You are on page 1of 41

1

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP


CÁC LỚP CHẤT LƯỢNG CAO
KHÓA 47
MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(01 Tín chỉ)

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024


(Lưu hành nội bộ)
2

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ............................................................................................. 4
1. Tên môn học ........................................................................................................................ 4
2. Số đơn vị tín chỉ ................................................................................................................... 4
3. Mục tiêu môn học ................................................................................................................ 4
4. Phương pháp giảng dạy ...................................................................................................... 5
5. Phương pháp đánh giá .......................................................................................................... 5
6. Nội dung chi tiết môn học ................................................................................................... 5
Vấn đề 1. Khái quát Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ................................................ 5
1.1.Các hình thái hôn nhân trong lịch sử .............................................................................. 5
1.2.Khái niệm và các đặc điểm của hôn nhân .................................................................... 5
1.3.Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình ....................................................... 6
1.4. Khái niệm Luật HNGĐ Việt Nam ............................................................................... 6
1.5. Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật HNGĐ ............................................... 6
1.6. Quan hệ pháp luật HNGĐ ............................................................................................ 6
1.7. Khái quát sự phát triển của Luật HNGĐ Việt Nam .................................................. 7
Vấn đề 2. Kết hôn .................................................................................................................... 8
2.1. Khái niệm kết hôn ......................................................................................................... 8
2.2. Điều kiện kết hôn ........................................................................................................... 8
2.3. Đăng ký kết hôn: Nghĩa vụ - thẩm quyền - nghi thức thủ tục kết hôn .................... 9
Vấn đề 3. Hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng ............... 10
3.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật .............................................................................. 10
3.2. Xứ lý kết hôn trái pháp luật ....................................................................................... 10
3.3. Không công nhận quan hệ vợ chồng ......................................................................... 11
Vấn đề 4. Quan hệ giữa vợ và chồng ................................................................................... 12
4.1. Khái niệm quan hệ vợ chồng ...................................................................................... 12
4.2. Nội dung quan hệ vợ chồng ........................................................................................ 12
Vấn đề 5: Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ và con ......................................................... 15
5.1. Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh do sự kiện sinh .................................................. 15
5.2. Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh do sự kiện nhận nuôi con nuôi ......................... 17
5.3. Quan hệ cha, mẹ, con phát sinh dựa vào sự kiện sống chung ................................. 17
Vấn đề 6. Nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia
đình ......................................................................................................................................... 17
3

Vấn đề 7. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình ............................................ 18
Vấn đề 8. Các trường hợp chấm dứt hôn nhân .................................................................. 18
8.1. Chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết ..................................................................... 18
8.2. Chấm dứt hôn nhân do ly hôn ................................................................................... 18
Vấn đề 9: Hậu quả pháp lý của ly hôn ................................................................................ 19
9.1. Quan hệ nhân thân ...................................................................................................... 19
9.2. Quan hệ tài sản ............................................................................................................ 20
9.3. Giải quyết quyền lợi con chung ................................................................................. 20
Vấn đề 10. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ........................................... 22
PHẦN 2: CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ................................................................. 22
A.Câu hỏi, bài tập ôn tập và hệ thống kiến thức ............................................................. 22
B. Câu hỏi, bài tập nâng cao ............................................................................................. 25
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 35
4

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
DÀNH CHO CÁC LỚP CHẤT LƯỢNG CAO HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
-------------------

PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

1. Tên môn học: Luật Hôn nhân và gia đình (môn học bắt buộc )

2. Số đơn vị tín chỉ: 1 (một tín chỉ) trong đó:

- Giảng lý thuyết: 7 ca, 14 tiết


- Thảo luận: 2 ca, 4 tiết
- Tự học có hướng dẫn: 4 tiết
3. Mục tiêu môn học

Nghiên cứu Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) giúp người học:
- Về kiến thức

+ Nhận diện được vị trí của Luật HNGĐ, phân biệt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia
đình với các quan hệ pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam; hiểu nhiệm vụ và các
nguyên tắc cơ bản của Luật HNGĐ.

+ Nắm và phân tích được các vấn đề mang tính pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân
và gia đình và vận dụng được kiến thức pháp luật hôn nhân và gia đình để giải quyết các tình
huống thực tiễn.

+ Nhận thức được sự bất cập của pháp luật hôn nhân và gia đình từ đó đề xuất, kiến nghị
giải pháp tháo gỡ vướng mắc.

- Về kỹ năng

+ Phát huy kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm của
sinh viên;

+ Hình thành và phát triển khả năng khai thác thông tin hiệu quả, tổng hợp, hệ thống hóa
thông tin về Luật HNGĐ và pháp luật hôn nhân gia đình để hoàn thiện kiến thức và thực hiện
các đề tài, các bài viết khoa học pháp lý chuyên ngành;

+ Rèn luyện kỹ năng phản biện, bình luận văn bản pháp lý và bản án, quyết định của Tòa
án về pháp luật hôn nhân gia đình và thực tiễn áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình;

+ Phát huy một số năng lực thực hành xã hội khác như kỹ năng quản lý thời gian, tư duy
sáng tạo, thuyết trình trước công chúng và kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề.
5

4. Phương pháp giảng dạy


- Giảng lý thuyết và thảo luận: Giảng viên trình bày cơ sở lý luận về môn học, kết hợp với
việc đưa ra tình huống để sinh viên cùng trao đổi, thảo luận.

- Làm việc nhóm – thảo luận: Nhóm sinh viên chuẩn bị nội dung đề cương thảo luận do
giảng viên soạn thảo và trình bày quan điểm, đánh giá của mình tại lớp hoặc qua bài thu hoạch.

- Tự học có hướng dẫn: Giảng viên định hướng cho sinh viên những nội dung tự học, cách
nghiên cứu và nguồn học liệu để sinh viên nắm nội dung cơ bản của môn học.

5. Phương pháp đánh giá


- Kiểm tra, đánh giá bộ phận, trọng số bằng 30% điểm đánh giá học phần trên cơ sở:

+ Chuyên cần

+ Kiểm tra thường xuyên (qua bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm)

+ Phát biểu có chất lượng từ việc học tập và nghiên cứu.

- Kiểm tra, đánh giá kết thúc môn học: Thi viết, có trọng số bằng 50% điểm đánh giá học
phần.

6. Nội dung chi tiết môn học

Vấn đề 1. Khái quát Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Thời lượng: 2 tiết lý thuyết

1.1.Các hình thái hôn nhân trong lịch sử


Sinh viên tự nghiên cứu

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr 17 đến tr 23.

1.2.Khái niệm và các đặc điểm của hôn nhân


- Hôn nhân: Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

- Đặc điểm: Sư liên kết khác giới, tự nguyện, bền vững và mang tính pháp lý.

Tham khảo:

K1, Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014

Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp. Hồ
Chí Minh, tr 28 - đến tr 30.
6

1.3.Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình


- Gia đình: Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của
LHNGĐ.

- Chức năng cơ bản: Chức năng duy trì nòi giống, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục.

Tham khảo:

K2, Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
Tp. Hồ Chí Minh, tr 33 - đến tr 35.

1.4. Khái niệm Luật HNGĐ Việt Nam


1.4.1. Khái niệm

Tổng hợp các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình do Nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân thân
và những lợi ích tài sản.

1.4.2. Đối tượng điều chỉnh

- Quan hệ nhân thân

- Quan hệ tài sản.

Tham khảo: Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
Tp. Hồ Chí Minh, tr 39 - đến tr 42.

1.4.3. Phương pháp điều chỉnh

Tự nguyện, bình đẳng trên cơ sở đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể quan
hệ pháp luật hôn nhân và gia đình bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr 43.

1.5. Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật HNGĐ


Sinh viên tự nghiên cứu

Tham khảo: Điều 1, 2 Luật HNGĐ năm 2014; Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
(2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ
sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr 45 - đến tr 46.

1.6. Quan hệ pháp luật HNGĐ


Sinh viên tự nghiên cứu các nội dung:
7

- Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật HNGĐ

- Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật HNGĐ

- Thực hiện, bảo vệ quyền và nghĩa vụ về hôn nhân gia đình

- Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, phục hồi quan hệ pháp luật HNGĐ

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr 67 - đến tr 126

1.7. Khái quát sự phát triển của Luật HNGĐ Việt Nam
1.7.1. Pháp luật HNGĐ thời kỳ phong kiến

- Bộ luật Hồng Đức.

- Luật Gia Long.

1.7.2. Pháp luật HNGĐ thời kỳ Pháp thuộc

- Dân luật Bắc 1931.

- Dân luật Trung 1936.

- Dân luật Giản yếu 1883.

1.7.3. Pháp luật HNGĐ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

- Từ tháng 8 - 1945 đến 24.3.1977 ở miền Bắc Việt Nam

+ Sắc lệnh số 97-SL 22.5.1950 về xóa bỏ các quy định lạc hậu về dân sự trong Dân luật
Bắc, Dân luật Trung, Dân luật giản yếu 1883 và những những quy định lạc hậu khác.

+ Sắc lệnh số 159-SL ngày 17.11.1950 về ly hôn;

+ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 29.12.1959 - công bố ngày 13.01.1960.

- Từ tháng 8 - 1945 đến 24.3.1977 ở miền Nam Việt Nam

+ Luật Gia đình ngày 2.1.1959;

+ Sắc luật 15/64 ngày 23.7.1964;

+ Bộ dân luật ngày 20.12.1972 của Việt Nam cộng hòa.

- Từ 25.3.1977 đến nay

+ Luật HNGĐ năm 1959 (hiệu lực ngày 13.1.1960 ở Miền Bắc, ngày 25.3.1977 ở Miền
Nam)

+ Luật HNGĐ năm 1986 (hiệu lực: ngày 3.1.1987)


8

+ Luật HNGĐ năm 2000 (hiệu lực: ngày 1.1.2001)

+ Luật HNGĐ năm 2014 (hiệu lực: ngày 1.1.2015).

Sinh viên tự nghiên cứu

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr 127 - đến tr 149.

Vấn đề 2. Kết hôn


Thời lượng: 2 tiết lý thuyết

2.1. Khái niệm kết hôn


Khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014: Nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định
của Luật HNGĐ về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

2.2. Điều kiện kết hôn


2.2.1. Điều kiện tuổi kết hôn

- Tính tuổi kết hôn: Tính theo ngày, tháng, năm sinh: Tuổi tròn. Điểm a, Khoản 1 Điều 8
Luật HNGĐ năm 2014: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Cơ sở và ý nghĩa việc định tuổi kết hôn

- Thực tiễn: Vấn nạn tảo hôn.

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr 150 - đến tr 156
2.2.2. Điều kiện ý chí chủ thể trong kết hôn

- Điểm b, Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện
quyết định.

- Biểu hiện về tự nguyện trong kết hôn?

- Hành vi không tự nguyện trong kết hôn: Lừa dối, cưỡng ép, cản trở kết hôn

(Giảng viên nêu biểu hiện các hành vi không tự nguyện trong kết hôn, sinh viên tìm ví dụ
thực tiễn minh họa.)

2.2.3. Điều kiện năng lực hành vi dân sự

- Điểm c, Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014: Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Cơ sở xác định người mất năng lực hành vi dân sự - thực tiễn xác định.

