You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUY HOẠCH

Với giải pháp chiến lược này,vượt qua thách thức 3S và từ những căn
nhà ở xã hội ban đầu,chúng ta sẽ thành công trong việc hình thành
những căn nhà ở trung lưu nhờ chính sự hợp tác của các hộ gia đình
trong thời gian ngắn ,với những thiết kế khác nhau nhưng đều có cùng
một nguyên tắc……..

SVTH : LƯU THỊ THANH HẰNG


MSSV:12510504293
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2016 GVHD: Thầy ĐỖ PHÚ HƯNG
MỤC LỤC
A.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI …………………………………………………………………………....2
GIỚI THIỆU về đề tài nhà ở xã hội cho người có thu nhập không cao trong thành
phố……………………………………………………………………………….…2
I-Tính cấp thiết………………………………………………………………………….....3
II-Mục tiêu của đề tài…………………………………………………………….……...3
III-Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………...3
IV-Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………..3
V-Ý nghĩa của đề tài……………………………………………………………………..4
B.XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU …………………………………………4
I-Định nghĩa nhà ở xã hội……………………………………………………………….4
II-Bài toán lớn ……………………………………………………………………………..4
III-Khu vực chọn nghiên cứu……………………………………………………………5
IV-Xác định vấn đề……………………………………………………………………....6
C.TIẾP CẬN,PHÂN TÍCH,ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
VÀ CÁC GIẢI PHÁP ………………………………………………………………..6
I-Thu thập dữ liệu …………………………………………………………………………6
1. Các nguồn dữ liệu ……………………………………………………………....6
2. Thu thập dữ liệu từ người dân………………………….………………………6
3. Kết quả khảo sát …………………………………………………………………7
II-Tìm hiểu,phân tích vấn đề và giải pháp …………………………….…………….7
1. Giải pháp 1…………………………………………………………….…………..7
2. Giải pháp 2…………………………………………………………….…………..8
3. Lập luận và tìm ra giải pháp mới phù hợp……………………….…………8
3.1 .Lập luận……………………………………………………………….………8
3.2 .Điều chỉnh lại vấn đề……………………………………………….………8
a. Câu hỏi 1…………………………………………………………….….....8
b. Câu hỏi 2…………………………………………………………….……12
Hình thành giải pháp mới “ Một nửa căn nhà sống tốt”……………13
III- Giải pháp mới “ Một nửa căn nhà sống tốt”…………………………………..14
1. Cơ sở khoa học……………………………………………………………….....14
2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………..….16
- Dự án 1…………………………………………………………………………16
- Dự án 2…………………………………………………………………………18
- Dự án 3……………………………………………………………….………...20
Bài học kinh nghiệm…………………………………………………….……….….24
3. Cơ sở pháp lý………………………………………………………….………….24
D.KẾT LUẬN ………………………………………………………………….…………25

PHỤ LỤC : Bảng câu hỏi khảo sát người dân sống trong khu vực hẻm 3,đường D1,quận
Bình Thạnh,thành phố Hồ Chí Minh…………………………….…………28
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...………30

A- GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI :


GIỚI THIỆU:

1
 Năm 2016, nền kinh tế ngày càng phát triển,người dân di chuyển vào thành phố càng tăng,
dù việc di chuyển liên tục vào thành phố không phù hợp với quy hoạch,trái với các quy luật
phân bố dân cư, thì điều đó vẫn đang diễn ra và khó có thể phân bố lại. Điều đó dẫn đến
nhu cầu nhà ở của người dân cũng tăng cao.
 Nhưng có một nghịch lý đang xảy ra nhan nhản là rất nhiều dự án nhà ở xã hội,nhà tái
định cư,chung cư cho người thu nhập thấp bị chính người
dân thờ ơ,không mấy mặn mà với lý do được tìm thấy nhiều
nhất là giá nhà quá cao.
 Đối với những dự án tái định cư thì thường không nhận
được sự “gật đầu” của người dân nhưng vẫn tiếp tục đổ số
vốn không nhỏ vào xây dựng chung cư,để khi hoàn thành lại
phải bỏ trống và xử lý hậu quả trong khi các hộ gia đình vẫn
phải sống trong các khu ổ chuột,khu nhà xuống cấp hoặc các
khu nhà ở trái phép.

Các loại hình nhà ở xã hội trong đô thị


Bài toán nhà ở xã hội là bài toán phải giải quyết và phải được
sự đồng thuận từ những người dân- đối tượng của nhà ở xã
hội.

I- TÍNH CẤP THIẾT:

 Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh,người dân ở ngoại thành,các tỉnh khắp đất nước
di chuyển vào thành phố mỗi năm một tăng.
 Ngay cả khi việc di chuyển liên tục vào thành phố không phù hợp với quy hoạch,trái
với các quy luật phân bố dân cư, thì điều đó vẫn đang diễn ra và khó có thể phân bố
lại.
CBRE khảo sát thực tế ở Hà Nội và giả
định chỉ có 10% trong số 3,1 triệu
người có việc làm có nhu cầu nhà ở thì
đã có hơn 300.000 người dân cần nhà.

 Thực tế cho thấy là


người dân sống trong thành
phố có mức sống tốt hơn ở
tỉnh lẻ,nông thôn. Đó là một
điều tốt.

