You are on page 1of 42

CƠ CHẾ ĐÔNG MÁU

BS: Hoàng Văn Phóng.


TT Huyet hoc - Truyen
máu

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


MỞ ĐẦU
Đông máu:
📫 Là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự
biến chuyển của một protein hoà tan thành
một gel rắn (sợi huyết). Hạn chế sự mất máu
ở nơi có tổn thương thành mạch.
📫 Là giai đoạn máu chuyển từ thể lỏng sang thể
đặc do sự chuyển fibrinogen thành fibrin
không hoà tan và các sợi fibrin này sẽ tạo ra
mạng lưới giữ các thành phần của máu tạo
nên cục đông.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


MỞ ĐẦU
■ Cơ chế đông máu thực sự có tính chất khoa
học đã được Alexander Schmidt đề xuất đầu
tiên năm 1896, sau đó Moravitz dựa vào đó
đã đưa ra một sơ đồ đông máu tóm tắt. Sơ
đồ này ngày nay về cơ bản vẫn còn giá trị
nhưng đã được phức tạp hoá và bổ sung
thêm nhiều nhờ những hiểu biết đặc biệt là
trong lĩnh vực sinh học phân tử. Tham gia
trong giai đoạn này chủ yếu là các yếu tố
đông máu của huyết tương.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
NHỮNG YẾU TỐ ĐÔNG MÁU

Yếu tố TLPT (KD) Nửa đời sống Nơi tổng hợp Dạng hoạt động

Yếu tố I (Fibrinogen) 340.000 90 giờ Gan Fibrinsubunit

Yếu tố II (Prothrombin) 72.000 60 giờ Gan Serine protease

Yếu tố V (Proacelerin) 330.000 12–36giờ Gan, Mẫu TC Đồng yếu tố

Yếu tố VII (Proconvectin) 48.000 4 – 6 giờ Gan Serine Protease

Yếu tố VIII (anti Hemophilia A 70 – 240.000 12 giờ Gan, lách Đồng yếu tố
factor)

Yếu tố IX (anti Hemophilia B 57.000 20 giờ Gan Serine protease


factor)

Yếu tố X 58.000 24 giờ Gan Serine protease


(Stuart factor)

Yếu tố XI (PTA) 160.000 40 giờ Gan Serine protease


Yếu tố XII (Hageman factor) 80.000 48–52giờ Gan Serine protease

Yếu tố XIII (fibrin stabilizing 320.000 3 – 5ngày Gan Transglutaminase


factor)

Prekallikrein 80.000 48–52giờ Gan Serine protease

Kininogen TLPT cao (HMWK) 120.000 6,5 ngày Gan Đồng yếu tố

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


NHỮNG YẾU TỐ ĐÔNG MÁU
Một số yếu tố đông máu trên có đặc điểm tương tự nhau, vì thế
chúng được chia thành 3 nhóm:
■ Nhóm 1: gồm các yếu tố I, V, VIII, XIII, những yếu tố này chịu
tác động của thrombin, mất hoạt tính trong quá trình đông máu.
■ Nhóm 2: (nhóm prothrombin) gồm các yếu tố II, VII, IX, X có
đặc điểm chung là cần vitamin K để tổng hợp, đòi hỏi Ca++
trong hoạt hoá, không bị tiêu thụ trong quá trình đông máu nên
có mặt trong huyết thanh (trừ yếu tố II), bền vững và tồn tại
trong huyết tương lưu trữ.
■ Nhóm 3: (nhóm tiếp xúc) gồm yếu tố XI, XII, prekallikrein, là
những yếu tố không phụ thuộc vitamin K, không đòi hỏi Ca++
trong quá trình hoạt hoá; bền vững và tồn tại trong huyết tơng
lưu trữ.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU

■ Quá trình hoạt hoá các yếu tố đông máu xảy ra liên
tiếp nhau như một dòng thác của một hệ thống
khuếch đại sinh học trong đó từ một lượng rất nhỏ
chất khởi đầu hoạt hoá, khuếch đại những yếu tố tiếp
theo, khi đã được hoạt hoá yếu tố sau lại hoạt hoá
tiếp yếu tố tiếp sau nữa để cuối cùng tạo nên một
mạng lưới fibrin lớn, bền vững củng cố cho nút cầm
máu ban đầu – nút TC không bền vững. Các yếu tố
đông máu được hoạt hoá bằng phản ứng thuỷ phân
protein, đa số dạng hoạt động khi đã được hoạt hoá là
men serine protease.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


Sơ đồ: Quá trình đông máu
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU

■ Quá trình đông máu có thể xảy ra theo 2 con đường


nội sinh và ngoại sinh, hai con đường này chỉ khác
nhau ở giai đoạn hình thành yếu tố X hoạt hoá.
■ 1. Con đường nội sinh (intrinsic pathway): Quá
trình đông máu được khởi đầu bằng hoạt hoá tiếp
xúc. Máu được tiếp xúc với những cấu trúc dưới nội
mạc như collagen hoặc những thành phần khác của
màng cơ bản. Trong quá trình tiếp xúc này, 3 yếu tố
đông máu huyết tương là XII, HMWK và prekallikrein
gắn với nhau tạo thành một phức hợp trên sợi
collagen của lớp dưới nội mạc.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU

■ Sau khi gắn với HMWK, yếu tố XII được hoạt


hoá trở thành men serine protease hoạt động
(XIIa). Tiếp đó XIIa tác động lên prekallikrein
thành kallikrein đồng thời tác động lên yếu tố
XI, hoạt hoá để chuyển nó thành dạng hoạt
động (XIa) và dẫn đến giải phóng bradykinin
là một chất giãn mạch mạnh có nguồn gốc từ
HMWK. Kallikrein được hình thành làm tăng
tốc độ chuyển XII thành XIIa, còn XIa hoạt
hoá yếu tố IX thành IXa.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU
■ Sự hoạt hoá yếu tố X để tạo thành Xa cần phức hợp
bộ tứ tenase gồm Ca++, yếu tố VIIIa, IXa và X trên bề
mặt của TC đã được hoạt hoá. Một trong những đáp
ứng của TC đã được hoạt hoá là bộc lộ
phosphatidylserin và phosphatidylinositol lên bề mặt
TC và tạo điều kiện thuận lợi để phức hợp tenase
hình thành. Yếu tố VIII trong quá trình này đóng vai trò
như một receptor cho phức hợp tenase, yếu tố VIII
được giới hạn như một đồng yếu tố trong dòng thác
đông máu. Sự hoạt hoá yếu tố VIII thành VIIIa xảy ra
khi có một luợng nhỏ thrombin, nếu đậm độ thrombin
tăng lên thì yếu tố VIII sẽ bị phân hủy bởi thrombin và
bị bất hoạt. Nhờ tác dụng kép này của thrombin mà
yếu tố VIII sẽ hạn chế sự lan tỏa của phức hợp tenase
và kiểm soát được dòng thác đông máu.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU
■ 2. Con đường ngoại sinh (extrinsic
pathway): còn gọi là con đường phụ thuộc
yếu tố tổ chức (tissue factor – dependent
pathway)
Yếu tố tổ chức (TF) là một lipoprotein màng tế
bào được bộc lộ sau khi tế bào bị tổn thương
tạo thành một phức hợp với yếu tố VII và Ca+
+. Trong phức hợp đó yếu tố VII được chuyển
thành dạng hoạt động (VIIa) d­ới tác dụng của
thrombin hoặc của yếu tố Xa.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU

Phức hợp của TF và yếu tố VIIa hoạt hoá yếu tố


X để chuyển thành yếu tố Xa, một b­ớc chính
trong dòng thác đông máu. Bên cạnh đó, phức
hợp này còn có tác dụng hoạt hoá trực tiếp yếu
tố IX thành IXa, tạo nên một cầu nối quan trọng
giữa con đường đông máu nội sinh và ngoại
sinh. Vì vậy, một cơ chế chính của các chất ức
chế con đường ngoại sinh là ức chế phức hợp
gồm TF-VIIa-Ca++-Xa.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU
3. Giai đoạn chung cho cả hai con đường.
■ Kết quả của hoạt hóa dòng thác đông máu theo
hai con đ­ờng đều dẫn đến hình thành yếu tố X
hoạt hóa (Xa). Xa sẽ chuyển prothrombin (yếu
tố II) ở dạng không hoạt động thành thrombin
(IIa) hoạt động. Sự hoạt hoá prothrombin diễn
ra trên bề mặt TC hoạt hoá với sự có mặt của
của phức hợp prothrombinase. Phức hợp này
bao gồm: phospholipid màng TC,
phosphatidylinositol và phosphattidylserine,
Ca++, yếu tố Va, Xa và prothrombin.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU

■ Yếu tố Va là đồng yếu tố cho phức hợp này và


đóng vai trò tương tự như vai trò của yếu tố VIII
với phức hợp tenase, yếu tố V đ­ợc hoạt hoá
thành Va khi có đậm độ thấp thrombin và bị bất
hoạt khi nồng độ thrombin tăng lên. Yếu tố Va
kết hợp với những receptor đặc hiệu trên bề
mặt những TC đã hoạt hoá ở dạng phức hợp
với prothrombin và yếu tố Xa. Thrombin đ­ợc
tạo ra có nhiều chức năng trong cầm máu, vai
trò cơ bản của nó là:
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU
■ Hoạt hoá yếu tố V, VIII và XIII
■ Gắn lên tế bào nội mạc, liên kết với thrombomodulin để hoạt
hóa protein C và protein S.
■ Thrombin kết hợp, hoạt hóa và dẫn đến giải phóng các PAR 1,
3 protein này cũng dẫn đến hoạt hoá dòng thác đông máu từ
đó làm tăng giải phóng các interleukin (IL1, IL6,...), tăng tiết các
phân tử kết dính trong tế bào (ICAM-1) và thành mạch (VCAM-
1). Thrombin còn làm tăng hoạt hoá TC và kết dính bạch cầu.
Thrombin cũng hoạt hoá chất ức chế tiêu sợi huyết có khả
năng hoạt hoá bởi thrombin (TAFI). TAFI được biết nh­là một
carboxypeptidase U (CPU) mà hoạt tính của nó là loại bỏ lysin
tại đầu C của các sản phẩm fibrin đã đ­ợc thoái giáng một phần,
dẫn đến giảm hoạt hoá plasminogen và do đó làm giảm mức
độ tiêu sợi huyết.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


CÁC GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU

■ Thrombin có tác dụng chuyển fibrinogen


thành fibrin, thrombin tác động thuỷ phân
fibrinogen tách fibropeptid A và fibropeptid B
ra khỏi chuỗi Aα và Bβ của fibrinogen tạo
thành fibrin monomer. Các fibrin monomer
được trùng hợp tạo thành một gel không hoà
tan đó là fibrin polymer. Dưới tác dụng của
yếu tố XIIIa (có hoạt tính men
transglutaminase) fibrin polymer được làm
bền vững và ổn định
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
QUÁ TRÌNH TIÊU SỢI HUYẾT
4. Giai đoạn tiêu sợi huyết:
■ Tiêu sợi huyết xảy ra ngay khi hệ thống đông
máu được hoạt hóa. Đây cũng là một phản ứng
sinh lý của cơ thể làm tan cục máu đông để trả
lại sự lưu thông của mạch máu sau một đáp
ứng cầm máu ở nơi thành mạch bị tổn thương.
Cũng như các yếu tố đông máu huyết tương,
các yếu tố tham gia trong giai đoạn tiêu sợi
huyết có sẵn trong huyết tương nhưng ở dạng
không hoạt động.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
QUÁ TRÌNH TIÊU SỢI HUYẾT
■ Giai đoạn tiêu sợi huyết là giai đoạn trong đó
chất tiền tiêu sợi huyết của huyết tương
(plasminogen) được chuyển thành dạng hoạt
động (plasmin).
■ Plasmin có tác dụng phân hủy làm tiêu lưới sợi
fibrin và làm tan cục máu đông. Plasminogen là
zymogen của plasmin, được tổng hợp từ tế bào
gan, có mặt trong huyết tương, TC và tế bào
nội mạc mạch máu.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