- Ý nghĩa của quy định.


9

2.2.3. Các trường hợp cấm kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng

(Điểm d, Khoản 1 Điều 8 - Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ năm 2014).

- Cấm kết hôn giả tạo;

- Cấm tảo hôn, lừa dối, cưỡng ép, cản trở kết hôn;

- Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người
khác; Cấm người chưa có vợ hoặc chưa có chồng kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với
người mà mình biết rõ đã có chồng, có vợ

 Thế nào là người đang có vợ, có chồng?

 Giá trị pháp lý của xác nhận tình trạng hôn nhân.

 Ý nghĩa của quy định.

 Thực tiễn: “Bó tay nhìn chồng cưới vợ” https://nld.com.vn/phap-luat/bo-tay-nhin-


chong-cuoi-vo-2010060411095751.htm,

- Cấm kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

 Yêu cầu: Người có quan hệ trực hệ, ba đời, cha mẹ nuôi với con nuôi, cha dượng, mẹ
kế với con riêng không được kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng.

 Xác định đúng tinh thần pháp luật về việc cấm người có quan hệ thích thuộc kết hôn
hoặc sống chung như vợ chồng.

 Ý nghĩa của quy định.

 Thực tiễn: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở vùng dân tộc thiểu số và hậu quả

2.2.4. Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

 Yêu cầu: Không công nhận hôn nhân giữa người cùng giới;

 Ý nghĩa của quy định;

 Xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính và quyền kết hôn của người đã xác định
lại hoặc đã chuyển đổi giới tính;

2.3. Đăng ký kết hôn: Nghĩa vụ - thẩm quyền - nghi thức thủ tục kết hôn
- Nghĩa vụ và nghi thức đăng ký kết hôn: Điều 9 Luật HNGĐ năm 2014; Điều 6, Điều
18, 38 Luật Hộ tịch; Điều 10, Điều 18, Điều 30, Điều 31 Nghị định số123/2015 ; Điều 7 Thông
tư Liên tịch số 02/2016

- Thẩm quyền đăng ký kết hôn:


10

+ Không có yếu tố nước ngoài: Điều 17, 53 Luật Hộ tịch.

+ Có yếu tố nước ngoài: Khoản 1 Điều 123 Luật HNGĐ năm 2014, Điều 7 (Điểm D, khoản
1), Điều 37, Điều 53 Luật hộ tịch; Điều 18 Nghị định 123/2015.

Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực biên giới; Cơ quan lãnh sự

- Nhận thức mở rộng:

“Pháp luật hiện hành là bước tiến về cải cách và đổi mới trong lĩnh vực đăng ký và quản
lý hộ tịch”. Thông qua trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn, cho biết suy nghĩ cá nhân về nhận định
trên.

Tham khảo: Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Sách tình huống (Bình luận bản án)
Luật Hôn nhân và gia đình (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), Nxb Hồng Đức, Hội Luật
gia Việt Nam (tr.12 - tr.40)

Vấn đề 3. Hủy kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng
Thời lượng: 2 tiết lý thuyết, 1 tiết thảo luận

3.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật


Khoản 6 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014: Là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.

Tiêu chí xác định: Đảm bảo điều kiện hình thức, vi phạm điều kiện nội dung.

3.2. Xứ lý kết hôn trái pháp luật


3.2.1. Xử lý hành chính, hình sự
Tham khảo Điều 58, 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia
đình; thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; Điều 181 - 183 BLHS năm 2015.
3.2.2. Xử lý dân sự: Huỷ kết hôn trái pháp luật
* Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
Có hành vi vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014.
* Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Điều 10 Luật HNGĐ năm 2014
- Vi phạm sự tự nguyện: Nam nữ kết hôn trái pháp luật trực tiếp yêu cầu hoặc gián tiếp yêu
cầu thông qua các cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định
- Vi phạm các trường hợp khác: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu yêu cầu:
+Cá nhân: Vợ, chồng; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật
khác của người kết hôn trái pháp luật
+Cơ quan, tổ chức:
11

o Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;


o Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
o Hội liên hiệp phụ nữ.
+Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan
quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
* Thẩm quyền và đường lối hủy kết hôn trái pháp luật.
- Thẩm quyền: Điều 10 Luật HNGĐ năm 2014: Toà án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp
luật được thực hiện hoặc tòa án nơi một trong hai bên người kết hôn trái pháp luật cư trú có thẩm
quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Xử lý dân sự: Điều 11 Luật HNGĐ năm 2014: Có thể không hủy hôn nếu tại thời điểm
yêu cầu yếu tố cản trở hôn nhân đi qua, mục đích hôn nhân đạt được.
Ngoại lệ: Khoản 2 Điều 11 Luật HNGĐ năm 2014. Tham khảo: Điều 4 TTLT
01/2016/TTLT-TANDTC.
* Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật: Điều 12 Luật HNGĐ năm 2014
- Quan hệ nhân thân: Buộc chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng: Giải quyết theo Điều 16

- Quyền lợi của con chung: Giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con
khi ly hôn.

- Nhận thức mở rộng:

+ Phân biệt được kết hôn hợp pháp và kết hôn trái pháp luật;

+ Vận dụng được căn cứ và đường lối xử lý hủy kết hôn trái pháp luật để giải quyết các
tình huống thực tế;

+ Nhận xét được những điểm hợp lý và hạn chế trong đường lối xử lý hủy kết hôn trái
pháp luật và nêu hướng hoàn thiện.

3.3. Không công nhận quan hệ vợ chồng


3.3.1. Căn cứ không công nhận vợ chồng

- Không đăng ký kết hôn;

- Đăng ký kết hôn không đúng tại cơ quan có thẩm quyền và (có thể đồng thời vi phạm
điều kiện kết hôn);

- Đăng ký kết hôn không đúng nghi thức, thủ tục (có thể đồng thời vi phạm điều kiện kết
hôn);

3.3.2. Hậu quả của quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng
12

- Quan hệ nhân thân: Không thừa nhận các bên là vợ chồng.

- Quan hệ tài sản: Giải quyết như hủy hôn (theo Điều 16 Luật HNGĐ năm 2014)

- Quyền lợi của con chung: Giải quyết như khi ly hôn

Lưu ý: Trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng mà không phát sinh tranh chấp thì
quyền, nghĩa vụ của họ đối với con chung được giải quyết theo quy định của Luật HNGĐ về
quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

- Nhận thức mở rộng:

 Phân biệt hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật với không công nhận
quan hệ vợ chồng; hủy kết hôn trái pháp luật với ly hôn.

 Quan điểm anh, chị về hiện trạng sống chung như vợ chồng ?

 Nêu được đường lối giải quyết các trường hợp sống chung như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn.

 Chú ý: Sinh viên nắm vững đường lối xử lý kết hôn vi phạm riêng biệt với đường
lối xử lý kết hôn vi phạm song phương – vi phạm cả về điều kiện nội dung lẫn điều
kiện hình thức theo TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC để vận dụng giải quyết đúng
tình huống thực tiễn.

Tham khảo: Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật
Hôn nhân và gia đình, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam (tr.41 - tr.67)
Vấn đề 4. Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng
Thời lượng: 2 tiết lý thuyết, 1 tiết thảo luận

4.1. Khái niệm quan hệ vợ chồng


Là quan hệ phát sinh do hành vi kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng được pháp luật
thừa nhận; gồm quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản mang tính bình đẳng giữa vợ và chồng.

4.2. Nội dung quan hệ vợ chồng


4.2.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng

- Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang tính tình cảm: Chung thủy, chăm sóc giúp đỡ và nghĩa
vụ sống chung (Điều 19 Luật HNGĐ năm 2014).

- Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang tính tự do dân chủ: Bình đẳng, lựa chọn nơi cư trú,
tôn trọng danh dự, nhân phẩm uy tín, tôn trọng việc học tập, tham gia các hoạt động chính trị
kinh tế, văn hóa (Điều 17, Điều 20 – Điều 22 Luật HNGĐ năm 2014).

4.2.2. Đại diện giữa vợ và chồng

- Căn cứ xác lập và hình thức đại diện đại diện


13

+ Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền (Điều 24 Luật HNGĐ năm 2014)
+ Đại diện đương nhiên (Điều 25, Điều 36 Luật HNGĐ năm 2014)
=> Trách nhiệm liên đới giữa vợ, chồng (Điều 27 Luật HNGĐ năm 2014).
4.2.3. Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng
4.2.3.1. Chế độ tài sản giữa vợ và chồng
CSPL: Điều 47 đến Điều 50 Luật HNGĐ năm 2014
* Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
- Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo
thỏa thuận (Điều 28 Luật HNGĐ năm 2014)
- Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng: Điều 29 Luật HNGĐ năm 2014
+ Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ trong tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
+ Bảo vệ quyền lợi gia đình
+ Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình
* Chế độ tài sản theo thỏa thuận
- Khái niệm: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là tổng hợp các quy phạm pháp
luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến sự thỏa thuận của vợ chồng về quan hệ tài sản, bao
gồm: điều kiện phát sinh hiệu lực của thoả thuận về chế độ tài sản, các nội dung cơ bản của thoả
thuận và các trường hợp thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu.
- Điều kiện áp dụng: phải được nam nữ lựa chọn thông qua một thoả thuận (thoả thuận
lựa chọn chế độ tài sản hoặc thoả thuận nội dung chế độ tài sản)
- Thời điểm xác lập thoả thuận: trước khi kết hôn
- Thời điểm thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phát sinh hiệu lực: khi nam nữ kết
hôn.
- Nội dung thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng: do nam nữ tự thoả thuận.
- Sửa đổi, bổ sung nội dung của thoả thuận: một phần, hoặc toàn bộ hoặc chuyển sang áp
dụng chế độ tài sản theo luật định.
- Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu
- Giải quyết chế độ tài sản theo thỏa thuận khi hôn nhân chấm dứt
CSPL: Điều 47 đến Điều 50, Điều 66 Luật HNGĐ năm 2014
Tham khảo: Điều 15 đến Điều 18 NĐ 126/ 2014/ NĐ – CP; Điều 5, Điều 6, Điều 7 TTLT
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
* Chế độ tài sản theo pháp luật (chế độ tài sản pháp định)
- Tài sản chung của vợ, chồng
+ Tính chất, căn cứ và nguyên tắc xác định tài sản chung của vợ chồng: Điều 33 Luật
HNGĐ năm 2014
14

o Tính chất: Tài sản chung hợp nhất có thể phân chia.
o Căn cứ xác định: Dựa vào thời kỳ hôn nhân.
o Nguyên tắc xác định: Suy đoán tài sản chung do một bên đứng tên.
+ Các tài sản chung.
+ Chế độ pháp lý đối với tài sản chung:
Đăng ký tài sản chung: Điều 34 Luật HNGĐ năm 2014: Tài sản thuộc sở hữu chung mà
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận phải ghi tên
cả hai vợ chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tài sản chung khi định đoạt phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng: Điều 35 Luật
HNGĐ năm 2014: Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền
sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
+ Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
o Nguyên tắc và phương thức chia: Trừ trường hợp quy định tại Điều 42 Luật HNGĐ
năm 2014, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung
hoặc cầu Tòa án giải quyết.
o Hình thức chia: Thỏa thuận phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng
theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ,
chồng yêu cầu thì Tòa án giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.
o Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:
. Quan hệ nhân thân: Tiếp tục tồn tại.
. Quan hệ tài sản: Phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được
chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung
là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không
chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng (Điều 40 Luật HNGĐ năm 2014, điều 14, khoản 2
Nghị định 126).
- Tài sản riêng của vợ, chồng

 Xác định tài sản riêng của vợ chồng: Điều 43 Luật HNGĐ năm 2014:

 Chế độ pháp lý đối với tài sản riêng: Điều 44 Luật HNGĐ năm 2014

Tham khảo: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31.12.2014 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật HNGĐ

4.2.3.2. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng: Điều 66 Luật HNGĐ năm 2014

- Vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố chết: Bên còn sống quản lý tài sản chung, trừ
trường hợp di chúc chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử
người khác quản lý di sản.
15

- Khi có yêu cầu chia di sản: Tài sản chung của vợ chồng chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng
có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã
chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

- Chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình:
Vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu tòa án hạn chế phân chia di sản.

