You are on page 1of 12

Nhũ tương thuốc là dạng thuốc lỏng hoặc mềm để uống, tiêm hoặc dùng ngoài.

Để thu được nhũ tương đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như mục đích sử dụng
cần thiết phải:
- Chọn kiểu nhũ tương
- Chọn hai pha và tỉ lệ các pha
- Chọn chất nhũ hóa và nồng độ chất nhũ hóa thích hợp
- Chọn thiết bị nhũ hóa phù hợp với mục đích và quy mô pha chế

* Chọn kiểu nhũ tương:


- Có hai kiểu nhũ tương chính:
+ Nhũ tương D/N (dầu trong nước):
• Pha liên tục là nước.
• Pha phân tán là dầu.
• Các hạt dầu được phân tán thành các hạt nhỏ trong nước.
+ Nhũ tương N/D (nước trong dầu):
• Pha liên tục là dầu.
• Pha phân tán là nước.
• Các hạt nước được phân tán thành các hạt nhỏ trong dầu.
- Để đánh giá nên sử dụng kiểu nhũ tương nào, chúng ta nên tham khảo ý kiến của
chuyên gia bào chế để lựa chọn kiểu nhũ tương phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
- Cần tiến hành nghiên cứu để đánh giá độ ổn định và sinh khả dụng của từng loại
nhũ tương.
Tài liệu tham khảo: https://buidathieu.github.io/tracuu/DUOC%20DIEN%20VIET
%20NAM/16%20Nhu%20tuong%20HT.htm

* Chọn hai pha và tỷ lệ các pha:


- Chọn hai pha:
+ Nhũ tương D/N dễ hình thành hơn khi thêm pha dầu dần dần vào pha nước.
+ Nhũ tương N/D dễ hình thành hơn khi thêm pha nước dần dần vào pha dầu.
- Tỷ lệ các pha:
+ Nhũ tương càng dễ hình thành và bền vững khi hai pha có tỷ trọng gần bằng nhau.
+ Hai pha có tỷ trọng khác nhau thì nhũ tương thu được không bền vững tuỳ theo pha
phân tán có tỷ trọng nhỏ hơn môi trường phân tán các tiểu phân pha phân tán sẽ nổi
lên hoặc lắng xuống đáy bình đựng nhũ tương.
+ Hiện tượng tách riêng hai pha là do môi trường tiểu phân pha phân tán trong nhũ
tương chịu tác động của hai lực ngược chiều nhau: trọng lực kéo xuống và lực đẩy
archimede, khi hai pha có tỷ trọng bằng nhau thì hai lực này bằng nhau và nhũ tương
bền vững.
Tài liệu tham khảo:
https://yhn.edu.vn/portals/0/tailieu/BMduoc/baoche/index.html#p=56 ( trang 52)

