25 L11 Dan y Hai Dua Trẻ

You might also like

You are on page 1of 4

GV: PHAN DUY KHÔI facebook: THẦY KHÔI DẠY VĂN

-1- 211/26 MINH PHỤNG, Q6


GV: PHAN DUY KHÔI facebook: THẦY KHÔI DẠY VĂN

HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam)


1. Bức tranh phố huyện
a) Khu phố tĩnh lặng, đượm buồn
* Bối cảnh câu chuyện:
- Thời gian: từ chiều tàn đến tận đêm khuya
- Không gian: một phố huyện nghèo, một ga xép nghèo → không gian heo hút, chật chội, dễ bị
lãng quên → không gian đặc trưng của văn học giai đoạn 1930-1945
 Cái buồn gợi lên từ bóng chiều bao trùm cảnh vật
- Chiều lan tỏa khắp nơi: từ trên trời cao (những đám mây) đến dưới mặt đất (lũy tre làng)
- Màu sắc, hình ảnh: “đỏ rực như… đám mây ánh hồng” → báo hiệu một sự lụi tàn
- Đường nét: “dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời” → báo hiệu sự lấn tới của bóng tối
- Chiều thấm vào lòng người “Chiều, chiều rồi…” → cái buồn man mác khi thời gian lặng lẽ trôi qua
 Cái buồn gợi lên từ âm thanh:
 tiếng trống thu không → âm thanh rời rạc, buồn bã
 tiếng ếch nhái → âm thanh làng quê, quen thuộc đến tẻ nhạt
 Cái buồn gợi lên từ cảnh sinh hoạt lụi tàn
+ cảnh chợ tàn: người về hết, tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị...
+ hình ảnh những kiếp người tàn tạ: mấy đứa trẻ nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh, mẹ con chị Tí
dọn hàng, bà cụ Thi điên...
 Bức tranh phố huyện trong buổi chiều muộn vừa gợi ra hình ảnh thi vị của một buổi chiều
quê vừa gợi ra cuộc sống tàn tạ, lầm lũi nơi phố huyện nghèo. Bao trùm lên bức tranh ấy là một nỗi
buồn thấm thía, lan tỏa từ cảnh vật đến cuộc sống và tâm hồn con người.
b) Khu phố đắm chìm trong bóng tối
 Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối
- Bóng tối:
+ Bóng tối tràn lan: dưới bóng cây, trên mặt phố, ngoài cánh đồng, ở ngay hòn đá nhỏ rải
đường…
+ Bóng tối đậm đặc: “Tối hết cả…”, cản cả âm thanh: “Trống cầm canh… chìm ngay vào bóng
tối” → dùng âm thanh miêu tả bóng tối
- Ánh sáng:
+ Ánh sáng của những ngọn đèn trong khu phố huyện: “từng hột sáng”, “chấm lửa nhỏ”, “một
khe ánh sáng”…
→ thưa thớt, ít ỏi, yếu ớt, lay lắt
Đặc biệt là ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí → ám ảnh về thân phận và hy vọng nhỏ bé
+ Ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao, của đom đóm: đẹp nhưng xa xôi, khó nắm bắt
+ Ánh sáng của Hà Nội: thứ ánh sáng của kí ức, rực rỡ nhưng chỉ là ảo ảnh mà thôi
+ Ánh sáng của đoàn tàu: thứ ánh sáng duy nhất đủ xua tan bóng tối, khơi dậy niềm khao
khát nhưng chỉ vụt qua thoáng chốc
 Dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối: ánh sáng càng nhỏ nhoi, mong manh, bóng tối càng bao
trùm, dày đặc
 Bóng tối trong cuộc sống con người:
- Cuộc sống nghèo khó, lầm lũi leo lét trong đêm tối mênh mông: buôn bán ế ẩm, chật vật, khó
khăn...
- Cuộc sống quẩn quanh, lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, tẻ nhạt
 Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya có sự tương quan giữa ánh sáng và bóng tối. Nhưng những
ánh sáng nhỏ nhoi chỉ càng làm dày đặc thêm bóng tối u uẩn đang bao trùm lên phố huyện nghèo.
Không chỉ bao trùm thiên nhiên mà bóng tối còn che phủ lên cuộc sống nơi phố huyện: cuộc sống
nghèo khó, lầm lũi, quẩn quanh trong đêm tối mênh mông, không tương lai, không lối thoát