 Theo Elemental , hiện


nay cứ 3 tỷ người sống trong
thành phố thì có 1 tỷ người
sống ở mức nghèo khổ. Đến năm 2030 thì tỷ lệ này sẽ là 2 tỷ người sống ở mức
nghèo khổ trong 5 tỷ người sống ở thành phố.
Từ dữ liệu trên ta có thể hình dung được nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp. Bài toán nhà
ở xã hội cho người thu nhập thấp được đặt ra và nếu như bài toán này không được giải quyết
thì không có nghĩa là người dân sẽ ngừng di chuyển hay ngừng nhập cư vào thành phố, nhưng
sẽ sống trong các khu nhà ổ chuột,các khu nhà trái phép và trong điều kiện sống tồi tệ.

II- MỤC TIÊU CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN NHÀ Ở:
 Tạo môi trường sống tốt cho người có thu nhập không cao.
 Tạo cảnh quan đô thị nề nếp ( xóa bỏ được khu ổ chuột, khu nhà xuống cấp )
 Giảm bớt được sự chệnh lệch giàu nghèo trong xã hội.

2
 Sử dụng tốt khu đất có giá trị,nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:


Các loại hình nhà ở, không gian sống cho người có thu nhập không cao trong đô thị.

IV- PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

 Không gian : Khu vực hẻm số 3, đường D1 ,


quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

 Thời gian : Khoảng thời gian xuất hiện khu


nhà này đến hiện nay.

 Nội dung :
- Thu thập dữ liệu về khu vực
- Không gian sống và chất lượng cuộc
sống hiện tại
- Vấn đề của khu vực.
- Đưa ra các đề xuất về giải pháp, phân
tích vì sao nó không nên thực hiện và
nên thực hiện.
- Phân tích và chứng minh giải pháp
được chọn là tối ưu nhất.
- Cơ sở khoa học,cơ sở pháp lý,cơ sở
thực tiễn.
- Bài học và nguyên tắc thực hiện.

V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :


 Thu thập dữ liệu từ sách , mạng internet.
 Khảo sát thực tế, phỏng vấn người dân, lập bảng câu hỏi khảo sát.
 Trưng cầu ý kiến về nguyện vọng của người dân
 Xác định vấn đề,đặt ra câu hỏi và giải quyết.

VI- Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI :


 Dữ liệu,kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng để nghiên cứu sâu hơn về vấn
đề nhà ở xã hội.
 Giải pháp của đề tài có thể áp dụng thực tế trong nhiều trường hợp như tái định cư,
xây dựng nhà ở xã hội hàng loạt,xây dựng nhà ở cá nhân khi thiếu kinh phí…

B- XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

I-NHÀ Ở XÃ HỘI :

 Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể
trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi
nhà nước,các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá
rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước
chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp... và được cho thuê hoặc cho ở với
giá rẻ so với giá thị trường.

3
 Ở Việt Nam, nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy
định của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua (người thuê nhà ở sau một thời gian quy
định thì được mua và được công nhận sở hữu đối với nhà ở đó) theo quy chế do
Nhà nước quy định. Đây là chính sách có ý nghĩa xã hội lớn.

II-BÀI TOÁN LỚN:

Việc đô thị hóa liên tục đã mang lại 3 thách thức cho đô thị, được Elemental gọi tắt là thách
thức “3S”

3S :
 SCALE : QUY MÔ
 SPEED : TỐC ĐỘ
 SCARCITY : NGUỒN LỰC,NGÂN SÁCH

Bài toán nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp chịu tác động trực tiếp của 3S .
Theo nghiên cứu của Elemental:
Năm 2015,trong 3 tỷ người sống tại thành phố thì có 1 tỷ người sống ờ mức nghèo khổ.
Năm 2030,dự đoán trong 5 tỷ người sống tại thành phố sẽ có 2 tỷ người sống ở mức nghèo
khổ.
“… và điều đó có nghĩa là chúng ta phải xây dựng 1 thành phố cho 1 triệu dân trong 1 tuần ”.
Kiến trúc sư Aravena đã nói.

III-KHU VỰC CHỌN NGHIÊN CỨU: hẻm số 3 đường D1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ
Chí Minh.

Khu vực khảo sát là khu hẻm nhỏ số 3 ( hay hẻm C5 Cư xá 30/4 ) đường D1,quận Bình
Thạnh,thành phố Hồ Chí Minh. Khu nhà
có tuổi đời đã 30 năm và chủ yếu là nhà
trệt,xuống cấp,tạm bợ. Trong khi khu
nhà lụp xụp, thấp bé này cùng những
người dân lao động ngày qua ngày tồn tại
ở đây thì những tòa cao ốc,khu thượng
mại xa hoa,sầm uất mọc lên xung quanh
càng cho thấy sự phân định giàu
nghèo,sự chênh lệch về mức sống, điều
đó như một hàng rào vô hình ngăn cách
hai khu “hàng xóm” với nhau

