You are on page 1of 57

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM


KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ VẬN HÀNH

Đề tài:

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH


NHU CẦU VẬT TƯ CỦA VINAMILK

Sinh viên thực hiện 1.Hồ Thị Huỳnh Anh MSSV: 2121013106
2.Văn Nguyệt Lan Anh MSSV: 2121006907
3.Quách Như Bình MSSV: 2121006681
4.Tạ Ngọc Minh MSSV: 2121001727

Lớp học phần: 2331101082806


GVHD: ThS. Trần Nguyễn Kim Đan

TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM


KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ VẬN HÀNH

Đề tài:

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH


NHU CẦU VẬT TƯ CỦA VINAMILK

Sinh viên thực hiện 1.Hồ Thị Huỳnh Anh MSSV: 2121013106
2.Văn Nguyệt Lan Anh MSSV: 2121006907
3.Quách Như Bình MSSV: 2121006681
4.Tạ Ngọc Minh MSSV: 2121001727

Lớp học phần: 2331101082806


GVHD: ThS. Trần Nguyễn Kim Đan

TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2023


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quá trình xử lý của chương trình MRP .......................................................... 8
Hình 2.1: Logo Vinamilk................................................................................................. 10
Hình 2.2: Giá trị cốt lõi ................................................................................................... 13
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức ...................................................................................... 15
Hình 2.4. Bao bì sữa tiệt trùng Vinamilk ....................................................................... 16
Hình 2.5. Quy trình sản xuất sữa tiệt trùng ................................................................... 18
Hình 2.6. Cấu trúc của sữa tiệt trùng Vinamilk mô hình cây ....................................... 20
Hình 2.7. Từ đồng cỏ đến trang trại và nhà máy chế biến sữa đều phải đạt chứng nhật
đánh giá Organic ............................................................................................................. 22
Hình 2.8. Hệ thống nhà máy và trang trại của Vinamilk trên toàn quốc và ngoài nước
.......................................................................................................................................... 24
Hình 2.9. Trang trại bò sữa Nghệ An của Vinamilk ..................................................... 24
Hình 2.10. Trang trại bò sữa Tuyên Quang của Vinamilk ........................................... 25
Hình 2.11. Trang trại bò sữa Lâm Đồng của Vinamilk................................................. 26
Hình 2.12. Trang trại bò sữa Thanh Hóa của Vinamilk ............................................... 26
Hình 2.13. Trang trại bò sữa Hà Tĩnh của Vinamilk .................................................... 27
Hình 2.14. Công ty TNHH Perstima Vietnam................................................................ 28
Hình 2.15. Công ty Tetra Pak ......................................................................................... 29
Hình 2.16. Mô hình tổng quát sản phẩm sữa thanh trùng Vinamilk ........................... 33
Hình 2.17. Sơ đồ quy trình mua hàng của Vinamilk ..................................................... 39
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh --------------------------------------------------- 14
Bảng 2.2: Bảng hàm chất dinh dưỡng trung bình trong 100ml (sữa có đường) ------ 16
Bảng 2.3:Bảng danh sách một số nhà cung cấp lớn của Vinamilk ---------------------- 22
Bảng 2.4: Bảng thời gian cần thiết để cung cấp hoặc sản xuất các chi tiết ------------ 33
Bảng 2.5: Sơ đồ cấu trúc sản phẩm A theo thời gian -------------------------------------- 33
Bảng 2.6: Bảng ví dụ cách tính nhu cầu nguyên vật liệu thực cho sản xuất của
Vinamilk -------------------------------------------------------------------------------------------- 35
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 NVL Nguyên vật liệu


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 1

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................... 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2

BỐ CỤC BÁO CÁO ..................................................................................................... 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 3

1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu .................................................... 3

1.2. Yêu cầu và ý nghĩa của quản lý nguyên vật liệu ............................................. 4

1.2.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ............................................................... 4

1.2.2. Ý nghĩa của quản lý nguyên vật liệu ......................................................... 4

1.3. Khái niệm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu .............................................. 5

1.4. Phương pháp hoạch định MRP ........................................................................ 5

1.4.1. Định nghĩa hoạch định MRP ..................................................................... 5

1.4.2. Tính chất và đặc điểm của MRP ............................................................... 6

1.4.2.1. Tính chất................................................................................................ 6

1.4.2.2. Đặc điểm ............................................................................................... 6

1.4.3. Điều kiện áp dụng ....................................................................................... 7

1.4.4. Mục tiêu của MRP ...................................................................................... 7

1.4.5. Các yếu tố cơ bản của MRP ...................................................................... 8

1.4.6. Quy trình của MRP .................................................................................... 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SỮA TIỆT TRÙNG CỦA VINAMILK .......... 10
2.1. Tổng quan về Vinamilk: .................................................................................. 10

2.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 10

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển: ........................................................... 11

2.1.3. Tầm nhìn: .................................................................................................. 12

2.1.4. Sứ mệnh:.................................................................................................... 12

2.1.5. Giá trị cốt lõi: ............................................................................................ 12

2.1.6. Các sản phẩm kinh doanh: ...................................................................... 13

2.1.7. Tình hình sản xuất kinh doanh: .............................................................. 13

2.1.8. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 15

2.2. Thực trạng nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk: ............................. 15

2.2.1. Đặc điểm .................................................................................................... 15

2.2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: ................................................... 16

2.3. Quy trình sản xuất sữa tiệt trùng của doanh nghiệp Vinamilk: ................. 17

2.4. Thực trạng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Vinamilk: ..................................................................................................................... 18

2.4.1. Nguyên tắc cung ứng nguyên vật liệu được áp dụng tại Vinamilk: .... 18

2.4.2. Các yếu tố đầu vào của công tác hoạch định nhu cầu của doanh nghiệp
Vinamilk: ................................................................................................................. 19

2.4.2.1. Lịch trình sản xuất: ............................................................................. 20

2.4.2.2. Sơ đồ cấu trúc sản phẩm sữa tươi tiệt trùng của vinamilk ................. 20

2.4.2.3. Nhà cung cấp nguyên vật liệu của Vinamilk ....................................... 20

2.4.2.4. Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk ................... 29

2.4.3. Thực trạng áp dụng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
của doanh nghiệp Vinamlik ................................................................................... 30
2.4.4. Quy trình đặt hàng của Vinamilk ........................................................... 35

2.4.4.1. Cơ cấu tổ chức phòng ban đặt hàng ................................................... 35

2.4.4.2. Quy trình đặt hàng của Vinamilk ........................................................ 36

2.4.4.3. Mô hình đặt hàng của Vinamilk .......................................................... 36

2.4.4.4. Một số lưu ý khi đặt hàng.................................................................... 37

2.4.5. Quy trình mua hàng của Vinamilk ......................................................... 38

2.4.6. Chính sách lựa chọn, đánh giá và phát triển nhà cung cấp của
Vinamilk .................................................................................................................. 40

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT VINAMILK ................................................................................................ 42

3.1. Đánh giá chung về công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp Vinamilk .......................................................................................................... 42

3.1.1. Mặt đạt được ............................................................................................. 42

3.1.2. Mặt hạn chế ............................................................................................... 43

3.2. Điểm khác biệt về công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp Vinamilk .......................................................................................................... 44

3.3. Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác
hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk ........................... 45

3.4. Đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước ................................................... 47

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 48
LỜI MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sự phát triển không ngừng của xu hướng toàn cầu hóa và hiện đại hóa trong kinh
doanh và thương mại, việc quản lý nhu cầu vật tư đóng vai trò quan trọng trong việc
tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung ứng. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần
đối mặt với những thách thức và cơ hội mà xu hướng này mang lại. Điều này đặt ra
yêu cầu cao về quản lý tốt nguồn vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp
nhàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong thời điểm, việc đảm bảo khả năng
cung ứng, tối ưu hóa quy trình và đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu. Vì vậy,
tìm hiểu và áp dụng các phương pháp hiện đại trong hoạch định nhu cầu vật tư là một
yêu cầu cấp bách. Để có thể tổ chức hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tốt sẽ cung
cấp kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý và các bộ phận chức năng trong doanh
nghiệp

Công ty Cổ phần sữa Vinamilk là một đơn vị kinh doanh, sản xuất lớn, chúng loại
đa dạng. Chính vì vậy, việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty rất được
chú trọng. Bởi vì chiến lược hoạt động tối ưu là chiến lược làm cho tổng chi phí nhỏ
nhất, khả năng quay vòng vốn nhanh nhất và lợi nhuận cao nhất. Hoạch địch tốt chiến
lược sẽ góp phần quan trọng thực hiện việc nâng cao khả năng hoạt động, hiểu quả
vốn của công ty. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tai công ty sản xuất sữa tiệt trùng Vinamilk”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phân tích thực trạng công tác quản lý nhu cầu nguyên vật liệu và đề xuất giải
pháp, phương pháp nâng cao hiệu quả lâp kế hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của
Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk

1
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Công tác quản lý và phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của công ty
Cổ phần Sữa Vinamilk

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích báo cáo quản lý nguyên vật liệu, báo cáo hàng tồn kho.

Phương pháp thu thập và thống kê các số liệu về tài sản, nguồn vốn, nguồn nhân
lực, vật lực của công ty. Thu thập thông tin về quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm
của công ty.

Phương pháp phân tích dựa trên các số liệu, dữ liệu thu thập được, đưa ra thực
trạng, kết luận và đề xuất phương án về công tác quản lý và hoạch định nguyên vật
liệu của công ty Cổ phần Sữa Vinamilk.

BỐ CỤC BÁO CÁO

Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp.

Chương 2: Thực trạng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản
xuất sữa tiệt trùng của Vinamilk.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định nhu
cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk.

2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu

Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc điểm của NVL:

- Các NVL sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên được trạng thái ban
đầu khi đưa vào sản xuất.

- Các NVL tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (một chu kỳ
sản xuất kinh doanh).

- Toàn bộ giá trị của NVL được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ
sở để tính giá thành.

Nguyên liệu, vật liệu được phân loại như sau:

- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham
gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của
sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng
doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại,
dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật
liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục
quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất,
không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu
chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng
của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực
hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản
đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.

3
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình
thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
- Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất...
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được
sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao
gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để
lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.