Chọn chất nhũ hóa và nồng độ chất nhũ hóa thích hợp
 Chất nhũ hóa có vai trò giúp nhũ tương hình thành và có độ bền nhất định. Các
chất nhũ hóa lỹ tưởng dùng trong nhũ tương thuốc không chỉ là chất nhũ hóa
mạnh mà còn phải là tá dược tốt phải đáp ứng các yêu cầu:
- Có khả năng nhũ hoá mạnh nhiều dược chất hay chất phụ, và được dung với
khối lượng rất nhỏ.
- Bền vững, ít bị tác động của pH, nhiệt độ, chất điện giải, chất háo nước, vi
khuẩn, nấm mốc.
- Không gây tương kỵ lý, hoá học với dược chất, chất phụ gặp trong thuốc.
- Không có tác dụng dược lý riêng nếu có thì phải tác dụng hiệp đồng.
- Không màu sắc, mùi vị riêng hoặc mùi vị dễ chịu.
 Các chất nhũ hóa thường dùng:
- Các carbohydrat:
+ gôm arabic: Được dùng điều chế các potio
Tỷ lệ gôm dùng để nhũ hoá dầu lỏng khoảng 25 – 50% so với lượng dầu.
Tỷ lệ gôm dùng để nhũ hoá dược chất phụ thuộc vào tỷ trọng: tỷ trọng nhỏ
(tinh dầu) tỷ lệ gôm bằng dược chất, tỷ trọng vừa (creozol) tỷ lệ gôm bằng
50% so với dược chất, tỷ trọng lớn tỷ lệ gôm gấp 2 lần.
+ Gôm adagant:
Dịch thể gôm adagant có độ nhớt gấp 50 lần arabic có cùng nồng độ.
Nồng độ >2% khi nguội thành gel không có khả năng nhũ hoá.
Gôm adagant được dùng kết hợp với gôm arabic để điều chế nhũ tương. Tỷ lệ
gôm adagant phối hợp với arabic là 1/10, cao hơn sẽ ảnh hưởng đến khả năng
nhũ hoá của gôm arabic.
Gôm adagant được dùng điều chế nhũ tương các dược chất có tỷ trọng nhỏ
(tinh dầu).
+ Thạch: có tác dụng làm mềm, tăng khối lượng phân và kích thích nhu động
ruột nên được dùng điều chế nhũ tương nhuận tràng, tẩy.
Ở nhiệt độ thường hút nước phồng lên và tan ở nhiệt độ sôi. Ở nồng độ >1%
khi nguội thạch sẽ thành gel mất tác dụng nhũ hoá. Nên dùng dạng dịch thể
loãng, kiềm nhẹ.
- Các Saponin: Là các chất diện hoạt có khả năng nhũ hoá thực sự và gây thấm
mạnh. Dễ tan trong cồn và nước là chất nhũ hoá tạo kiểu nhũ tương D/N.
Để làm chất nhũ hoá, gây thấm dùng dạng cồn thuốc chế từ các dược liệu chứa
saponin (tỷ lệ 1/5 cồn 60 ).
- Các protein:
+ Gelatin:
Gelatin làm chất nhũ hoá được điều chế ở dạng có pH = 7 – 8 để có tác dụng
nhũ hoá mạnh
Khi sử dụng phối hợp các chất khác cần lưu ý đến điện tích.
Tỷ lệ dùng 1% dưới dạng dịch thể phải có phương tiện phát tán mạnh mới đạt
kết quả.
+ sữa:
Là nhũ tương thiên nhiên chứa tỷ lệ casein 3% nên có khả năng nhũ hoá, dùng
sữa đặc hoặc sữa bột.
Tỷ lệ: Một phần sữa bột nhũ hoá được hai phần pha dầu
Một phần sữa đặc nhũ hoá được 5 phần pha dầu
- Các sterol: Điển hình là cholesterol và các dẫn chất có nhiều trong lanolin (sáp
lông cừu),mỡ lợn, dầu cá, lòng đỏ trứng.
Cấu tạo hai phần: thân dầu và thân nước nên có tác dụng diện hoạt và có khả
năng nhũ hoá, gây thấm.
Phần thân dầu trội hơn phần thân nước nên dễ hoà tan trong dầu và là chất nhũ
hoá tạo kiểu nhũ tương N/D. Có khả năng nhũ hoá lượng nước gấp hai lần.
Cholestrol được chiết riêng làm chất nhũ hoá dùng tỷ lệ 1 - 5% so với dược
chất thuốc mỡ, thuốc xoa, thuốc đạn, trứng, hỗn dịch tiêm dầu.
Ngoài ra còn có các acid mật ở dạng muối kiềm tan trong nước taọ kiểu nhũ
tương D/N.
- Và một số chất nhũ hóa khác
https://yhn.edu.vn/portals/0/tailieu/BMduoc/baoche/files/basic-html/page49.html
https://yhn.edu.vn/portals/0/tailieu/BMduoc/baoche/files/basic-html/page50.html
https://yhn.edu.vn/portals/0/tailieu/BMduoc/baoche/files/basic-html/page51.html