Hiện trạng khu vực


khào sát,nhà cửa đã
xuống cấp trầm
trọng,tạm bợ

4
Dữ liệu quan trọng của khu vực nghiên cứu:
 Khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 0.6 ha.
 Khoảng 80 hộ gia đình đang sinh sống trong khu nhà xuống cấp,tồi tàn.
 Khu nhà xuống cấp có tuổi thọ khoảng 30 năm.
 Phần lớn các hộ sinh sống ở đây trên 20 năm.
 Người dân trong khu vực đa số kinh doanh,buôn bán nhỏ lẻ tại gia, làm thuê,công
nhân..
 Phần lớn thu nhập dưới 6 triệu 1 tháng 1 hộ gia đình.
 Khu vực này do xuống cấp đã được nhà nước lên kế hoạch giải tỏa, xây dựng, chỉnh
trang hoặc phải di dời.
 Đền bù không thỏa đáng, người dân không chấp nhận di dời.
 Họ các các mối quan hệ, công việc làm ăn gắn liền với khu vực sống đã sống lâu năm.
Mức đền bù là 30-40 triệu đồng / mét vuông để di dời ( kết quả khảo sát 20 hộ gia đình
trong khu vực). Nhưng với số tiền được đền bù, họ không đủ để mua đất xây nhà ở một vị
trí tương tự gần đó và việc di dời sẽ ảnh hưởng tới công việc làm ăn,học tập,thời gian của
các hộ gia đình.
Nếu không di dời, nhà nước sẽ phá bỏ,xây dựng lại,chỉnh trang khu vực nhưng với một
nguồn ngân sách hạn hẹp là khoảng 150 triệu cho việc xây dựng một ngôi nhà, ở đây là
khoảng 80 nhà và cũng là với quỹ đất 0.6 ha này.
Khu vực nghiên cứu là một phần của bài toán lớn đã được đặt ra bên trên. Chúng ta thấy
được thách thức 3S tác động trực tiếp đến vấn đề của khu vực nhỏ này.

IV-XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ :


 Xây dựng một khu nhà ở xã hội tái định cư tại chỗ cho khoảng 80 hộ gia đình
với mức hỗ trợ là 150 triệu /hộ trong quỹ đất 0.6 ha.
 Phải đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật, hạ tầng, chỉ giới xây dựng,mật độ xây
dựng,…

C- TIẾP CẬN,PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP:


I-THU THẬP DỮ LIỆU:
1-NGUỒN DỮ LIỆU:
 Thu thập dữ liệu từ mạng Internet,báo chí,tài liệu.
 Phỏng vấn,lập bảng khảo sát người dân.
 Quan sát thực tế.
2-THU THẬP DỮ LIỆU TỪ NGƯỜI DÂN : Khảo sát 20 hộ gia đình trong khu vực để có thêm
thông tin về khu vực khảo sát.

BẢNG KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN SINH SỐNG Ở HẺM SỐ 3, ĐƯỜNG D1, QUẬN BÌNH THẠNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Tham khảo bảng câu hỏi khảo sát ở trang số

3-KẾT QUẢ KHẢO SÁT :


Kết quả chung sau khi tổng hợp các đáp án được chọn lựa nhiều nhất từ 20 người dân được
khảo sát
 Khu nhà xuống cấp trầm trọng có tuổi đời khoảng 30 năm.

5
 Chủ yếu là dân nhập cư, mỗi gia đình có trung bình 4 thành viên.
 Mức thu nhập khá thấp,dưới 6 triệu /tháng.
 Chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ tại gia,công nhân,làm thuê,..
 Việc đền bù không thỏa đáng.
 Không đồng ý di dời vì lý do công việc,học tập,hàng xóm gắn liền với khu vực đang
sinh sống.
 Không đồng ý ở chung cư.

II-TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP :

Sau khi tiếp nhận,xử lý dữ liệu từ quá trình thu thập thông tin là việc tiếp cận vấn đề được đặt
ra trước đó là xây dựng một khu nhà ở xã hội cho khoảng 80 hộ gia đình với mức hỗ trợ từ nhà
nước là 150 triệu đồng cho một hộ, trong quỹ đất 0.6 ha và đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật và
quy định pháp luật.
Và các giải pháp được đưa ra phân tích, mổ xẻ để dẫn đến giải pháp tối ưu nhất.

1-GIẢI PHÁP 1 : XÂY DỰNG NHỮNG CĂN NHÀ 40 MÉT VUÔNG

Xây dựng 80 căn nhà nhỏ diện tích 40 mét vuông với mức hộ trợ 150 triêu cho một nhà trong
quỹ đất 0.6ha.
 40 mét vuông : Là diện tích phù hợp khi thiếu kinh phí
 150 triệu đồng : Nguồn ngân sách ít ỏi,là mức hỗ trợ nhà nước
cho việc xây dựng một căn nhà đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt căn
bản,đường dây điện, nước,…
 0.6 ha : Qũy đất hạn hẹp

Tuy nhiên :

 Với những căn nhà có diện tích 40 mét vuông, mỗi hộ có khoảng 4 thành viên sống
trong diện tích 40 mét vuông là khá chật chội,thiếu không gian sinh hoạt,người dân
sống trong điều kiện không tốt.
 Xây những căn nhà nhỏ 40 mét vuông sẽ hình thành những khu ổ chuột trong tương
lai,ảnh hưởng đến chất lượng sống và cảnh quan đô thị.
 Giá đất của khu vực này cao,việc sử dụng đất này chưa hiệu quả.

Vì vậy hướng giải quyết này chưa bền vững.


2-GIẢI PHÁP 2 :XÂY DỰNG CHUNG CƯ

Sau khi khảo sát và trưng cầu ý kiến của


người dân trong khu vực nghiên cứu về
việc xây dựng chung cư, người dân đã phản
đối quyết liệt việc xây dựng chung cư với
các lý do sau đây :

 Không việc làm ăn sinh sống của họ


không phù hợp với việc ở chung cư. Việc ở chung cư sẽ khiến họ thất nghiệp.
 Không thể làm nhưng những căn hộ bé tí 30-40 mét vuông trở nên rộng hơn.
 Việc đi lại trong chung cư gây phiền phức,khó khăn.
 Không có tiền chi trả các phí an ninh, phục vụ trong chung cư.
 Không quen ở chung cư.
 Không gian sống ngột ngạt, thiếu riêng tư,mất trộm,..

