You are on page 1of 262

PGS.TS.

Trịnh Văn Quang

Cơ sở Truyền nhiệt

-0-

Tp Hồ Chí Minh - 2016


LỜI NÓI ĐẦU

Qua nhiều năm giảng dạy môn học Kỹ thuật nhiệt , Lý thuyết Truyền nhiệt cho các lớp
Cơ khí, chuyên ngành Nhiệt - lạnh , chương trình Cao học Cơ khí tại các trường ĐH Giao
thông HN, ĐH Công nghiệp TpHCM cũng như tham gia thực hiện và hướng dẫn các đề tài
khoa học, chúng tôi nhận thấy một tài liệu chuyên sâu về Truyền nhiệt là hết sức cần thiết.
Tài liệu đó không chỉ có kiến thức cơ sở về truyền nhiệt để giảng dạy cho chương trình đại
hoc, mà cần có một số kiến thức chuyên sâu để sử dụng trong tính toán nghiên cứu. Cuốn
sách “Cơ sở Truyên nhiệt” được biên soạn nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu trên.

Cuốn sách bao gồm 5 chương như sau:


Chương 1 - Dẫn nhiệt, trình bày các bài toán dẫn nhiệt ổn định qua vách phẳng, vách trụ,
vách cầu, dẫn nhiệt ổn định hai chiều và các bài toán dẫn nhiệt không ổn định một chiều.
Chương 2 - Phương pháp số giải bài toán dẫn nhiệt, gồm phương pháp Sai phân hữu hạn và
phương pháp Phần tử hữu hạn (PTHH). Trong đó các PTHH cơ bản như phần tử một chiều,
phần tử tam giác và phần tử chữ nhật được khảo sát. Từ đó xây dựng các phương trình
PTHH đặc trưng để giải các bài toán dẫn nhiệt ổn định qua các PTHH.
Chương 3 - Tỏa nhiệt đối lưu, ngoài các kiến thức cơ bản như Lý thuyết đồng dạng, các
phương trình tiêu chuẩn tỏa nhiệt đối lưu trong các trường hợp khác nhau, các Quá trình tỏa
nhiệt khi sôi và ngưng tụ cũng được đề cập.
Chương 4 - Bức xạ nhiệt bao gồm các khái niệm cơ bản vè bức xạ, các định luật về bức xạ,
bức xạ của vật đen. Bên cạnh đó, bức xạ của vật xám, bức xạ trong môi trường có hấp thụ ,
bức xạ của vật có phản xạ gương là những vấn đề mới cũng được đề cập.
Chương 5 – Truyền chất, nêu các khái niệm về truyền chất và đề cập chất cụ thể là nước và
hơi ẩm trong vật liệu

Cuốn sách có thể được tham khảo làm tài liệu giảng dạy cho chương trình đại học,
chương trình cao học ngành cơ khí, động lực, năng lượng, chuyên ngành nhiệt – lạnh, và
cũng có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu về truyền nhiệt trong các lĩnh vực xây dựng
công trình, luyện kim... Hy vọng rằng cuốn sách sẽ hữu ích và thiết thực với bạn đọc.

Mặc dù rất cẩn trọng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc rằng cuốn sách vẫn còn có
những khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc và đồng nghiệp.
Mọi đóng góp xin gửi về Bộ môn Kỹ thuật nhiệt, Khoa Cơ khí, Trường Đại học GTVT Hà
nội hoặc địa chỉ quangnhiet@yahoo.com.vn , chúng tôi xin chân thành cám ơn.

Tác giả
PGS.TS Trịnh Văn Quang

-1-
Mục lục Trang

Chương 1. Dẫn nhiệt


§1.1. Khái niệm 1
§1.2. Phương trình vi phân dẫn nhiệt và điều kiện đơn trị 8
§1.3. Dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 1 qua vách phẳng 11
§1.4. Dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 1 qua vách trụ 14
§1.5. Dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 3 qua vách phẳng 18
§1.6. Dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 3 qua vách trụ 20
§1.7. Dẫn nhiệt qua vách cầu 21
§1.8. Dẫn nhiệt ổn định qua thanh và cánh 23
§1.9. Dẫn nhiệt ổn định qua vách có vật liệu hỗn hợp 26
§1.10. Dẫn nhiệt ổn định hai chiều 27
§1.11. Dẫn nhiệt ổn định của vật có nguồn nhiệt bên trong 31
§1.12. Dẫn nhiệt không ổn định với phương pháp quy tụ 37
§1.13. Dẫn nhiệt không ổn định của tấm phẳng rộng 45
§1.14. Dẫn nhiệt không ổn định của vật dày vô hạn một phía 51
$1.15. Dẫn nhiệt của vật dày vô hạn có nhiệt độ bề mặt thay đổi tuần hoàn 55

Chương 2. Phương pháp số giải bài toán dẫn nhiệt

A. Phương pháp sai phân hữu hạn


$2.1. Bài toán ổn định hai chiều 57
$2.2. Bài toán dẫn nhiệt không ổn định một chiều 58
$2.3. Bài toán dẫn nhiệt không ổn định hai chiều 61
$2.4. Phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính của nhiệt độ 65

B. Phương pháp phần tử hữu hạn


$2.5. Nội dung cơ bản, trình tự giải bài toán nhiệt bằng phương pháp pthh 74
$2.6. Các phần tử cơ bản và hàm nội suy 76
2.6.1. Phần tử một chiều bậc nhất 76
2.6.2. Phần tử một chiều bậc hai 79
2.6.3. Phần tử hai chiều tam giác bậc nhất 83
2.6.4. Phần tử chữ nhật bậc nhất 91
2.6.5. Các phần tử đẳng tham số 93
$2.7. Thiết lập phương trình đặc trưng phần tử đối với ph trình vi phân dẫn nhiệt 191
2.7.1. Phương pháp biến phân 103
2.7.2. Phương pháp galerkin 109
$2.8. Giải bài toán dẫn nhiệt một chiều bằng phương pháp pthh 110
2.8.1. Vách phẳng một lớp 110
2.8.2. Vách phẳng nhiều lớp 113
$2.9. Dẫn nhiệt qua vách phẳng có nguồn nhiệt bên trong 116
1. Giải bằng phần tử bậc nhất 116
2. Giải bằng phần tử bậc hai 119
$2.10. Dẫn nhiệt qua vách trụ 123
$2.11. Dẫn nhiệt qua thanh trụ có nguồn trong 127

-2-
$2.12. Dẫn nhiệt qua cánh tiết diện thay đổi 132
$2.13. Dân nhiệt ổn định hai chiều dùng phần tử tam giác 137
$2.14. Dẫn nhiệt hai chiều qua phần tử chữ nhật 158

Chương 3. Toả nhiệt đối lưu


§3.1. Khái niệm 163
§3.2. Hệ phương trình vi phân trao đổi nhiệt đối lưu - điều kiện đơn trị 165
§3.3. Lý thuyết đồng dạng 168
$3.4. Phương trình tiêu chuẩn toả nhiệt đối lưu 175
$3.5. Trao đổi nhiệt đối lưu khi có biến đổi pha 177
$3.6. Toả nhiệt khi ngưng màng 178
$3.7. Ngưng màng trong ống nằm ngang 182
$3.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến toả nhiệt khi ngưng 184
$3.9. Trao đổi nhiệt khi sôi 185
$3.10. Các nhân tố ảnh hưởng dện toả nhiệt khi sôi 189
$3.11. Một số công thức tính toán toả nhiệt khi sôi 190

Chương 4. Bức xạ nhiệt


$4.1. Những khái niệm cơ bản 194
$4.2. Các định luật bức xạ cơ bản 196
$4.4. Bức xạ giữa các vật đen 199
4.4.1. Hệ số góc bức xạ 199
4.4.2. Một số đặc điểm chung của các hệ số góc bức xạ 204
4.4.3. Xác định hệ số góc bức xạ trong một số trường hợp 206
$4.5. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa các vật xám 209
4.5.1. Trạng thái bề mặt vật thực 209
4.5.2. Các đại lượng đặc trưng 210
$4.6. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa các mặt xám 212
4.6.1. Bức xạ giữa hai mặt 212
4.6.2. Hệ thống bức xạ có 3 mặt 213
4.6.3. Các bề mặt cách nhiệt và bề mặt có diện tích lớn 215
4.6.4. Bức xạ giữa hai mặt song song nhau rộng vô hạn 218
$4.7. Bức xạ trong môi trường có hấp thụ và xuyên qua 219
4.7.1. Thành phần bức xạ xuyên qua môi trường 219
4.7.2. Thành phần trao đổi giữa bề mặt 1 và môi trường. 219
4.7.3. Trao đổi nhiệt của hệ thống 220
4.7.4. Môi trường hấp thụ và xuyên qua có nhiều lớp 222
$4.8. Trao đổi nhiệt bức xạ của các mặt phản xạ gương 225
4.8.1. Bức xạ giữa 2 bề mặt phản xạ gương 225
4.8.2. Bức xạ tại bề mặt có phản xạ gương 226
4.8.3. Bức xạ của hệ thống kín có phản xạ gương 227

Chương 5. Truyền chất


$5.1. Khái niệm 230
$5.2. Phương trình vi phân khuếch tán và điều kiện đơn trị 236
$5.3. Truyền chất ổn định điều kiện biên loại 1 qua vách phẳng 240

-3-
$5.4. Truyền chất ổn định qua vách nhiều lớp, trở lực khuếch tán 241
$5.5. Truyền chất giữa hai pha, quá trình toả chất 243
5.5.1. Khái niệm 243
5.5.2. Mật độ dòng toả chất, hệ số toả chất 244
5.5.3. Sự tương tự truyền nhiệt - truyền chất 245
5.5.4. Tiêu chuẩn đồng dạng và phương trình tiêu chuẩn toả chất 246
$5.6. Trao đổi ẩm của vật liệu với không khí 248
5.6.1. quá trình dẫn ẩm trong vật liệu 248
5.6.2. quá trình toả ẩm từ bề mặt kết cấu tới môi trường không khí 252

Tài liệu tham khảo 261

-4-
Chương 1.
DẪN NHIỆT

§1.1. KHÁI NIỆM

1. Đặc điểm
Dẫn nhiệt là một trong ba phương thức truyền nhiệt cơ bản. Dẫn nhiệt xảy ra bên
trong vật thể hoặc giữa các vật thể tiếp xúc nhau khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa
các phần đó. Dẫn nhiệt không chỉ có mặt trong vật rắn, mà có mặt cả trong chất lỏng
và trong chất khí. Dẫn nhiệt được thực hiện thông qua quá trình truyền dao động các
phần tử vi mô của vật thể: trong kim loại dẫn nhiệt chủ yếu nhờ quá trình truyền dao
động của các điện tử tự do, trong chất điện môi và chất lỏng dẫn nhiệt nhờ sóng đàn
hồi truyền dao động nhiệt, trong chất khí dẫn nhiệt nhờ quá trình khuếch tán các phân
tử.

2. Trường nhiệt độ
Trong vật thể, nhiệt độ phụ thuộc vào vị trí điểm khảo sát và thời gian. Tập hợp các
giá trị nhiệt độ tại mọi điểm thuộc vật thể tại một thời điểm nhất định tạo thành
“trường nhiệt độ“. Như vậy trường nhiệt độ là hàm số của toạ độ và thời gian được
biểu thị bởi:

t = f(x, y, z, ) (1.1)

trong đó: x, y, z là toạ độ của điểm khảo sát,  là thời gian.


Trường nhiệt độ trong vật thể không thay đổi theo thời gian được gọi là trường
nhiệt độ ổn định:
t
t = f(x, y, z); =0

3. Mặt đẳng nhiệt
Mặt đẳng nhiệt là tập hợp các điểm có cùng nhiệt độ tại một thời điểm trong vật thể.
Các mặt đẳng nhiệt là mặt không gian. Những mặt đẳng nhiệt khác nhau sẽ không cắt
nhau.

4. Gradient nhiệt độ - grad t


Gradt là một véc tơ biểu thị thay đổi nhiệt độ giữa các mặt đẳng nhiệt, có phương
vuông góc với mặt đẳng nhiệt, có chiều theo chiều nhiệt độ tăng, có độ lớn bằng đạo
hàm của nhiệt độ theo phương pháp tuyến mặt đẳng nhiệt:

 t
gradt = n 0 . (1.2)
n


n 0 là véc tơ pháp tuyến đơn vị.
t
grad t 
n Hình 1.1a. Các mặt đẳng nhiệt
khác nhau.
-5-
Biến thiên nhiệt độ theo hướng s được xác định bởi:

t t
= cos
s n

trong đó  là góc hợp bởi pháp tuyến mặt đẳng nhiệt với hướng s. Thấy rằng  = 0
t
biến thiên nhiệt độ có giá trị lớn nhất bằng .
n


5. Véc tơ mật độ dòng nhiệt q
Mật độ dòng nhiệt q là lượng nhiệt truyền theo phương pháp tuyến mặt đẳng nhiệt
trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích:

dQ
q= , W/m2 (1.3)
dF.d

Nếu mật độ dòng nhiệt phân bố đều theo diện tích và không đổi theo thời gian thì:

Q
q= , W/ m2
F 

 
Véc tơ mật độ dòng nhiệt q : q là một véc tơ có phương vuông góc với mặt đẳng

Hình 1.1b. Véc tơ mật độ dòng nhiệt

nhiệt, có chiều theo chiều nhiệt độ giảm, có độ lớn bằng mật độ dòng nhiệt:

q =q
6. Định luật Furiê
Véc tơ mật độ dòng nhiệt tỷ lệ với gradient nhiệt độ:

q = - .gradt
 t
q = - . (1.4)
n

-6-
Trong (1.4), dấu (-) biểu thị chiều của mật độ dòng nhiệt ngược với chiều của gradt,
 là hệ số dẫn nhiệt (W/m0 C).
Lượng nhiệt Q truyền qua bề mặt F trong thời gian :

t
Q=  qdFd =    n dFd (1.5)
, F , F

7. Hệ số dẫn nhiệt 

Từ (1.5):
dq
= , W/mđộ (1.6)
t /  n

Hệ số dẫn nhiệt  của các chất khác nhau có giá rất khác nhau có thể so sánh trong
bức tranh chung như sau:
TINH THỂ
W/m0C phi k/loại
1000 Kim cương
Than chì
KIM LOẠI Silic
sạch
-Bạc
HỢP KIM -Đồng
100 -H.K nhôm oxítbary
CHẤT RẮN
phi k/loại -Sắt
các ôxít
-HK đồng &
thiếc
10 -Nicrom Mangan Thạch anh
CHẤT
LỎNG
Thuỷ ngân
Đá

1 Nước
CÁCHNHIỆT Thực phẩm
Phíp
Cao su
CHẤT KHÍ Dàu
0,1 Hydrô Gỗ
Hêli

Không khí Chất xốp


cácbonníc
0,01

Hệ số dẫn nhiệt  bằng mật độ dòng nhiệt dẫn qua vật khi có gradient nhiệt độ bằng 1
độ/m. Hệ số dẫn nhiệt  đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của vật thể,  càng lớn thì
vật thể dẫn nhiệt càng tốt. Hệ số dẫn nhiệt  phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất vật

-7-
thể, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, độ xốp... Hệ số dẫn nhiệt  của hầu hết các vật liệu phụ
thuộc vào nhiệt độ theo hàm bậc nhất:

 = 0(1 + bt) (1.7)

trong đó: 0 - hệ số dẫn nhiệt của vật ở 0 0C, b - hệ số thực nghiệm.

Tuy vậy, nếu khoảng nhiệt độ tính toán không lớn lắm, có thể lấy hệ số dẫn nhiệt là
hằng số bằng giá trị trung bình trong khoảng nhiệt độ đó.

§1.2. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN DẪN NHIỆT VÀ ĐIỀU KIỆN


ĐƠN TRỊ

1. Phương trình vi phân dẫn nhiệt

Để xác định nhiệt độ trong vật thể cần phải thiết lập mối quan hệ của nhiệt độ với các
toạ độ và thời gian. Đó chính là phương trình vi phân dẫn nhiệt.

a. Phương trình vi phân dẫn nhiệt đối với vật không có nguồn nhiệt trong
Xét một vật thể đồng chất, đẳng hướng, các thông số vật lý là hằng số và không có
nguồn nhiệt bên trong. Tách một phân tố hình hộp ra khỏi vật thể đặt trong toạ độ
Oxyz. Phân tố có kích thước dxdydz. Khảo sát dẫn nhiệt qua phân tố theo các hướng
x,y,z sau thời gian d:

Theo hướng x:

Lượng nhiệt vào phân tố qua mặt thứ nhất:

t
dQx1 = -  dydz.d
x

Lượng nhiệt ra khỏi phân tố qua mặt thứ hai:

t t
dQx2 = -  (t + dx) dydz.d
x x
t 2 Hình 1.2.Phân tố vật thể
=- dydz.d -   2t dxdydzd
x x

Lượng nhiệt phân tố nhận được theo hướng x:

2 2
dQx = dQ x1 - dQx2 =   2t dxdydzd =   2t dV.d
x x

-8-
Tương tự như vậy theo hướng y và theo hướng z, phân tố nhận được:

2t 2t
dQy = dQ y1 - dQy2 =  2
dxdydzd =  dVd
y y 2
2 2
dQz = dQz1 - dQz2 =   2t dxdydzd =   2t dVd.
z z

Theo cả ba hướng x, y, z lượng nhiệt phân tố nhận được là:

2 2t 2
dQ = dQx + dQy + dQz =  (  2t + 2 +  2t ) dV.d (1.8)
x y z

2
2t 2
Đặt:  2 t = (  2t + 2 +  2t ),  2 là toán tử Laplace.
x y z

Khi đó (1.8) trở thành:

dQ = . 2 t.dV.d (1.9)

Lượng nhiệt trên sẽ làm phân tố thay đổi nội năng sau thời gian d là:

dU = c..dV.dt = c..dV. t d (1.10)




ở đây: c - nhiệt dung riêng, J/kgđộ,  - mật độ, kg/m 3 ; t - đạo hàm nhiệt độ theo

thời gian.

Do dQ = dU, nên rút ra: . 2 t.dV.d = c.dV. t d



t  2
hay: = t
 c

Đặt a = - gọi là hệ số khuếch tán nhiệt độ, đặc trưng cho quán tính nhiệt của vật;
c.
ta được:
t
= a. 2 t (1.11)


Phương trình (1.11) gọi là phương trình vi phân dẫn nhiệt Phuriê mô tả quan hệ của
nhiệt độ tại các điểm theo thời gian khi trong vật không có nguồn sinh nhiệt.
Trong toạ độ trụ, toán tử Laplace có dạng:

2t 1 t 1  2 t  2 t
2t =  .  .  (1.12)
r 2 r r r 2  2 z 2

-9-
trong đó:
r - bán kính mặt trụ qua điểm khảo sát;
 - góc của bán kính r với trục x; z - độ cao.

Nếu trong quá trình dẫn nhiệt, nhiệt độ tại các


điểm không đổi theo thời gian, tức là t/ =
0, khi đó phương trình vi phân dẫn nhiệt ổn
định sẽ là:

2t = 0 (1.13)

Hinh 1.3. Hệ toạ độ trụ


b. Phương trình vi phân dẫn nhiệt khi vật
có nguồn trong
Trường hợp trong vật thể tồn tại nguồn sinh nhiệt phân bố đều có năng suất sinh
nhiệt thể tích q v (W/m3 ), thì nhiệt sinh ra trong phân tố sau thời gian d là:

dQV = q vdV.d (1.14)

Khi đó lượng nhiệt phân tố có được gồm dẫn nhiệt theo 3 hướng (1.9) và nguồn nhiệt
bên trong (1.14) sẽ là:

dQ = .2 t.dV.d + q v.dV.d (1.15)

Do lượng nhiệt trên bằng thay đổi nội năng (1.10) của phân tố nên:

t
c.. dV.d = . 2t.dV.d + q vdV.d

t qv
hay: = a 2 t + (1.16)
 c.

(1.16) là phương trình vi phân dẫn nhiệt khi trong vật có nguồn nhiệt bên trong.

Phương trình vi phân dẫn nhiệt ổn định có nguồn trong


Khi quá trình là ổn định tức nhiệt độ không thay đổi theo thời gian, phương trình vi
phân dẫn nhiệt ổn định có nguồn trong sẽ trở thành:

qv
2t + =0 (1.17)

- 10 -
2. Điều kiện đơn trị
Để phương trinh vi phân có nghiệm xác định cần phải có các điều kiện riêng của mỗi
bài toán cụ thể, gọi đó là điều kiện đơn trị. Điều kiện đơn trị cho biết các đặc điểm
riêng của bài toán, bao gồm:

Điều kiện ban đầu


Điều kiện ban đầu cho biết quy luật phân bố nhiệt độ trong vật thể ở thời điểm ban
đầu. Điều kiện ban đầu chỉ có mặt trong quá trình không ổn định, quá trình ổn định
thì không cần điều kiện ban đầu.

Điều kiện biên giới


Điều kiện biên giới cho biết đặc điểm của quá trình nhiệt xảy ra tại biên giới của vật
thể, gồm có:
- Điều kiện biên giới loại 1: Cho biết quy luật phân bố nhiệt độ trên bề mặt vật (t m).
- Điều kiện biên giới loại 2: Cho biết mật độ dòng nhiệt tại bề mặt vật (q m).
- Điều kiện biên giới loại 3: Cho biết quy luật toả nhiệt giữa bề mặt vật và môi
trường chất lỏng bao quanh vật tuân theo phương trình Niu tơn - Rích man: q = .t.
Trong đó  là hệ số toả nhiệt đối lưu, t là độ chênh nhiệt độ giữa bề mặt vật t m và
chất lỏng t L, t = t m- t L.
- Điều kiện biên giới loại 4: Cho biết dòng nhiệt dẫn qua mặt tiếp xúc giữa hai vật
được bảo toàn, nghĩa là:

1  t  = 2  t  (1.18)
 n  m 1  n  m 2

§1.3. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BIÊN LOẠI 1 QUA VÁCH
PHẲNG

1. Vách phẳng một lớp


Xét vách phẳng một lớp đồng chất, đẳng hướng, có bề dày  nhỏ hơn nhiều so với
chiều cao và bề rộng, hệ số dẫn nhiệt  = const, nhiệt độ tại hai mặt vách là t m1 và t m2
(t m1 > t m2 ).
Với điều kiện trên dòng nhiệt chỉ dẫn theo một hướng nên nhiệt độ cũng chỉ thay đổi
theo hướng đó. Đặt vách trong toạ độ t-x, như hình 1.3. Phương trình vi phân dẫn
nhiệt trong trường hợp này (ổn định, một biến) là:

d2t
=0 (1.19)
dx 2

Điều kiện biên loại 1:


Tại x = 0, t = t m1
Tại x = , t = t m2 (1.20)

- 11 -

Hình 1.3.
Giải phương trình (1.19):
Tích phân lần thứ nhất được:
dt
= C1 (1.21)
dx
Tích phân lần hai được:

t = C1 x + C2 (1.22)

Từ nghiệm tổng quát (1.22) thấy rằng phân bố nhiệt độ trong vách phẳng là đường
thẳng. Để xác định các hằng số C1, C2 cần sử dụng điều kiện biên (1.20):

x = 0 thì t m1 = C1.0 + C2 rút ra: C2 = t m1


t m2  t m1
x =  thì t m2 = C 1. + t m1 rút ra được: C1 =

Vậy nghiệm xác định là:
t m1  t m 2
t = tm1 - .x (1.23)

Từ (1.23) thấy với mỗi giá trị x chỉ có một giá trị nhiệt độ, vậy mặt đẳng nhiệt là các
mặt phẳng song song nhau
dt
Mật độ dòng nhiệt q: q=-
dx
Từ (1.21) có q = - C1 , thay C 1 ở trên vào sẽ được:

t m1  t m 2
q= , W/m2 (1.24a)



Đặt R = gọi là nhiệt trở dẫn nhiệt của vách phẳng:

t m1  t m 2
q= (1.24b)
R
2
dq
Nhận xét: Lấy đạo hàm = -  d 2t = 0, tức q = const tại mọi mặt đẳng nhiệt.
dx dx
Lượng nhiệt truyền qua diện tích F, trong thời gian :

Q = q.F. , J

2. Vách phẳng nhiều lớp


Xét vách phẳng ba lớp có bề dày các lớp lần lượt là 1, 2, 2 ; hệ số dẫn nhiệt của các
lớp là hằng số và tương ứng bằng 1, 2, 3. Cho biết nhiệt độ tại mặt trong và ngoài
cùng là t m1 và t m2. Giả thiết giữa các lớp có tiếp xúc lý tưởng để nhiệt độ hai mặt tiếp
xúc như nhau. Gọi các nhiệt độ tại hai chỗ tiếp xúc là ttx1 và ttx2 .

Áp dụng kết quả ở trên cho từng lớp:

- 12 -

Hình 1.4.
t m1  t tx1 t t
Lớp 1: q1 = = m1 tx1
1 /  1 R1
t tx1  t tx 2 t t
Lớp 2: q2 = = tx1 tx2
2 / 2 R2
t tx2  t m2 t t
Lớp 3: q3 = = tx2 m2
3 / 3 R3

R1 , R2 , R3 gọi là nhiệt trở dẫn nhiệt tương ứng của các lớp 1, 2, 3 của vách
phẳng:
1  
R1 = ; R2 = 2 ; R3 = 3
1 2 3

Do quá trình ổn định nên: q 1 = q 2 = q 3 = q. Áp dụng tính chất của tỷ lệ thức:

a1 a a  a  ...
q= = 2 =…= 1 2
b1 b2 b 1  b 2  ...

với các đẳng thức trên sẽ được:

t m1  t m2 t t t t
q= = m13 m 2 = m13 m 2 (1.25)
R1  R 2  R 3 
 Ri  i
i 1 i 1 i
t m1  t m 2 t m1  t m 2
Suy ra với vách có n lớp: q= n
= n

 Ri  i
i 1 i 1 i

1
Nhiệt độ tiếp xúc: ttx1 = t m1 - q. = t m1 - q.R1
1
2
ttx2 = ttx1 - q. = ttx1 - q.R2
2

ttxi = ttxi-1 - q. i = ttxi-1 - q.Ri
i
n n

R =  R i =   i gọi là nhiệt trở dẫn nhiệt tổng của vách phẳng có n lớp.
i 1 i 1 i

Thí dụ
Vách phẳng hai lớp có bề dầy và hệ số dẫn nhiệt tương ứng là:  1 = 10 cm, 1 = 2,5
W/mđộ; 2 = 0,3 m, 2 = 1,5 W/mđộ. Nhiệt độ mặt phải t m2 = 25 0 C khi có
dòng nhiệt q = 500 W/m2 dẫn qua vách. Xác định:
a) Nhiệt độ mặt trái t m1 , nhiệt độ chỗ tiếp xúc ttx ?
b) Gradien nhiệt độ tại mỗi lớp?
c) Nếu giữ nguyên lớp có gradt nhỏ và duy trì gradt như cũ, thì lớp còn lại phải
thay đổi độ dày ' và chọn ’ bằng bao nhiêu để gradt như nhau trên cả vách, khi
nhiệt độ các mặt và dòng nhiệt không đổi.
- 13 -
Giải
a. Xác định nhiệt độ mặt trái, nhiệt độ chỗ tiếp xúc ttx :
- Nhiệt trở dẫn nhiệt của các lớp:
1 0,1 2 0,3
Lớp 1: = = 0,04 m 2 độ/W; Lớp 2: = = 0,2 m 2 độ/W
1 2,5 2 1,5
Nhiệt trở tổng: R  = 0,04 + 0,2 = 0,24 m 2độ/W
q
- Tính độ chênh nhiệt độ hai mặt: t = t m1 - t m2 = = 500/0,24 = 120 0 C,
R
- Nhiệt độ mặt trái: t m1 = t m2 + t = 120 + 25 = 145 0 C
1
- Nhiệt độ tiếp xúc: tt x = t m1 - q = 145 - 500.0,04 = 125 0 C
1
b) Tính gradien nhiệt độ mỗi lớp: gradt = t/,
Lớp 1: |gradt1 | = t1 /1 = (145 - 125)/0,1 = 200 độ/m
Lớp 1: |gradt2 | = t2 /2 = (125 - 25)/0,3 = 333,33 độ/m
hoặc |gradt | =  q :

Lớp 1: |gradt1 | = q/1 = 500/2,5 = 200 0 C/m
Lớp 2: |gradt2 | = q/2 = 500/1,5 = 333,33 0 C/m
Vậy lớp 1 có grad t nhỏ.
c) Giữ nguyên lớp 1, thay lớp 2 bằng 2’. Để gradt2’ = gradt1 thì |gradt2’ | = 200,
tức là q/2 ' = 500/2 ’. Vậy lớp 2’ có hệ số dẫn nhiệt 2 ' = 500/200 = 2,5 W/mđộ.
Mặt khác gradt = t 2/2 ’, vậy bề dày lớp mới 2 ’ = t2 /gradt = 100/200 = 0,5 m.

§1.4. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BIÊN LOẠI 1 QUA VÁCH
TRỤ

1. Vách trụ một lớp


Xét vách trụ một lớp đồng chất đẳng hướng có đường kính trong d 1 , đường kính
ngoài d 2 nhỏ hơn nhiều so với chiều cao, hệ số dẫn nhiệt  không đổi. Cho biết nhiệt
độ tại hai mặt vách là t m1 và t m2 (t m1 > t m2). Phương trình vi phân dẫn nhiệt (1.11)
trong toạ độ trụ là:

t   2 t 1 t 1  2 t  2 t 
= a.  2  .  2 . 2  2 

(1.26)
  r r r r  z 

Với điều kiện trên có thể coi nhiệt chủ yếu truyền theo hướng bán kính và nhiệt độ
chỉ thay đổi theo hướng bán kính. Khi dẫn nhiệt ổn định, một chiều, phương trình
(1.26) sẽ trở thành:

2
1 dt
. + d 2t = 0 (1.27)
r dr dr

- 14 -
Điều kiện biên loại 1:
Tại r = r1 ; t = t m1
Tại r = r2 ; t = tm2
2
dt du
Giải phương trình (1.27) trên, đặt = u thì d 2t = , thay vào (1.27) sẽ được:
dr dr dr
du u du dr
+ = 0 hay + =0
dr r u r

Tích phân được: lnu + lnr = lnC1 nghĩa là: u.r = C1


dt dt
thay = u sẽ được: .r = C1 , rút ra:
dr dr
dr
dt = C1 .
r
tích phân lần hai được:

t = C1 lnr + C2 (1.28)

Thấy rằng phân bố nhiệt độ trong vách là


đường cong logarit.

Xác định C1 và C2 theo điều kiện biên:


tại r = r1 thì t m1 = C 1 lnr1 + C2
tại r = r2 thì t m2 = C 1 lnr2 + C2 Hình 1.5. Vách trụ một lớp.

Giải hệ phương trình bậc nhất trên được:

t m1  t m 2 t m1  t m 2
C1 = ; C2 = t m1 - .lnr 1
r1 r1
ln ln
r2 r2

Từ đó nghiệm của (1.27) là:

t m1  t m 2 d
t = t m1 - . ln (1.29)
d2 d1
ln
d1

Như vậy nhiệt độ trong vách là đường cong lôgarít nối 2 điểm t m1 và t m2 . Do ứng với
mỗi giá trị của d, chỉ có một trị số nhiệt độ nên các mặt đẳng nhiệt là các mặt trụ
đồng trục với vách.

Mật độ dòng nhiệt q

dt C1 t m1  t m 2 t t
q=- = - . = - . = . m1 m 2 , W/m 2 (1.30)
dr r r1 d
r. ln r. ln 2
r2 d1
Vậy mật độ dòng nhiệt phụ thuộc vào bán kính r của mặt đẳng nhiệt khảo sát.
- 15 -
Mật độ dài của dòng nhiệt q L
Mật độ dài của dòng nhiệt q L là lượng nhiệt truyền qua mặt xung quanh của vách có
chiều cao bằng 1 m:
QF q..d. t m1  t m2
qL = = = , W/m (1.31)
  1 d
. ln 2
2  d1
1 d
Đặt ln 2 = R gọi là nhiệt trở dẫn nhiệt của vách trụ, như vậy mật độ dài của dòng
2  d1
nhiệt:
t m1  t m2
qL = (1.32)
R

Vậy q L không phụ thuộc vào bán kính r, q L = const tại


các mặt đẳng nhiệt.

2. Vách trụ nhiều lớp


Xét vách trụ ba lớp đồng chất đẳng hướng có đường kính
các lớp lần lượt là d 1, d 2, d 3, d 4; hệ số dần nhiệt tương
ứng bằng 1 ,  2, 3 .

Cho biết nhiệt độ tại mặt trong cùng và ngoài cùng


là t m1 và t m2. Giả thiết giữa các lớp có tiếp xúc lý tưởng
để nhiệt độ hai mặt tiếp xúc là như nhau. Gọi các nhiệt
độ tại hai chỗ tiếp xúc là ttx1 và tt x2 . Áp dụng kết quả ở
trên cho từng lớp của vách: Hình 1.6.

t m1  t tx1 t t
Lớp 1: q L1 = = m1 tx1
1 d2 R1
. ln
2. 1 d1
t tx1  t tx 2 t t
Lớp 2: q L2 = = tx1 tx 2
1 d3 R2
. ln
2 . 2 d2
t tx 2  t m 2 t t
Lớp 3: q L3 = = tx2 m 2
1 d R3
. ln 4
2 . 3 d3
Với R1 , R 2, R3 gọi là nhiệt trở dẫn nhiệt tương ứng của lớp 1, 2, 3 của vách trụ:

1 d 1 d 1 d
R1 = ln 2 ; R2 = ln 3 ; R3 = ln 4
2  1 d1 2 2 d 2 2 3 d 3

Khi ổn định: q L1 = q L2 = q L3 = q L. Áp dụng tính chất của tỷ lệ thức như phần trước sẽ
được:
t m1  t m 2
qL =
R1  R 2  R 3

- 16 -
t m1  t m 2
hay: qL =
1 d2 1 d 1 d
ln  ln 3  ln 4
2 . 1 d 1 2 . 2 d 2 2 . 3 d 3

Nếu vách có n lớp thì:

t m1  t m 2
qL = n
(1.33)
1 d
 2. ln di1
i 1 i i

Tính nhiệt độ tiếp xúc:


ttx1 = t m1 - q L.R 1 (1.34)
ttx2 = ttx1 - q L.R2 (1.35)

Thí dụ
Vách trụ hai lớp, đường kính trong cùng d 1 = 20 cm, bề dày và hệ số dẫn nhiệt hai
lớp tương ứng của hai lớp là:  1 = 2 cm, 1 = 1,2 W/mđộ; 2 = 3 cm, 2 = 0,8 W/mđộ.
Nhiệt độ mặt trong cùng và ngoài cùng là t m1 = 80 0 C, t m2 = 20 0 C. Xác định:
a) Dòng nhiệt dài q L qua vách, nhiệt độ chỗ tiếp xúc tt x ?
b) Mật độ dòng nhiệt q (W/m 2) tại chỗ tiếp xúc?
c) Gradt tại mặt trong cùng?

Giải
a) Dòng nhiệt dài q L qua vách, nhiệt độ chỗ tiếp xúc tt x :
Đường kính các lớp:
d 2 = d 1 + 21 = 0,2 + 2.0,02 = 0,24 m
d 3 = d 2 + 22 = 0,24 + 2.0,03 = 0,30 m

Nhiệt trở dẫn nhiệt mỗi lớp của vách trụ:

1 d 1 0,24
Lớp 1: ln 2 = ln = 0,0241 mđộ/W
2 1 d1 2.1,2 0,2
1 d 1 0,3
Lớp 2: ln 3 = ln = 0,0444 mđộ/W
2 2 d 2 2 .0,8 0,24

Nhiệt trở dẫn nhiệt tổng: R = Rt1 + Rt2 = 0,0685 mđộ/W


- Mật độ dòng nhiệt dài:
t 80  20
qL = = = 875,91 W/m
R 0,0685
1 d 0
- Nhiệt độ tiếp xúc: tt x = t m1 - q L. ln 2 = 80 - 875,91.0,024 = 58,97 C
2 1 d 1

b) Mật độ dòng nhiệt tại chỗ tiếp xúc: Chỗ tiếp xúc có đường kính d 2 :

- 17 -
qL
q= = 875,91/(3,14.0,24) = 1161 W/m 2
d 2

c) Gradt ở mặt trong cùng: mặt trong cùng có đường kính d 1 :


q q 1 875,91
|gradt1 | = = L . = = 1161 0C/m
1 .d1 1 1,2..0,2

§1.5. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BIÊN LOẠI 3 QUA VÁCH
PHẲNG

1. Vách phẳng 1 lớp


Xét vách phẳng đồng chất đẳng hướng, bề dày 
nhỏ hơn nhiều bề rộng và cao, hệ số dẫn nhiệt là
 hằng số. Hai phía của vách phẳng có hai chất
lỏng, nhiệt độ lần lượt là t L1 và t L2 (t L1 > t L2), hệ
số toả nhiệt giữa bề mặt của vách với từng chất
lỏng lần lượt bằng 1 , 2 . Cần xác định mật độ
dòng nhiệt truyền qua vách và nhiệt độ hai mặt
vách.
Hình 1.7. Vách phẳng
Quá trình truyền nhiệt giữa hai chất lỏng qua
vách gồm ba giai đoạn:
- Toả nhiệt từ chất lỏng 1 tới mặt thứ nhất của vách: q 1
- Dẫn nhiệt từ mặt 1 tới mặt 2 của vách: q 2
- Toả nhiệt từ mặt thứ hai của vách tới chất lỏng 2: q 3

Theo Niutơn Ríchman, toả nhiệt giữa chất lỏng và bề mặt vách tỷ lệ với hệ số toả
nhiệt  và độ chênh nhiệt độ giữa chúng:

q =  (t L - t m)

t L1  t m1 t L1  t m1
Bởi vậy sẽ có: q 1 = 1(t L1 - t m1) = =
1 R1
1
 t m1  t m2 t t
q2 = (t m1 - t m2) = = m1 m 2
  R

t t t t
q 3 = 2(t m2 - t L2) = m 2 L 2 = m 2 L 2
1 R3
2

- 18 -
1 1
trong đó: R1 = , R3 = gọi là nhiệt trở toả nhiệt tại mặt trái và mặt phải của
1 2

vách phẳng; R2 = gọi là nhiệt trở dẫn nhiệt của vách phẳng.

Do khi ổn định các dòng nhiệt trên bằng nhau, áp dụng tính chất của tỷ lệ thức sẽ
được:
t L1  t L 2
q=
R1  R 2  R 3
t L1  t L 2
hay q= (1.36)
1  1
 
1   2

Đặt: R1 + R2 + R3 = R  và gọi là nhiệt trở truyền


nhiệt của vách phẳng thì:
t L1  t L 2
q=
R

2. Vách phẳng nhiều lớp Hình 1.8. Vách phẳng 3 lớp


Nếu vách có nhiều lớp, công thức tính là:

t L1  t L 2
q= n
(1.37)
1  1
 i 
 1 i 1  i  2

Thí dụ
Vách phẳng hai lớp có: 1 = 40 cm, 1 = 20 W/mđộ; 2 = 20 mm, 2 = 4 W/mđộ. Hai
phía có hai chất lỏng, nhiệt độ và hệ số toả nhiệt tương ứng là tL1 = 120 0C, 1 = 20
W/m2 độ, t L2 = 40 0 C, 2 = 8 W/m2độ.
Xác định:
a) Mật độ dòng nhiệt q (W/m2 ) truyền qua vách?
b) Nhiệt độ tại hai mặt t m1 , t m2 và nhiệt độ chỗ tiếp xúc ttx?
c) Gradien nhiệt độ tại mỗi lớp?

Giải

a) Mật độ dòng nhiệt q (W/m2 ) truyền qua vách.


Tính nhiệt trở các lớp:
1 1
+ Nhiệt trở toả nhiệt tại mặt trong: R 1 = = = 0,05 m 2độ/W;
1 20
1
+ Nhiệt trở dẫn nhiệt lớp 1: R1 = = 0,4/20 = 0,02 m2độ/W
1

- 19 -
2
+ Nhiệt trở dẫn nhiệt lớp 2: R2 = = 0,02/4 = 0,005 m 2độ/W
2
1 1
+ Nhiệt trở toả nhiệt tại mặt ngoài: R2 =  = 0,125 m 2độ/W
2 8
+ Nhiệt trở tổng: R  = 0,05 + 0,02 + 0,005 + 0,125 = 0,2 m2độ/W
t t t
- Mật độ dòng nhiệt: q = = L1 L 2 = (120 - 40)/0,2 = 400 W/m 2
R R

b) Nhiệt độ tại hai mặt t m1 , t m2 và nhiệt độ chỗ tiếp xúc ttx

- Nhiệt độ mặt 1: t m1 = t L1 - q.R 1 = 120 - 400.0,05 = 100 0C,


- Nhiệt độ tiếp xúc: tt x = t m1 - q.R1 = 100 - 400.0,02 = 92 0C, t1 = 8 0C
- Nhiệt độ mặt 2: t m2 = tt x - q.R2 = 92 - 400.0,005 = 90 0C, t2 = 2 0C

c) Tính gradien nhiệt độ các lớp:


q
Lớp 1: |gradt 1 | = = 400/20 = 20 0C/m
1
q
Lớp 2: |gradt2 | = = 400/4 = 100 0C/m
2

§1.6. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BIÊN LOẠI 3 QUA VÁCH
TRỤ

1. Vách trụ một lớp

Xét vách trụ một lớp đồng chất đẳng hướng, có


đường kính trong d 1, đường kính ngoài d 2, hệ số
dẫn nhiệt của vách . Bên trong và ngoài vách có
hai chất lỏng, có nhiệt độ tương ứng là t L1 và tL2
(tL1 > t L2). Hệ số toả nhiệt giữa bề mặt của vách
với từng chất lỏng lần lượt bằng 1, 2. Xác định
mật độ dài của dòng nhiệt truyền qua vách và
nhiệt độ tại hai mặt vách.
Gọi mật độ dài của dòng nhiệt truyền bằng
toả nhiệt từ chất lỏng 1 tới mặt trong vách là q L1.
Gọi mật độ dài của dòng nhiệt dẫn từ mặt
trong tới mặt ngoài của vách là q L2.
Gọi mật độ dài của dòng nhiệt truyền bằng Hình 1.9. Vách trụ một lớp.
toả nhiệt từ mặt ngoài vách tới chất lỏng 2 là q L3.

t L1  t m1 t L1  t m1
q L1 = 1d 1(tL1 - t m1 ) = =
1 R1
 1 d 1
- 20 -
t m1  t m 2 t t
q L2 = = m1 m2
1 d2 R2
ln
2  d 1
t m2  t L2 t m2  t L 2
q L3 = 2 d 2(t m2 - t L2 ) = =
1 R3
 2 d 2
1 1
trong đó: R1 = và R3 = gọi là nhiệt trở toả nhiệt tại mặt trong và tại mặt
1 d1  2 d 2
1 d
ngoài của vách trụ; R2 = ln 2 gọi là nhiệt trở dẫn nhiệt của vách trụ.
2 d1
Do ổn định các dòng nhiệt trên bằng nhau: q L1 = q L2 = q L3 = q L, áp dụng tính chất của
tỷ lệ thức sẽ được:
t L1  t L 2
qL =
R1  R 2  R3
t L1  t L 2
hay: qL = (1.38)
1 1 d 1
 ln 2 
 1 d 1 2  d 1  2 d 2

Đặt R  = R1 + R2 + R3 gọi là nhiệt trở truyền nhiệt của vách trụ thì:
t L1  t L 2
qL =
R

2. Vách trụ nhiều lớp

Nếu vách có nhiều lớp, tương tự trên dẫn ra công thức


tính:
t L1  t L 2
qL = n
(1.39)
1 1 d 1
 ln i 1  Hình 1.10. Vách trụ
1 d 1 i 1 2 i di  2 d n 1
nhiều lớp.

§1.7. DẪN NHIỆT QUA VÁCH CẦU

Phương trình vi phân

2 dT d 2T
 0 (1.40)
r dr dr 2

Điều kiện biên

T = Tw1 tại r = r1
T = Tw2 tại r = r2 (1.41)
- 21 -
Đặt = (a)

thì = (b)

Hình 1.11. Vách cầu


Thay (a) và (b) vào (1.40) sẽ được

2 d (c)
 0
r dr

Tách biến (c) bằng cách nhân (c) với 


sẽ được

dr d (d).
2  0
r 
C1
Tích phân (d) được lnμ  2lnr  lnC hay μ 
r2
C1
thay  vào (a) được = hay
r2
dr
= C1 (e)
r2
C1
Tích phân (e) lên sẽ được: =  C 2 .
r
Để xác định C1, C2 từ điều kiện biên có :
C C
Tm1   1  C 2 và Tm 2   1  C2
r1 r2
Từ đó suy ra
Tm 2 Tm 21

Tm1  Tm 2 r1 r2
C1   ; C2   (1.42)
1 1 1 1
 
r1 r2 r1 r2

Cuối cùng có nghiệm

- 22 -
Tw1  Tw2  1 1 (1.43)
T  Tw1    
1 1  r1 r 

r1 r2
phân bố nhiệt độ trong vách cầu là đường cong hyperbol

Dòng nhiệt qua vách cầu

Tw1  Tw 2 Tw (W/m2 ) (1.44)


Q 
1 d 2  d1 R
2k d1 d 2

§1.8. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA THANH VÀ CÁNH


Thanh và cánh chỉ khác nhau ở tỷ lệ giữa kích thước mặt cắt ngang và chiều dài. Nếu
chi tiết có kích thước mặt cắt ngang nhỏ hơn nhiều so với chiều dài, ta gọi là thanh, trong
trường hợp ngược lại gọi là cánh. Tuy tên gọi có thể khác nhau nhưng nguyên tắc tính nhiệt
là như nhau.

1. Thanh có tiết diện không đổi

Thanh thẳng có tiết diện A không đổi, gốc thanh có nhiệt độ Tb, tại mặt ngoài thanh có toả
nhiệt ra môi trường với hệ số toả nhiệt h, nhiệt độ môi trường Ta , đỉnh thanh cách nhiệt.
Nhiệt độ trên thanh giảm dần từ Tb ở gốc thanh đến Ta ở đỉnh thanh.

Xét phân tố thể tích có chiều dài dx, diện tích mặt cắt ngang A, chu vi tiết diện là P, diện
tích xung quanh Pdx, hệ số dẫn nhiệt là k, hình 1.4. Nhiệt độ tại mặt cắt ngang (x+dx) là T,
tại mặt cắt ngang x là T  dT dx
dx
dT
Lượng nhiệt di vào thể tích phân tố tại (x+ dx) là dQ x  dx  k . A
dx
Lượng nhiệt đi ra khỏi thể tích phân tại x là dQx  k . d  T  dT dx  A
dx  dx 
Lượng nhiệt đi ra khỏi thể tích phân tại bề mặt xung quanh là dQh  h.(T  Ta ) Pdx.

Lượng nhiệt dẫn vào phân tố tại (x+ dx) cân bằng với tổng lượng nhiệt dẫn ra khỏi phân tố
tại x và lượng nhiệt tỏa nhiệt ra môi trường qua diện tích mặt xung quanh: dQx+dx =dQx +
dQh:

dT d  dT 
 k. A   h.(T  Ta ) Pdx.  k .  T  dx  A
dx dx  dx 
hay
d 2T (1.45)
kA  hP(T  Ta )  0
dx 2
- 23 -
Đặt (T – Ta) =  ; x   ; hP  m 2 và m2L2 = 2 khi đó phương trình trên trở thành
L kA
d 2 (1.46)
  2  0
d 2

Hình 1.4. Dẫn nhiệt một chiều qua thanh

Các điều kiện biên :


- tại đỉnhthanh:  = 0  d  0
d
- tại gốc thanh:  = 1   = b (1.47)

Nghiệm của (1.45) và (1.46) có dạng

cosh m L  x  (1.48)
  0
cosh mL 

2. Thanh có tiết diện thay đổi

Thanh có chiều dài L, tiết diện ngang A(x) và chu vi P(x) thay đổi theo x. Gốc thanh x = 0,
nhiệt độ T0 , đặt trong môi trường nhiệt độ Ta,, hệ số toả nhiệt tại mặt ngoài thanh là h, thể
hiện trên hình 1.5

- 24 -
Hình 1.5. Thanh có tiết diện thay đổi

Tại x, phần tử thanh dày dx, diện tích hai mặt là f(x) và f(x+dx), diện tích xung quanh
P(x)dx. Lượng nhiệt vào phần tử tại mặt f(x) là :

dT
Q x   kA( x ) (1.49)
dx

Lượng nhiệt ra khỏi phần tử tại mặt f(x+dx) là:

 dA( x)  d  dT  (1.50)
Q x  dx   k  A( x)  dx  T  dx 
 dx  dx  dx 

Lượng nhiệt toả ra môi trường tại mặt xung quanh phần tử là:

Qh  hP( x)dx(T  Ta ) (1.51)

Do ổn định nên Qx  Qx  dx  Qh , dẫn tới phương trình

d  dT  (1.52)
 kA( x)  hP ( x ) dx(T  Ta )  0
dx  dx 

Tuỳ thuộc vào dạng hàm số A(x) theo x mà dẫn tới các phương trình khác nhau, xét cánh
cụ thể có tiết diện thay đổi tuyến tính theo x.

