You are on page 1of 100

BỘ MÔN THẬN NIỆU-NAM KHOA

CHẤN THƯƠNG HỆ NIỆU- SINH DỤC


(INJURIES TO THE GENITOURINARY TRACT)

Đối tượng: Y3, Răng Hàm Mặt, Y Việt Đức, Cử Nhân Dinh Dưỡng 2018
Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM

ThS.BS. Bùi Văn Kiệt


Email: kietbv.bmngoai@pnt.edu.vn
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

- Hiểu rõ được cơ chế chấn thương niệu- sinh dục.


- Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm
sàng chấn thương niệu- sinh dục
- Trình bày được các biến chứng cuả chấn thương
niệu- sinh dục.
- Trình bày được nguyên tắc xử trí cấp cứu chấn
thương niệu- sinh dục
Nữ Nam
Hê tiết niệu
Nam Nữ
Cơ quan sinh dục
CHẤN THƯƠNG THẬN:

CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO CHẨN ĐOÁN


-Tiền sử hay bằng chứng về chấn thương (thường
khu trú).
-Tiểu ra máu.
-Khối u, bầm máu vùng hông lưng.
-Giảm chức năng thận hay hình ảnh dò nước tiểu
trên phim UIV. CT...
CHẤN THƯƠNG THẬN:

Thận nằm cao vùng sau PM


-Được che chở bởi x.sườn, x. sống, cơ lưng
-Nằm trong khoang kín có áp lực cầm máu.
A. Cơ chế:
Chấn thương thận kín:
Chấn thương hở : vết thương thận

Chấn thương thận trực tiếp Chấn thương thận gián tiếp
B. Phân loại tổn thương thận:
C. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp:
-Có dấu hiệu chấn thương vùng hông lưng: gãy xương
sườn, máu tụ dưới da vùng hông lưng…
-Tiểu máu: + đại thể
+ vi thể.
-Nếu tổn thương nặng ảnh hưởng các dấu hiệu sinh tồn:
thiếu máu cấp, sốc chấn thương…
-Triệu chứng cuả các tổn thương cơ quan kết hợp: gãy
xương sườn, tràn máu màng phổi, vỡ gan, vỡ lách…
-Yếu tố thuận lợi: thận to (ứ nước, nang, bướu, thận to bù
trừ…
-Khối máu tụ hông lưng

-Tiểu ra máu: thường


tiểu máu toàn dòng, nếu
có máu cục hoặc bí tiểu
do máu cục nhiều trong
bàng quang: chấn
thương nặng.
D. Các dấu hiệu cận lâm sàng:
Xét nghiệm
-Theo dõi liên tục Hct để theo dõi tình trạng
xuất huyết.
-Tiểu máu thường thấy, nhưng không có tiểu
máu thì không lọai trừ được chấn thương thận.
(tổn thương mạch máu thận).

Siêu âm giúp phát hiện:


-Tổn thương thận
-Khối máu tụ quanh thận
-Tổn thương gan, lách, xuất huyết nội…
Hình ảnh siêu âm chấn thương thận Hình ảnh CT scan chấn thương thận
2. X- quang

2.1. Phim bụng không sửa soạn:


-Có thể phát hiện gãy x. sường, cột sống…
-Mất bóng thận và cơ thăn, di lệch cuả bóng
hơi trong bụng (có máu tụ sau PM, nang giả niệu…)
2.2. X quang có cản quang

Chụp UIV: khối máu tụ chèn Chụp UPR: thoát thuốc cản
ép đài –bể thận P quang ra ngoài .
2.3. Chụp DSA động mạch
thận
Chấn thương thận T, huyết khối bít ĐM thận T.
-CT: thận T không bắt thuốc cản quang
-DSA: tắt hoàn toàn ĐM thận T
2.4. CT (Điện toán cắt lớp)

