You are on page 1of 54

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA Y DƯỢC

HỌC PHẦN: DƯỢC LÝ – LỚP RHM21

Thuốc tác dụng trên quá trình


đông máu và tiêu fibrin

ThS.DS. Phạm Công Khanh


Ngày: 25/11/2023
1
NỘI DUNG BÀI GIẢNG

A CƠ CHẾ ĐÔNG MÁU

B THUỐC LÀM ĐÔNG MÁU: VITAMIN K

C CÁC NHÓM THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU

D CÁC NHÓM THUỐC CHỐNG KẾT TẬP TIỂU CẦU

E THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT (THUỐC TIÊU FIBRIN)

2
A. CƠ CHẾ ĐÔNG MÁU

3
A. Cơ chế đông máu

Cơ chế cầm máu: Cầm máu là làm ngừng chảy máu do tổn thương thành mạch

Sự co mạch máu: co mạch


máu để giảm sự mất máu

Sự thành lập nút tiểu cầu

Sự thành lập huyết khối: hay


cơ chế đông máu

4
A. Cơ chế đông máu

Sự thành lập nút tiểu cầu

• Bước 1: Tiểu cầu gắn vào nội mạc thành mạch bị tổn
thương (lớp collagen bị phơi bày thông qua receptor
GPI (glycoprotein I), tạo cục máu trắng bít vết thương
để cầm máu tạm thời.
• Bước 2: Sau khi tiểu cầu gắn vào nội mạc, tiểu cầu
được hoạt hóa và phóng thích các chất kích thích kết
tụ tiểu cầu như: ADP, thromboxan A2.
• Bước 3: Các tiểu cầu tiếp tục gắn kết với nhau thông
qua receptor GPIIb/IIIa trên bề mặt tiểu cầu với
fibrinogen

5
A. Cơ chế đông máu

Cơ chế đông máu

Đông máu là quá trình máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc nhờ chuyển fibrinogen hòa tan
trong huyết tương thành fibrin không hòa tan dưới xúc tác của thrombin.
Quá trình đông máu xảy ra qua 3 giai đoạn:
• Giai đoạn I: hình thành prothrombinase, có thể thông qua con đường nội sinh hoặc ngoại sinh.
• Giai đoạn II: hình thành thrombin từ prothrombin.
• Giai đoạn III: hình thành fibrin từ fibrinogen

6
A. Cơ chế đông máu

Cơ chế đông máu

7
A. Cơ chế đông máu

Thuốc tác
động lên giai
đoạn đông
máu

Thuốc tiêu
sợi huyết
Thuốc tác
động vào giai
đoạn tiểu cầu

8
A. Cơ chế đông máu

Ở ĐK bình thường, QT hình thành


các cục đông (tạo fibrin) luôn cân
bằng với QT tan cục đông (tiêu
fibrin).
• Hoạt hoá quá mức quá trình tạo
fibrin => bệnh lý huyết khối
• Hoạt hoá bất thường của quá
trình tiêu fibrin => biến chứng
chảy máu

9
A. Cơ chế đông máu

10
A. Cơ chế đông máu

Đau thắt ngực,


Đột quỵ nhồi máu cơ tim

Huyết khối động mạch: cục


máu đông giàu tiểu cầu
=> dùng thuốc chống kết
tập tiểu cầu

11
A. Cơ chế đông máu

• Huyết khối tĩnh mạch: cục


máu đông giàu fibrin
=> thuốc chống đông máu

Huyết khối tĩnh mạch sâu


và thuyên tắc phổi

12
B. THUỐC LÀM ĐÔNG MÁU: VITAMIN K

13
Vitamin K

Vitamin tan trong dầu, được tổng hợp ở gan


• Vitamin K1 (phylloquinone = phytomenadion): có ở thực vật như bắp cải, cà chua
• Vitamin K2 (menaquinone): do vi khuẩn đường ruột tổng hợp
• Vitamin K3 (menadione): nguồn gốc tổng hợp

14
Vitamin K

Dược động học

• Tan trong dầu, cần acid mật, dịch tụy nhũ hóa
mới hấp thu, thông qua hệ bạch huyết vào máu
• Vitamin K tổng hợp tan được trong nước, đi trực
tiếp vào máu
• Thuốc xuất hiện tác dụng sau tiêm 1 – 2 giờ hoặc
sau uống 6 – 12 giờ, kéo dài 8 – 12 giờ
• Thải qua mật, dưới dạng liên hợp với acid
glucuronic và một phần thải qua thận (15%)

