You are on page 1of 1

BÀI 5.

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH


1. Từ viết tắt của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:
A. COPD
B. AB
C. CB
D. CRF
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh:
A. Tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục hoàn toàn
B. Tắc nghẽn đường dẫn khí không hồi phục hoàn toàn
C. Tắc nghẽn khuếch tán không khí qua màng phế nang-mao mạch hồi phục hoàn toàn
D. Tắc nghẽn khuếch tán không khí qua màng phế nang-mao mạch không hồi phục hoàn toàn
3. Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì hệ hô hấp bị tổn thương:
A. Tắc nghẽn đường dẫn khí tiến triển nặng lên và phối hợp với đáp ứng viêm tại các phế nang
B. Tắc nghẽn đường dẫn khí tiến triển nặng lên và phối hợp với đáp ứng viêm tại các phế quản nhỏ,
các
phế nang.
C. Tắc nghẽn đường dẫn khí tiến triển nặng lên và phối hợp với đáp ứng viêm tại khí quản
D. Tắc nghẽn đường dẫn khí tiến triển nặng lên và phối hợp với đáp ứng viêm tại phế quản lớn
4. Bệnh nào khi tiến triển gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
A. Viêm phế quản cấp
B. Khí phế thũng
C. Hen phế quản hồi phục
D. Viêm phổi
5. Bệnh nào khi tiến triển gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: CHỌN CÂU SAI
A. Viêm phế quản mạn
B. Hen phế quản có tắc nghẽn không phục hồi
C. Viêm thanh quản
D. Khí phế thủng
6. Chẩn đoán viêm phế quản mạn khi:
A. Ho khạc đàm ít nhất 1 tháng mỗi năm trong 2 năm liên tiếp, mà không do bệnh tim phổi khác gây
ra
B. Ho khạc đàm ít nhất 2 tháng mỗi năm trong 2 năm liên tiếp, mà không do bệnh tim phổi khác gây
ra
C. Ho khạc đàm ít nhất 3 tháng mỗi năm trong 2 năm liên tiếp, mà không do bệnh tim phổi khác gây
ra
D. Ho khạc đàm ít nhất 2 tháng liên tiếp trong năm, mà không do bệnh tim phổi khác gây ra.
7. Khí phế thũng gây tắc nghẽn mãn tính đường hô hấp do:
A. Giãn nở khoang chứa khí thường xuyên
B. Thành phế nang bị phá hủy
C. Xơ hóa phổi
D. Phổi mất độ co giãn, đàn hồi
8. Hen phế quản khi nào được gọi là COPD:
A. Hen phế quản kiểm soát hoàn toàn
B. Hen phế quản kiểm soát 1 phần
C. Cơn hen kịch phát
D. Hen phế quản nặng có tắc nghẽn mãn tính đường hô hấp ít phục hồi.

You might also like