Hình ảnh CT có cản quang chấn thương thận P

Hình ảnh CT có cản quang chấn thương thận T


Hình ảnh CT chấn thương thận P
Chấn thương thận T, vỡ nhiều
mảnh cực dưới thận T.
Hình ảnh MSCT: Chấn thương thận T, bao thận nguyên vẹn, gây
tụ dịch nước tiểu dưới bao thận (urinome), dễ bị vỡ thận thì 2.
E. Điều trị:
1. Chấn thương thận kín:
-Chấn thương nhẹ: M, HA ổn định, tiểu máu ít, với tiểu máu
vi thể, tổn thương thận ít, phải được theo dõi.
-M, HA không ổn định, tiểu máu nhiều cần phải chụp XQ và
theo dõi sát các triệu chứng xuất huyết (các dấu hiệu sinh
tồn, hồng cầu thấp, sự lan rộng khối máu tụ...
Thận bị vỡ hay có mạch máu lớn bị tổn thương cần phải mổ
ngay ( khâu thận , cắt thận cầm máu).
- ĐT dò nước tiểu trong CT thận kín còn nhiều bàn cải: một
số tác giả điều trị bảo tồn, một số khác chủ trương mổ sớm,
đặt JJ niệu quản.
E. Điều trị:
-Kháng sinh được dùng, đặc biệt khi nước tiểu bị nhiễm
trùng lúc tổn thương

-Siêu âm được dùng theo dõi khôi máu tụ và khôí nước


tiểu tụ lại hốc thận

-Nếu có áp xe, nhiễm trùng hoặc hoặc nang giả niệu cần
phải được mổ hở dẫn lưu hoặc dẫn lưu qua da.
E.Biến chứng:
-Chảy máu,
-Cao huyết áp,
-Dò động tĩnh mạch,
-Thận trướng nước.

BN cần được theo dõi HA trong 6 tháng


đầu, sau 6 tháng cần chụp CT, UIV, siêu âm
kiểm tra
CHẤN THƯƠNG NIỆU QUẢN
CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO CHẨN ĐOÁN

-Vô niệu hay thiểu niệu; đau vùng chậu và hông lưng kéo
dài sau các phẫu thuật vùng chậu.

-Dò nước tiểu qua vết thương hay qua âm đạo.

-Hình ảnh thóat nước tiểu ra ngòai niệu quản hay bế tắt
niệu quản trên x quang hiệu niệu có cản quang.
Giải phẫu học niệu quản
A. Cơ chế:

-Chấn thương NQ ít gặp, thường gặp đứt khúc nối NQ ở


trẻ em.

-Đa số do vết thương hở: dao đâm, đạn bắn, phẫu thuật
( cắt tử cung qua ngã bụng, cắt cuộc mổ sau phúc mạc,
nội soi niệu…, cơ chế tổn thương gồm cột hay cắt NQ
gây dò nước tiểu, thận ứ nước hay cả hai.
B. Định bệnh
-Đau bụng sốt suốt 10 ngày sau phẫu thuật vùng bụng
chậu phải nghi ngờ có tổn thương niệu quản

-Dò niệu quản –âm đạo có thể xảy ra sau khi cột nhầm
niệu quản trong lúc cắt tử cung.

-UIV, CT cho thất hình thận bài tiết chậm, thận trướng
nước, có thể thấy thuốc cản quang tràn ra ngoài.