3. Cánh có tiết diện thay đổi tuyến tính theo x

Cánh có tiết diện chữ nhật, bề dày thay đổi tuyến tính theo x : x
A( x)  2  b
 L
Thay A(x) vào (1.52) dẫn tới

d  x d (T  Ta )  2hb (1.53)
k 2 b   k (T  Ta )  0
dx  L dx 

- 25 -
Hình 1.6. Cánh có tiết diện thay đổi tuyến tính theo x

đặt x
 ; và T  Ta   sẽ dẫn tới
L T0  Ta
d  d hL2
2
    0 (1.54)
d 2 d k

(1.54) là phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 có hệ số là biến. Nghiệm của (1.54) được
biểu thị dưới dạng hàm Bessel loại 1 :

 hLx 
I 0  2  (1.55)
k 
 
 hL2 
I0  2 
 k 
 

với I0 là hàm Bessel loại 1, có thể tra theo bảng lập sẵn.

§1.9. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH CÓ VẬT LIỆU HỖN HỢP

Trong thực tế có nhiều trường hợp các vách được cấu tạo bởi các vật liệu có tính chất
nhiệt khác nhau thí dụ như tường được xây bằng gạch có xen kẽ các lớp vữa dày. Khi
đó coi dòng nhiệt dẫn qua vách tương tự như dòng điện qua mạch có các điện trở
ghép nối tiếp hoặc song nhau.

Khảo sát một vách phẳng rất rộng có ba lớp dày 1 , 2 , 3 tạo nên bởi nhiều vật liệu
khác nhau như hình 1.11. Mỗi vật liệu có tính chất nhiệt đồng nhất. Hai phía của
vách có hai chất lỏng nhiệt độ và hệ số toả nhiệt tương ứng là t L1 , 1 và t L2, 2 .
Khi đó dòng nhiệt chỉ truyền theo hướng bề dày. Gọi các đoạn vách có cấu trúc giống
nhau là một phần tử thì dòng nhiệt qua mọi phần tử là hoàn toàn như nhau.

Từ tính chất tương tự của khái niệm cường độ dòng điện (a), mật độ dòng nhiệt (b):

U t
I (a) q (b )
R I R q

- 26 -
trong đó: U và t tương ứng là hiệu điện áp
hai đầu mạch điện và độ chênh nhiệt độ giữa
hai chất lỏng; I và q tương ứng là cường độ
dòng điện qua mạch và mật độ dòng nhiệt
truyền qua vách có thể rút ra công thức tính
nhiệt trở tổng theo công thức tính điện trở tổng
RI. Điện trở tổng R I của mạch điện trên là:

R B RC
R I  R1  R A   R D  R2
R B  RC Hình 1.11 .

Từ đó suy ra công thức tính nhiệt trở tổng:

 B C
.
1     1 1  1  1
R q   A  B C  D    A   D 
1  A  B C  D  2 1  A  B  C  D  2
 
B C  B C
(1.56)
trong đó:
1 1
và tương ứng là nhiệt trở toả nhiệt tại hai mặt ngoài vách;
1 2
A 
và D tương ứng là nhiệt trở dẫn nhiệt của lớp A và D;
A D
1
là nhiệt trở dẫn nhiệt tương đương của hai lớp B và C.
B  C

 B C

Từ đó tính ra mật độ dòng nhiệt truyền qua vách hỗn hợp:

t L1  t L 2
q=
R q

Cách tính nhiệt độ tại các mặt trong vách hoàn toàn như trước.

§1.10. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH HAI CHIỀU

Dẫn nhiệt qua vách phẳng điều kiện biên loại 1

Bài toán dẫn nhiệt ổn định hai chiều thường hay gặp trong thực tế. Đó là trường hợp
nhiệt độ tại các điểm bên trong vật thay đổi theo hai hướng.

Khảo sát vật thể là thanh thẳng khá dài có tiết diện ngang là hình chữ nhật với chiều
rộng  và chiều cao h nhỏ hơn rất nhiều so với chiều dài  : (, h) <<  .

- 27 -
Vật liệu của thanh đồng chất đẳng hướng, hệ số dẫn nhiêt  không đổi. Nhiệt độ tại
mỗi mặt xung quanh của thanh có trị số không đổi. Khi đó nhiệt độ trong thanh
không thay đổi theo hướng trục thanh mà chỉ thay đổi theo hướng bề rộng  và bề
cao h của thanh. Gọi tiết diện ngang hình chữ nhật của thanh là OLKH thì nhiệt độ
trên mọi tiết diện ngang của thanh thay đổi như nhau theo hướng bề rộng là OL và
theo hướng chiều cao là OH.
Đặt hình chữ nhật trong toạ độ xy như hình 1.12.
Điều kiện biên loại một cho biết tại 3 cạnh OH, OL,
LK có nhiệt độ là t1 = const, cạnh HK có nhiệt độ t2
= const. Khi đó nhiệt độ t là hàm của x và y.

Phương trình vi phân trong trường hợp này sẽ là:

2t 2t
 =0 (1.57)
x 2 y 2

Điều kiện biên loại 1 cho biết:


tại: x = 0, x =  thì t = t1
y = 0 thì t = t1
y = h thì t = t2 Hình 1.12.

Độ chênh nhiệt độ tại các điểm bên trong vách so với với nhiệt độ các cạnh HOL là
sẽ là (t - t1 ).
t  t1
Lập tỷ số: * = , gọi là nhiệt độ không thứ nguyên.
t 2  t1
Khi đó phương trình (1.57) trở thành:

 2 * 2 *
 =0 (1.58)
x 2 y 2

Các điều kiện biên loại 1 tương ứng khi đó sẽ là:


tại cạnh OH: x = 0, * = 0
tại cạnh LK: x = , * = 0
tại cạnh OL: y = 0, * = 0
tại cạnh HK: y = h, * = 1

Để giải phương trình (1.58), dùng phương pháp tách biến: coi *(x, y) là tích của hai
hàm theo từng biến riêng là (x) và (y), tức là:

*(x, y) = (x).(y) (1.59)

Lấy đạo hàm của *(x, y) theo từng biến riêng x và y:

- 28 -
 2 *  2 *
= "(x).(y); = (x)."(y)
x 2 y 2

Thay vào phương trình (1.58) sẽ được:


" (x) " (y)
=- (1.60)
(x) ( y)

(1.60) là phương trình đạo hàm riêng có mỗi vế là hàm riêng của từng biến độc lập,
nhưng luôn bằng nhau, nên mỗi vế chỉ có thể là hằng số, đặt hằng số đó là - k2 :

" (x) " (x)


=- = - k2 (1.61)
(x)  ( y )

Khi đó (1.61) tương đương với hai phương trình vi phân thường:

"(x) + k2 .(x) = 0 (1.62)

"(y) - k2 .(y) = 0 (1.63)

Nghiệm của (1.62) là:

(x) = C1 cos(k.x) + C2 .sin(k.x) (1.64)

Nghiệm của (1.63) là:

(y) = C3 .exp(ky) + C4 .exp(-ky) (1.65)

Nghiệm tổng quát của (1.60) bằng tích của hai nghiệm riêng (1.64) và (1.65) ở trên:

*(x,y) = (x)(y) = [C1 cos(kx) + C2 sin(kx)].[C3 exp(ky) + C4 .exp(-ky)]

trong đó C1 , C 2 , C3 , C4 là các hằng số. Các hằng số này được xác định theo điều kiện
biên:

- Khi x = 0 thì *(0, y) = 0. Do (0) phải bằng 0 nên rút ra C1 = 0.


- Khi y = 0 thì *(x, 0) = 0. Do (0) phải bằng 0 nên:

[C3 .exp(k.0) + C4 .exp(- k.0)] = [C3 .1 + C4 /1] = 0, suy ra C4 = - C3 .

Như vậy nghiệm trên có dạng:

*(x, y) = C2 .C3.sin(k.x).[exp(+ ky) - exp(- ky)]

- Khi x =  thì *(, y) = 0, tức là:

- 29 -
C2 .C3 .sin (k.).[exp(ky) - exp(- ky)] = 0
n
Vậy: sin (k.) = 0. Suy ra: k = n.; (n = 1, 2, 3,...), nghĩa là: k =

Do exp  ny  - exp   ny  = 2sh  ny  , nên nghiệm trên trở thành:
       

*(x, y) = 2C2 C3 sin  nx  .sh  ny 


     
Như vậy sẽ có vô số nghiệm riêng ứng với các giá trị của n (n = 1, 2, 3, ...). Gộp
2C2 .C3 = C n thì nghiệm của phương trình (1.60) sẽ là tổng của các nghiệm riêng đó:

 nx   ny 
*(x, y) =  C n sin .sh  (1.66)
    

Hằng số C n được đánh giá từ điều kiện biên: khi y = h, thì * = 1, *(x, h) = 1; tức là:

 nx   nh 
C n sin .sh 
     
 =1 (1.67)

(1.67) có thể coi là hàm phức tại biên, từ đó xác định C n bằng cách sử dụng khai
triển chuỗi vô hạn của hàm trực giao.
Tập hợp vô hạn các hàm: gn (x) = g1(x), g2 (x), g 3 (x), ... được gọi là trực giao trong
miền xác định a  x  b nếu:

b
a g n (x)g m (x)dx = 0 với m  n
(1.68)
b b 2
a g n (x)g m (x)dx = a g n (x)dx với m = n

Có rất nhiều hàm biểu thị đặc tính trực giao như trên. Cụ thể ở đây các hàm lượng
giác: sin(nx/) và cos(nx/) luôn thoả mãn (1.68) trong khoảng 0  x  . Như vậy
một hàm f(x) có thể được khai triển thành chuỗi vô hạn các hàm lượng giác có tính
trực giao:
f(x) = A n.gn (x) (1.69)

Hệ số A n trong chuỗi này được xác định bằng cách nhân mỗi vế của (1.69) với hàm
g m(x), với m là một số cụ thể nhận một trong các giá trị 1, 2, ...,  của n, và lấy tích
phân trong khoảng a, b:

b b
a f (x)g m (x)dx = a g m (x)A n g n (x)dx (1.70)

Theo đặc tính (1.68) của hàm trực giao rõ ràng vế phải của (1.70) chỉ còn một số
hạng khi n = m, tất cả các số hạng khác còn lại đều bằng 0 vì m  n:
b b 2
a f (x)g n (x)dx = a A n g n (x)dx (1.71)

- 30 -
b

 f (x).g n (x).dx
a
Từ đó rút ra được hệ số A n: An = b
(1.72)
 g 2n (x ).dx
a
Áp dụng kết quả trên để tính hệ số C n của phương trình (1.66) như sau. Từ (1.67) đã
có f(x) = 1, có thể chọn hàm trực giao là g n(x) = sin(nx/), thay vào (1.72) sẽ
được:
b nx
a sin(

)dx
2 (1) n 1  1
An   .
b 2 nx  n
a sin (  )dx
So sánh với (1.69) sẽ có:
2 (1) n 1  1  nx 
1 = f(x) =  A n g m (x) =  . n
. sin 
  

Đó chính là khai triển chuỗi Phuriê của 1. So sánh với (1.46) sẽ nhận được:

n 1
C n = 2 . (1)  1 ; n = 1, 2, 3...
n  nh 
sh 
  
Thay C n vào (1.46), cuối cùng nghiệm của bài toán
là:

2 ( 1) n 1  1  nx  sh ny /  


*(x, y) =  . sin  . (1.73)
 n    sh ( nh / )

Đó là một chuỗi hội tụ, tức là trong miền xác định


(0  x  , 0  y  h), với mọi n = 1, 2, 3... *(x, y)
tiến tới một giá trị hữu hạn. Như vậy * được xác
định theo các giá trị x và y, kết quả thay các giá trị x
= 0   và y = 0  h sẽ vẽ được các đường đẳng Hình 1.13. Phân bố nhiệt độ hai
nhiệt như trên hình 1.13. chiều trong vách

§1.11. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH CỦA VẬT CÓ NGUỒN NHIỆT


BÊN TRONG

1. Dẫn nhiệt qua vách phẳng điều kiện biên loại một

Dẫn nhiệt của vật có nguồn nhiệt bên trong cũng thường gặp trong các kết cấu công
trình. Đó là trường hợp khi đúc các cấu kiện bê tông, phản ứng hydrat hoá xi măng
sinh ra nhiệt. Lượng nhiệt hydrat hoá được quy về mật độ nguồn thể tích q v, hay gọi
là năng suất sinh nhiệt thể tích (W/m3). Xét một vách phẳng rộng đồng chất đẳng
- 31 -
hướng, bề dày 2 nhỏ hơn nhiều so với chiều cao và bề rộng. Nguồn nhiệt trong vách
phân bố đều theo thể tích vật q v (W/m 2) = const. Nhiệt độ tại hai mặt ngoài của vách
là t m1 và t m2. Khi đó dòng nhiệt chỉ truyền theo hướng bề dày và nhiệt độ chỉ thay đổi
theo hướng này. Phương trình vi phân dẫn nhiệt trường hợp này chỉ có một biến của
toạ độ, gọi biến đó là x và đặt vật trong toạ độ t -x:

d2t qv
 =0 (1.74)
dx 2 

Điều kiện biên loại 1:


Tại x = -  thì t = t m1
x =  thì t = t m2 (1.75)

Giải (1.75) như sau: tích phân lần thứ nhất:


dt q x
 v + c1
dx 

Tích phân lần 2:


q vx2 Hình 1.13.
t=- + c 1 x + c2 (1.76)

Từ (1.81) thấy rằng phân bố nhiệt độ là đường cong bậc hai, hệ số của x2 có giá
trị âm nên đường cong nhiệt độ có chiều lõm quay xuống duới. Các hằng số c1, c2
được xác định từ điều kiện biên (1.80):
qv
Khi x = -  thì t = t m1  t m1 = - .2 - c1  + c2 (a)
2
qv
Khi x =  thì t = t m2  t m2 = - .2 + c1  + c2 (b)
2

t m 2  t m1
(b) - (a)  c1 = ;
2
q v . 2 t m1  t m 2
(a) + (b)  c2 = 
2 2

Thay C1, C2 vào (1.81), được phân bố nhiệt độ trong vách:


q v ( 2  x 2 ) t m2  t m1 t t
t(x) =  .x  m1 m 2 (1.77)
2 2 2

dt
Trong vách sẽ có nhiệt độ cực đại khi = 0 trong khoảng -   .
dx
dt q .x t  t m1
Từ (1.82):   v  m2 , rút ra toạ độ điểm nhiệt độ cực đại là:
dx  2
t m2  t m1
x0 = . =0 (1.78)
2q v
t m2  t m1
Với điều kiện: -  < x0 < . Tức là: -  < . < .
2.q v
- 32 -
Từ đó rút ra:
2 2 .q v
+ Khi: t m2  t m1 < (1.79)

bên trong vách có nhiệt độ cực đại.

Khi đó nếu t m1 > t m2 thì x0 < 0, điểm cực đại bên trái trục tung, còn nếu t m1 < t m2 thì
x0 > 0, điểm cực đại sẽ nằm bên phải trục tung.

Nhiệt độ cực đại tại x0 trong vách là:


t max =
 
q v .  2  x 20 t  t m1
 m2
t  t m2
.x 0  m1 = v  m 2 2 m1
2
q . 2 t  t   t m1  t m2
 (1.80)
2 2 2 2 8 q v 2
2 2 .q v
+ Khi: t m2  t m1 > thì trong vách không có nhiệt độ cực đại. Khi đó nhiệt

độ lớn nhất và nhỏ nhất của vách nằm trên hai mặt vách, và dòng nhiệt chỉ tru yền
theo một chiều từ mặt có nhiệt độ cao tới mặt có nhiệt độ thấp hơn.
Mật độ dòng nhiệt tại mỗi điểm trong vật được xác định theo (1.54) và công thức
Furiê và phụ thuộc vào toạ độ x:

dt q x t t t t
q(x) = - = -   v  m 2 m1  = q v.x + m1 m2 (W/m2 ) (1.81)
dx   2   2

Mật độ dòng nhiệt tại mặt trái (x=-):
t m1  t m 2
q (x = - ) = - q v + (1.82)
2

Mật độ dòng nhiệt tại mặt phải (x = +):
t m1  t m 2
q (x = ) = q v  + (1.83)
2

Trường hợp nhiệt độ trên hai mặt bằng nhau:

Khi t m2 = t m1 = t m, phân bố nhiệt độ trong vách sẽ đối xứng qua trục tung:

t(x) =
 
q v . 2  x 2
+ tm (1.84)
2

Nhiệt độ cực đại sẽ nằm trên trục giữa tấm:


q v . 2
t(0) = + tm (1.85)
2

Như vậy tại giữa vách không có dòng nhiệt truyền qua.
Mật độ dòng nhiệt tại mặt trái (x = - ) và tại mặt phải (x = + ):

- 33 -
q (x = - ) = - q V.; q (x = + ) = + q V. (1.86)

2. Dẫn nhiệt qua vách phẳng điều kiện biên loại 3

Bài toán điều kiện biên loại 3 khá phức tạp, ở đây chỉ
xét trường hợp điều kiện biên loại 3 đối xứng cho đơn
giản, tức là cho biết nhiệt độ chất lỏng và hệ số toả nhiệt
tại hai phía của vách là như nhau và tương ứng

Do tính đối xứng của bài toán nên chỉ cần khảo sát
một nửa bên phải tấm.

Điều kiện biên: Hình 1.13.

Tại x = 0 thì (dt/dx) x = 0 = 0


x =  thì - (dt/dx) x =  = (t m - t L) (1.87)

Từ phương trình nghiệm đã có (1.81):


q v x2
t= - + c1 x + c 2

Cần xác định hằng số c1 , c2 từ điều kiện biên loại 3 (1.93):

c1 = 0
q v . q v . 2
c2 = tL + + (1.88)
 2
Thay vào sẽ được:
t(x) =

q v . 2  x2  q .
+ v + tL (1.89)
2 

Do nguồn nhiệt phân bố đều trong vách nên dòng nhiệt tại hai mặt q (x = ) :

q  =  q v. = (t m - t L) (1.90)

Nhiệt độ tại mặt tấm:


q v .
t(x =  ) = + tL (1.91)

Cũng có thể dẫn ra kết quả trên từ điều kiện cân bằng giữa dẫn nhiệt và toả nhiệt tại
bề mặt tấm:
q x =  = q v. = (t m - t L)

Rút ra nhiệt độ bề mặt:

- 34 -
q v .
tm = + tL (1.92)

Thay (1.98) vào (1.82) sẽ được:


t(x) =

q v . 2  x 2 
q .
+ v + tL (1.93)
2 

Thí dụ 1
Tấm bê tông dày 80 cm, rộng 3 m, dài 6 m, hệ số dẫn nhiệt  = 2 W/mđộ. Nguồn
nhiệt trong do phản ứng thuỷ nhiệt xi măng, mỗi m 3 bê tông trong 1 giờ sinh ra lượng
nhiệt Q V = 1800 J/m3 h. Nhiệt độ tại hai mặt ngoài của tấm bằng nhau là t m = 30 0 C.
Xác định:
a) Lượng nhiệt sinh ra của tấm bêtông trong một giờ?
b) Mật độ dòng nhiệt tại bề mặt ngoài?
c) Nhiệt độ tại giữa tấm, nhiệt độ tại lớp cách bề mặt 15 cm, 20 cm?

Giải

a) Lượng nhiệt tấm bê tông sinh ra trong một giờ:


Q = Q V.V = 1800.0,8.3.6 = 25,920 J

b) Mật độ dòng nhiệt tại bề mặt:


- Năng suất sinh nhiệt thể tích q V (W/m 3 ):
q V = Q V/ = 1800/3600 = 500 W/m3
- Dòng nhiệt bề mặt:
Bề dày tấm là 80 cm = 0,8 m, nên  = 0,8/2 = 0,4 m
q x =  = q V. = 500.0,4 = 200 W/m2

c) Nhiệt độ tại giữa tấm, nhiệt độ tại lớp cách bề mặt 15 cm, 20 cm:
qv 2
Nhiệt độ trong tấm xác định theo công thức: t =
2
 
  x 2 + tm

- Nhiệt độ tại giữa tấm có x = 0:


500
t= 0,4 2  30 = 50 0 C
2.2
- Nhiệt độ tại lớp cách bề mặt 15 cm: Toạ độ của lớp trên là: x = 0,4 - 0,15 = 0,25 m
500
tx=0,25 =
2 .2

0, 4 2  0,25 2  30  = 42,18 0 C
- Nhiệt độ tại lớp cách bề mặt 20 cm: Toạ độ của lớp trên là: x = 0,4 - 0,2 = 0,20 m
500
tx=0,20 =
2 .2

0,4 2  0,20 2  30  = 45 0 C

Thí dụ 2

Tấm bê tông dày 40 cm, hệ số dẫn nhiệt  = 1 W/m độ, mật độ  = 2000 kg/m 3 . Nhiệt
độ không khí hai bên phía ngoài tấm bằng nhau là t L = 30 0 C. Do phản ứng thuỷ nhiệt

- 35 -
của xi măng, nhiệt độ tại hai mặt ngoài của tấm bằng nhau và cao hơn nhiệt độ không
khí 7 0 C, hệ số toả nhiệt trên bề mặt ngoài  = 10 W/m 2 độ. Xác định:
a. Mật độ dòng nhiệt tại bề mặt ngoài?
b. Năng suất sinh nhiệt thể tích q V (W/m 3 )?
c. Năng suất sinh nhiệt khối lượng q M (W/kg)?
d. Nhiệt độ tại giữa tấm, nhiệt độ tại lớp cách bề mặt 5 cm, 10 cm, 15 cm?

Giải
Nửa bề dày tấm:  = 0,4/2 = 0,2 m; nhiệt độ mặt ngoài tấm t m = 37 0 C.
a. Mật độ dòng nhiệt tại bề mặt ngoài:
Tại bề mặt tấm có dòng nhiệt do toả nhiệt q  bằng dòng nhiệt do dẫn nhiệt q x = .
Dòng nhiệt do toả nhiệt:
q  = (t m - tf) = 10.(37 - 30) = 70 W/m2
Dòng nhiệt do dẫn nhiệt q x = xác định theo công thức: q x =  = q V., trong đó q V
là năng suất sinh nhiệt thể tích.

b) Năng suất sinh nhiệt thể tích:


q V = q x = / = 70/0,2 = 350 W/m 3

c) Năng suất sinh nhiệt khối lượng:


q M = q V/ = 350/2000 = 0,175 W/kg

d) Nhiệt độ tại các lớp:


- Nhiệt độ tại các điểm bên trong tấm xác định theo công thức:

qv 2 qv qv 2
t=
2

  x2 + 
+ t L hoặc t =
2

  x2  + tm
- Nhiệt độ tại giữa tấm: x = 0
350 350 .0,2
tx=0 = (0,2) 2 + + 30 = 44 0 C
2.1 10

- Nhiệt độ tại lớp cách mặt 5 cm: lớp này có toạ độ x = 0,2 – 0,05 = 0,15 m
350
tx=0,15 = (0,2 2  0,15 2 ) + 37 = 41,06 0 C
2.1

- Nhiệt độ tại lớp cách mặt 10 cm: lớp này có toạ độ x = 0,2 – 0,1 = 0,10 m
350
tx=0,10 = (0,2 2  0,10 2 ) + 37 = 42,25 0 C
2 .1

- Nhiệt độ tại lớp cách mặt 15 cm: lớp này có toạ độ x = 0,2 – 0,15 = 0,05 m
350
tx=0,05 = (0,2 2  0, 05 2 ) + 37 = 43,56 0 C
2 .1

- 36 -
§1.12. DẪN NHIỆT KHÔNG ỔN ĐỊNH VỚI PHƯƠNG PHÁP QUY
TỤ

1. Xuất phát điểm

Dẫn nhiệt không ổn định là quá trình dẫn nhiệt khi nhiệt độ của vật thể thay đổi theo
thời gian. Thí dụ làm lạnh hoặc làm nóng một vật, khi đó nhiệt độ tại các điểm bên
trong vật luôn thay đổi theo thời gian và được thể hiện bởi phương trình:
t = f(x, y, z, )
Để tìm được phân bố nhiệt độ của vật không có nguồn trong, cần phải giải phương
trình vi phân dẫn nhiệt:
t  2t  2t 2 t 
 a. 2  2  2  (1.94)
  x y z 
 

kèm theo các điều kiện đơn trị của bài toán.
Việc giải phương trình vi phân trên là khá phức tạp, chỉ có thể thực hiện được trong
một số trường hợp vật thể có hình dáng đơn giản kèm theo những giả thiết hạn chế
nhất định.
Trong các quá trình dẫn nhiệt không ổn định thực tế có nhiều trường hợp nhiệt độ
của vật thay đổi khá chậm, thí dụ khối kim loại hoặc các cấu kiện công trình có dạng
tấm khá mỏng được làm nguội tự nhiên trong không khí khi đó có thể tìm mối quan
hệ giữa dẫn nhiệt bên trong vật và toả nhiệt tại mặt ngoài để khảo sát thì vấn đề sẽ
đơn giản và dễ dàng. Một phương pháp khảo sát như vậy là phương pháp quy tụ.

2. Phương pháp quy tụ cấp 1

a. Khảo sát phân bố nhiệt độ trong vật


Xét truyền nhiệt của vật là tấm phẳng nhiệt độ ban
đầu t0 được làm nguội trong môi trường có nhiệt độ
tL, với t0 > t L. Tấm phẳng dày 2, hệ số dẫn nhiệt của
tấm , nhiệt của tấm phẳng sẽ truyền từ bên trong
qua hai bề mặt tấm tới môi trường, hệ số toả nhiệt tại
bề mặt  (hình 1.15).
Tại một thời điểm nào đó, nhiệt độ ở giữa tấm
phẳng là t0 ’, nhiệt độ bề mặt t m, với t 0’ > t m > t L. Nếu
như t0 ’ không lớn hơn t m nhiều lắm tức là t0’  t m, khi
đó tại mỗi thời điểm có thể coi phân bố nhiệt độ Hình 1.15. Truyền nhiệt của tấm phẳng.
trong tấm phẳng gần như đường thẳng (như trong chế
độ ổn định). Dòng nhiệt do dẫn nhiệt trong mỗi nửa
tấm từ giữa tới bề mặt bằng với dòng nhiệt do toả nhiệt trên mỗi mặt bên nên có:

t' 0  t m
= (t m - t L) (a)
/

- 37 -
t' 0 t m .
hay:  (b)
tm  tL 

Khi nhiệt độ tại bề mặt của tấm phẳng nhỏ hơn nhiệt độ giữa tấm rất ít thì có thể coi
tấm có nhiệt độ đồng nhất: t0 ’  t m. Từ (b) thấy rằng:
- Khi: (t 0’ - t m) << (t m - tL ), tức là . <<  hay nói cách khác là khi có  hoặc 
khá nhỏ thì có thể coi nhiệt độ bề mặt và giữa tấm bằng nhau: t0 ’  t m.
- Trường hợp: (t 0 ’ - t m)  (t m - t L) thì không thể coi nhiệt độ trong vật là đồng
nhất được.
Lập luận trên cũng hoàn toàn phù hợp với các vật có hình dạng khác với tấm
phẳng.

b. Phương pháp quy tụ cấp 1


Phương pháp quy tụ là phương pháp quy vật thể về “một điểm” để toàn bộ vật thể có
cùng một nhiệt độ. Nói cách khác, phương pháp này coi nhiệt độ tại mọi điểm của vật
thể luôn đồng nhất nhưng vẫn thay đổi theo thời gian, và không quan tâm tới mức độ
phức tạp của hình dạng vật thể.
Xét một vật thể khối lượng M, thể tích V, diện tích toàn bộ mặt ngoài F, nhiệt
dung riêng c, ở thời điểm đầu nhiệt độ của vật đồng nhất bằng t0 . Đặt vật vào trong
môi trường có nhiệt độ không đổi t L với t L < t0 , hệ số toả nhiệt  tại bề mặt xung
quanh vật với môi trường là khá nhỏ và không đổi. Khi đó nhiệt độ của vật sẽ giảm
chậm theo thời gian nên vẫn được duy trì đồng nhất tại mọi điểm trong vật như lập
luận trên.
Sau thời gian d, lượng nhiệt mất đi do toả ra môi trường qua bề mặt ngoài của
vật có diện tích F là:

dQ = .F.(t - t L).d (c)


trong đó:
t là nhiệt độ mặt ngoài vật tại thời điểm khảo sát, cũng là nhiệt độ trong vật;
(t - t L) là độ chênh nhiệt độ mặt ngoài với môi trường.
Khi mất nhiệt, nội năng của vật thể giảm đi một lượng là:

dU = - M.c.dt (d)

trong đó: U - nội năng, M - khối lượng của vật, c - nhiệt dung riêng, dt - biến đổi
nhiệt độ của vật sau thời gian d.
Độ giảm nội năng của vật bằng chính lượng nhiệt toả ra môi trường, nên:

.F.(t - t L).d = - M.c.dt (e)

Vì t L = const nên d(t - t L) = dt, và M = .V, nên (e) sẽ trở thành:

d( t  t L ) .F
=- .d (g)
t  tL .V.C

- 38 -
Lấy tích phân phương trình (g), với vế trái theo nhiệt độ t: t từ t0  t(); vế phải theo
thời gian :  từ 0  , sẽ được:
t ()  t L .F.
ln =-
t0  tL .V.c
t ()  t L  
từ đó rút ra: = exp   .F.  (h)
t0  tL  .V .c 
V
Đặt: = L gọi là kích thước đặc trưng của vật, m.
F
.F 
b= = (i)
.V.c .L.c

Hay: t = t L + (t0 - t L). e-b (1.95)

Biểu thức (1.95) cho phép xác định nhiệt độ bên trong vật theo thời gian  hoặc xác
định thời gian để nhiệt độ vật đạt được giá trị t cho trước. Quá trình gia nhiệt chậm
vật trong môi trường nóng cũng tương tự trên dẫn ra được:

t = tL - (t L - t0 ). e -b (1.96)

Thấy rằng nhiệt độ của vật tiến dần tới nhiệt độ môi trường theo hàm mũ. Khi giá trị
b càng lớn nhiệt độ vật tiến tới nhiệt độ môi trường càng nhanh. Ngược lại khi b có
giá trị nhỏ nhiệt độ vật thay đổi rất chậm tới nhiệt độ môi trường. b tỷ lệ thuận với
diện tích bề mặt F của vật thể và hệ số toả nhiệt  tại bề mặt vật, nhưng tỷ lệ nghịch
với khối lượng M = V và nhiệt dung riêng c của vật.

c. Tiêu chuẩn đặc trưng cho hệ quy tụ cấp 1


+ Tiêu chuẩn Biô:
Để xác định xem khi nào nhiệt độ trong vật là đồng nhất tại mọi điểm để có thể áp
dụng công thức (l.66), tức là áp dụng được phương pháp quy tụ đối với vật thể, cần
khảo sát số mũ b:
.F.   F L .L   .L a.
b = = . . . . = . . 2 = . = Bi.Fo
.V.c .c  V L  c. L  L2
trong đó:
.L
Bi = - tiêu chuẩn Biô;

.
Fo = - tiêu chuẩn Phuriê, Fo gọi là thời gian không thứ nguyên
L2
(m)
Như vậy (1.66) trở thành:
t( )  t L
* = = exp(- Bi.Fo)
t0  tL
Xét số Bi-ô thấy rằng:
 nhiÖt trë dÉn nhiÖt kh¶ n ¨ ng to¶ nhiÖt
Bi = = = (n)
/L nhiÖt trë to¶ nhiÖt kh¶ n ¨ ng dÉn nhiÖt

- 39 -
Từ (n) thấy Bi đặc trưng cho tỷ số giữa khả năng toả nhiệt tại mặt ngoài vật và khả
năng dẫn nhiệt trong vật. Vậy với giá trị nào của Bi thì phân bố nhiệt độ trong vật sẽ
được coi là đồng nhất?
Trở lại mục (a) và công thức (b) sẽ thấy:

t' 0 t m  .
= = = Bi (o)
tm  tL / 

Từ lập luận trong mục (a) và (o) cho thấy:


Khi (t0’- t m) rất nhỏ, cũng là Bi rất nhỏ thì nhiệt độ trong vật được coi là đồng nhất.

Trường hợp Bi = 1 sẽ có (t0 ’ - t m) = (t m - t L), hoặc khi Bi > 1 sẽ có (t 0’ - t m) > (t m - t L),


thì nhiệt độ trong vật là không đồng nhất. Nếu lấy Bi = 1 để so sánh thì có thể rút ra
kết luận:

- Khi Bi = 1, nhiệt độ trên mặt vật giảm dần tới nhiệt độ môi trường, phân bố
nhiệt độ trong vật là đường cong thoải nối từ t0’ tại tâm vật tới điểm t m trên bề mặt.
t m = (t0 ’+ t L)/2.

- Khi Bi rất nhỏ: Bi << 1 (khả năng toả nhiệt tại bề mặt vật nhỏ hơn dẫn nhiệt
trong vật rất nhiều) nhiệt độ trên mặt vật giảm rất chậm, phân bố nhiệt độ trong vật
gần như đường thẳng nằm ngang và nhiệt độ trong vật được coi là đồng nhất. Vì t m
<< (t0 ’+ tL)/2; và (t 0 ’- t m)  0 nên: t0’ t m  t .

- Khi Bi rất lớn: Bi >> 1 (khả năng toả nhiệt lớn hơn dẫn nhiệt trong vật rất
nhiều) nhiệt độ trên mặt vật giảm nhanh tới nhiệt độ môi trường, phân bố nhiệt độ
trong vật là đường cong rất dốc. t m >> (t0’+ tL)/2; tức t 0’ >> t m.

+ Kích thước đặc trưng L:


Từ (m) hoặc (o) có: Bi = .L/, trong đó L là kích thước đặc trưng. Thấy rằng L
có vai trò quan trọng, nếu  không nhỏ lắm nhưng L đủ nhỏ thì Bi vẫn có giá trị nhỏ
bởi vậy bài toán vẫn thoả mãn điều kiện để áp dụng phương pháp quy tụ. Từ định
nghĩa L = V/F, kích thước đặc trưng L của một số vật điển hình được xác định như
sau:

Đường cong phân bố nhiệt độ phụ thuộc vào tiêu chuẩn Bi


- 40 -
+ Vách phẳng dày 2, khá rộng. Gọi bề rộng và cao cùng là a; với a >> 2. Khi
đó:
a 2 .2  2
L= 2
 a .22  = 
2 a  4a.2 2a

+ Hình trụ bán kính R, chiều dài h khá lớn: h >> R. Khi đó:
V R 2 h R 2 h R
L= = 2
 =
F 2R  2 Rh 2 Rh 2
3
V D
+ Hình cầu đường kính D, sẽ có L = = D 2/ 6 = .
F D 6

Các vật có hình dạng phức tạp khác cần biết thể tích V và tính được diện tích
toàn phần của mặt ngoài vật.

Tiêu chuẩn đặc trưng cho hệ quy tụ:


Từ trên thấy rằng điều kiện để hệ quy tụ hay nhiệt độ trong vật trở nên sẽ đồng nhất
là Bi phải rất nhỏ so với 1: Bi << 1. Nhưng Bi cụ thể bằng bao nhiêu? Các tính toán
lý thuyết và thực nghiệm đã chỉ ra rằng: trong tính nhiệt sai số nhỏ hơn 20% là cho
phép chấp nhận. Trở lại bài toán quy tụ của tấm phẳng trên, nếu độ chênh nhiệt độ
giữa tâm vật và mặt ngoài nhỏ hơn 10% độ chênh nhiệt độ tại mặt ngoài với nhiệt độ
môi trường thì lượng nhiệt truyền từ hai mặt của tấm ra môi trường có sai số nhỏ hơn
20%. Vậy (t0 ’ - t m)  0,1(t m - t L), thì t0 ’  t m, từ (0) thấy rõ là Bi  0,1. Vậy tiêu chuẩn
đặc trưng cho hệ quy tụ là:
Bi  0,1 (1.97)

Để xác định Bi trước tiên phải tính kích thước đặc trưng của vật L = V/F, sau đó
tính Bi và so sánh Bi với 0,1. Nếu Bi càng nhỏ thì phép tính càng chính xác.

Thí dụ
Một tấm bêtông có kích thước 4 m  4 m  3 cm, nhiệt độ 25 0C. Bêtông có hệ số
dẫn nhiệt  = 1,8 W/mđộ, khối lượng riêng  = 2200 kg/m 3 , nhiệt
dung riêng c = 840 J/kgđộ được đặt trong không khí nhiệt độ 50 0 C, hệ số toả nhiệt tại
mặt tấm với không khí  = 10 W/m 2 độ. Xác định nhiệt độ của bêtông sau thời gian
10 phút, 30 phút, một giờ?

Giải:
.L
Xác định Bi = , trong đó L là kích thước đặc trưng:

V
L = = (440,03)/[(4+4)20,03+(442)] = 0,48 m 3/32,48 m 2 =
F
0,0147 m
.L
Bi = = (100,0147)/1,8 = 0,0616

Bi < 0,1 nên áp dụng phương pháp quy tụ cho kết quả đủ chính xác.

- 41 -

Xác định b: b= = 10/(22008400,0147) = 3,681.10 -3
.L.c
Thay giá trị trên vào (9) và (8) rút ra được:
t = t K - (t K - t 0 )exp(- 3.681.10 -3 ) = 50 - (50 - 25).exp(- 3.681.10 -3)
Sau 10 phút = 600 s:
t600s = 50 - 25.exp(- 3,681.10 -3 .600) = 29,95 0 C
Sau 30 phút = 1800 s:
t1800s = 50 - 25.exp(- 3,681.10 -3 .1800) = 37,11 0C
Sau 1 giờ = 3600 s:
t 3600s = 50 - 25.exp(- 3,681.10 -3 .3600) = 46,57 0C

3. Hệ quy tụ cấp hai


Xét hệ thống gồm hai tấm dày L1 và L2 , hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng, và mật độ tương
ứng của mỗi tấm là k1, k2 , c1, c2, 1, 2. Nhiệt trở tiếp xúc giữa hai tấm R =1/hC khá lớn,
nghĩa là hệ số truyền nhiệt hC chỗ tiếp xúc giữa hai tấm rất nhỏ so với hệ số dẫn nhiệt của
từng tấm. Nhiệt độ hai tấm ban đầu đều bằng t0. Mặt trái cách nhiệt, mặt bên phải đặt trong
môi trường có nhiệt độ tL = const, hệ số toả nhiệt h tại mặt bên phải khá nhỏ.

Hình 1.8. Mô tả hệ quy tụ cấp hai

hC .L1 hC .L2 h.L2


Khi đó hai tấm thoả mãn điều kiện quy tụ nghĩa là , và (là các số Bi) nhỏ
k1 k2 k2
hơn rất nhiều so với 1.

Phương trình vi phân trên mỗi tấm là:

- Tấm 1: Lượng nhiệt truyền sang tấm 2 qua diện tích chung F bằng độ giảm nội năng của
tấm:
dt
kF t1  t 2   cV 1 1 (1.98)
d

- 42 -
- Tấm 2: Lượng nhiệt toả ra môi trường và nhận từ tấm 1 bằng độ giảm nội năng của tấm:
dt
 F t 2  t L   kF t1  t 2   cV 2 2 (l .99)
d
Hằng số thời gian của mỗi tấm: b1 
cV 1 và cV 2
b2 
kF  .F
Khi đó (l.98) trở thành:

dt1
t 2  b1  t1 (1.100)
d

Thay t2 trong (1.100) vào (1.99) sẽ được:

 dt1  k dt d 2t dt
 b1  t1  t L   b1 1  b1b2 21  b2 1 (1.101)
 d  h d d d
Sắp xếp lại như sau:

d 2t1  1 1 k  dt1 t1  t L
2
      0 (1.102)
d  b1 b2 h.b2  d b1b2

1 1 k  1
đặt      b;  c; t1  t L    (1.103)
 b1 b2 h.b2  b1b2

sẽ được phương trình vi phân cấp hai:

d 2 d
2
b  c.  0 (1.104)
d d

Nghiệm tổng quát của (1.105) có thể viết dưới dạng :

  C1e D

Phương trình (1.97) có thể viết dạng:

D2 + bD + c = 0 (1.105)

2
Trong đó D   b   b   c
2 2

Nghĩa là nghiệm tổng quát của (1.105) là :

- 43 -
 b b
2   b b
2 
  C1 exp       c   C 2 exp       c  (1.106)
 2 2   2 2 
   

để tìm hai hằng số C1 và C2 cần sử dụng điều kiện ban đầu :

 = 0  t1 = t2 = t0 , sẽ có :

 0  t 0  t L  C1  C2 (1.107)
dt1 kF
Mặt khác  = 0 thì :   (t1  t 2 )  0
d  0 (cV )1

thay các kết quả trên vào (1.107) sẽ nhận được:

 b b
2   b b
2 
       c C1        c  C 2 (1.108)
 2 2   2 2 
   

mà C2 = L – C1

Rút ra được C1 và C2:

 b b
2   b b
2 
    c     c 
 2 2   2 2  (1.109)
C1   L   ; C 2   L   ;
2 2
 2 b   2 b 
   c     c 
  2    2 

Cuối cùng :

2
 b / 2  (b / 2)2  c
 t1  t L b / 2  (b / 2)  c
 
0 t0  t L 2  (b / 2)  c
2
 2
exp b / 2  (b / 2)  c    2
 
exp b / 2  (b / 2)2  c 
2  (b / 2)  c
(1.110)

- 44 -
§1.13. DẪN NHIỆT KHÔNG ỔN ĐỊNH CỦA TẤM PHẲNG RỘNG

Khảo sát vật thể là tấm phẳng rất rộng có bề dày


2, hệ số dẫn nhiệt là hằng số. Nhiệt độ lúc đầu
đồng nhất trong toàn bộ vật bằng t0. Vật được đặt
trong môi trường chất lỏng có nhiệt độ thấp t L =
const. Hệ số toả nhiệt  giữa bề mặt tấm và môi
trường là không đổi. Khi đó nhiệt được truyền từ
tấm qua hai mặt tới môi trường. Do tấm có hình
dạng đối xứng qua trục nên phân bố đổi nhiệt độ
cũng có dạng đối xứng qua trục của tấm. Với điều
kiện trên dòng nhiệt chỉ truyền theo hướng bề dày
của tấm, và nhiệt độ trong tấm thay đổi theo một
chiều, gọi đó là chiều x, thể hiện trên hình 1.15.
Ngay sau thời điểm đầu nhiệt độ tại 2 mặt ngoài của Hình 1.15
vật giảm mạnh do toả nhiệt từ mặt tấm đến môi
trường xung quanh.
Sau đó do dẫn nhiệt từ bên trong tấm ra lớp phía ngoài nên phân bố nhiệt độ là những
đường cong thoải dần.

1. Phương trình vi phân và điều kiện đơn trị

Từ phân tích trên thấy rằng nhiệt độ là hàm của thời gian và chỉ thay đổi theo một toạ
độ (một chiều), nên được biểu thị bằng phương trình vi phân:

t  2t
 a 2 t  a 2
 x

Đặt:  = t - tL, gọi là nhiệt độ dư khi đó:

 t  2  2 t
 và 
  x 2 x 2

Phương trình vi phân dẫn nhiệt trở thành:

  2
a 2 (1.111)
 x

Điều kiện ban đầu: khi  = 0   = t0 - t L = 0


Điều kiện biên:
+ tại 2 mặt: x =     = - .
x x   x 

- 45 -
+ do đối xứng tại tâm tấm: x = 0   =0
x x 0

2. Phương pháp giải và nghiệm của bài toán


Dùng phương pháp tách biến Phuriê, coi (x, ) là tích của hai hàm của từng biến
riêng là () và (x):
(x, ) =  ().(x) (1.112)

Sau khi lấy đạo hàm của (x,) theo x và theo , thay vào phương trình (1.112),
tách biến sẽ được:
1 ' () " ( x)
. = (1.113)
a () (x)

Do mỗi vế của (1.70) là hàm độc lập của từng biến riêng, nhưng luôn bằng nhau
với mọi  và x, nên mỗi vế chỉ có thể là hằng số, đặt bằng - k2 , sẽ được hai phương
trình:
1 ' ()
. + k2 = 0 (1.114)
a ()

" ( x)
+ k2 = 0 (1.115)
(x)

Nghiệm của (1.114) là:


() = C1 . exp(- ak2 ),

Nghiệm của (1.115) là:


(x) = C2 .sin(k.x) + C3 .cos(k.x)

Theo (1.112) thì phải có:

(x, ) = C1 .exp(- ak2 ).[C2 sin(k.x) + C3 .cos(k.x) ] (1.116)

Các hằng số được xác định từ các điều kiện đơn trị như sau:
+ tại x = 0  ’x x = 0 = 0, tức là:

’ x x = 0 = [k.C2 cos(k.0) - k.C 3 .sin(k.0)].C1 .exp(-ak2 ) = 0


hay: [ k.C2 ].C1 .exp(-ak2 ) = 0  C2 = 0

Khi đó (1.122) trở thành:

(x, ) = C1 .exp(- ak2 ).C 3 .cos(k.x)

Đặt C1 .C3 = A, sẽ được:


(x, ) = A.exp(- ak2 ).cos(k.x) (1.117)

- 46 -
+ tại x =   ' x x = - . (1.118)
 x 

trong đó:
’x x= = k.A.exp(- ak2 ).[-sin(k.)]

và:  x  x =  = A.exp(- ak2 ).cos(k.)

Thay kết quả trên vào (1.124) sẽ được:


.A
k.A.exp(- ak2 ).sin(k.) = - . exp(- ak2 ).cos(k.) (1.119)

cos(k.)
Rút gọn được: = k = k. (1.120)
sin(k.) / . / 

.
Đặt (k.) = , và = Bi thì (1.74c) trở thành:


cotg = (1.121)
Bi
(1.121) được gọi là phương trình đặc
trưng, đó là hàm siêu việt phải giải bằng
phương pháp đồ thị:
Đặt: y1 = cotg ; y2 = /Bi.
Nghiệm của (1.121) là hoành độ giao
điểm của y1 và y2 .

Trong toạ độ y-, đường y1 = cotg cắt


trục hoành tại vô số điểm có  n = /2,
3/2, 5/2, ...,(2n-1)/2, còn y2 = /Bi là
đường thẳng qua gốc toạ độ. Góc nghiêng
của y2 phụ thuộc vào giá trị của Bi. Hình 1.16.

Khi Bi  0, đường y2 trùng với trục tung.


Khi Bi  , đường y2 trùng với trục hoành.
Khi Bi trong khoảng 0  , y1 và y2 cắt nhau tại vô số điểm có hoành độ là các i .
Các i chính là nghiệm của phương trình đặc trưng (1.121). Khi đó biến đổi (1.117)
như sau:

(x,) = A.exp (- ak 2 ).cos(k.x)


= A.exp(- a.k 2.2 /2).cos(k.x/)
hay:
(x, ) = A.exp[-2 (a/2 ].cos [.(x/)] (1.122)

Do có vô số i thoả mãn (1.128), nên sẽ có vô số nghiệm i tương ứng các giá trị của
i. Các nghiệm đó là những nghiệm riêng:
- 47 -
1 (x, ) = A1 .exp[-1 2 (a/2 ].cos[1 .(x/)]
2 (x, ) = A2 .exp[-2 2 (a/2 ].cos[2 .(x/)]
....
n(x, ) = An.exp[- n2 (a/ 2 ].cos[ n.(x/)]

Nghiệm của bài toán sẽ là tổng các nghiệm riêng trên, nên là một chuỗi vô hạn:

(x, ) =  {A n.exp[- n 2 (a/2 ].cos[n.(x/)] } (1.123)

Để tìm hệ số A n cần sử dụng điều kiện ban đầu:


+ khi  = 0  (x, 0) =  0 ; thay exp[- n2 (a.0/2 ] = 1 vào (1.77) được:

 0 =  [A n.cos( n.x/)] với n = 1, 2, 3, ..., n (1.124)

Các hàm cos(i .x/) là hàm trực giao khi x trong khoảng 0  . Tức là:


0 cos (i.x/).cos(j .x/)dx = 0 khi i  j

0 cos ( i.x/).cos(j.x/)dx = cos2 ( j. x/)dx  0 khi i = j

Để xác định A n, nhân (1.78) với cos( n.x/), rồi lấy tích phân theo x từ 0 đến + .
Khi đó sẽ được:

 2
0  0 .cos( nx/)dx = A n.cos ( n.x/)dx
   sin  n . cos  n 
2 0    sin n = A n.. 1  
  n 
Rút ra hệ số A n :
2  0 sin  n
An = (1.125)
 n sin  n . cos  n

Thay (1.125) vào (1.124) được nghiệm cuối cùng có dạng:

2 0 sin  n  x  a 
(x, ) =  cos  n  exp   2n . 2  (1.126)
n 1 n sin  n . cos  n      

trong đó:  n = k.; k = 1, 2, 3, ...,  n là nghiệm của phương trình đặc trưng: cotg =
 .
với Bi = . Các giá trị của  n phụ thuộc vào Bi.
Bi 

3. Nghiệm không thứ nguyên


a
Đặt: Fo = gọi là tiêu chuẩn Phuriê, thời gian không thứ nguyên
2

- 48 -
x
X= , gọi là kích thước đặc trưng, toạ độ không thứ nguyên

2 sin  n
Dn = gọi là hệ số không thứ nguyên
 n  sin  n . cos  n
(x, )
* = gọi là nhiệt độ không thứ nguyên
0
Khi đó có thể viết nghiệm ở dạng không thứ nguyên:
2
*(x, ) =  D n cos( n.X).exp(- n Fo) (1.127)
n 1

là một chuỗi số giảm rất nhanh theo độ lớn của Fo, khi Fo  0,3 chỉ cần lấy một
số hạng đầu cũng đủ chính xác:

*(x, ) = D1cos(1.X).exp(-1 2Fo) (1.128)

Do D1 là hàm của 1 tức là hàm của Bi, bởi vậy có thể biểu thị * như sau:

*(x, ) = f (Bi, Fo, X) (1.129)

Fo = a./ 2
Hình 1.17a. Nhiệt độ không thứ nguyên tại bề mặt tấm.