6
Với quá nhiều sự phản đối cho giải pháp xây chung cư,nếu cứ quyết xây dựng theo
hướng này có thể sẽ phải giải quyết nhiều hậu quả,hệ lụy sau này, và ảnh hưởng
rất lớn đến cuộc sống của người dân.

3-LẬP LUẬN VÀ TÌM RA GIẢI PHÁP MỚI :

Qua hai giải pháp trên, chúng ta có thể thấy được các lí do không thể thực hiện được phần lớn
là từ chính người dân. Và chúng ta cần định nghĩa lại vấn đề,đặt lại câu hỏi và tìm cách trả lời
câu hỏi.

3.1.LẬP LUẬN :

Thông thường, để có cuộc sống chất lượng ,dễ chịu thì diện tích căn bản phải có là khoảng từ
80 – 100 mét vuông. Nhưng vì ngân sách, túi tiền hạn hẹp nên người ta sẽ nghĩ ngay đến biện
pháp cắt giảm diện tích.

80 – 100 mét vuông là diện tích tối thiểu để có một không gian sống thoải
mái,dễ chịu.

30 - 50 mét vuông : khi thiếu kinh phí ta làm những căn nhà nhỏ.

Tại sao chúng ta không nghĩ khác đi : Thay vì là một căn nhà nhỏ , nó sẽ là một nửa của một căn
nhà to. Thay vì ở lâu dài trong một căn nhà nhỏ nhưng không thoải mái,ta xây trước một nửa
của một căn nhà to.

Căn nhà này sẽ là một nửa của một căn nhà tốt chứ không phải là một căn nhà nhỏ và không tốt.

Chú thích: Phần không gian nhà được xây dựng hoàn thiện

Phần không gian nhà bỏ trống không xây

80-100 mét vuông 30-50 mét vuông

80-100 mét vuông 80-100 mét vuông Nửa căn nhà tốt Một căn nhà tồi

7
Một căn nhà không tốt có ý nghĩa hoàn toàn khác với một nửa căn nhà tốt.

3.2. ĐỊỀU CHỈNH LẠI VẤN ĐỀ:


Chúng ta định nghĩa lại vấn đề sẽ là một nửa căn nhà sống tốt.

a.Câu hỏi được đặt ra là : Một nửa căn nhà là như thế nào ? Một nửa nào ?

Xây dựng một nửa căn nhà tốt như thế nào ? Có nhiều hình thức của một căn nhà bên dưới
đây,thì lựa chọn nào là lựa chọn của “ một nửa ngôi nhà tốt” ?

Nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày là ăn, ngủ và tắm giặt. Từ nhu cầu thiết yếu đó,căn
nhà sẽ chia không gian ra làm hai phần:
 Không gian ưu tiên : Bếp + ăn, phòng ngủ, WC ,tắm.
 Không gian bổ sung : Phòng khách,phòng sinh hoạt chung,….
Và vị trí của các khu vực chức năng này phù hợp với hình thức một nửa như thế này :

Chú thích: Phần không gian nhà được xây dựng hoàn thiện

Phần không gian nhà được sau khi mở rộng sau

8
 Tầng 1 với các không gian căn bản được xây dựng sẵn là bếp,phòng
ăn,nhà vệ sinh.
 Khi có kinh phí các hộ gia đình sẽ “điền vào chỗ trống” ở vị trí thích
hợp kế bên là phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung.

Tương tự với
tầng 2 sẽ được
xây dựng sẵn 2
phòng ngủ,sau đó
các hộ gia đình sẽ
bổ sung thêm
phòng ngủ nữa
để có cuộc sống
thoải mái hơn.

Với việc các hộ gia


đình thiếu kinh phí
nhưng muốn an cư và sống tốt thì đây là giải pháp thích hợp.

Qua chứng minh trên thì hình thức nhà một nửa kiểu
này là tối ưu nhất

9
b.Câu hỏi được đặt ra tiếp theo là : Chúng ta sẽ làm gì với một nửa ngôi nhà còn lại ?
Nguồn ngân sách eo hẹp không cho phép chúng ta xây dựng trọn vẹn một căn nhà to 80 – 100
mét vuông.
“ Nếu có một loại sức mạnh nào trong thiết kế thì đó chính là sức mạnh của sự tổng hợp” .Theo
kiến trúc sư Aravena Alejandro.
Đó là một dạng của quy động nguồn lực. Chúng ta sẽ tìm đến các hộ gia đình để hợp tác và phân
chia công việc
Thiết kế ở đây sẽ là một căn nhà kiên cố và một nữa rỗng.
Thiết kế là một thứ lưng chừng giữa “Buildings và Houses”

Buildings :Đáp ứng được vị trí thuận lợi của khu đất,hạn chế việc bị đẩy ra vùng ngoại ô.Tiết
kiệm diện tích đất,hiệu quả về sử dụng đất.
Houses: Là một nơi để ở,đáp ứng các nhu cầu cơ bản,có thể cơi nới mở rộng khi có điều
kiện.