Chọn thiết bị nhũ hóa phù hợp với mục đích và quy mô pha chế
- Để điều chế nhũ tương cần cung cấp năng lượng để tạo thành liên kết bề mặt giữa 2
pha , cần có lực phân tán để nhũ tương hình thành và đồng nhất .
- Sự lựa chọn thiết bị gây phân tán phải căn cứ vào qui mô điều chế , loại dầu được sử
dụng , chất nhũ hóa được dùng , tỉ lệ về thể tích giữa các pha và tính chất vật lí của
sản phẩm cần đạt được
1. Cối chày : được sử dụng để điều chế lượng nhỏ nhũ tương
- là dụng cụ đơn giản và rẻ tiền nhất
- nhũ tương điều chế bằng cối chày có kích thước pha phân tử thường thô hơn
và không đồng nhất so với các phương pháp khác
- các thành phần phải có độ nhớt nhất định để thao tác dễ dàng
2. Máy lắc :dùng trong sản xuất ở quy mô nhỏ
- các máy lắc thông dụng có thể được dùng để điều chế nhũ tương
- Thiết bị này thích hơjp khi pha dầu có độ nhớt thấp và dễ phân tán
- Trong trường hợp nhất định , sự lắc gián đoạn lại có hiệu quả hơn lắc liên
tục, sự lắc liên tục không những phân chia pha phân tán mà còn phân chia cả
pha liên tục làm cho nhũ tương khó hình thành hơn
3. Các máy khuấy cơ học
- sự khuấy trộn chất lỏng rất hay được sử dụng trong ngành công nghiệp hóa
học
- các loại máy sec có các kích thước khác nhau , dung tích hoạt động có thể từ
1 lít đến vài mét khối
+ máy khuấy kiểu chân vịt ( cánh quạt ): dùng để trộn vừa nhũ hóa , loại thiết
bị này hoạt động tốt nếu hỗn hợp có độ nhớt bằng hoặc nhỏ hơn độ nhớt của
glycerol
+ máy khuấy tua bin : có thể có nhiều cánh khuấy thẳng hoặc cong được gắn
vào trục khuấy , lực phân tán mạnh hơn cánh kiểu chân vịt
4. Máy xay keo :
- Hỗn hợp nhũ tương khi được ép qua khe kẹp chịu 1 lực cắt cực mạnh để tạo
thành hệ phân tán rất đồng đều và cho các tiểu phân rất mịn
- Nguyên tắc hoạt động của các máy xay keo đều giống nhau tuy nhiên mỗi
nhà sản xuất đều thiết kế thêm những bộ phận hỗ trợ đặc biệt giúp gia công
hiệu quả hơn.
5. Thiết bị đồng nhất hóa : Các loại máy khuấy trộn đều có thể sử dụng để điều
chế nhũ tương tuy nhiên muốn điều chế nhũ tương mịn cần phải có máy đồng
nhất hóa
- có thể sử dụng thiết bị đồng nhất theo 2 cách :
+ các thành phần có nhũ tương được trộn với nhau và cho qua máy đồng nhất
hóa để có sản phẩm cuối cùng
+ điều chế nhũ tương thô bằng các phương tiện khác , sau đó cho nhũ tương
thô qua máy đồng nhất hóa để có nhũ tương mịn và có độ ổn định cao
6. Thiết bị siêu âm : điều chế nhũ tương có thể thực hiện bằng sự rung do siêu âm
ở tần số cao ( 100-500KHz) , phương pháp này chỉ áp dụng điều chế nhũ tương
lỏng có độ nhớt thấp , không áp dụng để sản xuất nhũ tương
Tài liệu trích dẫn: giáo trình bào chế

Nhũ tương thuốc uống gồm 3 loại:


- Nhũ tương thiên nhiên
- Nhũ tương potio
- Nhũ tương dầu thuốc

1. Kỹ thuật điều chế nhũ tương thiên nhiên.


- Nhũ tương thiên nhiên là một dạng nhũ tương D/N (dầu trong nước) được điều chế
từ các loại hạt có dầu (lạc, vừng, hướng dương, hạnh nhân ngọt,...). Nhũ tương thiên
nhiên là chất dẫn để điều chế một số thuốc uống.
- Đặc điểm nhũ tương thiên nhiên:
+ Không có sẵn trong tự nhiên, phải điều chế.
+ Không có tác dụng dược lý.
+ Được sử dụng làm chất dẫn để điều chế một số thuốc uống.
- Kỹ thuật điều chế:
+ Ngâm hạt vào nước nóng, loại bỏ vỏ lụa.
+ Nghiền hạt với nước cất thành bột nhào mịn.
+ Lọc qua gạc thu lấy nhũ tương.
- Thành phẩm:
+ Không có tác dụng dược lý.
+ Dùng để điều chế:
• Dung dịch chứa dược chất tan trong nước.
• Hỗn dịch - nhũ tương chứa dược chất rắn không tan trong nước và dầu.
Ví dụ:
Sữa đậu nành là một nhũ tương thiên nhiên phổ biến.
Công thức: 1 phần hạt, 10 phần nhũ tương.
Có thể thay 1/2 lượng hạt bằng saccharose.

Link ảnh: https://canhgiacduoc.org/ky-thuat-dieu-che-nhu-tuong-thien-nhien.html

2. Kĩ thuật điều chế potio nhũ tương:


Potio có 3 loại: potio chính tên (dd thật)
Potio nhũ tương
Potio hỗn dịch
Potio nhũ tương có thể phối hợp các dược chất và chất phụ tan trong nước và trong
dầu thành một dạng thuốc lỏng đồng nhất.
VD: Rp
Bromoform 2g
Natribenzoat 4g
codein phosphas 0,2g
Siro đơn 20g
Nhũ tương dầu vđ 100ml
M.f potio

Thành phần của potio:


- Pha dầu: gồm dầu của nhũ tương dầu và bromoform
- Pha nước: nước cất của nhũ tương dầu, siro đơn, codein, phosphate, natri
benzoat.
- Chất nhũ hóa: gôm arabic (9g trong đó 5g để nhũ hóa 10g dầu, 4g để nhũ hóa
2g bromoform)
Tiến hành:
- Cân và nghiền 9g gôm arabic/cối sạch, khô.
- Hoà tan 2g bromoform vào 10g dầu thực vật, cho pha dầu vào gôm đảo nhẹ để
gôm thấm đều thêm 18ml nước, dùng chày đánh nhanh mạnh liên tục để được
nhũ tương đặc.
- Hoà tan Natribenzoat vào 20ml nước nóng rồi hoà tan tiếp codeinphosphas.
- Dùng lượng nước còn lại pha loãng nhũ tương đặc rồi phối hợp dd
Natribenzoat, codein phosphas và siro đơn vào nhũ tương đã pha loãng bổ
xung nước vừa đủ 100ml
- Đóng chai dán nhãn đúng qui chế, nhãn có thêm dòng chữ “lắc trước khi
dùng”.

https://yhn.edu.vn/portals/0/tailieu/BMduoc/baoche/files/basic-html/page62.html

Link ảnh: https://canhgiacduoc.org/ky-thuat-dieu-che-potio-nhu-tuong.html


Link vid: https://www.youtube.com/watch?v=Q7S0FXHMJiY

3. Kỹ thuật điều chế nhũ tương dầu thuốc

Nhũ tương dầu được điều chế từ các loại dầu có tác dụng dược lý . có thể hòa
tan hoặc không hòa tan thêm dược chất có tác dụng hiệp đồng và các chất phụ
- tỷ lệ pha dầu rất cao nên phải dùng hỗn hợp các chất nhũ hóa : gôm Arabic-
adragant-thạch hoặc tween –span
Ví dụ :Rp
Dầu parafin 35g
Tween 80 và Span 80 6g
Nước cất vđ 100ml
 Tiến hành :
-cân dầu parafin vào cốc thủy tinh đun nước nóng 60◦c hòa tan span vào dầu nóng
- Đun nóng nước khoảng 65◦C hòa tan tween 80 vào nước nóng
-Phối hợp hay pha dùng lực gây phân tán để tạo ra nhũ tương và cho nhũ tương qua
thiết bị đồng nhất hóa .
Tài liệu tham khảo: giáo trình bào chế
Link ảnh: https://nhathuocngocanh.com/phuong-phap-bao-che-nhu-tuong-dau-
parafin/