15
Vitamin K

Tác dụng

• Vitamin K: giúp cho gan tổng hợp các


yếu tố đông máu như: II, VII, IX, X
• Cơ chế: Bình thường các yếu tố II, VII, IX
và X ở dạng tiền chất. Khi có mặt
vitamin K với vai trò cofactor cần thiết
cho enzyme ở microsom gan xúc tác
chuyển các tiền chất thành các chất có
hoạt tính
• Đối kháng tác dụng, giải độc warfarin

16
Vitamin K

Chỉ định điều trị

• Chảy máu do giảm prothrombin máu thứ phát: sau ngộ độc các thuốc coumarin, indandion,
salicylate
• Chảy máu ở trẻ sơ sinh
• Chảy máu do dùng thuốc chống đông
• Cơ thể kém hấp thu vitamin K (bệnh gan, mật…) hoặc thiếu vitamin K do loạn khuẩn
• Chuẩn bị cho người bệnh sắp phẫu thuật
• Không dùng vitamin K nếu chảy máu không phải do thiếu vitamin K (chảy máu do chấn
thương, loét dạ dày tá tràng hoặc thủng dạ dày, sốc mất máu)

17
Vitamin K

Chỉ định điều trị

Vitamin K1 Vitamin K1
1 mg/ml 10 mg/ml

18
C. CÁC NHÓM THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU

19
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

1. Heparin (UFH)/Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)


2. Thuốc kháng vitamin K (VKA = Vitamin K antagonists)
3. Thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp (DOACs = Direct Oral Anticoagulants)
 Thuốc ức chế thrombin trực tiếp (DTIs): Dabigatran
 Thuốc ức chế yếu tố Xa: rivaroxaban, apixaban, edoxaban

20
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

Con đường nội sinh Con đường ngoại sinh

XII Yếu tố mô

Rivaroxaban
Edoxaban
Apixaban

Thuốc kháng vitamin K Dabigatran


Thuốc ức chế thrombin trực tiếp
Thuốc ức chế yếu tố Xa

Techniques in Regional Anesthesia and Pain Management. 2006; 10:30-39

21
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

1. Heparin (UFH)/Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)

Cơ chế tác dụng:


• Antithrombin (trong máu) có tác dụng chống đông do ức chế tác dụng của thrombin (IIa) và
các yếu tố IXa, Xa, XIa, XIIa.
• Heparin tạo phức với Antithrombin => Tăng tác dụng lên 1.000 lần => Tác dụng chống đông

22
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

1. Heparin (UFH)/Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)

Heparin không phân Heparin trọng lượng phân tử


đoạn thấp
Unfractionated Heparin Low Molecular Weight Heparins
= UFH = LMWH

Là một hỗn hợp không Được bào chế bằng cách khử
đồng nhất những chuỗi polyme heparin không phân đoạn
mucopolysaccharide có tạo các chuỗi mucopolysaccharide
chiều dài khác nhau (trọng ngắn (trọng lượng phân tử từ 2.000
lượng phân tử từ 3.000 đến đến 9.000 Dalton, trung bình 4.500
30.000 Dalton, trung bình Da)
15.000 Dalton)

23
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

1. Heparin (UFH)/Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)

Khác biệt về cơ chế tác dụng giữa UFH và LMWH:

24
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

1. Heparin (UFH)/Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)

25
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

1. Heparin (UFH)/Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)

Thuốc Heparin Enoxaparin


Đường dùng Tiêm tĩnh mạch (IV) Tiêm dưới da (SC)
Sinh khả dụng 20-30 % (tiêm dưới da) 90 - 100% (tiêm dưới da)
Phân bố Gắn nhiều protein huyết tương Ít gắn protein huyết tương
Chuyển hóa Chủ yếu ở gan Chủ yếu ở gan
Thải trừ Thận Thận
T1/2 Biến đổi giữa các cá thể, thường 90- 4
120 phút
Tỉ lệ anti Xa/IIa 1:1 4:1