QUÁ TRÌNH TIÊU SỢI HUYẾT
■ Plasminogen được chuyển thành plasmin bởi
các chất hoạt hoá plasminnogen trong đó hai
chất quan trọng nhất trong cơ thể là t-PA
(tissue plasminogen activator - chất hoạt hoá
plasminogen tổ chức) được sản xuất chủ yếu
bởi tế bào nội mạc và urokinase được tổng
hợp từ tế bào thận dưới dạng tiền chất pro-
urokinase. Hiệu quả xúc tác của t-PA và
urokinase tăng lên gấp nhiều lần khi có mặt
fibrin, nhờ đó hiện tượng tiêu fibrin chỉ khu trú
tại nơi có cục máu

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


QUÁ TRÌNH TIÊU SỢI HUYẾT

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


QUÁ TRÌNH TIÊU SỢI HUYẾT
Bình thường trong máu lưu thông, plasmin không
được tạo ra, pro-urokinase không hoạt động,
t-PA cũng có rất ít tác dụng với plasminogen vì
nó chỉ phát huy hiệu lực khi gắn lên lưới sợi
fibrin. Khi fibrin của cục đông xuất hiện lập tức
xảy ra hiện tượng kích hoạt plasminogen, sự
hình thành plasmin được kiểm soát rất chặt chẽ
và lúc đầu chỉ khu trú ngay tại cục đông là nơi
có fibrin..

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


QUÁ TRÌNH TIÊU SỢI HUYẾT
■ Như vậy, chính fibrin là chất kích thích chủ yếu
và quan trọng nhất để khởi phát sự hoạt hoá
plasminogen và dẫn đến quá trình tiêu fibrin.
Tất cả các chất hoạt hoá plasminogen (t-PA,
urokinase) đều thực hiện việc hoạt hoá theo cơ
chế là cắt phân tử plasminogen tại vị trí liên kết
arginin (acid amin số 561) và lysin (acid amin
số 562) để tạo thành plasmin

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


QUÁ TRÌNH TIÊU SỢI HUYẾT
Phản ứng hoạt hoá plasminogen thành plasmin
xảy ra ngay tại chỗ để thực hiện việc tiêu sợi
fibrin của cục đông, phần dư kết hợp ngay với
những chất kháng plasmin thành phức hợp
không hoạt động và vì vậy không có plasmin tự
do lưu hành. Plasmin có tác dụng với cả fibrin
và fibrinogen qua một loạt phản ứng phân huỷ
protein để tạo nên những sản phẩm thoái giáng
có trọng lượng phân tử thấp, hoà tan bao gồm
những mẩu X, Y, D, E và D-dimer.

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


QUÁ TRÌNH TIÊU SỢI HUYẾT
Quá trình tiêu fibrin trong cơ thể được
điều hoà bởi các chất ức chế hoạt hoá
plasminogen (TAFI-thrombin activatable
fibrinolysis inhibitor-chất ức chế tiêu sợi
huyết có khả năng hoạt hoá bởi
thrombin).

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


MỘT SỐ XÉT NGHIỆM THĂM DÒ
1. Con đường nội sinh:
Thời gian máu đông.
Thời gian Howell.
Thời gian hoạt hoá Thromboplastin từng phần.
APTT.
2. Con đường ngoại sinh:
PT. Tỷ lệ Prothrombin, Thời gian Quick, INR.
3. Con đường chung:
TT: Thời gian Thrombin, Fibrinogen…

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


www.nihbt.org.vn

www.nihbt.org.vn

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.


© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.
Thank you
and
have a nice day ahead!

© 2007 HORIBA, Ltd. All rights reserved.

You might also like