-Nếu UIV không phát hiện được tổn thương niệu quản,
cần phải chụp UPR trước mổ để tránh nhiễm trùng.
Hình x quang PUD (bể thận- niệu
quản xuôi dòng): Cột nhầm niệu
quản P sau phẫu thuật cắt tử cung,
tắt hoàn toàn niệu quản P chậu
Hình x quang UIV:Vết thương
niệu quản P gây thuốc cản
quang thoát ra ngoài trên phím
UIV.
Hình CT scan có cản quang: tổn thương bể thận P, thuốc cản
quang thoát ra ngoài
Hình MSCT:Tổn thương niệu quản T và thận T do tán sạn
niệu quản T nội soi.
Tổn thương khối nối bể thận-niệu quản do nội soi hông lưng lấy
sạn khúc nối bể thận – niệu quản P
Tổn thương niệu quản T sau mổ u sau phúc mạc/ sạn niệu quản
T: thuốc cản quan thoát ra ngoài niệu quản T lưng.
MSCT dựng hình: Tổn thương
niệu quản P trong phẫu thuật cắt
bướu đại tràng sigma xâm lấn. Đã
được thông JJ niệu quản T trước
mỗ.
Hình ảnh cho thất niệu quản
dễ tổn thương trong thủ thuật
lôi sỏi niệu quản
C. Điều trị :
1. Phát hiện ngay:
-Tổn thương NQ phát hiện trong vài ngày phải được mổ thám
sát.
-Thường cắt lọc nối tận- tận NQ, tổn thương NQ 1/3 dưới được
cắm vào BQ , hoặc được tạo hình bằng một mảnh BQ hay đính
BQ vào cơ thăn.
-Ống thông NQ được lưu 3,4 tuần và được rút qua nội soi.

2. Phát hiện trễ: thường có nhiễm trùng, do đó không thể tạo


hình ngay , phải mở thận ra da, dẫn lưu nước tiểu quanh thận.
Mổ tạo hình được thực hiện sau khi tình trạng nhiễm trùng ổ
định.
D. Biến chứng:
-Hẹp niệu quản
-Xơ hoá sau phúc mạc
-Viêm thận- bể thận
-Dò niệu quản .
CHẤN THƯƠNG BÀNG QUANG

CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO CHẨN ĐOÁN

-Tiền sử chấn thương (bao gồm cả phẫu thuật và nội soi).


-Gãy xương chậu.
-Đau trên xương mu, phản ứng thành bụng.
-Tiểu máu.
-Phim bàng quang cản quang cho thấy hình ảnh thuốc cản
quang thoát ra ngoài.
Cơ chế
-Trực tiếp
-Gảy xương chậu

Phân loại:
-Dập tổn thương thành BQ gây đái máu, máu tụ quanh
BQ, không có dò nước tiểu ra ngoài.
-Vỡ trong phúc mạc:
-Vỡ ngoài phúc mạc
-Vỡ BQ tự nhiên: hiếm
Cơ chế vỡ bàng quang trong phúc mạc
Chấn thương bàng quang do phẫu thuật

PT cắt đốt nội soi thủng


PT cắt đốt nội soi thủng vùng cổ bàng quang
Vỏ bao tuyến tiền liệt

Chuyển lưu nước tiểu trên xương mu


xuyên qua phúc mạc
Định bệnh:

-Vỡ BQ trong phúc mạc: chụp BQ cản quang thấy thuốc


cản quang tràn vào ổ bụng, nằm giữa các quai ruột
non, BQ có hình ngọn đuốc.

-Vỡ BQ ngoài phúc mạc: thuốc cản quang ra ngoài


vùng chậu, BQ có hình giọt nước do khối máu tụ chèn
ép.
Thuốc cản quang tràn vào ổ Thuốc cản quang thoát ra
bụng ngoài bàng quang
Vỡ bàng quang trong phúc mạc Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc
(Bàng quang hình ngọn đuốc) (Bàng quang hình giọt nước)
Thuốc cản quang thoát ra ngoài bàng quang

Vỡ bàng quang trong PM, chỉ thấy ở phim nghiêng


Hình ảnh vỡ bàng quang trong
PM: (BQ hình ngọn đuốc), thuốc
cản quang lan vào phúc mạc.
Máu tụ trong bàng quang