Trong kỹ thuật thường chỉ cần biết nhiệt độ tại tâm và trên mặt tấm, khi đó mối quan
hệ * = f(Bi, Fo, X) tại tâm X = 0 (x = 0), và tại mặt ngoài X = 1
(x = ) được tính sẵn theo giá trị của Bi và Fo và lập thành đồ thị để tra nhiệt độ tại
tâm và mặt ngoài của tấm phẳng.

4. Điểm định hướng đường phân bố nhiệt độ


- 49 -
Từ phương trình (1.80) và (1.81) thấy nghiệm là hàm chẵn đối với x, tức là phân bố
nhiệt độ trong tấm đối xứng qua trục tấm. Tại thời điểm ban đầu  = 0 (Fo = 0), phân
bố nhiệt độ là đường nằm ngang, tại các thời điểm tiếp theo, đường cong nhiệt độ
giảm đơn điệu và có tiếp tuyến luôn đi qua điểm cố định trên trục hoành, gọi đó là
điểm định hướng có toạ độ là:
1
X0 = 
Bi

Hình 1.17b. Nhiệt độ không thứ nguyên tại tâm tấm.

Thực vậy, từ điều kiện biên tại x = 


có:
   
  = - . , nhân 2 vế với
 x  x   x  0
  
 
 0  .   
=-  
x    0 
 x 
 
 x

Đó là dạng không thứ nguyên: Hình 1.17c.


 *
= - Bi.  * X1
X X 1

Hệ số góc của đường phân bố nhiệt độ tại bề mặt tấm:


*
tg = -  * =
X X 1 X0 X 1

- 50 -
* 1 X0 1
từ đó: = Bi.  * X1 vậy: X0 = hay ở toạ độ thường:  tức là toạ độ
X0 X 1
Bi  . / 

điểm định hướng là: X0 = .

5. Đánh giá đường cong nhiệt độ theo Bi

- Khi Bi rất lớn: Bi   (trường hợp Bi > 100), hình 1.18a:


Toả nhiệt tại mặt rất lớn: tg  = Bi.* x = 1  , đường cong nhiệt độ tại mặt rất
dốc, điểm định hướng có toạ độ X0 = [*(x = 1)/Bi.*(x = 1) ]  1, (vì * (x = 1)  0),
nghĩa là nằm ngay trên bề mặt vật. Đường cong nhiệt độ trong vách là những đường
rất dốc.

- Khi Bi rất nhỏ: Bi  0 (trường hợp Bi < 0,1), hình 1.18b:


Toả nhiệt tại mặt rất nhỏ: tg  = Bi.*x = 1  0, độ dốc đường cong nhiệt độ tại
1
mặt bằng không, điểm định hướng có toạ độ X0 =  , nghĩa là nằm rất xa bề
Bi
mặt vật. Đường cong nhiệt độ trong vách gần như những đường nằm ngang.

- Khi Bi có các giá trị trung gian: Bi = 0,1  100, hình 1.18c:

Toả nhiệt tại mặt đáng kể: tg  = Bi.* x = 1 có giá trị lớn hơn 0, nhỏ hơn ,
đường cong nhiệt độ tại mặt có độ dốc phụ thuộc vào Bi, điểm định hướng có toạ độ
1
X0 = , nằm ngoài bề mặt vật. Phân bố nhiệt độ trong vách là những đường cong
Bi
thoải dần theo thời gian và đồng quy tại X0.

a) Bi   b) Bi  0 c) Bi = 0,1  100

Hình 1.18. Các đường phân bố nhiệt độ trong vách ứng với Bi khác nhau.

§1.14. DẪN NHIỆT KHÔNG ỔN ĐỊNH CỦA VẬT DÀY VÔ HẠN


MỘT PHÍA
Bài toán dẫn nhiệt không ổn định của vật thể có một phía dày vô hạn rất hay gặp
và có nhiều ý nghĩa trong thực tế. Vật dày vô hạn một phía là những vật có một mặt
xác định đủ rộng và bề dày là hết sức lớn như nền đất... Trong trường hợp này quá
- 51 -
trình dẫn nhiệt không ổn định chỉ theo một chiều bề dày của vật. Phương trình vi
phân dẫn nhiệt có dạng:

2
t
= a.  2t (1.130)
 x

Nghiệm phải tìm của bài toán là: t = f(x, ).


Điều kiện đơn trị của bài toán gồm điều kiện ban đầu: t(x, 0) = t0 và một trong
các điều kiện biên tuỳ theo điều kiện cụ thể của bài toán:
- Điều kiện biên loại 1, cho biết nhiệt độ tại bề mặt: t(0, ) = t m
- Điều kiện biên loại 2, cho biết mật độ dòng nhiệt tại bề mặt: - (t/ x) m = q 0
- Điều kiện biên loại 3, cho biết nhiệt độ môi trường chất lỏng tiếp xúc với mặt
vật t L và hệ số toả nhiệt tại bề mặt .

Điều kiện biên loại 1 Điều kiện biên loại 2 Điều kiện biên loại 3

Hình 1.19. Ba loại bài toán ứng với ba loại điều kiện biên.

Bài toán điều kiện biên loại 1:


Dùng phương pháp đổi biến kép để chuyển phương trình vi phân đạo hàm riêng
(1.130) thành phương trình vi phân thường như sau:
 x
Đặt  = x.(4a.)-1/2 thì = (4a)-1/2 và   x. 1  (4a)-3/2 .4a = - (4a)1/2
x  2 2
Theo đó điều kiện ban đầu:  = 0, tức là    thì t( ) = t0
Điều kiện biên loại 1: x = 0, tức là  = 0, thì t( = 0) = t m.
Bây giờ lấy các đạo hàm của t theo x và  qua biến :

t dt  1 dt
 .  . (1.131)
x d x 4a d

2t   1 dt  1   dt  1 d  dt   1 d2t
  .      .    . (1.132)
2 
x x  4a d  4a x  d  4a d  d  x 4a d2

t dt  x dt
 .  . (1.133)
 d  2 . 4a d
- 52 -
Thay (1.132) và (1.133) vào (1.130) sẽ có:
d2 t dt
 2. (1.134)
d 2 d

(1.134) là phương trình vi phân thường, đặt u() = dt/d thì du/d = d 2 t/d2 , thay
vào (1.134) sau đó thay trở lại hàm u sẽ có:

du du
 2.u   2.d  ln u   2  C  u  exp(2 ).C
d u
dt
 exp(2 ).C  dt()  exp(2 ).C.d
d
Lấy tích phân:
 
t ( )  
0  C  exp(   2 )d
 0

Để xác định hằng số C cần áp dụng điều kiện biên loại 1: Với  là biến trung gian: 
= 0 thì
t() = t m và    thì t()  t0 .

Tích phân trong biểu thức trên được xác định theo tích phân xác suất Gauss:


2 
 exp( )d  
2
(1.135)
 0

Từ đó giải ra C:
 2(t m  t 0 )
t m t 0  C  C
2 
Để tìm giá trị nhiệt độ tại một thời điểm nào đó t(), thay trở lại tích phân trên, vế
trái t nhận giá trị từ t m đến t(), vế phải  nhận giá trị từ 0 đến () với  là cận tích
phân biến đổi của biến số u nào đó, sẽ được:

2.(t 0  t m )
t()  t m  . exp(u 2 ).du
 0

2.(t 0  t m )
Từ đó có: t ()  . exp(u 2 ).du  t m
 0
Hoặc viết dạng sau cho tiện tính toán:

t ()  t m 2
 . exp(u 2 ).du  erf . (1.136)
(t 0  t m )  0
x
Tích phân trong biểu thức (1.90) gọi là Tích phân sai số Gauss,  = là biến số
2. a
giả, erf. được gọi là hàm sai số Gauss là một hàm chuẩn trong toán học được lập
sẵn giá trị thành bảng.
- 53 -
Mật độ dòng nhiệt tại bề mặt (x = 0) được xác định theo công thức Phuriê:

2
d(erf.)  .(t m  t 0 )
q = - . t = - 0 .(t 0 - t m). . = .(t m - t0 ). 2 . exp( ) =
x x0 d x 0  4a a
(1.137)

Bài toán điều kiện biên loại 2 : cho mật độ dòng nhiệt tại bề mặt q m = q 0
Nhiệt độ xác định theo:

a
2q 0 .
  x 2  q 0 .x  x 
t(x, ) - t0 = . exp    .erfc 
 (1.138)
  4 a  
   2 a 
Mật độ dòng nhiệt:
d(erf.)  2 exp( 2 ) .(t m  t 0 )
q = - . t = -  0 .(t0 - t m). . = .(t m - t 0 ). . =
x x0 d x 0  4a a
(1.139)

Bài toán điều kiện biên loại 3: cho biết quy luật toả nhiệt đối lưu tại bề mặt:
-  t = [t x= - t(0, )]
x x 0
Nhiệt độ vật:
t(x, )  x    .x  2 .a.     
 erfc   exp  .erfc x   . a  (1.140)
t x  t 0   2   
 2 a         2 a   

Erfc được gọi là Hàm sai số bù, được định nghĩa là: erfc = 1- erf

2 u 2 x
Hàm sai số Gauss: erf  = e du ; với =
 0 2 a

- 54 -
Thí dụ
Nền đất ban đầu có nhiệt độ đồng nhất t0 = 20 0C bỗng gặp thời tiết lạnh, nhiệt độ làm
bề mặt giảm xuống tới - 15 0 C. Xác định độ sâu tối thiểu để nước có trong nền đất bị
đóng băng qua 60 ngày. Đất có:  = 2050 kg/m3,  = 0,52 W/m 0 C, c = 1840 J/kg.0 C,
a = /(c) = 0,138.10 -6 m2/s.

Giải:

Theo đầu bài có: t0 = 20 0 C, t m = - 15 0C, nước trong đất đóng băng khi đất có nhiệt độ
t(x, ) = 0 0 C,  = 60 ngày = 60  24  3600s = 5,184.10 6 s, áp dụng (1.90) sẽ có:

t(x, ) x 0  (15) x
 erf .( )   0,429  erf ( )
(t 0  t m ) 2 a. 20  (15) 2. a.
x
Tra bảng giá trị hàm erf = 0,429   = 0,40 = ( ).
2. a
Độ sâu tối thiểu nền đất có nhiệt độ 0 0C sau 60 ngày là:

x = 0,40  2  a = 0,8 0,138  10 6  5,184  10 6 = 0,68 m

$1.15. DẪN NHIỆT CỦA VẬT DÀY VÔ HẠN CÓ NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT


THAY ĐỔI TUẦN HOÀN
Khi nhiệt độ bề mặt vật thay đổi theo hàm tuần hoàn, quá trình truyền nhiệt trong vật là tựa
ổn định được biểu thị bởi phương trình vi phân

- 55 -
T  2T (1.141)
a 2
 x

Điều kiện biên giới :

Tw  Tw  Tw cos  (1.142)

với Tw là nhiệt độ trung bình tại bề mặt, Tw là biên độ dao động của nhiệt độ tại bề mặt
 là tần số dao động;   2 , 0 là chu kỳ dao động
0
Để giải (1.147) với điều kiện (1.148), coi nghiệm nhiệt độ là hàm dao động quanh giá trị
trung bình Tw như sau:

T  x,   Tw  T  x,  (1.143)

Trong đó T(x,) được coi là tích của hai hàm có biến độc lập:

T (x,) = (x).() (1.144)

Với () = exp(-j).

Sau khi thay (1.144) vào (1.143), lấy đạo hàm nhiệt độ theo thời gian  và theo toạ độ x,
rồi thay vào (1.141) sẽ dẫn tới phương trình thuần nhất cấp hai

 2 j (1.145)
2
  x   0
x a

Giải ra nhiệt độ
 1    1   (1.146)
T x,   Tw  Tw exp  x  cos  x   
 2 a   2 a 

là một hàm dao động chu kỳ có biên độ giảm dần theo tọa độ x.

- 56 -
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP SỐ GIẢI BÀI TOÁN DẪN NHIỆT

A. PHƯƠNG PHÁP SAI PHÂN HỮU HẠN

$2.1. BÀI TOÁN ỔN ĐỊNH HAI CHIỀU


1. Phương trình sai phân hữu hạn

Phương trình vi phân dẫn nhiệt ổn định hai chiều có dạng :

 2T  2T
 0 (1.147)
x 2 y 2

Xây dựng phương trình sai phân hữu hạn (SPHH) như
sau :
Chia vật thể bởi một mạng các đường vuông góc có bước
mạng x, y, ứng với hai chiều x,y. Khi đó tại điểm nút
i,j các đạo hàm bậc nhất và bậc hai của nhiệt độ viết dạng
sai phân như sau (hình 2.1) :

 T  T Ti , j  Ti 1, j
 
x x x
Hình 2.1.Mạng các điểm nút
T  T Ti , j  Ti , j 1
 
y y y

 2T  (  T ) (Ti 1 j  Ti , j )  (Ti , j  Ti 1, j ) (2.1)


2
 
x (x) 2 (x) 2
 2T  (  T ) (Ti , j 1  Ti , j )  (Ti , j  Ti , j 1 ) (2.2)
2
 
y (y) 2 (y )2

Thay (1.154) và (1.155) vào phương trình vi phân (1.153) sẽ được :

(Ti1 j  Ti , j )  (Ti , j  Ti1, j ) (Ti , j1  Ti , j )  (Ti , j  Ti , j1 )


2
 0 (2.3)
(x) (y ) 2

- 57 -
(2.3) là phương trình SPHH dẫn nhiệt viết cho điểm nút (i,j)

2. Xây dựng hệ phương trình bậc nhất

Để giải (2.4) , có thể chọn x = y. Khi đó sẽ được :

1 (2.4)
Ti , j  (Ti 1, j  Ti 1, j  Ti , j 1  Ti , j 1 )
4

Vậy nhiệt độ tại điểm nút bằng trung bình cộng của bốn điểm nút xung quanh .

Từ (1.157) viết lần lượt cho các điểm, rồi chuyển các nhiệt độ đã biết sang vế phải, các
nhiệt độ chưa biết sang vế trái, sắp xếp lại sẽ được n phương trình cho n điểm nút chưa biết
nhiệt độ bên trong vật, tạo thành hệ phương trình bậc nhất :

a11T1  a12 T2  ...   a1nTn  C1


a 21T1  a 22T2  ...   a 21Tn  C2
(2.5)
... ... ... ... 
a n1T1  a n 2T2  ...   a nnTn  Cn

Từ đó có thể giải ra các nhiệt độ cần tìm bằng các phương pháp: Gauss, Gauss Seidel,
Gauss Jordan, Ma trận nghịch đảo ...

$2.2. BÀI TOÁN DẪN NHIỆT KHÔNG ỔN ĐỊNH MỘT CHIỀU

Phương trình vi phân dẫn nhiệt không ổn định 1 chiều :

T  2T
a 2 (2.6)
 x

1. Các điểm bên trong vật

Gọi p là thời điểm trước, (p+1) là thời điểm sau. Phương trình (2.6) được sai phân hoá như
sau :

T T Ti p 1  Ti p
  (2.7)
  

Vế phải của (2.7) viết cho thời điểm sau (p+1) :

 2T (T ) (Ti p11  Ti p 1 )  (Ti p 1  Ti p11 ) (2.8)


 
x 2 ( x ) 2 ( x ) 2

- 58 -
thay (2.7) và (2.8) vào (2.6):

Ti p 1  Ti p (T p1  Ti p 1 )  (Ti p 1  Ti p11 )


 a i 1 (2.9)
 ( x) 2

(2.9) là phương trình SPHH dẫn nhiệt không ổn định 1 chiều, để giải (2.9) cần biến đổi:

a.
(Ti p11  2Ti p1  Ti p11 )  Ti p1  Ti p (2.10)
(  x) 2
a.
Đặt Fo  sẽ được
(x) 2

Ti p 1  Ti p  Fo.(Ti p11  2Ti p 1  Ti p11 ) (2.11)


vậy :

-FoTi p11  ( 1  2 Fo)Ti p 1  Fo.Ti p11  Ti p (2.12)

Phương trình (2.12) biểu thị các nhiệt độ tại thời điểm sau theo nhiệt độ tại thời điểm trước.

2. Các điểm trên biên

Các điểm trên biên có i = 1. Phân tố bề mặt vật có bề dày x/2, diện tích y.z = 1m1m,
nhận nhiệt từ môi trường và nhiệt từ phân tố liền kề phía trong (i = 2)

- Dòng toả nhiệt từ môi trường bên ngoài tới sau thời gian  :


qh  h TKp 1  T1 p 1  (2.13)

- Dòng nhiệt dẫn từ phân tố bên trong tới sau thời gian :

k
qk  (T2p 1  T1 p 1 ) (2.14)
x

Độ tăng nội năng dU phân tố sau thời gian  :


x p 1
dU  c .V (T1 p 1  T1 p )  c (T1  T1 p ) (2.15)
2

Độ tăng nội năng dU bằng tổng hai dòng nhiệt trên :

k x p 1
 
h TKp 1  T1 p 1  
x
(T2p 1  T1 p 1 )  c
2
(T1  T1 p ) (2.16)

- 59 -
k hx  k 
2
c k (x) 2

TKp 1  T1 p 1  2
c (x) 2

(T2p 1  T1 p 1 )  T1 p 1  T1 p (2.17)

a. h.x k
Đặt Fo = 2
, Bi  , a ; Fo là tiêu chuẩn Phuriê, Bi là tiêu chuẩn Biô, a là hệ
(x) k c
số khuyếch tán nhiệt độ sẽ được :

 
2 Bi.Fo TKp 1  T1 p1  2Fo(T2p 1  T1 p 1 )  T1 p 1  T1 p

Chuyển nhiệt độ tại p đã biết và các đại lượng đã biết sang vế phải, nhiệt độ chưa biết tại
(p+1) sang vế trái

2Bi.Fo  2Fo  1.T1 p1  2Fo.T2p1  2Bi.Fo.TKp1  T1p (2.18)

(2.18) là phương trình dạng hàm ẩn đối với nhiệt độ cần tìm các điểm ở thời điểm sau theo
nhiệt độ thời điểm trước và nhiệt độ môi trường. Từ đó có thể thành lập hệ phương trình
tuyến tính các nhiệt độ cần tìm sau :

a11T1  a12 T2  ...   a1nTn  C1


a 21T1  a 22T2  ...   a 21Tn  C2
(2.19)
... ... ... ... 
a n1T1  a n 2T2  ...   a nn Tn  Cn

trong đó:
aij là các hệ số của nhiệt độ phải tìm,
Ti là nhiệt độ cần tìm ở thời điểm (p+1), viết gọn của Ti P1
Ci là các hệ số chính là nhiệt độ đã biết ở thời điểm trước

Hệ trên viết dạng ma trận như sau :

a T   C 
ij i i (2.20)

trong đó:
 
aij là ma trận vuông gồm các hệ số của nhiệt độ phải tìm,
Ti  là ma trận cột gồm nhiệt độ cần tìm ở thời điểm (p+1)
Ci  là ma trận cột gồm các hệ số chính là nhiệt độ đã biết ở thời điểm trước

Từ đó giải ra các nhiệt độ cần tìm tại thời điểm (p+1):

Ti   aij 1 Ci  (2.21)

- 60 -
a 
ij
1
là ma trận nghịch đảo của [aii],

Sau khi giải ra các nhiệt độ tại thời điểm nào đó, thì các nhiệt độ đã biết này trở thành hệ số
[Ci] trong phương trình (2.21) để tính các nhiệt độ ở thời điểm tiếp theo

$2.3. BÀI TOÁN DẪN NHIỆT KHÔNG ỔN ĐỊNH HAI CHIỀU


Bài toán dẫn nhiệt không ổn định hai chiều, với điều kiện biên hỗn hợp loại 2 và loại 3 được
mô tả bởi

- Phương trình vi phân dẫn nhiệt ổn định hai chiều:

T   2T  2 T 
 a. 2 T  a  2  2  (2.22)
  x y 

- Điều kiên biên loại 2 : với một biên giả sử là chữ nhật có x = 0  a; y = 0  b

q x = 0 = q1() ; qx = a = q2()


q y = 0 = q3() ; qy = b = q4() (2.23)

- Điều kiện biên loại 3 :


T h T h
  1 T ;   2 T
x x  0 k x x  a k
T h T h
  3 T ;   4 T (2.24)
x y  0 k x y b k

Đối với các hình phức tạp không thể giải bằng phương pháp giải tích, nên phải dùng phương
pháp số . Một trong các phương pháp số là PP SPHH được xây dựng như sau :

Chia vật thể bởi một mạng các đường vuông


góc có bước mạng x , y, ứng với hai
chiều x,y. Khi đó tại điểm nút i,j các đạo hàm
bậc nhất và bậc hai của nhiệt độ viết dạng sai
phân như sau ( hình 2.2) :

1. Các điểm bên trong vật


Hình 2.2. Mạng các điểm nút
Tại nút i, j , ở mỗi thời điểm các số hạng có thể viết

- 61 -
 2T  (  T ) (Ti 1 j  Ti , j )  (Ti , j  Ti 1, j ) Ti 1, j  2 .T i , j  Ti 1, j (2.25)
2
  
x (x) 2 (x ) 2 ( x) 2

 2T  (  T ) (T i , j 1  Ti , j )  (Ti , j  Ti , j 1 ) Ti , j 1  2 .T i , j  T i , j 1 (2.26)
2
  
y ( y ) 2 (y ) 2 (y ) 2

Riêng đạo hàm theo thời gian luôn có

p 1 p
T T Ti , j  Ti , j
  (2.27)
  

Viết (2.25), (2.26) ở thời điểm p rồi cùng với (2.27) thay vào phương trình vi phân (2.22)
sẽ được :

Ti ,pj1  Ti ,pj p p p p p p
k  Ti 1, j  2.Ti , j  Ti 1, j Ti , j 1  2.Ti , j  Ti, j 1 
  (2.28)
 c.  (x) 2 ( y ) 2 

Viết (2.25), (2.26) ở thời điểm (p+1) rồi cùng với (2.27) thay vào phương trình vi phân
(2.22) sẽ được :

Ti ,pj1  Ti ,pj p 1 p 1 p 1 p 1 p 1 p 1
k  Ti 1, j  2.Ti , j  Ti 1, j Ti , j 1  2.Ti , j  Ti , j 1 
  (2.29)
 c.  (x)2 (y )2 

(2.28) và (2.29) sẽ dẫn tới các hệ phương trình nhiệt độ tại các điểm nút bên trong vật, giải
theo phương pháp khác nhau.

- Từ (2.28) sẽ có:

 Ti p1, j  2.Ti ,pj  Ti p1, j Ti ,pj 1  2.Ti ,pj  Ti ,pj 1  k


T p 1
   .  Ti ,pj (2.30)
i, j  2 2 
 (x) (y )  c.

(2.30) là dạng hàm tường vì vế trái chưá một nhiệt độ tại điểm i,j ở thời điểm (p+1), phải
giải bằng phương pháp tính thế dần.

- Từ (2.29) sẽ có:

 tip1,1j  2.tip, j1  tip11,j tip, j11  2.tip, j1  tip, j11  k p 1 p
 .
 ( x ) 2

( y ) 2  c. .  ti, j  ti , j (2.31)
 

(2.31) là dạng hàm ẩn vì chưá nhiệt độ các điểm ở thời điểm (p+1). (2.31) tạo thành hệ n
phương trình bậc nhất, giải bằng phương pháp ma trận nghịch đảo, có thể chọn bước thời
gian  tuỳ ý.

- 62 -
Từ (2.30) và (2.31) có thể tìm được nhiệt độ tại các điểm bên trong vật.

b. Các điểm trên biên

Các điểm trên biên phải áp dụng phương pháp cân bằng năng lượng trên phân tố thể tích .
Tại bề mặt điều kiên loại 2 được quy về điều kiện loại 3 tại thời điểm p như sau :

- Điều kiên loại 2 :


Dòng bức xạ là q R ( )   .I P , với  là hệ số hấp thụ của vật, IP là năng suất bức xạ chiếu
tới
- Điều kiên loại 3 :
Dòng đối lưu từ không khí là q K ( )  h(TKP  TmP )
- Dòng nhiệt tổng :
  .I P 
q  ( )  h(TKP  TmP )   .I P  h TKP   TmP   h(TPK  TmP ) (2.32)
 h 
trong đó :
TKP , TmP là nhiệt độ không khí và nhiệt độ bề mặt của kết cấu
h, là hệ số toả nhiệt và hệ số hấp thụ của bề mặt
P
 .I
là nhiệt độ quy đổi của bức xạ
h
P P  .I P
TK  TK  là nhiệt độ tương đương của không khí có kể đến bức xạ
h
Theo nguyên lý bảo toàn năng lượng thì tại phần tử thuộc nút (i,j) tổng các dòng nhiệt nhận
dẫn đến phần tử từ xung quanh sau thời gian  bằng độ tăng nội năng của phần tử . Bởi
vậy phương trình cân bằng năng lượng viết cho các phần tử (được giới hạn bởi đường nét đứt
trong hình) như sau :

Hình 2.3 a Hình 2.3 b Hình 2.3 c Hình 2.3 d.

+ Các phần tử bên trong mặt cắt , hình 2.3 a : Phần tử (i,j) rộng x , cao x, dài 1m :

 p 1 p 1 k p 1 k p 1 k p 1 k 
   p 1
  p 1
  p 1

 Ti 1, j  Ti , j x y  T11, j  Ti , j x y  Ti, j 1  Ti , j y x  Ti , j 1  Ti , j y x   
 
 c.x.yTi, j  Ti, j 
p 1 p
(2.33)

- 63 -
+ Tại biên giới tiết diện, phần tử rộng x, cao y/2, hình 2.3b, có bức xạ và đối lưu tại mặt
trên:

 p 1 p 1 k y p1 k y p1 k 
  p 1
  p1
 
p 1 p1
 Ti1, j  Ti , j x 2  Ti1, j  Ti , j x 2  Ti , j 1  Ti , j y x  h TK  Ti , j x    
 
y p1
 c.x
2

Ti, j Ti,pj  (2.34)

+ Các phần tử tại góc lồi, hình 2.3c : phần tử rộng x/2, cao y/2, có bức xạ, đối lưu tại 2
mặt lồi ngoài :
 p1 p1 k y p1 y p1 k x p1 x 
  p1
 p1
  p1

 Ti1, j  Ti, j x 2  h T K  Ti, j 2  Ti, j1  Ti, j y 2  h TK  Ti, j 2    
 
x y p1 p
 c 
. Ti, j Ti, j
2 2
 (2.35)

+ Các phần tử tại góc khuyết trong, hình 2.3d : rộng x, cao y, có đối lưu, bức xạ tại hai
mặt khuyết :

 p 1 p 1 k y p 1 k p 1 y 
  p 1
  p 1

 Ti 1, j  Ti, j x . 2  Ti 1, j  Ti, j x .y  h T K  Ti , j 2    
 k x x k  3
 Ti ,pj11  Ti ,pj1  .  h TpK1  Ti,pj1   Ti ,pj11  Ti,pj1  .x    c xy Ti ,pj1  Ti,pj 
  y 2 2 y  4
(2.36)

k  h.x
Sau khi lấy x = y , và đặt Fo   2
, Bi  , thay vào các phương trình trên sẽ
c x  k
được :

Phương trình tại các phần tử thuộc nút bên trong :

 Fo(Ti p1,1j  Ti p1,1j  Ti ,pj11  Ti ,pj11 )  (1  4)FoTi ,pj1  Ti,pj (2.37)

Phương trình tại các phần tử thuộc nút trên biên :

 
 Ti p1,1j  Ti p1,1j  2Ti ,pj11 Fo  1  4Fo  2 Bi.FoTi ,pj1  Ti ,pj  2Bi.Fo.TpK1 (2.38)

Phương trình tại các phần tử thuộc nút ở góc lồi :

 2Fo(Ti p1,1j  Ti ,pj11 )  4FoBi  1Ti ,pj1  Ti ,pj  4Bi.Fo.TpK1 (2.39)

- 64 -
Phương trình tại các phần tử thuộc nút ở góc lõm :

2  4  4
 Fo (Ti p1,1j  2Ti p1,1j  Ti ,pj11  2Ti ,pj11 )   4 Fo  Bi .Fo  1Ti ,pj1  Ti ,pj  Bi.Fo .TpK1
3  3  3
(2.40)

(2.37), (2.38), (2.39) và (2.40) là các phương trình đặc trưng để tính nhiệt độ tại các nút trong
bài toán dẫn nhiệt không ổn định hai chiều, tuỳ thuộc vị trí nút cụ thể trong hình mặt cắt mà
các chỉ số i,j được lấy giá trị tương ứng. Từ đó viết lần lượt cho các nút, lập thành hệ phương
trình bậc nhất của nhiệt độ.

$2.4. PHƯƠNG PHÁP GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH CỦA


NHIỆT ĐỘ
Khi gải các bài toán dẫn nhiệt bằng phương pháp gần đúng như sai phân hữu hạn, phần tử
hữu hạn thường gặp nhiệt độ viết dạng hàm ẩn được biểu thị bởi hệ phương trình sau

a11T1  a12T2  ...   a1nTn  C1


a 21T1  a 22T2  ...   a 21Tn  C2
(2.41)
... ... ... ... 
a n1T1  a n 2T2  ...   a nn Tn  Cn

Viết ở dạng ma trận :

 a11 a12 a13 ... a1n  T1   C1 


a a 22 a23 ... a21  T2  C 2 
 21    (2.42)
 ... ... ... ...   ...   
 
a n1 an2 an3 ... a nn  Tn  C n 

Khi đó có thể sử dụng các phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính như sau.

Các phương pháp giải thông dụng

1. Phương pháp định thức

- 65 -
a11 a12 a13 ... a1n  C1 a12 a13 ... a1n 
a a a ... 
a2n  C a a ... a2n 
D   21 22 23 ; D1   2 22 23 ;
 ... ... ... ...   ... ... ... ... 
   
an1 an2 an3 ... ann  Cn an2 an3 ... ann 

a11 C1 a13 ... a1n  a11 a12 a13 ... C1 


a C2 a23 ... 
a2n  a a a ... C2 
D2   21 ;....,Dn   21 22 23 ;
 ... ... ... ...   ... ... ... ... 
   
an1 Cn an3 ... ann  an1 an2 an3 ... Cn 

D1 D Dn
Nghiệm sẽ là T1  ; T2  2 ;...; Tn  ; (2.43)
D D D

2. Phương pháp Gauss


Phương pháp Gauss là phương pháp biến ma trận vuông aij thành ma trận “tam giác”.
Phép biến đổi ma trận dựa trên nguyên tắc biến đổi hệ phương trình cơ bản quen thuộc sau:
1. Nhân (hay chia) một phương trình với một hằng số thì phương trình đó không đổi
2. Cộng (hay trừ) một phương trình với một phương trình khác trong hệ sẽ được phương
trình mới tương đương với tương với phương trình ban đầu

Thí dụ 2.1 : Cho hệ phương trình (a1), (b1)

Hệ ban đầu: hệ 1
2x + 2y = 4 (a1)
x + 4y = 3 (b1)

Áp dụng tính chất 1 với (a1): chia (a1) cho 2 được (a2) tương đương (a1). Hệ mới gồm (a2)
và (b1)
(a1)/2 x + y = 2 (a2) hệ 2  hệ 1
x + 4y = 3 (b1)

Áp dụng tính chất 2 với (b1): lấy (b1) trừ đi (a2) được (b2) tương đương với (b1), được hệ
mới (a2) (b2)
x+y =2 (a2) hệ 3  hệ 2
(b1)-(a2)  0 + 3y = 1 (b2)

Giải ra :
(b2)  y = 1/3 ; (a2)  x = 2 - y = 2 – 1/3 = 5/3.

Thử lại : (a1) : 2.(5/3) + 2.(1/3) = 12/3 = 4


(b1): 5/3 + 4.(1/3) = 9/3 = 3

- 66 -
Các bước của phương pháp Gauss

Hệ ban đầu
1 1
 a11 a12 ... a11n  T1  C11 
 1    
a 21 a 122 ... a12 n  T2  C 21 
   (1)
a311
a132 a133 ... a31n     ... 
 1 
a n1 a 1n 2 a1n 3 ... a1nn  Tn  C n1 

a. Làm các số hạng đầu của mỗi hàng thành 1, bằng cách chia từng hàng cho số hạng đầu tiên
của mỗi hàng đó:

1 1 1 1
 a11 / a11 a12 / a11 ... a11n / a11
1
 T1  C11 / a11 1

 1 1 1    1 1 
a21 / a 21 a122 / a121 ... 1
a 2 n / a 21  T2  C 2 / a 21 
 a31
1 1    
/ a131 1
a32 / a131 a33 / a31 ... a31n / a31
1 1
   ... / a131 
 1 
1
 an1 / a n1 a1n 2 / a1n1 a1n 3 / a1n1 ... a1nn / a1n1  Tn  C n1 / a1n1 

1 a 122 ... a 12n   T1   C 12 


 2    
1 a 22 ... a 22n   T 2   C 22 
    (2)
1 a 322 a 332 ... a 32n     
 2 
a n2 2 a n23 ...  T n   C n 
2
1 a nn

b. Từ hàng thứ 2, làm các số hạng đầu của các hàng bằng 0, bằng cách lấy các hàng 2, 3...n
trừ đi hàng 1 :

1 a122 ... a12n T1   C12 


 2 2    
11 (a22 a12) ... (a22n a12n )T2  (C22 C12 )
11 (a32    
2
a122 ) (a33
2
a132 )... (a32n a12n )   
 2 2 2 2 2 2    2 2 
T
11 (an2 a12) (an3 a13)... (ann a1n ) n  (Cn C1 )

1 a122 ... a12n  T1  C12 


 3    
0 a 22 ... a 23n  T2  C 23 
0 a32    (3)
3 3
a33 ... a 33n     
 3 
 Tn  C n 
3 3 3
0 a n 2 a n3 ... a nn

c. Từ hàng 2 trở đi , làm các số hạng thứ 2 của mỗi hàng thành 1, bằng cách chia mỗi hàng
cho số hạng thứ 2 của hàng đó (tức lập lại bước 1 với hàng 2 trở đi)

- 67 -
1 a122 ... a12n T1   C12 
 3 3 3    3 3 
0 a22 / a22 ... a23n / a22 T2   C2 / a22  
0 a32
3 3
/ a32 3
a33 3
/ a32 3 
... a33n / a32    
 3 3 3 3 3 3    3 3 
0 an 2 / an 2 an 3 / an 2 ... ann / an 2 Tn  Cn / an 2 

1 a122 ... a12n  T1  C12 


 4    
0 1 a 23 ... a 24n  T2  C 24  (4)
0 1   
4
a 33 ... a 34n     
 4 
a n43 ... a nn  Tn  C n 
4
0 1

d. Làm các số hạng thứ hàng thứ 3 trở đị bằng 0, bằng cách lấy hàng 3, 4.. n trừ đi hàng 2
(tức lập lại bước 2 với hàng thứ 3 trở đi)

1 a122 ... a12n  T1   C12 


 4    
0 1 a 23 ... a 24n  T2   C 24 
    
0 1  1 a 33
4
 a 234
... a 34n  a 24n     
 4 4 4 4    4 4
0 1  1 a n 3  a 23 ... a nn  a 2 n  Tn  C n  C 2 

1 a122 ... a12n  T1  C12 


 4    
0 1 a 23 ... a 24n  T2  C 24 
0 0   
5
a 33 ... a 35n     
 5    5
0 0 a n53 ... a nn  Tn  C n 
(5)

e. Lập lại bước 1 đối với hàng 3 trở đi …để các số hàng thứ 3 của mỗi hàng trở thành 1

1 a122 ... a12n  T1   C12 


 4    
0 1 a 23 ... a 24n 4
 T2    C 2  
0 0 a335 5
/ a 33 ... a35n / a 335 
  C 34 / a 33
5

 
0 0 a n53 / a n53 ... a nn
5
/ a n53  Tn  C n5 / a n53 

1 a122 ... a12n  T1   C12 


 4    4 
0 1 a 23 ... a 24n  T2   C2 
   6  (6)
0 0 1 ... a 36n    C 3 ..
 6 
 0 0 1 ... a nn  Tn   C n6 

k
g. Tiếp tục như vậy cho đến khi số hạng a nn  1 , thì sẽ được tam giác sau

- 68 -
1 a122 ... a12n  T1   C12 
 4    
0 1 a 23 ... a 24n  T2   C 24  (7)
0 0   
...1 a36n  T3  C36 ..
 
0 0 0 1  Tn   C nk 

h. Giải ra tính ngược từ dưới lên: hàng dưới cùng : Tn  Cnk ;


hàng chứa T3 có : T3  a36nTn  C36  T3  a36nTn  C36 ,.

3. Phương pháp Gauss - Jordan


Phương pháp Gauss - Jordan là phương pháp biến ma trận [aij ] thành ma trận đơn vị.
Giả sử đã có hệ phương trình ban đầu là ma trận tam giác là

1 a121 a131
... a11n  T1   C1 
    1 
0 1 a 123 ... a 12 n  T2   C 2 
0 0   1 
...1 a 13 n  T3  C 3 ..
 
1  Tn   C n 
1
0 0 0

1
a. Lấy hàng 2 làm gốc, nhân hàng 2 với a12 sẽ được:
1
0 a12 2
a 23 ... a 22n T2   C 22 
Lấy hàng 1 trừ đi hàng vừa có ở trên

1  0 a121  a12
1 1
a13  a 232 ... a11n  a 22n  T1  C11  C 22 
    
 0 1 a123 ... a 12 n  T2   C 21  
   
 0 0 ...1 a31n  T3   C 31 .. 
   
 Tn   C n 
1
 0 0 0 1
1 0 a132 ... a12n  T1   C12 
    
0 1 a123 ... a12 n  T2   C 21  (1)
   
0 0 ...1 a31n  T3  C 31 ..
 
0 0 0 1  Tn   C n1 

b. Lấy hàng 3 làm gốc, nhân hàng 3 với a 123 sẽ được: 0 0 a 123  
... a 32n T3   C 32 ;
Lấy hàng 2 trừ đi hàng vừa có

1 0 a132 ... a12n  T1   C12  1 0 a132 ... a12n  T1   C12 
        
0 1 a 123  a 123 . a 12 n  a32n  T2  C 21  C32  0 1 0. a 22n  T2   C 22 
       (2)
0 0 ...1 a31n  T3   C31 ..  0 0 ...1 a 13n  T3  C 31 ..
     
 Tn   C n  0 1  Tn   C 1n 
1
0 0 0 1 0 0

- 69 -
c. Tiếp tục như vậy sẽ được

1 0 a132 ... a12n  T1   C12 


    
0 1 0... a 22n  T2   C 22 
0    (3)
0 ...1 0  T3  C 32 ..
 
0 0 0 1  Tn   C n1 

d. Để triệt tiêu a132 của hàng 1, lấy hàng 3 làm gốc, nhân hàng 3 với a132 , rồi lấy hàng 1 trừ đi
kết quả mới có. ..
1 0 0...a143 a13n  T1   C13 
    
0 1 0... a 22n  T2   C 22 
0 0 ...1    (4)
0  T3  C 32 ..
 
0 0 0 1  Tn   C n1 

e. Để triệt tiêu a143 của hàng 1, lấy hàng 4 làm gốc, nhân hàng 4 với a143 rồi lấy hàng 1 trừ đi
kết quả mới có.

1 0 0...0 a14n  T1   C14 


    
0
2
1 0...a24 a22n  T2   C 22 
0    (5)
0 ...1 0  T3  C 32 ..
 
0 0 0 1  Tn   C n1 

Cứ như vậy đến khi hàng 1 chỉ còn số hạng đầu , các số hạng khác đều bằng 0.
Tiếp tục làm với hàng 2, 3, ..n

g. Cuối cùng có ma trận đơn vị như sau, và có ngay các nghiệm cần tìm

1 0 0...0 0  T1   C1k   T1   C1k 


  T   k 
0
 1 0...0 0  T2   C 2k   2   C2 
       k  (6)
0 0 0...1 0  T3  C 3k .. T3 .. C 3 ...
 
0 0 0 1  Tn   C nk   Tn   C nk 

4. Phương pháp Gauss - Seidel

Nội dung cơ bản của phương pháp này là cách tính lặp. Phương pháp Gauss- Seidel bao gồm
các bước sau. Ban đầu chuyển hệ phương trình nhiệt độ dạng hàm tường cho các nút dạng
như sau

- 70 -
T1  a 21T2  a 31T3  ..  a n1Tn ; (1)
T2  a12T1  a 32 T3  ..  a n 2Tn : (2)
......
Tn  a1nT1  a 2 nT2  ..  a n1.nTn 1 ; (n)
Lần 1:
- Bước 1. Trừ một nhiệt độ tại nút 1 (hoặc nút m nào đó định tính trước tiên), tất cả nhiệt độ
còn lại cho bằng không, thay vào (1) tính ra T1
- Bước 2. Thay các giá trị T1 mới và T3 = 0, ..,Tn = 0 vào (2) tính ra T 2
- Bước 3. Thay các giá trị T1 , T2 mới và T4 = 0, ..,Tn = 0 vào (3) tính ra T3. ......
- Bước n. Thay các giá trị T1 , T2 , ..., Tn-1 mới vào (n) tính ra Tn.

Như vậy khi tính được một giá trị nhiệt độ mới phải sử dụng ngay trong các phương
trình còn lại . Nghĩa là mọi phương trình luôn phải nhận được giá trị mới nhất nếu có, cho
đến phương trình cuối cùng.

Lần 2: Lặp lại từ đầu


- Bước 1. Thay các giá trị T2, T3, .., Tn vừa có ở lần 1 vào (1) để tính T 1 mới.
- Bước 2. Thay các giá trị T3, .., Tn của lần 1 đã có và T1 mới vào (2) để tính T2 mới...
Tiếp tục như lần 1 đến Tn.

Quá trình tính được tính lặp lại lần 3 , lần 4 ...với các giá trị nhiệt độ mới nhất, cho đến khi
nào chênh lệch nhiệt độ tại mọi điểm ở hai lần tính sát nhau nhỏ tới mức đủ chấp nhận thì
dừng.

Thí dụ 2.2
Giải bài toán ổn định hai chiều điều kiện biên loại 1:

Một dầm bêtông , tiết diện ngang có hình dạng như hình
bên có x=y. Biết nhiệt độ tại các cạnh và góc của tiết
diện như trên hình 2.4 . Xác định nhiệt độ tại các điểm
bên trong.1,2,3,4,5,6 .

Giải : Do x=y , theo (4) các nhiệt trở thành phần của Hình 2.4. Chia mạng tiết
mọi phân tố đều bằng nhau là Rịj =1/ , nên sẽ có : diện ngang dầm bêtông
1
Ti , j  Ti1  Ti 2  Ti 3  Ti 4  ,
4

Tại các điểm 1,2,3,4,5,6 viết được 6 phương trình nhiệt độ dạng hàm tường sau :

T1 = (T2 + 60 + 100 + 50)/ 4 (1) T4 = (T3 +100 + 80 +70 )/ 4 (4)


T2 = (T1 + T3 + T5 + 100)/4 (2) T5 = (T2 + T6 + 50 + 40 )/ 4 (5)
T3 = (T2 + T4 + T6 + 100)/4 (3) T6 = (T3 + T5 + 70 + 40 )/ 4 (6)

Bước 1: Thay T2 = 0; T3 = 0; T4 = 0; T5 = 0; T6 = 0 vào (1) tính được T1 = 52,50


Bước 2: Thay T1 =52,5 (giá trị mới) và T3 = 0; T5 = 0 vào (2) tính được T2 = 38,125
- 71 -
Bước 3: Thay T2 = 38,125 vào (3) tính được T3 = 34.5313
Bước 4: .....tiếp tục như vậy sẽ tính được T 4, T 5 , T 6 thứ tự như sau :

52.5000 38.1250 34.5313 71.1328 32.0313 44.1406

Các lần sau : Kết quả tính lặp sau 8 lần viết theo ma trận hàng T = [T1 T2 T3 T4 T5 T6]
như sau

(1) 52.5000 38.1250 34.5313 71.1328 32.0313 44.1406


(2) 62.0313 57.1484 68.1055 79.5264 47.8223 56.4819
(3) 66.7871 70.6787 76.6718 81.6679 54.2902 60.2405
(4) 70.1697 75.2829 79.2978 82.3245 56.3808 61.4197
(5) 71.3207 76.7498 80.1235 82.5309 57.0424 61.7915
(6) 71.6875 77.2133 80.3839 82.5960 57.2512 61.9088
(7) 71.8033 77.3596 80.4661 82.6165 57.3171 61.9458
(8) 71.8399 77.4058 80.4920 82.6230 57.3379 61.9575

Bước 6 : Sai số tuyệt đối 2 lần cuối tương ứng là :

0.0366 0.0462 0.0259 0.0065 0.0208 0.0117

là quá nhỏ nên có thể dừng phép tính lặp .


Nếu tính theo phương pháp ma trận nghịch đảo , nhiệt độ các điểm tương ứng sẽ là :

71.8630 77.4380 80.5120 82.6310 57.3340 61.9500

Các bài toán thực tế có số nhiệt độ phải tìm lên tới hàng trăm thì phương pháp Gauss -Seidel
tỏ rõ rất ưu thế.

5. Phương pháp Ma trận nghịch đảo

Hệ phương trình tuyến tính nhiệt độ dạng ma trận :

 a11 a12 a13 ... a1n  T1   C1 


a a 22 a23 ... a 21  T2  C 2 
 21   
 ... ... ... ...   ...   
 
a n1 an2 a n3 ... ann  Tn  C n 

Hay ở dạng gọn sau :

[aij]. [Ti] = [Ci]


Từ đó sẽ rút ra được :

[Ti] = [Ci] [aij] - 1

trong đó [aij] - 1 là ma trận nghịch đảo của [aij] có dạng :

- 72 -
b11 b12 b13 ... b1n 
b a22 a23 ... b21 
a ij1   21
 ... ... ... ... 
 
bn1 bn 2 bn 3 ... bnn 

Các phần tử b ịj của ma trận nghịch đảo là phần bù của ma trận chuyển vị của [aịj] .
Khi đó nhiệt độ phải tìm sẽ là :

T1 = b11C1 + b12C2+ b13C3 +....  b1nC n


T2=b21C1+ b22C 2+ b23C3 + .... b2nCn
T3 = b31C1+ b32C2+ b33C3 + ....  b3n Cn
...... .......... .. ...
Tn = bn1C1  bn2 C2+ bn3C3 + ....  bnnCn

Ngày nay nhờ công cụ tính toán hiện đại và các phần mềm tiên tiến nên phương pháp ma trận
nghịch đảo được giải rất thuận tiện.

B. PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN

Giới thiệu khái quát


Phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) là một công cụ số để xác định nghiệm xấp xỉ
đối với một lớp rất rộng các bài toán kỹ thuật. Phương pháp PTHH rất được chú ý trong
đào tạo kỹ thuật và công nghệ bởi vì nó là một công cụ phân tích có tính đa dạng và mềm
dẻo cao.

