You are on page 1of 11

GIẢI PHẪU BỀ MẶT

GIẢI PHẪU BỀ MẶT CỦA VÙNG BỤNG

Hình dung được vị trí các tạng ổ bụng là nền tảng để khám lâm sàng. Một vài trong
số những tạng này hoặc các phần của nó có thể cảm nhận được bằng cách sờ qua
thành bụng. Các đặc điểm bề mặt có thể được dùng để xác định vị trí của các cấu
trúc sâu.

XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM LỒI Ở VÙNG BỤNG

Các mốc có thể sờ được có thể dùng để xác định ranh giới của vùng bụng trên bề
mặt cơ thể. Những mốc này là:

+ Bờ sườn ở trên.

+ Củ mu, gai chậu trước trên và mào chậu bên dưới (Hình 4.176).

Bờ sườn thì sờ được và phân chia giữa thành bụng và thành ngực.
Một đường thẳng giữa gai chậu trước trên và củ mu đánh dấu vị trí của dây chằng
bẹn, chia thành bụng trước ở phía trên với đùi thuộc chi dưới ở bên dưới.

Mào chậu chia thành bụng sau ngoài với vùng mông thuộc chi dưới.

Phần trên của khoang bụng lồi lên trên bờ sườn cho đến cơ hoành và vì thế các
tạng ổ bụng ở vùng này của bụng được bảo vệ bởi thành ngực.

Mức cơ hoành thay đổi trong suốt chu kì thở. Vòm hoành phía bên phải có thể lên
cao đến sụn sườn 4 trong suốt quá trình thở ra gắng sức.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM LỖ BẸN NÔNG

Lỗ bẹn nông là một khuyết hình tam giác dài ở cân cơ chéo ngoài (Hình 4.177). Nó
nằm phía dưới trong thành bụng trước và là lỗ mở ra ngoài của ống bẹn. Ống bẹn
và lỗ bẹn nông thì lớn hơn ở nam giới so với nữ giới.
+ Ở nam giới, các cấu trúc đi giữa bụng và tinh hoàn qua ống bẹn và lỗ bẹn nông.

+ Ở nữ giới, dây chằng tròn của tử cung đi qua ống bẹn và lỗ bẹn nông để hợp với
mô liên kết của môi lớn.

Lỗ bẹn nông ở phía trên so với mào và củ mu và ở đầu trong của dây chằng bẹn:
+ Ở nam giới, lỗ bẹn nông có thể xác định dễ dàng bằng cách lần theo thừng tinh ở
phía trên đến thành bụng dưới – mạc thừng tinh ngoài của thừng tinh thì liên tục
với các bờ của lỗ bẹn nông.

+ Ở nữ giới, củ mu có thể sờ thấy và lỗ bẹn nông nằm ở phía trên ngoài củ mu.

Lỗ bẹn sâu, lỗ trong của ống bẹn, nằm trên dây chằng bẹn, ở trên đường giữa giữa
gai chậu trước trên và khớp mu. Mạch của động mạch đùi có thể cảm nhận được ở
cùng vị trí nhưng là phía dưới dây chằng bẹn.

Bởi vì lỗ bẹn nông là vị trí thoát vị bẹn xảy ra, đặc biệt ở nam giới, nên lỗ bẹn
nông và các phần liên quan của ống bẹn thường được đánh giá trong suốt quá trình
khám lâm sàng.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC MỨC ĐỐT SỐNG

Các mức đốt sống thì rất hữu ích để hình dung vị trí của các tạng và các mạch máu
lớn. Vị trí của đốt sống thắt lưng có thể được xác định nhờ sờ hay nhìn các mốc
bằng mắt (Hình 4.178):
+ Một mặt phẳng ngang đi qua đầu trong của sụn sườn 9 và thân đốt sống LI – mặt
phẳng qua môn bị này cắt qua thân thể ở chính giữa đường nối giữa khuyết trên ức
(khuyết cảnh) và khớp mu.

+ Một mặt phẳng ngang đi qua bờ dưới của bờ sườn (sụn sườn 10) và thân đốt
sống LIII – rốn thường ở trên mặt phẳng ngang cắt qua đĩa gian đốt sống giữa LIII
và LIV.

+ Một mặt phẳng ngang (mặt phẳng trên mào) qua điểm cao nhất trên mào chậu đi
qua mỏm gai và thân đốt sống LIV.

+ Một mặt phẳng qua củ mào của xương cánh chậu đi qua thân đốt sống LV.