Thuốc cản quang đọng lại ở túi cùng

Máu tụ trong bàng quang

Thuốc cản quang đọng lại ở túi cùng

CT Scan: thì tiêm thuốc cản quang


Hình ảnh CT scan: vỡ bàng quang trong phúc mạc
Hình ảnh CT scan vỡ bàng quang ngoài phúc mạc: rách vùng cổ bàng
quang và tuyến tiền liệt
Hình ảnh bàng quang có cản quang: vỡ bàng quang ngoài phúc mạc có
gãy xương chậu
Hình ảnh CT scan vỡ bàng quang ngoài phúc mạc:
A.Thuốc cản quang thoát ra ngoài khung chậu.
B.Hình ảnh bàng quang có cản quang sau khi mổ khâu phục hồi bàng
quang
A. B.
Hình ảnh x quang vỡ bàng quang ngoài phúc mạc:Thuốc cản quang thoát
ra ngoài vùng tiểu khung .
A. X quang bàng quang có cản quang
A.Hình ảnh CT scan
Rò bàng quang – Âm đạo sau mổ cắt tử cung
D.Điều trị:
-Thám sát, cắt lọc, khâu BQ, dẫn lưu quanh BQ và mở
BQ ra da.
-Trước khi rút thông phải chụp x quang cản quang BQ
ngược dòng dưới áp lực thấp để chứng tỏ không có dò
nước tiểu .

E.Biến chứng: viêm bàng quang, tụ mũ vùng chậu, dò


bàng quang- âm đạo
CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO
V.NIỆU ĐẠO:
A. Cơ chế:
-Tổn thương niệu đạo trước:
B. Định bệnh:
1. Chấn thương niệu đạo trước:
-Có tiền sử chấn thương vùng tầng sinh môn.

-Đau ,bí tiểu và có chảy máu niệu đạo.

-Bầm máu vùng tầng sinh môn, bộ phận sinh dục,


vết bầm máu hình cánh bướu.
Chảy máu niệu đạo
Hình A: chảy máu ỗ tiểu, đã chuyển lưu nước tiểu trên xương mu
Hình B: bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi đặt được thông niệu
đạo và chuyển lưu nước tiểu trên xương mu
Máu tụ tầng sinh môn, mặt trước vùng hạ vị được giới hạn bởi
cân Colles trong chấn thương niệu đạo tầng sinh môn
• 2. Chấn thương niệu đạo sau:

Đứt niệu đạo màng hoàn


toàn, máu tụ đẩy tuyên tiền
liệt lên cao (Dấu hiệu tuyến
tiền liệt nhảy ngựa.
A. B.

Hình ảnh x quang UCR bình thường: Hình chếc nghiêng (A) và hình
thẳng (B)
Hình A: chụp niệu đạo ngược dòng

Hình B: Bệnh nhân gãy khung chậu, đứt niệu đạo sau, thuốc cản quang
thoát ra ngoài niệu đạo, bàng quang bị đẩy lên cao do khối máu tụ to vùng
tiểu khung
-Gãy xương chậu, bí tiểu, luôn có máu trong niệu đạo.
-Khám hậu môn tiền liệt tuyến di lệch lên trên chứng tỏ niệu đạo
bị đứt hoàn toàn. Trường hợp tiền liệt tuyến đứt bán phần, tiền
liệt tuyến ở vị trí bình thường.

Chấn thương gãy ngành ngồi mu và ngành


chậu mu 2 bên ( gãy khung chậu không vững),
gây đứt niệu đạo màng.
Đứt niệu đạo sau
Đứt niệu đạo sau (UCR)

UCR không đánh giá được chiều dài đoạn niệu đạo hẹp
Niệu đạo tuyến tiền liệt

Niệu đạo màng

Hình ảnh x quang UCR kết hợp VCUG: đứt niệu đạo màng hoàn toàn
Đo được chiều dài đoạn niệu đạo hẹp
A.Hình chụp niệu đạo cản quang sau
4 tháng gãy xương chậu, đứt niệu đạo
sau
B. Phẫu thuật tạo hình niệu đạo
C. Chụp hình ảnhniệu đạo bình
thường sau tạo hình
VCUG - UCR

