You are on page 1of 8

- Tài liệu: BLDS 2015, 2005, Án lệ (tùy án lệ), giáo trình PL về hợp đồng và...

, giáo
trình luật dân sự VN đh luật HN, Luật dân sự VN (Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết,...)
- 2 bài ktra bộ phận
- Chia nhóm thảo luận
- Ko điểm danh

BÀI 1 NGHĨA VỤ DÂN SỰ


I. Nghĩa vụ
1. Khái niệm, đặc điểm, đối tượng nghĩa vụ
1.1 Khái niệm
- Điều 274: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có
giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của
một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”
- 4 nhóm nghĩa vụ:
+ Chuyển giao vật
+ Chuyển giao quyền
+ Trả tiền hoặc giấy tờ có giá
+ Thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định
- Nghĩa vụ vs trách nhiệm:
+ Nghĩa vụ: cái gì đó phải làm
+ Trách nhiệm: hệ quả pháp lý bất lợi phải chịu khi ko hoàn thành nghĩa vụ
1.2 Đặc điểm nghĩa vụ
- Nghĩa vụ là 1 sự ràng buộc pháp lý
+ Điều 174: “...phải...”
+ Phân biệt với nghĩa vụ đạo đức
- Phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ hoặc theo quy
định của PL
- Lợi ích của chủ thể có quyền quan hệ nghĩa vụ chỉ có thể được đáp ứng thông qua
hvi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể có nghĩa vụ
+ Phân biệt với lợi ích phát sinh từ việc khai thác của chủ sở hữu
- Là 1 loại qhplds hay còn gọi là quan hệ trái quyền
+ Trái quyền: quyền phát sinh từ con người (quyền đòi nợ, quyền yêu cầu người
khác trả nợ, quyền quyết định khi nào người đó trả nợ cho mình...) => nghĩa vụ
tương đối
+ Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ con người
+ Vật quyền (trái với trái quyền): quyền liên quan đến tài sản => nghĩa vụ tuyệt
đối
- Trong qh nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không những phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích
của bên có quyền mà còn phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ 3 do bên
có quyền chỉ định
VD: Đ365
VD: C và B là cha con. B có 1 mảnh đất, B nhờ A (chuyên kdoanh bđs) xây khách sạn,
A quản lý, nhưng tất cả tiền lời chuyển cho C
- Các qh nghĩa vụ thường có chế tài kèm theo nhằm thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ,
trừ TH các bên có thỏa thuận khác.
1.3 Thành phần qh nghĩa vụ
- Quan hệ nghĩa vụ:
+ Chủ thể
+ Khách thể
+ Nội dung
- Chủ thể của qh nghĩa vụ: cá nhân, pháp nhân (Đ74), NN (trường hợp đặc biệt)
- Khách thể của qh nghĩa vụ: quyền yêu cầu và nghĩa vụ của các bên trong qh nghĩa
vụ đều nhằm vào, mong muốn đạt được
- Nội dung qh nghĩa vụ: Quyền các bên + nghĩa vụ các bên = Nội dung qh nghĩa vụ
1.4 Đối tượng trong qh nghĩa vụ
- Tài sản (Đ105)
+ Tiền: VND, tiền trong tk ngân hàng, bitcoin KO là tiền => Những tiền mà NN VN
cho phép giao dịch thì mới hợp lệ
+ Giấy tờ có giá: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất KO là giấy tờ có giá
+ Quyền tài sản
- Công việc phải thực hiện vs công việc ko đc thực hiện
+ Công việc chỉ đc coi là đối tượng của nghĩa vụ khi pl ko cấm việc thực hiện và
việc thực hiện công việc đó ko trái đạo đức xh
+ Cv đó phải bảo đảm yêu cầu có thể thực hiện được
2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
- Đ275:
(1) Hợp đồng; (*)
(2) Hành vi pháp lý đơn phương;
(3) Thực hiện công việc không có ủy quyền; (*)
(4) Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật; (*)
(5) Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
(6) Căn cứ khác do pháp luật quy định.
(1) Hợp đồng (Đ385): “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
+ Ko phân biệt bằng lời nói hay văn bản => tùy trường hợp mà luật quy định hình
thức của hợp đồng
(2) Hvi pháp lý đơn phương: là hvi đc xác lập bởi 1 bên chủ thể, theo đó chủ thể tự