1.2. Yêu cầu và ý nghĩa của quản lý nguyên vật liệu

1.2.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

- Khâu thu mua: Thực hiện công tác quản lý theo đúng tiến độ thời gian về khối
lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như kế
hoạch mua phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khâu bảo quản: Tổ chức tốt khâu tồn kho, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo,
chế độ bảo quản đối với từng loại vật tư, NVL được thực hiện đúng, tránh hư
hỏng hao hụt, mất mát, bảo đảm an toàn.

- Khâu sử dụng: Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở xác định mức dự toán chi phí
nhằm hạ thấp mức tiêu hao NVL trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích
luỹ cho doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác hoạch định, phản ánh tình hình xuất
dùng và sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Khâu dự trữ: Phải xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại NVL
để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh bình thường không bị ngừng trệ do
việc cung cấp hoặc mua NVL không kịp thời hoặc gây ra tình trạng ứ đọng NVL
quá nhiều. Kết hợp hài hoà công tác hoạch định với kiểm tra, kiểm kê thường
xuyên, đối chiếu nhập - xuất - tồn.

1.2.2. Ý nghĩa của quản lý nguyên vật liệu

4
Hoạch định và quản lý NVL là một phần quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng
và quản lý sản xuất.

- Đảm bảo sự liên tục trong sản xuất, tránh thiếu hụt NVL, gián đoạn sản xuất và
trễ giao hàng: Đảm bảo rằng các NVL cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc
cung cấp dịch vụ sẵn sàng và đủ số lượng.
- Giảm thiểu chi phí và lãng phí liên quan đến NVL: bao gồm chi phí mua hàng,
vận chuyển, lưu trữ và xử lý. Ngoài ra, việc hoạch định nhu cầu NVL cẩn thận
giúp tránh lãng phí NVL do mua quá nhiều hoặc không sử dụng hết.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đạt được
chất lượng tốt và khách hàng hài lòng: Thông qua việc quản lý NVL đúng cách
đảm bảo rằng các NVL được sử dụng trong quá trình sản xuất đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng.
- Tăng tính linh hoạt và đáp ứng nhanh: Hoạch định và quản lý NVL hiệu quả
cho phép nhận biết sớm những thay đổi trong nhu cầu và điều chỉnh kế hoạch
mua hàng và sản xuất một cách linh hoạt. Điều này giúp tăng khả năng đáp ứng
nhanh chóng đối với yêu cầu của khách hàng và thay đổi trong thị trường.

1.3. Khái niệm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Hoạch định nhu cầu NVL là quá trình xác định và dự báo nhu cầu sử dụng NVL
trong một hệ thống sản xuất hoặc kinh doanh. Nó liên quan đến việc đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu NVL, dự đoán mức độ sử dụng cần thiết trong từng giai
đoạn, trong tương lai và lập kế hoạch để đáp ứng nhu cầu đó.

1.4. Phương pháp hoạch định MRP

1.4.1. Định nghĩa hoạch định MRP

Material Requirements Planning (MRP) là một phương pháp quản lý và lập kế


hoạch NVL được phát triển vào những năm 1960 và 1970.

Hiệp hội quản lý điều hành (APICS): “MRP là một tập hợp công nghệ sử dụng dữ
liệu về BOM, thông tin kho và lịch sản xuất để tính toán ra nhu cầu NVL”.

5
MRP là một hệ thống hoạch định và xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu cần thiết
trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất. MRP giúp các doanh nghiệp xác định nhu
cầu vật liệu cụ thượng cho sản xuất và lập kế hoạch đúng thời điểm và số lượng cần
thiết.

1.4.2. Tính chất và đặc điểm của MRP

1.4.2.1. Tính chất

- MRP cung cấp thông tin:

 Khi nào thì khách hàng yêu cầu và nhu cầu phải được thoả mãn.

 Khi nào thì lượng dự trữ cạn kiệt.

 Khi nào đơn đặt hàng bổ sung được gởi đi (phát đơn hàng).

 Khi nào nhận được hàng.

- MRP đưa ra yêu cầu huỷ bỏ những đơn đặt hàng không cần thiết.

- MRP đưa ra các đề xuất tối ưu hoá việc mua hàng:

 Thời điểm nhận hàng

 Thời điểm hàng cần cho sản xuất.

1.4.2.2. Đặc điểm

- Ưu điểm: MRP rất hữu ích trong môi trường sx:

 Phức tạp, không chắc chắn.

 Đơn đặt hàng của khách hàng đến thất thường.

 Lượng hàng biến đổi.

 Thời gian chờ biến đổi.

 Thành phẩm được lắp ráp theo đơn đặt hàng.

- Nhược điểm:

6
 Không tận dụng hết sản lượng kho hàng (nếu kho lớn).

 Đội ngũ nhân viên chưa đủ trình độ thực hiện hoạch định.

 Nếu 1 mắc xích trong quy trình cung ứng gặp trở ngại sẽ ảnh hưởng đến tất
cả những khâu sau.

 Tạo ra xu hướng nâng cao mức thời gian an toàn, làm giảm năng lực hoạt
động.

1.4.3. Điều kiện áp dụng

- Hỗ trợ của lãnh đạo

- Hệ thống máy tính và chương trình phần mềm

- Đội ngũ cán bộ quản lý

- Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới:

 Lịch trình sản xuất;

 Hoá đơn NVL;

 Hồ sơ dự trữ NVL.

- Đảm bảo đầy đủ và lưu giữ hồ sơ, dữ liệu

1.4.4. Mục tiêu của MRP

- Giảm thiểu lượng dự trữ NVL đến mức thấp nhất do xác định được chính xác nhu
cầu NVL theo số lượng và thời điểm cung ứng

- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng.

- MRP xác định mức dự trữ hợp lý, đúng thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và
những trở ngại cho sản xuất.

- Tạo sự thoả mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng.

- Tạo điều kiện cho các hệ thống sản xuất phối hợp chặt chẽ và thống nhất với
nhau, phát huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp.

7
- Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

1.4.5. Các yếu tố cơ bản của MRP

Hình 1.1: Quá trình xử lý của chương trình MRP


a. Các yếu tố đầu vào cơ bản

- Số lượng sản phẩm theo nhu cầu dự báo hoặc số lượng sản phẩm theo đơn đặt
hàng: là yếu tố chủ yếu để xác định nhu cầu NVL.

- Thiết kế sản phẩm và những thay đổi trong thiết kế sản phẩm hình thành nên hồ
sơ cấu trúc sản phẩm: là yếu tố quan trọng, cần thiết để xác định nhu cầu NVL về
cơ cấu, chủng loại, mẫu mã...

- Hồ sơ dự trữ NVL: cho biết lượng nhiên liệu, chi tiết và bộ phận để chế tạo sản
phẩm hiện có trong kho đồng thời cung cấp thông tin về sản phẩm.

b. Các yếu tố đầu ra cơ bản

- Cần đặt ra hàng hoá sản xuất những loại linh kiện phụ tùng nào?

- Số lượng bao nhiêu?

- Thời gian khi nào?

c. Những yêu cầu của MRP

8
- Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính toán và lưu trữ thông
tin trên phần mềm.

- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy tính và
những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP.

- Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới trong: Lịch trình sản xuất,
Hoá đơn NVL, Hồ sơ dự trữ NVL.

- Đảm bảo đầy đủ và lưu giữ hồ sơ dữ liệu cần thiết.

1.4.6. Quy trình của MRP

Quy trình MRP gồm các bước sau:

1. Thiết lập các yêu cầu chung.

2. Xác định yêu cầu thực tế bằng cách lấy lịch trình kế hoạch trừ đi hàng tồn kho
đang nắm giữ từ các yêu cầu chung.

3. Giai đoạn thời gian của yêu cầu thực tế.

4. Xác định kế hoạch phát hành đơn hàng

9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SỮA TIỆT TRÙNG CỦA
VINAMILK

2.1. Tổng quan về Vinamilk:

2.1.1. Giới thiệu chung

- Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.

- Trụ sở chính: Số 10, đường Tân Trào, phường Tân Trào, quận 7, TP.HCM

- Thông tin liên lạc: (028) 54 155 555 hoặc (028) 54 161 226

- Email: vinamilk@vinamilk.com.vn

- Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0300588569

- Ngày cấp: 20/11/2003.

- Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

- Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,
chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa
chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.
Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán
hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc
gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung
Đông, Đông Nam Á...

Hình 2.2: Logo Vinamilk

10
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:

- 1976: Sự ra đời:

Ngày 20/8/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy do
chế độ cũ để lại:

+ Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost)
+ Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina)
+ Nhà máy Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle’)

- 1995: Khánh thành nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.

- 2001: Khánh thành Nhà máy sữa Cần Thơ.

- 2003: Khánh thành Nhà máy sữa Bình Định và Sài Gòn.

- 2005: Khánh thành Nhà máy sữa Nghệ An, Nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.

- 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm
giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. Khánh thành trang trại bò sữa tại Tuyên
Quang

Ngày 20/8/2006: Vinamilk đổi Logo thương hiệu của công ty

- 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng
9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. Vinamilk
bắt đầu sử dụng khẩu hiệu "Cuộc sống tươi đẹp" cho công ty

- 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại
nuôi bò sữa tại Nghệ An, và Tuyên Quang. Đồng thời thay khẩu hiệu từ "Cuộc
sống tươi đẹp" sang "Niềm tin Việt Nam"

- 2010: Thay khẩu hiệu từ "Niềm tin Việt Nam" sang "Vươn cao Việt Nam".

- 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng
vốn đầu tư là 220 triệu USD. Thành lập Nhà máy Nước giải khát Việt Nam.

11
+ 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30
triệu USD.
+ 2012: Thay đổi Logo mới thay cho Logo năm 2006.

- 2013: Khánh thành siêu nhà máy sữa Bình Dương

- 2016: Cột mốc đánh dấu hành trình 40 năm hình thành và phát triển của Vinamilk
Khánh thành nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia.

- 2017: Khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, trang trại hữu cơ chuẩn
Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Thành lập Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ
Chi.

- 2018: Khánh thành tổ hợp trang trại bò sữa Công nghệ cao Thống Nhất – Thanh
Hóa. Khởi công dự án tổ hợp trang trại bò sữa Organic Vinamilk Lao-Jagro
tại Lào.