Phương pháp PTHH bắt đầu được hình thành từ nhu cầu giải các bài toán phân tích kết
cấu trong lý thuyết đàn hồi trong kỹ thuật công trình và kỹ thuật hàng không. Những người
đầu tiên đưa ra phương pháp này là Alexander Hrennikoff (1941) và Richard Courant
(1942). Sau Courant đã có nhiều tác giả sử dụng phương pháp rời rạc hoá như Polya,
Hersch,Weinberger... tập trung vào nghiên cứu các bài toán giá trị riêng. Từ nửa cuối năm
1950, các tác giả đã phát triển dần hoàn chỉnh phương pháp PTHH. Năm 1959 Greestadt sử
dụng nguyên lý biến phân để xác định hàm xấp xỉ trong từng phần tử, và xây dựng các nội
dung cơ bản của phương pháp và sau này trở thành lý thuyết toán học của phương pháp
PTHH.

Các nhà vật lý cũng đã phát triển phương pháp PTHH để áp dụng trong các bài toán vật lý,
kỹ thuật như Prager, Synge. Besselinh, Melosh, Fraeijs de Veubeke và Jones đã coi phương
pháp PTHH là một dạng của phương pháp Ritz, và là một phương pháp tổng quát nhất để
nghiên cứu các bài toán đàn hồi. Họ đã áp dụng cho các bài toán biến phân trong cơ học
- 73 -
chất rắn và đã đạt được kết quả khá chính xác. Năm 1965, Zienkiewicz và Cheung đã
chứng minh rằng Phương pháp PTHH có thể áp dụng cho tất cả các bài toán của lý thuyết
trường, và được công nhận là một phương pháp nội suy rộng.

Năm 1973, Fix và Strang đã xây dựng những lý luận toán học chặt chẽ cho phương pháp
PTHH, và từ đó nó trở thành một lĩnh vực toán học ứng dụng và được phổ biến và ứng
dụng rộng rãi trong kỹ thuật, để xây dựng mô hình dạng số cho các hiện tượng vật lý như
trường điện từ và động học chất lỏng…

$2.5. NỘI DUNG CƠ BẢN, TRÌNH TỰ GIẢI BÀI TOÁN NHIỆT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP PTHH

Việc giải các bài toán liên tục bằng phương pháp PTHH luôn được thực hiện theo một trình
tự gồm các bước nối tiếp nhau như sau:

Bước 1: Rời rạc hóa bài toán , chọn phần tử hữu hạn

Miền nghiệm của bài toán, tức vật thể, được chia thành các phần tử có kích thước nhỏ gọi
là các phần tử hữu hạn sao cho không có kẽ hở cũng như sự chồng lên nhau giữa các phần
tử để bảo đảm tính liên tục của bài toán. Kết quả tạo nên một mạng các phần tử hữu hạn.

Tùy thuộc tính chất của bài toán mà chọn phần tử có hình dạng khác nhau:
- Với bài toán một chiều, các phần tử được chọn là các đoạn thẳng.
- Với bài toán hai chiều, các phần tử được chọn là các hình phẳng như tam giác, tứ
giác, chữ nhật…
- Với bài toán ba chiều, phần tử được chọn là các hình khối, như khối tứ diện, lập
phương, hình hộp, lăng trụ …

Mỗi loại phần tử có thể chọn là bậc nhất, bậc hai hoặc bậc ba…tùy theo nhiệt độ phụ
thuộc vào toạ độ là hàm bậc mấy. Đặc biệt là trong một loại bài toán có thể dùng các phần
tử có dạng khác nhau. Giữa các phần tử ngăn cách nhau bởi biên giới là các nút, đoạn
thẳng, hay bề mặt.

Hình 2.5. Các dạng phần tử hữu hạn

Tuỳ thuộc loại phần tử mà mỗi phần tử có hai hay nhiều nút.
- 74 -
Sau khi rời rạc, nhiệt độ cần phải tìm trong miền liên tục của vật thể được xấp xỉ tại các nút
của các phần tử.

Bước 2: Chọn hàm nội suy


Mối quan hệ giữa nhiệt độ T bên trong phần tử với giá trị nhiệt độ tại các nút Ti được gọi là
hàm nội suy Ni (hay hàm hình dạng).

k
T  N1T1  N 2T2  ...  N k Tk   N i Ti (2.44)
i 1
Hoặc ở dạng ma trận
T1 
T 
 2
T  N1 N2 .. N k    N T  (2.45)
 ... 
Tk 
ở đây:
1, 2, i…, k là các chỉ số thứ tự các nút trong một phần tử
N1 , N2 …Nk là hàm nội suy tại các nút 1, 2…k, và [N] là ma trận hàm nội suy
T là nhiệt độ tại điểm bất kỳ trong phần tử
T1, T2, Tk tương ứng là nhiệt độ cần tìm tại các nút 1, 2…k ,và [T] là véc tơ nhiệt độ
cần tìm.

Các hàm nội suy N thường được chọn là các đa thức đại số vì có thể dễ dàng tính đạo hàm
và tích phân chúng trong mỗi phần tử. Bậc của đa thức được chọn phụ thuộc vào số các
điểm nút của phần tử, đặc điểm và số lượng các ẩn của một nút cũng như yêu cầu liên tục
cần có trên biên của phần tử.

Bước 3: Thiết lập phương trình đặc trưng của phần tử

Phương trình đặc trưng của phần tử biểu thị đặc tính cá thể của các phần tử riêng lẻ, đó là
mối quan hệ giữa nhiệt độ chưa biết tại các nút với các phụ tải nhiệt.

Để thiết lập phương trình đặc trưng của phần tử, cần thực hiện xấp xỉ hàm cần tìm là
nhiệt độ với một số lượng hữu hạn các biến số tại các nút, hình thành một phương trình ma
trận của phần tử ở dạng

K e T e   f e (2.46)

ở đây: e là chỉ số biểu thị cho phần tử


T e là nhiệt độ phải tìm tại các nút.
K e là ma trận các hệ số của nhiệt độ, được gọi là ma trận độ cứng của phần tử.
 f e là véc tơ phụ tải nhiệt hoặc nhiệt độ cho trước tại nút biên nào đó.

- 75 -
Một số phương pháp có thể sử dụng để xác định nghiệm xấp xỉ đối với bài toán đã cho

1. Phương pháp Ritz (tích phân cân bằng nhiệt)


2. Phương pháp Rayleigh Ritz (Biến phân)
3. Phương pháp số dư trọng số

Nhờ áp dụng một số lý thuyết trong toán học như lý thuyết biến phân, tích phân từng phần,
tích phân số và các phép tính ma trận, có thể đưa các phương trình vi phân của bài toán về
dạng xấp xỉ (2.67) đối với mỗi phần tử.

Bước 4: Lắp ghép các phương trình phần tử để nhận được phương trình tương thích của hệ

Để tìm đặc tính của toàn cục của hệ thống, chúng ta bắt buộc phải kết hợp tất cả các
phương trình ma trận của các phần tử riêng lẻ, thủ tục đó gọi là lắp ghép các phần tử. Đó là
việc tổ hợp các phương trình ma trận của các phần tử riêng lẻ một cách thích hợp để tạo
được ma trận đặc trưng trạng thái của toàn bộ khu vực nghiệm của bài toán.

Nói cách khác là tập hợp các phương trình vi phân liên tục theo ẩn Te cần tìm ở tất cả
các nút của tất cả các phần tử Te  dạng ma trận (2.67) ở trên thành hệ (n phần tử) cũng
dưới dạng:

K T    f  (2.47)

[ K ] là ma trận các hệ số của cả hệ


T  là véctơ ẩn của cả hệ
 f  là tải nhiệt tại các nút của cả hệ
Phương trình cho cả hệ (2.70) cũng giống phương trình cho một phần tử chỉ khác là nó có
kích thước lớn hơn nhiều.

Bước 5: Giải hệ phương trình (2.70)

Hệ phương trình (2.70) được giải bằng các phương pháp chuẩn như: Lặp, khử, Gauss, ma
trận nghịch đảo... tương tự như giải hệ phương trình trong phương pháp SPHH.

Bước 6: Tính các đại lượng thứ cấp.

Trong bài toán nhiệt, từ nhiệt độ các nút đã tìm được, có thể tính gradient nhiệt độ, dòng
nhiệt theo các hướng, biến dạng nhiệt …

$2.6. CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN VÀ HÀM NỘI SUY

2.6.1. Phần tử một chiều bậc nhất


- 76 -
Trong phần tử bậc nhất, nhiệt độ là hàm bậc nhất của toạ độ:

T  1   2 x (2.48)

Trong đó 1, 2 là hai tham số cần xác định nên mỗi phần tử cần có hai nút. Gọi hai nút
của phần tử là i và j, có toạ độ là xi và x j thì nhiệt độ tương ứng tại đó là :

Ti   1   2 xi ;
T j  1   2 x j (2.49)

1. Hàm nội suy

Mặc dù nhiệt độ tại hai nút vẫn còn là ẩn số phải tìm, nhưng nhiệt độ tại các điểm bên
trong phần tử được nội suy theo nhiệt độ hai nút như sau:

 Ti 
T  N i Ti  N j T j  N i  
N j    N T  (2.50)
T j 

ở đây N i và N j gọi là các hàm nội suy tại hai nút.


Từ hai phương trình trong (2.73) giải ra 1, 2 rồi thay vào (2.74), sắp xếp lại sẽ được :

 xj  x   
T  Ti   x  xi T j (2.51)
x x  x x 
 j i   j i 

Theo (2.74) các hàm nội suy N i , N j là

 xj  x x  xi 
N   N i Nj   (2.52)
 x j  xi x j  xi 

Nếu lấy xi  0; x j  l , thì

N   1  x  x 
  (2.53)
 l   l 

Lấy tổng hàm nội suy

Ni  N j  1 (2.54)

- 77 -
Từ (2.52) , (2.53) có thể thấy hàm nội suy N i và N j là hàm bậc nhất theo x, biến đổi ngược
chiều nhau có giá trị tại các vị trí khác nhau như sau, bảng 2.1

Bảng 2.1
Hàm Nút i Nút j x
Ni 1 0 Giữa 0 và 1
Nj 0 1 Giữa 0 và 1
Ni +Nj 1 1 1

Từ các kết quả khảo sát trên cho thấy hàm nội suy có hai đặc điểm quan trọng sau:
- Hàm nội suy nhận giá trị 1 tại một nút xác định và nhận giá trị 0 tại nút khác.
- Tổng của hai nội suy trong phân tố bằng 1 ở mọi vị trí bên trong phần tử, kể cả ở
trên biên.

2. Quan hệ giữa biến x với các toạ độ nút

Từ (2.76) rút ra toạ độ x ứng với hàm N i rồi thay N j  1  N i sẽ được như sau:

 xi 

x  N i xi  N j x j  N i Nj    (2.52)
x j 

Quan hệ giữa biến x với các toạ độ nút cũng được biểu thị qua hàm nội suy, giống như
nhiệt độ.

3. Đạo hàm của hàm nội suy

dN d 1
 N    1 1  B (2.53)
dx dx l

Đạo hàm của hàm nội suy trong phần tử bậc nhất là hằng số không phụ thuộc x.

4. Gradient nhiệt độ

Tuy rằng Ti , T j là ẩn số chưa biết phải tìm, nhưng trong một phân tố Ti , T j có giá trị
không đổi, nên nhiệt độ T trong phân tố chỉ phụ thuộc vào x , vậy gradient nhiệt độ ký hiệu
g sẽ là

dT dN i dN j  dN dN j  Ti 
g  Ti  Tj   i     B T  (2.54)
dx dx dx  dx dx  T j 

Sự thay đổi của các hàm nội suy, nhiệt độ và các đạo hàm bên trong phần tử tuyến tính
trên được thể hiện trên hình 2.6. Có thể thấy thay đổi điển hình của nhiệt độ là tuyến tính,
đạo hàm của các hàm nội suy là hằng số bên trong mỗi phần tử.

- 78 -
Hình 2.6. Sự thay đổi của các hàm nội suy, nhiệt độ và
các đạo hàm bên trong phần tử tuyến tính.

Ma trận hàm nội suy [N] và ma trận đạo hàm [B] là hai ma trận rất quan trọng được sử
dụng để xác định các đặc tính của phần tử sau này.

Thí dụ 2.3. Một thanh dài 12 cm có nhiệt độ tại đầu là 1000C và tại cuối thanh là
0
160 C. Biết rằng nhiệt độ trong thanh thay đổi tuyến tính. Xác định nhiệt độ tại vị trí cách 8
cm từ đầu thanh.

Từ phương trình (2.74)

T  N i Ti  N j T j

Với : Ti  100 0 C; T j  160 0 C; xi  0; x j  12cm; x  8cm.


 x j  x  12  8 4
Và : Ni    
 x j  xi  12  0 12
 x  xi  8  0 8
Nj    
 x j  xi  12  0 12

thay các giá trị trên vào (2.45) có :

4 8
T  N i Ti  N j T j  100  160  156,666 0 C = 156,6660C
12 12

2.6.2. Phần tử một chiều bậc hai

- 79 -
Phần tử một chiều bậc hai nhiệt độ thay đổi theo một chiều, nhưng tỷ lệ với tọa độ theo
hàm bậc hai.

T(x) = 1 + 2x + 3x2 (2.55)

Có 3 tham số 1, 2 và 3 cần xác định nên mỗi phần tử cần 3 điểm là các nút i, j và k
phân bố đều trên phần tử. Trong mỗi phần tử có độ dài l  xk  xi , nếu lấy xi  0 thì
l
x j  ; xk  l .
2
Nhiệt độ tại ba nút ứng với các toạ độ là

2
l l
Ti  1 ; T j  1   2   3   ; Tk  1   2l   3l 2 (2.56)
2 2

Từ (2.82) giải ra các hằng số 1, 2, và 3 rồi thay vào (2.81), sắp xếp lại sẽ được :

 3x 2 x 2   x x2   x x2 
T ( x)  1   2 T1  4  4 2 T j    2 2 Tk (2.57)
 l l   l l   l l 

1. Hàm nội suy

Nhiệt độ tại các điểm bên trong phần tử được nội suy theo nhiệt độ tại ba nút như sau:

Ti 
 
T ( x)  N iTi  N j T j  N k Tk  N i Nj 
N k T j   N T  (2.58)
T 
 k

Trong đó N i , N j và N k là ba hàm nội suy của phần tử một chiều bậc hai. Từ trên ta thấy
các hàm nội suy của phần tử một chiều bậc hai là

 3x 2 x 2 x x2 x x2 

N  Ni Nj 
N k  1 
l
 2
l
4
l
4 2
l

l
2 2 
l 
(2.59)

Từ (2.59) thấy rằng các hàm nội suy là hàm số bậc hai của x, giá trị của mỗi hàm thay
đổi phụ thuộc vào toạ độ.

Ta có thể lập bảng giá trị các hàm nội suy theo phương trình (2.85) như sau :

Bảng 2.2
Giá trị của hàm nội suy
Nút i j k
Hàm Ni 1 0 0
nội suy Nj 0 1 0
- 80 -
Nk 0 0 1
Tổng: Ni+ Nj + Nk 1 1 1

Thay đổi của nhiệt độ và thay đổi hàm nội suy của phần tử bậc hai điển hình được thể
hiện trên hình 2.7 như sau:

Hình 2.7. Thay đổi nhiệt độ và hàm hình dạng của phần tử một chiều bậc hai.

2. Đạo hàm của hàm nội suy

 dN j dN k   3 4 x   4 8x   1 4 x 
B   dN    dN i            (2.60)
 dx   dx dx dx   l l 2   l l 2   l l 2 

Như vậy đạo hàm của hàm nội suy trong phần tử bậc hai là các hàm bậc nhất của x.

3. Gradient nhiệt độ

dT
Ký hiệu gradient nhiệt độ:  g,
dx
Ti 
dT  dN i dN j dN k     dN 
  T j   T   BT  (2.61)
dx  dx dx dx     dx 
Tk 

Gradient nhiệt độ là

dT dN i dN j dN k
 Ti  Tj  Tk (2.62)
dx dx dx dx

đạo hàm các biểu thức trong (2.70) thay vào (2.73) sẽ có

dT  3 4 x  4 x  1 x
   2 Ti    8 2 T j    4 2 Tk (2.63)
dx  l l  l l   l l 

Như vậy gradient nhiệt độ cũng như dòng nhiệt phụ thuộc vào toạ độ x.
- 81 -
Đạo hàm của hàm nội suy trong phần tử bậc hai là các hàm số phụ thuộc vào biến độc
lập x. Ta có thể thấy dùng phần tử một chiều bậc hai sẽ có nhiệt độ xấp xỉ chính xác hơn
bậc nhất.

Hình 2.8

Thí dụ 2.4 : Xác định giá trị các hàm nội suy của phần tử một chiều bậc hai tại vị trí có toạ
độ
x = l/4, x = l/3.
Tại vị trí có x = l/4 các hàm nội suy là

 3x 2 x 2   3(l / 4) 2(l / 4) 2 
Ni  1   2   1    = 1-3/4 + 1/8 = 0,3750
 l l   l l2 
 x x2   (l / 4) (l / 4)2 
N j   4  4 2   4  4 2   1  1/ 4 = 0,75
 l l k  l l 
 x x2   l / 4 (l / 4)2 
N k    2 2     2 2   1 / 4  1/ 8 = -0,1250
 l l   l l 

Thấy rằng Ni + Nj + Nk = 0,3750 + 0,75 - 0,125 = 1

Tại vị trí có x = l/3 , giá trị của các hàm hình dạng là :

 3x 2 x 2   3(l / 3) 2(l / 3) 2 
Ni  1   2   1     1  1  2 / 9  0,2222
 l l   l l2 
 x x2   (l / 3) (l / 3)2 
N j  4  4 2   4  4 2   4 / 3  4 / 9 = 0,8889
 l l k  l l 
 x x2   l / 3 (l / 3) 2 
N k    2 2     2 2   1/ 3  2 / 9 = -0,1111
 l l   l l 
- 82 -
Cũng thấy ngay rằng Ni + Nj + Nk = 0,2222 + 0,8889 – 0,1111 = 1

2.6.3. Phần tử hai chiều tam giác bậc nhất

Phần tử hai chiều tam giác bậc nhất là phần tử tam giác có nhiệt độ bên trong phần tử
phụ thuộc bậc nhất vào hai chiều tọa độ x và y, được biểu thị bởi

T(x,y) = 1 + 2 x + 3 y (2.64)

Phần tử tam giác bậc nhất là phần tử hai chiều đơn giản nhất, nhiệt độ có chứa 3 hệ số.

y
Tk k

(xk,yk)

Ti
i,yi)
i (x


Tj j (xj,yj)

Hình 2.9. Phần tử tam giác bậc nhất trong toạ độ gốc

Do tam giác bậc nhất có 3 nút (hình 2.9), các giá trị của 1, 2 và 3 được xác định từ
quan hệ

Ti   1   2 xi   3 y i ; T j   1   2 x j   3 y j ; Tk   1   2 x k   3 y k (2.65)

Có thể giải ra các ẩn là các hệ số 1, 2 và 3 theo x i , x j , x k và Ti , T j , Tk bằng phương


pháp định thức như sau. Viết (2.91) ở dạng hệ phương trình:

 1   2 xi   3 yi  Ti
1   2 x j   3 y j  T j (2.66)
 1   2 x k   3 y k  Tk

Ta có

1 xi yi 
D  1 xj y j   x i y j  x j y i    x k y i  x i y k   x j y k  x k y j  (2.67)
 
1 xk y k 

- 83 -
thấy rằng D = 2A, với A là diện tích của tam giác

 Ti xi yi 
D1  T j xj y j   x j y k  xk y j Ti  x k y i  xi y k T j  xi y j  x j y i Tk (2.68)
Tk xk y k 

 xi Ti yi 
D2   x j Tj y j   xk y j  x j y k Ti   xi y k  xk yi T j  x j yi  xi y j Tk (2.69)
 xk Tk yk 

 yi xi Ti 
D3   y j xj T j   x k y j  x j y k Ti   xi y k  x k y i T j  x j y i  x i y j Tk (2.70)
 y k xk Tk 

D1 D D
Giải ra  1  ;  2  2 ;  3  3 sẽ là
D D D

1
1 
2A

x j y k  x k y j Ti  x k y i  x i y k T j  x i y j  x j y i Tk 
1 (2.71)
2 
2A

y j  y k Ti   y k  y i T j  y i  y j Tk 
1
3 
2A

x k  x j Ti  x i  x k T j  x j  xi Tk 

Với ký hiệu

a i  x jy k - x k y j; bi  y j - y k ; ci  x k - x j
a j  x k y i - x i y k ; b j  y k - yi ; c j  x i - x k (2.72)
a k  x i y j - x jyi ; b k  yi - y j ; ck  x j - x i

(2.97) trở thành

1
1 
2A

ai Ti  a j T j  a k Tk 
1
2 
2A

bi Ti  b j T j  bk Tk  (2.73)

1
3 
2A

ci Ti  c j T j  c k Tk 

Thay thế các giá trị của 1, 2 và 3 vào phương trình (2.95) sẽ có

- 84 -
1 1 1
T
2A
 
ai Ti  a j T j  a k Tk 
2A

bi Ti  b j T j  bk Tk x 2A
 
c i Ti  c j T j  c k Tk y (2.74)

sắp xếp lại như sau

1
T
2A

ai  bi x  ci y Ti  a j  b j x  c j y T j  ak  bk x  ck y Tk  (2.75)

1. Hàm nội suy

Nhiệt độ tại các vị trí có toạ độ (x,y) bất kỳ trong tam giác được nội suy theo nhiệt độ
tại 3 nút của tam giác thông qua hàm nội suy N như sau

Ti 
 
T ( x, y )  N i Ti  N j T j  N k Tk  N i Nj 
N k T j   N T  (2.76)
T 
 k

Từ (2.101) thấy các hàm nội suy là

1
Ni  ai  bi x  ci y 
2A
1
Nj  a j  b j x  c j y  (2.77)
2A
1
Nk  a k  bk x  ck y 
2A

Viết các hàm nội suy đày đủ theo toạ độ nút:

1
Ni  ai  bi x  ci y   1 x j y k - x k y j   y j - y k x  x k - x j y
 
2A 2A
1
Nj  a j  b j x  c j y   1 x k y i - x i y k   y k - y i x   x i - x k y (2.78)
2A 2A
1
Nk  ak  bk x  ck y   1 xi y j  x j yi    yi  y j x  x j  xi y
 
2A 2A

Để thấy rõ đặc điểm của các hàm nội suy của phần tử tam giác bậc nhất, chúng ta tính
giá trị của chúng tại các nút như sau.

- Tính Ni tại nút i có tọa độ là xi và yi


Ni i  1 x j yk  xk y j  y j  yk xi  xk  x j yi  2 A  1
       (2.79)
2A 2A

- Tính Ni tại nút j có tọa độ x j ; y j


- 85 -
1
N i  j 
2A

x j y k - x k y j   y j x j - y k x j   x k y j - x j y j   0  (2.80)

- Tính Ni tại nút k có tọa độ là x k ; y k

N i k  1 x j y k - x k y j   y j x k - y k x k   x k y k - x j y k   0
  (2.81)
2A

- Tính N j tại nút i có tọa độ là xi và yi


1
N j i  x k y i - x i y k   xi y k - xi y i    x i yi - x k yi   0 (2.82)
2A

- Tính N j tại nút j có tọa độ x j ; y j


 - x j yi    x i y j - x k y j 
N   x y - x y   x y
k i i k j k
1 (2.83)
j
x y  x y   x y
j
i j j i k i  xi y k   x j y k  x k y j 

- Tính N j tại nút k có tọa độ x k ; y k


1
Nj  x k y i - x i y k   xk y k - xk y i    x i yk - x k yk   0 (2.84)
2A

- Tính Nk tại nút i có tọa độ xi và yi


N k i  1 xi y j  x j y i   xi yi  xi y j   x j yi  xi yi   0
  (2.85)
2A

- Tính Nk tại nút j có tọa độ x j ; y j


1
N k  j 
2A

xi y j  x j yi   x j yi  x j y j   x j y j  xi y j   0  (2.86)

- Tính N k tại nút k có tọa độ x k ; y k


x y  x y   xk yi  xk y j   x j yk  xi yk 
N k k  i j j i (2.87)
xi y j  x j yi   xk yi  xi yk   x j yk  xk y j   1
Có thể lập bảng giá trị các hàm nội suy tại các nút đối với tam giác bậc nhất như sau

Bảng 2.3
Nút i Nút j Nút k
Ni 1 0 0
Nj 0 1 0
Nk 0 0 1

Như vậy ta có thể thấy các hàm nội suy có giá trị bằng 1 ở một nút nhất định và bằng 0
tại tất cả các nút còn lại.

- 86 -
Cũng có thể chứng minh được rằng

Ni  N j  Nk  1

ở tất cả mọi vị trí bên trong phần tử kể cả trên biên giới.

2. Quan hệ giữa biến x,y với các toạ độ nút

Từ (2.103) có

1
N i xi  ai xi  bi xi x  ci xi y 
2A
1
N jxj  a j x j  b j x j x  c j x j y  (2.88)
2A
1
N k xk  a k xk  bk xk x  ck xk y 
2A

Tính tổng

N i xi  N j x j  N k x k 
1

2A

ai xi  a j x j  a k xk   xbi xi  b j x j  bk xk   yci xi  c j x j  ck xk   (2.89)

Ký hiệu và tính từng số hạng trong dấu móc đơn của biểu thức trên như sau
a  a i x i  a j x j  a k x k   x j y k - x k y j xi  x k y i - x i y k x j  x i y j - x j y i x k  0
b  bi xi  b j x j  bk xk   y j - y k xi   y k  y i x j   y i - y j x k  2 A (2.90)
c  ci x i  c j x j  c k x k   x k - x j x i  x i - x k x j  x j - x i x k  0

Thì sẽ thấy

1 1
N i xi  N j x j  N k x k  (a  bx  cy)  (0  2 Ax  0)
2A 2A

Bởi vậy rút ra

x  N i xi  N j x j  N k x k (2.91)

Tương tự như vậy, từ (2.107) cũng có

- 87 -
1
N i yi  ai yi  bi y i x  ci yi y 
2A
1
Njyj  a j y j  b j y j x  c j y j y  (2.92)
2A
1
N k yk  a k y k  bk y k x  ck y k y 
2A

Tính tổng

N i yi  N j y j  N k yk 
1

2A

ai yi  a j y j  a k y k   xbi yi  b j y j  bk y k   yci yi  c j y j  ck y k  

Ký hiệu và tính các số hạng trong móc đơn của biểu thức trên như sau

a  a i y i  a j y j  a k y k   x j y k - x k y j yi  x k y i - x i y k  y j  x i y j - x j y i y k  0
b  bi y i  b j y j  bk y k   y j - y k y i   y k  y i  y j   y i - y j y k  0 (2.93)
c  ci y i  c j y j  c k y k   x k - x j y i  x i - x k  y j  x j - x i y k  2 A

Thì sẽ thấy

1 1
N i yi  N j y j  N k y k  (a  bx  cy)  (0  0 x  2 Ay)
2A 2A
Rút ra
y  N i yi  N j y j  N k y k (2.94)

Như vậy toạ độ x, y của một điểm bất kỳ luôn thoả mãn mối quan hệ với các toạ độ nút
theo hàm nội suy tương tự như quan hệ nhiệt độ tại đó điểm đó với các nhiệt độ nút

x  N i xi  N j x j  N k x k
y  N i yi  N j y j  N k y k (2.95)

3. Đạo hàm của hàm nội suy

Lấy đạo hàm các hàm nội suy trong (2.103) theo x và y được

 N   N i N j N k 
   
x   1 bi bj bk 
B   x    x x  B 
N
   N i
N j N k  2 A ci cj c k 
 y   y y y 

4. Gradient nhiệt độ
- 88 -
Gradient nhiệt độ xác định bằng

 T   N i N j N k   N i N j N k  T 
   Ti Tj Tk    i
g   Tx    Nx x x    x x x  T  
N j N k   N i N j N k   j 
   i Ti Tj Tk T 
 y   y y y   y y y   k  (2.96)
T 
1 bi bj bk   i 
  T   BT 
2 A ci cj ck   j 
Tk 

5. Tọa độ khu vực đối với tam giác

Hệ tọa độ khu vực hay tự nhiên cũng được sử dụng đối với phần tử tam giác để đơn
giản quá trình tính toán. Điểm P ở một vị trí nào đó bên trong tam giác hoàn toàn được xác
định bởi ba khoảng cách từ điểm đó đến các cạnh, hình 2.10. Tỷ số giữa các khoảng cách
với các đường cao từ đỉnh tương ứng chính là các tọa độ khu vực Li , Lj , Lk.

Hình 2.10

Tọa độ Li được định nghĩa là tỷ số giữa khoảng cách từ điểm P đến cạnh ‘i j’ (tức đoạn
PO) và khoảng cách từ điểm i đến cạnh ‘jk’(tức đoạn QR), nghĩa là

PO
Li  (2.97)
QR

Các tọa độ khu vực Lj và Lk cũng được định nghĩa một cách tương tự.
Giá trị của Li cũng bằng tỷ số giữa hai diện tích Ai đối diện với điểm ‘i’ và diện tích
tam giác toàn phần A, nghĩa là

Ai 0,5.( PO).( jk ) PO
Li    (2.98)
A 0,5.(QR).( jk ) QR

- 89 -
Các tọa độ Lj và Lk cũng được tính tương tự có Lj = Aj/A , Lk = Ak/A. Bởi thế tọa độ
khu vực còn được gọi là tọa độ diện tích.

Do
Ai + Aj + Ak = A
nên
Ai A j A k
  1 (2.99)
A A A

Nghĩa là
Li + Lj + Lk = 1 (2.100)

Mối quan hệ giữa tọa độ (x,y) của một điểm bất kỳ trong tam giác với các tọa độ nút
được xác định bởi:

x = Lixi + Ljxj + Lkxk


y = Liyi + Ljyj + Lk yk (2.101)

Từ các phương trình (2.118), (2.119) và (2.120) có thể dẫn ra các tọa độ khu vực sau:

1
Li  ai  bi x  ci y 
2A
1
Lj  a j  b j x  c j y 
2A
1
Lk  a k  bk x  c k y  (2.102)
2A

Các hằng số a, b và c trong các phương trình trên cũng được xác định theo phương
trình (2.98). Tức là

a i  x j y k - x k y j ; b i  y j - y k ; ci  x k - x j
a j  x k yi - x i y k ; b j  yk - yi ; c j  x i - x k
a k  x i y j - x jy i ; b k  y i - y j ; c k  x j - x i

Nghĩa là tọa độ khu vực cũng chính là hàm nội suy đối với tam giác bậc nhất.

Li = Ni
Lj = N
Lk = Nk (2.103)

Nói chung các tọa độ khu vực và các hàm nôi suy là như nhau đối với các phần tử
tuyến tính, bất kể các phần tử đó là một chiều, hai chiều hay ba chiều.

- 90 -
Tích phân hàm nội suy
Đối với các phần tử hai chiều tam giác bậc nhất có các tọa độ Li , Lj và Lk chúng ta
luôn có công thức đơn giản để tích phân trên toàn tam giác là

a b c a a!b!c!
 L L L dA   N
i j k i N bj N kc dA  2A (2.104)
A A
a  b  c  2!
ở đây ‘A’ là diện tích của tam giác.

2.6.4. Phần tử chữ nhật bậc nhất


Phần tử tứ giác bậc nhất sẽ có 4 nút như hình 2.11. Phần tử tứ giác đơn giản nhất có dạng
hình chữ nhật, trường hợp tổng quát các cạnh hình chữ nhật có thể không song song với các
trục toạ độ, hình 2.12.

(x4,y4) 4 3
(x3,y3)

1
(x1,y1) 2
(x2,y2)

Hình 2.11. Phần tử tứ giác bốn nút Hình 2.12. Phần tử chữ nhật bốn nút

Nhiệt độ bên trong tứ giác bậc nhất được đặc trưng bởi phương trình

T = 1 + 2x + 3 y + 4xy (2.105)

Nhiệt độ tại mỗi điểm bên trong tứ giác được nội suy theo nhiệt độ 4 nút

T = N1T1 + N2T2 + N3T3 + N4T4 (2.106)

trong đó N1, N 2, N 3 và N 4 là các hàm nội suy.

1. Hàm nội suy

Để xác định các hàm nội suy, cần viết các giá trị của nhiệt độ tại 4 nút T1, T2, T3 và T4
đối với các toạ độ nút (x1, y1), (x2,y2), (x3,y3), (x4, y4), theo phương trình (2.116), giải ra sẽ
nhận được các giá trị 1, 2, 3 và 4. Thay thế các quan hệ này vào phương trình (2.116),
sắp xếp lại theo nhiệt độ và so sánh với (2.117) sẽ rút ra các hàm nội suy N1, N 2, N 3 và N 4.

- 91 -
Xét trường hợp chữ nhật có gốc toạ độ nằm ở giữa hình và các cạnh song song với hai
trục toạ độ, hình 2.13, tức là sau khi đã thực hiện một phép biến đổi chữ nhật trong trường
hợp tổng quát ở trên về toạ độ khu vực.

Hình 2.13. Phần tử chữ nhật trong toạ độ khu vực

Khi đó các hàm nội suy N1, N2, N3 và N4 được xác định theo

1
N1  (b  x)(a  y )
4ab
1
N2  (b  x )(a  y )
4ab
1
N3  (b  x)(a  y ) (2.107)
4ab
1
N4  (b  x)(a  y )
4ab

2. Đạo hàm của hàm nội suy

Ma trận đạo hàm của hàm nội suy [B] là

 N 
   (a  y ) ( a  y ) ( a  y )  (a  y ) 
B   Nx   1   (2.108)
  4ab   (b  x)  (b  x) (b  x) (b  x) 
 y 

3. Gradient nhiệt độ
Từ (2.118), gradient nhiệt độ được viết là

T
 2  4 y
x
T
 3  4 x (2.109)
y
- 92 -
Như vậy gradient nhiệt độ trong phần tử thay đổi theo đường thẳng.

Do các hàm nội suy là bậc nhất đối với x và y, nên chúng được gọi là có cấu hình song
tuyến tính. Các đạo hàm có thể biểu thị như sau

T N 1 N 2 N N 4
 T1  T2  3 T3  T4
x x x x x
1
  (a  y)T1  (a  y)T2  (a  y)T3  (a  y)T4  (2.110)
4ab

tương tự có

T 1
  (b  x)T1  (b  x)T2  (b  x)T3  (b  x )T4 
y 4ab

Ma trận gradient nhiệt độ là

 T  T1 
   a  y ) (a  y ) (a  y )  (a  y ) T2 
g    Tx   1   T   B 
.T (2.111)
  4 ab   ( b  x )  ( b  x ) ( b  x ) ( b  x )   3
 y  T4 

2.6.5. Các phần tử đẳng tham số

1. Các loại phần tử và hệ tọa độ

Phần tử cơ bản, phần tử cong

Các phần tử đã khảo sát ở trên có cạnh thẳng gọi là các phần tử thông thường hay cơ
bản. Trong thực tế thường gặp các bài toán có hình dạng phức tạp hoặc có biên giới cong.
Khi đó cần sử dụng một số lượng rất lớn các phần tử cơ bản có cạnh thẳng dọc theo đường
biên giới cong để đạt được đặc tính hình học phù hợp. Trong trường hợp bài toán ba chiều
tổng số biến là hết sức lớn và việc giảm tổng số biến là rất quan trọng, đặc biệt khi khối
lượng tính toán có liên quan với bộ nhớ máy tính /giá thành. Số phần tử cần thiết trên có
thể giảm được đáng kể nếu sử dụng phần tử cong. Có nhiều phương pháp tạo ra phần tử
cong, trong đó phương pháp phổ biến nhất được sử dụng là ánh xạ từ các phần tử cơ bản,
hình 3.17. Do các hàm nội suy của các phần tử cơ bản đã được biết, có thể viết và xác định
trong hệ tọa độ khu vực nào đó, nên các đại lượng đặc trưng của phần tử cong tương ứng
cũng sẽ được xác định.

Như vậy sẽ có hai hệ thống khái niệm cần được xác định. Một hệ thống là hình dạng
các phần tử, hệ thống thứ hai là bậc của các hàm nội suy đối với trường biến. Nói chung
- 93 -
không nhất thiết phải sử dụng các hàm nội suy như nhau đối với phép biến đổi tọa độ và
phương trình nội suy, và như vậy có hai hệ thống các điểm nút tổng thể khác nhau có thể
tồn tại. Hai hệ thống này chỉ đồng nhất trong trường hợp các phần tử là đẳng tham số.

Phần tử thực và phần tử quy chiếu

Mối quan hệ hàm số của các đại lượng đặc trưng của phần tử (hàm nội suy, đạo hàm,..
tọa độ) trở nên đơn giản, khi sử dụng các phần tử quy chiếu hay phần tử chuẩn hóa. Phần tử
ban đầu được rời rạc trong miền khảo sát gọi là phần tử thực. Trong bài toán phẳng, phần
tử thực được định vị trong hệ tọa độ gốc (x,y). Phần tử quy chiếu là phần tử đơn giản, định
vị trong hệ tọa độ quy chiếu (,) và được dùng để biến đổi thành phần tử thực thông qua
phép biến đổi hình học. Để tạo ra phần tử thực từ phần tử quy chiếu, phép biến đổi hình
học phải có tính thuận nghịch (song ánh), tức là mỗi điểm trong không gian quy chiếu chỉ
ứng với một điểm trong không gian thực và ngược lại. Một phần tử quy chiếu có thể biến
thành các phần tử thực cùng loại thông qua các phép biến đổi khác nhau và mỗi phần tử có
một phép biến đổi riêng. Bởi vậy phần tử quy chiếu còn được gọi là phần tử “cha-mẹ”.

Hình 2.14. ánh xạ đẳng tham số của tam giác và tứ giác

Phần tử đẳng tham số

Phần tử đẳng tham số là những phần tử có hàm nội suy trường biến đồng nhất với hàm
nội suy tọa độ. Trong bài toán nhiệt, trường biến trong phần tử là nhiệt độ được biểu thị bởi
hàm số của các nhiệt độ nút

T  N1T1  N 2T2  ...  N mTm  N T 

N được gọi là hàm nội suy trường biến.

Tọa độ trong phần tử được biểu thị bởi hàm số của các tọa độ nút. Hàm số này gọi là
hàm nội suy tọa độ

- 94 -
x  N1 x1  N 2 x2  ....  N m xm  N x
y  N1 y1  N 2 y2  ...  N m ym  N y

Sự biểu thị nhiệt độ và tọa độ như trên được gọi là biểu thị đẳng tham số, và phần tử
như vậy gọi là phần tử đẳng tham số.

Nói chung các phần tử đẳng tham số có hàm nội suy nhiệt độ và hàm nội suy tọa độ là
đa thức cùng bậc. Các phần tử đã khảo sát ở phần trước đều là đẳng tham số, các phần tử
quy chiếu trong hệ tọa độ quy chiếu cũng phải là đẳng tham số.

2. Phần tử đẳng tham số một chiều bậc nhất.

Tọa độ quy chiếu đối với phần tử một chiều là tỷ số chiều dài được định nghĩa là:
-1   1 , ở đây  là tọa độ quy chiếu. Để chuyển đổi từ tọa độ quy chiếu sang tọa độ
gốc, ta thay thế x =  , có gốc là điểm giữa của đoạn thẳng, thay x1 = -1 và x2 =1 vào
phương trình (2.75), ta sẽ nhận được

 1 1
N1  1   

1 1 2
  (1) 1
N2   1    (2.112)
 1  (1) 2

ở đây i và j là hai nút cuả phần tử một chiều bậc nhất.


Vậy hàm nội suy N là

N   1 1   1   (2.113)
2

Nhiệt độ :

1
T 1   T1  1   T2  ,
2
tức là:

T  N1T1  N2T2 (2.114)

Tọa độ: từ (2.131) rút ra:

  1  2 N1  1  N1  (1  N 2 )   N1  N 2 , hay

  N11  N2 2 (2.115)

- 95 -
Đạo hàm hàm nội suy [B] theo biến x:

Từ (2.132) có

dN 1
  1 1 (2.116)
d 2

Mặt khác theo đạo hàm hợp thì

dN dN dx dN dx
  J ; với J  gọi là Jacobian của phép biến đổi tọa độ. Từ đó
d dx d dx d
suy ra

B  dN  J 1 dN  J 1
1
 1 1
dx d 2

3. Phần tử đẳng tham số một chiều bậc hai


Phần tử một chiều bậc hai có ba nút, các hàm nội suy theo phương trình (2.85). Tọa độ
quy chiếu đối với phần tử một chiều bậc hai là  , với -1   1. Khi chuyển từ tọa độ quy
chiếu sang tọa độ gốc, chúng ta thay thế x =  , gốc là điểm giữa của đoạn thẳng, thay x1 = -
1, x2 =0 và x3 = 1 vào phương trình (2.85) sẽ được:

Ni 
  0  1    1   
 1  0)  1  1 2
Nj 
  (1)   1  1   2 
0  (1) 0  1
Nk 
  (1)   0   1    (2.117)
1  (1) 1  0 2

ở đây i, j và k là ba nút của phần tử bậc hai.

Để xác định ma trận độ cứng cần tính đạo hàm của hàm nội suy đối với tọa độ gốc x,
trong đó tọa độ gốc x là hàm của tọa độ các nút và hàm nội suy

x  xi N i  x j N j  xk N k (2.118)

Đạo hàm N theo  ở trên viết dưới dạng hàm hợp qua x là

dN i dN i dx

d dx d

- 96 -
dN j dN j dx
 (2.119)
d dx d
dN k dN k dx

d dx d

dx
với  J gọi là Jacobian của phép biến đổi tọa độ. Từ đó suy ra
d

dNi dN
 J 1 i
dx d
dN j dN j
 J 1
dx d
dN k dN
 J 1 k (2.120)
dx d

Theo (2.137) thì Jacobian của phép biến đổi phần tử một chiều bậc hai là

dN j
J   dx  dN i xi  xj 
dN k
xk
d d d d

d    d d  
J  
d
 
 2 1    xi  d 1   x j  d  2 1    xk
2

J     1    xi  (2 ) x j   1    xk (2.121)
 2  2 

Đạo hàm của hàm nội suy theo tọa độ gốc được xác định theo phương trình sau:

 dN i   dN i 
 dx   d 
 
dN  dN j  1  dN j 
B      J   
dx  dx   d 
 dN k   dN k 
 dx   d 
 1 
  2   
1
 1  1    
      xi  (2 ) x j      xk    2   (2.122)
 2  2    1 
    
 2 

- 97 -
Thí dụ 2.5. Xác định đạo hàm hàm nội suy đối với phần tử một chiều bậc hai với các nút
có tọa độ gốc là xi = 2, xj = 4 và xk = 6.

Ma trận Jacobian là

dN j
J   dx  dN i xi  dN k
xj  xk
d d d d
 1  1 
     2   2 4     6
 2  2 
 2  8  8  2

Nghịch đảo Jacobian là

J 1  1
2

Đạo hàm hàm nội suy là

 dNi   dN i 
 dx   d   1   1  
        
 dN     2   4 2
dN
B   j   J 1  j   1   2         (2.123)
 dx   d  2   1    1   
 dN k   dN k           
 dx   d   2    4 2 

4. Các phần tử hai chiều

Đối với các phần tử là hai chiều, chúng ta có thể biểu diễn các tọa độ x và y là hàm của 
và 

x = x(,) và y = y(,) (2.124)

Để xác định ma trận độ cứng của phần tử, cần biểu thị các đạo hàm hàm nội suy trong
tọa độ gốc x,y. Đạo hàm của hàm nội suy viết theo quy tắc hàm hợp như sau

N i
x, y   N i x  N i y
 x  y 

N i N N
x, y   i x  i y (2.125)
 x  y 

- 98 -
(2.144) có thể viết dạng ma trận

 N i   x y   N i   N i 
       
 
  
 N    x   Nx   J  Nx  (2.126)
y 
 i   i  i
     
   y    y 

từ đó suy ra đạo hàm hàm nội suy theo tọa độ gốc

 N i   N i 
 x  
1   

 N   J   N 
 i  i
 y    

Ma trận Jacobian [J]

 x y 
  
J    x y 
 (2.127)

   

Nghịch đảo của ma trận Jacobian [J]-1 được tính theo

 y y 
  
1  
J 1    (2.128)
detJ    x x 
   

Các đạo hàm này phải tính được bằng số tại mỗi điểm tích phân, do nghiệm dạng chính
xác chưa biết.

5. Phép biến đổi đẳng tham số đối với phần tử tam giác bậc nhất

Khi chuyển đổi hệ tọa độ diện tích đối với phần tử tam giác bậc nhất (Li, i = 1, 2, 3)
sang tọa độ quy chiếu, biểu thị các hàm nội suy trở nên đơn giản, nếu chọn hệ tọa độ (;
) như trên hình 2.15b, đó là

N1  L1  1 - 
N2  L2   ;0    1
N3  L3   ;0    1 (2.129)

- 99 -
Hình 2.15. Phép biến đổi đẳng tham số của các phần tử tam giác đơn. (a) Tổng thể;
(b) Tuyến tính - cục bộ; (c) Bậc hai – cục bộ.

6. Biến đổi đẳng tham số đối với phần tử tam giác bậc hai

Đối với tam giác bậc hai có sáu nút, tọa độ quy chiếu được chọn như trên hình 2.15c.
Các hàm nội suy tại các góc là

N1 = L1(2L1 – 1) = [2(1 -  - ) –1](1 -  - )


N3 = L2(2L2 – 1) = (2 - 1)
N5 = L3(2L3 – 1) = (2 - 1) (2.130)

Tại các nút giữa cạnh

N2 = 4L1L2 = 4(1 -  - )
N4 = 4L2L3 = 4 
N6 = 4L3L1 = 4(1 -  - ) (2.131)

7. Phép biến đổi đẳng tham số đối với phần tứ giác bậc hai

Đối với phần tử đẳng tham số tám nút, tọa độ quy chiếu được chọn như trên hình 2.16.
Nhiệt độ T tại mỗi điểm trong phần tử được xác định bởi

8
T   N iTi (2.132)
i 1

- 100 -
Hình 2.16. Phần tử đẳng tham số tám nút

Các giá trị tọa độ x và y tại mỗi điểm bên trong phần tử được cho bởi

8
x( , )   N i ( , ).xi
i 1
8
y( , )   N i ( , ). y i (2.133)
i 1

ở đây xi và yi là tọa độ của nút ‘i’.

Các hàm nội suy của phần tử đẳng tham số quy chiếu là

1
N1   1   1   1     
4
1
N2 
2
 
1   2 1   
1
N3  1   1       1
4
1
N4 
 1    1   2
2

1
N5  1   1       1
4
1
N6  
 1   2 1   
2
1
N7  1   1        1
2
1
N8
2

 1    1   2  (2.134)

Các biến  và  là các tọa độ cong và như vậy hướng của chúng sẽ thay đổi theo vị trí. Các
nút của phần tử được nhập vào theo trình tự ngược chiều kim đồng hồ bắt đầu từ một góc
nào đó. Hướng của  và  được xác định hình 2.16 là  dương theo chiều từ nút 1 đến 3 và
 dương theo chiều từ nút 3 đến 5.

$2.7. THIẾT LẬP PHƯƠNG TRÌNH ĐẶC TRƯNG PHẦN TỬ ĐỐI VỚI
PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN DẪN NHIỆT
Phương trình đặc trưng của phần tử là mối quan hệ giữa hàm số cần tìm tại các nút, tức
nhiệt độ, và các phụ tải hoặc các lực tương ứng ở dạng ma trận.
- 101 -
K T    f  (2.135)

Để nhận được phương trình ma trận trên, cần xấp xỉ tích phân phương trình vi phân biểu thị
bài toán. Tùy thuộc bài toán mà nhiệt độ biểu thị bởi các hàm số dạng phương trình vi phân
khác nhau.

- Dạng tổng quát nhất của hàm nhiệt độ trong bài toán dẫn nhiêt là phương trình vi phân
dẫn nhiệt

T   T    T    T 
 kx   ky   kz   qV
 x  x  y  y  z  z 

- Bài toán dẫn nhiệt ổn định đối với vật đồng chất đẳng hướng được biểu thi bởi

 2T  2T  2T
  0
x 2 y 2 z 2

- Bài toán dẫn nhiệt ổn định một chiều qua thanh được biểu thi bởi

d 2T
kA  hP(T  Ta )  0 (2.136)
dx 2

... vv, cùng với các điều kiện biên tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Các phương trình trên được gọi là phương trình chủ đạo của bài toán. Nghiệm chính xác
của bài toán trong nhiều trường hợp không thể giải ra được nên phải tìm nghiệm xấp xỉ.

Có nhiều cách tìm nghiệm xấp xỉ của bài toán. Sai phân hữu hạn là phương pháp tìm
nghiệm xấp xỉ dạng vi phân, vì nó xấp xỉ vi phân thành số gia, đạo hàm riêng được xấp xỉ
thành thương của các số gia và phương trình vi phân được xấp xỉ thành phương trình sai
phân. Cuối cùng dẫn tới hệ phương trình bậc nhất của nhiệt độ.

Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp tìm nghiệm xấp xỉ dạng tích phân, vì
nghiệm đó là kết quả của việc lấy tích phân phương trình vi phân trong từng phần tử hữu
hạn. Nhưng do không thể lấy tích phân trực tiếp phương trình vi phân được, nên phải áp
dụng một số lý thuyết trong toán học như lý thuyết biến phân, tích phân hàm trọng số, tích
phân từng phần, tích phân số và các phép tính về ma trận... để đưa các phương trình vi phân
chủ đạo về dạng xấp xỉ (2.154) đối với mỗi phần tử.

Một số phương pháp được áp dụng để xác định nghiệm xấp xỉ tích phân đối với bài toán đã
cho là

1. Phương pháp Ritz (tích phân cân bằng nhiệt)


2. Phương pháp Rayleigh Ritz (Biến phân)
- 102 -
3. Phương pháp số dư trọng số

Phương pháp Tích phân cân bằng nhiệt và Biến phân được gọi là phương pháp xấp xỉ tích
phân yếu, vì chỉ có thể áp dụng với một số bài toán nhất định. Phương pháp số dư trọng số
được gọi là phương pháp xấp xỉ tích phân mạnh, vì có thể áp dụng được với hầu hết các
loại bài toán.

Phương pháp số dư trọng số gồm có:


Phương pháp Collocation (đặt trước giá trị)
Phương pháp Sub - domain (miền phụ)
Phương pháp Galerkin
Phương pháp bình phương nhỏ nhất

Trong các phương pháp trên thì Phương pháp Biến phân và Phương pháp Galerkin là
hai phương pháp quan trọng nhất, vì chúng có độ chính xác cao nhất và cho kết quả như
nhau, nên được ưa chuộng sử dụng trong tính nhiệt.

2.7.1. Phương pháp biến phân

Phương pháp biến phân áp dụng lý thuyết quan trọng trong phép tính biến phân phát biểu
như sau:

“Hàm T(x) sẽ là nghiệm của phương trình vi phân chủ đạo và các điều kiện biên giới,
khi nó làm Tích phân biểu thức tương ứng với phương trình vi phân chủ đạo và điều kiện
biên của bài toán (gọi là phương trình Euler – Lagrange) đạt cực trị”.

Phương trình vi phân chủ đạo trong dẫn nhiệt ổn định là

  T    T    T 
 kx   ky   kz   qV  0 (2.137)
x  x  y  y  z  z 

Cùng với điều kiện biên

T = Tb trên mặt S1

T T T
kx i  ky j  kz kq0 trên mặt S2
x y z

T T T
kx i  ky j  kz k  h(T  Ta )  0 trên mặt S3 (2.138)
x y z
ở đây i, j và k là các pháp tuyến bề mặt, h là hệ số tỏa nhiệt đối lưu, k là hệ số dẫn
nhiệt, và q là mật độ dòng nhiệt bức xạ.

- 103 -
Phương trình Euler- Lagrange

Phương trình Euler- Lagrange được phát triển bởi Leonhard Euler và Joseph-Louis
Lagrange năm 1750. Đó là công thức cơ bản của phép tính biến phân, được sử dụng để giải
các bài toán tối ưu, và kết hợp với nguyên lý hành vi để tính toán đường đi của vật thể
trong không gian.

Phương trình Euler- Lagrange phát biểu như sau:

“Nếu hàm I được cho bởi tích phân dạng

I   f (t , y, y ' )dt (2.139)

Thì I có giá trị không đổi, nếu phương trình vi phân Euler- Lagrange sau được thỏa mãn

f d  f 
    0 .” (2.140)
y dt  y ' 
dy
Ở đây y’ là đạo hàm của y theo thời gian t: y ' 
.
dt
Nếu đạo hàm theo thời gian y’ được thay bằng đạo hàm tọa độ yx thì phương trình trên trở
thành

f d  f 
  0 (2.141)
y dx  yx 

Phương trình Euler- Lagrange tổng quát đối với ba biến độc lập

f   f    f    f 
     0 (2.142)
u x  u x  y  u y  z  u z 

I được gọi là phiếm hàm, đó là biểu thức ở dạng tích phân, chứa các hàm số chưa biết và
các đạo hàm của nó.

Phiếm hàm I trong bài toán dẫn nhiệt

Bằng cách áp dụng phương trình Euler- Lagrange, chúng ta xác đinh được phiếm hàm I
tương ứng với phương trình vi phân dẫn nhiệt cùng với các điều kiện biên ở trên là

  T  2  T 
2
 T 
2
 1 2
I (T )  1
2   x  x  y  x  z  x   2qV T d  S2qTds  S2 2 hT  Ta  ds (2.143)
 k    k    k  
 

Nguyên tắc và trình tự thiết lập phương trình đặc trưng


- 104 -
Chia miền xác định của bài toán  thành ‘n’ phần tử hữu hạn, mỗi phần tử có ‘m’ nút.
Nhiệt độ trong mỗi phần tử được biểu thị bằng

m
T e   N i Ti  N T  (2.144)
i 1

ở đây [N] = [N1, N2 , …, Nm ] là ma trận các hàm hình dạng, và

 T1 
T 
T    2  (2.145)
 ... 
Tm 

là véc tơ các nhiệt độ nút.

Theo nguyên lý biến phân tìm nghiệm xấp xỉ là xác định các giá trị của T để làm I(T)
không thay đổi, nghĩa là các giá trị của T thõa mãn biến phân của phiếm hàm I triệt tiêu

n
I
I (T )   0 (2.146)
i 1 Ti

ở đây n là số giá trị rời rạc của T được gán đối với miền của nghiệm. Do Ti là tùy chọn,
phương trình (2.166) thỏa mãn chỉ khi

I
 0 với i = 1, 2,…, n (2.147)
Ti

Phiếm hàm I(T) có thể viết là tổng của các phiếm hàm riêng lẻ của các phần tử hình thành
do việc rời rạc hóa miền nghiệm

n
I T    I e T e   (2.148)
i 1

Như vậy thay vì phải xác định phiếm hàm trên toàn miền của nghiệm, ta chỉ cần xác định
phiếm hàm của từng phần tử riêng biệt. Từ đó

n
I   I e  0 (2.149)
i 1
ở đây Ie được lấy chỉ đối với m giá trị nút liên quan tới phần tử e, nghĩa là

- 105 -
 I e  I e
   0 với i = 1, 2,…, m (2.150)
 T  T j

Vì mỗi phần tử có m nút, nên việc giải phương trình (2.170) dẫn tới hệ m phương trình biểu
thị đặc tính của mỗi phần tử.
Tiếp theo là lắp ghép các phần tử bằng cách cộng toàn bộ các phương trình đặc trưng của
tất cả các phần tử theo một nguyên tắc nhất định. Cuối cùng là giải hệ phương trình.

Thiết lập phương trình đặc trưng phần tử

Tính các số hạng trong phiếm hàm

  T e  2  T e 
2
 T e 
2
 1
e 1
I   k x 
2
  k y 
x 
  k z    2
  2qV T e d   qT e ds   h T e  Ta ds (2.151)
   x   x   S2 S2
2

Ma trận gradient nhiệt độ :

 T e   N 1 N 2 N m 
   ... T 
 xe   x x x   1 
N N 2 N m  T2 
g   T    1 ...    BT  (2.152)
 ye   y y y   ... 
 T   N 1 N 2 N m  T 
 z   z ...  m 
z z 

Ba số hạng đạo hàm đầu:

2 2 2
 T e   T e   T e 
k x    k y    k z   
 x   y   z 
 T e 
 
e e e
k x 0 0   xe 
 T T T     T   g T D g 
  0 k y 0    (2.153)
 x y z 
 0 0 k z   y 
 T e 
 z 
Theo quy tắc của ma trận chuyển vị của tích g   T  B 
T T T

Nên

g T D g   T T B T DB T  (2.154)

Nhiệt độ trong phần tử :

- 106 -
 T1 
T 
 2
T  N T   N1 , N 2 ,..., N m    N1T1  N 2T2  ...  N mTm
e
(2.155)
 ... 
Tm 

thay thế (2.174) và (2.175) vào phương trình (2.171), ta có

1
Ie   T T B T D B T   2 qV N T d    q N T ds   1 h N T   Ta 2 ds (2.156)
 
2 S 2e S 3e
2
I e
bây giờ thực hiện cực tiểu hóa tích phân 0
T 

I e 1 
  T T B T D B T  d     qV N T d 
 
T  2 T   T  
(2.157)

  qN T ds     1 h N T   Ta 2  ds  0
T  S 2 e T  S 3 e  2 

Vế phải có 4 số hạng dưới dấu tích phân, lần lượt được đánh số (1),(2),(3),(4).

T e  N T 
Đạo hàm của nhiệt độ trong phần tử theo nhiệt độ các nút  được tính theo
T  T 
(2.175) như sau

T e
 N1
T1
T e
 N2
T2
….
T e
 Nr
Tr

hay
 N1 
 
T e  N 2  T
    N   N  (2.158)
T   ... 
 N m 

Tính riêng từng số hạng của phương trình trên như sau

- 107 -
1 
(1)  T T B T D B T  d  1  2B T D B T d
    (2.159)
2 T   2
1 
(2)  2qV N T d   qV N T d (2.160)
2 T   


(3) 
T  S 2e

qN T ds   qN T ds  (2.161)
S 2e

 1  1
(4) 
T  S 3e 2
hN T   Ta  ds 
2

T  S 3e 2

h N T   2N T Ta  Ta ds 
2 2

 hN  T N ds   hN  T ds
T T
 a (2.162)
S 3e S 3e

Thay các kết quả trên vào (2.177) được

I e
 
  B  D B T  d    qV N  d    q N  ds
 T  
T T T
 
 S 2e

 h N  T N ds   h N  T ds  0


T T
 a
S 3e S 3e

Chuyển vế các số hạng chứa nhiệt độ T  sang vế trái, các số hạng còn lại sang vế phải

 B  D B T d    h N  N T ds   q N   q N  ds   h N  


T T T T T
V d  T a ds
 S 3e  S 2e S 3e

(2.163)

Và viết dạng gọn hơn là

K T    f  (2.164)

trong đó

K    B T D B d   hN T N ds (2.165)


 S3

 f    qV N T d   qN T ds   hTa N T ds (2.166)


 S2 S3

[K] được gọi là ma trận độ cứng của phần tử, nếu phần tử ở bên trong [K] biểu thị nhiệt
dẫn.
{f} gọi là véc tơ phụ tải nhiệt, chứa các số hạng nguồn trong, bức xạ và đối lưu tại biên.

- 108 -
(2.184) là phương trình đặc trưng của phần tử, viết cho một phần tử tổng quát có đủ
nguồn trong, bức xạ và đối lưu tại biên giới. Đó là phương trình cốt lõi của phương pháp
biến phân trong phương pháp phần tử hữu hạn đối với bài toán dẫn nhiệt. Nếu phần tử
không có nguồn sinh nhiệt bên trong (qV = 0), số hạng tương ứng sẽ không có mặt. Tương
tự, khi biên giới cách nhiệt (tức q = 0 hoặc h = 0), các số hạng tương ứng cũng không có
mặt.

2.7.2. Phương pháp Galerkin

Phương pháp Galerkin là một trong các phương pháp số dư trọng số. Phương pháp này
yêu cầu biểu thức sau phải thỏa mãn:

  LT d  0

k (2.167)


ở đây k là hàm trọng số được chọn là hàm nội suy Nk(x) tại các nút, L T là phương trình
vi phân chủ đạo, T là nghiệm xấp xỉ. Điều đó nghĩa là

   T    T    T  
N k   k x   ky
 
  kz
 
  qV  d  0
 (2.168)
  x  x  y  y  z  z  

Tích phân từng phần được dùng để biến đổi các đạo hàm cấp hai. Khi sử dụng bổ đề Green
có thể viết mỗi số hạng đạo hàm cấp hai trong móc vuông thành hai thành phần là

  T    T  N N
N k
 kx

 d   N k  k x

x  x  
ds   k k x m T m d

x  x 
  (2.169)
 S  x x

ở đây m đặc trưng cho các nút. Với các điều kiện biên giới (2.1), có thể viết (2.1) thành

 N k N m N k N m N k N m 
  kx
x x
 kx
x x
 kx
x x
 
 T m d   qV N k d   N k qdS 
   S

 
  hN k N m T m dS   hTa N k dS  0
S S
(2.170)
 
Gộp các hệ số của nhiệt độ nút T m lại với nhau sẽ được

 N N m N N m N N m 
K km     k x k  ky k  kz k d   hN k N m ds (2.171)
  x x y y z z  S

Còn lại các số hạng chứa các đại lượng đã cho gồm nguồn trong, dòng nhiệt và nhiệt độ
môi trường là

- 109 -
f k   qV N k d   qN k ds   hTa N k ds (2.172)
 S S

sẽ dẫn tới

K km T m    f k  (2.173)
Tức là

K T    f  (2.174)

Có thể thấy hai phương trình (2.184) và (2.194) là như nhau, nghĩa là cả hai phương
pháp Biến phân và Galerkin cho cùng kết quả như nhau bởi vì có mặt tích phân biến phân
kinh điển đối với bài toán dẫn nhiệt.

$2.8. GIẢI BÀI TOÁN DẪN NHIỆT MỘT CHIỀU BẰNG PHƯƠNG
PHÁP PTHH

2.8.1. Vách phẳng một lớp

Khảo sát vách phẳng một lớp dày l , hệ số dân nhiệt k , hình 2.17. Phía mặt trái có dòng
nhiệt q, mặt phải tiếp xúc với môi trường nhiệt độ Ta , hệ số toả nhiệt tại bề mặt phải là h.
Coi nhiệt độ trong vách thay đổi bậc nhất, xác định nhiệt độ hai mặt vách.

q 1  2
  
Ta

Hình 2.17. Vách phẳng và phần tử một chiều tương ứng

Phần tử hữu hạn được chọn là một chiều bậc nhất.Đó là một đoạn thẳng ký hiệu  có
hai nút là ‘1’ và ‘2’.

1. Ma trận độ cứng và véc tơ phụ tải nhiệt


Nhiệt độ hai nút và hàm nội suy tương ứng đã biết là

T  N1T2  N1T2 (2.175)


x2  x x x
N1  và N 2  1 (2.176)
x 2  x1 x2  x1

- 110 -
+ Ma trận độ cứng

Ma trận độ cứng của phần tử theo (2.185) đã biết là

T T
K e   B  D Bd  As hN  N dA (2.177)

Trong đó vi phân thể tích d = Adx, diện tích toả nhiệt AS = A diện tích dẫn nhiệt

T
- Tính số hạng đầu của [K]e : K e1   B  D B d ,

trong đó các ma trận [B], [D], [N] xác định như sau

Chọn tọa độ x1  0; x2  l , thì hàm nội suy là :

x x
N1  1  và N 2  (2.178)
l l

[D] ma trận hệ số dẫn nhiệt : [D] = k

1  1
Đạo hàm của hàm nội suy [B] : B  1  1 1; nên BT   
l l1

 1 1 k  1  1
BT D B   1   k  1 1  2   (2.179)
l1 l l  1 1 

Vậy số hạng đầu [K]e1

T x l k 1 l  1 Ak  1  1
 B DB d   B DB A.dx   l  1
T
 Adx  (2.180)
 x 0 0 2
1 l  1 1 

T
- Tính số hạng sau của [K]e : K e 2   hN  N dAS .
As
AS là diện tích toả nhiệt tại mặt phải cũng là A. Mặt khác toả nhiệt xảy ra ở nút 2 nên [N]
lấy ở nút 2 , tức là

N   N1 2 N 2 2   0 1 (2.181)
Nên
T  0  0 0
 hN  N dA
As
S   h  0 1dA  hA
A  
1 
0 1 
(2.182)

Vậy ma trận độ cứng của phần tử

- 111 -
  Ak   Ak  
     
Ak  1  1 0 0  l   l  
K e   hA    Ak   Ak (2.183)
l  1 1  0 1  
    hA 
 l   l 

- Tính véc tơ phụ tải nhiệt {f}.

Theo (2.186):

 f    qV N T d   qN T ds   hTa N T ds
 S2 S3

Trong đó:
- Nguồn nhiệt trong không có nên q V = 0.
- Số hạng thứ 2, dòng nhiệt q tại mặt trái, tức nút i của phần tử nên
[N]  [(N i ) i (N j ) i ]  1 0
- Số hạng thứ 3, toả nhiệt tại mặt phải, tức nút j của phần tử nên
[N]  [(N i ) j (N j ) j ]  0 1

Vậy véc tơ phụ tải nhiệt {f} là

1 0 1 0  qA 


 f    qN T ds   hTa N T ds   q  dA  hTa   ds  qA   hTa A     (2.184)
S2 S3 A 0 A 1 0 1 hTa A

2. Phương trình đặc trưng của phần tử

Phương trình đặc trưng K T    f  sẽ là

  Ak   Ak  
 l     T 
    l   i   qA  (2.185)
   
  Ak   Ak  hA  T j  hTa A
 l   l 

Ví dụ 2.6. Cho bài toán trên với số cụ thể sau: l = 4 cm, k = 0,5 W/m0C, q = 100 W/m2, Ta
= 400C, h = 20 W/m2 0C; lấy A = 1m2 , thay số vào được:

 12,50 - 12,50 Ti  100 


 - 12,50   
 32,50  T j  800
Giải ra
T1  53 
  
T2  45
- 112 -
2.8.2. Vách phẳng nhiều lớp

Khảo sát vách phẳng có 3 lớp, bề dày và hệ số dẫn nhiệt các lớp tương ứng là l1, l2, l3 và k1,
k2, k3. Mặt trái có dòng nhiệt q, mặt phải có môi trường nhiệt độ Ta hệ số toả nhiệt h,hình
2.13.
Xác định các nhiệt độ hai mặt ngoài , các chỗ tiếp xúc và dòng nhiệt qua vách.

Rời rạc vách thành 3 phần tử và ký hiệu các phần tử và các nút như hình 2.18.

1  2  3  4
   
q h Ta l1 l2 l3

Hình 2.18. Sơ đồ vách nhiều lớp và cách rời rạc thành các phần tử

a. Phương trình đặc trưng của các phần tử

Từ kết quả của một lớp ở trên có thể viết ngay cho từng lớp như sau

- Phần tử 1 - (lớp 1)

Ma trận nhiệt dẫn và véc tơ phụ tải nhiệt là


 k1 A k A
 l  1 
qA
K 1   k1 A k lA1  ;  f 1    (2.186)
 1 1  0
 l1 
l1 
Phương trình đặc trưng của phần tử 1

 k1 A k1 A 
 l 
l1  T1  qA
 1  
  k1 A k1 A  T2   0 
 l1 l1 

- Phần tử 2 - (lớp 2)

- 113 -
Ma trận nhiệt dẫn và véc tơ phụ tải nhiệt là

 k2 A k2 A
 l 
l2  0
K 2  2  ;  f 2   
 k 2 A k2 A  0
 l 2 l 2 

Phương trình đặc trưng của phần tử 2

 k2 A k2 A 
 l 
l 2  T2  0 
 2   (2.187)
 k 2 A k 2 A  T3  0 
 l 2 l 2 

- Phần tử 3 - (lớp 3)

 k3 A k3 A 
 l  
l3 0 
K 3  3
 k3 A
 ;

 f 3    (2.188)
 k3 A  hATa 
 l  hA 
 3  l3 

Phương trình đặc trưng của phần tử 3

 k3 A k3 A 
 l   T   0 
l3
 3  3  (2.189)
 k3 A  k3 A  T4  hATa 
 l   hA 
 3  l3 

b. Lắp ghép các phần tử

Việc lắp ghép các phần tử được thực hiện theo nguyên tắc: cộng các phương trình ở cùng
một nút lại với nhau. Để thấy rõ, ta viết các phương trình ma trận của từng phần tử thành
các phương trình đại số tại các nút như sau:

Từ (2.205)

k1 A kA
T1  1 T2  qA (nút 1) (2.190)
l1 l1

- 114 -
k1 A k A
 T1  1 T2  0 (nút 2) (2.191)
l1 l1
Từ (2.206)

k2 A k A
T2  2 T3  0 (nút 2) (2.192)
l2 l2
k A k A
 2 T2  2 T3  0 (nút 3) (2.193)
l2 l2

Từ (2.207)

k3 A k A
T3  3 T4  0 (nút 3) (2.194)
l3 l3
k3 A k A 
 T3   3  hA T4  hATa (nút 4) (2.195)
l3  l3 

Theo nguyên tắc trên thì :


k1 A kA
- Nút 1: giữ nguyên (2.210): T1  1 T2  qA
l1 l1
k1 A  k A k A k A
- Nút 2: (2.211) + (2.212):  T1   1  2 T2  2 T3  0
l1  l1 l2  l2
k2 A k A k A k A
- Nút 3: (2.213) + (2.214) :  T2   2 T3  3 T3  3 T4  0
l2  l2 l3  l3
k A k A 
- Nút 4: giữ nguyên (2.215):  3 T3   3  hA T4  hATa
l3  l3 

Để chuyển trở lại sang dạng ma trận, trong mỗi phương trình trên điền hệ số bằng 0 đối với
các nhiệt độ không có mặt, kết quả có dạng ma trận tổng thể như sau

 k1 A k1 A 
 l  0 0 
l1
 1 
 k1 A  k1 A k 2 A  k2 A  T1   qA 
    0  T   0 
 l
 l1 l 2  l2 (2.196)
 1   2    

 k A  k 2 A k3 A   T3   0 
 0  2    0
l2  l2 l3     
  T4  hATa 
 k A  k3 A 
 0 0  3   hA 
 l3  l3 

- 115 -
$2.9. DẪN NHIỆT QUA VÁCH PHẲNG CÓ NGUỒN NHIỆT BÊN
TRONG

1. Giải bằng phần tử bậc nhất


Khảo sát vách phẳng dày 2L, hệ số dẫn nhiệt k, nguồn trong qV, nhiệt độ hai mặt như nhau
Tm.
Trong chương 1 ta đã biết phương trình vi phân đối với bài toán một chiều ổn định có
nguồn bên trong là

d 2T qV
 0 (2.197)
dx 2 k

Nghiệm giải tích của bài toán là hàm bậc 2 của toạ độ,
hình 2.19

qV 2
T ( x) 
2k
 
L  x 2  Tm (2.198)

Để khảo sát bằng phương pháp PTHH, do đối xứng,


chúng ta chỉ cần khảo sát một nửa của tấm như trên Hình 2.19. Vách phẳng có nguồn trong
hình 2.20.

a. Rời rạc miền nghiệm

Chia nửa tấm thành 4 phần tử, 5 nút, mỗi phần tử


dài l = L/8. Coi diện tích mặt cắt ngang truyền nhiệt A
= 1 m2.

b. Ma trận độ cứng và Véc tơ phụ tải

Tính K e và  f  Hình 2.20. Rời rạc các phần tử trên nửa


tấm phẳng có nguồn trong.
- Ma trận độ cứng của phần tử theo (2.185), do không
có toả nhiệt, nên chỉ còn
T
K e   B DBd (2.199)

Hàm nội suy của mỗi phần tử [N] và đạo hàm của hàm nội suy [B] cũng như hai bài toán
trước, nên có ngay

1  1
K e   B DBd  kA 
T
(2.200)
l   1 1 

- 116 -
- Véc tơ phụ tải nhiệt theo (2.186), do không có dòng nhiệt bề mặt và toả nhiệt nên chỉ còn

 f    qV N T d (2.201)

Khi tính véc tơ phụ tải của mỗi phần tử ta lưu ý rằng, do q V phân bố đều trong cả phần tử,
nên mỗi hàm nội suy tại mỗi nút lấy giá trị trung bình tại hai vị trí, tức là

  N i i   N i  j N   N   1  0 0  1
N   N i  j i j j
Nj    (2.202)
 2 2   2 2 
Do đó
1 1
N   1 1 1 ; N T  (2.203)
2 2 1
vậy
x l 1 1 q Al 1
 f    qV N T d  x0 qV   A.dx  V   (2.204)

2 1 2 1

c. Phương trình đặc trưng của phần tử

Phương trình đặc trưng của các phần tử có K e và  f  như nhau

 kA ki A   qV Al 
kA  1  1 Ti  qV Al 1  l  T
    l     2 
  i 
(2.205)
l  1 1  T j  2 1  kA kA  T j  q Al
  V 
 l l   2 

d. Phương trình ma trận tổng thể

Lắp ghép các phần tử được ma trận tổng thể của hệ như sau

 kA kA   qV Al 
 l  0 0 0   
l 2
 kA   q Al q Al 
 kA kA  kA  
     0 0  T1   V  V 
 l  l l  l  T   2 2 
 kA  kA kA  kA   2   qV Al qV Al  (2.206)
 0      0  T3     
 l  l l  l    2 2 
 kA  kA kA  kA  T4   qV Al qV Al 
 0 0 
l
     T 
l  5   2  2 
  l l 
 
 0 kA kA   qV Al 
0 0 
 l l   2 

Thí dụ 2.7. Vách phẳng như đầu bài trên với các số liệu cụ thể sau : 2L = 0,06(m); l = L/4
= 0,03/4 (m); k =12 (W/m0C) ; qV = 200000 W/m3 ; nhiệt độ hai mặt ngoài T m =300C

- 117 -
Cho A = 1m2 ; Tính k/l = 1600 m2/W ; q*l/2 = 750 W/m

Nếu các phần tử như nhau sẽ có phương trình ma trận đặc trưng tổng thể là

 1600 - 1600 0 0 0 T1   750 


 - 1600 3200 - 1600 0 0 T  1500
   2   
 0 - 1600 3200 - 1600 0  T3   1500
 
 0 0 - 1600 3200 - 1600 T4  1500
   
 0 0 0 - 1600 1600  T5   750 

Tuy nhiên bài toán cho điều kiện biên tại bề mặt có nhiệt độ Tm =30 = T5 , nên phải áp đặt
điều kiện biên tại phần tử 4 như sau :

Phương trình ma trận phần tử 3


 1600  1600 T3  750 1600.T3  1600.T4  750 (3a)
 1600 1600  T   750   1600.T  1600.T  750 (2.207)
  4    3 4 (3b)

Phương trình ma trận phần tử 4 cũ


 1600  1600 T4  750 1600.T4  1600.T5  750 (4a)
 1600 1600  T   750   1600.T  1600.T  750 (4b)
(2.208)
  5    4 5

để T5 = 30 thì (4b) phải là : 0.T4  .T5  30 ( 4b) '


Khi đó ( 4a) sẽ là : 1600.T4  1600.30  750 (4a) '

Vậy phần tử 4 sẽ có :
1600.T4  0.T5  750  1600.30  48750 (4a )'
(2.209)
0.T4  .T5  30 (4b)'

(4a)’ được cộng với (3b) thuộc nút 4, còn (4b)’ đứng riêng thuộc nút 5. Kết quả được ma
trận tổng thể và giải ra nghiệm sau
 1600 -1600 0 0 0  T1   750  T1  37,0313
 -1600
 3200 - 1600 0 0  T2   1500  T  36,5625
     2    (2.210)
 0 -1600 3200 -1600 0  T3    1500  → Giải ra T3   35,1563
 
 0 0 -1600 3200 0 T4   48750 T  32,8125
     4  
 0 0 0 0 1 T5   30  T5  30,0000

So sánh với nghiệm giải tích

Bảng 2.4
Phương PTHH Giải tích
pháp

- 118 -
T1 37,0313 37,5000
T2 36,5625 37,0313
T3 35,1563 35,6250
T4 32,8125 33,2813
T5 30,0000 30,0000

2. Giải bằng phần tử bậc hai

Phân bố nhiệt độ của trong vách phẳng có nguồn trong theo giải tích là hàm bậc hai. Vậy có
thể khảo sát bài toán lại bài toán trên bằng phần tử bậc hai. Mỗi phần tử bậc hai cần 3 điểm
để biểu thị nhiệt độ thay đổi theo hàm bậc hai của toạ độ như đã biết.

T = NiTi + NjTj + NkTk (2.211)

Các hàm nội suy đã có trong phần trước :

2
3 x 2 x 2  ; N   4 x  4x  ; N    x  2 x 
2

N i  1   2  j  l  k   (2.212)
 l l   l2   l l2 

Đạo hàm của hàm nội suy [B] đã xác định được

B   42x  3  4 8x   4 x 1 


      (2.213)
 l l   l l 2   l 2 l  

a. Ma trận độ cứng

Để tính ma trận độ cứng là K    B DBd , cần phải xác định tích số
T

B T D B
Trong đó [D] = k; và chú ý các phép nhân ma trận sau:

 3 1  1.3 1.4  3 4 
1 2   1.3  2.4  11; và   3 4     (2.214)
 4 2  2.3 2.4  6 8 

Nên
 4 x 3  
 l 2  l  
 
B D B  k   2   42x  3   4  82x   42x  1 
T  4 8 x
 l l   l l l l  l l 
 4x 1 

 2    
  l l  

- 119 -
2
  4x 3   4 x 3  4 8 x   4 x 3  4 x 1 
  2    2    2   2   2  
 l l l l  l l  l l  l l 
 4 8 x  4 x 3   4 8x 
2
 4 8 x  4 x 1  (2.215)
   2  2     2   2  2  
 l l  l l l l   l l  l
2
l 
  4 x 1  4 x 3   4 x 1  4 8 x   4x 1  
  2   2    2    2   2   
 l l  l l l l  l l  l l 

+ Tính ma trận độ cứng

K    B T DB d 

  16 x 2 24 x   16 x 32 x 2 24 x   16 x 2 4 x 12 x 
  2   9    2  12    2    3  
  l l   l l l   l l l 
1  16 x 32 x 2 24 x   64 x 64 x 2   16 x 32 x 2 8 x 
  Ak 2   12  2   16   2    4  2   dx
x l  l l l   l l   l l l 
  16 x 2 12 x 4 x   16 x 32 x 2 8x   16 x 2 8 x  
  2    3    2  4    2   1 
  l l l   l l l   l l  

Sau khi lấy tích phân có:


l
  16 x 3 24 x 2   40 x 2 32 x 3   16 x 3 16 x 2 
  2   9 x    2
 12 x   2   3 x  
 3l 2 l   2l 3 l   3l 2l 
1  40 x 2 32 x 3   64 x 2 64 x 3   24 x 2 32 x 3  
K   Ak 2    12 x  16 x      4x  
l  2l 3l 2   2l 3l 2   2l 3l 2  
  16 x 3 16 x 2   24 x 2 32 x 3   16 x 3 8 x 2  
  2   3x    4x    2   x  
  3l 2l   2l 3l 2   3l 2l  0

Thay cận sẽ được:

  16   32   16 
  3  12  9   20 
3
 12    8  3  
3
       14  16 2 
1  32 64   32   Ak 
K   Ak  20   12  
16  32   12  4       16 32  16
l  3   3   3  6l
 16   2  16 14 

   8  3   32   16 
12  4     4  1
  3   3  3  

Cuối cùng có ma trận độ cứng của phần tử bậc hai một chiều

 14  16 2 
Ak 
K    16 32  16 (2.216)
6l
 2  16 14 
- 120 -
b. Véc tơ phụ tải

Theo (2.186) :  f    qV N  d , thay [N]T vào sẽ được


T

 3 x 2 x 2  
1   2  
 l l 
2
   
 f    qV N T d   qV   4 x  4 x2   Adx (2.217)
   l l  
  x 2x 2  
    2  
  l l  
lấy tích phân sẽ được :
L
 3 x 2 2 x 3 
 x   2   3 2 
 2l 3l  l  2 l  3 l  6  9  4 1 
  4 x 2 4 x3    4  l  qV Al   (2.218)
 f   qV A   2    qV A 2l  l   qV A  12  8  
  4
  2l 3l    3  6 6  
  l  2l  
  3  4 
 
 
1
  x 2 2 x3  
    2    2 3 
  2l 3l   0

c. Phương trình ma trận đặc trưng của phần tử

 14  16 2  Ti  1 
Ak    q Al
  16 32  16 T j   V  4
 
(2.219)
6l 6
 2  16 14  Tk  1 

Thí dụ 2.8. Giải lại với bài toán trên với phần tử bậc hai. Theo đề bài có L = 0,03 m; k
=12 W/m0C ; q = 200000 W/m2 ;

+ Khảo sát bằng 1 phần tử một chiều bậc hai

Phần tử có l = L = 0,03 m; A =1 m2. Tính các số hạng : k/6.l = 12/(6.0.015) = 133,3333 ;


q Vl/6 = 200000.0.015/6 = 500. Thay vào phương trình đặc trưng của phần tử sẽ được

 14  16 2  Ti  1   14  16 2  Ti  1 
Ak    q Al 4 = 133,33 16 32  16 T   5004
  16 32  16 T j   V     j   
6l 6
 2  16 14  Tk  1   2  16 14  Tk  1 

- 121 -
 1866,7 - 2133,3 266,7   T1   500 
   
=  - 2133,3 4266,7 - 2133,3 T2   2000
 
 266,7 - 2133,3 1866,7  T3   500 

Áp đặt điều kiện biên: Do T3 =30, thay vào, hệ trở thành

 933,33  1066,7 0  T1  - 333,33 44,1701 


- 1066,7 2133,4 0 T    36001 .  giải ra được T    
  2     38,9600 
 0 0 1  T3   30   30


+ Khảo sát bằng 2 phần tử một chiều bậc hai

Mỗi phần tử có l = L/2 = 0,03/2 = 0,015 m; A =1 m2.


Tính k/6.l = 66,6667; qVl/6 = 1000.

Nếu các phần tử như nhau, phương trình ma trận đặc trưng của hai phần tử là

Phần tử 1

 1866,7 - 2133,3 266,7   T1   500 


 - 2133,3 4266,7 - 2133,3 T   2000 
  2   
 266,7 - 2133,3 1866,7  T3   500 

Phần tử 2

 1866,7 - 2133,3 266,7  T3   500 


 - 2133,3 4266,7 - 2133,3 T   2000
  4   
 266,7 - 2133,3 1866,7  T5   500 

Lắp ghép được

 1866,7 - 2133,3 266,7 0 0   T1   500 


- 2133,3 4266,7 - 2133,3 0 0  T2   2000 
    
 266,7 - 2133,3 1866,7  1866,7 - 2133,3 266,7  T3   500  500
 
 0 0 - 2133,3 4266,7 - 2133,3 T4   2000 
   
 0 0 266,7 - 2133,3 1866,7  T5   500 

Áp đặt điều kiện biên T5 =30, hệ trở thành

- 122 -
 1866,7 - 2133,3 266,7 0 0   T1   500  37,4732
- 2133,3 4266,7 - 2133,3 37,0070
 0 0  T2   2000 
  
     T= 35,6051
 266,7 - 2133,3 3733,4 - 2133,3 266,7 T3    1000   
     33,2705
 0 0 - 2133,3 4266,7 0  T4
  
2000  2133,3.30  65999
  
 0 0 0 0  T
1  5     30  30,0000

So sánh với nghiệm giải tích, phần tử bậc nhất, bậc hai một phần tử và hai phần tử như sau

Bảng 2.5
Nghiệm giải tích PTHH bậc nhất PTHH bậc hai
(5 phần tử) 1 phần tử 2 phần tử
T1 37,5000 37,0313 44,1701 37,4732
T2 37,0313 36,5625 37,0070
T3 35,6250 35,1563 38,9600 35,6051
T4 33,2813 32,8125 33,2705
T5 30,0000 30,0000 30,00 30,0000

Thấy rằng nghiệm PTHH khi dùng hai phần tử bậc hai chính xác hơn 5 phần tử bậc nhất

$2.10. DẪN NHIỆT QUA VÁCH TRỤ

Xét vách trụ đường kính trong d 1, ngoài d2 , hệ số dận nhiệt k, mặt trong có nhiệt độ Tm1,
mặt ngoài toả nhiệt ra môi trường hệ số toả nhiệt h, nhiệt độ môi trường Ta. Khi sử dụng
phương pháp phần tử hữu hạn, có thể coi thay đổi nhiệt độ là tuyến tính.

Chọn 1 phần tử một chiều bậc nhất, chiều dài phần tử là bề dầy vách l = r2 – r1, hình 2.21.

Hình 2.21. Vách trụ và chọn phần tử một chiều tương ứng

Thể tích phần tử khảo sát là  = (r22- r12)1, vi phân thể tích là d = 2rdr. Như vậy biến
số độc lập trong vách trụ là r thay cho x trong vách phẳng. Nhiệt độ trong vách trụ vẫn tuân
theo các công thức của phần tử một chiều bậc nhất, được nội suy qua nhiệt độ hai nút

T  N1T1  N 2T2 (2.220)


- 123 -
1. Hàm nội suy

Khi đặt r1 = 0; r2 = l , các hàm nội suy [N] đối với vách trụ cũng giống như đối với
vách phẳng sẽ là

 r   r 
N   N1 N 2   1     (2.221)
 l   l 

2. Đạo hàm của hàm nội suy

Đạo hàm của hàm nội suy [B] cũng như trong vách phẳng

B  1  1 1 (2.222)
l

Toạ độ r được biểu thị qua hàm nội suy

r  N1r1  N 2 r2

3. Ma trận độ cứng
Ma trận độ cứng của phần tử vách trụ vẫn theo công thức

T
K    B DBd  As hN T N dAs (2.223)

T
+ Tính số hạng thứ nhất :  B  DB d :
tích số B  D B  đối với phần tử một chiều bậc nhất, ta đã biết là
T

 1 1 k  1  1
BT D B   1   k  1 1  2  
l1 l l  1 1 

và với vách trụ ở đây l2 = (r2 – r1)2 ; nên

r2
T r2 2k  1  1 2k  1  1 r 2
 B D B d  ri 2 
l   1 1 

rdr 
r2  r1 2  1 1  2
  r1

Sau khi thay cận có

- 124 -
T 2k r1  r2   1  1
 B DBd 
 l 2   1 1 
(2.224)

 hN  N dA :
T
+ Tính số hạng thứ hai : s
As

Diện tích toả nhiệt mặt ngoài vách trụ AS = 2r21. Toả nhiệt chỉ ở nút 2 đã tính trong
(2.202), nên có

T 0 0 0
 hN  N dA
As
S   h  0 1dA  2r2 h 
A  
1 
0 1
(2.225)

Vậy ma trận độ cứng [K] là

K   2k r1  r2  
1  1 0 0 
  2 .r2 h   (2.226)
l 2  1 1  0 1 

4. Véc tơ phụ tải nhiệt

Do chỉ toả nhiệt tại mặt ngoài diện tích AS = 2r21, nên

0 
 f   As hTa N T dAS  hTa 2 .r2  
1 

5. Phương trình đặc trưng của phần tử


Cuối cùng có phương trình đặc trưng phần tử là

 2k r1  r2   1  1 0 0  T1  0


    2 .r2 h       hTa 2 .r2   (2.227)
 l 2  1 1  0 1  T2  1

Thí dụ 2.9. Tính nhiệt độ mặt ngoài và phân bố nhiệt độ trong vách trụ với số liệu sau:
r1 = 40 cm, r0 = r2 = 60 cm, k = 10W/m0C, Tm1 =100 0C, h = 10W/m2 0C, Ta = 300C.

+ Khảo sát bằng sơ đồ một phần tử

Chiều dài phần tử l = r2 – r1 = 60 – 40 = 20 cm. Ma trận độ cứng và véc tơ tải như sau

- 125 -
1  1 0 0 
K e  2k (r1  r2 )    2 .r2 h  
l 2  1 1  0 1 
2 .10 (0,6  0,4)  1  1 0 0  50  50
 .    2 .0,6.10   
0,2 2  1 1  0 1  50 62 

0 0  0 
 f   hTa 2 .r0    10.30.2 .0,6     
1  1 360

Phương trình ma trận đặc trưng của phần tử là

 50  50 T1   0 
      (2.228)
 50 62  T2  360

Áp đặt điều kiện biên : T1 = 1000C sẽ có

1 0  T1   100  0
       T2 = 86,45 C
0 62 T
 2  360  50. 100

là khá lớn so với nghiệm chính xác là 86,300C.

+ Khảo sát bằng sơ đồ hai phần tử bậc nhất

Khi coi bề dày vách trụ gồm hai phần tử, sơ đồ sẽ có ba nút:1, 2 và3. Chiều dài mỗi phần
tử là:
l = (r2 – r1)/2 = (60 – 40)/2 = 10 cm, ba nút tương ứng với các toạ độ là: r1 = 40 cm, r2 = 50
cm và r3 = 60 cm.

+ Phần tử 1: Phần tử 1 có hai nút 1 và 2, không có đối lưu

- Ma trận độ cứng

K 1  2 .k r1  r2  
1  1 2 .10 0,4  0,5  1  1  90  90
     
l 2  1 1  0.1 2  1 1   90 90 
0 
- Véc tơ tải  f 1   
0 
 90  90 T1  0
- Phương trình ma trận đặc trưng :       
 90 90  T2  0

+ Phần tử 2: Phần tử 2 có hai nút là 2 và 3, có đối lưu tại nút 3

- 126 -
- Ma trận độ cứng :

1  1 0 0 
K 2  2k (r2  r3 )    2 .r0 h  
l 2  1 1  0 1 
2 .10 (0,5  0,6)  1  1 0 0  110  110
 .    2 .0,6.10    
0,1 2  1 1  0 1  110 122 

- Véc tơ tải
0  0  0 
 f 2  hTa 2 .r3    10.30.2 .0,6     
1  1 360

 110  110 T2   0 


- Phương trình ma trận đặc trưng:       
 110 122  T3  360

+ Lắp ráp phương trình đặc trưng tổng thể :

 90  90 0  T1   0 
     
  90 90  110  110 T2     0  (2.229)
 0  110 122  T3  360
 

Hay gọn lại là

 90  90 0  T1   0 
 90 200  110 T    0  (2.230)
  2   
 0  110 122  T3  360

Áp đặt điều kiện biên : do T1 = 1000C, nên

1 0 0  T1   100  T1   100 


0 200  110 T   0  90.100  giải ra    
(2.231)
  2    T2   92,4878
0  110 122  T3   360 
   T  86,3415
 3  

$2.11. DẪN NHIỆT QUA THANH TRỤ CÓ NGUỒN TRONG

Xét thanh trụ đường kính trong d1, ngoài d2 , hệ số dận nhiệt k, mặt trong có nhiệt độ Tm1,
mặt ngoài toả nhiệt ra môi trường hệ số toả nhiệt h, nhiệt độ môi trường Ta, bên trong vách
có nguồn qV

1. Ma trận độ cứng

- 127 -
Khi phần tử có nguồn bên trong, phương trình ma trận độ cứng (2.220) vẫn không thay
đổi

r  r   1  1 0 0
K   2k i j
 1   2 .r0 h   (2.232)
l 2  1 0 1

2. Véc tơ phụ tải nhiệt

Véc tơ phụ tải, ngoài số hạng đối lưu sẽ có thêm số hạng nguồn trong  qV N  2 .rdr , nên
T

 f   As hTa N T dAS   qV N T 2 .rdr (2.233)


r

0
hTa N  dAS  hTa 2 .r2  
T
- Số hạng đối lưu đã biết là 
As
1

- Tính số hạng nguồn trong ký hiệu  f qV

 f qV   qV N T 2 .rdr (2.234)


r

Biến số độc lập r trong tọa độ trụ được biểu thị bằng

r  N i ri  N j r j (2.235)

Trong đó Ni và Nj là các hàm nội suy:

x x
Ni  1 ; N j  (2.236)
l l

thay (2.229) vào (2.228) sẽ được


 Ni   N i 2 ri  N i N j r j 
 f qV   2qV  N .( N i ri  N j r j )dr   2qV  2 dr (2.237)
r  j r  N j N i ri  N j r j 

Để tính biểu thức trên, cần áp dụng công thức tích phân :
a b a!b!
l N i N j dl  (a  b  1)! , (2.238)

Với N i ; N j là hàm nội suy cũng là các toạ độ khu vực; a, b là các số mũ. Các số hạng

1 1!1! 1 2!0! l
N i N 1j dl   và N i
2
dl   (2.239)
l (1  1  1)! 6 l (2  0  1)! 3
- 128 -
Thực hiện tích phân số hạng nguồn trong (2.257)

rj
r r 
 3 ri  6 r j  2qV 2 ri  r j  rj 2qV 2ri  r j 
 f qV  2qV .
r r 
  r .ri  l  (2.240)
 ri  r j  6 ri  2 r j  6 ri  2r j 
6 3  ri

Vậy véc tơ lực của phân tố là


0 2qV 2ri  r j 
 f   As hTa N T dAS   qV N T 2 .rdr  hTa 2 .r2   l  (2.241)
r 1  6 ri  2 r j 

3. Phương trình ma trận đặc trưng


Phương trình ma trận đặc trưng của phân tố đối vách trụ có nguồn trong là

 2k ri  r j   1  1 0 0  Ti  0  2qV 2ri  r j 


    2 .r0 h      hTa 2 .r2    l  (2.242)
 l 2  1 1  0 1  T j  1  6 ri  2r j 

Thí dụ 2.10. Xác định nhiệt độ trong thanh trụ rất dài bán kính 25 mm, có nguồn nhiệt thể
tích 35,3MW/m3, hệ số dẫn nhiệt 21W/m0C. Mặt ngoài tiếp xúc với chất lỏng nhiệt độ
200C, hệ số tỏa nhiệt 4000W/m2 0C.

Chúng ta chia nửa miền khảo sát là bán kính thành 4 phần tử, mỗi phần tử dài 6,25 mm như
trên hình 2.22.
1  2 3 4 5 h = 4000W/m2
    
Ta = 200C

Tâm thanh trụ Mặt ngoài

Hình 2.22. Rời rạc phần tử hữu hạn trong thanh trụ dài vô hạn

Toạ độ các nút r1 = 0; r2 = 0,00625; r3 = 0,0125 ; r4 = 0,01875; r5 = 0,025

+ Ma trận độ cứng của các phần tử:

- Các phần tử 1, 2, 3 không có đối lưu nên có công thức chung như nhau

r  r   1  1
K   2k i j
 1 (2.243)
l 2  1 
với l  r j  ri

- 129 -
2 .21 r1  r2  1  1 2 .21 0,00625  1  1  10,5  10,5
K 1   1 1    1 1   2  10,5 10,5 
0,00625 2   0,00625 2    

2 .21 r2  r3  1  1 2 .21 0,00625  0,0125  1  1  31,5  31,5


K 2   1 1   0,00625    2  
0,00625 2   2  1 1   31,5 31,5 

2 .21 r3  r4  1  1 2 .21 0,0125  0,01875  1  1  52,5  52,5


K 3        2  
0,00625 2  1 1  0,00625 2  1 1   52,5 52,5 

- Phần tử 4 có đối lưu,nên ma trận độ cứng là :

r  r   1  1  0 0
K   2k i j
 1   2 .r0 h   (2.244)
l 2  1  0 1

2 .21 r4  r5  1  1 0 0
K 4     2 .r5 h  
0,00625 2   1 1  0 1
2 .21 0,01875  0,025  1  1 0 0 
    2 .0,025 .4000  
0,00625 2  1 1  0 1 
 73,5  73,5 0 0 
 2    2  
  73,5 73,5  0 100 

- Véc tơ lực của các phần tử 1, 2, 3 không có đối lưu, phần tử 4 có đối lưu

2 .qV 2ri  r j 
f   l  (2.245)
6 ri  2r j 

+ Véc tơ phụ tải nhiệt của các phần tử

- Véc tơ phụ tải của các phần tử 1, 2 và 3 không có thành phần đối lưu là

2 .qV 2r  r  2 .35300000 2.0  0,00625 229,82 


 f 1  l 1 2   0,00625   2  
6 r1  2r2  6 0  2.0,00625 459,64

2 .qV 2r2  r3  2 .35300000 2.0,00625  0,0125  919,27 


 f 2  l  0,00625   2  
6 r2  2r3  6 0,00625  2.0,0125 1149,09

- 130 -
2r  r  2 .35300000 2.0,0125  0,01875 1608,27
 f 3  2 .qV l 3 4   0,00625   2  
6 r3  2r4  6 0,0125  2.0,01875 1838,54 

- Véc tơ lực của phần tử 4 có thành phần đối lưu là

2r  r  0 
 f 4   qV N T d   hTa N T ds  2 .qV l  4 5   hTa .2 .r5   (2.246)
 S
6  r4  2 r5  1 

2 .35300000 2.0,01875  0,025 0


 0,00625   2 .4000.20.0,025 
6 0,01875  2.0,025 1

 2298,18   0   2298,18 
 2    2    2  
2528,00 2000,0 4528,00

+ Lắp ghép các phần tử

 10,5  10,5 0 0 0  T1   229,82 


 10,5 10,5  31,5     
  31,5 0 0  T2   459,64  919,27 
 0  31,5 31,5  52,5  52,5 0  T3   1149,09  1608,27 
 
 0 0  52,5 52,5  73,5  73,5  T4  1838,54  2298,18 
   
 0 0 0  73,5 73,5  100  T5   4528,00 

Tức là
 10,5  10,5 0 0 0  T1   229,82  T1   402,1146 
 10,5 42,0  31,5
 0 0  T2   1378,9  T2   380,2270 
       
 0  31,5 84  52,5 0  T3    2757 ,81  T3    329,1562  (2.247)
 
 0 0  52,5 126,0  73,5 T4  4136 ,72  T4   245,9926 
       
 0 0 0  73,5 173,5  T5  4528,00  T5   130,3081 

So sánh với nghiệm giải tích trong bảng 2.7 như sau

Bảng 2.6. So sánh kết quả tính nhiệt độ


PTHH (0C) Chính xác (0C)
T1 402,1146 392,26
T2 380,2270 376,54
T3 329,1562 327,29
T4 245,9926 245,22
T5 130,3081 130,31

- 131 -
$2.12. DẪN NHIỆT QUA CÁNH TIẾT DIỆN THAY ĐỔI

Khảo sát một phần tử cánh điển hình, tại vị trí i và j có bề dày di và d j diện tích Ai và A j ,
chu vi Pi và Pj như trên hình 2.23.