mình bày tỏ ý chí nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
+ Luật ko quy định hvi pháp lý đơn phương
+ Chủ thể xác lập chỉ có thể áp đặt nghĩa vụ lên bản thân và trao quyền cho chủ
thể khác => ko thể áp đặt nghĩa vụ lên chủ thể khác
+ Di chúc có thể đc xem là hvi pháp lý đơn phương => Trong 1 số di chúc, người
nhận di chúc phải thực hiện các nghĩa vụ trước đó mà người chết để lại
+ Tặng cho ko là hvi pháp lý đơn phương mà là hợp đồng, do bên đc tặng cho có
quyền thể hiện ý chí nhận hoặc ko
(3) Thực hiện cv ko có ủy quyền (Đ574): “Thực hiện công việc không có ủy quyền là
việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện
công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không
biết hoặc biết mà không phản đối.”
+ Ko phải là nghĩa vụ do các bên (có thể bao gồm người thứ 3) thỏa thuận hoặc
do pl quy định.
VD: A và B là hàng xóm. A có nhà bị cháy, A’ là vợ A nhờ B qua dập lửa hộ và hứa
trả tiền => Có thỏa thuận => Ko đc xem là thực hiện cv ko có ủy quyền. Nếu A’
quỵt tiền B sau khi B dập lửa hộ thì sao?
+ Vì lợi ích của người có công việc đc thực hiện
+ Ng có cv đc thực hiện ko biết/biết nhưng ko phản đối việc người khác đang
thực hiện cv đó cho mình => Biết nhưng ko phản đối ko đồng nghĩa với đồng ý
+ Nếu cv đó mà ko đc thực hiện ngay thì chắc chắn sẽ xảy đến thiệt hại cho chủ
công việc.
=> Thỏa 4 điều kiện trên thì đc xem là thực hiện cv ko có ủy quyền
VD: A đang đi trên đường bắt gặp 1 người nằm lê lết máu thì cứu giúp ng đó =>
Ko phải là thực hiện cv ko có ủy quyền (ko thỏa điều kiện 1: pl có quy định)
- Đ575 Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền
+ Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc
phù hợp với khả năng, điều kiện của mình
+ Người thực hiện công việc có nghĩa vụ thông báo cho người có cv đc thực hiện
- Đ576 Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện
+ Phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn
giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý, kể cả trường hợp công việc
không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
+ Phải trả 1 khoản thù lao, trừ TH người thực hiện cv ko có ủy quyền từ chối
VD: A cho B vay 1 tỷ. Tới hạn B ko trả, C trả 1 tỷ cho A dùm B mặc dù B ko nhờ vả.
Sau khi C trả 1 tỷ cho A => B nợ C 1 tỷ?
- Đ577 Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
+ Người thực hiện công việc ko có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện
công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
+ Người thực hiện công việc ko có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi
thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có
thể được giảm mức bồi thường
- Đ578 Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền
- Quasi-contract: A quasi contract is a legal obligation between two parties who have
no contract, created by a judge to compensate one party for the other's unjust
enrichment (cv ko có ủy quyền)
(4) Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc đc lợi về tài sản ko có CCPL
+ Đ165 Chiếm hữu có CCPL
+ Nghĩa vụ hoàn trả: Đ579
“1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ
pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản
đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì
phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này.
=> Không có căn cứ thì PHẢI HOÀN TRẢ
=> Hoa lợi, lợi tức, có lợi… thì ĐỀU PHẢI HOÀN TRẢ
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị
thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp
quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”
+ Đ580 Tài sản hoàn trả