I. Các phương pháp nhũ hóa thông dụng để điều chế nhũ tương thuốc
1. Thêm pha nội vào pha ngoại (phương pháp keo ướt)
Phương pháp này thích hợp nhất và thường áp dụng ở quy mô công nghiệp để điều
chế nhũ tương.
Nguyên tắc:
 Chất nhũ hóa được hòa tan trong lượng lớn pha ngoại, sau đó thêm từ từ pha nội vào,
vừa thêm vừa phân tán đến khi hết pha nội và tiếp tục phân tán cho đến khi nhũ tương
đạt yêu cầu.
 Thiết bị gây phân tán là máy khuấy chân vịt, máy khuấy cánh quạt...
 Trong nhiều trường hợp, máy khuấy hay máy trộn chỉ cho nhũ tương thô, kích thước
của pha nội không đồng đều. Vì vậy, phải cho nhũ tương thô qua máy làm mịn và
làm đồng nhất như máy xay keo, máy làm mịn ở áp suất cao hay có khe hẹp (máy
đồng nhất hóa).
Ví dụ:
 Khi điều chế nhũ tương D/N, các chất tan trong nước được hòa tan vào nước, các chất
tan trong dầu được trộn thành hỗn hợp đồng nhất với dầu. Hỗn hợp pha dầu được
phối hợp từng lượng nhỏ vào pha nước kèm theo lực phân tán thích hợp.
 Đôi khi, để quá trình phân tán tốt hơn, không được dùng tất cả nước để trộn với chất
nhũ hóa. Sau khi nhũ tương đã chứa pha dầu hình thành mới thêm lượng nước còn lại
vào.
2. Thêm pha ngoại vào pha nội (phương pháp keo khô)
Phương pháp này thích hợp để điều chế một lượng nhỏ nhũ tương bằng cối chày.
Nguyên tắc:
 Chất nhũ hóa ở dạng bột mịn được trộn với toàn bộ tướng nội.
 Thêm một lượng tướng ngoại vừa đủ và phân tán mạnh để tạo nhũ tương đậm đặc.
 Thêm từ từ tướng ngoại còn lại vào và hoàn chỉnh nhũ tương.
Phương pháp này áp dụng thuận lợi để điều chế nhũ tương D/N:
 Chất nhũ hóa thân nước là gôm arabic, adragant, hoặc methyl cellulose.
 Chất nhũ hóa được trộn với pha dầu tạo một hệ phân tán nhưng không gây thấm ướt.
 Thêm nước vào và phân tán thành nhũ tương đậm đặc D/N.
Kỹ thuật "keo khô" là một phương pháp nhanh để điều chế một lượng nhỏ nhũ
tương D/N với chất nhũ hóa là gôm arabic.
3. Phương pháp tách pha từng dung môi đồng tan với 2 pha
Phương pháp này áp dụng khi:
 Có một dung môi vừa hòa tan tướng nội, chất nhũ hóa, vừa đồng tan với tướng ngoại
và không có tác dụng dược lý riêng.
Hạn chế:
 Khó tìm được 1 loại dung môi phổ biến đạt các yêu cầu như nêu trên.
Nguyên tắc:
 Dung môi hòa tan tướng nội và chất nhũ hóa thành dung dịch.
 Cho từng ít một dung dịch vào pha ngoại và phân tán mạnh tạo ra những tiểu phân
của pha nội được bao lại bởi chất nhũ hóa.
Ví dụ:
 Creosot 33 g
 Lecithin 2 g
 Nước cất vừa đủ 100 g
 Creosot, lecithin dễ tan trong ethanol 90% và ethanol lại hỗn hòa trong nước.
 Dùng 10g Ethanol hoà tan Cresosot và Lecithin trong lọ.
 Sau đó cho từng lượng nhỏ dung dịch trên vào nước. Lắc mạnh tạo nhũ tương
II. Thiết bị điều chế nhũ tương:
Cối chày:
 Dùng cho lượng nhỏ, nhũ tương thô
 Dễ dàng, rẻ tiền
 Hạn chế: độ nhớt cao, thao tác thủ công
Máy lắc:
 Dùng cho pha dầu dễ phân tán
 Hiệu quả với lắc gián đoạn
 Dùng cho sản xuất nhỏ
Máy khuấy cơ học:
 Cánh khuấy chân vịt:
o Dùng cho độ nhớt ≤ glycerol
o Hiệu quả với hỗn hợp loãng
 Cánh khuấy tuốc bin:
o Lực phân tán mạnh hơn
o Dùng cho độ nhớt cao hơn
o Có thể có vòng phân tán
Máy xay keo:
 Lực cắt cực mạnh
 Nhũ tương mịn, đồng đều
 Dùng cho hỗn dịch rắn khó tan
Thiết bị đồng nhất hoá:
 Nhũ tương mịn, ổn định cao
 Áp suất cao ép qua khe hẹp
 Máy 1 giai đoạn: nhũ tương dễ kết cụm
 Máy 2 giai đoạn: phá vỡ kết cụm
 Dùng cho nhũ tương lỏng, hỗn dịch
Thiết bị siêu âm:
 Nhũ tương lỏng, độ nhớt thấp
 Không dùng cho sản xuất
Lưu ý:
 Lựa chọn thiết bị dựa vào:
o Quy mô sản xuất
o Loại dầu
o Chất nhũ hoá
o Tỷ lệ pha
o Tính chất sản phẩm
 Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhũ tương
 Thiết bị đồng nhất hoá có thể hút khí vào nhũ tương
Kết luận:
Có nhiều thiết bị điều chế nhũ tương với ưu và nhược điểm riêng. Lựa chọn thiết bị
phù hợp dựa vào nhiều yếu tố để đạt hiệu quả cao.
Chương 6, mục 4 file:///C:/Users/Admin/Documents/Downloads/ky-4-5.-bao-che-1-
2_-293%20(1).pdf

