You are on page 1of 7

VỢ CHỒNG A PHỦ

VẤN ĐỀ 1: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT MỊ


- Mị là nhân vật trung tâm tác phẩm, được khắc hoạ bằng bp
hiện thực và cảm quan CM tiến bộ

LĐ1: KQ - Tiêu biểu cho hình ảnh người lao động nghèo miền núi có số
phận thê thảm
- Dù bị đày đoạ về cả thể xác, tinh thần nhưng vẫn tiềm tàng
khát vọng sống mãnh liệt và những phẩm chất tâm hồn cao
quý
- Có GT hiện thực và nhân đạo sâu sắc, minh chứng cho tài
năng nghệ thuật dộc đáo già dặn, đặc biệt NT phân tích tâm lí
tinh vi của Tô Hoài

Là con dâu gạt nợ của


nhà thống lí Pá Tra

Bị bóc lột sức lao động

Thân
LĐ2: Phân phận Bị đánh đập tàn nhẫn

Thân bài tích Bị đầu độc tinh thần, làm


tê liệt ý thức về cuộc
sống

Tiểu kết

Trẻ trung, xinh đẹp, hiếu


thảo, tha thiết yêu đời,
yêu tự do

Phẩm Có sức sống tiềm tàng

chất
mãnh liệt

Tiểu kết
NT

LĐ3:
Đánh giá ND
Mở bài:

Tô Hoài là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỉ 20. Với sở trường truyện thiên về
sự thực đời thường, cùng tài kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, ông đã tạo dấu ấn với nhiều tác phẩm nổi
bật như Dế mèn phiêu lưu ký – cuốn sách gối đầu giường của biết bao thế hệ độc giả. Trước CMT8,
ông là một nhà văn hiện thực với sở trường về đề tài người nông dân. Sau CMT8, Tô Hoài thử sức
với nhiều thể loại khác nhau, mà đặc biệt thành công là tập tuyện Tây Bắc viết năm 1952, là kết quả
của chuyến đi thực tế dài ngày của ông ở miền núi nơi đây. Tô Hoài đã chứng kiến những câu
chuyện bi kịch có thật về cuộc đời những người nông dân Tây Bắc, gắn bó và phát hiện ra những vẻ
đẹp tâm hồn cao quý, những phong tục tập quán và tâm lý con người miền núi. Tất cả là nguồn tư
liệu quý giá để Tô Hoài viết nên truyện ngắn VCAP, xây dựng lên hình tượng nhân vật Mị để qua đó
gửi gắm nhiều giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Kết bài:
Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, nhà văn Nguyễn Minh Châu có viết: “Nhà văn tồn tại ở
trên đời (…) để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực”. Và với tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy. Bằng bút pháp hiện thực và cảm
quan CM tiến bộ, cùng với tài năng nghệ thuật độc đáo già dặn, nhân vật Mị đã được vẽ nên một
cách tài tình, lay động độc giả bởi số phận bi thương nhưng vẫn tiềm tàng những phẩm chất tâm hồn
cao quý và sức sống mãnh liệt. Tác giả gửi gắm biết bao sự thấu hiểu và niềm tin yêu khoẻ khoắn
vào khả năng cách mạng của những con người bị vùi dập dưới đáy XH như Mị, cổ vũ họ đi tìm ánh
sáng tương lai tốt đẹp hơn cho chính mình.
Phản ánh chân thực số phận
tửi cực, cay đắng của người
dân lđ nghèo miền núi dưới
ách thống trị của bọn chúa
GT hiện thực đất tàn ác

Phản ánh hiện thực cuộc


sống giàu sau, hành động
mưu mô xảo quyệt của bọn
chúa đất, đại diện cho thế lực
cường quyền cai trị miền núi

Hiện thực về đời sống và


phong tục tập quán của vùng
TB

GT ND Cảm thương xót xa cho số


phận bất hạnh của người dân
TB

Tố cáo mạnh mẽ tội ác bọn


chúa đất

GT nhân đạo

Phát hiện trân trọng những


vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất
cao quý

Đặc biệt tin tưởng vào ý thức


phản kháng, niềm khao khát
tự do và khả năng cách mạng
tiềm tàng trong họ
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong đoạn trích
Tô Hoài là một cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học VN thế kỉ 20. Với sở trường truyện thiên về sự thực đời
thường, cùng tài kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, ông đã tạo dấu ấn với nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có Dế Mèn
phiêu lưu kí - cuốn sách gối đầu giường của biết bao thế hệ người VN. Trước CMT8, ông là một nhà văn hiện thực
với sở trường về đề tài người nông dân. Sau CMT8, Tô Hoài thử sức với nhiều thể loại khác nhau, mà đặc biệt
thành công là tập tuyện Tây Bắc viết năm 1952, là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày của ông ở miền núi nơi
đây. Tô Hoài đã chứng kiến những câu chuyện bi kịch có thật về cuộc đời những người nông dân Tây Bắc, gắn bó
và phát hiện ra những vẻ đẹp tâm hồn cao quý, những phong tục tập quán và tâm lý con người miền núi. Tất cả là
nguồn tư liệu quý giá để Tô Hoài viết nên truyện ngắn VCAP, xây dựng lên hình tượng nhân vật Mị để qua đó gửi
gắm nhiều giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tài năng miêu tả tâm lý của Tô Hoài và chủ đề tư tưởng của tác
phẩm thực sự phát sáng và thăng hoa trong trích đoạn: “…”

