You are on page 1of 59

SINH LÝ TỤY NỘI TIẾT

Lê Quốc Tuấn, MD, MSc


Physiology Department
MỤC TIÊU

• Chức năng của hormon insulin


• Chức năng của hormon glucagon
• Chức năng của hormon somatostatin
• Hoạt động điều hòa nồng độ glucose huyết
• Bệnh đái tháo đường
CẤU TẠO TUYẾN TỤY

 Tuyến tụy gồm 2 phần:


• Tụy ngoại tiết (acini): tiết dịch tiêu hóa
• Tụy nội tiết (đảo Langerhans): tiết hormon insulin,
glucagon, somatostatin
 Đảo tụy Langerhans chứa 3 loại tế bào chính:
• Tế bào beta (60%): insulin
• Tế bào alpha (25%): glucagon
• Tế bào delta (10%): somatostatin
MÔ HỌC TUYẾN TỤY
MÔ HỌC TUYẾN TỤY
INSULIN
CẤU TẠO PHÂN TỬ INSULIN
Gồm 2 chuỗi A (21 acid amin) và B (32 acid amin), 3
cầu nối disulfua (S-S).
SINH TỔNG HỢP INSULIN

• Do gen ở nhánh ngắn NST 11 quy định


• Từ ADN/ARN dịch mã thành preproinsulin
• Enzyme ty thể tách preproinsulin thành proinsulin
• Proinsulin dự trữ trong các hạt tại Golgi
• Khi các hạt trưởng thành:
1 Proinsulin  1 insulin + 1 peptide C
MÔ ĐÍCH CỦA INSULIN

Mô đích của insulin là toàn bộ các tế bào trong cơ


thể, trong đó 3 mô đích chính yếu là:
– Mô gan
– Mô mỡ
– Mô cơ vân
MÔ ĐÍCH CỦA INSULIN
THỤ THỂ CỦA INSULIN

Thuộc nhóm thụ thể


tyrosine kinase, gồm:
- 2 tiểu đơn vị alpha
bên ngoài màng
đón nhận insulin
- 2 tiểu đơn vị beta
xuyên màng truyền
tín hiệu vào nội bào
qua sự phosphoryl
hóa tyrosine.
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA INSULIN

• Sau vài giây


- Tăng vận chuyển glucose, amino acid, K+ vào tế bào
• Sau vài phút
- Kích thích tổng hợp protein
- Ức chế thoái giáng protein
- Hoạt hóa glycogen synthase, enzyme đường phân.
- Ức chế phosphorylase, enzyme tân sinh đường.
• Sau nhiều giờ, nhiều ngày
- Tăng dịch mã mRNA, sao mã DNA trong nhân
TÁC DỤNG CỦA INSULIN

• Tác dụng trên chuyển hóa glucid


• Tác dụng trên chuyển hóa lipid
• Tác dụng trên chuyển hóa protid
• Tác dụng trên sự phát triển: đồng tác dụng với GH
TÁC DỤNG TRÊN CHUYỂN HÓA GLUCID

• Mở kênh GLUT4 đưa glucose vào tế bào


• Tại cơ: đẩy mạnh sử dụng glucose tạo năng lượng.
• Tại gan: đẩy mạnh sử dụng và dự trữ glucose
- Tổng hợp glycogen dự trữ sau bữa ăn
- Chuyển glucose thừa thành acid béo
- Ức chế tân tạo glucose
• Tế bào não: sử dụng glucose không cần qua trung
gian insulin (tế bào não không có kênh GLUT4).
Insulin mở kênh GLUT4
(glucose transporter 4)

- Kênh GLUT4 có mặt


trên các mô đích của
insulin, mở ra phụ thuộc
vào sự gắn của insulin
vào thụ thể.
- Các kênh GLUT khác ít
chịu tác động của insulin.
Tác dụng của insulin tại gan

• Tăng hoạt tính enzym glucokinase --> phosphoryl hóa


glucose sau khi khuếch tán vào tế bào gan --> bắt giữ
glucose lại trong tế bào gan.
• Bất hoạt enzym phosphorylase (enzyme cắt glycogen
thành glucose)
• Tăng hoạt enzym glycogen synthase (enzyme tổng
hợp glycogen từ glucose)
Insulin kích hoạt tổng hợp glycogen
Glycogenesis - Glycogenolysis
TÁC DỤNG CỦA INSULIN

• Tác dụng trên chuyển hóa glucid


• Tác dụng trên chuyển hóa lipid
• Tác dụng trên chuyển hóa protid
• Tác dụng trên sự phát triển: đồng tác dụng với GH
TÁC DỤNG TRÊN CHUYỂN HÓA LIPID

• Tổng hợp và dự trữ lipid từ glucose, nhất là tại các


tế bào mỡ.
• Ức chế ly giải lipid và giải phóng acid béo (ức chế
enzyme lipase HSL).
Enzyme (HSL: hormon sensitive lipase)
Chuyển hóa lipid khi thiếu insulin

