You are on page 1of 31

LOGO ĐẠI HỌC DUY TÂN

GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH


(Communicating with Patients)

Đối tượng: Sinh viên Khối ngành Khoa học Sức khỏe
Thời gian: 4 giờ
Giảng viên: ThS. BS. Nguyễn Thị Khánh Linh
Email: Ntkhanhlinh412@gmail.com
MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm, vai trò, yếu tố ảnh


hưởng và các kỹ năng giao tiếp.
2. Trình bày được các đặc điểm trong giao tiếp của
bác sĩ và người bệnh.
3. Áp dụng bài học vào giao tiếp trong môi trường
thực hành chăm sóc sức khỏe người bệnh.
NỘI DUNG

1.Khái niệm giao tiếp

2.Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng

3.Các kỹ năng của giao tiếp

4. Đặc điểm giao tiếp của một quy trình khám bệnh, tư vấn

5. Giao tiếp trong những trường hợp đặc biệt


1. KHÁI NIỆM

1.1. Khái niệm

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông
tin, nhận biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ
giữa người với người nhằm đạt được một mục đích
nào đó.
1. KHÁI NIỆM

1.2. Mô hình giao tiếp

Nội dung/
Thông điệp

Người KÊNH Người


truyền nhận

NHIỄU

HIỆU QUẢ

Phản hồi
1. KHÁI NIỆM

1.3. Các loại giao tiếp Có lời (verbal): lời nói.


Theo phương tiện giao tiếp:
Không lời (non-verbal): dáng
điệu, cử chỉ, ánh mắt…

Trực tiếp
Theo khoảng cách giao tiếp:
Gián tiếp
Trung gian
Theo qui cách: Chính thức

Không chính thức


2. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIAO TIẾP

2.1. Vai trò của giao tiếp

 Hình thành, phát triển và vận hành các mối quan hệ.
 Những nét đặc trưng của tâm lý: ngôn ngữ, ý thức, tình
cảm... được hình thành và phát triển nhờ giao tiếp.

 Hình thành, phát triển nhân cách.


 Cấu thành hoạt động nghề nghiệp và hình thành nên
năng lực chuyên môn.

 Phương thức tồn tại của xã hội loài người.


2. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIAO TIẾP

2.1. Vai trò của giao tiếp: Trong y khoa


Tăng hiệu quả trong sử dụng thời gian thăm khám bệnh.
Tăng độ chính xác và đầy đủ của dữ liệu thông tin bệnh tật
của bệnh nhân.
Cải thiện chẩn đoán.
Tránh phụ thuộc các kỹ thuật cận lâm sàng và tránh các
thủ tục không cần thiết.
Tăng cường sự tuân thủ điều trị.
Tăng sự hài lòng của bác sĩ và bệnh nhân.
Tăng cường học hỏi lẫn nhau từ mỗi cuộc gặp gỡ.
2. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIAO TIẾP

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp:

(1) Nguồn hay người truyền tin


 Kỹ năng giao tiếp
 Thái độ trong giao tiếp
 Kiến thức về nội dung giao tiếp
 Hệ thống văn hóa - xã hội
2. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIAO TIẾP

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp:

(2) Thông điệp


 Đặc điểm của thông điệp
 Kênh chuyển tải thông điệp
2. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIAO TIẾP

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp:


(3) Người tiếp nhận và phản hồi
 Đặc điểm văn hóa, xã hội, trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm, tính cách, cảm xúc hiện tại…

(4) Các yếu tố khác:

 Các yếu tố ngoại cảnh, thời gian, không


gian…
3. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

1. Kỹ năng tìm hiểu


2. Kỹ năng lắng nghe
3. Kỹ năng quan sát
4. Kỹ năng truyền đạt
5. Kỹ năng động viên
3. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

1. Kỹ năng tìm hiểu


 Gặp gỡ, hỏi han để hiểu đối tượng rõ hơn.
 Suy nghĩ, thuận lợi, khó khăn, thắc mắc của đối tượng.
 Tìm hiểu tình trạng bệnh và những yếu tố ảnh hưởng
đến sức khỏe của người bệnh.
 Tìm hiểu đặc điểm, kiến thức, thái độ và hành vi của
bệnh nhân đối với sức khỏe.
 Bằng cách quan sát cử chỉ, nét mặt hay hỏi trực tiếp
người bệnh.
3. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

2. Kỹ năng lắng nghe


 Chú ý bệnh nhân nói, không làm việc riêng, nhìn
thẳng vào bệnh nhân.
 Để hiểu rõ bệnh nhân và sử dụng ngôn ngữ không
lời để thể hiện sự lắng nghe người bệnh để cho bệnh
nhân thấy được sự quan tâm của bác sĩ.
 Lắng nghe kiên trì, chăm chú, không tranh luận hay
định kiến cá nhân với người bệnh.
3. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