Mị là nhân vật trung tâm tác phẩm, được khắc hoạ bằng bút pháp hiện thực và cảm quan cách mạng tiến bộ. Mị
tiêu biểu cho số phận những người dân miền núi có số phận bi thảm, bị bọn phong kiến tàn ác ức hiếp. Dù bị đày
đoạ về cả thể chất và tinh thần nhưng Mị vẫn ngời sáng bởi những vẻ đẹp tâm hồn cao quý và khát vọng sống
mãnh liệt.
Đoạn trích thuộc phần cuối tác phẩm, tập trung miêu tả Mị với sức sống mãnh liệt trong đêm đông cứu A Phủ. Với
nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo và ngòi bút chan chứa tình cảm nhân đạo, Tô Hoài đã đi sâu khắc hoạ
tâm lý Mị trong đêm đông để làm sống dậy trước mắt người đọc cảnh ngộ đau thương và vẻ đẹp tâm hồn của nhân
vật. Đây là đoạn trích cho thấy những khám phá riêng mới mẻ của Tô Hoài về số phận của con người dưới đáy xã
hội.
Mị là cô gái người Mèo trẻ trung, xinh đẹp, yêu đời, yêu tự do. Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà Mị phải từ
bỏ tuổi xuân của mình để làm con dâu nhà thống lý Pá Tra, bị trói buộc vào cuộc hôn nhân không tự nguyện với
người chồng A Sử vũ phu, tàn bạo. Tưởng như làm dâu nhà hào môn sẽ được ăn sung mặc sướng, nhưng với cô Mị
thì ngược lại, Mị bị đối xử không bằng con trâu con ngựa trong nhà: phải làm việc quần quật suốt ngày, bị bóc lột
sức lao động, bị đánh đập dã man và tệ nhất, là bị làm tê liệt tinh thần phản kháng.
Trong đêm tình mùa xuân, khi mà trai gái Hồng Ngài tụ tập đánh pao, chơi quay, thổi sáo… nhộn nhịp, sự rộn ràng
ấy đã đánh thức sức sống bên trong Mị, thôi thúc Mị bước ra khỏi căn phòng tối tăm u ám để chạy theo tiếng
sáo gọi bạn tình bổi hổi vang lại. Thế nhưng nó lại bị vùi dập phũ phàng bởi A Sử, Mị lại trở về với vẻ lầm
lũi, câm lặng như trước. Mỗi đêm, Mị ra thổi lửa, hơ tay không biết bao nhiêu lần. Cho dù bên cạnh có sự
xuất hiện của A Phủ - chàng trai nghèo bị phạt vạ trói đứng ở nhà Thống lí Pá Tra, hay bị A Sử đánh ngã
ngay xuống bếp, Mị cũng vẫn lặp đi lặp lại việc thổi lửa hằng đêm. Phải chăng đã quá quen với việc nhìn
thấy người ta bị trói nhốt trong nhà, hay bị chồng đánh, Mị mới tỏ ra bình tĩnh, vô cảm đến thế. Nhà văn sử
dụng thủ pháp trùng điệp cùng hàng loạt phụ từ “vẫn”, “chỉ” để nhấn mạnh sự thản nhiên, dửng dưng của Mị
trước cảnh ngộ và nỗi đau của A Phủ. Khi ngọn lửa sưởi bùng lên, thấy A Phủ mở trừng trừng mắt thì Mị
mới biết y còn sống. Chi tiết “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi” khiến độc giả càng cảm
nhận rõ nét sự tê liệt ý thức về cuộc sống xung quanh của Mị, càng cảm thương cho số phận và căm ghét
những kẻ đã đầu độc tinh thần Mị đến như thế. Hình ảnh ngọn lửa trở đi trở lại trong đoạn trích, là ẩn dụ
nghệ thuật độc đáo của Tô Hoài. Đó không chỉ là ngọn lửa sưởi ấm thể xác cho Mị, mà còn là sức sống tâm
hồn bất diệt, âm ỉ cháy trong thâm tâm Mị. Cho dù đó là những hòn than đỏ lập loè, nhưng chỉ cần một làn
gió thổi đi lớp tro tàn xám xịt bám trên đó, thì ngọn lửa ấy sẽ bùng lên dữ dội, đốt cháy những xiềng xích
đang giam hãm con người Mị. Và cuối cùng thì làn gió ấy cũng đến. Lúc ấy trời đã khuya, Mị lé mắt trông
sang thấy A Phủ cũng tỉnh dậy, thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Đó
là sự tuyệt vọng đến tận cùng khi đối mặt với cái chết của chàng trai vốn yêu đời, yêu tự do, nay lại lại giam
cầm dưới tay bọn chúa đất phong kiến tàn ác. Dòng nước mắt ấy chảy trên số phận bi thảm, trên nỗi đau mà