- 2019: Khánh thành trang trại Bò Sữa Tây Ninh.

- 2023: Thay đổi logo và khẩu hiệu thành "Vui Khỏe Mỗi Ngày".

2.1.3. Tầm nhìn:

“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và
sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

2.1.4. Sứ mệnh:

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao
cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”

2.1.5. Giá trị cốt lõi:

12
Hình 2.3: Giá trị cốt lõi

2.1.6. Các sản phẩm kinh doanh:

- Sữa nước: Sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa
organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super
SuSu...

- Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty,
Vinamilk Star, Love Yogurt, Greek, Yomilk...

- Sữa bột: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum (Gold), bột
dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, Sure
Prevent, Canxi Pro, Mama Gold, Organic Gold, Yoko...

- Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam (Southern Star), Ông Thọ và Tài Lộc...

- Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem,
Nhóc Kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ...

- Sữa đậu nành - nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu
nành GoldSoy, nước dừa tươi, nha đam, chanh muối…

- Đường Vietsugar

2.1.7. Tình hình sản xuất kinh doanh:

13
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu 2020 2021 2022
Kết quả kinh doanh
Doanh thu 59 723 61 012 60 075
Lợi nhuận trước thuế, lãi
15 871 15 132 12 757
vay và khấu hao
Lợi nhuận sau thuế 11 236 10 633 8 578
Các chỉ số tài chính
Tỷ suất LN trên vốn CSH 33% 30% 26%
Hệ số nợ trên nguồn vốn 22% 26% 15%
Cổ phần
Thu nhập mỗi cổ phần 4 770 4 517 3 632
Hệ số chi trả cổ tức 71% 76% 94% (dự kiến)
Giá cổ phiếu (đồng) 107 800 90 400 76 100
Số lượng cổ phiếu lưu hành
2 090 2 090 2090
bình quân (triệu cổ phiếu)
Giá trị vốn hóa 225 297 188 932 159 046

Kết thúc năm 2022, Vinamilk tiếp tục duy trì tổng doanh thu hợp nhất trên 60
nghìn tỷ đồng, hoàn thành 94% kế hoạch năm. Dù vậy, những cố gắng trong ổn định
doanh số và kiểm soát chi phí vận hành không đủ để bù đắp cho tác động cộng hưởng
của lạm phát giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao và biến động tỷ
giá. Kết quả là lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.496 tỷ đồng, hoàn thành 88% kế
hoạch năm.

Thị trường nội địa ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 50.704 tỷ đồng và lợi nhuận
gộp 20.556 tỷ đồng. Doanh thu thuần của Thị trường Nước ngoài đạt 9.252 tỷ đồng,
trong đó Các chi nhánh nước ngoài đạt 4.424 tỷ đồng và Xuất khẩu đạt 4.828 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp từ Thị trường nước ngoài đạt 3.342 tỷ đồng.

14
2.1.8. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức

2.2. Thực trạng nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk:

2.2.1. Đặc điểm

Sữa tiệt trùng Vinamilk được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu chủ yếu của
khách hàng, đặc biệt là đối tượng tiêu dùng chính là trẻ em. Do đó, quá trình chuẩn bị,
mua nguyên vật liệu, và sản xuất từng bước đều trở nên vô cùng quan trọng để đảm
bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm này. Vinamilk cho biết:

- Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100% từ hệ thống nông trại trải dài khắp Việt
Nam được xử lý theo công nghệ tiệt trùng hiện đại ở nhiệt độ thích hợp, giúp giữ
được tốt nhất lượng Vitamin và khoáng chất từ sữa bò tươi nguyên chất.

- Nhờ ứng dụng công nghệ ly tâm tách khuẩn tiên tiến cho phép loại bỏ gần như
tuyệt đối các loại vi khuẩn, Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100% luôn an toàn &
tươi ngon trọn 10 ngày khi được bảo quản ở nhiệt độ 4°C đến 6°C.

15
- Nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm sữa tươi tiệt trùng bao gồm: sữa bò tươi,
hộp giấy, ống hút, đường tinh luyện, vitamin, khoáng chất, hương liệu tổng hợp.
Với hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình trong 100ml như sau:

Bảng 2.2: Bảng hàm chất dinh dưỡng trung bình trong 100ml (sữa có đường)
Năng lượng 73.3 kcal
Chất béo 3.3 g
Chất đạm 3.0 g
Hydrat carbon 7.9 g

2.2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu:

a. Về bao bì:

Chất liệu bao bì: Sản phẩm được chứa trong bao bì hộp/ bịch giấy, bên trong là
lớp nhựa PE chuyên dùng, ghép kín, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm theo
QCVN 12-1:2011/BYT.

Vinamilk đã hợp tác với hai nhà cung cấp bao bì hàng đầu thế giới là công ty
Tetra Pak của Thụy Điển để cung cấp những bao bì chất lượng hàng đầu.

Hình 2.4. Bao bì sữa tiệt trùng Vinamilk


b. Về sữa bò tươi:

16
Hành trình xây dựng nguồn nguyên liệu sữa của doanh nghiệp bắt đầu từ đó, và
đến nay, nó đã phát triển một hệ thống gồm 12 trang trại đạt chuẩn quốc tế và kết nối
với hàng ngàn nông hộ chăn nuôi bò sữa. Điều này giúp doanh nghiệp tự chủ hơn về
nguồn cung sữa tươi nguyên liệu cho quy trình sản xuất công nghiệp. Tổng số đàn bò
cung cấp sữa cho Vinamilk hiện đạt khoảng 146.000 con, tạo ra sản lượng sữa tươi
nguyên liệu mỗi ngày là 950-1.000 tấn, đáp ứng năng lực sản xuất khoảng 5,5 triệu
hộp sữa tươi mỗi ngày (hộp 180ml).

Đơn vị đã từng bước nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu nội địa bằng cách áp
dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa. Cụ thể, trong số 12
trang trại, có 10 trang trại tuân thủ chuẩn Global G.A.P, với toàn bộ bò giống được
nhập khẩu từ Australia, Mỹ, New Zealand, và 2 trang trại theo chuẩn hữu cơ châu Âu.
Vinamilk hiện là chủ nhân của hệ thống trang trại bò sữa chuẩn Global G.A.P lớn nhất
châu Á về số lượng trang trại.

Tất cả sản phẩm sữa tươi của Vinamilk đều được sản xuất từ sữa tươi nguyên liệu,
đảm bảo tuân thủ các quy định của Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT ngày
29.12.2017 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu, do
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

c. Về ống hút:

Sử dụng ống hút của TENPACK. Tất cả các sản phẩm của TENPACK in ấn được
kiểm tra và chứng nhận vệ sinh an toàn thực thẩm của FDA Hoa Kỳ, chứng nhận chất
lượng của nguyên liệu nhựa tiếp xúc thực phẩm của cộng đồng Châu Âu.

2.3. Quy trình sản xuất sữa tiệt trùng của doanh nghiệp Vinamilk:

17
Hình 2.5. Quy trình sản xuất sữa tiệt trùng

- Sau quá trình lọc, sữa tươi sẽ được nhập vào các bồn chứa lạnh có dung tích khoảng
150 m3 mỗi bồn.

- Tiếp theo, sữa tươi này đi qua các công đoạn chế biến khác như ly tâm để tách khuẩn
và loại bỏ vi khuẩn có hại, sau đó là quá trình đồng hóa để giúp duy trì thành phần dinh
dưỡng của sữa.

- Sau khi đã qua hai công đoạn này, quá trình thanh trùng diễn ra để tiêu diệt các vi
khuẩn còn lại và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cuối cùng, sữa tươi được làm lạnh
xuống nhiệt độ 4 độ C để duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản.

- Hệ thống tiệt trùng UHT sử dụng công nghệ gia nhiệt để đưa sữa lên đến nhiệt độ 140
độ C trước khi làm lạnh nhanh xuống 25 độ C.

- Sau khi tiệt trùng, sữa được chuyển đến bồn chứa để chờ quá trình chiết rót và bao gói
tiệt trùng.

- Robot LGV tự động vận chuyển pallet và vật liệu bao gói.

2.4. Thực trạng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk:

2.4.1. Nguyên tắc cung ứng nguyên vật liệu được áp dụng tại Vinamilk:

18
Nguyên tắc quản lý nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào của Vinamilk, đặc biệt
là nguồn sữa tươi, được thiết lập với sự chặt chẽ và tuân thủ các tiêu chuẩn cao về
chất lượng. Dưới đây là mô tả chi tiết về quá trình quản lý nguồn cung ứng này:

Nguồn Sữa Tươi:

- Sữa được mua từ các nông trại phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đã được ký
kết giữa Vinamilk và các nông trại địa phương. Quá trình kiểm tra chất lượng bao
gồm nhiều chỉ tiêu như cảm quan, chất khô, chất béo, độ tươi, độ acid, chỉ tiêu vi
sinh, hàm lượng kim loại nặng, và nguồn gốc.

- Riêng đối với sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi phải đảm bảo độ tươi và không
bị tủa bởi cồn 75 độ. Các trang trại lớn như trang trại của công ty cổ phần DELTA
và doanh nghiệp thương mại chăn nuôi bò sữa Phương Bình có quy mô đàn lớn
và được trang bị chip điện tử để kiểm tra sản lượng sữa chính xác từng con.

- Trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, bảo quản và
vận chuyển sữa từ các nông trại đến nhà máy sản xuất. Thông tin về chất lượng,
giá cả và nhu cầu cung ứng được chuyển đến các hộ nông dân, và thanh toán được
thực hiện một cách kịp thời.

Bao Bì:

- Vinamilk sử dụng bao bì hộp giấy cao cấp cho dòng sữa tươi tiệt trùng của mình,
nhập khẩu từ Tetra Pak - đơn vị hàng đầu trong chế biến và đóng gói thực phẩm
lỏng. Bao bì này đã được tiệt trùng để đảm bảo sự an toàn và lưu giữ hương vị tự
nhiên của sản phẩm.

- Bao bì đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn thực phẩm và bền vững, đồng thời
được kiểm tra và lựa chọn một cách kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng
đúng các tiêu chuẩn của Vinamilk.