Không dự báo được Nguy cơ chảy máu


hiệu lực thuốc và giảm và không cần
nguy cơ chảy máu theo dõi XN

26
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

1. Heparin (UFH)/Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)

Heparin
• Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu trong giai đoạn cấp, bao gồm thuyên tắc động mạch
phổi
• Nhồi máu cơ tim, đau thắc ngực không ổn định,
Chỉ định
• Dự phòng huyết khối tĩnh mạch và/hoặc động mạch trong phẫu thuật
• Dự phòng đông máu trong lọc máu ngoài thận hoặc lọc máu ngoài cơ thể
• Dự phòng đông máu trong can thiệp qua da bệnh lý động mạch và tĩnh mạch
• Tiền sử giảm tiểu cầu nặng khi dùng heparin/LMWH
• BN có bệnh lý dễ chảy máu bẩm sinh
Chống chỉ
• BN có tổn thương cơ quan dễ chảy máu
định
• BN chảy máu nội sọ
• Tăng huyết áp nặng khó kiểm soát
Tác dụng • Chảy máu
không mong • Giảm tiểu cầu do heparin
muốn • Loãng xương

27
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

1. Heparin (UFH)/Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)

Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)

• Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch


• Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi
Chỉ định
• Điều trị đau thắc ngực không ổn định và NMCT cấp không có ST chênh lên (NSTEMI)
• Điều trị NMCT cấp có ST chênh lên (STEMI)

• Tiền sử giảm tiểu cầu nặng khi dùng heparin/LMWH


Chống chỉ • Hiện đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu do rối loạn đông máu
định • Tổn thương các cơ quan dễ chảy máu
• Chảy máu nội sọ

Tác dụng • Chảy máu


không mong • Giảm tiểu cầu do heparin
muốn • Nguy cơ loãng xương

28
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

1. Heparin (UFH)/Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH)

Heparin LMWH
Nguy cơ chảy máu cao Nguy cơ chảy máu thấp
Nguy cơ giảm tiểu cầu cao Nguy cơ giảm tiểu cầu thấp
Nguy cơ loãng xương cao Nguy cơ loãng xương thấp

Theo dõi tác dụng chống đông bằng chỉ số Ít khi cần thiết theo dõi các chỉ số đông
thời gian aPTT máu

Tác dụng bị trung hòa 100% bởi protamine Tác dụng bị trung hòa 60% bởi protamine
sulfat sulfat

29
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

2. Thuốc kháng vitamin K

Cơ chế tác dụng:


• Ức chế sinh tổng hợp các yếu tố đông máu
phụ thuộc vitamin K: II, VII, IX, X
• Có tác dụng chống đông sau 2-7 ngày từ
khi sử dụng thuốc

30
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

2. Thuốc kháng vitamin K

Đặc điểm chung về Dược động học:


• Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa => Uống
• Liên kết mạnh với protein huyết tương (> 90%)
• Thời gian bán thải dài
• Thời gian tác dụng kéo dài 2-5 ngày
• Chuyển hóa qua gan tạo chất chuyển hóa mất
hoạt tính
• Thuốc qua nhau thai & sữa mẹ => dị tật
• Thải trừ qua thận (một phần qua phân)

31
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

2. Thuốc kháng vitamin K

Warfarin Acenocoumarol
Thời gian đạt nồng độ
~ 4 giờ 1-3 giờ
đỉnh/máu
Thời gian đạt đạt tác dụng
5 đến 7 ngày 36-48 giờ
chống đông đầy đủ
S-warfarin (dạng hoạt tính chính):
Chuyển hóa chủ yếu qua CYP2C9 CYP450 (chủ yếu CYP2C9)
R-warfarin: CYP1A2 và CYP3A4"
T1/2 36-42 giờ 8-11 giờ
Nước tiểu (92%, chủ yếu dưới dạng
Phần lớn qua nước tiểu (60%
Thải trừ chất chuyển hóa có hoạt tính yếu
dưới dạng chất chuyển hóa)
hơn thuốc mẹ)
Uống 1 lần/ngày, vào cùng một thời Uống 1 lần/ngày, vào cùng một
Cách dùng
điểm mỗi ngày. thời điểm mỗi ngày.
Theo dõi INR INR

32
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

2. Thuốc kháng vitamin K

Thuốc kháng vitamin K (acenocoumarol)

• Dự phòng đột quỵ ở BN rung nhĩ do bệnh van tim và không do bệnh van tim
• Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, huyết khối động mạch phổi
Chỉ định • Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật khớp háng, khớp gối
• Van tim cơ học nhân tạo
• Van tim sinh học trong 3 tháng đầu