Hình 2.23. Cánh mỏng dần và các vị trí i j

Từ hình vẽ chúng ta có diện tích tiết diện cánh và chu vi tại i,j là :

Ai  bd i ; A j  bd j ; và Pi  2(b  d i ); Pj  2(b  d j ) (2.248)

Vì A thay đổi theo bậc nhất theo x

Ai  A j x x
A  Ai  x  Ai (1  )  A j
L L L

nên có thể biểu thị theo hàm nội suy

A  N i Ai  N j A j (2.249)

L là chiều dài của phần tử. Bằng cách tương tự chu vi cũng biến đổi được thành

P  Ni Pi  N j Pj (2.250)

1. Ma trận độ cứng

Từ định nghĩa

K    B T DB d  S hN T N dS (2.251)

- 132 -
x l
ở đây  và S là thể tích và diện tích bao quanh miền khảo sát, nên:  d 
  Adx
x0

x l

 dS 
S
 Pdx
x 0

 B  D Bd
T
- Tính số hạng đầu:

k 1 l  1 A  Aj 
 B  DB d   l  1  Ai  i
T
2  x dx
 0 1  l 

k  1  1 Ai  A j l 2  k  1  1 Ai  A j 
  A
 1 1  i l    
l2   l 2  l  1 1  2 
Vậy

k1  1 Ai  A j 
 B DBd  l  1
T
  (2.252)
 1  2 

 hN  N dA
T
- Tính số hạng sau:
A

l
Ni  l
 N2 Ni N j 
A h N T
N dA  0 h  N j  N i  
N j Pdx   h  i  N i Pi  N j Pj dx
N 2j 
0  N i N j

 N i2 N i Pi  N j Pj  N i N j N i Pi  N j Pj 
l
  h dx
 N i N j N i Pi  N j Pj  N j N i Pi  N j Pj  
2
0 

3 2
l  (N P N i N j Pj ) (N i2 N j Pi N i N 2j Pj )
  h 2 i i 2 dx
0
(N i N j Pi N i N j Pj ) (N 3j Pi  N i N 2j Pj ) 

a a!b!
áp dụng công thức tích phân (2.113): N i N bj dl  , với hai số hạng
l (a  b  1)!

3 0!3! 6
N l
i dx  l
0  3  1! 24
l;
(2.253)
2 1!2! 2
l N N j dx  1  2  1! l  24 l
i

sẽ được

- 133 -
 1 1   Pi  Pj  
 Pi  Pj   
l
 Ni  4 12   12   hl 3 Pi  Pj Pi  Pj  (2.254)

0 h N j  N i 
N j Pdx  hl 
  Pi  Pj 
  
 Pi  3 Pj 
 1 1  12  Pi  Pj
  
  Pj  P i  
  12  4 12 

- Vậy ma trận độ cứng:

K   k
A  A   1
i j  1 hl 3Pi  Pj
 
Pi  Pj 
(2.255)
l 2  1
 1  12  Pi  Pj Pi  3 Pj 

2. Véc tơ phụ tải

Từ định nghĩa

 f    qV N T Adx   qN T dA   hTa N T dA (2.256)


l A A

q V là mật độ nguồn thể tích, q mật độ dòng nhiệt bề mặt, h hệ số tỏa nhiệt bệ mặt, Ta
nhiệt độ môi trường bao quanh; Adx = d , dA = Pdx. Xác định từng số hạng như sau.

- Số hạng nguồn trong :

Ni   N i 2 Ai  N i N j A j 
 q N 
T
V Adx   qV   ( N i Ai  N j A j )dx   qV  2  dx
l l N j  l  N i N j Ai  N j A j 
 Ai A j 
 
 qV l  3 6   qV l 2 Ai  A j  (2.257)
 
 Ai A j  6  Ai  2 A j 
 6 3 

- Số hạng dòng nhiệt bức xạ :

 Ni   Ni   N i 2 Pi  N i N j Pj 
A qN  dA  l q  N j  Pdx  l q  N j ( N i Pi  N j Pj )dx l q  N i N j Pi  N j 2 Pj dx
T

 

 Pi Pj 
   ql 2 Pi  Pj 
 ql  3 6     (2.258)
 Pi  Pj  6  Pi  2 Pj 
 6 3 

- Số hạng đối lưu tại bề mặt xung quanh A:

- 134 -
hTa l 2 P i  Pj 
 hT N  dA   hTa N  Pdx 
T T
a   (2.259)
A l
6  P i  2 Pj 

- Nếu mặt cuối cánh có diện tích An, , phần tử cuối sẽ có toả nhiệt biểu thị bởi

0 
 hT N 
T
a dA0  hTa An   (2.260)
A0 1 

Vậy véc tơ phụ tải nhiệt của mỗi phân tố sẽ là :

qV l 2 Ai  A j  ql 2 Pi  Pj  hTa l  2P i  Pj   0
f    A  2 A   P  2P    P 2 P   hTa An   (2.261)
6  i j 6 i j 6  i j 1

Số hạng cuối chỉ có với phần tử cuối cùng.

3. Phương trình đặc trưng của phần tử

Phương trình đặc trưng của phần tử ij đối với cánh có thiết diện thay đổi là

 k Ai  A j   1  1 hl 3Pi  Pj Pi  Pj  Ti 


  1 1   12  P  P   
Pi  3Pj  T j 
 l 2    i j
(2.262)
q l 2 Ai  A j  ql  2 Pi  Pj  hTa l 2 P i  Pj  0
 V          hTa An  
6  Ai  2 A j  6  Pi  2 Pj  6  P i 2 P j  1

Thí dụ 2.11. Khảo sát cánh phẳng bề dày nhỏ dần từ gốc dày 2 mm đến đỉnh dày 1 mm,
như hình 2.23. Đỉnh cũng mất nhiệt ra môi trường, hệ số tỏa nhiệt, h = 120W/m2 0C, nhiệt
độ môi trường Ta = 250C. Xác định phân bố nhiệt độ nếu gốc giữ nhiệt độ 1000C. Chiều dài
tổng của cánh là L = 20 mm, chiều rộng cánh b = 3 mm. Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu bằng
200W/m0C.
Chia miền khảo sát thành hai phần tử chiều dài 10 mm như trên hình 2.24.

T1  T2  T3
  
10 mm 10 mm

Hình 2.24. Rời rạc phần tử hữu hạn

Từ số liệu có
A1 = bd1 = 0,003.0,002 = 6,0.10-6 ; P1 = 2(b+d1) = 2(0,003+0,002) = 0,01
A2 = bd2 = 0,003.0,0015 = 4,5.10 -6; P2 = 2(b+d2) = 2(0,003+0,0015) = 0,009
A3 = bd3 = 0,003.0,001 = 3,0.10 -6 ; P3 = 2(b+d 3) = 2(0,003+0,001) = 0,008
- 135 -
A4 = bd3 = 3,0.10-6

+ Ma trận độ cứng các phần tử

- Phần tử 1:

K 1  k  A1  A2  
1  1 hl 3P1  P2 P1  P2 
  P1  3P2 
l 2  2 1  12  P1  P2

200 6  4,510 6  1  1 120.0,01 3.0,01  0,009 0,01  0,009 


  2 1   12  0,01  0,009 0,01  3.0,009
0,01 2    

 0,105  0,105 0,0039 0,019   0,1089 - 0,1031


  
  0,105 0,105   0,019 0,0037 - 0,1031 0,1086

- Phần tử 2:

 A2  A3   1  1 hl 3P2  P3 P2  P3   0,0785 - 0,0733


K 2  k  
l 2  2
 1  12  P2  P3 P2  3P3   - 0,0733 0,0783 

+ Véc tơ phụ tải

- Phần tử 1:

hTa l 2 P 1  P2  120.25.0.01 2.0,01  0,009  0,1450


 f 1   P 2 P   0,01  2.0,009   0,1400
6  1 2 6    

- Phần tử 2:

hTa l 2 P 2  P3  0 
 f 2   P 2 P   hTa A0 1
6  2 3  
120.25.0,01 2.0,009  0,008 0   0,1300
    120.25.0,01.3.10 6     
6 0,009  2.0,008 1   0,1340

- Lắp ghép các phần tử

 0,1089 - 0,1031 0  T1   0,1450 


- 0,1031 (0,1086  0,0785) - 0,0733 T   (0,1400  0,1340)
  2   
 0 - 0,0733   
0,0783  T3   0,1340 

- 136 -
Phương trình đặc trưng tổng thể (chưa kể điều kiện biên)

 0,1089  0,1031 0  T1  0,1450 


 0,1031 0,1871 - 0,0733 T    0,270 
  2   
 0 - 0,0733 0,0783  T3   0,134 
  

- Áp đặt điều kiện biên T1 =1000C , phải thay đổi như sau

Dòng 1 : T1 = 100;
Dòng 2 : 0T1 + 0,1871T2 – 0,0733.T3 = 0,270 + 0,1031100

- Phương trình đặc trưng tổng thể.


Sau khi thay thế, phương trình đặc trưng tổng thể trở thành

1 0 0  T1  100,0 T1   100.0000 


0 0,1871 - 0,0733 T   10,45  giải ra :    
  2    T2    89.2588
0 - 0,0733 0,0783  T3  0,134 T   85.2703
 3  

$2.13. DÂN NHIỆT ỔN ĐỊNH HAI CHIỀU DÙNG PHẦN TỬ TAM


GIÁC
Khảo sát bài toán dẫn nhiệt hai chiều của một phần tử tam giác 1 2 3, có diện tích tam giác
là A, bề dày là  được thể hiện trên hình 2.25. Để bài toán mang tính tiêu biểu, nghĩa là có
đủ các thành phần phụ tải nhiệt, ta cho mặt bên dưới ứng với cạnh 12 có dòng nhiệt q, mặt
bên phải ứng với cạnh 23 có toả nhiệt với môi trường và trong tam giác có nguồn nhiệt
phân bố đều q V. Mặt bên trái ứng với cạnh 31 được cách nhiệt.

Hình 2.25. Phần tử tam giác tiêu biểu.

Phương trình đặc trưng cần xác định

K T    f  (2.263)

- 137 -
Trong đó ma trận độ cứng phần tử

K    B T D Bd   hN T N dS 2 (2.264)


 S2

và véc tơ phụ tải

 f    qV N T d   qN T dS1   hTa N T dS 2 (2.265)


 S1 S2
Trong các công thức trên :
d = dA với A là diện tích tam giác,  là bề dày ;
dS1 = dl12 với S12 và l12 là diện tích và chiều dài cạnh 12 tại mặt bên có dòng nhiệt q ;
dS2 = dl23 với S23 và l23 là diện tích và chiều dài cạnh 23 tại mặt bên có dòng nhiệt đối
lưu ;

1. Ma trận độ cứng

Phân bố nhiệt độ trong phần tử tam giác được viết theo nhiệt đọ 3 nút là

T  N1T1  N 2T2  N 3T3 (2.266)

Các hàm nội suy

1
N1  a1  b1 x  c1 y 
2A
1
N2  a 2  b2 x  c 2 y  (2.267)
2A
1
N3  a3  b3 x  c3 y 
2A

Với
a1  x 2 y3 - x3 y 2 ; b1  y 2 - y 3 ; c1  x3 - x 2
a2  x3 y1 - x1 y3 ; b2  y3 - y1 ; c2  x1 - x3 (2.268)
a3  x1 y2 - x2 y1 ; b3  y1 - y2 ; c3  x2 - x1

đều là các hằng số

Đạo hàm hàm nội suy

 N 1 N 2 N 3 
 x   1 b1 b2 b3 
B    Nx x
N 3  2 A c
(2.269)
 1
N 2
  1 c2 c3 
 y y y 

- 138 -
 B  DBd   B DB d A
T T
- Tính
 A
Trường hợp tổng quát vật liệu không đẳng hướng thì hệ số dẫn nhiệt [D]:

k x 0
D   (2.270)
0 k y 
b c1 
k 0 1  1 k x 0  1 b1 b2 b3 
B D B    x c2  
T
 b
0 k y  2 A  2 0 k y  2 A c1 c2 c3 
b3 c3  

 b1 c1   b1k xb1  c1k y c1 b1k xb2  c1k y c2 b1k xb3  c1k y c3 


1   k xb1 k xb2 k xb3  1  
 b2 c2    b k b c k c b k b c k c b2 k xb3  c2 k y c3 
4 A2  k y c1 k y c2 k y c3  4 A 2  2 x 1 2 y 1 2 x 2 2 y 2
b3 c3    b3 k xb1  c3 k y c1 b3k xb2  c3 k y c2
 b3k xb3  c3k y c3 

 k x b12  k y c1 2 k x b1b2  k y c1c 2 k x b1b3  k y c1c3 


1  2 2 
 k x b1b2  k y c1c 2 k x b2  k y c 2 k x b2 b3  k y c2 c3  (2.271)
4 A2 
k x b3  k y c3 
2 2
 k x b1b3  k y c1c3 k x b2 b3  k y c 2 c3

 b 2 b1b2 b1b3   c12 c1 c2 c1 c3  


   1 
 B  T
D B dA  k x b1b2 b2 b2 b3   k y c1 c 2 c22 c2 c3  
2
(2.272)
4A     
A
 b1b3 b2 b3 b32   c1 c3 c2 c3 c32  

3
 hN  N dS   hN  N dl
T T
- Tính 2
2
S2

 N1   N 12 N1 N 2 N1 N 3 
 
N  N    N 2 N1
T
N2 N 3    N1 N 2 N 22 N2 N3  (2.273)
 N 3   N1 N 3 N2 N3 N 32 

Tại cạnh 23 có N1 = 0, còn N2 và N3 thay đổi giữa 0 và 1 như đã biết trong phần trước, bảng

Bảng 2.7
Nút 1 Nút 2 Nút 3
N1 1 0 0
N2 0 1 0
N3 0 0 1

- 139 -
0 0 0 
Bởi vậy  hN  N dS 2   h 0 N 2 N 3  .dl
T 3
2
N (2.274)
2 
2
S2
0 N2 N3 N 32 

a a!b!
áp dụng công thức tích phân (2.113): N i N bj dl  với các số hạng trên
l (a  b  1)!

2 0!2! 2
N 2 dx   N 32 dx  l  l;
l l
0  2  1! 6 (2.275)
1!1! 1
l N 2 N 3 dx  1  1  1! l  6 l

Nên
0 0 0 
h .l23  
S 2hN  N dS2  6 0 2 1
T
(2.276)
0 1 2

Vậy ma trận độ cứng sẽ là

 b 2 b1b2 b1b3   c12 c1c 2 c1 c3   0 0 0 


   1  h .l 23 0 2 1 
K e  k x b1b2 b2 b2 b3  k y c1 c2 c 22 c 2 c3   
2  (2.277)
4A      6  
2 2 
 b1b3 b2 b3 b3  c1 c3 c 2 c3 c3   0 1 2

Chỉ số e trong phương trình trên biểu thị phần tử đơn.

2. Véc tơ phụ tải nhiệt


Công thức tính chung :

 f    qV N T d   qN T dS1   hTa N T dS 2 (2.278)


 S1 S2

N 1 
- Số hạng nguồn trong là  qV N  d   qV  N 2 dA
T
 
 A
 N 3 
Do nguồn trong phân bố đều trong tam giác nên

1
N1  N1  N1 1  N1 2  N1 3   1 1  0  0  1
3 3 3

- 140 -
1
N2  N2  N 2 1  N2 2  N 2 3  1 0  1  0  1
3 3 3
1 1 1
N 3  N 3   N3 1   N3 2   N3 3   0  0  1 
3 3 3
Vậy:
1 1
qV   qV A  
 qV N  d  A 3 1dA  3 1
T
(2.279)

1 1

 N1  2
- Số hạng dòng nhiệt tại cạnh 12 là   qN  dS1    q  N 2  .dl T
 
S1 1
 N 3 

Trên cạnh 12 có N3 = 0; còn N1 và N2 thay đổi giữa 0 và 1, nên áp dụng công thức tích
phân

a b a!b!
 L L dl  (a  b  1)! đối với N1 và N2 thì đều có
l
i j

1!0! 1
 N dl   N
i j dl   N i1 N 0j dl  
l l l
(1  0  1)! 2

Vậy:
1 
q .l12  
  qN  dS1  
T
1 (2.280)
S1
3  
0
 N1 
- Số hạng toả nhiệt trên cạnh 23 là  hTa N  dS 2   hTa  N 2  .dlT 3

2  
S2
 N 3 

Cũng tương tự như trên, N1 = 0 tại 23, còn N2 và N3 tính theo tích phân số, nên có

0 
hTa  
S hTa N  dS  2 1
T
(2.281)
1 
Véc tơ phụ tải nhiệt

- 141 -
1 1 0
GA   q .l12   hTa .l13  
 f e  1  1  1 (2.282)
3 1 2 0 2  
   1

3. Phương trình đặc trưng của phần tử tam giác

  b12 b1b2 b1b3   c12 c1c2 c1c3   0 0 0  T1 


   2   2   h .l 23   
 4 A k x b1b2 b2 b2b3   k y c1c2 c2 c2 c3    6 0 2 1  T2  
  b1b3 b2b3 b32  c1c3 c2 c3 c32   0 1 2  T3 
  (2.283)
1 1 0
qV A   q .l12   hTa .l13  
 1  1  1
3  2   2  
1 0 1

Nếu nguồn nhiệt không phân bố đều trong miền , mà tập trung tại một điểm có toạ độ (x0,
y0) gọi là “nguồn điểm” q* thì số hạng nguồn thứ nhất trong vế phải là

1  N1 
qV A  q * A  
1 được thay bằng N 2  , với [N] tính tại (x0, y0) (2.284)
3 1 3 N 
  3  ( x 0, y 0)

Nguồn điểm q* có đơn vị (W/m) vì phân bố theo bề dày  của tam giác.

Thí dụ 2.12. Hình vuông phẳng có bề dày bằng 1m, kích thước 10 cm như trên hình 2.26.
Tại cạnh trên cùng ở đỉnh có nhiệt độ 5000C, ba cạnh còn lại đều có nhiệt độ là 1000C. Biết
hệ số dẫn nhiệt của vật liệu là không đổi k = 10W/m 0C. Sử dụng các phần tử tam giác bậc
nhất để xác định phân bố nhiệt độ trong hình.

1. Rời rạc các phần tử


Miền vuông được chia thành 8 phần tử tam giác bậc nhất có kích thước bằng nhau như trên
hình 2.26.

7 8 9
 

4
 5
 6

 
 
1 2 3

Hình 2.26. Rời rạc các phần tử trong hình vuông


- 142 -
Từ (2.288) có nhận xét rằng, các đại lượng b i, ci trong ma trận là hiệu tọa độ của các nút
của tam giác, các hiệu này không phụ thuộc vào vị trí tam giác trong miền. Nói cách khác
khi hai tam giác bằng nhau và có cùng hướng thì [K] là như nhau. Như vậy sẽ có hai dạng
ma trận độ cứng của phần tử theo sự định hướng của các tam giác. Các phần tử 1,3,5 và 7
cùng có ma trận độ cứng là [K]1 , các phần tử 2,4,6 và 8 cùng có ma trận độ cứng là [K]2.
Nghĩa là trong bài toán trên chúng ta chỉ cần xác định hai ma trận [K]1 và [K]2 là đủ. Tuy
nhiên ở đây chúng ta vẫn xác định tất cả các ma trận của từng phần tử nhằm trình bày và
giải thích cách tính tổng quát, sau này có thể dùng cho các bài toán khác.

Để dễ dàng thực hiện tính toán, chúng ta lập bảng thể hiện quan hệ giữa số của phần tử , số
các nút, thứ tự của nút cũng như tọa độ của chúng. Lấy gốc tọa độ là nút 1, thì các nút khác
sẽ có tọa độ như sau, bảng 2.8

Bảng 2.8. Tọa độ các nút


Nút 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tọa độ x 0 0,5 1 0 0,5 1 0 0,5 1
(m) y 0 0 0 0,5 0,5 0,5 1 1 1

Bảng 2.9 . Số nút của mỗi phần tử, thứ tự nút (còn gọi là bậc tự do) và tọa độ các nút
Phần tử 1 2 3 4 5 6 7 8
Thứ tự nút 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Nút số 1 2 4 2 5 4 2 3 5 3 6 5 4 5 7 5 8 7 5 6 8 6 9 8
Tọa 0 0,5 0 0,5 0,5 0 0,5 1 0,5 1 1 0,5 0 0,5 0 0,5 0,5 0 0,5 1 0,5 1 1 0,5
độ 0 0 0,5 0 0,5 0,5 0 0 0,5 0 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 1 1 0,5 0,5 1 0,5 1 1

Công thức chung (chỉ số theo thứ tự nút trong mỗi phần tử)

b 1 = y2 – y3 b2 = y3 – y1 b3 = y1 – y2
c1 = x3 – x2 c2 = x1 – x3 c3 = x2 – x1

Tính các hệ số b1,b1, và c1, c2 trong mỗi phần tử

Phần tử 1 b1 = y2 – y4 = 0 – 0,5 = - 0,5 b2 = y4 – y1 = 0,5 – 0 = 0,5 b3 = y1 – y2 = 0 – 0 = 0


c1 = x4 – y2 = 0 – 0,5 = - 0,5 c2 = x1 – x4 = 0 – 0 = 0 c3 = x2 – x1 = 0,5 – 0 = 0,5

Phần tử 3 b1 = y3 – y5 = 0 – 0,5 = - 0,5 b2 = y5 – y2 = 0,5 – 0 = 0,5 b3 = y2 – y3 = 0 – 0 = 0


c1 = x5 – y3 = 0,5 – 1 = - 0,5 c2 = x2 – x5 = 0,5 – 0,5 = 0 c3 = x3 – x2 = 1 - 0,5 = 0,5

Phần tử 5 b1 = y5 – y7 = 0,5 – 1 = - 0,5 b2 = y7 – y4 = 1 - 0,5 = 0,5 b3 = y4 – y5 = 0,5 – 0,5 = 0


c1 = x7 – y5 = 0 – 0,5 = - 0,5 c2 = x4 – x7 = 0 – 0 = 0 c3 = x5 – x4 = 0,5 – 0 = 0,5

Phần tử 7 b1 = y6 – y8 = 0,5 – 1 = - 0,5 b2 = y8 - y5 = 1 - 0,5 = 0,5 b3 = y5 – y6 = 0,5 – 0,5 = 0


c1 = x8 – y6 = 0,5 – 1 = - 0,5 c2 = x5 - x8 = 0,5 - 0,5 = 0 c3 = x6 – x5 = 1 - 0,5 = 0,5

Phần tử 2 b1 = y5 – y4 = 0,5 – 0,5 = 0 b2 = y4 – y2 = 0,5 – 0 = 0,5 b3 = y2 – y5 = 0 – 0,5 = - 0,5


c1 = x4 – y5 = 0 – 0,5 = - 0,5 c2 = x2 – x4 = 0,5 – 0 = 0,5 c3 = x5 – x2 = 0,5 – 0,5 = 0

- 143 -
Phần tử 4 b1 = y6 – y5 = 0,5 – 0,5 = 0 b2 = y5 – y3 = 0,5 – 0 = 0,5 b3 = y3 – y6 = 0 – 0,5 = - 0,5
c1 = x5 – x6 = 0 – 0,5 = - 0,5 c2 = x3 – x5 = 1 - 0,5 = 0,5 c3 = x3 – x6 = 1 - 1 = 0

Phần tử 6 b1 = y8 – y7 = 1 – 1 = 0 b2 = y7 – y5 = 1 - 0,5 = 0,5 b3 = y5 – y8 = 0,5 - 1 = - 0,5


c1 = x7 – y8 = 0 – 0,5 = - 0,5 c2 = x5 – x7 = 0,5 – 0 = 0,5 c3 = x8 – x5 = 0,5 – 0,5 = 0

Phần tử 8 b1 = y9 – y8 = 1 - 1 = 0 b2 = y8 – y6 = 1 - 0,5 = 0,5 b3 = y6 – y9 = 0,5 - 1 = - 0,5


c1 = x8 – y9 = 0,5 – 1 = - 0,5 c2 = x6 – x8 = 1 - 0,5 = 0,5 c3 = x9 – x6 = 1 – 1 = 0

Thấy rõ ràng rằng các phần tử 1, 3, 5, 7 có b1,b1, và c1, c2 như nhau và các phần tử 2, 4, 6,
8 cũng vậy, có b 1,b2, và c1, c2 như nhau

2. Ma trận độ cứng các phần tử

Tính các ma trận độ cứng [K]1 và [K]2 , với  =1, kx = ky có

 b 2 b1b2 b1b3   c12 c1 c2 c1c3  


k  1   
K e  2 2
 b1b2 b2 b2 b3   c1c 2 c2 c2 c3   (2.285)
4 A  2 2 
b1b3 b2 b3 b3  c1 c3 c2 c3 c3  

Tính diện tích tam giác A = D/2

1 x1 y1 1 0 0
D  1 x2 y2  1 0,5 0  0,25 . Vậy A = 0,25/2 (2.286)
1 x3 y3 1 0 0,5

Tính [K]1

Các số hạng trong móc vuông

2
 b12 b1b2 b1b3    0,5  0,5.0.5  0,5.0 1  1 0
b b b 2 b b    0,5.0.5 0,52 
0,5.0   0,25 1 1 0
 1 2 2 2 3
 
b1b3 b2 b3 b3    0,5.0 
2
0,5.0 02   0 0 0

 c12 c1c2 c1c3    0,5  0,5.0  0,5.0,5


2
1 0  1
c c c 2 c c     0,5.0 0 2 
0.0,5   0,25 0 0 0 
 1 2 2 2 3
 
c1c3 c2 c3 c32   0,5.0,5 0.0,5 0,52   1 0 1 

Vậy

- 144 -
 b12 b1b2 b1b3   c12 c1 c 2 c1 c 3    2  1  1  2  1  1
k   10.0, 25 
K 1  b1b2 b2 b2 b3   c1c 2 c 2 c 2 c3    0,25  1 1 0   5 1 1 0 
2   2  
4A  2 
2 4.  1 0 1   1 0 1 
 b1 b3 b2 b3 b3   c1 c 3 c 2 c 3 c 3   2 

Tính [K]2

Phần tử 2 b1 = y5 – y4 = 0,5 – 0,5 = 0 b2 = y4 – y2 = 0,5 – 0 = 0,5 b3 = y2 – y5 = 0 – 0,5 = - 0,5


c1 = x4 – y5 = 0 – 0,5 = - 0,5 c2 = x2 – x4 = 0,5 – 0 = 0,5 c3 = x5 – x2 = 0,5 – 0,5 = 0

2
 b12 b1b2 b1b3   0 0.0,5 0.  0,5  0 0 0
b b b 2 b b    0.0,5 0,52

0,5.  0,5  0,250 1  1
 1 2 2 2 3
 
b1b3 b2 b3 b32  0.  0,5 0,5.  0,5  0,52  0  1 1 

2
 c12 c1c2 c1c3    0,5  0,5.0,5  0,5.0 1  1 0
c c c 2 c c    0,5.0,5 0,52 
0,5.0   0,25 1 1 0
1 2 2 2 3
 
c1c3 c2 c3 c3    0,5.0 0,5.0 02 
2
 0 0 0

Vậy
0 0 0   1  1 0   1 1 0 
10  
K 2  0,250 1  1   1 1 0    5  1 2  1

0,25 0  1 1   0 0
4.
   0    0  1 1 
2
Do dẫn nhiệt ổn định, nên các phần tử đều có K e T e  0 với e = 1  8, nghĩa là có thể bỏ
hệ số 5 trong K e
 2  1  1  1 1 0 
K e 1,3,5,7   1 1 0  ; K e2, 4, 6,8   1 2  1 ; (2.287)
 1 0 1   0  1 1 

3. Lắp ghép các phần tử

Quá trình lắp ghép các ma trận đặc trưng của từng phần tử thành ma trận tổng thể của cả hệ
là thủ tục hết sức quan trọng, đặc biệt các hệ thống lớn gồm hàng trăm, đến hàng ngàn phần
tử. Để hiểu rõ quá trình lắp ghép này, dưới đây chúng ta sẽ trình bày và giải thích một cách
tỉ mỉ các bước tiến hành:

3.1. Các bước cơ bản , mục đích của mỗi bước

a. Tách ma trận của từng phần tử thành các phương trình đại số theo nhiệt độ tại các nút,
đánh số phương trình :

- 145 -
Phần tử 1: gồm các nút 1,2 và 4 Phần tử 2: gồm các nút 2,5 và 4
Nút 1: (2T1 – T2 – T4) = 0 (1) Nút 2: ( T2 – T5 + 0T4) = 0 (4)
Nút 2: (-T1 + T2 + 0T 4) = 0 (2) Nút 5: (-T2 + 2T5 - T4) = 0 (5)
Nút 4: (-T1 + 0T2 + T 4) = 0 (3) Nút 4: ( 0T2 – T5 + T4) = 0 (6)

Phần tử 3: gồm các nút 2,3 và 5 Phần tử 4: gồm các nút 3,6 và 5
Nút 2: (2T2 – T3 – T5) = 0 (7) Nút 3: (T3 – T6 + 0T5) = 0 (10)
Nút 3: (-T2 + T3 + 0T 5) = 0 (8) Nút 6: (-T3 + 2T6 – T5) = 0 (11)
Nút 5: (-T2 + 0T3 + T 5) = 0 (9) Nút 5: (0T3 – T6 + T5) = 0 (12)

Phần tử 5: gồm các nút 4,5 và 7 Phần tử 6: gồm các nút 5,8 và 7
Nút 4: (2T4 – T5 – T7) = 0 (13) Nút 5: (T5 – T8 + 0T7) = 0 (16)
Nút 5: (-T4 + T5 + 0T7) = 0 (14) Nút 8: (-T5 + 2T8 – T7) = 0 (17)
Nút 7: (-T4 + 0T5 + T 7) = 0 (15) Nút 7: (0T5 – T8 + T7) = 0 (18)

Phần tử 7: gồm các nút 5,6 và 8 Phần tử 8: gồm các nút 6,9 và 8
Nút 5: (2T5 – T6 – T8) = 0 (19) Nút 6: (T6 – T9 + 0T8) = 0 (22)
Nút 6: (-T5 + T6 + 0T 8) = 0 (20) Nút 9: (-T6 + 2T9 – T8) = 0 (23)
Nút 8: (-T5 + 0T6 + T 8) = 0 (21) Nút 8: (0T6 – T9 + T8) = 0 (24)

b. Lập bảng Thống kê các nút và số của phương trình trong mỗi phần tử thành bảng để dễ
dàng nhận biết , rồi chuyển sang bảng số phương trình theo các nút.

Bảng 2.10. Bảng thể hiện số nút, số của phương trình theo mỗi phần tử
Phần tử 1 2 3 4 5 6 7 8
Nút số 1 2 4 2 5 4 2 3 5 3 6 5 4 5 7 5 8 7 5 6 8 6 9 8
Phương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
trình số

Bảng 2.11. Bảng thể hiện số của phương trình tại mỗi nút
Nút số 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phương 1 2,4,7 8,10 3,6,13, 5,9,12, 11,20,22 15,18 17,21,24 23
trình số 14,16,19

Số nút của toàn miền là 9, nghĩa là cần có 9 phương trình biểu thị nhiệt độ của hệ tại 9 nút.
Muốn vậy phải lắp ghép các phần tử rời rạc biểu thị bởi 24 phương trình trên lại với nhau
để tạo thành 9 phương trình. Do có những nút là chung của các phần tử xung quanh nên
phải thỏa mãn mối quan hệ nhiệt độ với các phần tử xung quanh. Bởi vậy nguyên tắc lắp
ghép là cộng toàn bộ các phương trình có cùng số nút lại để mỗi nút chỉ có 1 phương trình
duy nhất. Muốn vậy phải lập các bảng sau

c. Cộng các phương trình có trong một nút

Nút 1: chỉ có phương trình 1: 2T1 – T2 – T4 =0 (25)

Nút 2: có các phương trình 2, 4 và 7:

- 146 -
( -T1 + T2 + 0T4 ) = 0 (2)
( T2 – T5 + 0T4 ) = 0 (4)  -T1 + 4T2 - T3 – 2T5 = 0 (26)
( 2T2 – T3 – T5 ) = 0 (7)

Nút 3: có các phương trình 8 và 10


(-T2 + T3 + 0T5 ) = 0 (8)
(T3 – T6 + 0T5 ) = 0 (10)  -T2 + 2T3 - T6 = 0 (27)

Nút 4: có các phương trình 3,6 và 13


( -T1 + 0T2 + T4 ) = 0 (3)
( 0T2 – T5 + T4 ) = 0 (6)  -T1 + 4T4 – 2T5 – T7 = 0 (28)
( 2T4 – T5 – T7 ) = 0 (13)

Nút 5: có các phương trình 5,9,12,14,16 và 19


(-T2 + 2T5 - T4 ) = 0 (5)
( -T2 + 0T3 + T5 ) = 0 (9)
( 0T3 – T6 + T5 ) = 0 (12)
( -T4 + T5 + 0T7) = 0 (14)  - 2T2 – 2T4 + 8T5 – 2T6 – 2T8 = 0 (29)
( T5 – T8 + 0T7 ) = 0 (16)
( 2T5 – T6 – T8 ) = 0 (19)

Nút 6: có các phương trình 11, 20 và 22:


(-T3 + 2T6 – T5 ) = 0 (11)
( -T5 + T6 + 0T8 ) = 0 (20)  -T3 – 2T 5 + 4T6 – T9 = 0 (30)
( T6 – T9 + 0T8 ) = 0 (22)

Nút 7: có các phương trình 15 và 18:


( -T4 + 0T5 + T7) = 0 (15)
( 0T5 – T8 + T7 ) = 0 (18)  -T4 + 2T7 – T8 = 0 (31)

Nút 8: có các phương trình 17,21 và 24:


(-T5 + 2T8 – T7 ) = 0 (17)
(-T5 + 0T6 + T8 ) = 0 (21)  - 2T5 - T7 + 4T8 – T9 = 0 (32)
( 0T6 – T9 + T8 ) = 0 (24)

Nút 9: chỉ có phương trình 23 : -T6 + 2T9 – T8 =0 (33)

Chuyển 9 phương trình (25)(33) trên sang dạng ma trận

- 147 -
 2 1 0 1 0 0 0 0 0  T1  0
 1 4  1 0  2 0 0 0 0  T2  0
   
 0 1 2 0 0 1 0 0 0  T3  0
    
 1 0 0 4  2 0 1 0 0  T4  0
 0  2 0  2 8  2 0  2 0  T5   0
 
0 0 1 0  2 4 0 0  1 T6  0
   
0 0 0 1 0 0 2  1 0  T7  0
    
0 0 0 0  2 0  1 4  1 T8  0
0 0 0 0 0  1 0  1 2  T9  0

3.2. Phương pháp lắp ghép thực tế

Thực tế khi bài toán có số nút lớn, việc chuyển các ma trận của từng phần tử sang dạng đại
số rất mất công và thời gian, bởi vậy các bước trên được tóm lược cho gọn và đơn giản hơn
như sau

a. Đánh số các phương trình tại các nút có nhiệt độ tương ứng
- Viết phương trình ma trận đặc trưng của 9 phần tử và đánh số ở bên phải từ 1 đến 24 như
sau

Phần tử 1: Phần tử 2:
 2  1  1 T1  0 1  1  1 0  T2  0 4
 1 1      1 2  1 T   0
 0  T2   0 2   5   5
 1 0 1  T4  0 3  0  1 1  T4  0 6
Phần tử 3: Phần tử 4:
 2  1  1 T2  0  7  1  1 0  T3  0 10
 1 1      1 2  1 T   0
 0  T3   0  8   6   11
 1 0 1  T5  0  9  0  1 1  T5  0 12
Phần tử 5: Phần tử 6:
 2  1  1 T4  0  13  1  1 0  T5  0 16
 1 1      1 2  1 T   0
 0  T5   0  14   8   17
 1 0 1  T7  0  15  0  1 1  T7  0 18
Phần tử 7: Phần tử 8:
 2  1  1 T5  0 19  1  1 0  T6  0 22
 1 1      1 2  1 T   0
 0  T6   0 20   9   23
 1 0 1  T8  0 21  0  1 1  T8  0 24

24 số trên cũng biểu thị 24 phương trình đại số triển khai từ 9 phương trình ma trận của 9
phần tử tương ứng. Mỗi chữ số biểu thị một phương trình ở một nút có nhiệt độ tương ứng.
- 148 -
Thí dụ:
Phương trình (5) biểu thị phương trình nhiệt độ tại nút 5, đó là : -T2 + 2T5 – T4 = 0
Phương trình (21) biểu thị phương trình nhiệt độ tại nút 8, đó là : -T5 + 0T6 + T8 = 0…

b. Lập bảng nguyên tắc lắp ghép

Bậc tự do, số nút và số của phương trình được lập bảng để chỉ dẫn cho việc cộng các
phương trình trong cùng nút như sau

Bảng 2.12
Phần tử 1 2 3 4 5 6 7 8
Thứ tự nút 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
trong phần tử
Số nút toàn cục 1 2 4 2 5 4 2 3 5 3 6 5 4 5 7 5 8 7 5 6 8 6 9 8
Phương trình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
số

c. Bảng lắp ghép:


Để thể hiện mỗi nút có phương trình nào, hệ số của nhiệt độ trong mỗi phương trình, cần
sắp xếp lại Số của phương trình theo Số nút và Hệ số của nhiệt độ có mặt trong các phương
trình đó để tạo thành Bảng lắp ghép như sau

Bảng 2.13
Nút Số của phương Hệ số của nhiệt độ có mặt trong phương trình
số trình tại mỗi nút T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9
1 1 2 -1 -1
2 2 -1 +1
4 +1 -1
7 +2 -1 -1
3 8 -1 +1
10 +1 -1
4 3 -1 +1
6 +1 -1
13 +2 -1 -1
5 5 -1 -1 +2
9 -1 +1
12 +1 -1
14 -1 +1
16 +1 -1
19 +2 -1 -1
6 11 -1 -1 +2
20 -1 +1
22 +1 -1
7 15 -1 +1
18 +1 -1
8 17 -1 -1 +2
21 -1 +1
24 +1 -1
9 23 -1 -1 +2

- 149 -
d. Lập ma trận độ cứng tổng thể

Trong mỗi cột nhiệt độ, cộng các hệ số của nhiệt độ tại mỗi nút lại sẽ được ma trận độ cứng
tổng thể. Trong đó các cột của ma trận ứng với các nhiệt độ có các hệ số vừa được cộng ở
trên, còn các hàng ứng với thứ tự các nút của các phần tử. Nghĩa là bảng lắp ghép trên cho
ngay hình ảnh của ma trận hệ số nhiệt độ.

 2 1 0 1 0 0 0 0 0  T1  0
 1 4  1 0  2 0 0 0 0  T2  0
   
 0 1 2 0 0 1 0 0 0  T3  0
    
 1 0 0 4  2 0 1 0 0  T4  0
 0  2 0  2 8  2 0  2 0  T5   0 (2.288)
 
0 0 1 0  2 4 0 0  1 T6  0
   
0 0 0 1 0 0 2  1 0  T7  0
    
0 0 0 0  2 0  1 4  1 T8  0
0 0 0 0 0  1 0  1 2  T9  0

4. Giải phương trình

Trong bài toán trên, các nhiệt độ tại biên đã biết chỉ có nhiệt độ T5 là chưa biết, nên chỉ cần
từ phương trình của nút 5 giải ra:

- 2T2 – 2T4 + 8T5 – 2T6 – 2T8 = 0 (2.289)

Thay các giá trị T2 = T4 = T6 = 100 0C, T8 = 500 0C vào sẽ được T5 = 1600/8 = 200 0C

Có thể so sánh kết quả với nghiệm chính xác bằng phương pháp giải tích của Holman:

 n 
 n 1
sinh  y
2 (1)  1  n   b  (2.290)
T ( x, y )  (T2  T1 )  sin x  T1
 n 1 n  b  sinh  n H 
 
 b 
trong đó T1 nhiệt độ cạnh trên , T2 nhiệt độ 3 cạnh còn lại của chữ nhật ; b, H bề rộng và
cao chữ nhật. Với x = 0,5; y = 0,5 giải ra

T5(0,5;0,5) = 200,11 0C

Nếu dùng phương pháp sai phân hữu hạn dễ dàng suy ra

- 150 -
1
T5  T2  T4  T6  T8   1 100  100  100  500  2000 C (2.291)
4 4

Thấy rằng phương pháp phần tử hữu hạn cho kết quả đồng nhất với phương pháp giải tích
và sai phân hữu hạn.
Có thể xác định được nhiệt độ tại các điểm khác trong hình phẳng, tùy theo yêu cầu mức
chính xác mà phải dùng mạng lưới tam giác mịn hơn. Nghiệm của mạng lưới tam giác có
cấu trúc đều luôn chính xác hơn mạng lưới chia không đều.

Thí dụ 2.13. Xác định nhiệt độ tại điểm 4(40;40) trong tam giác như trên hình 2.27. Biết
các nút 1,2 và 3 có nhiệt độ tương ứng là 1000C, 200 0C và 1000C. Tọa độ các điểm đó
tương ứng là (50;0), (50;50), và (0;50)

3(0;50) 2(50;50)
 
4(40,40)

1(50;0)

Hình 2.27.

Nhiệt độ tại các vị trí bên trong phần tử tam giác được xác định theo nhiệt độ ba nút:

T = N1T1 + N2T2 + N3T3

Trong đó cần xác định các hàm hình dạng N1, N2 và N3 xác định theo

1
Ni  a i  bi x  ci y ; i = 1,2,3 (2.292)
2A

Toạ độ các nút:

Nút 1 2 3
Tọa độ x 50 50 0
(m) y 0 50 50

Xác định các hệ số ai, bi , ci :

- 151 -
a1  x2 y3  x3 y2  50.50  0.50  2500; b1  y2  y3  50  50  0; c1  x3  x2  0  50  50
a2  x3 y1  x1 y3  0  50.50  2500; b2  y3  y1  50  0  50; c2  x1  x3  50  0  50
a3  x1 y2  x2 y1  50.50  0  2500; b3  y1  y 2  0  50  50; c3  x2  x3  50  50  0

Tính D = 2A:
1 50 0 
2 A  1 50 50   2500
1 0 50 

Tính các hàm nội suy N1, N2 và N3


1
N1  a1  b1 x  c1 y  1 2500  0.x  50 y   1 50  y 
2A 2500 50
1 1
N2  a2  b2 x  c2 y    2500  50x  50 y   1  50  x  y 
2A 2500 50
1 1 1
N3  a3  b3 x  c3 y   2500  50x  50 y   (50  x)
2A 2500 50

Tại điểm 4 có x = 40; y = 40


1 3 1
N1  ; N 2  ; N 3  (2.293)
5 5 5
Tính nhiệt độ tại điểm 4:
1 3 1
T4  N1T1  N 2T2  N3T3  100  200  100  20  3.40  20  1600 C
5 5 5
Mật độ dòng nhiệt:
T   k
q x  k  k N T    k  N1T1  N 2T2  N 3T3    b1T1  b2T2  b3T3 
x x x 2A
10
 0.100  50.200  50.100  20W / cm2
2500
T   k
q y  k  k N T   k  N1T1  N 2T2  N 3T3    c1T1  c2T2  c3T3 
y y x 2A
10
  50.100  50.200  0.100  20W / cm2
2500

Như vậy mật độ dòng nhiêt là không đổi trên toàn miền tam giác.