2.4.2. Các yếu tố đầu vào của công tác hoạch định nhu cầu của doanh nghiệp
Vinamilk:

19
2.4.2.1. Lịch trình sản xuất:

- Xây dựng lịch trình sản xuất là quá trình đặt ra số lượng và thời gian cụ thể cho
việc hoàn thành từng chi tiết, bộ phận, hoặc sản phẩm.
- Trình tự ưu tiên trong quá trình sản xuất được xác định theo các nguyên tắc sau:
thực hiện công việc đến trước trước, ưu tiên sắp xếp theo thời hạn hoàn thành sớm
nhất, bố trí dựa trên thời gian dư thừa nhỏ nhất, đặt ưu tiên theo thời gian thực hiện
dài nhất, xem xét theo lệnh ưu tiên, và đặt ưu tiên cho khách hàng quan trọng nhất.

Ví dụ: Với công ty sữa Vinamilk trong kế hoạch năm 2016, công ty đã nhận được
2 hợp đồng với đơn đặt hàng sữa tiệt trùng Vinamilk với sản suất 2000 tấn giao vào
tuần thứ 4 và 800 tấn giao hàng vào tuần thứ 8.

Xây dựng lịch trình sản xuất

Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8
Số lượng 2000 800

2.4.2.2. Sơ đồ cấu trúc sản phẩm sữa tươi tiệt trùng của vinamilk

Hộp sữa tiệt trùng Vinamilk

Bộ phận sản xuất sữa tiệt trùng Bộ phận cấu thành bao bì

Hộp giấy Ống hút

Hình 2.6. Cấu trúc của sữa tiệt trùng Vinamilk mô hình cây
2.4.2.3. Nhà cung cấp nguyên vật liệu của Vinamilk

20
Khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của Vinamlik bao gồm 2 nguồn: nguồn
nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu được chiết xuất từ sữa thu thập từ các
trang trại nuôi bò, nông dân nuôi bò trong nước.

Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, Vinamilk vẫn luôn ưu tiên cho các khu vực
có nền nông nghiệp tiên tiến và đạt chất lượng về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguồn nguyên liệu nhập khẩu có thể được nhập khẩu thông qua trung gian hoặc cũng
có thể trực tiếp đưa đến nhà sản xuất. Các nguồn nguyên liệu chính hiện nay hợp tác
chiến lược với Vinamlik là Mỹ, New Zealand và Châu Âu.

Các trang trại hoặc hộ nông dân nuôi bò cung cấp nguồn nguyên liệu sữa cho nhà
máy Vinamilk thông qua trạm thu gom sữa, chất lượng sữa phải được ký kết chặc chẽ
về độ an toàn cũng như đảm bảo các quy định giữa Vinamlik với các nông trại nội địa.

Các trung gian thu mua sữa tươi sau khi thu mua nguyên liệu từ các nông trại sẽ
thực hiện các thao tác cân đo khối lượng, kiểm tra chất lượng và đưa đến nhà máy sản
xuất. Trung tâm sẽ cung cấp cho các hộ nông dân thông tin về chất lượng, giá cả và
nhu cầu khối lượng nguyên liệu cho đợt kế tiếp và sẽ thanh toán cho các hộ nông dân
nuôi bò.

Các chỉ tiêu mà nguyên liệu sữa tươi của các nông trại cần đạt trong cam kết với
Vinamilk:

+ Cảm quan thơm ngon tự nhiên, không có bất kì mùi vị khác


+ Đảm bảo chất khô và chất béo lớn hơn
+ Đảm bảo độ tươi
+ Đảm bảo độ acid
+ Chỉ tiêu vi sinh
+ Hàm lượng kim loại nặng
+ Thuốc trừ sâu, thuốc thú y
+ Nguồn gốc (tuyệt đối không sử dụng sữa từ bò bị bệnh)

21
Hình 2.7. Từ đồng cỏ đến trang trại và nhà máy chế biến sữa đều phải đạt chứng nhật
đánh giá Organic
Ngoài nguồn nguyên liệu chính là sữa, còn có các nguồn nguyên liệu nội địa như
đường tinh luyện, dầu thực vật, đậu nành hạt, cafe hạt,… và các nguồn nguyên liệu
nhập khẩu như sữa bột, dầu bơ,… Sau đây là danh sách một số nhà cung cấp lớn của
Vinamilk:

Bảng 2.3:Bảng danh sách một số nhà cung cấp lớn của Vinamilk
STT Nguyên liệu Nhà cung cấp
Hoogwert
1 Sữa bột các loại NewZealand Milk Products
Olam International Ltd.
Trung tâm bò giống Tuyên Quang
2 Sữa tươi
Hộ nông dân
Công ty thực phẩm công nghệ TP.HCM
Công ty đường Biên Hòa
Công ty liên doanh mía đường Nghệ An
3 Đường
Công ty mía đường Bourbon Tây Ninh
Olam International Ltd.
Itochu Corporation
Titan Steel Co.
4 Vỏ hộp thiếc các loại
Công ty Perstima Bình Dương

22
5 Bao bì bằng giấy Tetra Pak Indochina

Theo Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk năm 2020, có hơn 500 nhà cung
cấp trên toàn cầu hợp tác chiến lược với Vinamilk với tổng giá trị của các nhà cung
cấp lên đến 30,270 tỷ đồng.

- Đối với quy mô của nhà cung cấp sữa tươi

Từ năm 1991 đến nay, tổng đàn bò của Vinamilk đã tăng từ 3.000 con lên tới hơn
120.000 con, sản lượng sữa đạt 200 triệu lít sữa/năm. Vinamilk cũng đã lắp đặt 91
trạm thu mua đảm bảo nhiệt độ lạnh trên khắp cả nước. Tính từ năm 2011 đến năm
2015, Vinamilk đã thu mua hơn 860 triệu lít sữa của gần 8.000 hộ nông dân với tổng
giá trị thanh toán gần 10.500 tỷ đồng. Trong năm 2015, Vinamilk thu mua khoảng
215 ngàn tấn sữa bò từ các trang trại của công ty và từ gần 8.000 hộ chăn nuôi bò sữa
trên cả nước với tổng giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng. Trong năm 2016, Vinamilk ước
tính thu mua 245.000 tấn sữa bò tươi nguyên liệu, trong đó sản lượng thu mua của
nông dân là 203.000 tấn sữa.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Vinamilk đã đầu tư vào các
trang trại nuôi bò sữa với số lượng đàn bò ngày càng tăng. Các trang trại này được đặt
tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, bao gồm Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An,
Bình Định và Lâm Đồng. Vinamilk đã nhập khẩu 400 con bò tơ từ Úc vào năm 2015
và dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước khác như Mỹ và Úc để đáp
ứng nhu cầu con giống của các trang trại mới. Hiện nay, tổng số đàn bò cung cấp sữa
cho Vinamilk là hơn 90.000 con bò, mỗi ngày cung cấp khoảng 650 tấn sữa bò tươi
nguyên liệu. Vinamilk đang có kế hoạch phát triển các trang trại mới để đưa tổng số
đàn bò lên khoảng 150.000 con vào năm 2017 và khoảng 200.000 con vào năm 2020,
với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi hiện tại,
đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào phục vụ nhu cầu trong
nước và cả xuất khẩu.

23
Hình 2.8. Hệ thống nhà máy và trang trại của Vinamilk trên toàn quốc và ngoài nước
Một số trang trại nuôi bò của Vinamlik:

+ Trang trại bò sữa Nghệ An

Hình 2.9. Trang trại bò sữa Nghệ An của Vinamilk

Tọa lạc tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, một trang trại rộng gần
50ha đã đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P. của châu Á. Trang trại được chia thành hai

24
khu vực, với 15ha dành cho chuồng trại và các công trình phụ trợ, và 35ha còn lại là
khu trồng cỏ cao sản phù hợp cho chăn nuôi bò sữa. Với qui mô lên đến 3500 con,
trong đó có khoảng 1500 con vắt sữa, trang trại này sản xuất được lượng sữa lớn, với
mỗi con bò sữa có thể vắt được từ 22 đến 40 lít sữa tươi mỗi ngày. Với dây chuyền
vắt sữa tự động của hãng Delaval, sữa bò được bảo quản tốt nhất trước khi đưa đến
nhà máy chế biến sữa của Vinamilk ở Nghệ An. Tổng sản lượng sữa của trang trại này
đạt khoảng 30 tấn mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu sữa của nhiều người tiêu dùng.

+ Trang trại bò sữa Tuyên Quang

Hình 2.10. Trang trại bò sữa Tuyên Quang của Vinamilk


Vào tháng 12 năm 2006, Trang trại bò sữa Tuyên Quang đã được VINAMILK
tiếp nhận và đổi tên từ trại bò sữa Phú Lâm tại Yên Sơn. Với hơn 2.000 con bò được
nuôi dưới những mái che làm mát và cách ly hoàn toàn với khu dân cư. Sản lượng sữa
hàng năm của Trang trại đều đạt trên 6.100 tấn, và trong năm 2015, sản lượng sữa đã
đạt trên 6.400 tấn, mang lại doanh thu đáng kể cho VINAMILK với hơn 90 tỷ đồng.

+ Trang trại bò sữa Lâm Đồng

25
Hình 2.11. Trang trại bò sữa Lâm Đồng của Vinamilk
Một trang trại chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu đã được xây dựng tại xã Tu Tra, huyện
Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Dự án này là một phần của dự án "phát triển nguồn
nguyên liệu sữa" được thực hiện bởi Vinamilk và Campina, với kinh phí 1,26 triệu
euro, trong đó một nửa được hỗ trợ bởi chính phủ Hà Lan. Trang trại này có gần 100
con bò, trong đó có 50 con bò sinh sản và 15 con bò tơ 9-12 tháng tuổi, cùng với đồng
cỏ rộng 18ha. Hiện nay, trang trại sản xuất khoảng 1000kg sữa mỗi ngày và Vinamilk
đã thiết lập hai trạm thu mua sữa, một tại trang trại kiểu mẫu và một tại xã Đạ Ròn.
Hai trạm này có khả năng thu 5 tấn sữa mỗi ngày, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy
sữa Sài Gòn.