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


Câu 1: Thạch thường được dùng để chế loại nhũ tương có tác dụng nào sau đây?
A. Nhuận tràng và tẩy
B. Sát khuẩn
C. Giảm đau
D. An thần
Đáp án A
Câu 2: Trong nhũ tương dùng ngoài, có thể dùng loại cồn nào sau đây làm chất nhũ
hóa?
A. Cồn bạc hà
B. Cồn bồ hòn
C. Cồn vỏ quýt
D. Cồn lạc tiên
Đáp án B
Câu 3: Phân biệt Đúng/Sai các vấn đề sau đây khi bào chế nhũ tương:
A. Khi điều chế nhũ tương bằng phương pháp keo ướt, nên phối hợp hai pha ở
nhiệt độ cao
B. Để tăng độ nhớt của các nhũ tương lỏng kiểu N/D thường dùng các xà phòng
kim loại
C. Phương pháp tạo chất nhũ hóa trên bề mặt phân cách pha cho nhũ tương bền
vững và kích thước tiểu phân phân tán nhỏ
D. Tween là chất diện hoạt anion
Đáp án A,D sai
B,C đúng
Câu 4: Loại nào sau đây không phải nhũ tương thiên nhiên?
A. Lòng đỏ trứng
B. Sữa đậu nành
C. Nhũ tương dầu lạc
D. Nhũ tương dầu parafin
Đáp án D
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng trong bào chế nhũ tương:
A. Khi điều chế nhũ tương, nếu nồng độ pha phân tán nhỏ hơn 2% thì không cần
chất nhũ hóa
B. Nhũ tương loãng là nhũ tương mà nồng độ pha phân tán nhỏ hơn 20% so với
toàn hệ
C. Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vi dị thể, bền vững về mặt nhiệt động
D. Nhũ tương càng bền khi kích thước tiểu phân pha phân tán càng nhỏ và nồng
độ pha phân tán càng lớn
Đáp án A

You might also like