You are on page 1of 14

Chương 2.

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ ỨNG TRƯỚC
Trình tự hạch toán:
(1) Kế toán tăng giảm tiền mặt VND:

511, 515, 711 TK 1111 152,153, 211,…


Doanh thu, thu Tổng giá Tổng giá Giá mua
nhập khác chưa thanh toán thanh toán chưa thuế
thuế GTGT
3331 133
Thuế GTGT Thuế GTGT
phải nộp được khấu trừ
411 341,331,334,338
Nhận vốn góp bằng tiền …
Thanh toán nợ
mặt bằng tiền mặt
131,138,141,244 121,128,221,222,228…
… Thu hồi các khoản nợ, Chi tiền mặt
ứng trước bằng TM đầu tư tài chính
121,128,221,222,228… 244
Thu hồi các khoản đầu Chi tiền mặt ký
tư bằng tiền mặt cược, ký quỹ
Hình 2.1: Sơ đồ kế toán tăng giảm tiền mặt

Kế toán vàng tiền tệ tại quỹ:

1111,1121 TK 1113 635


CL lỗ giá
Mua vàng nhập quỹ Giá xuất
vàng
vàng
111, 112, 311,…
Giá vàng tại
thời điểm bán

515
CL lãi
giá vàng

Hình 2.2 Sơ đồ kế toán vàng tiền tệ

(3) Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa thiếu:


3381 111 1381
Kiểm kê tiền mặt Kiểm kê tiền mặt
phát hiện thừa phát hiện thiếu

Hình 2.3. Kế toán chênh lệch tiền mặt khi kiểm kê

Kế toán tiền gửi ngân hàng

Trình tự hạch toán:


❖ Kế toán tăng giảm tiền gởi ngân hàng VND:

511, 515, 711 TK 1121 152,153, 211,…


Doanh thu, thu Tổng giá Tổng giá Giá mua
nhập khác chưa thanh toán thanh toán chưa thuế
thuế GTGT
3331 133
Thuế GTGT Thuế GTGT
phải nộp được khấu trừ

411 311,331,334,338

Nhận vốn góp bằng Thanh toán nợ
TGNH bằng TGNH
131,138,141,244 121,128,221,222,228…

Thu hồi các khoản nợ, Đầu tư tài chính
ứng trước bằng TGNH bằng TGNH
121,128,221,222,228… 244

Thu hồi các khoản đầu Chi TGNH ký cược,


tư bằng TGNH ký quỹ

Hình 2.4: Sơ đồ kế toán tăng giảm tiền gởi ngân hàng

(2) Đối chiếu tiền gởi ngân hàng vào cuối kỳ:

3388 1121 1388

Kiểm kê tiền mặt Kiểm kê tiền mặt


phát hiện thừa phát hiện thiếu
Kế toán tiền đang chuyển

Trình tự hạch toán kế toán tiền đang chuyển:

111 113 112

Chi tiền mặt gửi vào ngân hàng Khi nhận được giấy
nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân
báo Có hàng về khoản tiền
đang chuyển
511,711, … 331…
Doanh thu bán hàng… hoặc thu
các khoản nợ, chuyển thẳng vào Khi nhận được giấy báo
ngân hàng nhưng chưa nhận của người hưởng thụ
được giấy báo Có
3331
Thuế GTGT phải
nộp (nếu có)

Hình 2.5. Sơ đồ kế toán tiền đang chuyển

Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.

a- Thông tin trình bày trên Bảng cân đối kế toán:

Số dư bên Nợ của Tài khoản 111 “Tiền mặt”, số dư bên Nợ của tài khoản 112 “Tiền gởi
ngân hàng”, và số dư bên Nợ của tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” được tổng hợp để ghi vào chỉ
tiêu Tiền (Mã số 111) thuộc phần Tài sản, thuộc Tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán.

b- Thông tin trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Liên quan đến cả ba dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, gồm:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

- Lưu chuyển tiền tè hoạt động tài chính

c- Thông tin trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Chỉ tiêu Tiền trên bảng cân đối kế toán được trình bày chi tiết ở khoản 01 mục V trên bản
Thuyết minh báo cáo tài chính gồm: Tiền mặt, Tiền gởi ngân hàng, Tiền đang chuyển; được trình
bày chi tiết số liệu cuối năm, số liệu đầu năm.

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Khoản phải thu chính là số tiền hay tài sản của doanh nghiệp do người khác nắm giữ như
khách hàng mua hàng hóa hay sản phẩm mà chưa thanh toán, hoặc số tiền doanh nghiệp ứng trước
cho người bán, hoặc khoản tạm ứng, các khoản ký quỹ, ký cược, tài sản thiếu chờ xử lý,...

Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại
nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân
loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải thu của Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm cả
các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay
được phản ánh ở TK 1283; Khoản ký quỹ, ký cược phản ánh ở TK 244, khoản tạm ứng ở TK
141… Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục
được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán.
Phân loại

Căn cứ vào thời hạn thanh toán nợ phải thu được chia thành 2 loại :

✓ Khoản phải thu ngắn hạn: là khoản thu có thời hạn thu hồi trong vòng 12 tháng hoặc trong
một chu kỳ kinh doanh.

✓ Khoản phải thu dài hạn: là khoản phải thu có thời hạn thu hồi trên 12 tháng hoặc hơn một
chu kỳ kinh doanh.

Căn cứ theo nội dung, khoản phải thu được chia thành nhiều loại:

✓ Phải thu khách hàng

✓ Trả trước cho người bán

✓ Phải thu nội bộ

✓ Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng

✓ Các khoản phải thu khác


Nguyên tắc hạch toán

✓ Khoản phải thu phải được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng phải thu, theo từng thời hạn
thanh toán, theo từng nội dung, kế toán phải theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu
dài hạn.

✓ Các khoản phải thu là vàng tiền tệ phải được theo dõi chi tiết theo số lượng, chất lượng,
quy cách và giá trị theo giá quy định.

✓ Định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ, xác định được các loại nợ trả đúng hạn, nợ quá hạn,
nợ khó đòi hoặc nợ không đòi được để làm cơ sở xác định số trích lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi và xử lý đối với những khoản nợ không đòi được.

Trong phạm vi chương này, giáo trình kế toán tài chính 1 chỉ trình bày khoản phải thu của
khách hàng, và phải thu khác.

Kế toán phải thu của khách hàng


Trình tự hạch toán:

511,515… 131 635


Doanh thu bán hàng
Chiết khấu thanh toán
3331 khách hàng được hưởng
1 Thuế GTGT
(nếu có) 521
711 Chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, hàng
Thu thanh lý, bán bị trả lại
bán TSCĐ 33311
Thuế
111,112 GTGT 111,112,113
Khách hàng thanh toán …
tiền hoặc trả trước tiền
Các khoản chi hộ 229,642
cho khách hàng
Xử lý xoá sổ nợ khó đòi

Hình 2.6. Sơ đồ kế toán phải thu của khách hàng


Kế toán phải thu khác

Trình tự hạch toán:


• Đối với tài sản thiếu chờ xử lý
111,112,152,156 1381 111,1388,334…

Tiền,giá trị hàng tồn Xử lý tài sản thiếu


kho mất mát, hao hụt

211 632

TSCĐ phát hiện thiếu, Giá trị hàng tồn kho mất
chờ xử lý mát, hao hụt sau khi trừ
214 phần thu bồi thường
được tính vào giá vốn

Hình 2.7. Sơ đồ kế toán tài sản thiếu chờ xử lý


• Đối với khoản phải thu khác

1381 1388 111,112…

Xử lý tài sản thiếu, bắt Thu hồi bằng tiền


bồi thường
334
111,112,15*… Thu hồi bằng cách trừ
vào lương
Tài sản cho mượn, các
khoản chi hộ… 229
Xử lý Nếu đã lập dự phòng
xoá nợ
515 phải thu 642
khác khi
Phải thu lợi nhuận, cổ tức có quyết Nếu chưa lập dự
được chia từ hoạt động đầu tư định phòng hoặc dự phòng
không đủ

Hình 2.8. Sơ đồ kế toán phải thu khác


Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

Những quy định chung về nợ phải thu khó đòi


Theo quy định hiện hành việc lập dự phòng được tiến hành vào thời điểm khoá sổ kế toán
để lập báo cáo tài chính năm và phải có đủ các điều kiện sau:
- Số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp.

- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi cần lập dự phòng phải có chứng từ gốc hợp lệ ghi rõ
tên địa chỉ người nợ, nội dung khoản nợ, số tiền phải thu, số đã thu, số còn nợ chưa trả.
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải
thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài
sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan
có thẩm quyền khác…).

Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng
nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch
thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng
trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm,
tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi
được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp
hạch toán vào thu nhập khác.
Vào cuối niên độ, trước khi lập báo cáo tài chính, nếu doanh nghiệp có những bằng chứng
và căn cứ xác định có những khoản thu khó hoặc không thể đòi được thì được lập dự phòng đối
với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng
phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật
truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn
thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Khoản lập dự phòng được xác định riêng cho từng khoản nợ phải thu và sau đó tổng hợp thành
số cần phải lập dự phòng. Nếu cuối niên độ trước đó lập dự phòng rồi thì cuối niên độ này sau khi
đã xác định được số cần lập dự phòng được thực hiện như sau:

+ Số cần lập lớn hơn số dư của khoản dự phòng lập cuối niên độ trước: doanh nghiệp lập
dự phòng bổ sung khoản chênh lệch.
+ Số cần lập nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng lập cuối niên độ trước: doanh nghiệp phải
hoàn nhập khoản chênh lệch.
Trình tự hạch toán:

(2b) Hoàn nhập dự phòng (số kỳ này < số kỳ trước

131,138 2293 642

(1) Cuối năm lập dự phòng


(3a) Xoá nợ đã nợ phải thu khó đòi
(3) Xóa sổ nợ
phải thu khó đòi lập dự phòng (2a) Trích lập bổ sung dự
phòng (số kỳ này > số kỳ trước

(3b) Xoá khoản nợ chưa lập dự phòng hoặc


dự phòng không đủ
711 111,112…

(4a) Thu được nợ khó đòi đã


xử lý xóa sổ

Hình 2.9. Sơ đồ kế toán Dự phòng phải thu khó đòi

Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.


a. Trình bày trên bảng cân đối kế toán

- Đối với Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” phải căn cứ vào sổ chi tiết để lấy số liệu trình
bày trên bảng cân đối kế toán :

+ Đối với số dư bên Nợ trên sổ chi tiết tài khoản 131 được trình bày bên phần Tài sản, chỉ
tiêu “Phải thu khách hàng” (Mã số 131), hoặc chỉ tiêu “Phải thu dài hạn khách hàng” (Mã
số 211)
+ Đối với số dư bên Có trên sổ chi tiết tài khoản 131 được trình bày bên phần Nguồn vốn,
mục Nợ phải trả, chỉ tiêu “ Người mua trả tiền trước ngắn hạn” (Mã số 312) và « Người
mua trả tiền trước dài hạn » (mã số 332)
- Số dư bên Nợ Tài khoản 138 “Phải thu khác” được trình bày bên phần Tài sản, chỉ tiêu
“Phải thu ngắn hạn khác” (Mã số 136) và « Phải thu dài hạn khác » (Mã số 216)
- Số dư bên Có Tài khoản 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi” được trình bày bên phần Tài
sản, chỉ tiêu “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” (Mã số 137), và chỉ tiêu “Dự phòng
phải thu dài hạn khó đòi” (Mã số 219), và được trình bày dưới dạng số âm, đây là chỉ tiêu
điều chỉnh giảm khoản phải thu.

b. Trình bày trên bản Thuyết minh báo cáo tài chính
Đối với tài khoản 138 “Phải thu khác” được trình bày ở mục 03 phần V, được trình bày chi
tiết về các khoản Phải thu về cổ phần hóa; Phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia; Phải thu
người lao động; Phải thu khác; và được trình bày theo số liệu cuối năm, số liệu đầu năm.
Kế toán các khoản ứng trước

Hình 2.10: Sơ đồ kế toán khoản tạm ứng


Kế toán chi phí trả trước
Khái niệm và phân loại

Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan tới hoạt
động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.

Chi phí trả trước bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn.

❖ Chi phí trả trước ngắn hạn là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh
doanh. Chi phí trả trước ngắn hạn, gồm:

- Chi phí thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng một năm tài chính hoặc một chu
kỳ kinh doanh

- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện
vận tải, bảo hiểm than xe,…) và các lệ phí mua và trả một lần trong năm

- Công cụ dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ dụng
cụ có thời gian sử dụng dưới một năm

- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính hay
một chu kỳ kinh doanh

- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính
phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

- Chi phí trong thời gian ngừng việc (không lường trước được)

- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần được phân bổ dần nhiều kỳ kế toán
(tháng, quý) trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

❖ Chi phí trả trước dài hạn là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan tới kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán hoặc nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Chi phí trả trước dài hạn, gồm:

- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, nhà kho, văn
phòng làm việc, cửa hàng, TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều năm tài
chính
- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ
nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều năm tài chính

- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn
trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm

- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm

- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình

- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật

- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được
phân bổ cho nhiều năm – Nếu chưa lập dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp

- Chi phí mua bảo hiểm, công cụ dụng cụ, chi phí lãi,… trả một lần cho nhiều năm tài
chính

- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp

- …

153 242 627,641,642,241…


Xuất kho CCDC sử dụng Định kỳ phân bổ giá trị 1 lần
Loại phân bổ nhiều lần
Giá trị còn lại
111,112,331…
Khi báo
CP thuê tài sản, bảo hiểm … hỏng
CCDC
133 Giá trị
thu hồi
Thuế GTGT
(nếu có)

Hình 2.11 : Sơ đồ Kế toán chi phí trả trước


Kế toán cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Khái niệm và phân loại
❖ Khái niệm

Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản của mình giao cho người nhận cầm cố cầm giữ
để vay vốn hoặc để nhận các loại bảo lãnh. Tài sản cầm cố có thể là vàng, bạc, kim khí quý, đá
quý, ô tô, xe máy,… và cũng có thể là những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất, hoặc
tài sản. Những tài sản đã mang cầm cố, doanh nghiệp có thể không còn quyền sử dụng trong thời
gian đang cầm cố. Sau khi thanh toán tiền vay, doanh nghiệp nhận lại những tài sản đã cầm cố.

Nếu doanh nghiệp không trả nợ được tiền vay hoặc bị phá sản thì người cho vay có thể
phát mại các tài sản cầm cố để lấy tiền bù đắp lại số tiền cho vay bị mất.

Ký quỹ là việc doanh nghiệp gởi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hay các giấy tờ
có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh
nghiệp

Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc
kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách
nhiệm của người đi thuê tài sản phải quản lý, sử dụng tốt tài sản đi thuê và hoàn trả tài sản đúng
thời gian quy định. Tiền đặt cược do bên có tài sản cho thuê quy định có thể bằng hoặc cao hơn
giá trị của tài sản cho thuê
❖ Phân loại:
Có hai loại cầm cố, ký quỹ, ký cược, gồm:

- Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn: là khoản tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp
mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược có thời gian dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ sản xuất kinh
doanh bình thường của doanh nghiệp.

- Ký quỹ, ký cược dài hạn: là số tiền hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp đem đi ký
quỹ, ký cược dài hạn tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có thời hạn trên một năm hoặc
trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Trình tự kế tóan:
TK 244
111, 112 111, 112

Dùng tiền ký quỹ Nhận lại tiền ký quỹ


ngắn hạn (dài hạn) ngắn hạn (dài hạn)

211
211
Nhận TSCĐ đã
Đem TSCĐ đi
Nguyên cầm cố
cầm cố
giá
214
214

Hao mòn 811


TSCĐ

Khấu trừ vào tiền ký quỹ


khoản phạt vi phạm hợp
331

Khấu trừ vào tiền ký quỹ


khoản nợ phải trả người

Hình 2.12. Sơ đồ kế toán ký quỹ, ký cược


Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính.

a- Thông tin trình bày trên Bảng cân đối kế toán:

- Số dư bên Nợ Tài khoản 141 “Tạm ứng” được trình bày bên phần Tài sản, Tài sản ngắn
hạn, chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” (Mã số 136)

- Số dư Nợ Tài khoản 244 “Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược” được trình bày bên phần Tài
sản, chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” (Mã số 136) và chỉ tiêu “Tài sản dài hạn khác” (Mã số 216)

- Số dư Nợ Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” được trình bày bên phần Tài sản, chỉ
tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” (Mã số 151) và chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” (Mã số 261)
c- Thông tin trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính, TK 141 “Tạm ứng”, Tài khoản 244 “Cầm cố, thế
chấp, ký quỹ, ký cược”, Tài khoản 242 “Chi phí trả trước” được trình bày phần V.03, nội dung
Phải thu khác:
Các khoản phải thu ngắn hạn khác Cuối năm Đầu năm
- Phải thu về cổ phần hóa ……………
………….
- Phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia …………… ………….
- Phải thu người lao động ……………
………….
- Phải thu khác ……………
………….
Cộng ……………
………….

Trên bản Thuyết minh báo cáo tài chính, Tài khoản 244 “Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký
cược” được trình bày phần V.07, nội dung Ký quỹ, ký cược dài hạn; và Tài khoản 242 “Chi phí
trả trước” :
Phải thu dài hạn khác Cuối năm Đầu
năm
- Ký quỹ, ký cược dài hạn ……………
………….
- Các khoản tiền nhận ủy thác …………… ………….
- Cho vay không có lãi ……………
………….
- Phải thu dài hạn khác ……………
………….
Cộng ……………
………….

You might also like