A Phủ đang phải gánh chịu, và cũng đã chảy vào lòng Mị, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của y. Mị trông
A Phủ mà nhớ tới bản thân mình cũng từng bị A Sử trói đứng như thế. Chính trong cái đêm tình mùa xuân
năm trước, những khát khao được đi chơi, được hạnh phúc như bao người của Mị lại bị trói chặt bởi chiếc
thắt lưng của A Sử. Một mong ước tưởng như đơn giản với những cô gái ở Hồng Ngài, sao với Mị lại khó
khăn đến thế. Mị khóc trong tuyệt vọng, cũng như A Phủ bây giờ: nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ,
nhưng hai tay bị trói vào cột rồi, làm sao lau đi được. Sự xót xa cho thân mình chứng tỏ ý thức về nhân tính,
về quyền sống đã bị thức tỉnh trong cõi sâu tâm hồn Mị. Từ chỗ thương mình, Mị đồng cảm với số phận của
những người cùng cảnh ngộ. Lời văn như tiếng kêu thảm thiết, đè nặng nỗi lòng người đọc: “Trời ơi, nó bắt
trói đứng người ta đến chết…”. Lòng trắc ẩn của Mị bị lay động, Mị thương người đàn bà trước đây cũng
chết ở cái nhà này. Điệp từ “nó bắt” trở đi trở lại cho thấy nhận thức sâu sắc của Mị về số phận bi thảm của
mình, về hiện thực tàn nhẫn trong nhà thống lý, và cái chết là một điều tất yếu với những kẻ thấp cổ bé họng
như Mị, A Phủ, hay người đàn bà kia. Mị đau đớn nhận ra tội ác của nhà thống lý “Chúng nó thật độc ác. Cơ
chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Câu văn ngắn, nhiều vế
cùng điệp từ “chết” sử dụng nhiều lần khắc hoạ sự phẫn nộ tột cùng đang dâng trào trong lòng Mị. Sự thức
tỉnh của nhân tính, về quyền sống của mình khiến cho y nhận ra sự phi lý, bất công mà mình và A Phủ đang
phải gánh chịu, thể hiện trực tiếp qua câu hỏi trong dòng độc thoại nội tâm của Mị: “Người kia việc gì mà
phải chết thế”. Mị bị bóng ma thần quyền nhà thống lý đe doạ, khiến Mị cam chịu số phận “đợi ngày rũ
xương” ở đây. Mặt khác, trong lòng Mị mơ hồ hiện lên những suy nghĩ về sự bất công của xã hội khi chứng
kiến cảnh ngộ của A Phủ, không hiểu tại sao một chàng trai khoẻ mạnh, tự do như thế bây giờ lại phải đối
mặt với cái chết cận kề ở nơi góc xó lầm lũi này. Tuy chỉ là phảng phất nghĩ, nhưng người đọc cũng phát
hiện ra cái ý thức phản kháng trong Mị đã âm thầm xuất hiện từ lúc nào không hay. Nhà văn không chỉ khắc
hoạ nhân vật qua những biến chuyển tinh vi trong tâm lý mà còn trong hành động. Một người thổi lửa hơ tay
hằng đêm như Mị, bây giờ đám than đã vạc hẳn, cũng không thổi nữa, Mị đã hoàn toàn đắm chìm vào những
suy tưởng do mình tạo ra. Mị nghĩ đến lúc A Phủ trốn thoát được thì cái vị trí ấy Mị sẽ phải thế vào, rồi chết
trên cái cọc ấy như người đàn bà lúc trước. Nghĩ vậy nhưng Mị không hề sợ sệt, bởi lòng thương người,
thương thân, sự căm phẫn tội ác bọn chúa đất phong kiến tàn ác đã lấn át nỗi sợ, đã đánh thức sức mạnh tiềm
tàng to lớn ẩn giấu bên trong cô gái nhỏ nhắn này. Dường như lúc này, ngọn lửa của khát khao sống đang
bùng cháy mãnh liệt hơn bao giờ hết trong tâm hồn Mị. Cô rón rén bước lại gần A Phủ, dứt khoát cầm dao
cắt dây trói. Đây là một hành động bộc phát hết sức táo bạo, nhưng cũng là kết quả tất yếu cho những vận
động trong tâm lý Mị, khẳng định sức sống mãnh liệt và ý thức phản kháng của Mị đã phá tan bao xiềng xích
giam hãm y, và trên thực tế, đã cắt đứt sợi dây mây trói A Phủ. Chính Mị cũng không ngờ được hành động