Buildings : là một dạng tòa nhà nhiều tầng,kiên cố thường xây dựng ở thành phố,đô thị, ở đây
cụ thể là 2-3 tầng.
 Đáp ứng được vị trí đắt đỏ của khu đất,duy trì công việc làm ăn giúp chi trả các chi
phí,hạn chế việc bị đẩy ra vùng ngoại ô.
 Tiết kiệm diện tích đất,hiệu quả về sử dụng đất.

Houses :là nơi có chức năng ở.

10
 Là một nơi để ở,đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
 Có thể cơi nới mở rộng khi có điều kiện.

Chú thích: Phần không gian nhà được xây dựng hoàn thiện

Phần không gian nhà được sau khi mở rộng sau

Việc các hộ gia đình được tái định cư tại chỗ sẽ giúp họ duy trì được các mối liên hệ,công việc
nên việc mở rộng căn nhà có thể thực hiện được trong thời gian ngắn.

Sau một thời gian duy trì các công việc làm ăn ở vị trí thuận lợi, các hộ gia
đình có thể “điền vào chỗ trống” phần không gian trống chưa được xây
dựng,bổ sung thêm phòng sinh hoạt chung hay phòng ngủ.

11
Giải pháp “ một nửa căn nhà sống tốt” là một điều mới mẻ nhưng sẽ khắc phục
được nhiều khó khăn và vượt qua được thách thức 3S.

III- GIẢI PHÁP “ MỘT NỬA CĂN NHÀ SỐNG TỐT” :

1-CƠ SỞ KHOA HỌC:

 Với một gia đình có 4 thành viên thì diện tích phù
hợp hình thành chất lượng cuộc sống tốt,để sinh hoạt
một cách thoải mái thì tối thiểu là 80 – 100 mét
vuông.

 Nhưng với nguồn kinh phí eo hẹp, không có có nghĩa


là ta sẽ cắt giảm tất cả,điều đó không giải quyết triệt
để được vấn đề chất lượng sống.

 Và từ những thường thức cuộc sống căn bản có


thể nhận ra nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng
ngày là ăn, ngủ và tắm giặt.

 Đối với những gia đình có thu nhập thấp thì căn
nhà trước tiên phải đáp ứng được các nhu cầu căn
bản

Từ nhu cầu thiết yếu là ăn,ngủ và tắm giặt,căn nhà sẽ chia không gian ra làm hai loại không
gian:

KHÔNG GIAN ƯU TIÊN KHÔNG GIAN BỔ SUNG


Bếp + ăn, phòng ngủ, WC ,phòng Phòng khách, phòng sinh hoạt
tắm giặt chung, phòng ngủ bổ sung

Chú thích: Phần không gian nhà được xây dựng hoàn thiện

Phần không gian nhà bỏ trống không xây

80-100 mét vuông 80-100 mét vuông Nửa căn nhà tốt Một căn nhà tồi

Một căn nhà không tốt có ý nghĩa hoàn toàn khác với một nửa căn nhà tốt.

Ví dụ về mở rộng
không gian trống:
Với phần không gian
nhà còn bỏ trống 12
Việc xây dựng những khu nhà ở xã hội,tái định cư trong khu vực thành phố sẽ có được các điều
kiện sau :

 Vị trí thuận lợi : Ví trí nội thành đông đúc, giao thông thuận lợi,có tác động tốt với
công việc làm ăn của người dân,giúp họ có thể trang trải được các chi phí và mua
nhà.

 Phát triển không gian sống theo thời gian : thiết kế chiến lược này sẽ cung cấp một
khung nền với những không gian cơ bản là phòng ngủ,bếp ăn,WC và tắm giặt. Và
cũng nhờ vào thiết kế này giúp cho việc phát triển các không gian sinh hoạt khác
một cách dễ dàng.

 Nâng tầm cuộc sống : Với diện tích lớn nhất khi mở rộng hết cỡ các không gian là
100 – 120 mét vuông với tối đa 4 phòng ngủ thì đây là điều mà những hộ gia đình
thu nhập thấp đều mơ ước. Chiến lược này thành công trong việc hình thành khu ở
trung lưu trong tương lai.

13
2-CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Giải pháp nhà ở sống tốt này dù còn rất mới mẻ nhưng đã có ba dự án được xây
dựng ở Chile và Mexico,và tác giả của cả hai dự án này đều là kiến trúc sư Aravena
Alejandro,người Chile.

 DỰ ÁN MỘT NỬA CĂN NHÀ SỐNG TỐT ĐẦU TIÊN “ QUINTA MONROY HOUSING” ĐƯỢC
XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ IQUIQUE, NƯỚC CHILE VÀO NĂM 2004.
Đây là dự án nhà tái định cư cho 100 hộ dân đang sinh sống trong một khu ổ chuột tồi
tàn, có thu nhập thấp sống ở thành phố Iquique, phía Bắc nước Chile, chỉ với mức hỗ trợ
10 000 đô la Mỹ mỗi hộ, họ phải vừa mua đất,xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và xây
nhà và vì ở trung tâm thành phố nên giá đất rất cao.

Hình ảnh 1 :
Sau khi khu nhà được
xây dựng xong,với
một nửa hoàn thiện và
một nửa bỏ trống.
Không gian hoàn thiện
bao gồm bếp,phòng
ăn,nhà vệ sinh và hai
phòng ngủ.