+ Đ581 Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức
+ Đ582 Quyền yc người thứ 3 hoàn trả
+ Đ583 Nghĩa vụ thanh toán
+ Tài sản ko xác định đc chủ sở hữu
(5) Gây thiệt hại do hvi trái PL
- Trách nhiệm bồi thường:
+ Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
++ Xảy ra trên thực tế
++ Có thể là thiệt hại xảy ra trong tương lai (vd: thu nhập mất khi người
công nhân bị chấn thương…)
+ Có hành vi trái PL
++ Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng → Bồi thường thiệt hại do vi
phạm pháp luật (luật ở đây là sự thỏa thuận giữa 2 bên
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra
+ Vai trò của yếu tố lỗi: BLDS 2015 KHÔNG CÒN ĐỀ CAO lỗi là 1 trong các căn cứ
trọng yếu để xác định thiệt hại phải bồi thường → Đổi qua việc xác định mức độ
thiệt hại
(6) Căn cứ khác do pháp luật quy định.
- Dự liệu các trường hợp phát sinh của nhà làm luật
VD: nghĩa vụ của người giám hộ, nghĩa vụ của người quản lý tài sản, quản lý di sản…
- Hứa thưởng, thi có giải: Chương XVII BLDS 2015
VD: nắp chai nước ngọt/ đồ ăn… bốc thăm trúng thưởng…
3. Các loại nghĩa vụ
3.1 Nghĩa vụ của nhiều ng (*)
- Riêng rẽ
+ Đ287
+ Mỗi người có 1 phần nghĩa vụ + thực hiện xong nghĩa vụ CỦA MÌNH là xong
chứ không phải chịu trách nhiệm về các phần nghĩa vụ của những người khác +
người có quyền yêu cầu KHÔNG CÓ QUYỀN đòi 1 người thực hiện nghĩa vụ của
những người còn lại
+ Rủi ro cho người có quyền/ người chủ
+ Phân biệt nghĩa vụ riêng rẽ và nghĩa vụ độc lập
VD: Ông X bán một mảnh đất 500tr cho 3 ông A, B, C. A có nghĩa vụ trả 200tr, B
có nghĩa vụ 200tr, C có nghĩa vụ trả 100tr. Nếu quy định là nghĩa vụ riêng rẽ thì A
trả xong 200tr là hết nghĩa vụ, không phải trả giúp B, C và ông X cũng không có
quyền đòi A trả hết khi B, C đến hạn mà chưa trả ⇒ X phải chịu rủi ro nếu không
nhận tiền từ 1 bên
- Liên đới
+ Đ288
+ Nghĩa vụ nhiều ng mà bất kỳ chủ thể có quyền nào cũng có quyền yc chủ thể
có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc bất kì chủ thể có nghĩa vụ nào cũng
phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ theo yc của chủ thể có quyền
+ Chuyển việc chịu rủi ro từ người chủ/ người có quyền yêu cầu sang người có
nghĩa vụ thực hiện
VD: Ông X bán một mảnh đất 500tr cho 3 ông A, B, C. A có nghĩa vụ trả 200tr, B
có nghĩa vụ 200tr, C có nghĩa vụ trả 100tr. Nếu quy định là nghĩa vụ liên đới thì
ông X có quyền đòi C trả hết 500tr, sau đó C có quyền đòi A, B trả 400tr nghĩa vụ.
Lúc này, X không chịu rủi ro vì có 500tr trong tay còn rủi ro thì rủi ro về người có
nghĩa vụ thanh toán.
VD: Đ587 Bồi thường thiệt hại do nhiều ng cùng gây ra => Bắt buộc là nghĩa vụ
liên đới để bảo vệ tối đa cho ng bị thiệt hại => Khi có nghĩa vụ liên đới thì bên có
quyền có quyền yêu cầu 1 trong những ng có nghĩa vụ liên đới bồi thường.
+ Căn cứ phát sinh:
++ Do thỏa thuận giữa các chủ thể trong qh nghĩa vụ. VD: hợp đồng vay có
thỏa thuận liên đới
++ Do PL quy định. VD: Đ587, Đ601
++ 100% ko tự động phát sinh
“3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ
liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì
những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số
những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình
thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.”
- Đ289 Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới
VD: A, B, C là thành viên 1 gia đình. D giao trái cây tới nhà 3 ng => ai có ở nhà thì
nhận => B có ở nhà, B nhận từ D thì A và C ko có quyền đòi trái cây từ D nữa
+ Là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể
yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