4.2.3.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Điều 115 Luật HNGĐ năm 2014

Điều kiện phát sinh: Khi ly hôn; Bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng có lý do
chính đáng; Bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng thực tế.

Tham khảo:
- Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
Tp. Hồ Chí Minh, tr 189 đến tr 259.
- Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Hôn
nhân và gia đình, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam (tr.82 - tr243)

Vấn đề 5: Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ và con


Thời lượng: 2 tiết lý thuyết, 1 tiết thảo luận

5.1. Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh do sự kiện sinh

5.1.1. Một số khái niệm cơ bản

5.1.2. Xác định cha mẹ cho con sinh ra khi cha mẹ tồn tại hôn nhân: Điều 88 Luật
HNGĐ năm 2014

- Nguyên tắc xác định: Suy đoán pháp lý.

- Căn cứ xác định: Thời kỳ hôn nhân

+ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân;

+ Con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân (được sinh ra trong thời hạn 300 ngày
kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân).

+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận.

- Hình thức xác định: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch.

- Nhận thức mở rộng: Đánh giá của anh, chị về pháp luật đăng ký khai sinh và hướng tháo
gỡ vướng mắc để bảo vệ quyền được khai sinh của trẻ em hiện nay? Vận dụng được pháp luật
để xác định quan hệ cha, mẹ và con trong thực tiễn.
16

5.1.3. Xác định cha, mẹ, con khi con sinh ra mà cha, mẹ không tồn tại hôn nhân

- Nguyên tắc xác định: Theo yêu cầu của cha, mẹ, con, bằng quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước hoặc phán quyết của tòa án có thẩm quyền.

- Căn cứ xác định: Sự thừa nhận của cha, mẹ, con hoặc hệ thống các chứng cứ.

- Hình thức xác định: Nhận cha, mẹ, con bằng thủ tục hành chính hoặc xác định bằng thủ
tục tư pháp.

- Thực tiễn:

 Cô gái câm kiện anh chăn vịt http://plo.vn/thoi-su/co-gai-cam-kien-anh-chan-vit-


372577.html

 Vừa là cha vừa là ông ngoại http://plo.vn/thoi-su/vu-vua-la-cha-vua-la-ong-ngoai-thu-


pham-la-cha-cua-nan-nhan-340954.html.

- Nhận thức mở rộng: Quan điểm anh, chị về chế định xác định cha, mẹ, con: ưu điểm và
hạn chế của chế định.

5.1.4. Xác định cha mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Điều
93 LHNGĐ 2014

- Người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Xác định cha, mẹ được áp dụng theo
quy định tại Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014 (con được sinh ra là con chung của vợ chồng).

- Người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Người phụ nữ đó là
mẹ của con được sinh ra.

(Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con
giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra).

5.1.5. Xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Điều 94
Luật HNGĐ năm 2014

Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ
chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

5.1.6. Thẩm quyền, thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ và con: Điều 101 Luật HNGĐ năm
2014

- Xác định cha, mẹ con bằng thủ tục hành chính, qua cơ quan đăng ký hộ tịch, theo pháp
luật về hộ tịch: Các bên còn sống, tự nguyện, không tranh chấp.

- Xác định cha, mẹ, con bằng thủ tục tư pháp, qua tòa án theo thủ tục tố tụng: Có tranh
chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết hoặc trường hợp có yêu cầu về
việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết.

5.1.7. Chủ thể có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con: Điều 102 Luật HNGĐ năm 2014
17

- Xác định cha, mẹ, con đã thành niên, không mất NLHVDS: Tự mình yêu cầu – Thông
qua cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc Tòa án.

- Xác định cha, mẹ cho con (chưa thành niên, đã thành niên mất NLHVDS); xác định con
cho cha, mẹ (chưa thành niên hoặc mất NLHVDS) thông qua Tòa án: Cha, mẹ, con, người giám
hộ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp
phụ nữ.

5.2. Quan hệ cha, mẹ và con phát sinh do sự kiện nhận nuôi con nuôi

Sinh viên tự nghiên cứu Luật Nuôi con nuôi.

5.3. Quan hệ cha, mẹ, con phát sinh dựa vào sự kiện sống chung
- Quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng: Điều 79 Luật HNGĐ năm 2014

+ Điều kiện phát sinh quan hệ: Sống chung

+ Quyền và nghĩa vụ phát sinh:

Cha dượng, mẹ kế: trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng theo quy định tại
các điều 69, 71 và 72 Luật HNGĐ năm 2014.

Con riêng: chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế theo quy định tại Điều 70 và Điều
71 Luật HNGĐ năm 2014

- Quan hệ giữa con dâu, con rể với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ: Điều 80 Luật HNGĐ năm
2014.

+ Điều kiện phát sinh quan hệ: Sống chung

+ Quyền và nghĩa vụ phát sinh: Giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm,
chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 Luật HNGĐ năm 2014.

Vấn đề 6. Nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình
Sinh viên tự nghiên cứu các nội dung :
-Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa cha mẹ và con: Điều 69, Điều 70, Điều 72, Điều
73 Luật HNGĐ năm 2014

-Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha mẹ và con:

+ Quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng giữa cha mẹ và con: Điều 71, Điều 110, Điều 111
Luật HNGĐ năm 2014

+ Quyền có tài sản riêng của con và trách nhiệm về tài sản của con: Điều 75 Luật HNGĐ
năm 2014

+ Quản lý tài sản riêng của con: Điều 76 Luật HNGĐ năm 2014
18

+ Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự: Điều 77 Luật HNGĐ năm 2014

+ Bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con gây ra: Điều 74 Luật HNGĐ năm
2014

- Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

- Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình

Tham khảo:

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp.
Hồ Chí Minh, tr 362 - đến tr 369
Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Hôn
nhân và gia đình, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam (tr.251- 362)

Vấn đề 7. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình
Sinh viên tự học
Tham khảo:

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
Tp. Hồ Chí Minh, tr 370 đến tr 413

Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Hôn
nhân và gia đình, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam (tr.251- tr.362)

Vấn đề 8. Các trường hợp chấm dứt hôn nhân


Thời lượng: 2 tiết lý thuyết

8.1. Chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết

8.2. Chấm dứt hôn nhân do ly hôn

8.2.1. Khái niệm ly hôn: Khoản 14 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014

Chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.

8.2.2. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn và hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

- Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014

+ Là quyền các bên: Vợ, chồng hoặc cả hai người


19

+ Thông qua người đại diện theo pháp luật khi có điều kiện: Cha, mẹ, người thân thích
khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân
của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ.

- Hạn chế quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn vợ khi
vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

8.2.3. Căn cứ ly hôn: Điều 55, Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014

- Cùng tự nguyện ly hôn, thỏa thuận được việc giải quyết quan hệ hôn nhân, tài sản và con
trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng làm cho hôn nhân mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
hôn nhân không đạt.

- Quyết định tuyên bố vợ, chồng mất tích

8.2.4. Các trường hợp ly hôn

- Thuận tình ly hôn: Điều 55 Luật HNGĐ năm 2014

- Đơn phương ly hôn: Luật HNGĐ năm 2014

+ Ly hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu.

+ Ly hôn trường hợp vợ, chồng mất tích.

Giảng viên giới thiệu tóm lược các trường hợp ly hôn.

Sinh viên nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự để:

 Hiểu thủ tục giải quyết vụ, việc ly hôn từ đó rút ra điểm khác biệt về thủ tục giải quyết
các trường hợp ly hôn cụ thể;

 Đánh giá về thủ tục giải quyết vụ, việc ly hôn theo pháp luật thực định ( sự phù hợp,
bất cập ) .

Tham khảo: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr 414 đến tr 444

Vấn đề 9: Hậu quả pháp lý của ly hôn


Thời lượng: 2 tiết lý thuyết, 1 tiết thảo luận
9.1. Quan hệ nhân thân: Điều 57 Luật HNGĐ năm 2014

Hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật.
20

9.2. Quan hệ tài sản: Điều 59- Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014

9.2.1. Chế độ tài sản theo thỏa thuận

Giải quyết theo thỏa thuận; nếu thỏa thuận không đủ, không rõ ràng: Áp dụng quy định
tương ứng về giải quyết tài sản theo luật định.

9.2.2. Chế độ tài sản theo luật định

Các bên thỏa thuận hoặc Tòa án giải quyết theo Điều 59 (khoản 2, 3, 4, 5) và các Điều 60
- 64 Luật HNGĐ năm 2014. Cụ thể:

* Nguyên tắc chia tài sản


- Tài sản riêng:
. Giao chủ sở hữu, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định
. Sáp nhập, trộn lẫn tài sản riêng vào tài sản chung và có yêu cầu về chia: thanh toán phần
giá trị tài sản đóng góp vào khối tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Tài sản chung
+ Chia đôi, có tính: i) Hoàn cảnh của gia đình, của vợ, chồng; ii) Công sức đóng góp của
vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng
trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; iii) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên
trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp iv) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ
của vợ chồng.
+ Chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, thanh toán phần chênh lệch nếu có.
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con khi chia tài sản chung
+ Thanh toán nghĩa vụ về tài sản: Điều 60 Luật HNGĐ năm 2014
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn,
trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các
điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
* Chia tài sản trong một số trường hợp đặc biệt
o Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình: Điều 61 Luật HNGĐ
năm 2014
o Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn: Điều 62 Luật HNGĐ năm 2014
o Giải quyết quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn: Điều 63 Luật HNGĐ năm 2014
o Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh : Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014
9.3. Giải quyết quyền lợi con chung: Điều 58 LHNGĐ 2014
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy
định tại các Điều 81, 82, 83 và 84 của Luật HNGĐ năm 2014.
21

Điều kiện để con được bảo vệ: Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành
vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

9.3.1.Người trực tiếp nuôi con: Điều 81 Luật HNGĐ năm 2014

- Thỏa thuận hoặc tòa án quyết định căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con;

- Con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi giao mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi
ích của con.