Hình ảnh 2 :
Sau một thời gian sinh
sống và làm việc,các
hộ gia đình đã mở
rộng căn nhà,bổ sung
không gian sinh hoạt.

Dự án“ Quinta Monroy Housing” được xây dựng ở thành phố


Iquique, nước Chile vào năm 2004.

14
 DỰ ÁN THỨ HAI LÀ DỰ ÁN “MONTERREY HOUSING” ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở SANTA
CATARINA, GOB. NUEVO LEÓN, MÉXICO VÀO NĂM 2010.

Dự án “Monterrey Housing” được xây dựng ở Santa Catarina , Mexico vào năm 2010.

Santa Catarina là một thành phố 230.000 dân, nằm ở bang Nuevo León, ở phía tây bắc của
Mexico. Đây là dự án đầu tiên bên ngoài nước Chile của Elemrntal.

15
Chính phủ Nuevo León, Mexico yêu cầu Elemental thiết kế một nhóm 70 nhà trên một khu đất
0,6 ha, trong một khu phố trung lưu ở Santa Catarina. Mật độ và các yêu cầu cần thiết tương
tự với dự án đã được phát triển cho Iquique. Tuy nhiên, khí hậu ở Santa Catarina là rất khác
biệt so với khí hậu phía bắc Chile. Lượng mưa hàng năm ở đây trung bình là 600mm đòi hỏi
phải có thêm chi phí xây dựng cho trường hợp này.

 Khu nhà ở xã hội được xây dựng đáp ứng cho nhu cầu nhà ở giá rẻ ở Santa
Catarina,chỉ với diện tích đất 40 mét vuông nhân lên 3 tầng,và cũng là nguyên
tắc xây dựng một nửa với những phần quan trọng như phòng ăn,bếp,phòng
ngủ,nhà vệ sinh,cầu thang .Để tiết kiệm được tối đa chi phí nhưng vẫn đảm bảo
không gian thoải mái cho việc sinh sống lâu dài, kiến trúc sư Aravena Alejandro
đã sử dụng nguyên tắc là cung cấp khung nền với những cơ sở hạ tầng thiết
yếu,phần còn lại các hộ gia đình sẽ lo liệu.
 Nhìn vào hình ảnh bên trên ta có thể nhận thấy được chi phí để xây dựng căn
nhà này đã giảm đi 30 000 đô la Mỹ so với những căn nhà thông thường khác ở
đây.

Khu nhà được


quy hoạch sân
sinh hoạt
chung,sân
chơi,bãi đậu xe và
trồng cây tạo
không gian
xanh,nâng cao
chất lượng cuộc
sống.

16
 DỰ ÁN CUỐI CÙNG LÀ DỰ ÁN “VILLA VERDE HOUSING” ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở
CONSTITUCIÓN, CHILE VÀO NĂM 2013

Mặt bằng tổng thể khu “villa verde housing” được xây dựng ở Constitución,
chile vào năm 2013

Xây dựng hàng loạt giảm chi phí.

Villa Verde Housing (2013, Constitución, Chile).

BÀN LUẬN :

17
-Việc nâng cao chất lượng môi trường đô thị, và thông qua đó là chất lượng sống của cư dân đô thị,
là một cuộc đấu tranh dài hơi. Ngày càng có nhiều người trên thế giới đang vất vả tìm kiếm một nơi
ở tươm tất, nhưng các điều kiện để đạt được điều này đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bất
kỳ nỗ lực để giải quyết các vấn đề có liên quan phải vượt qua bản chất ngày càng phức tạp của thế
giới loài người: sự khai phóng cá nhân chưa từng có trong lịch sử cũng đi kèm với hố sâu của bất
bình đẳng…

-Kiến trúc ở những nơi hãy còn khan hiếm về phương tiện và công nghệ nên biết cách khôn khéo sử
dụng những gì có sẵn thay vì phàn nàn về những thứ thiếu hụt.

-Các đồ án nhà ở cho cộng đồng nghèo của kiến trúc sư Aravena Alejandro khiến cho phần đông
kiến trúc sư chuyên đánh dự án bóng mượt cho đại gia phải nhướng mày khó hiểu vì thoạt trông chỉ
như một đống giẻ rách. Nhưng chịu khó hiểu hơn chút sẽ thấy Alejandro đã tìm cách khai phá một
lối mới cho thế giới đang ngập tràn bất công và dĩ nhiên là thay đổi các nguyên lý thiết kế cốt lõi, đặc
biệt thành công là ở các dự án này có giá thành xây dựng hết sức hợp lý và để người dân tự điền vào
chỗ trống theo ý thích khi cần mở rộng không gian sống : một cuộc cách mạng thật sự cho việc tạo
dựng nhà ở xã hội cho các nước đang phát triển.

Trong ảnh: một căn nhà theo kiểu half-half cho người thu nhập thấp mà Alejandro Aravena
thiết kế.

Các đồ án nhà ở cho cộng đồng nghèo của kiến trúc sư Aravena Alejandro khiến cho
phần đông kiến trúc sư chuyên đánh dự án bóng mượt cho đại gia phải nhướng mày
khó hiểu vì thoạt trông chỉ như một đống giẻ rách. Nhưng chịu khó hiểu hơn chút sẽ
thấy Alejandro đã tìm cách khai phá một lối mới cho thế giới đang ngập tràn bất công
và dĩ nhiên là thay đổi các nguyên lý thiết kế cốt lõi, đặc biệt thành công là ở các dự án
này có giá thành xây dựng hết sức hợp lý và để người dân tự điền vào chỗ trống theo ý
thích khi cần mở rộng không gian sống : một cuộc cách mạng thật sự cho việc tạo dựng
nhà ở xã hội cho các nước đang phát triển.