3. Kỹ năng quan sát

 Để hiểu rõ đối tượng


 Hành vi, cử chỉ, nét mặt, thái độ… của bệnh nhân.
 Quan sát hoàn cảnh sống, quan hệ của thành viên gia
đình bệnh nhân.
 Kín đáo, tế nhị, lịch sự.
3. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

4. Kỹ năng truyền đạt


 Trình bày, mô tả, giải thích, nói cho bệnh nhân
những điều cần thiết cho họ.
 Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, cụ thể, có hình
ảnh minh họa.
 Để cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
3. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

5. Kỹ năng động viên


 Khuyến khích bệnh nhân thể hiện tâm tư tình cảm của
họ.
 Khuyến khích họ tuân thủ điều trị, thực hiện hành vi
chăm sóc sức khỏe có lợi.
 Thể hiện bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt… để bệnh nhân
thấy được bạn cảm thông với họ và muốn giúp đỡ họ.
4. CÁC ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA BÁC SĨ VÀ
NGƯỜI BỆNH

Đặc điểm giao tiếp của một quy trình khám bệnh, tư vấn

 Khai thác thông tin bệnh

 Tư vấn sử dụng thuốc


5. GIAO TIẾP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT

Trường hợp giao tiếp với bệnh nhân đang tức giận.

 Cách nhận biết:


Ngôn ngữ không lời
Lời nói của người bệnh
5. GIAO TIẾP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT

Trường hợp giao tiếp với bệnh nhân đang tức giận.

 Cơ chế tâm lý:


Bệnh nhân: Không thỏa lòng
Nhân viên y tế: Áp lực công việc và “tự bảo vệ”
5. GIAO TIẾP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT

Trường hợp giao tiếp với bệnh nhân đang tức giận.

 Cách quản lý:


Giọng nói: Chậm rãi, rõ ràng, không tăng âm lượng. Duy
trì trạng thái bình tĩnh.
Ngôn ngữ cơ thể: Có tư thế chuyên nghiệp nhưng thoải
mái.
5. GIAO TIẾP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT

Trường hợp giao tiếp với bệnh nhân đang tức giận.
 Cách quản lý:
Xác nhận cảm xúc của người bệnh
 Tìm hiểu nguyên nhân
 Đáp ứng với sự tức giận
 Đề xuất một kế hoạch tiếp theo để có thể giúp đở bệnh
nhân.
 Xử lý khi tình huống khó khăn xảy ra
 Đừng bỏ qua cảm xúc của bản thân.
5. GIAO TIẾP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT

Đừng bỏ qua cảm xúc của bản thân.


https
://www.ted.com/talks/noa_kageyama_and_p
en_pen_chen_how_to_stay_calm_under_pr
essure
5. GIAO TIẾP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT

Trường hợp phải báo tin dữ cho người bệnh.


 Định nghĩa
 Các yếu tố cần quan tâm
 Nguyên tắc SPIKES
5. GIAO TIẾP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT

Trường hợp phải báo tin dữ cho người bệnh.


 Định nghĩa
Bất cứ thông tin nào có thể ảnh hưởng nghiệm trọng nặng
nề đến quan điểm cá nhân về tương lai họ.
5. GIAO TIẾP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT

Trường hợp phải báo tin dữ cho người bệnh.


 Các yếu tố cần quan tâm
Nói những gì?
 Xử lý như thế nào để phù hợp với trạng thái tâm lý
người bệnh.
 Thời lượng tư vấn/ nói chuyện bao lâu là thích hợp.
5. GIAO TIẾP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT

Trường hợp phải báo tin dữ cho người bệnh.


 Nguyên tắc SPIKES
Setting – Địa điểm tư vấn
Perception – Đánh giá
Invitation – Gợi hỏi
Knowledge – Kiến thức
Empathy – Cảm thông
Strategy – Chiến lược
TỔNG KẾT

 Giao tiếp là gì?


 Vai trò của giao tiếp
 Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp
 Các kỹ năng giao tiếp
 Đặc điểm giao tiếp của bệnh nhân và thầy thuốc
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em,(2003). Kỹ năng


truyền thông trực tiếp nhằm thay đổi hành vi trong lĩnh
vực dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
2. Đại học Y Dược Huế, (2014). Giáo trình Tâm Lý Y Học –
Y Đức.
3. Đỗ Hồng Ngọc, (2015). Sách Thầy Thuốc và Bệnh Nhân.
NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm Thị Minh Đức, (2012). Giáo Trình Tâm Lý và Đạo
Đức Y Học, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Mitchell D. Feldman, John F. Christensen, (2008).
Behavioral medicine: A guide for Clinical Practice;

You might also like