Thí dụ 2.14.
Cho hình vuông phẳng dày 1 m, cạnh 5 cm như trên hình 2.28. Hệ số dẫn nhiệt là
2W/cm0C. Tam giác nửa phía trên có nguồn sinh nhiệt trong 1,2W/cm2, nửa dưới tại điểm
(1;1) cm có nguồn điểm q* = 5W/cm theo hướng bề dày. Cạnh đáy được cách nhiệt, cạnh
dọc đứng bên phải có nhiệt độ 100 0C, cạnh đỉnh có đối lưu trong môi trường có nhiệt độ Ta
= 300C, với hệ số tỏa nhiệt 1,2 W/m2 K. Cạnh đứng bên trái có dòng nhiệt q = 2W/cm2.
Xác định nhiệt độ tại các điểm góc còn lại trong hình.
- 152 -
Tách hình vuông thành 2 phần tử tam giác như trên hình 2.28. Các phương trình đặc trưng
của mỗi phần tử có thể thành lập riêng theo các công thức đã biết .

h = 1,2 W/cm2
Ta = 300C
2
3 qV =1,2W/cm 4

q = 2W/cm2 
T=1000C 5 cm
q* (5W/cm)

 (1,1)
1 2
5 cm
Cách nhiệt

Hình 2.28

Bảng 2.14
Nút 1 2 3 4
Tọa độ x 0 5 0 5
(m) y 0 0 5 5
Phần tử 1 1 2 3
Phần tử 2 1 3 2

Công thức chung

K    BT DB d   hN T N dS (2.294)


 S

 f    qV N T d   qN T dS   h.T N T dS (2.395)


 S S

Phần tử 1: Tam giác 1 2 3

-Tính A, các hệ số ai,b i, ci :

1 x1 y1  1 0 0 
2 A  1 x 2 y 2   1 5 0   25
1 x 3 y 3  1 0 5 

a1  x2 y3  x3 y2  5.5  0.0  25; b1  y2  y3  0  5  5; c1  x3  x2  0  5  5


a2  x3 y1  x1 y3  0.0  0.5  0; b2  y3  y1  5  0  5; c2  x1  x3  0  0  0
a3  x1 y2  x2 y1  0.0  5.0  0; b3  y1  y 2  0  0  0; c3  x2  x3  5  0  5
- 153 -
a1 = 25,0 b1=-5,0 c1 = -5,0
a2 = 0,0 b2 = 5,0 c2 = 0,0
a3 = 0,0 b3 = 0,0 c3 = 5,0

+ Tính [K]1 , do không có đối lưu nên

  b12 b1b2 b1b3   c12 c1c2 c1c3  


K 1  1 k x b1b2 b22 b2b3   k y c1c2 c22 c2 c3  
4A  2 2 
 b1b3 b2 b3 b3   c1c3 c2 c3 c3  

 25  25 0  25 0  25   2  1  1
2    
  25 25 0   0 0 0     1 1 0 
2.25    
 0 0 0  25 0  25   1 0 1 

+ Tính [f]1 ,do có nguồn điểm và bức xạ cạnh bên:  f 1   q  N  d   qN  dS


T T

 S

 Ni 
  
- Số hạng nguồn điểm trong q   N j  , tại điểm (1;1) có
N 
 k  (1;1)

3
1
N1  a1  b1 x  c1 y   1 25  5 x  5 y   15  3
2A 2A 25 5
1 q 
N2  a2  b2 x  c2 y   (0  5 x  0 y)  5  1
1
q* 
2A 2A 25 5
1
N3  a3  b3 x  c3 y   0  0 x  5 y   5  1
1 1 2
2A 2A 25 5
Hình 2.29. Phần tử 1

Vậy nguồn điểm trong  =1

 Ni  3 3
  1   
q *   N j   5 1  1
N  5   
 k  (1;1) 1 1
- Số hạng bức xạ cạnh bên:
 N1 
  qN  dS    q  N 2 dl
T 1 

3
S
 N 3 

- 154 -
Trên cạnh 31 có N2 = 0; còn N3 và N1 thay đổi giữa 0 và 1, nên áp dụng công thức tích
phân

a a!b!
N i N bj dl  đối với N1 và N3 thì đều có
l (a  b  1)!
1 0 1!0! 1
l N1dl  l N 3 dl  l N i N j dl  (1  0  1)!  2

Vậy:
1 1 5
ql    2.5    
  qN  dS    31
T
0   0  0
S
2 1 2 1 5
     
Véc tơ tải

3 5  2
     
 f 1   q * .N  d   qN  dS  1  0   1 
T T

 S 1 5  4
     

- Phương trình đặc trưng của phần tử 1

 2  1  1 T1   2
 1 1 0  T    1  (2.296)
  2   
   
 1 0 1  T3   4

Phần tử 2:

+ Tính [K]2 :

K 2   BT DB d   hN T N dS


 S

Phần tử 2 1 2 3
Nút 2 4 3
Tọa độ x 5 5 0
(m) y 0 5 5

Diện tích

1 x1 y1  1 5 0 
2 A  1 x 2 y 2   1 5 5   25  25  25  25
   
1 x 3 y 3  1 0 5 
Các hệ số

- 155 -
a1  x2 y3  x3 y2  5.5  0.5  25; b1  y2  y3  5  5  0; c1  x3  x2  0  5  5
a2  x3 y1  x1 y3  0.0  5.5  25; b2  y3  y1  5  0  5; c2  x1  x3  5  0  5
a3  x1 y 2  x2 y1  5.5  5.0  25; b3  y1  y 2  0  5  5; c3  x2  x1  5  5  0

Tính [K]2

  b 2 b1b2 b1b3   c12 c1c2 c1c3   0 0 0 


1   1  h .l23 
K 2  2   2 
k x b1b2 b2 b2 b3   k y c1c2 c2 c2 c3    0 2 1
4A  6  
2 2 
 
 b1b3 b2 b3 b3 
 
 c1c3 c 2 c3 c3 
  
 0 1 2 

- Số hạng đầu

 b 2 b b b b   c 2 c c c c   0 0 0   25  25 0   1  1 0 
k  1 1 22 1 3   1 1 22 1 3   2      
 b1b2 b2 b2b3   c1c2 c2 c2c3    0 25  25   25 25 0    1 2  1
4 A  2  2. 25 0  25 25   0
2
b1b3 b2b3 b3  c1c3 c2c3 c3      0 0   0  1 1 

- Số hạng sau
0 0 0 0 0 0 0 0 0
h .l23   1,2.1.5 
 0 2 1   0 2 1  0 2 1
6 6
0 1 2 0 1 2 0 1 2

Vậy ma trận độ cứng

 1  1 0  0 0 0   1  1 0 
K 2   1 2  1  0 2 1   1 4 0
     
 0  1 1  0 1 2  0 0 3

- Tính véc tơ phụ tải :

Theo công thức tổng quát, trong tam giác tiêu biểu có
nguồn trong, bức xạ và đối lưu, hình 2.30, thì đã có

1 1 0


qV A   q .l12   hTa .l 23  
 f e  1  1  1
3  2 0 2 1
1    
Hình 2.30. Tam giác tiêu biểu

Phần tử 2 có nguồn trong, có đối lưu và không có bức xạ nên rút ra ngay được véc tơ
lực sẽ là
- 156 -
1 0
qV A   hTa .l 43  
 f 2  1  1
3  2 1
1  

Thay số với q V =1,2; A=25/2; =1; h=1,2; Ta=30; l34=5


1 0  5  0   5 
1,2.25.1   1,2.30.5.1        
 f 2  1  1   5  90  95
3.2   2 1  5 90 95
1        
Ta = 30
- Phương trình đặc trưng của phần tử 2
3 4
 1  1 0 T2   5  qV
 1 4 0 T   95 (2.297)
  4    T = 100
 0 0 3 T3  95
2

Lắp ghép các phần tử Hình 2.31. Phần tử 2

Lắp ghép các phương trình tại 4 nút trên như sau
- Đánh số phương trình ma trận các phần tử

 2  1  1T1   2 (1)  1  1 0 T2   5  ( 4)


 1 1 0 T    1  (2) ; ghép với  1 4 0 T   95 (5)
  2      4   
 1 0 1 T3   4 (3)  0 0 3 T3  95 (6)
- Bảng lắp ghép

Bảng 2.15
Nút Phương Hệ số nhiệt độ Phụ tải
số trình T1 T2 T3 T4
1 1 2 -1 -1 -2
2 2 -1 1 1
4 1 -1 5
3 3 -1 1 -4
6 3 95
4 5 -1 4 95

- Lập phương trình ma trận đặc trưng tổng

- 157 -
 2  1  1 0  T1   2
  1 2 0  1 T   6 
   2    
  1 0 4 0  T3   91 
 
 0  1 0 4  T4   95 

- Áp đặt điều kiện biên : biên 24 có nhiệt độ 1000C, tức T2 = 100; T4 =100 thay vào phương
trình nút 2 và nút 4, phương trình 1 trở thành : 2T1 – T3 = -2 + 100

Nên dạng ma trận là


 2 0 1 0 T1   98  T1   69 
0 1 0
 0 T2  100 T  100
 2  
      giải ra    (2.298)
 1 0 4 0 T3   91  T3   40 
 
0 0 0 1 T4  100 T4  100

$2.14. DẪN NHIỆT HAI CHIỀU QUA PHẦN TỬ CHỮ NHẬT

1. Phân bố nhiệt độ
Phần tử chữ nhật có điều kiện biên hỗn hợp thể hiện trên hình 2.32.

Hình 2.32. Phần tử chữ nhật

Phân bố nhiệt độ trong phần tử chữ nhật được viết dạng

T  N 1T1  N 2 T2  N 3T3  N 4 T4 (2.299)

2. Hàm nội suy

Lấy gốc tại điểm 3 (k), các hàm nội suy sẽ là

- 158 -
 x  y 
N 1  1  1  
 2b  2 a
x  y 
N2  1  
2b  2a  (2.300)
xy
N3 
4ab
y  x 
N4  1  
2a  2b 

Ma trận đạo hàm của hàm nội suy là

 N1 N 2 N 3 N 4 
 x   1  (2a  y ) ( 2a  y) y y 
B   Nx x x
N 4  4ab   ( 2b  y )
(2.321)
 1
N 2 N 3
  x x (2b  y )
 y y y y 

3. Ma trận dộ cứng

Ma trận dộ cứng sẽ là

K    BT D B dV   hN T N dS


 S

k x 0
trong đó D     , và [B]T[D][B] là
0 ky 

 (2a  y )  (2b  y )
 (2 a  y )  x  k x 0  1  ( 2 a  y ) ( 2 a  y ) y y 
BT D B  1 
4ab  y x   0 k y  4ab   (2b  y ) x x ( 2b  y )
 
 y (2b  y ) 

Thay vào phương trình trên sẽ được [K] là ma trận 44.

Số hạng điển hình trong ma trận là

2b 2a kx 2b 2a ky 2 b 2 a xy
  2 2
(2a  y ) 2 dxdy    2 2
(2b  x) 2 dxdy    dxdy (2.301)
0 0 16a b 0 0 16a b 0 0 4ab

Sau khi tích phân sẽ được

- 159 -
 2  2 1 1   2  2 1 1  0 0 0 0
 2 2  
1  1  k y b  2 2 1  1  hl 0
 0 0 0 
K   k x a    (2.302)
6b   1 1 2  2 6a   1 1 2  2 12 0 0 4 2
     
 1 1  2 2   1 1  2 2  0 0 2 4

4. Véc tơ phụ tải

Véc tơ phụ tải là

 N1  1
  
2b 2a N 2  GA 1
 f    GN  dA  0 0 G  dxdy 
T
 (2.303)
 N3  4 1
 N 4  1

Tích phân các dòng nhiệt đối lưu và bức xạ tại biên giới được xác định như các phần tử tam
giác.

Thí dụ 2.15. Xác định phân bố nhiệt độ trong tấm phẳng vuông trong ví dụ 2.13. Sử dụng
phần tử chữ nhật, hình 2.33.

Hình 2.33.

Ma trận độ cứng
Ma trận độ cứng theo (2.323)

- 160 -
 2  2 1 1   2  2 1 1  0 0 0 0
 2 2  
1  1  k y b  2 2 1  1  hl 0
 0 0 0
K   k x a   
6b   1 1 2  2 6a   1 1 2  2 12 0 0 4 2
     
 1 1  2 2   1 1  2 2  0 0 2 4

Thay số vào được

 2  2 1 1   2  2  1 1  0 0 0 0
 2 2 1  1  5  2 2
 1  1  0 0 0 0 
5 
K    
15   1 1 2  2  15   1 1 2  2  0 0 4 2
     
 1 1  2 2   1  1  2 2  0 0 2 4

sau khi biến đổi được

 8  2  4  2
 
1   2 8  2  4
K   (2.304)
6  4  2 20 4 
 
 2  4 4 20 

Véc tơ phụ tải


1  N1  1 0
1 N  0  
  hTa .l 31 0
 f   6    q *  2   ql14     
4 1 N 3  2 0 2 1
1  N 4  1 1

thay các giá trị vào được

 5,7 
 8,3 
 f     (2.305)
97,7
 93,3

Phương trình ma trận đặc trưng cuả phần tử

 8  2  4  2 T1   5,7 
    
1  2 8  2  4 T2   8,3 
     (2.306)
6  4  2 20 4  T3  97,7 
 
 2  4 4 20  T4  93,3 

- 161 -
Áp điều kiện biên, với T2 = T3 = 1000C, sẽ được phương trình đặc trưng và giải ra nghiệm

 8 0 0 -2  T1   634 ,2   88,4846 


  100,0000
 0 1 0 0  T2   
100 ,0   giải ra T    (2.307)
    
 0 0 1 0  T3   100 ,0   100,0000
  
 -2 0 0 20 T4   559,8  36 ,8385 

- 162 -
Chương 3
. TOẢ NHIỆT ĐỐI LƯU
§3.1. KHÁI NIỆM

1. Đặc điểm
Toả nhiệt đối lưu là một phương thức truyền nhiệt xảy ra giữa bề mặt vật rắn và
chất lỏng hoặc khí - gọi chung là chất lỏng, khi giữa chúng có chênh lệch nhiệt độ và
tiếp xúc với nhau. Khi chất lỏng hoặc khí là môi trường không chuyển động tiếp xúc
với bề mặt vật rắn có nhiệt độ khác chúng, các phần tử chất lỏng sẽ trao đổi nhiệt với
bề mặt vật bằng dẫn nhiệt qua lớp chất lỏng sát bề mặt vật. Khi đó nhiệt độ của lớp
chất lỏng thay đổi gây nên mật độ của chất lỏng thay đổi. Sự chênh lệch mật độ làm
xuất hiện chuyển động tạo thành dòng đối lưu, đồng thời mang nhiệt đi. Nếu chất
lỏng hoặc khí là môi trường chuyển động thì lượng nhiệt trao đổi do dòng chất lỏng
chuyển động mang đi càng lớn. Vậy trao đổi nhiệt giữa bề mặt vật rắn và chất lỏng là
một quá trình phức tạp bao gồm quá trình dẫn nhiệt qua các lớp chất lỏng và tru yền
nhiệt đối lưu do các phần tử chất lỏng chuyển động mang nhiệt đi gọi là trao đổi
nhiệt đối lưu.

2. Các loại đối lưu


Theo nguyên nhân gây ra chuyển động của chất lỏng có thể chia thành:
a. Đối lưu tự do: Đối lưu tự do là quá trình chuyển động của chất lỏng khi nhiệt
độ giữa các vùng chất lỏng khác nhau làm mật độ của chúng khác nhau dẫn tới
chuyển động.
b. Đối lưu cưỡng bức: Đối lưu cưỡng bức là quá trình chuyển động do các tác
động cơ học từ bên ngoài như dùng máy nén, quạt, máy khuấy...
Thực tế trong đối lưu cưỡng bức luôn có mặt đối lưu tự nhiên. Nếu độ chênh
nhiệt độ giữa bề mặt vật và chất lỏng nhỏ thì có thể bỏ qua ảnh hưởng của đối lưu tự
nhiên, nếu độ chênh nhiệt độ lớn thì cần tính đến ảnh hưởng của đối lưu tự nhiên, vì
chính độ chênh nhiệt độ sẽ tạo ra chuyển động của chất lỏng do mật độ của chúng
chênh lệch.

3. Phương trình toả nhiệt cơ bản, hệ số toả nhiệt


Phương trình toả nhiệt cơ bản Theo Niutơn lượng nhiệt toả ra trên một đơn vị
diện tích bề mặt trong một đơn vị thời gian tỷ lệ với hệ số toả nhiệt:
q = (t L - t m) (3.1)
trong đó:  là hệ số toả nhiệt (W/m 2 . 0 C); (tL - t m) độ chênh nhiệt độ giữa chất lỏng và
bề mặt vật rắn.
(3.1) gọi là phương trình toả nhiệt cơ bản.
Hệ số toả nhiệt 
Hệ số toả nhiệt  biểu thị cường độ toả nhiệt giữa chất lỏng và bề mặt vật rắn, là
đại lượng đặc trưng cho hiện tượng toả nhiệt đối lưu.
 là đại lượng cần phải tìm trong bài toán toả nhiệt đối lưu.  phụ thuộc vào rất
nhiều đại lượng, là hàm của nhiều biến:
- 163 -
 = f (, C p, , , t L, t m, p, a, W, l...)

4. Các nhân tố ảnh hưởng


a. Tính chất vật lý của chất lỏng
Toả nhiệt đối lưu phụ thuộc vào bản chất vật lý của chất lỏng: không khí, các
chất khí, nước, dầu... Các chất lỏng khác nhau được thể hiện ở các tính chất vật lý
khác nhau và có ảnh hưởng khác nhau tới toả nhiệt đối lưu. Đó là các đại lượng: hệ
số dẫn nhiệt , nhiệt dung riêng CP , mật độ , hệ số nhớt , hệ số nén đẳng nhiệt, hệ
số giãn nở nhiệt, ... Các tính chất vật lý của các chất lỏng khác nhau có giá trị khác
nhau và phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong đó , CP , ,  là những đại lượng có vai trò
quan trọng hơn cả. Lấy thí dụ về hệ số nhớt .
Trong chất lỏng thực luôn có mặt độ nhớt thể hiện bởi hệ số nhớt , nó làm phát
sinh lực ma sát S giữa các lớp chất lỏng cạnh nhau có tốc độ khác nhau:
W
S = .
n
W
trong đó:  = . là hệ số nhớt động lực; là gradien tốc độ.
n
Lực ma sát luôn có chiều ngược với chiều tăng tốc độ nên hạn chế sự thay đổi
tốc độ của dòng chảy, có nghĩa là làm mất động năng của dòng chảy. Khi nhiệt độ
tăng thì hệ số nhớt  của chất lỏng giảm nên ma sát cũng giảm, chất lỏng có thể đối
lưu mạnh hơn làm toả nhiệt tăng.

b. Chế độ chảy và lớp giới hạn


Theo tính chất chuyển động có thể chia chế độ chảy thành: chảy tầng và chảy rối.
Chảy tầng: Dòng chảy tầng là dòng chảy có các phần tử chất lỏng chuyển động
theo những đường dòng riêng biệt, tạo thành các lớp song song nhau và song song
với thành ống, các phần tử trong mỗi lớp không chuyển động xáo trộn sang nhau.
Trong dòng chảy tầng, toả nhiệt thực hiện chủ yếu bằng phương thức dẫn nhiệt qua
các lớp chất lỏng. Hệ số dẫn nhiệt của chất lỏng nói chung là thấp, bởi vậy toả nhiệt
đối lưu khi chảy tầng nhỏ. Chảy tầng luôn xuất hiện ở lớp chất lỏng sát vách ống do
có mặt của ma sát.
Chảy rối: Dòng chảy rối là dòng chảy có
các phần tử chất lỏng chuyển động xáo trộn
không theo các đường dòng riêng biệt. Trong
dòng chảy rối các dòng xoáy luôn sinh ra làm
quá trình truyền nhiệt xảy ra mạnh và nhiệt
truyền đi bằng cơ cấu đối lưu.
Để xác định chế độ chảy, dựa vào tiêu Hình 2.1. Chế độ chảy của chất lỏng:
chuẩn Râynôn: a) Chảy tầng; b) Chảy quá độ; c) Chảy rối .
w.
Re = (3.2)

trong đó: w - tốc độ dòng chảy, m/s;  - hệ số nhớt, m2 /s;  - kích thước xác định
(m);
Khi Re < 2300 chảy tầng
Re > 2300 chảy rối

- 164 -
Với dòng chảy trong ống hoặc cắt ngang ngoài ống kích thước xác định tương
ứng là đường kính trong hoặc ngoài ống. Dòng chảy trên bề mặt tấm, kích thước xác
đinh là chiều dài tấm.

Lớp giới hạn


Lớp giới hạn thuỷ lực 
Lớp giới hạn thuỷ lực còn gọi là lớp chất lỏng sát vách có tốc độ thay đổi từ 0 ở
trên vách đến xấp xỉ tốc độ W của dòng chảy, hình 2.2a. Lớp giới hạn thuỷ lực xuất
hiện là do có ma sát giữa chất lỏng và bề mặt vách. Trong lớp giới hạn thuỷ lực, lớp
chất lỏng sát bề mặt vách luôn là chảy tầng gọi là lớp đệm tầng, trong đó toả nhiệt
xảy ra bằng dẫn nhiệt qua các lớp là chính, nên toả nhiệt thấp và có ảnh hưởng lớn
đến toả nhiệt đối lưu của cả dòng chảy.

a) b)
Hình 2.2. a) Lớp giới hạn thuỷ lực b) Lớp giới hạn nhiệt.

Lớp tiếp theo lớp đệm tầng trong lớp biên có thể là chảy tầng hoặc chảy rối tuỳ
thuộc dòng chảy bên trong ống. Lớp giới hạn thuỷ lực còn gọi là lớp biên thuỷ lực có
bề dày , được quy ước là có tốc độ từ 0 tới 99% tốc độ dòng w.
Lớp giới hạn nhiệt  T
Lớp chất lỏng sát vách ống có nhiệt độ thay đổi dần từ nhiệt độ bề mặt vách đến
nhiệt độ dòng chảy gọi là lớp giới hạn nhiệt hoặc lớp biên nhiệt, hình 2.2b. Lớp biên
nhiệt tương tự như lớp biên thuỷ lực. Trong lớp biên nhiệt cơ cấu truyền nhiệt là dẫn
nhiệt nhờ độ chênh nhiệt độ giữa các lớp. Ngoài lớp biên nhiệt, truyền nhiệt trong
dòng chảy bằng đối lưu.
Lớp biên thuỷ lực và lớp biên nhiệt nói chung có bề dày khác nhau. Để so sánh
bề dày lớp biên thuỷ lực và lớp biên nhiệt người ta dùng tiêu chuẩn Pơrăng Pr:

Pr =
a
Lớp biên thuỷ lực và lớp biên nhiệt chỉ bằng nhau khi Pr của chất lỏng bằng 1.
c. Hình dạng và kích thước bề mặt trao đổi nhiệt
Hình dạng và kích thước bề mặt vật rắn có ảnh lớn đến toả nhiệt. Tuỳ thuộc vật
có hình dạng kích thước khác nhau thí dụ như như tấm phẳng, đường ống... hay các
hình phức tạp mà toả nhiệt sẽ thay đổi. Đặc điểm của bề mặt vật nhẵn hay nhám hay
có gân, có cánh cũng sẽ dẫn tới toả nhiệt khác nhau.

§3.2. HỆ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TRAO ĐỔI NHIỆT ĐỐI LƯU


- ĐIỀU KIỆN ĐƠN TRỊ

- 165 -
Để xác định được hệ số toả nhiệt  cần phải thiết lập mối quan hệ của hệ số toả
nhiệt  với các đại lượng như đã phân tích ở trên. Mối quan hệ ấy được mô tả trong
hệ thống các phương trình vi phân toả đổi nhiệt đối lưu sau:

1. Phương trình vi phân toả nhiệt

Dòng nhiệt truyền từ mặt vách tới chất lỏng qua lớp biên sát vách bằng dẫn nhiệt
tính theo công thức Phuriê:
t 
q = -   
 n  m
t
trong đó: ,   là hệ số dẫn nhiệt của chất lỏng và gradient nhiệt độ tại lớp biên
 n  m
nhiệt.
Mặt khác dòng nhiệt do toả nhiệt từ bề mặt vách vào chất lỏng theo Niutơn:
q = t
trong đó: , t - hệ số toả nhiệt và độ chênh nhiệt độ giữa bề mặt vật rắn và chất
lỏng.
Do cân bằng nhiệt nên rút ra được:
 t  .t
  =- (3.3)
 n  m 
Phương trình (2.3) gọi là phương trình vi phân toả nhiệt.

2. Phương trình năng lượng


Phương trình năng lượng biểu thị trao đổi nhiệt của phân tố chất lỏng trong dòng
chảy:
Dt
= a. 2 t (3.4)
d
Dt
trong đó vế trái: là đạo hàm toàn phần của nhiệt độ.
d
Trong toả nhiệt đối lưu, do các phần tử chất lỏng chuyển động nên nhiệt độ của
các phần tử chất lỏng không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn thay đổi theo toạ độ
của phân tố chất lỏng. Bởi vậy đạo hàm toàn phần của nhiệt độ gồm đạo hàm của
nhiệt độ theo thời gian và đạo hàm của nhiệt độ theo toạ độ:
Dt t t dx t dy t dz t
= + . + . + . = + w.gradt
d  x d y d z d 
Vế phải: 2t là toán tử Laplát, ý nghĩa tương tự như trong phương trình vi phân dẫn
nhiệt của vật rắn.

3. Phương trình chuyển động


Phương trình chuyển động biểu thị các lực tác dụng lên phân tố chất lỏng gây
nên chuyển động của phân tố. Trong dòng chảy mỗi phân tố chịu ba lực tác dụng là:
lực trọng trường, lực áp suất và lực ma sát. Bởi vậy lực quán tính gây nên chuyển
động là hợp lực của ba lực trên:

- 166 -
Dw
. = .g - gradp +  2 w (3.5)
d

Dw Dw
trong đó vế trái:  biểu thị lực quán tính của phân tố, - gia tốc toàn phần của
d d
phân tố chất lỏng.
Ở vế phải: g, g - gia tốc trọng trường và lực trong trường; gradp - lực áp suất;
2
. w biểu thị lực ma sát.

4. Phương trình liên tục


Phương trình liên tục biểu thị biến thiên khối lượng (mật độ) trong phân tố chất
lỏng:
  .w x  
 .w y   .w z 
+ + + =0
 x y z

Nếu chất lỏng là không chịu nén  = const thì:


w x   
 wy w z 
+ + =0
x y z

hay viết gọn lại được:


div W = 0 (3.6)

5. Điều kiện đơn trị


Để tìm được nghiệm xác định với một bài toán cụ thể, cần phải có điều kiện
riêng của bài toán, gọi đó là điều kiện đơn trị. Có hai điều kiện đơn trị gồm điều kiện
ban đầu và điều kiện biên:
+ Điều kiện ban đầu (còn gọi là điều kiện thời gian):
Điều kiện ban đầu cho biết đặc điểm của quá trình ở thời điểm ban đầu. Nếu quá
trình là ổn định thì không có điều kiện này.
+ Điều kiện biên: Điều kiện biên cho biết đặc điểm của quá trình xảy ra ở bề mặt
vật.

6. Phương hướng giải bài toán toả nhiệt đối lưu


Bài toán trao đổi nhiệt đối lưu được mô tả bởi hệ phương trình vi phân và các
điều kiện đơn trị. Xét về mặt toán học khi tích phân hệ phương trình trên sẽ cho
nghiệm tổng quát của có chứa các hằng số tích phân. Từ các điều kiện đơn trị sẽ xác
định được các hằng số tích phân và nghiệm của bài toán là hệ số toả nhiệt  sẽ được
xác định. Như vậy về mặt nguyên tắc hệ số toả nhiệt  có thể tìm được bằng phương
pháp giải tích. Tuy nhiên việc tìm  bằng phương pháp lý thuyết như vậy chỉ có thể
thực hiện được trong trường hợp bài toán rất đơn giản, như dòng chảy tầng đẳng
nhiệt không chịu nén trong ống tròn. Hầu hết các trường hợp thực tế tìm hệ số toả
nhiệt  bằng phương pháp giải tích là vô cùng khó khăn vì hệ phương trình vi phân
trao đổi nhiệt đối lưu gồm những phương trình vi phân đạo hàm riêng phức tạp, có
chứa nhiều đại lượng không xác định được. Các đại lượng ràng buộc nhau nhiều lần
trong các phương trình nên hầu như không thể giải được bằng phương pháp giải tích.
- 167 -
Để xác định được  cần phải tìm những phương pháp bổ trợ khác, một trong số đó là
phương pháp đồng dạng.

§3.3. LÝ THUYẾT ĐỒNG DẠNG

1. Xuất phát điểm


Để nghiên cứu một hiện tượng vật lý thường phải dùng hai phương pháp: phương
pháp thực nghiệm và phương pháp lý thuyết.
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp khảo sát hiện tượng thông qua các
phép đo đạc các đại lượng đặc trưng của hiện tượng. Các phép đo được tiến hành với
một hiện tượng cụ thể xảy ra trong điều kiện nhất định. Thông qua các số liệu đo đạc,
có thể đánh giá mối tương quan giữa các đại lượng trong hiện tượng cụ thể đó. Ưu
điểm của phương pháp thực nghiệm là cho kết quả trực tiếp và chính xác, nhưng các
kết quả đó chỉ đúng trong mỗi điều kiện cụ thể riêng biệt, không thể áp dụng cho các
hiện tượng có các điều kiện khác mặc dù chúng có thể có cùng bản chất. Do đó ứng
với mỗi điều kiện khác nhau của một hiện tượng cần phải thiết lập những thực
nghiệm khác nhau làm khối lượng thực nghiệm trở nên rất lớn khiến không thể thực
hiện được. Đó chính là nhược điểm của phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp lý thuyết dựa trên cơ sở những định luật cơ bản (như định luật bảo
toàn năng lượng, bảo toàn khối lượng, bảo toàn động lượng...) thiết lập mối quan hệ
giữa các đại lượng dưới dạng những phương trình vi phân, đó là mô hình toán học
mô tả một tập hợp các hiện tượng có chung bản chất. Nghiệm của các phương trình
vi phân này có dạng tổng quát là họ nghiệm biểu thị quy luật thay đổi chung của các
đại lượng trong hiện tượng. Mỗi hiện tượng cụ thể có những yếu tố đặc trưng riêng
biểu thị bởi những điều kiện đơn trị, căn cứ vào những điều kiện này mà xác định
được mối quan hệ đặc trưng đày đủ của các đại lượng trong hiện tượng cụ thể cần
khảo sát. Đó chính là nghiệm xác định của bài toán. Như vậy phương pháp lý thuyết
có ưu điểm tìm ra quy luật chung của mối quan hệ giữa các đại lượng, có thể áp dụng
cho nhiều hiện tượng cụ thể có cùng bản chất. Tuy nhiên nhiều hiện tượng trong thực
tế biểu thị bởi các phương trình vi phân rất phức tạp không thể giải được. Khi đó
phương pháp lý thuyết trở nên bất lực. Trao đổi nhiệt đối lưu là một trong số trường
hợp trên.
Trao đổi nhiệt đối lưu là một hiện tượng phức tạp mà hai phương pháp trên đều
không đem lại kết quả mong muốn là xác định hệ số toả nhiệt trong mọi trường hợp
cần thiết. Để tìm hệ số toả nhiệt  cần phải tìm các phương pháp khác kết hợp. Có
hai phương pháp có thể sử dụng để kết hợp là phương pháp phân tích thứ nguyên hay
biến số tổng quát và phương pháp đồng dạng. Các nước tư bản như Mỹ, Anh, Úc...
thường dùng phương pháp biến số tổng quát, về bản chất cũng như phương pháp
phân tích thứ nguyên. Nga và các nước Đông âu thường dùng phương pháp đồng
dạng. Điều lý thú là các phương pháp này đều quy về các biến tổng quát không thứ
nguyên sau này chúng ta gọi là các Tiêu chuẩn đồng dạng. Ở đây sẽ trình bày phương
pháp đồng dạng.
Phương pháp đồng dạng dựa trên nguyên tắc cơ bản đồng dạng hình học như sau:
Khi hai hình tam giác đồng dạng với nhau thì tất cả các cặp cạnh tương ứng tỷ lệ với
nhau theo một hệ số tỷ lệ gọi là hằng số đồng dạng. Như vậy từ một hình tam giác
- 168 -
ban đầu có thể xác định được hình tam giác khác đồng dạng với nó qua hệ số tỷ lệ.
Như vậy với hai tam giác đồng dạng chỉ có một yếu tố đồng dạng là hệ số tỷ lệ giữa
các cặp cạnh tương ứng. Nhưng nếu xét hai hình tứ giác đồng dạng nhau thì ngoài hệ
số tỷ lệ của các cặp cạnh tương ứng còn cần có thêm các góc tương ứng phải bằng
nhau... nghĩa là số lượng yếu tố đồng dạng hình học sẽ tăng dần theo mức độ phức
tạp của các hình... Tóm lại từ đồng dạng hình học có thể rút ra kết luận là nếu một
hình ban đầu không thể đo trực tiếp được thì vẫn có thể khảo sát được các tính chất
của nó thông qua việc khảo sát một hình thứ hai đồng dạng với nó khi biết đủ các yếu
tố đồng dạng của chúng. Đó là ý tưởng xuất phát của các nhà khoa học khi nghiên
cứu các hiện tượng vật lý.
Từ nguyên tắc cơ bản đó có thể phát triển cho sự đồng dạng các hiện tượng vật lý
nhưng sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài các yếu tố hình học còn có rất nhiều yếu tố
khác đặc trưng cho hiện tượng, như các đại lượng vật lý có mặt trong hiện tượng, quy
luật mô tả hiện tượng và các điều kiện hiện tượng xảy ra. Bởi vậy đồng dạng các hiện
tượng vật lý bao gồm đồng dạng hình học và đồng dạng các đại lượng vật lý, đồng
dạng các quy luật mô tả hiện tượng và đồng dạng các điều kiện xảy ra. Do tính chất
phức tạp đó mà cần phải phân loại các hiện tượng trên cơ sở xây dựng các khái niệm
cơ bản sau.

2. Các khái niệm cơ bản

a. Lớp
Lớp là tập hợp các hiện tượng giống nhau về bản chất vật lý và cùng được mô tả
bởi các phương trình giống nhau về nội dung và cách viết.
Thí dụ, tất cả các hiện tượng dẫn nhiệt không ổn định của các loại vật rắn khác
nhau đã khảo sát ở trên đều nằm trong cùng một lớp. Đó là lớp các hiện tượng dẫn
nhiệt không ổn định vì chúng có cùng bản chất vật lý và cơ cấu quá trình và cùng
được diễn tả bởi phương trình:
t
= a.2 t

Tất cả các quá trình dẫn nhiệt ổn định qua các vách phẳng, vách trụ... được biểu
thị bằng phương trình:
2 t = 0
đều nằm trong cùng một lớp: lớp các hiện tượng dẫn nhiệt ổn định.

b. Nhóm
Nhóm là tập hợp những hiện tượng nằm trong cùng một lớp nhưng có cùng kiểu
điều kiện đơn trị như nhau. Các điều kiện này chỉ khác nhau về trị số.
Thí dụ:
- Các hiện tượng dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 1 qua các loại vách phẳng
có kích thước khác nhau thuộc cùng một nhóm,
- Các hiện tượng dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 3 qua các vách trụ khác
nhau thuộc cùng một nhóm..

c. Hiện tượng đồng dạng

- 169 -
Hiện tượng đồng dạng là những hiện tượng trong cùng một nhóm, trong đó tất cả
các đại lượng cùng tên tỷ lệ với nhau theo hằng số đồng dạng.
Hằng số đồng dạng là hệ số tỷ lệ giữa hai đại lượng cùng tên tương ứng và có
đặc điểm là phải thoả mãn chính ngay mối quan hệ giữa các đại lượng mô tả các quá
trình, nên chúng có quan hệ ràng buộc nhau và không thể chọn tuỳ ý.

d. Tiêu chuẩn đồng dạng


Tiêu chuẩn đồng dạng là tổ hợp không thứ nguyên của các đại lượng vật lý được
rút ra từ hệ phương trình vi phân diễn tả hai hiện tượng đồng dạng, phản ánh mối
quan hệ ràng buộc của các hằng số đồng dạng và có giá trị như nhau. Có hai loại tiêu
chuẩn đồng dạng là tiêu chuẩn xác định và tiêu chuẩn không xác định. Tiêu chuẩn
xác định bao gồm các đại lượng đã cho, tiêu chuẩn không xác định có chứa ít nhất
một đại lượng chưa biết.

3. Ba định lý đồng dạng

a. Định lý 1
Khi hai hiện tượng đồng dạng với nhau thì các tiêu chuẩn đồng dạng tương ứng
sẽ bằng nhau.
Gọi các tiêu chuẩn đồng dạng của hiện tượng thứ nhất là K1 ’, K2 ’, K3’... Các tiêu
chuẩn đồng dạng cùng tên của hiện tượng thứ hai là K1 ”, K2 ”, K3 ”.... Theo định lý 1
khi hai hiện tượng đồng dạng với nhau thì: K1 ’ = K1 ”; K2 ’ = K 2 ”; K3 ’= K3 ”, ..., Ki’ =
Ki ”.

b. Định lý 2
Giữa các tiêu chuẩn đồng dạng rút ra từ hệ phương trình vi phân mô tả hiện
tượng luôn luôn tồn tại mối quan hệ trong đó có chứa nghiệm cần tìm của hệ phương
trình vi phân đó.
Từ định lý 2 thấy rằng các tiêu chuẩn đồng dạng được xây dựng từ phương trình
vi phân luôn luôn có quan hệ với nhau, mối quan hệ đó gọi là phương trình tiêu
chuẩn. Trong phương trình tiêu chuẩn có chứa tiêu chuẩn xác định và không xác
định. Nghiệm cần tìm của phương trình vi phân nằm trong tiêu chuẩn không xác
định. Như vậy để tìm nghiệm của phương trình vi phân không nhất thiết phải tích
phân các phương trình vi phân, mà chỉ cần xác định mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn
đồng dạng, tức là xác định phương trình tiêu chuẩn. Trong đó nghiệm phải tìm nằm
trong tiêu chuẩn không xác định là hàm của các tiêu chuẩn còn lại. Trong toả nhiệt
đối lưu tiêu chuẩn có chứa hệ số toả nhiệt là K , đó là tiêu chuẩn không xác định. Từ
định lý hai có thể viết:
K  = f (K1 , K2 , K3 ...)
Từ đó giải ra nghiệm cần tìm là hệ số toả nhiệt . Phương trình tiêu chuẩn f(Ki)
được xác định bằng thực nghiệm và là phương trình đại số.

c. Định lý 3
Điều kiện cần và đủ để các hiện tượng đồng dạng với nhau là:
- Có cùng loại điều kiện đơn trị như nhau, các đại lượng cùng tên tỷ lệ với nhau
- Các tiêu chuẩn đồng dạng tương ứng bằng nhau.
- 170 -
Như vậy để tìm nghiệm của bài toán, cần phải thiết lập đầy đủ các tiêu chuẩn
đồng dạng đặc trưng cho hiện tượng, rồi xác định dạng của phương trình tiêu chuẩn.
Để thiết lập các tiêu chuẩn đồng dạng phải dựa vào hệ phương trình vi phân mô tả
hiện tượng. Dạng của phương trình tiêu chuẩn được xác định thông qua thực nghiệm.

d. Ý nghĩa của lý thuyết đồng dạng


- Lý thuyết đồng dạng là một khoa học bổ trợ, nó không phải là phương pháp
nghiên cứu độc lập. Bản thân lý thuyết đồng dạng không thể giải được bài toán toả
nhiệt đối lưu, mà nó phải dựa vào hệ phương trình vi phân toả nhiệt đối lưu.
- Lý thuyết đồng dạng chỉ ra phương hướng giải bài toán toả nhiệt đối lưu, là xây
dựng các tiêu chuẩn đồng dạng và tìm phương trình tiêu chuẩn.
- Lý thuyết đồng dạng chỉ ra phương hướng thiết lập thực nghiệm để xác định
quan hệ giữa các tiêu chuẩn đồng dạng, đó là phương trình tiêu chuẩn.

4. Các tiêu chuẩn đồng dạng quan trọng


Từ hệ phương trình vi phân trao đổi nhiệt đối lưu, có thể thiết lập một số tiêu
chuẩn đồng dạng quan trọng sau:
a. Tiêu chuẩn Nuyxen (Nusselt): Nu
Xét hai hiện tượng toả nhiệt tại bề mặt đồng dạng nhau được mô tả bởi hai
phương trình toả nhiệt như nhau:
t'
't' = - ' (a)
n'
t"
"t" = - " (b)
n"

Do đồng dạng nên có các hệ số tỷ lệ của các đại lượng tương ứng:
' t' t' ' '
= C ; = = Ct ; = C ; = CL (c)
" t" t" " "

Từ (c) rút ra:


' t ' t' ' '
" = ; t" = ; t" = ; " = ; "  (d)
C Ct Ct C CL

Thay các đại lượng từ (d) vào (b) sẽ được:

' t' '  t ' / C t 


.  .
C Ct C   n' / C L 
 C  .C t  t'
hay là: 
C C C
 't' = - '
 (e)
  t L  n'
 C 
So sánh (e) với (a), rút ra:    = 1,
C C
  L
'.L' ".L"
hay là:  = idem (như nhau).
' "
.L
Đặt = Nu, gọi là tiêu chuẩn Nuyxen:

- 171 -
.L
Tiêu chuẩn Nuyxen: Nu = (3.7)

Nu đặc trưng cho cường độ toả nhiệt đối lưu giữa bề mặt vật rắn và chất lỏng, vì
 chưa biết nên Nu luôn là tiêu chuẩn không xác định.

b. Tiêu chuẩn Râynôn (Reynolds): Re


Xét hai hiện tượng là hai dòng chảy chuyển động đồng dạng nhau. Nếu không kể
lực trọng trường và lực áp suất thì phương trình chuyển động (2.5) trở thành:

Dw  2
  w
d 

thay / =  và viết phương trình chuyển động chỉ cần theo một hình chiếu tốc độ
cho mỗi dòng chảy:

Dòng chảy 1:
w' x (w' x ).w' x (w' x ).w' x (w' x ).w' x   2 w' x  2 w' x  2 w' x 
+ + + = '    

(a')
' x' y' z'  x' y' z' 

Dòng chảy 2:
w' ' (w' ' x ).w' ' x (w' ' x ).w' ' x (w' ' x ).w' ' x   2 w' ' x  2 w' ' x  2 w ' ' x 
+ + + = '     (b')

' ' x' ' y ' ' z' '  x' ' y' ' z' ' 

Do hai dòng chảy đồng dạng nhau nên có các hằng số đồng dạng:
w' x ' ' x' y ' z '
= C w; = C ; = C;   = CL.
w" x " " x" y " z "
w' x ' ' x' y' z'
Rút ra: w'' x = ; " = ; " = ; x" = ; y" = ; z" = .
Cw C C CL CL CL

Thay các đại lượng trên vào (b’) sẽ được:


C  w' x C L  (w' x ).w' x (w' x ).w' x (w' x ).w' x 
.  2 .    =
C w ' Cw  x' y' z' 
2  2 2 2 
CL  w' x  w' x  w' x 
= .' .    (c')
C  .C w  x' y' z' 

So sánh (c’) với (a’) sẽ thấy:


C CL C 2L
= =
Cw C 2w C w .C 
Nếu dòng chảy ổn định chỉ cần hai số hạng sau của đẳng thức trên bằng nhau, tức là:
 C L .C w  w'.L' w".L"
  =1 hay  = idem
 C  ' "
  

- 172 -
w.L
Đặt = Re gọi là tiêu chuẩn Râynôn:

w.L
Re = (3.8)

Re đặc trưng cho chế độ chảy của chất lỏng.

Trong đối lưu cưỡng bức, w biết trước nên Re xác định được. Trong đối lưu tự
do Re là không xác định được nên không có mặt trong phương trình tiêu chuẩn.
Tiến hành tương tự như trên rút ra các tiêu chuẩn sau:

c. Tiêu chuẩn Pơrăng (Prandtl): Pr



Pr = (3.9)
a
trong đó:  hệ số nhớt (m 2 /s), a hệ số khuếch tán nhiệt độ (m2 /s).

Pr biểu thị mức độ đồng dạng giữa trường tốc độ và trường nhiệt độ trong chất
lỏng. Pr là tiêu chuẩn xác định vì luôn được biết trong điều kiện đơn trị.
Tỷ số (PrL /Pr m) biểu thị ảnh hưởng của chiều hướng truyền nhiệt nên cũng được
coi như một tiêu chuẩn. PrL là Pơrăng của chất lỏng ở nhiệt độ dòng chảy, Pr m là
Pơrăng của chất lỏng ở nhiệt độ lớp biên.

d. Tiêu chuẩn Grát xốp (Grashof): Gr


.g.L3 .t
Gr = (3.10)
2
trong đó:
1
 - hệ số giãn nở nhiệt,  = đối với chất khí;
T
g - gia tốc trọng trường (m 2 /s);
L - kích thước xác định (m);
t - độ chênh nhiệt độ giữa bề mặt vách và chất lỏng;
 - hệ số nhớt (m 2 /s).
Gr đặc trưng cho quan hệ giữa lực nâng bởi dộ chênh nhiệt độ t và lực ma sát do
tính nhớt . Gr chỉ có mặt trong đối lưu tự do.

e. Tiêu chuẩn Phuriê (Fourier): Fo


a .
Fo = (3.11)
L2
trong đó:
a - hệ số khuếch tán nhiệt độ (m 2 /s);
 - thời gian (s);
L - kích thước xác định (m).
Fo đặc trưng cho tỷ số lượng nhiệt dẫn và lượng nhiệt tích tụ trong vật rắn trong
chế độ nhiệt không ổn định, gọi là thời gian không thứ nguyên.

f. Tiêu chuẩn Bi ô (Biot): Bi

- 173 -
.L
Bi = (3.12)

trong đó:
 - hệ số toả nhiệt (W/m 2 độ);
 - hệ số dẫn nhiệt của vật rắn (W/mđộ);
L - kích thước xác định (m).
Tiêu chuẩn Bi là tỷ số giữa nhiệt trở dẫn nhiệt bên trong vật và nhiệt trở toả nhiệt
trên bề mặt vật, chỉ có mặt trong bài toán dẫn nhiệt không ổn định điều kiện biên loại
3.

5. Phương trình tiêu chuẩn

Quá trình toả nhiệt đối lưu ổn định được đặc trưng bởi các tiêu chuẩn: Nu, Re,
Gr, Pr. Từ các định lý đồng dạng cho thấy các tiêu chuẩn trên có một mối quan hệ
với nhau, đó là phương trình tiêu chuẩn.
Phương trình tiêu chuẩn tổng quát trong đối lưu ổn định có dạng:
Nu = f(Re, Gr, Pr) (3.13a)

Trong đối lưu cưỡng bức:


Nu = f(Re, Pr) (3.13b)

Trong đối lưu tự nhiên:


Nu = f(Gr, Pr) (3.13c)

Đối với chất khí, Pr là hằng số nên không có mặt trong phương trình:
Chất khí đối lưu cưỡng bức:
Nu = f(Re) (3.13d)

Chất khí đối lưu tự do:


Nu = f(Gr) (3.13e)

Dạng cụ thể của phương trình tiêu chuẩn được xác định bằng thực nghiệm.

6. Nhiệt độ và kích thước xác định


a. Nhiệt độ trung bình của chất lỏng
Trong bài toán toả nhiệt đối lưu, nhiệt độ của chất lỏng có thể thay đổi theo thiết
diện ngang của dòng chảy, hoặc theo chiều dòng chảy. Khi đó cần phải tính nhiệt độ
trung bình của chất lỏng.
Nhiệt độ trung bình theo thiết diện ngang của dòng chảy, nếu nhiệt dung riêng c
và mật độ  là hằng số:

tTB(F) =
Ft.w.dF =
Ft.w.dF
Fw.dF V
trong đó: F - diện tích thiết diện ngang (m2 ); w - tốc độ dòng chảy thay đổi trên thiết
diện (m/s); V - lưu lượng thể tích (m 3 /s).
Nhiệt độ trung bình theo chiều dòng chảy:
- 174 -
t '  t"
tTB(L) = t m 
 t ' t m 
ln  
 t"t m 
trong đó: t’, t” - nhiệt độ trung bình theo thiết diện tương ứng tại đầu vào và đầu ra;
t m - nhiệt độ mặt vách.
Dấu (+) khi chất lỏng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bề mặt vách.
Dấu (-) khi nhiệt độ chất lỏng thấp nhiệt độ bề mặt vách.

b. Nhiệt độ và kích thước xác định


Trong bài toán tỏa nhiệt đối lưu các thông số vật lý của chất lỏng như , , cP ,
... phụ thuộc vào nhiệt độ, một số tiêu chuẩn đồng dạng có chứa kích thước L. Bởi
vậy cần chọn nhiệt độ và kích thước để phép tính cho sai số nhỏ nhất. Nhiệt độ và
kích thước được chọn đó gọi là nhiệt độ và kích thước xác định.
Tuỳ thuộc điều kiện của bài toán cụ thể mà nhiệt độ xác định có thể được chọn
là:
- Nhiệt độ trung bình của mặt vách t m.
tL  tm
- Nhiệt độ trung bình của lớp biên: t = .
2
- Nhiệt độ trung bình theo chiều dòng chảy.
Kích thước xác định là:
- Đường kính trong ống, nếu dòng chảy trong ống tròn.
4F
- Đường kính thuỷ lực d = (F diện tích thiết diện, C là chu vi ướt).
C
- Đường kính ngoài ống, nếu dòng chảy cắt ngang ống.
- Kích thước tấm theo chiều dòng chảy, nếu dòng chảy trên mặt tấm.

$3.4. PHƯƠNG TRÌNH TIÊU CHUẨN TOẢ NHIỆT ĐỐI LƯU

1. Khi đối lưu cưỡng bức

a. Chất lỏng chảy dọc tấm


+ Khi Re > 4.10 4 Nu L = 0,037.ReL0,3 . Pr0,43 .(Pr l/Pr m)0,25 (3.14)

+ Khi Re < 4.10 4 Nu L = 0,66.ReL0,5 .Pr 0,43


.(Prl/Pr m)0,25 (3.15)

b. Đối với không khí


+ Khi Re > 4.10 4 Nu L = 0,032.Re0,8 (3.16)

+ Khi Re < 4.10 4 Nu L = 0,57.ReL0,5 (3.17)

2. Toả nhiệt đối lưu tự nhiên


Toả nhiệt được xác định bởi tích (Gr.Pr).

a. Không gian rộng: Vách đặt đứng hoặc ống đặt đứng:

- Vách - ống đặt đứng:


- 175 -
Khi 10 3 < (Gr.Pr) < 10 9 : chất lỏng chảy tầng
Nu L = 0,76(Gr.Pr)L0,25.(Prl/Pr m)0,25 (3.18)

Khi 10 9 < (Gr.Pr): chất lỏng chảy rối


Nu L = 0,15(Gr.Pr)L 0,33 .(Prl /Pr m)0,25 (3.19)

- Vách - ống đặt nằm:


Khi 10 3 < (Gr.Pr) < 10 8 :
Nu L = 0,5(Gr.Pr)L0,25.(Prl /Pr m)0,25 (3.20)

b. Trong không gian hẹp


Chất lỏng ở khe hẹp giữa hai tấm, giữa hai ống lồng nhau. Quá trình phức tạp có thể
tính tương đương với quá trình dẫn nhiệt qua vách là chất lỏng, hình 2.2.
 td
Vách phẳng: q= (t m1 - t m2) (3.21)

(t m1  t m 2 )
Vách trụ: q = (3.22)
1 d
ln 2
2 td d1
Với: tđ = . 

trong đó:  là hệ số dẫn nhiệt của chất lỏng;   là hệ


số hiệu chỉnh:  = f(Gr.Pr).
Khi (Gr.Pr) < 10 3 thì:   = (Gr.Pr)
Khi 10 3 < (Gr.Pr) < 10 6 thì  = 0,105(Gr.Pr)0,3
Khi 10 < (Gr. Pr) < 10 thì  = 0,4(Gr. Pr)0,2
6 10 Hình 2.2

3. Công thức toả nhiệt đơn giản


Trong xây dựng do nhiệt độ không khí thay đổi không lớn lắm nên toả nhiệt giữa bề
mặt cấu kiện và không khí được coi là chỉ phụ thuộc vào tốc độ gió. Bởi vậy công
thức toả nhiệt sẽ được đơn giản hoá theo tốc độ gió w (m/s):
- Toả nhiệt trong phòng mở cửa:  = 4,3 + 3,8w0,8 (kcal/m2 h.0 C)
- Kết cấu là tường:  = 5 + 10w0,5 (kcal/m2 h. 0C)
- Mái:  = 7,5 + 2,2w (kcal/m 2h. 0C) (3.23)

Thí dụ
Tấm bêtông phẳng dài L = 5 m nhiệt độ mặt tấm 60 0C. Không khí có nhiệt độ
0
20 C chuyển động dọc tấm với tốc độ w = 3 m/s.
Xác định hệ số toả nhiệt, mật độ dòng nhiệt giữa tấm và không khí. Chọn một
trong các phương trình sau:
a. Nu = 0,037.Re0,3 .Pr0,43(Pr L/Pr m)0,25
b. Nu = 0,032.Re0,8

Giải

- 176 -
Kích thước xác định là L = 5 m, chọn nhiệt độ xác định là nhiệt độ trung bình
của lớp biên: (60 0 C + 20 0 C)/2 = 40 0 C.
Ở nhiệt độ 40 0 C, tra bảng không khí có các thông số sau:
 = 16,96.10 -6 m 2 /s;  = 2,76.10 -2 W/mđộ; Pr = 0,609.
Tính Re:
Re = w.L/ = 3.5/(16,96.10 -6 ) = 884433,9.
Do Re > 2300 nên dòng không khí ở chế độ chảy rối. Đối với chất khí Pr là hằng
số nên trong phương trình tiêu chuẩn không có mặt Pr, bởi vậy chọn phương trình (b)
để tính.
Tính Nu:
Nu = 0,032.Re0,5 = 0,032.(884433,9)0,8 = 1830,13.
Mà: Nu = .L/.
Vậy hệ số toả nhiệt :
 = Nu./L = 1830,13.2,76.10 -2 /5 = 10,1 W/m 2 độ
Mật độ dòng nhiệt:
q = .t = 10,1.(60 - 20) = 404 W/m 2

$3.5. TRAO ĐỔI NHIỆT ĐỐI LƯU KHI CÓ BIẾN ĐỔI PHA

1. Khái niệm
Trao đối nhiệt đối lưu khi có biến đổi pha là quá trình trao đổi nhiệt trong đó có sự
biến đổi giữa hai trạng thái lỏng và hơi . Trao đổi nhiệt khi có sự biến đổi pha lỏng thành
hơi gọi là tỏa nhiệt khi sôi, khi có sự biến đổi hơi thành lỏng gọi là tỏa nhiệt khi ngưng. Khi
chất lỏng có biến đổi pha, luôn xuất hiện lượng nhiệt biến đổi pha, nên lượng nhiệt trao đổi
của quá trình rất lớn đồng thời kèm theo nhiều đặc điểm khác với trao đổi nhiệt đối lưu khi
không có biến đổi pha.