Đứt hoàn toàn niệu


đạo sau, chiều dài
đọan hẹp niệu đa
ngắn
C. Điều trị :
1. Dập niệu đạo trước:
-Điều trị nội, nếu bệnh nhân đi tiểu được,
-Không có máu thì không cần can thiệp,
-Nếu chảy máu nhiều chỉ cần ống thông vài ngày
đủ.
2. Vỡ niệu đạo trước:
-Tốt nhất mở bàng quang ra da.
-Nếu không thấy dò có thể điều trị nội khoa
hay can thiệp ngoại khoa sớm tạo hình niệu đạo .
-Di chứng hẹp niệu đạo đọan ngắn, có thể
dùng nội soi xẻ lạnh niệu đạo hay xẻ laser.
3. Vỡ niệu đạo sau :
-Điều trị lúc ban đầu là mở bàng quang ra da, nếu khối
máu tụ to có thể dẫn lưu và làm thẳng hàng niệu đạo,
vết rách niệu đạo bán phần sẽ tự lành trong 3 tuần.
-Đứt hoàn toàn niệu đạo thường gây di lệch và hẹp
niệu đạo nặng cần được tạo hình, nối niệu đạo – mỏm
tuyến tiền liệt.

D. Biến chứng: hẹp niệu đạo, dò, áp xe quanh niệu đạo,


tiểu không kiểm soát, bất lực.
PT làm thẳng hàng niệu đạo sau trong CT niệu đạo màng
Biến chứng nhiễm trùng bìu, tầng sinh môn nặng khi đặt thông tiểu
không vô trùng trong cấp cứu chấn thương niệu đạo ( hoại thư bìu
Fournier)
Hoại thư bìu Fournier
CHẤN THƯƠNG SINH DỤC

1. Chấn thương dương vật


2. Chấn thương tinh hoàn
3. Chấn thương sinh dục phức tạp
CHẤN THƯƠNG DƯƠNG VẬT:

Nguyên nhân và cơ chế chấn thương:


-Gãy DV có thể xảy ra lúc giao hợp hay tự bẻ,

-Vỡ bao trắng thể hang lúc cương cứng làm máu trong thể
hang chảy thấm dưới mạc DV, hoặc nếu rách cả hai lớp
mạc sâu và mạc nông DV gây tụ máu dưới bìu, tầng sinh
môn, vùng bẹn hay trên xương mu.,

-Cần được phẫu thuật khâu lại bao trắng và dẫn lưu máu
tụ.
b.Triệu chứng lâm sàng:

-Triệu chứng cơ năng: sau tai


nạn lúc DV đang cương cứng,
bệnh nhân có cảm giác vỡ bục
ở DV, đau nhói và DV bắt đầu
sưng to lên.

-Triệu chứng thực thể: DV nằm


lệch một bên, sưng nề bầm
tím máu lan rộng xuống bìu,
tầng sinh môn, bẹn, ống bẹn,
sau xương mu…
Chẩn đoán hình ảnh học:
.Chụp thể hang: bơm thuốc vào thể hang thấy thuốc ra ngoài.

.MRI: thấy hình khuyết của thể hang.


.Siêu âm: thấy không lien tục của thể hang và máu thoát ra
ngoài.
c.Điều trị
Mục đích điều trị:
- Lấy hết máu tụ,
-Cắt lọc khâu cầm máu bao trắng thể hang chổ vỡ.