3.2 Nghĩa vụ hoàn lại


- Không sản sinh ra giá trị tài sản mới → đưa tài sản về trạng thái/giá trị ban đầu
- Giao dịch dân sự vô hiệu ⇒ Khôi phục lại những gì ban đầu
VD: K2 Đ131 “2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được
bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả
VD: Đ597
3.3 Nghĩa vụ bổ sung (nghĩa vụ phụ)
- Không tự đứng 1 mình → Đảm bảo thi hành cho nghĩa vụ chính. VD: Đặt cọc
- Có chức năng đảm bảo cho nv chính khi nv chính ko thực hiện/thực hiện ko đủ
VD: A bảo lãnh cho khoản nợ của B đối với C. Khi B ko trả đc nợ cho C thì C có quyền
yc A trả nợ. Như vậy qh giữa B và C là nghĩa vụ chính; qh giữa A và B là nv bổ sung
VD: A thế chấp căn nhà do mình sở hữu cho B để đảm bảo thực hiện khoản vay
500tr. Trong qh này, nv của A và B trong qh cho vay là nv chính, trong qh thế chấp là
nv phụ
- Các TH phát sinh nv bổ sung:
+ Thỏa thuận giữa các bên trong qh hợp đồng. VD: nghĩa vụ phát sinh từ cầm cố,
thế chấp, đặt cọc...
+ Do PL quy định (ít). VD: K2 Đ586
4. Thay đổi chủ thể trong qh nghĩa vụ (*)
- Theo thỏa thuận các bên
- Theo quy định PL
4.1 Theo thỏa thuận các bên
- Chuyển giao quyền yc (Đ365)
+ Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì
người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu
cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
+ Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có
nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc
chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao
quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
+ Các trường hợp KHÔNG đc chuyển giao: K1 Đ365
Tự tìm hiểu Đ366 - Đ369
- Chuyển giao nghĩa vụ (Đ370)
“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được
bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có
nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.”
VD: A nợ B, nhưng A thông qua C (ủy quyền) để đưa tiền cho B => B đòi A nếu nhận
thấy thiếu tiền (dù C có thực hiện hvi lấy bớt hay có tác động đến số tiền hay ko) =>
Đ283
VD: A nợ B, nhưng A chuyển giao nghĩa vụ cho C để trả nợ cho B => B ko có quyền
đòi A nếu thiếu tiền, mà phải đòi C => Đ370
“2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
- Đặc điểm:
+ Biện pháp bảo đảm chấm dứt khi nghĩa vụ có bp bảo đảm đc chuyển giao, trừ
TH có thỏa thuận khác (Điều 371 Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm)
+ Việc chuyển giao nghĩa vụ bắt buộc phải đc bên có quyền đồng ý
+ Người có nv ko chịu trách nhiệm về việc thực hiện nv của ng thế nv, trừ TH có
thỏa thuận khác
- Đ370 => Nghĩa vụ về nhân thân ko đc chuyển giao NHƯNG Đ283 nghĩa vụ nhân
thân có thể đc chuyển giao thông qua ng thứ 3
4.2 Theo quy định PL
- Khi 1 ng chết (Đ615)
- Hợp nhất pháp nhân (Đ88)
- Sáp nhập pháp nhân (Đ89)
- Chia pháp nhân (Đ90)
5. Thực hiện nghĩa vụ
5.1 Thực hiện đúng đối tượng nghĩa vụ
- Nghĩa vụ giao vật (Đ279)
+ Đặc định
+ Cùng loại
+ Đồng bộ
- Nghĩa vụ trả tiền (Đ280)
- Nghĩa vụ thực hiện/ko thực hiện cv (Đ281)
5.2 Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm
- Đ277
5.3 Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn
- Đ278
- Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có
quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành
đúng thời hạn.
- Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên có thể
thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải
thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
+ 1 khoảng thgian hợp lý thì tùy thuộc vào tính chất giao dịch
5.4 Thực hiện nghĩa vụ đúng phương thức
- Đ282, 283, 284, 285, 286, 290
5.5 Chấm dứt thực hiện nghĩa vụ
- Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ: Đ372 - Đ384

You might also like