HÌNH DUNG CÁC CẤU TRÚC Ở MỨC ĐỐT SỐNG LI

Mức đốt sống LI được đặc đánh dấu bởi mặt phẳng qua môn vị, cắt ngang qua cơ
thể ở đường giữa của đường nối khuyết cảnh và khớp vệ và qua các đầu của sụn
sườn 9 (Hình 4.179). Ở mức này:
+ Bắt đầu và giới hạn trên của đầu tá tràng.

+ Rốn thận

+ Cổ tụy

+ Gốc động mạch mạc treo tràng trên từ động mạch chủ

Góc kết tràng phải và trái cũng gần với mức này.

HÌNH DUNG VỊ TRÍ CỦA CÁC MẠCH MÁU LỚN

Mỗi mức đốt sống ở vùng bụng thì liên quan đến gốc của các mạch máu lớn (Hình
4.180):
+ Thân tạng bắt nguồn từ động mạch chủ bụng ở bờ trên của đốt sống LI.

+ Động mạch mạc treo tràng trên xuất phát ở bờ dưới của đốt sống LI.

+ Các động mạch thận xuất phát ở xấp xĩ đốt sống LII.

+ Động mạch mạc treo tràng dưới xuất phát ở mức đốt sống LIII.

+ Chỗ phân đôi của động mạch chủ thành các động mạch chậu chung phải và trái ở
mức đốt sống LIV.

+ Các tĩnh mạch chậu chung phải và trái hợp thành tĩnh mạch chủ dưới ở mức đốt
sống LV.

SỬ DỤNG CÁC PHẦN TƯ CỦA BỤNG ĐỂ XÁC ĐỊNH TẠNG LỚN

Bụng có thể được chia thành các phần tư bởi một mặt phẳng đứng giữa và một mặt
phẳng ngang qua môn vị, chúng đều đi qua rốn (Hình 4.181):
+ Gan và túi mật nằm ở phần tư trên phải.

+ Dạ dày và lách nằm ở phần tư trên trái.

+ Manh tràng và ruột thừa nằm ở phần tư dưới phải.

+ Phần cuối của kết tràng xuống và kết tràng sigma nằm ở phần tư dưới trái.

Hầu hết gan nằm dưới vòm hoành phải và dưới thành ngực dưới. Bờ dưới của gan
có thể sờ được khi nó đi xuống dưới bờ sườn phải khi bệnh nhân được yêu cầu hít
vào sâu. Khi hít vào sâu, bờ gan có thể cảm nhận được là trượt dưới các ngón tay
đang sờ, đặt ở dưới bờ sườn.

Một điểm quy chiếu trên bề mặt cơ thể phổ biến của ruột thừa là điểm McBurney,
nằm ở khoảng 1/3 trên đường đi lên từ gai chậu trước trên đến rốn.
XÁC ĐỊNH CÁC VÙNG BỀ MẶT CƠ THỂ MÀ CƠN ĐAU TỪ RUỘT QUY
CHIẾU ĐẾN

Vùng bụng có thể chia thành 9 vùng bởi 2 mặt phẳng trung đòn đứng dọc ở mỗi
bên và bởi các mặt phẳng dưới sườn và gian củ, đi ngang qua cơ thể (Hình 4.182).
Những mặt phẳng này chia bụng thành:

+ Ba vùng trung tâm (thượng vị, rốn, mu)

+ Ba vùng ở mỗi bên (dưới sườn, hông, háng)

Đau từ phần bụng của ruột trước được quy chiếu đến vùng thượng vị, đau từ ruột
giữa được quy chiếu đến vùng rốn và đau từ ruột sau được quy chiếu đến vùng mu.

TÌM THẤY THẬN Ở ĐÂU

Thận chiếu lên lưng ở mỗi bên của đường giữa và liên quan đến các xương sườn
dưới (Hình 4.183):
+ Thận trái thì hơi cao hơn so với thận phải và chạm đến mức xương sườn XI.

+ Cực trên của thận phải chỉ chạm đến mức xương sườn XII.

Cực dưới của thận ở quanh mức đĩa gian đốt sống LIII và LIV. Rốn thận và phần
mở đầu của tử cung thì ở xấp xĩ mức đốt sống LI.

Tử cung đi xuống theo chiều dọc, phía trước các đỉnh của mỏm ngang các đốt sống
thắt lưng và đi vào khoang chậu.

TÌM THẤY LÁCH Ở ĐÂU

Lách thì nhô ra ở phía bên trái và sau lưng ở vùng của các xương sườn IX đến XI
(Hình 4.184). Lách theo đường cong của xương sườn X và mở từ cực trên của thận
trái đến ngay sau đường nách giữa.

You might also like