Liều dùng • Acenocoumarol: 0,5 – 12 mg/ngày, hiệu chỉnh liều theo chỉ số INR

Chống chỉ • Mới đột quỵ não, huyết áp không kiểm soát được, xơ gan, có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa
định • Cân nhắc lợi ích – nguy cơ nếu việc sử dụng chống đông là cần thiết

Tác dụng • Chảy máu


không mong • Dị ứng: viêm da, viêm niêm mạc,
muốn • Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt

33
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

3. Thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp

Cơ chế tác dụng:


 Thuốc ức chế thrombin trực tiếp (DTIs): dabigatran
 Thuốc ức chế yếu tố Xa: rivaroxaban, apixaban, edoxaban

34
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

3. Thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp Dược động học:

Dabigatran Rivaroxaban Apixaban Edoxaban


Tên thương mại Pradaxa Xarelto Eliquis Lixiana

Prodrug Có Không Không Không

Thời gian đạt nồng


1 giờ (kéo dài tới 2 giờ bởi thức ăn) 2-4 giờ 3-4 giờ 1-2 giờ
độ đỉnh/máu
Sinh khả dụng 6% 80% 50% 62%
Ảnh hưởng của thức Chậm hấp thu (nhưng không giảm
Tăng hấp thu Không Không
ăn lên hấp thu mức độ hấp thu)
chuyển hóa ít qua
Chuyển hóa Gan (thủy phân, glucuronid hóa) CYP3A4/5 và CYP2J2 CYP3A4
CYP3A4
12-17 giờ
14-17 giờ ở người cao tuổi 5-9 giờ (người cao tuổi:
T1/2 ~ 12 giờ 10-14 giờ
Suy thận nhẹ - trung bình: 15-18 giờ 11-13 giờ)
Suy thận nặng: 28 giờ
66% qua nước tiểu, 28%
Thải trừ Qua thận 80%. 27% qua thận Qua thận 50%
qua phân
Antidote Idarucizumab Andexanet alfa Andexanet alfa Andexanet alfa

35
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

3. Thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp

Dược động học:

Effect of food on the


pharmacokinetic of DOACs. (a)
Rivaroxaban; (b) Dabigatran; (c)
Apixaban; (d) Edoxaban. Food
determines a significant increase of
rivaroxaban exposure (Cmax and
AUC) and a delay of dabigatran
absorption (Tmax)

36
C. Các nhóm thuốc chống đông máu

3. Thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp Chỉ định điều trị

Dabigatran Rivaroxaban Apixaban Edoxaban


Chỉ định được • Dự phòng đột quỵ • Dự phòng đột quỵ ở BN rung nhĩ • Dự phòng đột quỵ ở • Dự phòng đột
FDA chấp ở BN rung nhĩ • Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu BN rung nhĩ quỵ ở BN rung
thuận • Điều trị huyết khối và thuyên tắc phổi • Dự phòng huyết khối nhĩ
tĩnh mạch sâu và • Dự phòng tái phát huyết khối sau thay khớp háng • Điều trị huyết
thuyên tắc phổi tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi và thay khớp gối khối tĩnh mạch
• Dự phòng tái phát • Dự phòng huyết khối sau thay • Điều trị huyết khối sâu và thuyên tắc
huyết khối tĩnh khớp háng và thay khớp gối tĩnh mạch sâu và phổi
mạch sâu và • Dự phòng huyết khối ở BN nặng thuyên tắc phổi
thuyên tắc phổi • Dự phòng biến cố tim mạch ở • Dự phòng tái phát
• Dự phòng huyết BN bệnh mạch vành mạn/bệnh huyết khối tĩnh mạch
khối sau thay khớp động mạch ngoại biên sâu và thuyên tắc
háng phổi

Chen, A., Stecker, E., & A Warden, B. (2020). Direct Oral Anticoagulant Use: A Practical Guide to Common Clinical Challenges. Journal of the American Heart Association, 9(13), e017559.