• Enzym HSL không bị ức chế bởi insulin, giải phóng


acid béo vào máu, trở thành chất cung cấp năng
lượng thay glucose.
• Các acid béo qua quá trình beta oxy hóa, giải phóng
acetyl-CoA, tạo thành ceton --> tích tụ ceton gây toan
huyết.
• Gan thu nhận acid béo, tổng hợp thành các
lipoprotein, dễ xơ vữa mạch.
TÁC DỤNG CỦA INSULIN

• Tác dụng trên chuyển hóa glucid


• Tác dụng trên chuyển hóa lipid
• Tác dụng trên chuyển hóa protid
• Tác dụng trên sự phát triển: đồng tác dụng với GH
TÁC DỤNG TRÊN CHUYỂN HÓA PROTID
ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT INSULIN

Các yếu tố điều hòa bài tiết insulin từ tế bào beta tụy:
1. Nồng độ đường huyết: quan trọng nhất
2. Nồng độ acid amin huyết
3. Hệ thần kinh tự chủ: TK đối giao cảm
4. Các hormon dạ dày ruột
5. Các hormon khác
Nồng độ glucose huyết điều hòa bài tiết insulin
Nồng độ acid amin huyết điều hòa
bài tiết insulin
ĐÁP ỨNG TIẾT INSULIN 2 PHA
Giai đoạn 2
Giai đoạn 1

Hai giai đoạn đáp ứng tiết


insulin sau khi truyền
glucose liên tục:
- Giai đoạn 1: phóng thích
lượng insulin có sẵn
- Giai đoạn 2: tế bào beta
tổng hợp thêm insulin
ĐÁP ỨNG TIẾT INSULIN 24 GIỜ
GLUCAGON
TÁC DỤNG CỦA GLUCAGON

Do tế bào beta đảo tụy tiết ra:


• Tại gan: giải phóng glucose vào máu do
– Phân giải glycogen thành glucose
– Tân tạo glucose
• Tại mô mỡ: thoái biến dự trữ lipid
TÁC DỤNG CỦA GLUCAGON
ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT GLUCAGON

• Nồng độ đường huyết: quan trọng nhất


• Nồng độ acid amin huyết
SOMATOSTATIN
SOMATOSTATIN

• Do tế bào delta đảo tụy tiết ra


• Khi ăn sẽ kích thích bài tiết somatostatin
• Giảm vận động của dạ dày, ruột, túi mật (giảm hấp
thu thức ăn vào máu)
• Giảm sự bài tiết insulin và glucagon (giảm sử dụng
chất dinh dưỡng được hấp thu).
ĐIỀU HÒA NỒNG ĐỘ GLUCOSE HUYẾT
ĐIỀU HÒA GLUCOSE HUYẾT
Glucose máu:
• Là chỉ số sinh học quan trọng
• Luôn được giữ ở mức ổn định trong cơ thể
• Đường huyết đói bình thường 70-100 mg/dL (3,6-5,6
mmol/L)
ĐIỀU HÒA GLUCOSE HUYẾT

Glucose máu được điều hòa ổn định cho hoạt


động của các cơ quan, thông qua:
(1) Gan: cơ quan dự trữ chính của gluocse
(2) Hệ nội tiết: điều hòa hoạt động của các cơ
quan chính yếu tham gia kiểm soát glucse
máu (gan, cơ, mỡ).
(3) Hệ thần kinh: điều tiết hệ nội tiết
HỆ NỘI TIẾT ĐIỀU HÒA GLUCOSE HUYẾT

• Hormon làm giảm glucose máu: Insulin


• Hormon làm tăng glucose máu (đối kháng với
Insulin): các hormon còn lại trong cơ thể.

ACTH
Adrenaline
T3, T4
Cortisol
Insulin
Glucagon

Glucose máu
BỆNH LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường (Diabetes mellitus):


 Là bệnh lý chuyển hóa phức tạp
 Đặc trưng bởi sự tăng đường huyết mạn tính
 Rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid
 Do thiếu insulin hoặc đề kháng insulin hoặc do cả hai.
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Có 4 típ đái tháo đường theo phân loại của ADA 2013:
 Type 1: do hủy tế bào β tụy, thiếu insulin tuyệt đối
 Type 2: chủ yếu do tình trạng đề kháng insulin
 Các type khác: ĐTĐ do khiếm khuyết gen quy định chức
năng tế bào β, khiếm khuyết gen quy định hoạt tính
insulin, do thuốc, do bệnh tụy ngoại tiết, do bệnh nội
tiết khác …
 ĐTĐ thai kỳ (GMD: Gestational diabetes mellitus): ĐTĐ
được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai.
TYPE 1
TYPE 2
CẢM ƠN SỰ LẮNG NGHE CỦA CÁC BẠN !

You might also like