+ Trang trại bò sữa Thanh Hóa

Hình 2.12. Trang trại bò sữa Thanh Hóa của Vinamilk


Công ty TNHH một thành viên sữa Lam Sơn đã xây dựng trang trại bò sữa Thanh
Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, Huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa với diện tích khoảng

26
32ha. Trang trại này đang cung cấp một lượng sữa đáng kể cho nhà máy sản xuất sữa
của Vinamilk tại Nghệ An.

+ Trang trại bò sữa Hà Tĩnh

Hình 2.13. Trang trại bò sữa Hà Tĩnh của Vinamilk


Vào tháng 3 năm 2016, trang trại bò sữa Vinamilk Hà Tĩnh đã chính thức đi vào
hoạt động. Đây là một trong những trang trại chuẩn quốc tế Global GAP của
Vinamilk trên toàn quốc. Trang trại này đã nhập giống bò sữa cao cấp từ Mỹ, với
nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng sữa, giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất,
giúp tăng sản lượng sữa lên đến 20% so với giống bò sữa thông thường.

Ngoài ra đối với quy mô của các nông trại hay hợp tác xã nuôi bò:

Vinamilk hiện đang hỗ trợ thu mua sữa từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa với
một mức giá thu mua thống nhất. Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk vẫn
giữ nguyên như năm 2014. Tuy nhiên, số lượng hộ chăn nuôi giao sữa đạt chất lượng
cao với giá thu mua 14.000 đồng/kg và trên 14.000 đồng/kg vẫn chiếm trên 50%.
Vinamilk cam kết không giảm sản lượng thu mua và giá thu mua nếu chất lượng sữa
đạt tất cả các chỉ tiêu yêu cầu. Thống kê cho thấy Vinamilk đã thu mua gần 20 triệu

27
kg sữa tươi nguyên liệu trong tháng 1-2015, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2014, Vinamilk đã thu mua hơn 183 triệu kg sữa, tăng 17,12% so với năm
2013. Khu vực phía Bắc đã đóng góp gần 22 triệu kg sữa, tăng 50,1% sản lượng và
58,6% giá trị. Vinamilk thu mua hơn 60% lượng sữa nguyên liệu từ các hộ nông dân
trên toàn quốc.

• Đối với nhà cung cấp bao bì


- Công ty TNHH Perstima Vietnam

Hình 2.14. Công ty TNHH Perstima Vietnam


Đặt tại khu công nghiệp Việt Nam-Singapore thuộc tỉnh Bình Dương, cách thành
phố Hồ Chí Minh 30km về phía Bắc, Công ty TNHH Perstima Vietnam là một trong
những nhà sản xuất thép mạ thiếc hàng đầu tại Việt Nam. Được thành lập vào tháng 6
năm 2002 và bắt đầu sản xuất vào tháng 10 năm 2003, công ty đã trở thành đối tác
chiến lược cung cấp sản phẩm vỏ hộp bằng thép cho Vinamilk. Với dây chuyền sản
xuất thép mạ Halogen Type continuous Electrolytic Tinning Line kết hợp với dây
chuyền sản xuất thép mạ crom Tin Free Steel Line, công ty có năng lực sản xuất hàng
năm lên đến 130.000 tấn và đã liên tục đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng trong
và ngoài nước.

- Công ty Tetra Pak Indochina

28
Hình 2.15. Công ty Tetra Pak
Tetra Pak là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và đóng
gói sản phẩm lỏng, hoạt động tại 165 thị trường trên toàn cầu. Về hệ thống đóng gói,
Tetra Pak có 10 hệ thống bao gồm Tetra Classic, Tetra Classic Aseptic, Tetra Brik,
Tetra Brik Aseptic, Tetra Wedge, Tetra Rex, Tetra Top, Tetra Fino và máy thổi chai
PET. Nhờ đó, Tetra Pak đã phát triển các loại bao bì có thể bảo vệ được giá trị dinh
dưỡng và hương vị tự nhiên của thực phẩm, giúp việc đóng gói và phân phối thực
phẩm lỏng đến người tiêu dùng thuận lợi hơn. Hệ thống đóng gói bao bì tiệt trùng của
Tetra Pak không chỉ luôn đảm bảo ba mục tiêu chính của quá trình đóng gói là đảm
bảo chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lãng phí và giảm chi phí trong quá trình phân
phối sản phẩm, mà còn có những cải tiến vượt trội giúp thay đổi cơ bản việc phân
phối và dự trữ thực phẩm lỏng mà không cần đến hệ thống làm lạnh nhưng vẫn kéo
dài tuổi thọ sản phẩm. Tetra Pak Việt Nam được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh vào
năm 1994 với trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh và một văn phòng chi nhánh ở Hà
Nội, cung cấp các loại bao bì giấy như thùng carton và bao bì cho các sản phẩm như
sữa tươi và sữa đậu nành cho Vinamilk.

2.4.2.4. Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk

Nguyên vật liệu dự trữ là tất cả các thành phần cần thiết để sản xuất sản phẩm,
bao gồm cả nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, động lực và công cụ lao động. Để
đảm bảo sự liên tục trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp cần phải dự trữ đủ
nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Việc vận chuyển sản phẩm từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu dùng cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự liên tục trong quá

29
trình sản xuất. Tóm lại, dự trữ nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự
liên tục trong quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường.

- Dự trữ thường xuyên

Để đảm bảo sự liên tục trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần phải dự trữ đủ
nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất giữa hai kì nối tiếp nhau của bộ phận
cung ứng.

Việc dự trữ thường xuyên được thực hiện để đảm bảo rằng lượng vật tư thực tế
nhập vào và lượng vật tư thực tế xuất ra hàng ngày tại công ty trùng với kế hoạch đã
đề ra. Điều này giúp đảm bảo rằng sản xuất được tiến hành liên tục và không bị gián
đoạn do thiếu vật tư.

- Dự trữ bảo hiểm

Doanh nghiệp sản xuất sữa Vinamilk đã áp dụng một phương pháp dự trữ bảo
hiểm để đảm bảo sự liên tục trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế, tình
hình dự trữ bảo hiểm chủ yếu phụ thuộc vào sự ổn định của cung ứng vật tư.

Để giải quyết vấn đề này, Vinamilk đã tập trung vào hai tổ chức khâu cung ứng
để đảm bảo tối đa mức dự trữ bảo hiểm và tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
công ty. Điều này giúp đảm bảo rằng sản xuất được tiến hành liên tục và không bị
gián đoạn do thiếu vật tư, đồng thời tăng cường sự ổn định trong quá trình sản xuất.

2.4.3. Thực trạng áp dụng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của
doanh nghiệp Vinamlik

Hiện tại, Vinamlik đang áp dụng mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
MRP nhưng đã được điều chỉnh để phù hợp với doanh nghiệp.

a. Trong sơ đồ quy trình hoạch định

Đầu vào: Công ty Vinamilk đã bổ sung hồ sơ về mức độ tương quan của các yếu
tố đầu vào để đảm bảo rằng việc dự báo về khả năng đáp ứng nhu cầu và mức độ
tương thích của các yếu tố đầu ra được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả.

30
Điều này giúp công ty đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn và tăng cường
khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Quá trình xử lý: Công ty Vinamilk sử dụng chương trình máy tính MRP để quản
lý quá trình sản xuất. Họ đã tạo ra các hồ sơ về nguyên vật liệu, bao gồm hồ sơ hóa
đơn và hồ sơ dự trữ, cũng như hồ sơ về mức độ tương quan của các yếu tố đầu vào.
Các hồ sơ này được tạo ra bằng các chương trình quản lý văn bản như Word, Access,
PowerPoint và Excel. Ngoài ra, công ty cũng sử dụng phần mềm quản lý Eras để lên
lịch sản xuất và đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và
chính xác.

Đầu ra: công ty thường xuyên dự báo nhu cầu nguyên vật liệu với tần suất 2 tuần
1 lần

b. Trình tự hoạch định nhu cầu

Để xây dựng kế hoạch sản xuất cho sản phẩm sữa tiệt trùng, Vinamik xây dựng
MRP và bắt đầu từ lịch trình sản xuất cuối cùng. Từ đó, tính toán và chuyển đổi thành
nhu cầu về các bộ phận chi tiết và nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm này. Cụ
thể, cần bộ phận sản xuất sữa tiệt trùng và bộ phận cấu thành bao bì. Quá trình sản
xuất sữa tiệt trùng sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Từ sản phẩm cuối cùng là sữa tiệt trùng, Vinamilk xác định nhu cầu về các cấp
thấp hơn của nguyên vật liệu để cấu thành một sản phẩm hoàn chỉnh dựa vào bộ phận
cấu thành bao bì gồm hộp giấy và ống hút.

Để đảm bảo quá trình sản xuất sữa tiệt trùng của Vinamik diễn ra thuận lợi và
hiệu quả, MRP sẽ tính toán số lượng chi tiết cần thiết cho từng bộ phận, từ ống hút,
hộp giấy đến bộ phận chi tiết sữa và bao bì. Đồng thời, MRP cũng sẽ xác định chính
xác thời điểm cần phát đơn hàng hoặc lệnh sản xuất đối với từng loại chi tiết, bộ phận
đó.

MRP cũng sẽ phân tích mối quan hệ giữa lịch trình sản xuất từ khâu nhập nguyên
liệu đến khâu sản xuất thành phẩm, đơn đặt hàng, lượng tiếp nhận và nhu cầu sản

31
phẩm. Việc phân tích này sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ khi một sản
phẩm được đưa vào phân xưởng cho tới khi rời phân xưởng đó để chuyển sang bộ
phận khác.

Để đảm bảo xuất xưởng một sản phẩm trong một thời gian nhất định, MRP sẽ tính
toán và quản lý các chi tiết, bộ phận hoặc đặt mua nguyên vật liệu sữa, bao bì, linh
kiện bên ngoài trước một thời hạn nhất định. Việc quản lý và tính toán này sẽ giúp
Vinamik đảm bảo rằng không có bất kỳ sự thiếu hụt nào trong quá trình sản xuất và
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, việc phân tích mối quan hệ giữa
các khâu sản xuất cũng sẽ giúp Vinamik tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu
chi phí sản xuất.