của mình. Hốt hoảng, rồi lại nghẹn lại… Nhưng nhìn thấy A Phủ dù đang trong tình trạng yếu ớt nhất, cũng
quật sức vùng lên chạy trốn những áp bức, bất công nơi địa ngục trần gian này, dường như sức sống quật
cường ấy đã cổ vũ cho Mị. “Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi”. Câu văn ngắn,
nhịp nhanh, dồn dập diễn tả hành động gấp gáp, bộc phát. Bản năng sống trong Mị đang trỗi dậy mạnh mẽ
hơn bao giờ hết khiến mọi nỗi sợ hoá hoá thành hư không bởi Mị biết nếu ở lại đây thì sớm muộn gì cũng sẽ
chết như người đàn bà kia. Mị muốn được sống, được hạnh phúc, và con đường duy nhất chính là chạy trốn
khỏi nhà thống lý. Dù cho trước mắt có là tối tăm vô định, thì với Mị, tự do vẫn tốt hơn là phải chịu giam
cầm tuổi xuân ở đây. Bước chân của Mị đạp đổ mọi áp bức cường quyền, thần quyền mà bọn chúa đất phong
kiến đã đè nặng lên cô bao năm. Những tiếng gọi yếu ớt “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất” của Mị trong
đêm đông làm quặn thắt trái tim độc giả. Bởi đó là tiếng cầu cứu, khát vọng giải thoát cho bản thân, là ước
mong được sống, được hạnh phúc.
Tô Hoài đã thành công tái hiện Mị trong đêm đông cứu A Phủ một cách chân thực, tinh tế với nhiều biến chuyển
tâm lý phức tạp, những xúc cảm phong phú nhưng lại rất hợp lí. Vẻ đẹp sức sống mãnh liệt của Mị được
diễn tả bằng nhiều bút pháp nghệ thuật nổi bật. Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống độc đáo, đó là đêm
đông cứu A Phủ. Từ đó buộc nhân vật bộc lộ rõ nhất những suy nghĩ giấu kín, tô đậm thân phận tủi cực và
phẩm chất cao quý tiềm tàng. Đặc biệt nhà văn thể hiện tài năng miêu tả tâm lý sắc sảo, phù hợp với cách
nghĩ của người dân Tây Bắc. Lớp ngôn ngữ truyện vô cùng giàu tính tạo hình, chất thơ, đậm đà màu sắc dân
tộc. Tô Hoài bằng tài năng nghệ thuật của mình, dày công dựng lên hình tượng Mị có nhiều ý nghĩa hiện
thực, là một phát hiện mới mẻ của nhà văn về số phận của người VN trong chế độ cũ. Ông đưa người đọc
ngược lên miền núi xa xôi hẻo lánh nơi vùng cao Tây Bắc, để vén màn cuộc sống bi thảm của người dân nơi
đây dưới sự áp bức của bọn chúa đất phong kiến tàn ác. Tuy vậy, họ vẫn ngời sáng bởi những vẻ đẹp tâm
hồn tiềm tàng, cao quý. Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo mới mẻ của nhà văn khi đã nâng niu, trân trọng
những vẻ đẹp ấy. Tô Hoài bày tỏ một niềm tin khoẻ khoắn vào sức sống mãnh liệt, khả năng cách mạng tiềm
tàng nơi những con người dưới đáy xã hội như Mị. Ông cũng khẳng định sự tất yếu của việc vùng lên phản
kháng, đó là con đường giải thoát duy nhất mà họ có.
Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, nhà văn Nguyễn Minh Châu có viết: “Nhà văn tồn tại ở trên đời
(…) để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực”. Và với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà
văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy. Bằng bút pháp hiện thực và cảm quan CM tiến bộ, cùng với tài
năng nghệ thuật độc đáo già dặn, nhân vật Mị đã được vẽ nên một cách tài tình, lay động độc giả bởi số phận bi
thương nhưng vẫn tiềm tàng những phẩm chất tâm hồn cao quý và sức sống mãnh liệt. Tác giả gửi gắm biết bao sự
thấu hiểu và niềm tin yêu khoẻ khoắn vào khả năng cách mạng của những con người bị vùi dập dưới đáy XH như
Mị, cổ vũ họ đi tìm ánh sáng tương lai tốt đẹp hơn cho chính mình.

You might also like