9.3.2. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con: Điều 82 Luật HNGĐ năm
2014

- Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cấp dưỡng cho con.

- Thăm nom con (lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con có thể bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom).

9.3.3. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi
con: Điều 83 Luật HNGĐ năm 2014

- Có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ; yêu cầu người
không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

- Cùng các thành viên gia đình, không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong
việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

9.3.4. Thay đổi người trực tiếp nuôi con: Điều 84 Luật HNGĐ năm 2014

Căn cứ thay đổi:

- Cha, mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi
trở lên.

Người có quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con:

- Cha, mẹ

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức (khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực
tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con): Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà
nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
22

Tham khảo:
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
Tp. Hồ Chí Minh, tr 445 đến tr 470.
Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Hôn
nhân và gia đình, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam (tr.370 - tr.450)

Vấn đề 10. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Sinh viên tự nghiên cứu
Tham khảo:
- Điều 121 - 130 Luật HNGĐ năm 2014
- Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
Tp. Hồ Chí Minh, tr 471 đến tr 598.

PHẦN 2: CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP


A.Câu hỏi, bài tập ôn tập và hệ thống kiến thức
Câu hỏi
1. Xác định các điều kiện được phép kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn và cho biết cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ chế pháp lý này .

2. Trình bày thẩm quyền, nghi thức, thủ tục kết hôn trên cơ sở pháp luật hôn nhân gia đình
và pháp luật về hộ tịch.

3. Xác định thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hiện hành.

4. Căn cứ và nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản luật định?
Việc chiếm hữu, sử dụng và định đọat tài sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản
luật định?

5. Chế độ pháp lý về tài sản riêng? Cho ví dụ về việc hạn chế quyền định đọat tài sản của
vợ, chồng.

6. Trình bày các căn cứ phát sinh quan hệ cha mẹ và con. Sự khác biệt giữa quan hệ cha mẹ
con phát sinh do sự kiện sinh và quan hệ cha mẹ con phát sinh do sự kiện nhận nuôi con
nuôi.

7. Hôn nhân có thể chấm dứt trong những trường hợp nào? Cho biết sự khác biệt giữa các
trường hợp hôn nhân chấm dứt do một trong hai bên vợ, chồng chết.

8. Quyền ly hôn được pháp luật thừa nhận như thế nào? Có thể đại diện trong ly hôn?

9. Chia tài sản trong trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng; trong hủy kết hôn trái
pháp luật có gì khác so với việc chia tài sản khi vợ chồng ly hôn?
23

10. Nhận định sau đúng hay sai, giải thích trên cơ sở pháp lý:

- Người chưa kết hôn cũng có thể không có quyền kết hôn dù đáp ứng qui định về tuổi, tự
nguyện, không mất năng lực hành vi dân sự và không thuôc trường hợp cấm kết hôn quy
định tại điểm a, b, d khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ năm 2014.

- Hành vi xác lập quan hệ vợ chồng không thể ủy quyền.

- Kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng là khi các bên được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn.

- Nam nữ đủ điều kiện nhưng không đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ
chồng đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

- Kết hôn vi phạm thẩm quyền đăng ký kết hôn thì Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái
pháp luật.

- Quyền lợi của con chung khi hủy kết hôn trái pháp luật được giải quyết như trường hợp
không công nhận vợ chồng.

- Trường hợp áp dụng chế độ tài sản pháp định thì lợi tức có sau khi chia tài sản trong thời
kỳ hôn nhân có thể là tài sản chung của vợ chồng

- Để đảm bảo chính sách dân số và phát triển, người đã sinh hai con không được phép mang
thai hộ.

- Quyền ly hôn có thể được thực hiện thông qua người thứ ba .

Bài tập
Bài tập 1

Anh Tâm định cư tại Cộng hoà liên bang Đức từ năm 2000. Năm 2013, trong chuyến về
thăm quê hương, anh Tâm cùng chị Trà (sinh ngày 12.09.1998) quyết định “kết nghĩa vuông
tròn”. Ngày 07.08.2015, Ủy ban nhân dân phường T, quận Y thành phố H nơi chị Trà cư trú đã
cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho anh Tâm và chị Trà.
Tháng 11. 2016, anh Tâm bàn với chị Trà mua nhà số 11/6 đường TH, phường T, quận Y trị
giá 2.7 tỷ đồng. Do hai bên chỉ có số tiền chung là 100 triệu đồng nên anh Tâm nhờ thân nhân
chuyển từ nước ngoài về số ngọai tệ của anh - tương đương 2.6 tỷ đồng để mua nhà này (có
chứng cứ xác định việc chuyển tiền qua ngân hàng vào tài khoản ngoại tệ của anh Tâm mở tại
Việt Nam).
Năm 2019, do việc chung sống phát sinh mâu thuẫn trầm trọng, anh Tâm yêu cầu Tòa án
giải quyết cho ly hôn và phân định tài sản.
Từ góc độ pháp lý, anh, chị hãy phân tích và lý giải đường hướng xử của Tòa án có thẩm
quyền trước yêu cầu của anh Tâm, biết rằng trong quá trình tố tụng:
i) Chị Trà có nguyện vọng công nhận hôn nhân;
24

ii) Anh Tâm và chị Trà tranh chấp nhà số 11/6 đường TH, phường T, quận Y hiện do chị
Trà đứng tên và trên thực tế, anh Tâm có đồng ý để chị Trà đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà.

Bài tập 2
Ông Đạt kết hôn cùng bà Trâm năm 2006 tại Thành phố H.
Do mâu thuẫn, năm 2014, ông Đạt khởi kiện yêu cầu Tòa án chia toàn bộ tài sản chung của
vợ chồng gồm nhà đất và động sản khác trị giá 1 tỷ đồng (Phán quyết chia tài sản của Tòa án
có hiệu lực ngày 12. 11.2014). Ngay sau khi chia tài sản, bà Trâm bỏ về nhà mẹ đẻ sống. Cũng
từ đó, bà Trâm và ông Đạt không còn chung sống với nhau trên thực tế.
Tháng 2.2015, bà Trâm sinh con trai và khai sinh cho con với tên Nguyễn Bình, họ tên cha
là Nguyễn Đạt; họ tên mẹ là Hà Thu Trâm.
Tháng 9. 2016, ông Đạt nộp đơn yêu cầu Tòa án xác định trẻ Bình không phải là con đẻ
đồng thời xin được ly hôn với bà Trâm. Trong khi cơ quan tiến hành tố tụng đang trong quá trình
giải quyết vụ việc thì ngày 02. 11. 2016, ông Đạt chết vì tai nạn giao thông. Năm ngày sau khi
ông Đạt mất, người thân thích ông Đạt bất ngờ phát hiện 5 tờ vé số do ông mua đã trúng thưởng
420 triệu đồng. Cùng lúc, bà Trâm yêu cầu bà Ngà (chị ruột ông Đạt, người đang quản lý số tiền
tiền trúng xổ số) giao toàn bộ số tiền này cho bà con trai. Do người thân thích của ông Đạt phản
đối (theo họ, ông Đạt và bà Trâm đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và trên thực tế,
ông Đạt và bà Trâm cũng đã ly thân, không còn quan hệ vợ chồng) nên bà Trâm khởi kiện yêu
cầu Tòa án giải quyết quyền lợi. Hỏi:
-Việc ông Đạt và bà Trâm “ly thân”theo tình huống trên có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng
giữa họ? Vì sao ?
- Theo anh (chị), ai là chủ sở hữu 400 triệu đồng tiền trúng thưởng xổ số ? Lý giải trên cơ
sở pháp luật.
-Yêu cầu của bà Trâm về việc chia toàn bộ số tiền trúng thưởng do ông Đạt để lại cho bà và
con (cháu Bình) được Tòa án giải quyết thế nào theo pháp luật? Biết rằng tại thời điểm Tòa án
giải quyết vụ án, cha, mẹ ông Đạt đã mất.
Bài tập 3
Anh Lê Viết Thọ và chị Bùi Thị Hà kết hôn năm 2015 tại xã A, huyện B, tỉnh K. Hai năm
sau, do quan hệ vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, chị Hà yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tại
Bản án sơ thẩm số 82/HN - ST (có hiệu lực ngày 10.08 2017), Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh K
phán quyết:
1. Về hôn nhân: Bùi Thị Hà được ly hôn anh Lê Viết Thọ.
2. Về tài sản chung và con chung: Cả hai bên thống nhất khai không có nên Tòa án không
giải quyết.
Sau ly hôn, ngày 06.12.2017, chị Hà kết hôn với anh Trung Thành.
Ngày 07.04.2018, chị Linh sinh con trai là Tuấn.
Trên cơ sở qui định của pháp luật hiện hành, hãy xác định cha của bé trai mà chị Hà sinh
ra.
Bài tập 4
25

Năm 1981,ông Thứ kết hôn với bà Liên. Con chung của họ là Trí, sinh năm 1986.
Năm 1999, hai năm sau khi ông Thứ chết, bà Liên kết hôn với ông Khoa. Con nuôi chung
của bà Liên và ông khoa là Nga (sinh năm 2009).
Năm 2012, do mâu thuẫn trầm trọng, ông Khoa bỏ nhà đến địa phương khác lập nghiệp.
Tháng 2.2015, bà Liên sinh một bé trai và khai sinh cho con tên là Thịnh. Giấy khai sinh số
177/2015 do UBND phường TC cấp thể hiện tên ông Khoa ở mục thông tin người cha.
Năm 2017, ông Khoa yêu cầu Tòa án giải quyết cho ông ly hôn bà Liên đồng thời phân định
hai ngôi nhà hiện bà Liên đứng tên quyền sở hữu gồm: Nhà số 34 A tọa lạc tại đường T, phường
7, quận G trị giá 2.5 tỷ đồng (do anh Trí đang quản lý, sử dụng) cùng nhà số 110/6 đường E, khu
phố G trị giá 3 tỷ đồng (do bà Liên đang quản lý, sử dụng). Theo hồ sơ vụ án, năm 1980, bà Liên
được cha mẹ tặng cho nhà số 34A. Còn nhà số 110/6 thì bà được thừa kế riêng vào năm 2000.
Quá trình hòa giải, bà Liên đồng ý việc chấm dứt hôn nhân. Về tài sản, không chỉ phản đối
yêu cầu của ông Khoa về việc chia nhà, bà Liên còn đề nghị Tòa án chia đôi 120m2 đất nông
nghiệp tọa lạc tại xã A, huyện B - diện tích đất do ông Khoa đứng tên nhận chuyển nhượng từ
thu nhập hợp pháp năm 2016.
Hãy cho biết, nếu Tòa án giải quyết việc chấm dứt hôn nhân giữa ông Khoa, bà Liên thì
tranh chấp tài sản của các bên phải được phân định thế nào theo pháp luật? Dựa vào cơ chế pháp
lý để giải quyết quyền lợi con chung (xác định người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng và
quyền thăm nom con) theo tình tiết vụ án.
B. Câu hỏi, bài tập nâng cao
1. Đọc Án lệ và nêu quan điểm cá nhân
Đọc Án lệ số 41/2021 “về chấm dứt hôn nhân thực tế” được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao thông qua ngày 23 tháng 02 năm 2021 và được công bố theo Quyết định số 42/QĐ-
CA ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Chánh án TANDTC (dẫn kèm sau), trên cở sở pháp lý (nêu
đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật) hãy làm rõ:
i) Khái niệm “hôn nhân thực tế”; “chấm dứt hôn nhân thực tế”;
ii) Tiêu chí xác định “hôn nhân thực tế”; “chấm dứt hôn nhân thực tế”;
iii) Sự cần thiết thừa nhận “hôn nhân thực tế” và “chấm dứt hôn nhân thực tế”;
iv) Phán quyết của Tòa án về “hôn nhân thực tế” và “chấm dứt hôn nhân thực tế” thể
hiện trong Án lệ làm phát sinh, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể nào?