Quá trình xác định MRP được tiến hành dựa trên các bước như sau:

• Bước 1: Phân tích cấu trúc sản phẩm

Vinamilk đã phân loại nhu cầu của khách hàng thành hai loại: nhu cầu độc lập và
nhu cầu phụ thuộc. Ngoài ra, công ty còn phân tích nhu cầu thiết yếu trong từng giai
đoạn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu năm và các quý. Việc phân tích này giúp cho quá
trình hoạch định trở nên chi tiết và chính xác hơn, đồng thời giúp tránh tình trạng
thiếu hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất của công ty.

Sản phẩm cuối cùng của Vinamilk là sữa tiệt trùng được hoạch định về nhu cầu
nguyên vật liệu với hai thành phần chính là sữa và bao bì. Sau đây là mô hình tổng
quát hình cây của sản phẩm sữa tiệt trùng của Vinamilk: cấp 0 là thành phẩm sữa tiệt
trùng đã hoàn thiện, cấp 1 bao gồm bộ phận sản xuất sữa tiệt trùng và cấu thành bao
bì, sau cùng là cấp 2 bao gồm hộp giấy và ống hút.

32
Cấp 0
Sản phẩm sữa tiệt trùng
(A)
(Thành phẩm)

Cấp 1 Cấp 1
Bộ phận sản xuất sữa Bộ phận cấu thành bao
tiệt trùng (B) bì (C)

Cấp 2 Cấp 2
Hộp giấy (D) Ống hút (E)

Hình 2.16. Mô hình tổng quát sản phẩm sữa thanh trùng Vinamilk

Bảng 2.4: Bảng thời gian cần thiết để cung cấp hoặc sản xuất các chi tiết
STT Chi tiết (Bộ phận) Thời gian cung cấp (sản xuất)
1 A 1 ngày
2 B 1 ngày
3 C 1 ngày
4 D 7 ngày
5 E 1 ngày

Bảng 2.5: Sơ đồ cấu trúc sản phẩm A theo thời gian


Thời gian (ngày)
Công việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Mua D
Mua E
Ráp C
Đóng B

33
Sản xuất A

Trong sơ đồ kết cấu hình cây của sản phẩm sữa tiệt trùng Vinamilk, bộ phận bao
bì được hợp thành từ hộp giấy và ống hút. Sơ đồ có thời gian là quá trình thời gian đặt
hàng khi nhận được và số lượng bộ phận, chi tiết từng loại để sản xuất phụ thuộc vào
số lượng sản phẩm thành phẩm. Từ những nguyên tắc này, xí nghiệp có thể lên kế
hoạch tổng quát với nhiều phương án vật tư, sản xuất. Khi có đơn hàng cụ thể, xí
nghiệp có thể dễ dàng tạo ra một lịch trình sản xuất hoàn chỉnh, giúp tiết kiệm chi phí
một cách tối đa.

• Bước 2: Tính tổng nhu cầu và nhu cầu thực của các bộ phận chi tiết đi đến hoàn
thiện sản phẩm cuối cùng

Vinamilk sử dụng bảng tính phần mềm Excel để tính nhu cầu nguyên vật liệu
thường xuyên theo các tháng và quý sau đó áp dụng vào tổng nhu cầu thực tế cho hoạt
động sản xuất.

Vinamilk loại trừ tỷ lệ phần phế phẩm không cần thiết, vì vậy nhu cầu thực không
có phần phế phẩm.

Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu - Dự trữ hiện có + Dự trữ bảo hiểm

Ví dụ thực tiễn về tính tổng nhu cầu và nhu cầu thực của các bộ phận, chi tiết cấu
thành sản phẩm cuối cùng.

Tổng bao bì = 200.000 (hộp) x 1 (cái) = 200.000 (cái)

Tổng nhu cầu ống hút = 200.000 (cái) x 1 (chiếc) = 200.000 (chiếc)

Tổng nhu cầu hộp giấy = 200.000 (cái) x 1 (hộp) = 200.000 (hộp)

Tổng nhu cầu lượng sữa = 200.000 (hộp) x 200 (ml) = 40.000.000 (ml) = 40.000 (lít)

34
Bảng 2.6: Bảng ví dụ cách tính nhu cầu nguyên vật liệu thực cho sản xuất của
Vinamilk
Ống hút Hộp giấy Lượng sữa
Hạng mục Bao bì (cái)
(chiếc) (hộp) (lít)
Tổng nhu cầu 200.000 200.000 200.000 40.000
Dữ trữ bảo hiểm 5.000 5.000 5.000 2.000
Dự trữ sẵn có 10.000 10.000 10.000 3.000
Nhu cầu thực 195.000 195.000 195.000 39.000

• Bước 3: Xác định thời gian phát lệnh sản xuất hoặc phát đơn hàng

Trên thực tế, Vinamilk xác định thời gian phải đặt hàng hoặc tự sản xuất bằng
thời điểm cần có trừ đi khoảng thời gian cung ứng hoặc sản xuất cần thiết để cung cấp
đúng với lượng hàng yêu cầu.

Ví dụ cụ thể như sau:

Vinamilk sản xuất sữa tiệt trùng 200ml (A) được cấu tạo bao gồm 200ml sữa tươi
(B) với 1 bao bì (C). Bao bì (C) bao gồm 1 hộp giấy (D) và 1 ống hút (E). Nhu cầu
của sản phẩm là 200.000 hộp, dự trữ 2000 hộp, thời gian mua (E) là 1 ngày, mua (D)
là 7 ngày, lắp ráp (C) là 1 ngày, sữa bò tươi (B) là 1 ngày, hoàn thành sản phẩm sau
cùng (A) là 1 ngày với thời gian xác nhận lệnh phát đơn đặt hàng:

- Hộp giấy: 9 ngày


- Ống hút: 3 ngày
- Sữa bò tươi: 2 ngày

2.4.4. Quy trình đặt hàng của Vinamilk

2.4.4.1. Cơ cấu tổ chức phòng ban đặt hàng

Phòng điều hành chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và phát
triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận.

35
Nhiệm vụ của phòng là đặt hàng và cung cấp nguyên vật liệu và vật tư kỹ thuật
cho toàn công ty. Ngoài ra, phòng cũng thực hiện công tác xuất nhập khẩu và cập nhật
các quy định, chính sách liên quan do nhà nước ban hành để đảm bảo hoạt động của
công ty được thực hiện chính xác và kịp thời.

2.4.4.2. Quy trình đặt hàng của Vinamilk

- Bộ phận đặt hàng của công ty có thể yêu cầu thông tin về sản phẩm, khả năng
cung cấp, thời gian giao hàng, giá cả và phương thức thanh toán thông qua văn bản
hoặc cuộc gọi điện thoại.
- Sau khi thu thập thông tin từ nhà cung cấp, bộ phận sẽ xem xét khả năng đặt hàng
hợp đồng.
- Nếu nhà cung cấp đồng ý, bộ phận sẽ tiến hành lập đơn đặt hàng hợp đồng.
- Khi nhận hàng, bộ phận sẽ xác nhận chất lượng nguyên vật liệu và vật tư kỹ thuật.
Trong trường hợp yêu cầu đảm bảo chất lượng cao, công ty sẽ đến trực tiếp tại nhà
cung cấp để đánh giá chỉ tiêu chất lượng của nguyên vật liệu trước khi đưa ra quyết
định đặt hàng.

2.4.4.3. Mô hình đặt hàng của Vinamilk

Vinamilk đã áp dụng mô hình Số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) để quản lý tồn
kho nguyên vật liệu.

Theo đó, EOQ là số lượng hàng hóa tối ưu mà công ty nên đặt hàng để giảm thiểu
chi phí tồn kho và chi phí đặt hàng. Việc tính toán EOQ dựa trên chi phí sản xuất, tỷ
lệ nhu cầu và các yếu tố khác. Điều này giúp cho công ty có thể quản lý tồn kho hiệu
quả hơn và giảm thiểu chi phí liên quan đến đặt hàng.

• Giả định rằng:


- Nhu cầu sản xuất gần như cố định và được xác định trước đó
- Thời gian đặt hàng và nhận hàng là không đổi đối với xác định trước đó
- Không cho phép xảy ra các hiện tượng thiếu hụt hàng hóa

36
- Chi phí đặt hàng được đặt cố định, không có liên quan đến số lượng hàng hoặc
chính sách chiết khấu (giá mua giảm theo lượng bán tăng)
- Hạng mục sản phẩm mang tính chung chất, không xét trường hợp đa dạng chủng
loại hàng
• Công thức tính lượng đặt hàng như sau:

Công thức tính Q sao cho tổng lượng hàng dự trữ là nhỏ nhất

𝟐𝑫𝑺
Q=√
𝑯

Trong đó:

Q: Lượng đặt hàng mỗi lần

D: Lượng nhu cầu về nguyên vật liệu trong năm

S: Chi phí đặt hàng 1 lần

H: Chi phí dự trữ nguyên vật liệu trong năm

Vinamilk đã sử dụng mô hình Số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) để quản lý tồn
kho nguyên vật liệu, tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này không phải là hoàn hảo vì
mỗi loại nguyên liệu có đặc tính riêng và yêu cầu đặt hàng cũng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau.

Do đó, công ty cũng phải dựa trên kinh nghiệm của các nhân viên trong phòng kế
hoạch sản xuất để đưa ra quyết định đặt hàng phù hợp. Ngoài ra, Vinamilk cũng đã
đầu tư vào các trang trại quy mô công nghiệp và tăng cường thu mua sữa tươi nguyên
liệu từ các hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu sản xuất.

2.4.4.4. Một số lưu ý khi đặt hàng

• Thời điểm cần có hàng

Thời điểm hàng hóa được vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý
dòng lưu chuyển nguyên vật liệu đầu vào của Vinamilk. Điều này giúp doanh nghiệp

37
có thể dự đoán và đặt hàng đúng thời điểm để đảm bảo chất lượng và thời gian giao
hàng. Bằng cách này, Vinamilk có thể giảm chi phí lưu kho và tối ưu hóa nguồn vốn
cho các cơ hội kinh doanh khác.

