52,4
0,2 31,9 52,5
1,5 32 52,5
5 1 32,2 52,6
0,2 32,1 53
Trung Bình: 32,1 52,6

2
Bảng 2: Kết quả đo nhiệt độ cầu khô, nhiệt độ cầu ướt máy xác định nhiệt độ
SIBATA

CẦU KHÔ CẦU ƯỚT


Điểm Khô (oC) Ướt (oC)
1 31,6 31,5
2 31,8 31,6
3 32,2 31,9
4 31,9 31,7
5 31,9 31,7
Trung Bình 31,88 31,68

1.4. Nhận xét:


 Phương pháp đo nhiệt độ và độ ẩm bằng máy điện tử RƠTRONIC A1
HYGROMER hiện cùng lúc 2 kết quả bằng số, nhanh chóng và kết quả đo
chính xác hơn.
 Phương pháp dùng máy SIBATA để xác định nhiệt độ và độ ẩm là phương
pháp thủ công, mất nhiều thời gian và kết quả đo mang tính chất tương đối do
sử dụng nhiệt kế và đọc vạch trên nhiệt kế.
 Hai phương pháp cho kết quả đo nhiệt độ và độ ẩm gần giống nhau với độ
chênh lệch nhiệt độ là 0.78.
 Thời điểm đo nằm trong khoảng 10:15 – 10:30 của mùa nóng nên nhiệt độ
bên ngoài có phần ảnh hưởng tới các vị trí đo, so sánh 2 thông số nhiệt độ và
độ ẩm với Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT theo tiêu chí là mùa nóng và lao
động là lao động nhẹ. Theo như quyết định, nhiệt độ cho phép t cp = 340C, độ
ẩm cho phép φ cp ≤80 % . Như vậy, nhiệt độ trung bình máy đo hiện số, nhiệt độ
khô và độ ẩm đo được đều không vượt tiêu chuẩn cho phép.

3
2. Bụi
2.1. Yêu cầu chung
 Thời gian đo: 10:15 – 10:30, ngày 09/04/2015
 Địa điểm đo: Lầu 5, Sảnh khu C, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
 Mô tả vị trí đo: đo tại 5 vị trí như hình vẽ.
2.2. Thiết bị đo:
Máy đo bụi MET ONE INSTRUMENTS
2.3. Kết quả đo:

Kết quả đo bụi Trung bình 3 lần đo


Vị trí đo 1
PM10 (µg/m3) bụi PM10 (µg/m3)

Lần 1 27,2

Lần 2 15,7
24,68
Lần 3 33,9

Lần 4 22,4

Lần 5 24,2

2.4. Nhận xét:


 Vì là trong môi trường là trường học, không phải môi trường công nghiệp nên
nồng độ bụi thấp.
 Trong khi đi, xung quanh bàn có nhiều bạn sinh viên ngồi, đi lại nên bụi trừ
quần áo, cặp sách … cũng ảnh hưởng đến kết quả đo.
 So sánh với quyết định 3733/2002/QĐ – BYT: Lấy tiêu chuẩn bụi không
chứa silic, là bụi hữu cơ và vô cơ không thuộc loại 1, 2, 3, và so sánh với
nồng độ bụi toàn phần => nồng độ bụi toàn phần cho phép C cp = 8 mg/m3.
Nồng độ bụi đo được là C = 24,68x10-3 mg/m3 => đạt tiêu chuẩn cho phép.

4
3. Ánh sáng
3.1. Yêu cầu chung
 Thời gian đo: 10:15 – 10:30, ngày 09/04/2015.
 Địa điểm đo: Lầu 5, Sảnh khu C, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
 Mô tả vị trí đo: Số 1, cách lan can khoảng 1m, có gió thổi trực tiếp từ 2 bên
trái và phải, không có nắng chiếu trực tiếp nhưng chịu ảnh hưởng lớn của ánh
sáng ban ngày ngoài trời vì gần lan can, cách khu vực có nắng chiếu trực tiếp
khoảng 1m.
3.2. Thiết bị đo:

Máy ANA – F9 Luxmeter.

3.3. Kết quả đo:

Bảng đo độ rọi của bàn và vật

Độ phản chiếu
Độ phản chiếu 4
Đối tượng trung bình 4
Độ rọi (Lux) hướng (Lux)
đo
hướng (Lux)

1555
670 772
Vật 1522
329
535
1097
494
Bàn 1039 920
1348
743

Hệ số tương phản của mặt bàn:


Độ phản chiếu của mặt bàn 772
CR b= = =0 , 51
Độ rọi mặt bàn 1522

Hệ số tương phản của vật:

5
Độ phản chiếu c ủa v ật 920
CR v = = =0 , 88
Độ rọi v ật 1039

Mức độ tương phản giữa bàn và vật:

CR b −CR v 0 , 51−0 ,88


K= = =−0 ,73
CR b 0 , 51

Ta có:

- Độ tương phản của bàn CR n >0.4 => Độ tương phản của nền là sáng (nền
sáng.
- Độ tương phản giữa vật và bàn (vật và nền) K < 0.2 và K < 0 =>Độ tương
phản là nhỏ, vật tối trên nền sáng.
3.4. Nhận xét:
 Độ phản chiếu ở các hướng khác nhau và có sự chênh lệch lớn nhiều so với
độ phản chiếu ở các hướng còn lại là do hướng 2 là tế bào quang hướng ra
phía lan can có ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
 So sánh với quyết định 3733/2002/QĐ – BYT: Lấy tiêu chuẩn với môi trường
là trường học, khu vực đại sảnh => Độ rọi nhỏ nhất cho phép là 150 Lux.
Theo kết quả đo trên, độ rọi đo được là 1522 Lux là đạt tiêu chuẩn, kết quả đo
lớn nhiều lần do thời điểm đo là buổi trưa và mùa nắng, vị trí đo gần lan can,
có nắng tự nhiên chiếu vào.

4. Tiếng ồn
4.1. Yêu cầu chung
 Thời gian đo: 10:15 – 10:30, ngày 09/04/2015.
 Địa điểm đo: Lầu 5, Sảnh khu C, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
 Vị trí đo: Số 1, cách lan can khoảng 1m, có gió thổi trực tiếp từ 2 bên trái và
phải, không có nắng chiếu trực tiếp, các bạn ngồi xung quanh bàn có trao đổi
với giọng bình thường, không có to tiếng, người đi qua lại ít, phía dưới có
công trường đang thi công.

6
4.2. Thiết bị đo:

Máy QUEST Model 2700 Impulse Sound Levelmeter.

4.3. Kết quả đo:

Địa điểm xung


Độ ồn (dB)
quanh vị trí 1
1 79,3
2 79,3
3 77,1
4 82,3
5 69,4
Trung Bình: 77,48

4.4. Nhận xét:


 Mức âm giữa các lần đo có sự chênh lệch do ảnh hưởng của môi trường là rất
lớn (do người đi lại, người nói chuyện).
 So sánh với quyết định 3733/2002/QĐ – BYT: lấy tiêu chuẩn so sánh là chỗ
làm việc có người lao động với mức âm chung là 85 dBA, so sánh với bảng
kết quả đo thấy mức âm tương đương đạt tiêu chuẩn cho phép.

You might also like