Án lệ số 41/2021
Nguồn án lệ: Bản án dân sự phúc thẩm số 48/2010/DSPT ngày 29/7/2010 của Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về vụ án “Tranh chấp chia di sản thừa kế và chia tài sản
chung” tại tỉnh Kon Tum giữa nguyên đơn là chị Trần Thị Trọng P1 với bị đơn là anh Trần
Trọng P2 và anh Trần Trọng P3; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 06 người.
Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 3, 4 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
26

- Tình huống án lệ: Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn
nhưng sau đó họ không còn chung sống với nhau và trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm
1986 có hiệu lực, có người chung sống với nhau như vợ chồng với người khác. Quan hệ hôn
nhân đầu tiên và quan hệ hôn nhân thứ hai đều là hôn nhân thực tế.
- Giải pháp pháp lý:Trường hợp này, phải xác định hôn nhân thực tế đầu tiên đã chấm dứt.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

-Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015);
-Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000;
-Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTPngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Từ khóa của án lệ: “Hôn nhân thực tế”; “Chấm dứt hôn nhân thực tế”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện ngày 08/10/2004 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án - chị Trần
Thị Trọng P1 (do bà Trần Thị S đại diện theo ủy quyền cho nguyên đơn) trình bày:
Năm 1969, ông Trần Thế T1 chung sống với bà Tô Thị T2 sinh được 02 người con là Trần Trọng
P2 và Trần Trọng P3. Do mâu thuẫn vợ chồng nên bà T2 đã bỏ đi vào Vũng Tàu sinh sống và
kết hôn với người khác. Năm 1985, ông T1 chung sống với bà Trần Thị S có con chung là Trần
Thị Trọng P1.
Năm 1987, Ủy ban nhân dân thị xã K đã cấp cho ông T1 diện tích 8.500m2 đất vườn tại phường
Q (nay là phường D), thị xã K. Sau khi được cấp đất, ông T1 và bà S vẫn đang ở tại nhà cha mẹ
bà S nên chỉ đến để trồng cây trên phần đất đã được cấp. Năm 1993, ông T1 có “đơn xin giao
đất xây dựng nhà ở” có nội dung gia đình ông có 05 người hiện đang ở nhờ nhà cha mẹ vợ và
đề nghị giải quyết xin lô đất để làm nhà ở; sau đó, ông T1 và bà S đã làm nhà ở trên phần đất
này. Năm 2000, ông T1 và bà S lại có đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở thể hiện nhà làm ở
trên diện tích đất nêu trên là của ông và bà S. Ngày 26/3/2003 (AL) ông T1 chết không để lại di
chúc, toàn bộ tài sản do anh P2 và anh P3 quản lý sử dụng.
Ngày 08/10/2004, chị P1 khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của ông T1 để lại. Tại
bản tự khai ngày 15/4/2009 chị P1 rút yêu cầu chia di sản đối với heo, gà, ba ba và tủ thờ và đề
nghị Toà xem xét, đo đạc lại diện tích đất, không yêu cầu định giá lại.
* Bà Trần Thị S cũng có đơn yêu cầu chia tài sản chung giữa bà và ông Trần Thế T1. Theo bà S
trình bày: Trong thời gian chung sống với ông T1, bà và ông T1 có tạo lập được khối tài sản
chung gồm có 01 ngôi nhà cấp 4 trên diện tích 36m2 nằm trên tổng diện tích đất 8.500m2 (nay
còn lại 6.403m2), 01 xe máy Trung Quốc, 02 máy bơm nước, 450kg cà ri, 05 con heo, 70 con
gà, 22 con thỏ, 01 hồ cá, 01 tủ trà - bà đề nghị bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bà. Tại bản tự
khai ngày 15/4/2009 bà S yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung giữa bà và ông T1, đồng
thời chia di sản thừa kế của ông T1 cho bà, chị P1, anh P2, anh P3 đối với diện tích đất còn lại,
kể cả diện tích đất mà anh P3 và anh P2 đã bán cho ông L và ông C.
* Bị đơn là anh Trần Trọng P2 và Trần Trọng P3 trình bày:
27

Tài sản trên là do ông T1 và hai anh tạo lập được, bà S không có công sức gì nên không đồng ý
chia cho bà S. Về yêu cầu chia thừa kế cho chị P1 thì anh P2 và anh P3 yêu cầu trưng cầu giám
định ADN để xác định hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.
* Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
- Bà Tô Thị T2 trình bày: Bà và ông T1 kết hôn năm 1969 (có giấy đăng ký nhưng bị mất). Bà
và ông T1 có 02 con chung là anh P2 và anh P3. Năm 1982, bà bỏ vào Vũng Tàu và sinh sống
với ông Trần Sinh D có 03 con chung. Năm 1985, ông T1 và bà S chung sống với nhau đến năm
2003 thì ông T1 chết, hai người cũng có một số tài sản chung. Nếu được hưởng thừa kế di sản
của ông T1 thì phần của bà được chia sẻ cho anh P2, anh P3.
- Ông Chu Đình M trình bày: Khi ông T1 còn sống có vay của ông 8 triệu đồng. Anh P2, anh P3
đã trả được hết cho ông, nay ông không có yêu cầu gì, đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định.
- Bà Lâm Thị H trình bày: Năm 2002, bà S có vay của bà 17 triệu đồng để sửa nhà và cưới vợ
cho anh P3. Sau đó, bà S trả được 8 triệu đồng, nay bà S còn nợ 9 triệu đồng, đề nghị Tòa án
buộc bà S trả lại số tiền 9 triệu đồng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Lê Văn L khai: Năm 1999, anh P2 và anh P3 có
nhượng cho anh 01 lô đất rộng 5m dài 36m diện tích 180m2, anh đã trả đủ tiền và nhận đất sử
dụng, nay đề nghị tiếp tục được sử dụng.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2009/DSST ngày 29/10/2009, Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum
tuyên xử:
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự. Chấp nhận đơn khởi kiện “Chia thừa kế của
chị Trần Thị Trọng P1 và đơn xin “Chia tài sản chung và chia di sản thừa kế” của bà Trần Thị S
đề ngày 08/10/2004 được bổ sung ngày 15/4/2009.
Căn cứ các điều 634, 636, 637, 640, 678, 679, 686; khoản 2 Điều 688,Điều 738, Điều 739, Điều
743 và Điều 238 Bộ luật Dân sự năm 1995, điểm b, khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai. Xử:
Bà Trần Thị S được chia lô đất có diện tích 3.201,5m2 trị giá 155.500.000đ ở 506/25 P, tổ 1,
phường D, thành phố K (trừ diện tích mương nước) có tứ cận như sau:
Phía Đông giáp hẻm P rộng 37,66m.
Phía Tây giáp lô cao su rộng 37,66m.
Phía Nam giáp đất anh K dài 85m.
Phía Bắc giáp đất bà S dài 85m.
Và 01 lô đất có diện tích đất 800,37m2 (đã trừ mương nước) có tứ cận:
Phía Đông giáp hẻm P rộng 9,41m.
Phía Tây giáp lô cao su rộng 9,41m.
Phía Nam giáp đất bà S dài 85m.
Phía Bắc giáp nhà anh P3 dài 85m. Tại số 506/25 P, thành phố K, trị giá 38.875.000đ.
Bà S có trách nhiệm trả cho chị Lâm Thị H số tiền 9.000.000đ.
28

Anh Trần Trọng P3 được chia 01 lô đất ở số 506/25 P, phường D, thành phố K diện tích
800,37m2 (đã trừ diện tích mương nước) trị giá 38.875.000đ có tứ cận:
Phía Đông giáp hẻm P rộng 9,41m.
Phía Tây giáp lô cao su rộng 9,41m.
Phía Nam giáp đất bà S dài 85m.
Phía Bắc giáp đất chị P1 dài 85m.
Anh P3 được sở hữu một căn nhà gồm 01 nhà chính, 01 nhà phụ tổng diện tích là 54,64m2 trị
giá 9.027.022đ, 01 xe máy Trung Quốc trị giá 5 triệu đồng, 02 máy bơm nước trị giá 800.000đ
và 450kg cà ri trị giá 5 triệu đồng. Tổng cộng 19.827.022đ.
Anh P3 phải trả cho bà S 8.828.628đ.
* Chị Trần Thị Trọng P1 được chia một lô đất có diện tích 800,37m2 (đã trừ diện tích mương
nước) trị giá 38.875.000đ tại 506/25 P, phường D, thành phố K có tứ cận:
Phía Đông giáp hẻm P rộng 9,41m.
Phía Tây giáp lô cao su rộng 9,41m.
Phía Nam giáp đất, nhà anh P3 dài 85m.
Phía Bắc giáp đất anh P2 dài 85m.
Chị P1 phải trả cho anh P3 4.959.372đ; trả cho bà S 1.875.000đ.
* Anh Trần Trọng P2 được chia 01 lô đất diện tích 800,37m2 (đã trừ diện tích mương nước) trị
giá 38.875.000đ tại 506/25 P, tổ 1, phường D, thành phố K, có tứ cận:
Phía Đông giáp hẻm P rộng 9,41m.
Phía Tây giáp lô cao su rộng 9,41m.
Phía Nam giáp đất chị P1 dài 85m.
Phía Bắc giáp đất ông T dài 85m.
Anh P2 có trách nhiệm trả cho bà S 1.875.000đ, trả cho anh P3 4.959.372đ.
Bà Trần Thị S, anh Trần Trọng P2, anh Trần Trọng P3 và chị Trần Thị Trọng P1 có quyền đến
cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy
định.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí và thông báo quyền kháng cáo.
Ngày 11/11/2009, bị đơn là các anh Trần Trọng P2, Trần Trọng P3 kháng cáo đề nghị bác đơn
khởi kiện của nguyên đơn.
Ngày 12/11/2009, người có quyền, nghĩa vụ liên quan là bà Tô Thị T2 kháng cáo đề nghị bác
đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc thẩm, lời trình
bày của các bên đương sự và kết quả tranh luận tại phiên tòa.
29

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:


[1] Bà Tô Thị T2 chung sống với ông Trần Thế T1 từ năm 1969 có 2 con chung là Trần Trọng
P2 và Trần Trọng P3, đến năm 1982 bà T2 vào Bà Rịa - Vũng Tàu chung sống với ông Trần
Sinh D từ đó đến nay và đã có 3 con chung.
[2] Từ năm 1985 ông Trần Thế T1 và bà Trần Thị S chung sống với nhau có con chung là Trần
Thị Trọng P1 cho đến năm 2003 thì ông T1 chết.
[3] Xét bà Tô Thị T2 chung sống với ông T1 không đăng ký kết hôn, đến năm 1982 bà T2 đã bỏ
vào Vũng Tàu lấy ông D có con chung từ đó đến nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông T1 với
bà T2 đã chấm dứt từ lâu nên không còn nghĩa vụ gì với nhau nên bà T2 không được hưởng di
sản của ông T1 để lại như án sơ thẩm xử là đúng.
[4] Xét sau khi bà T2 không còn sống chung với ông T1 thì năm 1985 ông T1 sống chung với
bà S cho đến khi ông T1 chết có 1 con chung, có tài sản chung hợp pháp, án sơ thẩm công nhận
là hôn nhân thực tế nên được chia tài sản chung và được hưởng di sản thừa kế của ông T1 là có
căn cứ.
[5] Theo yêu cầu của anh P2, anh P3 đề nghị giám định ADN để xác định chị P1 có phải con
ông T1 không: vấn đề này đã được trưng cầu giám định, nhưng hiện nay khoa học nước ta chưa
tách được nhân ADN từ hài cốt ông T1 nên không giám định được, tuy nhiên trước đây các anh
Trần Trọng P2, Trần Trọng P3, bà Tô Thị T2 cũng đã có lời khai thừa nhận chị Trần Thị Trọng
P1 là con ruột của ông Trần Thế T1 (BL 52, 53, 56) là phù hợp với lời khai của chị P1 và bà S
và các chứng cứ khác như giấy khai sinh, lời khai các nhân chứng. Vì vậy án sơ thẩm chấp nhận
chị P1 được hưởng thừa kế di sản của ông T1 là có căn cứ.
[6] Xét năm 1987 ông Trần Thế T1 được Ủy ban nhân dân thị xã K cấp lô đất vườn tại phường
Q (nay là phường D) thành phố K có diện tích 8.500m2, hiện nay trên lô đất đã có 01 căn nhà
cấp 4 do ông T1 và bà S xây dựng và một số tài sản chung khác.
[7] Xét trong quá trình sử dụng lô đất nói trên theo lời khai của các đương sự cũng như qua xác
minh thấy ông T1 và các con của ông đã cắt bán cho một số người, đồng thời trên đất còn có
công trình kênh mương thủy lợi đi qua nên diện tích đất không còn như cũ. Theo biên bản xem
xét thẩm định tại chỗ vào ngày 12/5/2005 có sơ đồ kèm theo thì diện tích đất gia đình ông T1
đang quản lý là 5.610m2 và 540m2 anh P2 bán cho anh L, ông C thì tổng diện tích là 6.150m2 từ
đó cho đến ngày xử sơ thẩm (ngày 29/10/2009) cấp sơ thẩm không tiến hành mời địa chính đo
đạc lại để xác định chính xác diện tích thực tế của lô đất đang tranh chấp hiện tại còn bao nhiêu
m2, năm 2009 bà S cũng đã có đơn yêu cầu đo đạc lại đất, nhưng cấp sơ thẩm không tiến hành
đo lại mà vội chấp nhận theo lời của bà S, chị P1, anh P3, anh P2 rằng diện tích đất ông T1, bà
S tạo lập hiện còn lại là 6.403m2 để cắt chia là chưa đảm bảo tính chính xác sẽ dễ dẫn đến khó
khăn ách tắc trong khi thi hành án. Đồng thời cấp sơ thẩm cũng chưa yêu cầu anh P2 đến lô đất
tranh chấp để đo đạc xác định vị trí của lô đất có diện tích 3.000m2 mà anh P2 cho rằng anh mua
của ông A để xem xét có cơ sở hay không, những vấn đề này cấp phúc thẩm không thể khắc
phục được do đó cần hủy án sơ thẩm để giao hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
[8] Các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
30

Căn cứ khoản 1 Điều 277 Bộ luật TTDS.


QUYẾT ĐỊNH:
- Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2009/DSST ngày 29/10/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon
Tum.
- Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum để giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung.
- Trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho các đương sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[3] Xét bà Tô Thị T2 chung sống với ông T1 không đăng ký kết hôn, đến năm 1982 bà T2 đã
bỏ vào Vũng Tàu lấy ông D có con chung từ đó đến nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông
T1 với bà T2 đã chấm dứt từ lâu nên không còn nghĩa vụ gì với nhau nên bà T2 không được
hưởng di sản của ông T1 để lại như án sơ thẩm xử là đúng.
[4] Xét sau khi bà T2 không còn sống chung với ông T1 thì năm 1985 ông T1 sống chung với
bà S cho đến khi ông T1 chết có 1 con chung, có tài sản chung hợp pháp, án sơ thẩm công nhận
là hôn nhân thực tế nên được chia tài sản chung và được hưởng di sản thừa kế của ông T1 là
có căn cứ”.

2. Yêu cầu về kỹ năng thực tế


2.1. Đọc tình huống, vụ việc và thực hiện kỹ năng thực tế
- Cụ bà 71 tuổi muốn xác nhận độc thân để lấy chồng (kết hôn)' - https://plo.vn/cu-ba-71-tuoi-muon-xac-
nhan-doc-than-de-lay-chong-post428121.html; Chuyên gia nói về vụ 'cụ bà 71 tuổi xác nhận độc thân -
https://plo.vn/chuyen-gia-noi-ve-vu-cu-ba-71-tuoi-xac-nhan-doc-than-post428166.html;
- Hủy án sơ thẩm vụ cụ bà 87 tuổi đi kiện đòi lại… chồng - https://www.nguoiduatin.vn/huy-an-so-tham-
vu-cu-ba-87-tuoi-di-kien-doi-lai-chong-a339480.html;
- Tòa án tuyên hủy kết hôn trái pháp luật có đúng hay không? - https://tapchitoaan.vn/bai-
viet/trao-doi-y-kien/toa-an-tuyen-huy-hon-nhan-trai-phap-luat-co-dung-hay-khong?
- Rắc rối chuyện “một ông nhiều bà” - https://tuoitre.vn/rac-roi-chuyen-mot-ong-nhieu-ba-
20201212212541068.htm;
- Chia tay gần 60 năm, vẫn được chia thừa kế - https://plo.vn/chia-tay-gan-60-nam-van-
duoc-chia-thua-ke-post11584.html; Hưởng thừa kế sau gần 60 năm chia tay vợ(!) -
https://cand.com.vn/Xa-hoi/Huong-thua-ke-sau-gan-60-nam-chia-tay-vo()-i231934/
- Mẹ vừa mất, cha không hôn thú kiện con ruột chia tài sản - https://tuoitre.vn/me-vua-mat-
cha-khong-hon-thu-kien-con-ruot-chia-tai-san-20210410103236976.htm

- Hy hữu chồng "lấy cắp" phôi thai của vợ cho “bồ” - https://congan.com.vn/doi-song/vu-
viec-hy-huu-nguoi-chong-lay-cap-phoi-thai-cua-vo-cho-bo_81447.html

- Bất thường vụ cấp dưỡng nuôi con 10 tỷ đồng - https://plo.vn/phap-luat/bat-thuong-vu-


cap-duong-nuoi-con-10-ti-dong-671019.html
31

- Quyết đòi tiền công làm dâu -https://plo.vn/xa-hoi/quyet-doi-tien-cong-lam-dau-


581387.html

- Đòi bồi thường 02 tỷ đồng để bù đắp thanh xuân - https://www.vkspy.gov.vn/doi-boi-


thuong-02-ty-dong-de-bu-dap-thanh-xuan-58_15036.html; Ly hôn: Chồng yêu cầu vợ bồi
thường danh dự 30 triệu đồng - https://kiemsat.vn/ly-hon-chong-yeu-cau-vo-boi-thuong-danh-
du-30-trieu-dong-45788.html
i) Hãy nhận diện các hành vi phạm pháp luật (hôn nhân gia đình nếu có, nêu rõ cơ sở
pháp lý) trong các vụ việc.
ii) Tư vấn các giải pháp pháp lý (góc độ dân sự) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trong từng vụ việc.

2.2. Tìm tình huống, bản án, quyết định và thực hiện kỹ năng thực tế
- Tìm những vụ việc vi phạm các điều kiện cho phép kết hôn; vi phạm các trường hợp cấm
kết hôn và nêu quan điểm cá nhân về nguyên nhân của thực trạng trên.
- Tìm ít nhất một bản án, quyết định của Tòa án xử lý việc kết hôn vi phạm song phương và
bình luận về đường lối xử lý của Tòa án có thẩm quyền.
- Tìm ít nhất một quyết định giám đốc thẩm về thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn và
bình luận về đường lối xử lý Tòa án các cấp thể hiện trong quyết định.
2.3. Soạn thảo bản án, quyết định
Soạn thảo các phần và nội dung cơ bản của: i) Bản án cho ly hôn ii) Quyết định công nhận
thuận tình ly hôn giữa ông T và bà Th biết rằng các bên không có tài sản chung nhưng có con
chung là K – 24 tháng tuổi.

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO


I.Tài liệu bắt buộc
1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
2. Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
3. Luật hộ tịch năm 2014;
4. Nghị định số126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ “Quy định
chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
5. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
6. Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9.6.2000 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 7 "về việc thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000";
7. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3.01.2001 của
TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH 10;
32

8. Thông tư liên tịch Số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm


2016 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp hướng
dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
II.Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu trong nước
*Văn bản quy phạm pháp luật, án lệ
1. Hiến pháp năm 2013;
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000;
3. Luật Bình đẳng giới năm 2006;
4. Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 (Luật số: 13/2022/QH15, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023)
5. Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi bởi Luật số 56/2014/QH13);
6. Luật Người khuyết tật năm 2010 (sửa đổi bởi Luật số: 32/2013/QH13);
7. Luật Hòa giải cơ sở năm 2013;
8. Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi bởi Luật số: 35/2018/QH14) ;
9. Luật Hộ tịch năm 2014;
10. Luật Nhà ở năm 2014 (sửa đổi bởi Luật số: 40/2019/QH14 Luật số: 62/2020/QH14, Luật
số: 03/2022/QH15);
11. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số: 64/2014/QH13; Luật
số: 23/2018/QH14; Luật số: 03/2022/QH15);
12. Bộ luật Dân sự năm 2015;
13. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số: 59/2020/QH14 và Luật
số: 13/2022/QH15);
14. Luật trẻ em năm 2016 (sửa đổi bởi Luật số: 28/2018/QH14);
15. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số: 07/2022/QH15)
16. Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án năm 2020;
17. Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 (sửa đổi bởi Pháp lệnh số: 08/2008/PL –
UBTVQH12); Dự thảo Luật Dân số ngày 12.10.2017;
18. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14;
19. Nghị quyết số 02/2022/NQ –HĐTP ngày 06 tháng 9 năm 2022 của HĐTPTANDTC
Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng;
20. Dự thảo Nghị quyết số ....2023/NQ – HĐTP 2023 của HĐTPTANDTC Hướng một số vấn
đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình;
21. giới tính (Điều 7 Nghị định này bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 18 và được sửa đổi, bổ sung
bởi khoản 1 Điều 19 Nghị định số: 155/2018/NĐ-CP);
22. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Nuôi con nuôi; (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 24/2019/NĐ-CP
và Điều 12 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP)
33

23. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số: 01/2017/NĐ-CP; Nghị
định Số: 148/2020/NĐ-CP và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP);
24. Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh
con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo (sửa đổi bởi Nghị định số: 98/2016/NĐ-CP và Nghị định số: 155/2018/NĐ-CP);
25. Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định một số
điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (khoản 1, 2 Điều 12 NĐ này vị bãi bỏ bởi khoản
2 điều 25 Nghị định số: 87/2020/NĐ-CP; Nghị dinh Số: 104/2022/NĐ-CP: khoản 2 Điều
13. “Bãi bỏ cụm từ “trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất
trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú” tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP
ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ
tịch).
26. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi bởi Nghị định
số: 120/2016/NĐ-CP và Nghị định số 33/2020/NĐ-CP);
27. Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;
28. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; thi hành án
dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định - Dự thảo 2 năm 2022)
29. Nghị định số 87/2020/NĐ - CP ngày 28 tháng 07 năm 2020 của Chính phủ quy định về
cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
30. Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28.9.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số: 124/2021/NĐ –CP ngày
28.12.2021);
31. Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28.12.2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới;
32. Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
33. Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 31.12.2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng
cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình
34. Quyết định số 1008/QĐ-BTP ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp về việc Công bố thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế; thủ tục hành chính bị bãi
bỏ trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp kèm
danh mục và nội dung thủ tục hành chính.
35. Thông tư số 60/TATC ngày 22.2.1978 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết
các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng trong
Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác;
34

36. Thông tư số 17/2012/TT – BYT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về cấp
và sử dụng giấy chứng sinh (sửa đổi bởi Thông tư số: 34/2015/TT-BYT và Thông tư số:
27/2019/TT-BYT);
37. Thông tư số 57/2015/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế quy định chi tiết
một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ
quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo (Điều 4, 5, 6 của Thông tư được thay thế bởi Nghị định số
98/2016/NĐ-CP theo Quyết định số: 7292/QĐ-BYT; khoản 1 Điều 30 của Thông tư này
bị bãi bỏ bởi Thông tư số: 41/2017/TT-BYT, theo Quyết định Số: 5838/QĐ-BYT
28 tháng 12 năm 2017 của BYT);
38. Thông tư số 32/2016/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định việc chi trả các chi phí thực tế để
bảo đảm chăm sóc sức khỏe sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
39. Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 05 năm 2020 của Bộ Tư pháp Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng
11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ
tịch;
40. Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tư pháp Quy định chi
tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ –CP ngày 28
tháng 07 năm 2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ
tịch trực tuyến;
41. Án lệ số 03/2016/AL ngày 06 tháng 04 năm 2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (về
công nhận thỏa thuận miệng tặng cho quyền sử dụng đất khi các bên được tặng cho sử
dụng đất ổn định lâu dài, đã được cấp giấy chứng nhận)
42. Án lệ số 04/2016/AL ngày 06 tháng 04 năm 2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (về
một bên vợ, chồng chuyển nhượng nhà, đất là tài sản chung, bên còn lại không ký tên trên
hợp đồng nhưng biết mà không phản đối đồng thời cùng sử dụng tiền nhận chuyển nhượng
thì xác định người đó đồng ý việc chuyển nhượng nhà đất)
43. Án lệ số 14/2017/AL ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC
TANDTC (về công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện
đó không được ghi trong hợp đồng);
44. Án lệ số 53/2022/AL ngày 07 tháng 09 năm 2022 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (về
hủy kết hôn trái pháp luật);
45. Án lệ số 54/2022/AL ngày 07 tháng 09 năm 2022 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (về
xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con)
46. Án lệ số 61/2023/AL các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC (về chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên)
47. Án lệ số 62/2023/AL các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC (về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên
trong vụ án tranh chấp về xác định cha cho con)
*Sách, đề tài khoa học
35

48. L. Anđrêép (1987), Về tác phẩm của Ph. Ăngghen: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ
tư hữu và của nhà nước, Nxb.Tiến bộ Mátxcơva, bản dịch tiếng Việt của Nxb. Sự thật, Hà
Nội;
49. Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
50. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội;
51. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
52. Cục con nuôi quốc tế - Bộ Tư pháp (2006), Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Nxb. Tư pháp, Hà Nội;
53. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con
người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
54. Trần Văn Liêm (1974), Dân luật (cử nhân năm thứ nhất), Quyển II, Luật gia đình;
55. Tưởng Duy Lượng (2013), Pháp luật hôn nhân – gia đình, thừa kế và thực tiễn xét xử,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
56. Vũ Văn Mẫu (1969), Cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển thứ nhất, Sài Gòn;
57. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam”, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam;
58. Phan Văn Thiết (1961), Dân luật tu tri, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.
59. Lê Thị Mận (chủ nhiệm đề tài), (2022), Thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng nuôi
dưỡng của trẻ em trong gia đình, đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Trường Đại
học Luật TP.HCM.
*Bài tạp chí
60. Nguyễn Hải An, (2018), “Nhận diện tập quán để áp dụng trong công tác xét xử vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân” Tạp chí Tòa án nhân dân, (11, 12);
61. Nguyễn Hồng Bắc (2013), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp quan
hệ cha, mẹ và con có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Luật học, (01);
62. Lê Vĩnh Châu (2022), “Xác định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha
mẹ ly hôn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17;
63. Lê Vĩnh Châu, Ngô Khánh Tùng (2022), Bàn về yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm
quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khi giải quyết tài sản trong vụ án ly hôn, Tạp chí Tòa án
nhân dân, (02);
64. Lê Vĩnh Châu, Ngô Khánh Tùng (2021), Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong
doanh nghiệp qua một vụ án ly hôn, Tạp chí Tòa án nhân dân, (07);
65. Lê Vĩnh Châu, Ngô Khánh Tùng (2021), "Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh
doanh khi ly hôn", Tạp chí Khoa học pháp lý, (03).
66. Trần Quang Cường (2011), “Tài sản chung hay tài sản riêng”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
(01);
67. Ngô Cường (2013), “Nên cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi mấy đời?”,
Tạp chí Tòa án nhân dân (07);
36

68. Nguyễn Văn Cừ, (2020),“Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, số 11 (411)
69. Nguyễn Văn Cừ (2014), “Một số nội dung cơ bản về chế độ tài sản của vợ chồng theo
pháp luật Việt Nam - được kế thừa và phát triển trong dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình
(sửa đổi)”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (08).
70. Nguyễn Văn Cừ (2015), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận trong pháp luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (04);
71. Đỗ Văn Đại, Nguyễn Nhật Thanh (2015), “Trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Tòa án nhân dân (05);
72. Đỗ Văn Đại, Ngô Thị Anh Vân (2013), “Xác định quan hệ huyết thống thông qua AND”,
Tạp chí Khoa học pháp lý (04);
73. Đỗ Văn Đại, Lê Thị Mận (2011), “Về khái niệm và hệ quả của hôn nhân thực tế”, Tạp chí
Khoa học pháp lý 1( 62);
74. Nguyễn Viết Giang (2020), “ Bàn về vấn đề thừa kế và thừa kế thế vị giữa con riêng và
bố dượng, mẹ kế theo quy đĩnh của Bộ luật Dân sự năm 2015” , Tạp chí Tòa án nhân dân
(23);
75. Phan Thị Hà (2021),” Giáo dục gia đình trong cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tri
thức Xanh, Số 77 (21;
76. Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2020), “Bảo vệ quyền của phụ nữ ở các nước châu Á”,Tạp chí
Lý luận chính trị, (07);
77. Bùi Minh Hồng (2009), “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật
Cộng hoà Pháp và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (11);
78. Ngô Thị Hường (2013), “Tác động của đạo đức đối với pháp luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam”, Tạp chí Luật học,(03);
79. Ngô Thị Hường (2015), “Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014”, Tạp chí Luật học, (12);
80. Nguyễn Thị Hường (2020), “Thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân”, Tạp chí Tòa án nhân dân (06);
81. Nguyễn Minh Hằng (2012), “Xác định thời kỳ hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (20);
82. Nguyễn Minh Hằng (2019), “Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân
gia đình”, tạp chí Kiểm sát, (07);
83. Trần Thị Huệ (2011), “Một số khía cạnh pháp lý về quyền của phụ nữ ở nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa”, Tạp chí Luật học, ( 02);
84. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Ly hôn có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay”, Tạp chí
Toà án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/li-hon-co-yeu-to-nuoc-
ngoai-o-nuoc-ta-hien-nay;
85. Vũ Thị Hương (2017), “Bất cập của Điều 122 LHNGĐ năm 2014 và kiến nghị hoàn thiện”,
Tạp chí Luật học (09);
86. Ngô Thanh Hương (2018),”Một số học thuyết về ly hôn trên thế giới gợi mở vấn đề cho
pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (12);
37

87. Trần Thuý Hằng, Nguyễn Đức Việt (2017), “Điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài theo pháp luật Hàn Quốc và một số kiến nghị cho Việt Nam” tạp chí Luật học, (08);
88. Nguyễn Thị Lan, (2022), “Luật Nuôi con nuôi năm 2010 -Những hạn chế, bất cập và
hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, số 9 (268);
89. Nguyễn Thị Lan (2005), “Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng nhìn từ góc độ xã hội và
pháp lý”, Tạp chí Luật học, (Số đặc san về bình đẳng giới);
90. Nguyễn Thị Lan (2013), “Quyền của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS trong quan hệ hôn nhân và
gia đình”, Tạp chí Luật học, (08);
91. Nguyễn Thị Lan (2017), “Mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015 về giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình”, Tạp chí
Tòa án nhân dân (09), (10);
92. Nguyễn Thị Lan (2017), “Quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi trong các quan
hệ hôn nhân và gia đình”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số định kỳ 05 (302);
93. Nguyễn Thị Lan (2019), “Về giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng
thẩm quyền và nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn”,
Tạp chí Tòa án nhân dân (07);
94. Nguyễn Phương Lan (2013), “Quyền yêu cầu ly hôn từ góc độ lí luận và thực tiễn áp
dụng”, Tạp chí Luật học, số 3/2019;
95. Nguyễn Phương Lan (2016), “Một số vấn đề về áp dụng tập quán trong quan hệ hôn nhân
và gia đình ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật , (08);
96. Nguyễn Phương Lan (2014), “Bảo vệ quyền làm mẹ trong quan hệ hôn nhân và gia đình”,
Tạp chí Luật học, (11);
97. Trần Thị Loan, (2017), “Pháp luật Hà Lan về chuyển đổi giới tính và một số gợi mở cho
Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (12);
98. Tưởng Duy Lượng, (2019), “Bình luận án lệ số 03/2016/AL về xác định “cho hay chưa
chưa cho” đối với loại tài sản tặng cho là bất động sản trong quan hệ hôn nhân – gia đình”,
Tạp chí Tòa án nhân dân (14);
99. Trần Thị Lịch, (2019), “Bàn về quyền yêu cầu ly hôn quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Tòa án nhân dân (21, kỳ 1 tháng 11);
100. Bùi Thị Mừng (2012), “Chế định kết hôn trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam qua các thời kỳ dưới góc nhìn lập pháp”, Tạp chí Luật học, (11);
101. Bùi Thị Mừng (2018), “Thực tiễn bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình”, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, (10/319);
102. Bùi Thị Mừng (2020), “Giải quyết vấn đề liên quan đến con chung khi cha , mẹ ly hôn”,
Tạp chí Toà án nhân dân (01);
103. Nguyễn Tuyết Mai (2010), "Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình ở Singapore nhìn
từ góc độ bảo vệ quyền của phụ nữ", Tạp chí Luật học, (02);
104. Lê Thị Mận (2011), “Bảo đảm quyền của vợ chồng đối với tài sản là quyền sử dụng đất
– Nhìn từ nguyên tắc suy đóan tài sản chung”, Đặc san Tạp chí Khoa học pháp lý;
105. Lê Thị Mận (2011), “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn của vợ chồng: Vướng mắc và hướng hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân
dân (12);
38