• Số lượng sản xuất tương ứng với số lượng tồn kho an toàn

Khi đặt hàng, cần xem xét kế hoạch sản xuất và khả năng sử dụng nguyên vật liệu
hiện có để đưa ra quyết định về số lượng hàng cần đặt. Việc đặt hàng phải được thực
hiện một cách kinh tế, đảm bảo rằng sản xuất không bị gián đoạn và tổng số hàng tồn
kho không vượt quá mức an toàn. Trong một số trường hợp, quyết định đặt hàng có
thể được điều chỉnh dựa trên mức tồn kho hiện tại. Do đó, quy trình đặt hàng phải
được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo rằng sản xuất được thực hiện một cách
hiệu quả và chi phí được tối ưu hóa.

• Tình trạng đợi hàng từ nhà cung cấp

Thời gian vận chuyển hàng là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp
như Vinamilk. Nếu đơn đặt hàng không được giao đến đúng thời điểm, sẽ gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Việc
thiếu nguyên vật liệu sản xuất sẽ dẫn đến không đủ nguồn cung cấp cho các đại lý và
cửa hàng bán lẻ, gây ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của công ty. Do đó, việc quản
lý thời gian vận chuyển hàng là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh
doanh được diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

2.4.5. Quy trình mua hàng của Vinamilk

Việc quản lý quy trình mua hàng và dịch vụ là một phần quan trọng trong việc
đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Vinamilk. Khối lượng hàng hóa và
dịch vụ mua vào đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các mức dự trữ hàng tồn
kho. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào hàng tồn kho là một yếu tố quan
trọng để đạt được lợi nhuận trên vốn đầu tư. Do đó, việc kiểm soát quy trình mua
hàng và thanh toán tiền hàng là rất cần thiết.

38
Bộ phận mua hàng sẽ đảm nhận việc lập kế hoạch mua nguyên vật liệu và sử dụng
các đơn đặt hàng từ bộ phận bán hàng để xác định nguyên liệu cần mua dưới mức tồn
kho an toàn cuối cùng.

Hình 2.17. Sơ đồ quy trình mua hàng của Vinamilk

Nếu bộ phận nào có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ hoặc vật tư kỹ thuật, họ sẽ lập
phiếu xin mua hàng hoặc phiếu mua hàng khẩn cấp (trong trường hợp cần cung cấp
ngay trong ngày hoặc ngày hôm sau). Phiếu xin mua hàng phải được ký duyệt bởi các
bộ phận liên quan.

Bộ phận phụ trách vật tư sẽ tiếp nhận phiếu và liên hệ với nhà cung cấp để đáp
ứng yêu cầu. Sau đó, họ sẽ xem xét và đánh giá các nhà cung cấp để lựa chọn nhà
cung cấp phù hợp. Tất cả các giao dịch hàng hóa, dịch vụ và vật tư kỹ thuật đều phải
tuân thủ quy trình chọn nhà cung cấp và kế hoạch kinh tế được quy định cụ thể trong
công ty, cụ thể quy trình như sau:

39
1) Kiểm tra mẫu hàng và giới thiệu dịch vụ

2) Chào giá/mời thầu

3) Duyệt nhà cung cấp chuẩn

4) Ký kết hợp đồng

5) Nhận hàng/nghiệm thu

2.4.6. Chính sách lựa chọn, đánh giá và phát triển nhà cung cấp của Vinamilk

- Tiêu chi liên quan đến giá: Chi phí nguyên vật liệu và nhân công rẻ
- Tiêu chí về chất lượng: Các sản phẩm của nhà cung cấp nước ngoài được bảo vệ
bởi bằng sáng chế và được cải tiến liên tục để đảm bảo chất lượng nguyên vật
liệu. Việc kiểm soát ngày sản xuất tại từng nhà cung cấp cũng được thực hiện để
đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong quá trình truy xuất và đánh giá chất
lượng.
- Tiêu chí hoạt động phân phối, giao hàng: Có mạng lưới phân phối toàn cầu và
vận chuyển nhanh chóng
- Tiêu chí về tính linh hoạt: Nhà cung cấp của Vinamilk đã chứng tỏ khả năng thích
ứng linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu và thay đổi
trong điều kiện kinh doanh. Họ cũng tuân thủ các quy định về cạnh tranh lành
mạnh và đưa ra thái độ cương quyết đối với bất kỳ hành vi phi luật pháp hoặc phi
đạo đức nào trong quá trình cạnh tranh. Điều này đảm bảo rằng mục tiêu kinh
doanh chung của cả hai bên được đạt được một cách bình đẳng và công bằng.
- Tiêu chí liên quan đến môi trường: 100% nhà cung ứng có giấy phép ngành nghề
về quy trình công nghệ xử lý chất thải
- Tiêu chí về quy trình công nghệ: Ứng dụng các công nghệ khoa học 4.0 tiên tiến
- Các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh: Nhà cung cấp phải đảm bảo tuân
thủ các quy định và nguyên tắc đạo đức kinh doanh, bao gồm Bộ Quy Tắc Ứng
Xử, để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho Vinamilk đáp
ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Họ cũng phải đảm bảo rằng các hoạt

40
động kinh doanh của mình tuân thủ pháp luật và không vi phạm bất kỳ quy định
nào liên quan đến cạnh tranh lành mạnh và đạo đức kinh doanh.

41
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT VINAMILK
3.1. Đánh giá chung về công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp Vinamilk
3.1.1. Mặt đạt được

Trong việc thiết kế cấu trúc sản phẩm: Việc phân tích cấu trúc sản phẩm một cách
cẩn thận đã giúp cho Vinamilk xác định chính xác từ các chi tiết cấu thành từng bộ
phận đến các bộ phận chính để tạo nên sản phẩm.

- Trong việc hoạch định nhà cung cấp nguyên vật liệu:

Nguồn sữa tươi của công ty chủ yếu được lấy từ các trang trại bò sữa của chính
công ty và thu mua từ những người nông dân, nông trại và được kiểm tra nghiêm ngặt
về chất lượng sữa trước khi đưa vào sản xuất. Điều này giúp Vinamilk có thể chủ
động về nguồn nguyên vật liệu cũng như kiểm soát tốt hơn về chất lượng nguyên vật
liệu, đồng thời giảm chi phí thu mua.

Doanh nghiệp thường xuyên thực hiện nghiên cứu thị trường để đánh giá nhu cầu
của khách hàng và xu hướng tiêu dùng. Điều này giúp công ty dự đoán được những
biến động trong nhu cầu nguyên vật liệu.

Vinamilk chủ động tìm kiếm nhà cung cấp bao bì uy tín, có thương hiệu là công
ty Tetra Pak của Thụy Điển và Combibloc của Đức để cung cấp những bao bì chất
lượng hàng đầu. Hai loại bao bì này cùng dung tích và đạt chuẩn quốc tế giúp giữ trọn
sự tươi ngon của sữa trong suốt 6 tháng mà hoàn toàn không dùng bất kỳ chất bảo
quản nào.

- Trong công tác thu mua nguyên vật liệu, phòng cung ứng vật tư của công ty có
trách nhiệm quản lý chặt chẽ ngay từ khâu giá, số lượng, kiểm tra chất lượng, vật
liệu trước khi lập phiếu nhập kho.

42
- Về dự trữ vật liệu: Công ty đưa ra các chính sách dự trữ thường xuyên và dự trữ
bảo hiểm cho tất cả các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nguyên liệu,
công cụ lao động, nhằm tránh các rủi ro trong quá trình sản xuất và cung ứng
nguyên vật liệu, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Ngoài ra,
hệ thống kho chứa của công ty được xây dựng khá tốt, phù hợp với quy mô sản
xuất, giúp cho quá trình bảo quản được tốt hơn.
- Về công tác bảo quản nguyên vật liệu: nguyên vật liệu được bảo quản cẩn thận
trong suốt quá trình từ sản xuất đến bao gói, công ty luôn tuân thủ và đảm bảo các
nguyên tắc về chất lượng trong sản xuất.
- Về cách phân loại nguyên vật liệu: công ty đã dựa vào vai trò, công dụng vật liệu
để phân loại nguyên vật liệu một cách hợp lý.
- Phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: công ty sử dụng mô hình hoạch
định nhu cầu nguyên vật liệu MRP và có những điều chỉnh để mô hình phù hợp
với điều kiện cụ thể của công ty. MRP giúp tính số lượng chi tiết cho từng bộ
phận thấp là ống hút, hộp giấy đến bộ phận chi tiết sữa và bao bì, bộ phận trong
từng giai đoạn cho từng loại sản phẩm dự trữ hiện có. Và xác định chính xác thời
điểm cần phát đơn hàng hoặc lệnh sản xuất đối với từng loại chi tiết, bộ phận đó.
Giúp cho việc xác định chính xác về số lượng nguyên vật liệu và thời gian chính
xác để cung cấp nguyên vật liệu, tránh cho việc nguyên vật liệu không đủ cũng
như việc lưu trữ nguyên vật liệu trong kho quá lâu; giúp tối thiểu hóa chi phí bảo
quản, lưu kho.
3.1.2. Mặt hạn chế

Việc công ty không áp dụng báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu hàng ngày mà thực
hiện 2 tuần một lần là chưa hoàn toàn hợp lý. Bởi như thế thì mức độ cập nhật của
thông tin trong hoạt động sản xuất chưa đầy đủ. Thực tế cho thấy rằng, phòng kế
hoạch thường phải phân tích, tổng hợp số liệu trong vòng một tuần, trong khi đó việc
cung cầu nguyên vật liệu diễn ra hằng ngày. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến
tình trạng nguyên vật liệu thấp hơn hoặc vượt kế hoạch đề ra trong ngắn hạn.

43
- Hiện nay, Vinamilk đang ứng dụng phần mềm EPR vào quản lý sản xuất. Tuy
nhiên đây là phần mềm chủ yếu dành cho quản lý tài chính - kế toán, quản lý bán
hàng và các kênh phân phối, quản trị nhân lực và phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh. Phần mềm này đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản và có
chuyên môn cao. Do đặc thù của công ty nên việc áp dụng EPR vào quá trình sản
xuất chưa thực sự hiệu quả, gây tốn kém và mất nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư.

- Với hệ thống nhà cung ứng nguyên vật liệu:

+ Nhà cung ứng bao bì: Vinamilk chỉ có 2 nhà cung ứng cho 2 nguyên vật liệu
chính là ống hút và hộp giấy. Điều này giúp Vinamilk thuận lợi trong công tác
kiểm soát các nhà cung ứng. Tuy nhiên, Vinamilk lại rất có thể bị ép giá
nguyên vật liệu và mất đi ưu thế trong thương lượng. Vì vậy, công ty nên có
nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm các nhà cung ứng mới.