37
D. CÁC NHÓM THUỐC CHỐNG KẾT TẬP TIỂU CẦU

38
D. Các nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu

39
D. Các nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu

40
D. Các nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu

Cơ chế tác dụng Thuốc ức chế thụ thể GP


IIb/IIIa
Aspirin Thuốc ức chế thụ thể • Ức chế thụ thể GP IIb/IIIa
• Ức chế tổng hợp P2Y12 của tiểu cầu, ức chế sự kết
thromboxane A2 thông • Ức chế sự gắn kết của tập
qua ức chế không thuận ADP vào thụ thể P2Y12
nghịch cyclooxygenase-1 trên tiểu cầu
tiểu cầu

41
D. Các nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu

Cơ chế tác dụng

TICAGRELOR
KHÔNG yêu cầu chuyển hoá để
Chất có hoạt tính
thành dạng có hoạt tính
Chất chuyển hóa trung gian
Tiền thuốc

Oxi hóa
phụ thuộcCYP
TICAGRELOR CYP3A4/5
CYP2B6
CYP2C19
Thủy phân CYP2C9 Gắn kết
bởi esterase CYP2D6
Tiểu cầu
Prasugrel
Clopidogrel P2Y12
Oxi hóa Oxi hóa
phụ thuộcCYP phụ thuộcCYP
CYP1A2 CYP2C19
CYP2B6 CYP3A4/5
Tiền thuốc CYP2C19 CYP2B6

42
D. Các nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu

Dược động học


Aspirin Prasugrel Clopidogrel Ticagrelor Cangrelor
> 85% > 80 > 50 36 100
Sinh khả dụng
(tiêm)
Viên phóng thích nhanh: Chất chuyển hóa có ~ 0,75 giờ Thuốc mẹ: 1,5 giờ Trong vòng
~1 - 2 giờ hoạt tính: ~30 phút (1 - 4 giờ) 2 phút
Thời gian đạt nồng
Viên bao tan trong ruột: (1,5 giờ với bữa ăn Chất chuyển hóa
độ đỉnh/máu
3 - 4 giờ nhiều chất có hoạt tính : 2,5
béo/nhiều calo) giờ (1,5 - 5 giờ)
Thời gian tác dụng Kéo dài suốt thời gian 5-9 ngày sau khi ~5 ngày sau khi 3-4 ngày Trong vòng
(thời gian chức năng tồn tại của tiểu cầu ngừng sử dụng ngừng thuốc 1 giờ
tiểu cầu trở lại bình (~10 ngày)
thường)
Thuốc mẹ: 15-20 phút; ~ 7 giờ (2-15 giờ) Thuốc gốc: ~6 giờ; Thuốc gốc: ~7 ~3 - 6 phút
Salicylat (phụ thuộc vào Dẫn xuất axit giờ; chất chuyển
T1/2 liều): 3 giờ với liều thấp cacboxylic: ~8 giờ hóa có hoạt tính:
hơn (300 đến 600 mg) Dẫn xuất thiol: ~30 ~9 giờ
phút;
Nước tiểu (75% - axit Nước tiểu (68%), Nước tiểu (50%); Phân (58%); nước Nước tiểu
Thải trừ salicyluric, 10% - axit phân (27%) phân (46%) tiểu (26%) (58%); phân
salicylic) (35%)

43
D. Các nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu

Dược động học


Thời gian tối thiểu ngưng thuốc ƯCKTTC trước phẫu thuật

2017 ESC focused update on dual antiplatelet therapy in coronary artery disease developed in collaboration with EACTS
44
D. Các nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu

Chỉ định điều trị

Aspirin
• Dự phòng thứ phát bệnh tim mạch
• Cơn đau thắt ngực, sau can thiệp động mạch vành qua da hoặc phẫu thuật
Chỉ định cầu nối chủ vành, sau nhồi máu cơ tim
• Đột quỵ thiếu máu não
• Bệnh động mạch ngoại biên
Liều thường
75 – 100 mg/ngày
dùng
Tiền sử dị ứng aspirin, loét dạ dày – tá tràng đang hoạt động, xuất huyết tiêu hóa
Chống chỉ
gần đây, đột quỵ xuất huyết não gần đây, các rối loạn về đông máu, giảm tiểu
định
cầu, bệnh lý gan nặng

Thận trọng Hen phế quản, tăng huyết áp không kiểm soát, tiền sử loét dạ dày – tá tràng