106. Lê Thị Mận (2017), “Bàn về xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn”, Tạp chí Tòa
án nhân dân (16);
107. Lê Thị Mận (2017), (2018), “Thực tiễn xác định căn cứ và chủ thể yêu cầu chấm dứt
việc nuôi con nuôi”, Tạp chí Tòa án nhân dân (24) và (01);
108. Lê Thị Mận (2021), “Bàn về thực tiễn đánh gía chứng cứ xác định quan hệ cha, mẹ, con
trong trường hợp từ chối giám định ADN”, Tạp chí Tòa án nhân dân số đặc biệt (08);
109. Lê Thị Mận, Nguyễn Phương Ân (2022), Bảo đảm quyền được chăm sóc của trẻ em sau
khi cha mẹ ly hôn – Nhìn từ góc độ việc thực hiện nghĩa vụ và quyền thăm nom, tạp chí
Khoa học pháp lý Việt Nam, số 09 (157);
110. Nguyễn Hoàng Nam (2021),“Quy định của pháp luật về phôi thai và thai nhi tại Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 09(433);
111. Phạm Duy Ngọc (2019), “Một số ý kiến về khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014”,
Tạp chí Kiểm sát, 09 (05);
112. Trần Vang Phủ, Nguyễn Võ Linh Giang (2017),“ Quyền tự do kết hôn của người bị tước
tự do”, số 12;
113. Phan Thị Lan Phương (2022), Hoàn thiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, 09 (457)
114. Trương Hồng Quang (2013), “Chế định hôn ước trên thế giới”, Tạp chí Kiểm sát, (21);
115. Thân Văn Tài, Nguyễn Thị Phi Yến, (2017), “Người thứ ba ngay tình theo Bộ luật Dân
sự năm 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
8(336);
116. Trương Minh Tấn, (2017), “Quyền, nghĩa vụ thăm nom con theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Tòa án nhân dân (23);
117. Hồ Minh Thành (2019), “Hôn nhân đồng tính tại Hoa Kỳ và những gợi mở cho Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 10 (386);
118. Lê Xuân Tùng (2021), “Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Vương quốc
Anh – Sự hình thành, phát triển và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp
chí Khoa học pháp lý Việt Nam, 02 (141);
119. Ngô Thị Anh Vân (2020), “ Pháp luật về lấy, sử dụng noãn, tinh trùng của người chết
cho mục đích sinh sản”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, 09 (139);
120. Võ Trí Hảo, Tách bạch quan hệ hôn nhân và quan hệ cổ đông – Bảo đảm quyền tự do
hợp đồng, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản [https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-
luat/tach-bach-quan-he-hon-nhan-va-quan-he-co-dong-bao-dam-quyen-tu-do-hop-dong-
quyen-tu-do-kinh-doanh-quyen-tu-do-tu-huu].
2.Tài liệu nước ngoài
*Công ước quốc tế
1. International Convenant on Civil and Political Rights, 16 December 1966;
2. Convention on the Rights of the Child, 20 November 1989;
3. Convention on the law applicable to matrimonial property regimes, 14 March 1978;
4. Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women, 18
December 1979;
39

5. Convention on protection of children and co-operation in respect of intercountry


adoption, 29 May 1993 (HCCH 1993 Adoption Convention);
6. Convention on Jurisdiction, Applicable Law, Recognition, Enforcement and Co-
operation in respect of Parental Responsibility and Measures for the Protection of
Children (HCCH 1996 Child Protection Convention);
7. Convention on Celebration and Recognition of the Validity of Marriages,14 March 1978;
8. Convention on the Law Applicable to Maintenance Obligations, 2 October 1973;
9. Convention on the Recognition of Divorces and Legal Separations (HCCH 1970 Divorce
Convention).
*Sách, bài viết trên tạp chí
10. Adiva Sifris, Lisa Young, Robyn Carroll, Geoffrey Monahan, Anna Parker, Michelle
Fernando, Renata Alexander (2021), family law in Australia, 10 th Edition, Lexis Nexis;
11. Bertram Bandman (2016), Children’s Right to Freedom, Care and Enlightenment,
published by Routledge;
12. Michelle Fernando (2014), “Family law proceedings and the child’s right to be heard in
Australia, the United Kingdom, New Zealand, and Canada”, Family Court Review: An
Interdisciplinary Journal, (1), tr. 46-59;
13. Mary Hayes, Catherine Williams (2005), Family Law: Principles, Policy and Practice;
2nd edition, Oxford University Press;
14. Neil Gilbert, Nigel Parton, Marit Skivenes (2011), Child Protection Systems, published
by Oxford University Press;
15. Nicoleta Diaconu (2017), “Law applicable to divorce with foreign element”, Journal of
Law and Administrative Sciences, No. 7;
16. Nancy R.Schembri (2003), “Prenuptial agreements and the significance of independent
counsel”, Journal of Civil Rights and Economic Development: Vol. 17: Iss. 2, Art 5 -
https://scholarship.law.stjohns.edu/jcred/vol17/iss2/5/;
17. Hiroshi Oda (2021), Janpanese Law, 4th edition, Oxford University Press;
18. Kathleen E. Hull (2019), Same-sex Marriage: Principle Versus Practice, International
Journal of Law, Policy and The Family, Vol. 33, Iss. 1, Pages 51–74;
19. John De Witt Gregory, Peter Nash Swisher, Robin Fretwell Wilson (2013), Understand
family law, 4th edition, LexisNexis;
20. Jonathan Hering (2015), Family law, 7th edition, Pearson;
21. Julia Moses (2017), Marriage, Law and Modernity - Global Histories, Bloomsbury.
*Bản án, án lệ

22. Goodridge v. Department of Public Health, 20011647A (Mass. 2002);


23. Martin v. Martin (Cal. Ct. App. 1984);
24. Walton v. Walton (CA 1972);
25. Bottoms v. Bottoms, 249 Va. 410, 457 S.E.2d 102 (1995) ;
26. Stanton v Stanton, 517 P.2d 1010 (Utanh 1974);
27. Stanton v. Stanton, 421 U.S. 7 (1975);
28. David v. Rosalind, 62 A.D.3d 717 (N.Y. App. Div. 2009);
40

29. I n Re Marriage of Plummer, 735 P.2d 165 (Colo. 1987) ;


30. In Re Marriage of Lund, 174 Cal.App.4th 40 (Cal. Ct. App. 2009);
31. Pitto v. Behrendt, A126802 (Cal. Ct. App. 2012);
32. In Re Marriage of Holtemann, 166 Cal. App. 4th 1166 (Cal. Ct. App. 2008);
33. Williams v. O’Toole, 4 A.D.3d 371 (NY App. Div. 2004) ;
34. Shackelford v. Lundquist, 759 S.E.2d 711 (2014);
35. Sparks v.Sparks, 440 Mich. 141 (1992);
36. Brown v. Brown, 913 S.W.2d 163 (Tenn. Ct. App. 1995);
37. Solovyev v Solovyeva, EWFC 1546 (2014);
38. Sulaiman v Juffali, EWHC 556 (2001);
39. Hyman v Hyman, AC 601 (1929);
40. Estate of Baer CA4/3, G050958 (Cal. Ct. App. 2016);
41. Ramirez-Mitchell v. Mitchell, A135303 (Cal. Ct. App. 2013)
42. Aitchison v. Aitchison, A134450 (Cal. Ct. App. 2014);
43. Health Care & Retirement Corporation of America v. Pittas (Pa. Super. Ct. 2012);
44. Weatherill v. Weatherill, 25 N.W.2d 336 (Iowa 1947);
45. In re Baby Doe, 291 S.C. 389, 353 S.E. 2d 877
(1987); R.S. v. R.S., 9 Kan. App. 2d 39, 670 P 2d
923 (Kan. Ct. App. 1983) ; L.M.S. v. S.L.S, 312 N.W. 2d 853 (Wis. Ct. App. 1981);
46. Lucian & Naraz [2022] FedCFamC2F 628 (18 May 2022);
47. Holt & Holt [2022] FedCFamC2F 608 (13 May 2022);
48. Glenn & Glenn [2022] FedCFamC2F 616 (5 May 2022).

3.Websites
1. http://www. https://vbpl.vn
2. http://www.lapphap.vn (http://www.lapphap.vn/Pages/AnPham/Danhsachanpham.aspx);
3. http://hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Pages/cac-so-da-xuat-
ban.aspx?Date=&Page=1;
4. https://tcdcpl.moj.gov.vn; ( https://tcdcpl.moj.gov.vn/Pages/home.aspx#);
5. https://kiemsat.vn; (https://vjol.info.vn/index.php/tks/issue/archive);
6. http://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn;
7. http://thuvienso.hcmulaw.edu.vn;
8. http://tapchi.hlu.edu.vn;
9. http://www.moj.gov.vn ;
10. http://toaan.gov.vn;
11. https://tapchitoaan.vn;
12. http://anle.toaan.gov.vn;
13. https://congbobanan.toaan.gov.vn;
14. http://www.mofahcm.gov.vn;
15. http://www.gopfp.gov.vn ;
16. http://www.phapluattp.vn
17. http://vietnamlaw.vnanet.vn/
18. https://lsvn.vn
41

19. http://voer.edu.vn/
20. https://heinonline.org;
21. https://1.next.westlaw.com;
22. http://www.courts.ca.gov ;
23. http://www.austlii.edu.au
24. https://eur-lex.europa.eu/homepage.html
4.Tài liệu thực tế
1. Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Hôn nhân
và gia đình, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam.
2. Lê Vĩnh Châu, Lê Thị Mận (2011), “Tuyển tập các bản án, quyết định của Tòa án Việt
Nam về hôn nhân và gia đình”, Nxb Lao động.

Hiệu chỉnh đến tháng 8. 2023


Lê Thị Mận

You might also like