+ Nguồn cung cấp sữa bò: Phần lớn sữa đi vào sản xuất là từ các trang trại của
Vinamilk. Đồng thời, họ còn thu mua sữa bò từ các hộ gia đình giúp cải thiện
nền kinh tế địa phương. Đây là hình thức khá hay mà Vinamilk đã áp dụng
trong những năm qua. Tuy nhiên, họ lại không đầu tư về lâu dài cho mô hình
này, không đào tạo hay huấn luyện một cách bài bản cho những hộ cung cấp
sữa nhỏ lẻ để họ mở rộng mô hình phát triển mà chỉ đơn giản thu mua sữa nếu
sữa của hộ đó đạt chuẩn chất lượng. Vì thế, trong một tầm nhìn dài hạn,
Vinamilk chưa góp phần phát triển địa phương, mặt khác còn gây lãng phí vào
công tác kiểm tra, kiểm định sữa với quy mô nhỏ lẻ.

3.2. Điểm khác biệt về công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp Vinamilk

Hiện nay, thị trường sữa rất đa dạng và phong phú về cả số lượng lẫn chất lượng.
Sau nhiều năm hoạt động, Doanh nghiệp Vinamilk đã giữ vững vị trí hàng đầu trên thị
trường trong suốt nhiều năm qua. Để đạt được thành tựu đó, công ty đã có áp dụng

44
nhiều phương pháp, kết hợp nhiều quy trình. Sau đây là một số điểm khác biệt làm
nên sự thành công của Doanh nghiệp:

- Chú trọng đến bền vững: Vinamilk đã tích hợp yếu tố bền vững vào quá
trình lựa chọn nguyên vật liệu. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về sản phẩm bền vững mà còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng mong
muốn của người tiêu dùng.
- Tiên phong thực hiện kế hoạch tồn kho hiệu quả: Tối ưu hóa quy trình tồn
kho đã giúp giảm thiểu chi phí và tăng tính linh hoạt trong quản lý nhu cầu nguyên
vật liệu. Vinamilk đã áp dụng các chiến lược như Just-In-Time (JIT) để giảm tồn
kho không cần thiết và giảm rủi ro chi phí lưu kho.
- Vinamilk sử dụng nguyên liệu sữa từ rất nhiều nguồn vì vậy công ty đã có
phần mềm quản lý nhà cung ứng chuyên biệt, quản lý về số lượng, chất lượng sữa
từ các nhà cung ứng đó, có thể so sánh và tìm ra nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn và
loại trừ những nguồn cung cấp kém chất lượng tránh tốn kém và mất thời gian.
- Quản lý rủi ro nguồn cung: Sử dụng API để thu thập dữ liệu, cập nhật
trạng thái từ nhà cung cấp cũng như các dữ liệu bên ngoài để đem đến cái nhìn tổng
thể theo thời gian thực của chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc
này giúp doanh nghiệp biết được nguyên nhân, bản chất, tần suất cũng như những
tác động tiềm tàng của rủi ro đối với chuỗi cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ sắp
xếp thứ tự ưu tiên và phân bổ nguồn lực để tiếp cận và giải quyết rủi ro.
- Mọi quy trình sản xuất sữa tươi đều được giám sát và thực hiện theo quy
trình khép kín. Bên cạnh yếu tố quyết định là chất lượng nguồn nguyên liệu đầu
vào, việc áp dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại cũng là yếu tố mang lại
những hộp sữa tươi sạch không chỉ bảo vệ sản phẩm bên trong mà còn giúp giữ
được tối đa các chất dinh dưỡng và hương vị tự nhiên của sản phẩm.
3.3. Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác
hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk

- Xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

45
Công ty cần áp dụng nghiệp vụ quản lý báo cáo nguyên vật liệu hằng ngày thay vì
2 tuần như hiện tại. Nguồn nguyên vật liệu dù thừa hay thiếu thì cũng gây tổn thất
trong công ty. Nếu thiếu sẽ dẫn đến tình trạng đình trệ trong sản xuất từ đó gây ra
thiệt hại cho công ty do không khai thác hết nhân lực, máy móc thiết bị, nhân lực,...
nhưng thừa cũng gây ra nhiều phát sinh nhiều chi phí như bảo quản, chi phí lưu kho,...
như vậy cần xác định chính xác lượng nguyên vật liệu cần thiết để tổ chức mua sắm là
quan trọng đối với công ty.

- Tổ chức nghiên cứu thị trường và lựa chọn nhà cung ứng

Một nhà cung ứng tốt đóng góp trực tiếp vào thành công của mỗi doanh nghiệp.
Vì vậy việc tìm kiếm và lựa chọn được một nhà cung ứng uy tín, có chất lượng ổn
định, giá cả hợp lý, thanh toán giao nhận nhanh chóng, đồng thời tư vấn giúp doanh
nghiệp trong việc sử dụng hợp lý nguồn nguyên vật liệu là điều kiện tiên quyết để
doanh nghiệp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh.

- Mở rộng thị trường tìm kiếm và cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất

Củng cố mối quan hệ với nhà cung cấp truyền thống, thiết lập các mối quan hệ
với nhà cung cấp mới nhằm tạo cho họ thường xuyên cung cấp hàng hóa cho nhà máy
với độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.

Nếu hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn nhà cung ứng thực hiện tốt điều đó
có nghĩa yếu tố đầu vào sẽ đảm bảo về số lượng chất lượng cũng như giá cả nguyên
liệu.

- Phát triển nguồn cung cấp sữa bò từ hộ gia đình địa phương:

Đào tạo hay huấn luyện một cách bài bản cho những hộ cung cấp sữa nhỏ lẻ để họ
mở rộng mô hình phát triển. Khi đó, Vinamilk có thể thu mua sữa bò từ các hộ gia
đình một cách chính thống và lâu dài hơn, qua đó giúp cải thiện nền kinh tế địa
phương.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy

46
Con người là yếu tố quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, trong đó trình độ của
đội ngũ cán bộ công nhân viên có vai trò quyết định trong việc khai thác và sử dụng
nguồn lực nhà máy. Vì vậy một nguồn lực tốt đóng vai trò rất quan trọng đối với sự
thành công của mỗi doanh nghiệp.

Trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý nguyên vật liệu có quyết định lớn
đến hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong toàn công ty. Trình độ chuyên môn tốt sẽ
giúp cho công tác hoạch định nguyên vật liệu thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

- Mạnh dạn vay vốn, liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài
có uy tín để đổi mới công nghệ, nâng cao công suất và năng lực sản xuất, nâng
cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất và chi phí lưu thông

3.4. Đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước

Hiện nay vẫn còn một số cơ sở sản xuất sữa giả. Vì vậy, các cơ quan kiểm nghiệm
chất lượng sữa, quản lý thị trường cần phải tăng cường công tác kiểm tra và xử lý để
ngăn chặn tệ nạn sản xuất kinh doanh chất lượng kém, hàng giả, hàng nhái.

Các ngành chức năng hạn chế cấp giấy phép sản xuất kinh doanh cho những
người sản xuất thủ công, có công nghệ lạc hậu. Cũng như hạn chế và tiến tới ngừng
nhập khẩu những công nghệ sản xuất lạc hậu trung bình (kể cả liên doanh đầu tư nước
ngoài).

Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty nội địa về mặt bằng sản xuất, vay vốn phát
triển sản xuất kinh doanh và mở rộng mạng lưới đại lý, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm.
Đầu tư nghiên cứu, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế một phần
nguyên liệu nhập cho sản xuất sữa.

47
KẾT LUẬN

Nguyên vật liệu là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình
sản xuất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó được tích hợp vào sản phẩm và là một phần
quan trọng của giá thành. Việc quản lý và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là một
yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng các
phương pháp phù hợp với điều kiện và tình trạng của mình. Tuy nhiên, việc quản lý
NVL từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng, hạch toán cho đến hoạch địch tổng hợp
chúng là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn có
ý nghĩa quan trọng trong quá trình định hướng sản xuất.

Trong đề tài này, chúng em đã trình bày tình hình hoạch định nhu cầu nguyên vật
liệu tại công ty sản xuất sữa tiệt trùng Vinamilk và phân tích thực tế để vận dụng lý
luận công tác hoạch định chiến lược. Chúng em cũng đưa ra một số ý kiến để hoàn
thiện công tác hoạch địch của công ty. Tuy nhiên, chúng em còn hạn chế về trình độ
và kinh nghiệm, vì vậy mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô để bài viết của chúng
em trở nên thực tiễn và chính xác hơn.

48
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn QTDNTM, 2018, Giáo trình Quản trị Sản xuất của Trường Đại Học
Thương Mại.

2. Trang chủ của vinamilk: www.vinamilk.com.vn

3. Lê Văn Việt Mẫn, 2019, Giáo trình “Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và
thức uống pha chế”

4. ThS. Nguyễn Thanh Lâm, 2023, Giáo trình Quản trị sản xuất & Tác nghiệp,
Trường Đại học Tài chính - Marketing

5. ALS Aviation Logistics, 2021, Tìm hiểu về chuỗi cung ứng của Vinamilk

6. Tiểu luận Hoạt động mua hàng và đặt hàng của Vinamilk, Khóa 2022-2023,
Trường Đại học Tài chính - Marketing

7. Thiên Nhã, 2022, Tiểu luận Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty sản
xuất sữa thanh trùng Vinamilk

8. Nguyễn Thụy Hân, & Ngọc Hân. (2023). Hướng dẫn tài khoản 152 (nguyên liệu,
vật liệu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

9. Quynh, N. (2018). HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU MRP.
PHẦN MỀM ORACLE ERP. https://phanmemketoanerp.com/tin-erp/hoach-
dinh-nhu-cau-nguyen-vat-lieu-mrp/

10. Bản tự công bố sản phẩm Số: 02-C2/VNM/2023 của Vinamilk.


https://www.vinamilk.com.vn/cong-bo-san-pham/wp-content/uploads/cbsp/pa-
000006-tcbsp-04-ncpt-23-final.pdf

49

You might also like