d.Biến chứng- di chứng


-Rối loạn dương cương: xơ hóa thể hang, đau khi
cương
-Biến dạng DV
-Dò hẹp niệu đạo
Chụp niệu đạo cản quang:Vỡ thể hang do giao hợp có
kèm tổn thương niệu đạo
Vỡ thể hang bên P tụ máu Vỡ thể hang bên T
dương vật và bìu
Hoại tử dương vật do vòng thắt
trong điều trị rối loạn dương
cương
(Couresty of Dr. S. Luengo)
Vết thương dương vật có tổn
thương niệu đạo do chó cắn
Xử lý cấp cứu trong
trường hợp bị cắt dương
vật
F. TINH HOÀN
1.1. Nguyên nhân
-Chấn thương và vết thương TH thường gặp ở lứa
tuổi dậy thì đến 40.
-Chấn thương nặng vùng bìu có thể gây vỡ bao
trắng TH có thể gây tụ máu rất nhiều quanh TH
-Chấn thương kín gây vỡ TH thường do lực tác
dụng mạnh đột ngột làm đẩy tinh hoàn về phía
xương mu.
1.2.Định bệnh
- Tiền sử chấn thương bìu,
-Khối u sưng ở bìu, đau, không thấu quang khi soi
đèn qua,
-Siêu âm bìu đánh giá mức độ thương tổn của tinh
hoàn
Siêu âm tinh hoàn

Hình ảnh siêu âm tinh hoàn Hình ảnh siêu âm tụ máu


bình thường trong tinh hoàn
MRI chấn thương vỡ tinh hoàn T + tụ máu bìu T
1.3.Điều trị
-Mục tiêu điều trị: bảo tồn càng nhiều mô chức
năng của TH càng tốt
-Trong chấn thương nặng phải được mổ khâu lại
bao trắng TH.
-Chấn thương bướu ác TH phải được mổ thám sát
vùng bẹn.
-Chấn thương nhẹ, khối máu tụ nhỏ, điều trị nội
khoa.
Siêu âm: vỡ tinh hoàn T
Chấn thương vỡ bao trắng tinh hoàn, phẫu thuật cắt lọc
khâu lại bao trắng
1.4.Biến chứng

-Khi TH bị tổn thương thì khả năng sinh tinh trùng


có thể bị giảm hoặc có thể vô sinh, sau 3 -9 tháng
có thể hồi lại.

-Một số trường hợp có khả năng vô sinh vĩnh viễn,


nên những người bị chấn thương TH cần theo dõi
tinh trùng đồ.
Máu tụ vùng môi lớn trong trường té ngồi vật
cứng ở phái nữ.
Chấn thương phúc tạp: vỡ bàng quang- niệu đạo- trực tràng,
mất da diện rộng do tai nạn giao thông: thường do xe cán
qua người.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu trong nước
1.Trần Ngọc Sinh (2005). Sổ tay tiệt niệu học lâm sàng. Nhà xuất bản y
học.
2.Nguyễn Bửu Triều, Trần Quán Anh (2002). Bệnh học giới tính nam. Nhà
xuất bản y học.
3.Vũ Lê Chuyên. Niệu khoa lâm sàng. Nhà xuất bản y học. 2002, tr282-
291.
Tài liệu nước ngoài
1.Spimak JP, Resnick MI: Urinary stones. Smith’ Urology. 1992, pp
278. 296.
Tài liệu trong nước
1.Trần Ngọc Sinh (2005). Sổ tay tiệt niệu học lâm sàng. Nhà xuất bản y
học.
2.Nguyễn Bửu Triều, Trần Quán Anh (2002). Bệnh học giới tính nam. Nhà
xuất bản y học.
3.Vũ Lê Chuyên. Niệu khoa lâm sàng. Nhà xuất bản y học. 2002, tr282-
291.
Tài liệu nước ngoài
1.Spimak JP, Resnick MI: Urinary stones. Smith’ Urology. 1992, pp
278. 296.
Câu hỏi lượng giá
CÂU 1: Các biến chứng sớm của chấn thương thận thường gặp:
a. Chảy máu.
b. Cao huyết áp.
c. Dò động tĩnh mạch,thận.
d.Thận trướng nước.