18
Villa Verde Housing trước và sau khi các hộ dân “điền vào chỗ trống”

19
-Dự án được xây dựng năm 2013
nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở
cho người có thu nhập thấp ở
Constitución, Chile,chi phí xây
dựng thấp và đảm bảo nhu cầu
sống căn bản cho người dân.
-Định hình khu nhà ở khang
trang,trung lưu trong tương lai,
giúp mọi người đều được trải
nghiệm cuộc sống dễ dàng hơn.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

 Xác định chính xác vấn đề


cần giải quyết và đưa ra
giải pháp tối ưu nhất,thuận lòng người dân nhất.
 Việc sử dụng giải pháp “ một nửa căn nhà sống tốt” có thể có nhiều dạng thiết kế
khác nhau nhưng đều cùng một nguyên tắc:

20
- Chúng ta cung cấp một khung nền,đáp ứng được các nhu cầu cơ bản.
- Người dân sẽ tự điền vào những không gian trống.

3-CƠ SỞ PHÁP LÝ:


1-LUẬT NHÀ Ở:
2- NGHỊ ĐỊNH 100/2015/NĐ-CP VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ Ở XÃ HỘI
Trích đoạn một phần của nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Điều 7. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội

1. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định như sau:

a) Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu
khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu
là 25 m2 sàn, tối đa là 70 m2 sàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc
hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ
quan có thẩm quyền ban hành;

Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều chỉnh tăng
tiêu chuẩn diện tích căn hộ tối đa, nhưng mức tăng không quá 10% so với diện tích căn hộ tối
đa là 70 m2 và bảo đảm tỷ lệ số căn hộ trong dự án xây dựng nhà ở xã hội có diện tích sàn
trên 70 m2 không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.

b) Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng
của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Trường hợp dự án xây dựng nhà ở xã hội liền kề thấp tầng thì phải được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội tại các đô thị loại đặc biệt,
loại 1 và loại 2 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh trước khi quyết định chủ trương đầu tư.

c) Việc thiết kế nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng phải bảo đảm
chất lượng xây dựng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn thiết kế và ban hành quy
định về điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội riêng lẻ.

2. Dự án xây dựng nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải áp dụng
thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trường hợp chủ đầu tư
dự án đề xuất được áp dụng mẫu thiết kế khác thì phải được cơ quan quyết định chủ trương
đầu tư chấp thuận.

D-KẾT LUẬN :

21
 Tốc độ đô thị hóa nhanh,người dân ở ngoại thành,các tỉnh khắp đất nước di chuyển vào
thành phố mỗi năm một tăng. Ngay cả khi việc di chuyển liên tục vào thành phố không phù
hợp với quy hoạch,trái với các quy luật phân bố dân cư, thì điều đó vẫn đang diễn ra và khó
có thể phân bố lại. Bài toán nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là bài toán cấp bách cần
giải quyết trong tình hình này.

 Với những giải pháp không phù hợp đã xảy ra trong thực tế cho thấy hậu quả để lại là không
nhỏ: người dân vẫn không an cư lạc nghiệp,người dân sống trong điều kiện sống thấp,nhà
nước hoặc các tổ chức thì tổn thất một nguồn ngân sách lớn nhưng không giải quyết được
vấn đề và vẫn phải tiếp tục giải quyết hậu quả

 Giải pháp xây dựng “một nửa căn nhà sống tốt” là một giải pháp mới lạ nhưng thật sự đã
có hiệu quả ở thực tiễn,nó đáp ứng được một cuộc sống căn bản cho người dân,chi phí đầu
tư nhẹ nhàng hơn cho nhà nước và các tổ chức,cải thiện hình ảnh đô thị và xóa nhòa bớt
khoảng cách giàu nghèo trong đô thị.

 Với giải pháp chiến lược này,từ những căn nhà ở xã hội ban đầu,chúng ta sẽ thành công
trong việc hình thành những căn nhà ở trung lưu nhờ chính sự hợp tác của các hộ gia đình
trong thời gian ngắn. Với những thiết kế khác nhau nhưng đều có cùng một nguyên tắc :
 Chúng ta cung cấp khung nền đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
 Các hộ gia đình sẽ lo liệu phần còn lại.

22
23
 Và cuối cùng, với giải pháp “ một nửa căn nhà tốt” nó không chỉ có thể áp dụng cho các
trường hợp nhà nước,các tổ chức,các công ty đặt hàng xây hàng loạt,hay cá nhân tự xây
dựng khu nhà ở xã hôi mà đến các gia đình nhỏ,những cặp đôi mới cưới muốn có nhà ở
nhưng đang thiếu kinh phí cũng có thể áp dụng giải pháp mới mẻ này để có được không
gian sống thoải mái,chất lượng về lâu về dài.

Ngôi nhà ba tầng này được xây dựng ở thành phố


Tokyo của Nhật Bản.
Chủ nhân căn nhà này là một cặp vợ chồng trẻ chưa
có con và vô cùng yêu thích Yoga,thậm chí họ không
có ý định thêm phòng che đi không gian trống,mà
tận dụng không gian đó làm nơi ngồi thiền,tiếp xúc
với ánh nắng,thiên nhiên.