-2- 211/26 MINH PHỤNG, Q6


GV: PHAN DUY KHÔI facebook: THẦY KHÔI DẠY VĂN

2. Con người phố huyện


a. Những kiếp người tàn
- Hai mẹ con chị Tí: ban ngày mò cua bắt tép, ban đêm dọn hàng → sự sống cầm chừng trong
vô vọng
- Bác Siêu: lưng vốn khá hơn nhưng đây là thức hàng xa xỉ giữa phố huyện nghèo → sự sống
càng mơ hồ hơn
- Gia đình bác xẩm: vây tròn trên manh chiếu rách → sự sống lầm lũi, đáng thương
- Bà cụ Thi điên: người duy nhất cười nhưng là tiếng cười đầy ghê sợ → nạn nhân đầy đủ nhất
của một kiếp người phố huyện
- Hai đứa trẻ: còn nhỏ nhưng phải lăn lộn mưu sinh → sự sống chật vật, khó khăn
 Sự sống lắt lay, lụi tàn của những cuộc đời khuất lấp, lầm lũi trong cuộc sống lẫn trong
tâm hồn. Họ là những cái bóng giữa cuộc đời rộng lớn, mênh mông
b. Những con người có niềm hi vọng leo lét, những ước mơ chập chờn
- ước mơ, mong đợi trong bóng tối “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”,
niềm hi vọng thể hiện rõ nhất ở việc mong đợi đoàn tàu, nhất là hai đứa trẻ
- ước mơ rất mơ hồ, không xác định, chỉ mong đợi “một cái gì đó tươi sáng” → tình cảnh tội
nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình sẽ ra sao
- vẫn không mất hết hi vọng và niềm tin vào cuộc sống → lắng nghe được những khao khát thầm
kín của con người: con người không thôi mơ ước dù trong mọi hoàn cảnh nào
 Trong niềm hi vọng, ước mơ leo loét, mơ hồ, con người phố huyện càng trở nên lầm lũi, đáng
thương hơn nhưng ở họ đã ánh lên những vẻ đẹp đầy nhân văn của sự khao khát hướng về cuộc sống
tốt đẹp hơn. Đó cũng chính là tấm lòng nhân đạo: niềm yêu thương xót xa và sự tin tưởng của Thạch
Lam đối với những kiếp người trong xã hội đương thời.
c. Nhân vật Liên - ánh sáng đẹp giữa đêm trường phố huyện
 Giàu tình thương, hiếu thảo, đảm đang
- Thương những đứa trẻ nghèo
- Quan tâm hỏi han những người xung quanh
- Thay mẹ chăm sóc bé An
- Quán xuyến gian hàng
 Tâm hồn nhạy cảm và biết mơ ước
- Một tâm hồn nhạy cảm:
+ Trước cảnh chiều muộn:
 Nỗi buồn thấm thía trong tâm hồn thơ ngây: “Chiều, chiều rồi…”
 Những rung động thầm kín, gắn bó với quê hương xứ sở khi nhận ra mùi đất quê hương
+ Trước cảnh đêm tối: Nỗi buồn được khơi thêm từ cảnh và người. “Đêm tối với Liên quen
lắm” → sự cam chịu, xót xa trong im lặng và cam chịu.
- Một tâm hồn biết mơ ước:
+ Ngước nhìn vòm trời: giây phút chắp cánh cho tâm hồn bay bổng
+ Mơ tưởng ánh sáng của quá khứ
+ Thức đợi chuyến tàu đêm: nỗ lực của Liên để khỏi bị chìm ngập đi trong bóng tối phố
huyện → Cuộc “thoát li” diễn ra trong chốc lát để Liên nhìn rõ hơn cuộc sống tù túng ngưng đọng.
 Liên là một cô bé giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người; có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm;
biết ước mơ, biết khao khát thoát khỏi kiếp sống lầm lũi, quẩn quanh ở nơi phố huyện nghèo nàn, tẻ
nhạt, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn
3. Ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu đêm
- Hình ảnh đoàn tàu mang đến niềm vui trong thoáng chốc cho cái phố huyện nghèo với cuộc
sống ngày này tiếp ngày nọ chẳng có gì đổi thay → “vui ghé, vui nhờ, vui lây” cùng thiên hạ.

-3- 211/26 MINH PHỤNG, Q6


GV: PHAN DUY KHÔI facebook: THẦY KHÔI DẠY VĂN

- Đoàn tàu là tia hồi quang để hai chị em Liên nhớ về quá khứ, vì đoàn tàu từ Hà Nội đến, nó
chạy đến từ một tuổi thơ đã mất → hình ảnh của hạnh phúc, của hồi ức êm đềm
- Đoàn tàu là hình ảnh của một thế giới khác – một thế giới có sức sống mạnh mẽ, rực rỡ ánh
sáng, đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn ở đây
 Đoàn tàu mang mơ ước, ánh sáng, sự trông đợi vào tương lai của những kiếp người tàn tạ,
nghèo nàn, lầm lũi.
 tác giả đã đặt ra một khía cạnh mới của chủ nghĩa nhân đạo: chừng nào người ta còn biết
ước mơ là chừng đó người ta còn ham muốn một cuộc đời ý nghĩa hơn. Từ đó, tác phẩm đưa ra một
yêu cầu riết róng: cần phải cải tạo thế giới này, làm sao để không còn nữa hình ảnh những đứa trẻ
mòn mỏi dần đi trong cái miền đời “tịch mịch và đầy bóng tối”, những con người lầm lũi trong những
“ao đời phẳng lặng”.

4. Nghệ thuật
- Truyện không có cốt truyện: chỉ là những khoảng tâm hồn mơ hồ của hai đứa trẻ trông đợi
chuyến tàu đêm
- Truyện ngắn giàu chất thơ:
+ Kết cấu truyện như cấu tứ một bài thơ trữ tình, gắn liền với sự vận động của cảnh là những
biến đổi tinh tế của nội tâm nhân vật.
+ Cảnh bình dị nhưng có sức gợi lớn (không gian chiều, bầu trời đêm).
+ Lời văn: bình dị, trữ tình, giàu nhạc điệu, êm đềm, gợi cảm, trong sáng, mở ra cho tâm hồn
người đọc những rung động êm đềm và tinh tế, chan chứa tình đời, tình người
- Nắm bắt tinh tế những rung động mơ hồ trong tâm hồn nhân vật, qua đó, dựng lại những bi
kịch nhân sinh tuy nhỏ nhưng có sức ám ảnh lâu dài.

-4- 211/26 MINH PHỤNG, Q6

You might also like