45
D. Các nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu

Chỉ định điều trị

Clopidogrel Ticagrelor Prasugrel


• Dự phòng thứ phát các biến
cố tim mạch ở BN sau NMCT, • Phối hợp aspirin dự phòng
đột quỵ thiếu máu não, bệnh • Phòng ngừa biến cố huyết biến cố huyết khối trong hội
động mạch ngoại biên khối do xơ vữa động mạch chứng động mạch vành cấp
Chỉ định
• NMCT ST chênh lên trong hội chứng động mạch có chỉ định can thiệp mạch
• NMCT không ST chênh lên vành cấp (phối hợp aspirin) vành qua da thì đầu hoặc trì
• Sau can thiệp mạch vành qua hoãn
da
Liều thường Liều nạp: 300-600 mg Liều nạp: 180 mg Liều nạp: 60mg
dùng Liều duy trì: 75 mg/ngày Liều duy trì: 90 mg x 2 lần/ngày Duy trì: 10 mg/ngày
Mẫn cảm prasugrel, tiền sử đột
Mẫn cảm với clopidogrel, RL Quá mẫn, xuất huyết đang tiến
quỵ não hoặc thiếu máu não cục
Chống chỉ định chức năng gan nặng, xuất huyết triển, tiền sử chảy máu nội sọ,
bộ thoáng qua, rối loạn về máu,
đang tiến triển suy gan nặng
suy giảm chức năng gan nặng
Thận trọng: BN có nguy cơ xuất
Thận ADR: xuất huyết, khó thở, tăng Thận trọng: BN ≥ 75 tuổi, suy
huyết cao, đột quỵ não mới, suy
trọng/ADR acid uric máu, tiêu chảy… thận, suy gan mức độ trung bình
thận

46
E. THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT (THUỐC TIÊU FIBRIN)

47
E. Thuốc tiêu sợi huyết

Cơ chế tác dụng

• Hoạt hóa plasminogen thành plasmin. Plasmin làm tiêu fibrin và có tác dụng làm tan cục
máu đông.

Được chia thành 2 loại:


 Các tác nhân đặc hiệu fibrin: alteplase
(tPA), reteplase, tenecteplase, xúc tác sự
chuyển hóa plasminogen trong trường
• SK: Streptokinase
hợp có fibrin • rt-PA: reteplase
 Các tác nhân không đặc hiệu fibrin: • tPA: alteplase
• TNK: tenecteplase
Streptokinase, xúc tác cho quá trình tiêu
sợi huyết toàn thân

48
E. Thuốc tiêu sợi huyết

Đặc điểm

49
E. Thuốc tiêu sợi huyết

Actilyse 50mg (alteplase)

50
E. Thuốc tiêu sợi huyết

Chỉ định điều trị

Nhồi máu Thuyên tắc Đột quỵ Huyết khối


cơ tim phổi cấp thiếu máu kẹt van tim cơ
não cấp học & stent

51
E. Thuốc tiêu sợi huyết

Chống chỉ định

Chống chỉ định lâm sàng


 Tiền sử xuất huyết nội sọ
 HA tâm thu trước điều trị > 185 mmHg Chống chỉ định trên hình ảnh
 HA tâm trương trước điều trị > 100 mmHg Xquang
 Cải thiện các dấu hiệu thần kinh nhanh chóng  Có chứng cứ xuất huyết nội
 Triệu chứng thần kinh nhẹ như rối loạn cảm giác đơn thuần
sọ trên CT scan não
 Triệu chứng gợi ý xuất huyết khoang dưới nhện
 Đột quị hoặc chấn thương nặng trong vòng 3 tháng trước Chống chỉ định theo các xét
 Xuất huyết tiêu hóa hoặc tiết niệu trong vòng 21 ngày trước nghiệm
 Phẩu thuật quan trọng trong 14 ngày trước  Prothrombin time > 15s (hoặc
 Chọc kim động mạch ở các vị trí không đè ép trong vòng 7 ngày international normalized ratio
trước > 1,7)
 Nhồi máu cơ tim gần đây
 Số lượng tiểu cầu < 100 x 109
 Co giật khi khởi phát đột quị
 Đang sử dụng kháng đông đường uống /L
 Sử dụng heparin trong vòng 48 giờ trước  Tăng PTT
 NIHSS > 24 điểm hoặc NIHSS < 4 điểm  Glucose máu < 50 mg/dl
 Tuổi > 80
52
E. Thuốc tiêu sợi huyết

Chống chỉ định

53
Ds. Phạm Công Khanh
Email: pckhanh304@gmail.com

54

You might also like