CÂU 2: Trong chấn thương thận kín:


a. Luôn luôn có tiểu máu.
b. Mức độ tiểu máu có thể không tương xứng với mức độ tổn thương nặng
cuả thận.
c. Luôn luôn có khối máu tụ vùng hông lưng.
d. Hầu hết các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa trong cấp cứu.
CÂU 3: Bệnh nhân bị chấn thương vùng hông lưng, sau tai nạn đau nhiều vùng
hông lưng P,sau tai nạn đau hông lưng nhiều, tiểu máu toàn dòng, trong nước
tiểu có máu cục. Chụp MSCT có cản quang( Hình 1) . Bệnh nhân được phân độ
chấn thương thận là:

a) Thì chụp khi chưa tiêm cản quang b) Thì chụp sau khi tiêm cản quang
Hình 1: MSCT bụng sau chấn thương.
a. Độ I
b. Độ II
c. ĐộIII
d. Độ IV
CÂU 4: Bệnh nhân được điều trị tích cực, giảm đau, thuốc cầm máu, kháng
sinh, dịch truyền… sau đó tình trạng sinh tồn ổn định, khối máu tụ không to
thêm, bớt đau, thái độ xử trí tiếp theo là:
a. Mổ cấp cứu nhanh khi dấu hiệu sinh tồn ổn định.
b. Mổ bán khẩn vào từ ngày 6- 12.
c. Điều trị nội khoa.
d. Chỉ làm kỹ thuật thuyên tắc mạch cầm máu.

CÂU 5: Gãy dương vật


a. Chỉ xảy ra khi dương vật đang cương.
b.Thường xảy ra lúc giao hợp, hay tự bẻ.
c.Thường chỉ cần điều trị nội khoa bảo tồn.
d. Câu a và b đúng.
CÂU 6: Dấu chứng nào sau đây gợi ý chấn thương niệu đạo tần sinh môn (niệu
đạo trước), ngoại trừ:
a. Té ngồi lên vật cứng, có khối máu tụ hình cánh bướm vùng tầng sinh môn.
b. Gãy xương chậu di lệch, biến dạng khớp mu.
c.Chảy máu ra lỗ sáo niệu đạo
d..Bí tiểu sau chấn thương

CÂU 7: Dấu chứng nào sau đây gợi ý chấn thương niệu đạo sau ( niệu đạo
màng).
a. Té ngồi lên vật cứng, có khối máu tụ hình cánh bướm vùng tầng sinh môn.
b. Gãy xương chậu di lệch, biến dạng khớp mu.
c.Chảy máu ra lỗ sáo niệu đạo, tụ máu nhiều vùng tiểu khung.
d. Chỉ có b và c đúng.
CÂU 8: Bệnh nhân có tiền sử té ngồi lên vật cứng gây chấn thương vùng tần sinh
môn, sau tai nạn bệnh nhân bị bí tiểu và chảy máu ở miệng niệu đạo. Bệnh nhân đã
được mở bàng quang ra da trong cấp cứu. Sau 2 tuần sau bệnh nhân được chụp x
quang niệu đạo- bàng quang ngược dòng (UCR) cho hình ảnh sau (Hình2). Bệnh nhân
được chẩn đóan là:

Hình Chụp niệu đạo – bàng quang ngược dòng (UCR)


a. Hẹp niệu đạo sau.
b.Hẹp niệu đạo tầng sinh môn không hòan tòan
c.Hẹp niệu đạo tầng sinh môn hòan tòan
d.Hẹp niệu đạo dương vật.
CÂU 9: Bệnh nhân bị chấn thương do bị đánh vào vùng dưới rốn trong lúc bàng
quang căng đầy nước tiểu (sau khi uống bia). Nhập viện trong tình trạng đau tức
hạ vị nhiều, không tự tiểu được,. Khám bụng có ấn đau và đề kháng hạ vị, gõ
đục vùng thấp, không có cầu bàng quang, không có hiệu gãy xương chậu. Hình
ảnh MSCT có cản quang (Hình 3) cho thấy hình ảnh:

Hình chụp bàng quang cản quang. Hình MSCT bụng có cản quang
a.Vỡ bàng quang trong phúc mạc
b.Vỡ bàng quang ngòai phúc mạc
c.Kết hợp cả hai a và b.
d.Tất cả đều đúng

You might also like