Tầng một có phòng ngủ lớn với nhà tắm rộng,


garage. Tầng 2 là phòng khách, bếp ăn còn tầng 3 có
một phòng ngủ và nơi học tập.

24
PHỤ LỤC:

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN SINH SỐNG Ở HẺM SỐ 3, ĐƯỜNG D1,
QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Trong mỗi câu hỏi anh/ chị hãy chọn một câu trả lời hoặc ghi câu trả lời riêng biệt ở phần chừa
trống (…)

Câu 1: Gia đình anh/ chị sống ở đây đã được bao lâu ?
A- Từ 1 đến 5 năm.
B- Từ 6 đến 10 năm.
C- Từ 11 đến 15 năm.
D- Từ 16 đến 20 năm.
E- Từ 20 đến 25 năm.
F- Từ 25 đến 30 năm.
G- Khác …

Câu 2 : Gia đình anh/chị có bao nhiêu thành viên ?


A- 1
B- 2
C- 3
D- 4
E- 5
F- 6
G- Khác …

Câu 3 : Mức thu nhập của gia đình trong một tháng ( triệu đồng / tháng ) :
A- Dưới 3 triệu.
B- Từ 3 đến 6 triệu.
C- Từ 7 đến 10 triệu.
D- Từ 11 triệu đến 14 triệu.
E- Từ 15 triệu đến 18 triệu.
F- Từ 19 triệu đến 22 triệu.
G- Khác …

Câu 4 : Quê quán của anh chị ở đâu ?


A- Thành phố Hồ Chí Minh. ( Quận……./ Huyện ……)
B- Khác …….

Câu 5 : Nghề nghiệp hiện tại của anh / chị là gì ?


A- Kinh doanh ( Mặt hàng …..)
B- Buôn bán nhỏ lẻ tại gia.
C- Công nhân viên chức.
D- Khác …..
Câu 6 : Lý do anh/ chị không đồng ý việc giải tỏa ? ( Câu này được chọn nhiều câu trả lời )

25
A- Công ăn việc làm gắn liền với nơi ở hiện tại.
B- Gia đình,con cái đang làm việc, học tập trong khu vực gần đây.
C- Hàng xóm thân thuộc.
D- Đền bù không thỏa đáng.( Mức đền bù là ….triệu/ mét vuông )
E- Khác …….
Câu 7 : Anh/chị không hài long điều gì về khu vực của mình đang sinh sống ?
A- Cơ sở hạ tầng chưa tốt
B- Nhà ở xuống cấp.
C- Ngập nước vào mùa mưa.
D- Thiếu không gian sinh hoạt vui chơi, không gian xanh/mở.
E- Khác …..
Câu 8 : Nếu khu vực sẽ được giải tỏa,xây dựng mới thì anh / chị ở thể loại nhà nào
A- Nhà liên kế .
B- Chung cư thấp tầng.
C- Chung cư cao tầng.
D- Khác ……

Cám ơn anh/chị đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành việc khảo sát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :


1. http://www.archdaily.com/447381/villa-verde-housing-elemental.
2. http://www.shareable.net/blog/affordable-housing-innovator-alejandro-aravena-
wins-top-architecture-award.
3. https://www.theguardian.com/artanddesign/2016/apr/10/architect-alejandro-
aravena-pritzker-prize-elemental-housing-iquique-constitucion-tsunami-defences.
4. http://www.architectsjournal.co.uk/news/alejandro-aravena-lands-2016-pritzker-
architecture-prize/10001475.article.
5. http://www.designboom.com/architecture/alejandro-aravena-pritzker-prize-2016-
laureate-01-13-2016/.
6. http://www.curbed.com/2016/1/13/10847596/pritzker-prize-2016-architect-
alejandro-aravena-winner.
7. http://www.editorialespazio.com/.

26
8. http://www.larchitecturedaujourdhui.fr/pritzker-2016-alejandro-aravena-on-the-
front-line/?lang=en
9. https://news.artnet.com/people/alejandro-aravena-pritzker-prize-architecture-
407009
10. http://www.un.org/
11. http://pasionsports.com/2016/01/chilean-architect-alejandro-aravena-wins-
pritzker-prize/
12. http://edition.cnn.com/2016/01/13/architecture/pritzker-prize-winner-2016-
alejandro-aravena/
13. http://www.idealista.com/news/inmobiliario/internacional/2016/01/14/740589-
las-obras-mas-famosas-de-alejandro-aravena-el-arquitecto-de-los-pobres-premio
14. http://iabentleyarchitecture.blogspot.com/2014/11/bjarke-ingels-and-alejandro-
aravena-ted.html
15. http://www.pritzkerprize.com/2016/works
16. http://divisare.com/projects/266016-elemental-alejandro-aravena-las-anacuas-
housing
17. http://afasiaarchzine.com/
18. https://store.onarchitecture.com/architects/alejandro-aravena
19. http://www.iconeye.com/design/features/item/4432-conversation-aravena-
meindertsma-hustwit-nussbaum
20. https://aabookshop.net/?wpsc-product=alejandro-aravena-the-forces-in-
architecture
21. http://dailynerdy.com/tag/aravena/
22. http://www.nytimes.com/2016/05/23/t-magazine/pritzker-venice-biennale-chile-
architect-alejandro-aravena.html?_r=0.

27

You might also like