Trị số hệ số toả nhiệt điển hình trong các chất lỏng có biến đổi pha như sau (W/m2K)
Chất lỏng Hệ số toả nhiệt
Các chất lỏng đối lưu không biến đổi pha 100 - 200
Các chất lỏng khi sôi 2000 – 35.000
Các chất lỏng khi ngưng 2000 – 25.000

Nước sôi
Trong bể hoặc thùng chứa 2500 3500
Chảy trong ống 5000 100.000

Hơi nước ngưng


Bề mặt đặt đứng 4000 11.000
Ngoài ống nằm ngang 9500 25.000

- 177 -
Do hệ số toả nhiệt khi có biến đổi pha có trị số rất lớn nên nó được ứng dụng trong kỹ
thuật quan trọng

2. Trao đổi nhiệt khi ngưng

Quá trình trao đổi nhiệt khi có sự biến đối pha từ hơi thành lỏng gọi là tỏa nhiệt khi
ngưng. Quá trình ngưng hơi có thể xảy ra trên bề mặt vật rắn, hoặc ngay trong thể tích chất
hơi. Trong các nhà máy nhiệt điện, hơi nước sau khi ra khỏi tua bin được đưa tới bình
ngưng để ngưng thành nước, ngưng hơi môi chất lạnh ở các dàn nóng các thiết bị lạnh... là
các quá trình ngưng tụ trên bề mặt rắn. Sự hình thành các đám mây, rồi mây tụ lại thành
mưa rơi xuống là quá trình ngưng tụ hơi nước trong khối thể tích không khí ẩm.

Ngưng hơi trên bề mặt vật rắn thường được áp dụng nhiều trong kỹ thuật. Quá trình
ngưng hơi trên bề mặt vật rắn chỉ có thể xảy ra khi có đủ hai điều kiện:
- Nhiệt độ bề mặt vật rắn phải nhỏ hơn nhiệt độ của hơi bão hòa tiếp xúc với bề mặt
vật rắn
- Trên bề mặt vật rắn phải có các tâm ngưng tụ. Các tâm ngưng tụ có thể là các bọt
khí, các hạt bụi hoặc độ nhám của bề mặt vật rắn.

Tùy theo trạng thái bề mặt và tính dính ướt của chất lỏng, quá trình ngưng hơi trên bề
mặt vật rắn có thể có hai chế độ ngưng : ngưng màng và ngưng giọt.

- Ngưng màng: Khi chất lỏng dính ướt hoàn toàn bề mặt vật rắn, góc dính ướt nhỏ hơn
/2, chất
lỏng ngưng tụ sẽ liên kết với nhau tạo thành một lớp màng lỏng.
- Ngưng giọt: Khi chất lỏng không dính ướt bề mặt vật rắn, khi mặt vặt rắn nhẵn bóng
hoặc có lớp mỏng dầu mỡ trên bề mặt, chất lỏng sẽ ngưng thành các giọt riêng rẽ.

$3.6. TOẢ NHIỆT KHI NGƯNG MÀNG

Phương pháp xác định toả nhiệt khi ngưng màng trên tấm đứng được Nusselt đề suất
lần đầu tiên.
Xét bề mặt phẳng đặt đứng có nhiệt độ tm đặt trong hơi bão hòa có nhiệt độ Ts . Khi
nhiệt độ bề mặt nhỏ hơn nhiệt độ bão hoà của hơi (T m<TS), hơi sẽ thải nhiệt cho bề mặt
vách và ngưng lại thành lỏng.
Nếu chất lỏng ngưng dính ướt hoàn toàn với bề mặt vách thì các giọt nước ngưng sẽ
liên kết nhau thành một màng nước ngng, chuyển động xuống phía dưới.

- 178 -
Hình 3.1. Màng chất lỏng ngng trên mặt đứng và các lực tác dụng trên phân tố

Tại vi trí x màng nước ngưng có chiếu dày là x. Dòng nhiệt truyền giữa hơi và bề mặt
tại x theo công thức Newton và Phurie :

k
q  hx(Ts - Tm )  - (Ts - Tm ) (3.24)
δ

trong đó : hx là hệ số tỏa nhiệt cục bộ tại vị trí x .


k là hệ số dẫn nhiệt của nước ngng.

Hệ số tỏa nhiệt khi ngưng cần xác định là

k
h  (3.25)
δ

Để xác định hệ số tỏa nhiệt cần biết chiều dày  của màng nước.

Tách phân tố chất lỏng dày dx nằm giữa y và . Phân tố chịu các lực tác dụng:

- trọng lực : g (  y)dx


du
- lực ma sát chất lỏng phía trái :  dx
dx
- lực đẩy thay thế của hơi: ρh g δ  y dx
- lực ma sát với hơi trên bề mặt tại y = , được bỏ qua vì rất nhỏ.

Do cân bằng nên:

du
g (  y )dx   dx   h g   y dx
dx
(3.26)

Tích phân với điều kiện biên y = 0  u = 0, sẽ được:


- 179 -
   h   y2 
(3.27)
u g   . y  
  2 

Lưu lượng màng chất lỏng tại x:

     h   y2      h g 3
(3.28)
G   udy   g   . y  dy 
0 0   2  3

Nếu coi phân bố nhiệt độ trong vách là tuyến tính thì dòng nhiệt qua vách trên diện
tích dx.1 :

t t S  tm
q x   kdx  kdx (3.29)
y y 0

Chiếu dày màng nước ngưng từ x đến x+dx sẽ tăng từ  đến + d do nước ngưng tụ.
Lượng nước ngưng thêm vào làm thay đổi lưu lượng dòng chất lỏng:

dG dG d d       h g 3  d
dG x  dx     dx
dx d dx d  3  dx (3.30)
    h g 2 d

Lượng nhiệt qx vách lấy đi trong (3.29) bắt buộc phải bằng độ tăng lưu lượng dòng dGx
nhân với nhiệt ngưng tụ rh của hơi:

    h g 2 d T  Tm
dGx rh  rh  kdx S (3.31)
 
tích phân phương trình trên với điều kiện biên x = 0   = 0 sẽ được:
1/ 4
 4  .k .x(TS  Tm ) 
   (3.32)
 g .rh  (    h ) 

Thay (2.9) vào (2.2) sẽ được hệ số toả nhiệt cục bộ tại x:

1/ 4
  (    h ) g .rh k 3 
hx    (3.33)
 4  .x(TS  Tm ) 

Hệ số toả nhiệt trung bình trên mặt vách:

- 180 -
1/ 4 1/ 4
1 L 1 L   (    h ) g .rh k 3    (    h ) g .rh k 3 
h   hx dx     dx 0,943  (3.34)
L 0 L 0  4  .x(TS  Tm )   L (TS  Tm ) 

Có thể biểu thị ở dạng phơng trình tiêu chuẩn :

1/ 4
h.x   (    h ) g .rh k 3 
Nu    (3.35)
k  4 .k (TS  Tm ) 

Thực tế thay đổi nhiệt độ trong màng lỏng có thể không tuyến tính, Rohsenow đề suất ảnh
hưởng đó bằng ' :

h' = h + 0,68c(TS - Tm)

Trong đó c là nhiệt dung riêng của chất lỏng.

Các tính chất vật lý trong các công thức trên căn cứ tại nhiệt độ xác định t = (ts+t m)/ 2

Toả nhiệt trên ống ngang theo Nusselt :

1/ 4
  (    h ) g .rh k 3 
h  0,725  (3.36)
  .d (TS  Tm ) 

Trong đó d là đường kính của ống.


Khi tính toán cho dàn ống ngang có n ống có thể dùng (2.13) với đường kính là nd :

Nếu tấm phẳng có kích thước đủ lớn, màng ngưng có thể chảy rối được đánh giá bởi Re tới
hạn:

DW 4 fW
Re   (3.37)
L U L

Trong đó: D là đường kính thuỷ lực, f diện tích tiết diện dòng chảy, W tốc độ,  mật độ, U
chu vi ướt,  hệ số nhớt động lực.

Do
G = .Wf
nên

4G
Re  (3.38)
U L

ở đây G là lu lợng qua diện tích riêng của màng chất lỏng.

- 181 -
Với tấm đứng có bề cao 1 m, U = 1; ống đứng U = d. Re tới hạn khoảng 1800. Số Re
có thể tính theo lưu lượng khối lượng trên một đơn vị chiều cao vách đứng m:

4m
Re L 
L

Lượng nhiệt truyền đi theo lưu lượng khối lượng lỏng ngưng :

q  hF (TS  Tm )  G.rh (3.39)

G là lượng nước ngưng:

q h.F (TS  Tm )
G  (3.40)
rh rh

4hF (TS  Tm )
Re L  (3.41)
rh .U L

Vì F = l.b ( h chiều cao, b chiều rộng của vách); U = b

4 h.l (TS  Tm )
Re L  (3.42)
rh . L

Tấm đặt nghiêng góc  với mặt ngang thì thay g bằng g' = gsin.

$3.7. NGƯNG MÀNG TRONG ỐNG NẰM NGANG

Ngưng màng được áp dụng để tính toán toả nhiệt trong các ống bộ ngưng thiết bị lạnh
như điều hoà không khí. Chato đề nghị biểu thức tính để tính toả nhiệt trong ống ngang có
môi chất lạnh tốc độ thấp:
1/ 4
  (    h ) g .rh k 3 
h  0,555  (3.43)
 .d (t S  t m ) 

dG
khi Re   35000
h
Khi tốc độ dòng cao, Akers, Deans, Crosser đề nghị :

hd
 0,026 PrL1/ 3 Re 0hh,8 (3.44)
kL

- 182 -
ở đây Rehh là số Reynolds của hỗn hợp :

1/ 2
d    
Re hh  G L  Gh  L   (3.45)
L   h  

GL và Gh là lưu lượng khối lượng lỏng và hơi tính ở tiết diện đầu vào.

Công thức (3.45) phù hợp khoảng 50% với số liệu thực nghiệm khi:

dGh dGh
Re h   20000 , Re L   5000
h L

Thí dụ: Tấm phẳng vuông 30x30 cm đặt đứng trong hơi nước bão hoà có áp suất khí
quyển. Nhiệt độ tấm tm = 980C. Tính lượng nhiệt ngưng và lượng hơi ngưng sau 1 giờ.

Giải:
Nhiệt độ xác định của màng lỏng: TL = (100+98)/2 = 990C ; tra ra L = 960 kg/m3; L =
2,82.10-4 kg/m.s ; L= 0,68 W/m0C. Do mật độ hơi rất nhỏ so với nước nên:

L (L -h) = L2

Re phụ thuộc vào lưu lượng nước ngưng chưa biết. Giả sử màng nước ngưng chảy tầng. ở
áp suất khí quyển có:

TS = 1000C , rh = 2255 kJ/kg. Từ (2.11) tính được:


1/ 4 1/ 4
  (    h ) g .rh k 3   960 2.9,8.2,255.10 6.0,683 
h  0,943   0,943 4   13,159.W / m 2 .0 C
 .d (TS  Tm )   0,3.2,82.10 (100  98) 

Kiểm tra Re theo (2.19)

4h.F (TS  Tm ) 4.13,15.0,3.(100  98)


Re L    49,6
rh .U L 2,255 .10 6.2,82.10 4

Vậy dòng chảy màng lỏng là chảy tầng nên phù hợp.

Lượng nhiệt hơi ngưng toả ra:

q  h.F (TS  Tm )  13,150.0,32 (100  98)  2367.W

Lượng nước ngưng:

- 183 -
q 2367
G  6
 1,05.10 3.kg / s
rh 2,255.10

$3.8. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TOẢ NHIỆT KHI NGƯNG

1. Ảnh hưởng của các khí không ngưng lẫn trong hơi

Các khí không ngưng có mặt trong hơi là một vấn đề hết sức quan trọng vì nó làm tỏa
nhiệt khi ngưng giảm đi rất mạnh. Trong quá trình ngưng hơi, các khí không ngưng sẽ di
chuyển tới bề mặt vách, tạo thành lớp màng khí cản trở việc tiếp xúc của hơi với bề mặt
vách để ngưng tụ thành lỏng.
Ngoài ra nhiệt trở của chất khí nói chung là rất lớn nên làm giảm mạnh cường độ trao
đổi nhiệt giữa hơi và bề mặt vách.
Thí nghiệm đã chứng tỏ rằng nếu trong hơi có lẫn 1 % không khí thì hệ số tỏa nhiệt có
thể giảm khoảng 60%. Do đó ở các thiết bị ngưng hơi cần phải bố trí thêm thiết bị hút
không khí tạo độ chân không cao và phải được tiến hành hút chân không theo định kỳ.

2. Ảnh hưởng của hơi quá nhiệt

Khi hơi ngưng là hơi quá nhiệt thì hơi bão hòa có mặt chỉ ở sát bề mặt vách tại đó xảy
ra quá trình ngưng tụ. Do nhiệt để biến đổi hơi quá nhiệt thành lỏng bao gồm lượng nhiệt
giảm nhiệt độ quá nhiệt thành bão hoà khô rqn và nhiệt hoá hơi r, là lớn hơn nhiệt ngưng
thuần tuý của hơi bão hoà nên lượng nhiệt lấy đi lớn hơn. Nói cách khác toả nhiệt sẽ lớn
lên. Trờng hợp độ quá nhiệt nhỏ, sự sai khác này không lớn lắm trong tính toán thực tế có
thể bỏ qua.

3. Ảnh hưởng của trạng thái bề mặt

Tỏa nhiệt khi ngng hơi phụ thuộc vào trạng thái bề mặt. Nếu bề mặt nhẵn bóng hoặc có
bám dầu mỡ thì ngưng giọt có thể xảy ra, khi đó hệ số tỏa nhiệt tăng. Ngược lại bề mặt xù
xì, nhám có phủ lớp ô xít thì do trở lực tăng làm chiều dày màng nước ngưng tăng, do đó
hệ số tỏa nhiệt sẽ giảm. Mặt khác do nhiệt trở của lớp oxit bề mặt làm trao đổi nhiệt giảm.

4. Ảnh hưởng của tốc độ và hớng chuyển động của dòng hơi

Tốc độ của dòng hơi có ảnh hưởng đến tỏa nhiệt khi ngưng khi màng lỏng chảy tầng
cũng như chảy rối. Nếu dòng hơi chuyển động có tốc độ đủ lớn, ma sát giữa hơi và mặt
ngoài màng ngưng sẽ làm thay đổi phân bố tốc độ trong lớp màng lỏng và bề dày của
màng. Khi đó sẽ làm toả nhiệt thay đổi. Mặt khác, tốc độ của dòng hơi có thể gây xáo trộn,
làm chế độ chảy của màng ngưng mất ổn định, làm tăng nhanh quá trình chuyển từ chế độ
chảy tầng sang chế độ sóng...và chảy rối. Nếu dòng hơi chuyển động cùng chiều với màng
ngưng thì tốc độ chuyển động của màng ngưng sẽ tăng, chiều dày màng ngưng giảm làm
tỏa nhiệt tăng. Ngược lại, nếu dòng hơi chuyển động ngược chiều (từ dưới lên) với màng
- 184 -
ngưng thì chuyển động của màng ngưng bị giảm, chiều dày màng ngưng tăng lên nên tỏa
nhiệt giảm đi. Trường hợp dòng hơi có tốc độ rất lớn thì có thể làm màng ngưng bị tách bề
mặt vách làm tỏa nhiệt tăng lên mạnh.
Thực nghiệm cho thấy khi ngưng hơi ở áp suất nhỏ (p < 1 bar), tốc độ của dòng hơi
ảnh hưởng không đáng kể đến hệ số tỏa nhiệt, nhưng ngưng hơi ở áp suất cao thì tốc độ
dòng hơi ảnh hưởng rõ rệt đến hệ số tỏa nhiệt.

5. Ảnh hưởng của cách bố trí bề mặt ngưng

Cách bố trí bề mặt ngưng hơi có ảnh hưởng đến toả nhiệt. Đối với các ống đơn, tỏa
nhiệt khi ngưng trên bề mặt ống nằm ngang lớn hơn toả nhiệt trên bề mặt đặt đứng bởi vì
chiều dày màng nước ngưng trên bề mặt các ống nằm ngang nhỏ hơn trên bề mặt đặt đứng.
Đối với chùm ống ngang, dãy ống phía trên của chùm ống cũng trong tình trạng trên, như-
ng dãy ống ở phía dưới vẫn có hệ số tỏa nhiệt nhỏ vì nước ngưng ở các dãy ống phía trên
rơi xuống làm chiều dày màng nước ngưng ở các dãy ống phía dưới tăng lên. Để tránh hiện
tượng trên các dãy ống phía dới thường đợc bố trí lệch đi so với các ống phía trên.

$3.9. TRAO ĐỔI NHIỆT KHI SÔI

1. Đặc điểm
Khi một bề mặt đặt trong chất lỏng được duy trì ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bão hoà
của chất lỏng, thì hiện tượng sôi có mặt. Hiện tượng sôi có thể xảy ra trên bề mặt vật rắn,
cũng có thể xảy trong thể tích khối chất lỏng. Sôi trên bề mặt vật rắn được phân làm hai
loại: sôi bọt và sôi màng.

Đặc điểm của quá trình sôi và toả nhiệt trong quá trình phụ thuộc vào độ chênh nhiệt
độ giữa bề mặt vật tm và nhiệt độ bão hoà ts gọi là độ quá nhiệt T = Tm - Ts . Các chế độ
sôi được biểu thị bởi đường cong sôi theo độ quá nhiệt trên đồ thị như sau:

- 185 -
Hình 3.2. Đặc điểm đờng cong sôi theo độ quá nhiệt

Vùng I. Lớp chất lỏng sát bề mặt vật có độ quá nhiệt nhẹ, T < 5 K nên còn nhỏ, tạo thành
dòng đối lưu tự do. Dòng nhiệt được tính theo toả nhiệt đối lưu tự do.

Vùng II. t tăng lên, các bọt hơi bắt đầu hình thành trên bề mặt vật, bọt tách khỏi bề mặt di
chuyển lên trên nhưng sau đó tiêu biến trong lòng chất lỏng.

Vùng III. t tăng đủ lớn, bọt sinh ra nhiều và phát triển nhanh làm toả nhiệt tăng mạnh.

Vùng IV. t tăng khá lớn, bọt bao phủ bề mặt tạo thành màng ngăn cản chất lỏng chuyển
động đến tiếp xúc với bề mặt. Nhiệt truyền qua lớp màng bọt bằng dẫn nhiệt có nhiệt trở
lớn nên bị giảm. Cường độ toả nhiệt giảm khi màng hơi phát triển bao phủ bề mặt.

Vùng V. Màng hơi bao phủ kín bề mặt, nhiệt trở khá lớn làm hệ số toả nhiệt nhỏ và ổn
định.

Vùng VI. Do t rất lớn, nhiệt độ bề mặt tăng, làm bức xạ nhiệt tăng dẫn tới tăng truyền
nhiệt.

Điều kiện của quá trình sôi


Hiện tượng sôi xuất hiện và duy trì khi có đủ hai điều kiện :
- Phải có độ quá nhiệt trong toàn bộ khối chất lỏng để áp suất của chất lỏng p nhỏ hơn
áp suất bão hoà p s ở nhiệt độ tương ứng.
- Phải có các tâm sinh hơi, có thể là các chỗ lồi lõm, các hạt bụi, hoặc bọt khí trên bề
mặt nung.

- 186 -
2. Cơ cấu của quá trình sôi

a. Sự hình thành các bọt hơi

Khi có độ quá nhiệt đủ lớn bọt hơi xuất hiện. Tại bề mặt bọt hơi có hai lực tác dụng:
- Lực áp suất hơi: r2(ph – pL )
- Lực chất lỏng tạo nên bởi sức căng mặt ngoài  là: 2r

Khi lực áp suất bên trong bọt hơi cân bằng với lực áp suất của chất lỏng, bọt hơi tồn tại.

r2(ph – p L ) = 2r (3.46)

Hay

R0 
ph  pL
Bán kính để bọt hơi duy trì ban đầu tạo thành tâm sinh hơi :

2 .TS
R0  (3.47)
r h T

Trong đó:
 - sức căng bề mật, N/m
TS - nhiệt độ sôi ứng với áp suất đã cho
r - nhiệt hóa hơi
p h – khối lượng riêng của hơi
T = Tm – TS ; t là độ chênh nhiệt độ hay độ quá nhiệt của lớp chất lỏng sát bề mặt
vật rắn
Tm - nhiệt độ của bề mặt vách

Hình.3.3. Cân bằng lực trong bọt hơi

b. Quá trình phát triển của các bọt hơi

- 187 -
Sau khi nhận thêm nhiệt chất lỏng quanh bọt hơi tiếp tục bay hơi vào bên trong các bọt
hơi, làm bọt hơi lớn lên dần. Tốc độ tăng kích thước của bọt hơi có thể được xác định bằng
công thức :

12kT
R (3.48)
r

trong đó : k - hệ số dẫn nhiệt của chất lỏng


 - thời gian.

Dưới tác dụng của lực ácsimét các bọt hơi có kích thước đã đủ lớn, sẽ tách khỏi bề mặt
vật rắn và chuyển động lên trên vào lòng chất lỏng ở phía trên.
Nếu chất lỏng ở phía trên không được quá nhiệt thì các bọt hơi nổi lên bị lạnh sẽ ngưng
lại nhỏ đi và biến mất trước khi tới mặt thoáng của chất lỏng. Hiện tượng đó gọi là sôi
chưan tới nhiệt, xảy ra khi công suất nhiệt nung còn nhỏ trong khối chất lỏng quá lớn hoặc
khi bề mặt vật rắn chỉ được đốt nóng cục bộ.
Nếu lớp chất lỏng phía trên được quá nhiệt đày đủ thì các bọt hơi sẽ lớn dần và chuyển
động tới mặt thoáng. Bọt hơi sẽ vỡ trên mặt thoáng do độ chênh áp suất của trong bọt hơi
và áp suất môi trường.
Đường kính bọt hơi khi tách khỏi bề mặt đốt nóng gọi là đường kính tách ly


Dt  0,0208. . (3.49)
g ( L   h )

ở đây  - góc dính ướt cửa chất lỏng với bề mặt vật rắn đo bằng độ góc (hình 6-2).

Khi   , chất lỏng không dính ướt bề mặt.
2

Khi   , chất lỏng dính ướt bề mặt.
2
Khi một bọt hơi nào đó tách khỏi bề mặt thì lập tức tại đó lại xuất hiện một bọt hơi
mới. Khoảng thời gian tách ly của hai bọt hơi liên tiếp tại cùng một tâm sinh hơi gọi là chu
kỳ sinh hơi (s). Đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sinh hơi gọi là tần số sinh hơi f, với f =
1/ (1/s)
Giữa đường kính tách ly bọt hơi và tần số sinh hơi có quan hệ với nhau, nếu đường
kính tách ly bọt hơi lớn thì tần số sinh hơi sẽ nhỏ và ngược lại. Một cách gần đúng thì quan
hệ giữa tần số sinh hơi và đường kính tách ly bọt hơi có thể theo:

f.Dt = const (3.50)

Tích f.Dt phụ thuộc vào từng loại chất lỏng. Thí dụ: Đối với nước f.Dt = 155 mm/s; với
Freon 12 f.Dt = 64 mm/s

- 188 -
$3.10. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TOẢ NHIỆT KHI SÔI

1. Ảnh hưởng của độ chênh nhiệt độ

Độ chênh nhiệt độ t là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tỏa nhiệt khi sôi. ảnh hưởng
này có thể thấy rõ trên đồ thị biểu diễn đường cong sôi. Căn cứ vào đặc điểm của quá trình
sôi theo sự gia tăng t các quá trình sôi có thể chia thành 3 khu vực chính: Đối lưu tự
nhiên, sôi bọt và sôi màng.
Trong tong khu vực thay đổi hệ số toả nhiệt có diễn biến khác nhau tuỳ theo diễn biến
của các quá trình vật lý xảy ra trong lòng chất lỏng như đã nêu ở trên. Vậy có thể nói độ
chênh nhiệt độ t là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến toả nhiệt khi sôi.
Trong các quá trình trên, cường độ toả nhiệt mạnh nhất là cuối quá trình sôi bọt, bắt
đầu chuyển sang chế độ sôi màng. Trạng thái chuyển từ chế độ sôi bọt sang chế độ sôi
màng gọi là trạng thái tới hạn. ứng với trạng thái tới tới hạn, hệ số toả nhiệt có giá trị lớn
nhất ma. Độ chênh nhiệt độ lúc đó được gọi là độ chênh nhiệt độ tới hạn Tth. Dòng nhiệt
đạt giá trị lớn nhất q max gọi là dòng nhiệt đỉnh. T tới hạn và dòng nhiệt đỉnh có ý nghĩa
quan trọng trong kỹ thuật. Trong các thiết bị sinh hơi, để đảm bảo cho nhiệt độ bề mặt
không cao quá mức, cần phải duy trì chế độ sôi bọt. Khi đó chế độ cấp nhiệt sao cho T <
Tth hoặc q < q max phải được đảm bảo.

2. Ảnh hưởng của tính dính ướt của chất lỏng

Tính dính ướt của chất lỏng được thể hiện qua góc dính ướt. Khi  > /2 chất lỏng
không dính ướt bề mặt, các bọt hơi có chân rộng, đường kính tách ly bọt hơi lớn, các bọt
hơi khó tách khỏi bề mặt, dễ dàng liên kết với nhau thành màng hơi, ta có chế độ sôi màng,
hệ số tỏa nhiệt bé.
Ngược lại, nếu chất lỏng dính ướt tốt với bề mặt đất nóng, các bọt hơi có chân bé, đư-
ờng kính tách ly bọt hơi nhỏ, các bọt hơi dễ tách khỏi bề mặt đất nóng. Khi đó có chế độ
sôi bọt, hệ số tỏa nhiệt lớn. Đối với chất lỏng dính ướt bề mặt, chế độ sôi màng chỉ có thể
xảy ra khi T > Tth.

3. Ảnh hưởng của áp suất p

Với trị số t cho trước, việc thay đổi p sẽ dẫn đến sự thay đổi các đại lượng ph , k, , 
làm thay đổi R0 và do đó hệ số toả nhiệt  cũng sẽ thay đổi. Tuy sự thay đổi của p h , k, , ,
r khác nhau trong từng khoảng giá trị của p, nhưng nói chung khi tăng p thì đều dẫn đến
giảm R0 , nghĩa là khi tăng p, số tâm sinh hơi tăng, số bọt hơi sinh ra nhiều, do đó hệ số tỏa
nhiệt  tăng.
Khi chất lỏng sôi ở áp suất p < 1 bar, quá trình sôi có nhiều đặc điểm mới. Hệ số tỏa
nhiệt khi sôi ở p < 1 bar nhỏ hơn hệ số tỏa nhiệt khi sôi ở p > 1 bar. Nhưng do sôi ở áp suất
thấp, nhiệt độ sôi sẽ thấp, như vậy có thể sử dụng hơi áp suất thấp hoặc hơi thứ cấp trích từ
các bình sinh hơi làm việc với áp suất cao để gia nhiệt.

4. Ảnh hưởng của tính chất vật lý của chất lỏng


- 189 -
Các đại lượng vật lý có ảnh hưởng nhiều đến hệ số tỏa nhiệt khi sôi là sức căng bề mặt
, độ nhớt động lực , hệ số dàn nhiệt k, nhiệt hóa hơi r. .
- Chất lỏng có sức căng bề mặt lớn thì R0 và Dth sẽ lớn, số tâm sinh hơi và tần số sinh
hơi nhỏ, do đó hệ số tỏa nhiệt  bé.
- Chất lỏng có độ nhớt động lực  lớn, chuyển động của hơi bị cản trở làm hệ số tỏa
nhiệt giảm
- Chất lỏng có k lớn, tốc độ tăng kích thước của các bọt hơi lớn, làm tỏa nhiệt tăng.
- Chất lỏng có nhiệt hóa hơi r lớn, R0 sẽ nhỏ, số tâm sinh hơi nhiều, hệ số tỏa nhiệt
tăng.

5. Ảnh hưởng của đặc điểm bề mặt đốt nóng


Nếu bế mặt đốt nóng có độ nhám lớn, xuất hiện nhiều tâm sinh làm toả nhiệt tăng. Khi
trên bề mặt đất nóng có một lớp ôxit mỏng, độ nhám của bề mặt tăng làm tỏa nhiệt tăng.
Nếu bề dày lớp ô xit lớn hoặc bề mặt quá nhám sẽ làm tăng nhiệt trở dẫn nhiệt nên có thể
làm giảm toả nhiệt.

Hình dáng, kích thước và cách bố trí bề mặt đất nóng cũng có ảnh hưởng đến cấu trúc
của dòng chảy, dó đó có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt.

$3.11. MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TOẢ NHIỆT KHI SÔI
Tỏa nhiệt khi sôi là quá trình hết sức phức tạp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Việc
xây dựng các công thức tính toán toả nhiệt luôn phải kiểm nghiệm qua kết quả thực
nghiệm. Đến nay có nhiều tác giả đã nghiên cứu xây dựng các công thức toả nhiệt khi sôi
của chất lỏng.
Các kết quả nghiên cứu có thể biểu diễn dưới dạng phương trình tiêu chuẩn và trong nhiều
trường hợp có thể biểu diễn dạng tường minh (xác đinh trực tiếp hệ số tỏa nhiệt):

Sôi trong lòng chất lỏng theo Rohsenow:


0 , 33
C L t  q  
 C LR   (3.51)
S
ih . PrL   L .i h g  L   h  

CL - nhiệt dung riêng của chất lỏng bão hoà (J/kgđộ)


T - độ quá nhiệt , T = Tm- TS
ih - entanpy của sự hoá hơi (J/kg)
PrL - số Pr của hơi
q - mật độ dòng nhiệt (W/m2)
 - hệ số nhớt động lực cuẩ chất lỏng (kg/ms)
 - sức căng bề mặt lỏng - hơi (N/m)
g - gia tốc trọng trường (m/s2)
p L , ph - mật độ chất lỏng và hơi (kg/m3)
- 190 -
CLR - hệ số rắn lỏng thực nghiệm
s - số mũ, Pr lấy s = 1 với nước, s = 1,7 với các chất lỏng khác

Sức căng bề mặt lỏng-hơi Hệ số CRL của các bề mặt và chất lỏng khác nhau
của nước
Nhiệt độ (0C)  (mN/m) Nước- đồng 0,013
Nước- platinum 0,013
0 75 Nước- đồng thau 0,006
15,5 73,3 Nước- đồng đánh bóng nhẵn 0,0128
37,78 69,8 Nước- thép không gỉ đánh bóng 0,008
60 66 Nước- thép không gỉ khắc hoá chất 0,0133
93,33 60,1 Nước- đồng xử lý paraffin bóng nhẵn 0,0132
100 58,8 Nước- đồng mặt xước 0,0147
160 46,1 Nước- thép không gỉ tráng teflon 0,0068
226,67 32,0 Carbon tetrachloride- đồng 0,0058
293,33 16,2 Carbon tetrachloride- đồng nhẵn bóng 0,0070
360 1,46 Benzen- Crôm 0,010
374,1 0 Butyl alcohol- đồng 0,00305
Ethyl alcohol - Crôm 0,027

Khi chất lỏng chuyển động cưỡng bức trong ống hay trên bề mặt có nhiệt độ lớn hơn
nhiệt độ bão hoà của chất lỏng, quá trình sôi đối lưu cưỡng bức có thể xảy ra. Theo
Rohsenow và Griffith, dòng nhiệt tổng bằng toả nhiệt đối lưu khi sôi cộng với đối lưu
cưỡng bức:

q tổng = qsôi + qcưởng bức

Tuy nhiên phương trình trên chỉ áp dụng với chất lỏng có nhiệt độ giảm tới nhiệt độ ngưng,
tức là với hiện tượng sôi cục bộ. Khi nhiệt độ khối chất lỏng đạt trạng thái bão hoà, các tâm
sôi sinh ra nhanh, hiện tượng sôi phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy tức phụ thuộc vào đối lưu
cưỡng bức.

Mc.Adam đề nghị công thức tính toả nhiệt của nước sôi ở áp suất thấp:

q = 2,253.T3,96 (W/m2) (3.52)

với 0,2 < p < 0,7 MPa

Levy đề nghị :

q = 283,2.p4/3t3 (W/m2) (3.53)

với 0,7 < p < 14 MPa

Dòng nhiệt ở đỉnh đường cong sôi trên hình (2.22) được Zuber phân tích và xác lập:

- 191 -
1/ 4 1/ 2
 g (  L   h )    
q max  ih  h  2  1  h 
24  h   L 

Biểu thức trên phù hợp tốt với số liệu thực nghiệm. Tuy nhiên trạng thái sạch hay bẩn của
bề mặt có thể gây nên chênh lệch khoảng 15%.

Một trường hợp được quan tâm là dòng nhiệt đỉnh khi dòng chất lỏng dạng hạt đập vào bề
mặt nung. Thực nghiệm với nước, acetone, alcolhol, và một số Freon đã chỉ ra rằng dòng
nhiệt đạt cực đại khi nhiệt độ bề mặt quá nhiệt khoảng 1650C đối với hầu hết các chất lỏng.
Dòng nhiệt đỉnh là hàm của các tính chất chất lỏng và thành phần vuông góc của tốc độ
dòng lỏng. Trong nhiều tài liệu dòng nhiệt cực đại được đề nghị tính theo:

2 2
Q max 3   L V d 
 1,83  10 
   .g  (3.54)
 L d 3k  h c 

Qmax - lượng nhiệt cực đại trên mỗi giọt chất lỏng
L - mật độ của giọt chất lỏng
V - thành phần vuông góc của tốc độ va đập
p h - mật độ của hơi xác định tại nhiệt độ lớp màng (tm+ts)/2
 - sức căng mặt ngoài
d - đường kính giọt chất lỏng
T  TS
k - hệ số dẫn nhiệt quy đổi của sự hoá hơi, k  ih  c ph m
2
Công thức tính dòng nhiệt đỉnh khi sôi trên các ống trụ nằm ngang được Lienhard đề nghị
đã phù hợp với số liệu thực nghiệm:

q 'max
'

''
q max.F

 0,89  2,27.exp - 3,44 R *  (3.55)

1/2
  g(  -  h ) 
Với: R* > 0,15 ; R* là bán kính không thứ nguyên, R  R 
  
. F  0,131  h ih  .g   L   h 
" 1/ 4
q max (3.56)

Trong khu vực sôi màng ổn định, hệ số toả nhiệt trên ống ngang theo Bromley đề nghị:

1/ 4
 k g3  h (  L   h ) g (ih  0,4c ph .T ) 
hsoi  0,62   (3.57)
 d h T 

d là đường kính ống.

- 192 -
Hệ số trên không kể đến ảnh hưởng của bức xạ. Để kể đến ảnh hưởng của bức xạ, hệ số toả
nhiệt tổng xác định theo:

1/ 3
h 
h  hsoi  soi   hBX (3.58)
 h 

ở đây hBX là hệ số toả nhiệt do bức xạ, xác định theo

 Tm4  TS4 
hBX 
Tm  TS

Công thức đơn giản tính hệ số toả nhiệt khi sôi của nước ở áp suất khí quyển :

Bề mặt q (kW/m2) h (W/m2 độ) Khoảng giá trị của T Khoảng giá trị của h
Nằm ngang q < 16 1042.t l/3 0 7,76 0  2060
16 < q < 240 5,56.t3 7,32  14,4 2180  16.600
Đặt đứng q<3 537.t l/7 0  4,51 0  670
3 < q < 63 7,96.t3 4,41 9,43 680  6680

Nếu tính ở áp suất khác khí quyển, hệ số toả nhiệt hiệu chỉnh theo:
0, 4
 p 
h p  hkq   (3.59)
 pTC 

hp hệ số toả nhiệt ở áp suất tính toán, hkq hệ số toả nhiệt ở áp suất khí quyển , p áp suất
tính toán, p TC áp suất tiêu chuẩn.

Toả nhiệt đối lưu cưỡng bức trong ống đứng, khi áp suất trong khoảng 5 đến 150 at, tính
theo công thức:
p

h  2,54.t 3 .e 1,551 (3.60)

p áp suất tính theo Mpa

- 193 -
Chương 4.
BỨC XẠ NHIỆT

$4.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

4.1.1. Đặc điểm

Bức xạ nhiệt là quá trình truyền nhiệt bằng sóng điện từ của vật thể. Mọi vật chất
được cấu tạo bởi các phần tử vi mô: phân tử, nguyên tử, các điện tử... các phần tử vi
mô này luôn ở trạng thái chuyển động. Khi các phần tử mang điện chuyển động tạo
nên điện từ trường biến đổi và trở thành sóng điện từ lan truyền ra không gian với tốc
độ ánh sáng. Sự lan truyền sóng điện từ được gọi là bức xạ điện từ. Các bức xạ điện
từ đập vào bề mặt vật thể khác, một phần năng lượng bị vật đó hấp thụ biến thành
nhiệt. Quá trình truyền năng lượng nhiệt bằng sóng điện từ đó gọi là trao đổi nhiệt
bức xạ. Quá trình trao đổi nhiệt bức xạ gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu là bức xạ
sóng điện từ của vật thứ nhất ra không gian, giai đoạn sau là sóng điện từ gặp vật thứ
hai bị hấp thụ biến thành nhiệt trên vật đó.
Mọi vật luôn tồn tại nhiệt độ T > 0K, nên luôn phát ra bức xạ nhiệt và đồng thời
cũng hấp thụ các tia bức xạ nhiệt từ các vật khác chiếu tới. Vậy quá trình trao đổi
nhiệt bức xạ là quá trình hai chiều, nhưng ở vật có nhiệt độ cao năng lượng bị mất đi
bởi bức xạ ra sẽ lớn hơn năng lượng nhận được bởi hấp thụ. Khi các vật có nhiệt độ
bằng nhau, quá trình trao đổi nhiệt bức xạ giữa chúng vẫn xảy ra nhưng ở thế cân
bằng động, tức là ở mỗi vật có năng lượng bức xạ ra bằng năng lượng hấp thụ vào
nên nhiệt độ của vật đó không thay đổi.
Bức xạ nhiệt có bản chất của là sóng điện từ nên nó có tính chất sóng và tính chất
hạt như ánh sáng và quá truyền sóng không cần môi trường vật chất trung gian, đó
cũng là điểm khác biệt của trao đổi nhiệt bức xạ so với trao đổi nhiệt đối lưu và dẫn
nhiệt.
Các vật khác nhau bức xạ các sóng điện từ có bước sóng rất khác nhau. Các bước
sóng có thể từ 0 m đến  (1 m = 10 -6 m) gồm:
Tia vũ trụ: 10 -10 - 10 -7
Tia : 10 -7 - 3.10 -4
Tia rơn-ghen X: 10 -5 - 10 -2
Tử ngoại: 10 -2 - 4.10 -1
Ánh sáng thấy được: 4.10 -1 - 8.10 -1
Hồng ngoại: 8.10 -1 - 10 2
Sóng vô tuyến cực ngắn: 10 2 - 2.10 5
Sóng vô tuyến: 2.10 5 - 10 10
Các tia có bước sóng từ 10 -1 đến 10 2 m, tức là một phần tử ngoại, toàn bộ ánh
sáng thấy được, và toàn bộ hồng ngoại có khả năng biến thành nhiệt. Như vậy trao
đổi nhiệt bức xạ có thể được thực hiện trong khoảng sóng khá rộng.
Các vật đều có khả năng bức xạ và hấp thụ: Chất rắn và chất lỏng có khả năng
hấp thụ và bức xạ khá lớn. Quá trình bức xạ và hấp thụ xảy ra trên bề mặt ngoài của
vật có bề dày từ 1 m đến 1 mm. Các quá trình đó phụ thuộc nhiều vào trạng thái bề
- 194 -
mặt cũng như màu sắc của vật gọi là hiện tượng bề mặt. Chất khí có khả năng bức xạ
và hấp thụ nhỏ. Quá trình bức xạ và hấp thụ xảy ra trong toàn bộ thể tích.

Các đại lượng đặc trưng khả năng tiếp nhận tia bức xạ chiếu tới của vật:

 Hệ số hấp thụ, biểu thị tỷ lệ năng lượng tia chiếu tới được vật tiếp nhận
 Hệ số phản xạ, biểu thị tỷ lệ năng lượng tia chiếu tới bị vật phản xạ
 Hệ số xuyên qua, biểu thị tỷ lệ năng lượng tia chiếu tới được vật cho đi qua
Các hệ số trên phụ thuộc vào bước sóng, góc chiếu của tia tới

Nói chung với mọi vật luôn có :  +  +  = 1

Vật có  =1 ,  =  = 0 gọi là vật đen


Vật có  =1 ,  =  = 0 gọi là vật trắng
Vật có  =1 ,  =  = 0 gọi là vật trong
Vật có  = 0 gọi là vật đục
Vật có  +  = 1 gọi là vật xám

 Độ đen hay hằng số phát xạ của vật, biểu thị khả năng bức xạ ra của vật.
Vật đen có 0 = 1, vật xám có  < 1.

4.1.2. Các đại lượng đặc trưng của dòng bức xạ

a. Dòng bức xạ toàn phần Q


Dòng bức xạ toàn phần là năng lượng bức xạ từ một bề mặt trong một đơn vị thời
gian trên bước sóng  từ 0 đến .

b. Dòng bức xạ đơn sắc Q


Dòng bức xạ đơn sắc là năng lượng bức xạ trong một khoảng sóng hẹp:    + d.

c. Năng suất bức xạ E


Năng suất bức xạ là dòng bức xạ toàn phần trên một đơn vị diện tích:
dQ
E= (W/m 2 ) (4.1)
dF
Từ đó dòng bức xạ toàn phần: Q = E.dF

d. Cường độ bức xạ I
Là tỷ số giữa năng suất bức xạ trong khoảng sóng hẹp và chính khoảng thay đổi
bước sóng đó:
dE
IA = (W/m 3 ) (4.2)
d

Năng suất bức xạ ở dải sóng ( 1  2 ) là:

- 195 -
2
E= 1 I  .d

e. Các thành phần thứ cấp của dòng bức xạ


Khi dòng bức xạ toàn phần ban đầu Q chiếu tới bề mặt một vật, trường hợp
chung vật sẽ hấp thụ một phần năng lượng đó, một phần bị phản xạ, và phần còn lại
đi qua vật, hình 3.1a. Các thành phần phản xạ, hấp thụ và đi qua trên được gọi là
thành phần thứ cấp của tia tới. Tổng các thành phần thứ cáp trên phải bằng dòng bức
xạ ban đầu:
Q = QA + QR + Q D

a) Các thành phần thứ cấp của dòng bức xạ; b) Bức xạ hiệu quả
Hình 4.1

trong đó: Q - dòng bức xạ toàn phần tới; QA - thành phần hấp thụ; Q R - thành phần
phản xạ; Q D - thành phần đi qua vật.
QA
Đặt: =  gọi là hệ số hấp thụ;
Q
QR
=  gọi là hệ số phản xạ;
Q
QD
=  gọi là hệ số xuyên qua.
Q

g. Năng suất bức xạ hiệu quả


Các vật đục và các vật dày không cho tia tới đi qua: D = 0, nên A + R = 1. Năng
suất bức xạ tổng từ vật đó phát đi gồm năng suất bức xạ của bản thân vật và phần
năng suất phản xạ tia tới, gọi là năng suất bức xạ hiệu quả E hq, hình 3.1b:

Ehq = E + R.E* = E + (1- )E* (4.3b)

trong đó: E - năng suất bức xạ của bản thân vật; E* - năng suất bức xạ của tia chiếu
tới.

$4.2. CÁC ĐỊNH LUẬT BỨC XẠ CƠ


BẢN

1. Định luật Plăng

- 196 -

Hình 4.2. Cường độ bức xạ


của vật đen tuyệt đối.
Định luật Plăng thiết lập mối quan hệ giữa cường độ bức xạ của vật đen tuyệt đối
với nhiệt độ tuyệt đối T và bước sóng :

C1
Io = (4.4)
 C2 
5  e T  1 
 
 
ở đây: C1 = 2.h.c0 2 = 3,74.10 -16 W/m 2 ; C2 = h.c0 /k = 1,44.10 -2 m.K; h - hằng số
Planck; k - hằng số Boltz-mann; c 0 - tốc độ ánh sáng.
Biểu thức (4.4) được thể hiện trên đồ thị I0-, hình 4.2.
Đồ thị có dạng hình chuông, có thể rút ra những nhận xét sau:
1. Ở mỗi nhiệt độ I0 là hàm liên tục của bước sóng: lúc đầu I0 tăng theo chiều
dài bước sóng, đạt cực đại tại một bước sóng c nào đó, sau đó I0 giảm
2. Khi nhiệt độ tăng, I0 tăng rất nhanh ở mọi bước sóng nhưng  c càng giảm.
3. Năng suất bức xạ tập trung trong giải sóng hẹp từ 0,8 đến 10 m, khi nhiệt độ
càng cao năng suất bức xạ tập trung ở các sóng càng ngắn.

2. Định luật Viên

Định luật Viên xác định mối quan hệ giữa bước sóng  c tại đó cường độ bức xạ
của vật đen tuyệt đối I0 đạt cực đại với nhiệt độ. Theo định luật Viên bước sóng  c
tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối theo hàm:
(c.T) = 2,897.10 -3 m K

Cũng có thể chứng minh được quan hệ này khi khảo sát đạo hàm của I0 theo .
Từ đó tính được cường độ bức xạ cực đại của vật đen tuyệt đối I0Max tại bước sóng
đó:
I0 Max = 1,3.T 5 (4.5)

3. Định luật Stêphan - Bônzơman

Định luật này nêu lên mối quan hệ giữa năng suất bức xạ của vật đen tuyệt đối với
nhiệt độ:

 C1
E 0 =  I 0 .d = 0 .d
0
 C2 
5  e T  1 
 
 
Sau khi thay các hằng số C 1 , C2 và thực hiện tích phân được:

E0 = 0 .T4 (3.6a)

trong đó: 0 là hằng số Stêphan-Bônzơman,  0 = 5,67.10 -8 W/m 2.K4 .

- 197 -
Vậy định luật Stêphan -Bônzơman có thể phát biểu: Năng suất bức xạ của vật đen
tuyệt đối tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối mũ bốn.
Trong kỹ thuật thường viết dưới dạng:

4
 T 
E 0 = C0 .   (4.6b)
 100 

C0 gọi là hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối, C0 = 5,67 W/m2 K4 .

Định luật Stêphan-Bônzơman chỉ được thiết lập với vật đen tuyệt đối có A = 1.
Các vật xám luôn có A < 1, tuỳ thuộc giá trị A của mỗi vật xám mà năng suất bức xạ
của vật xám E sẽ khác nhau. Nhưng năng suất bức xạ của vật xám luôn nhỏ hơn năng
suất bức xạ của vật đen tuyệt đối ở cùng nhiệt độ: E < E0 . Để đánh giá năng suất bức
xạ của vật xám dùng tỷ số E/E0 ký hiệu là :
E
= (4.7)
E0
 được gọi là độ đen của vật xám.

Thấy rằng  < 1, vậy độ đen của vật xám  đặc trưng cho sự thua kém về khả năng
bức xạ của vật xám so với vật đen tuyệt đối.

Từ đó tính được năng suất bức xạ của vật xám:

4 4
T  T 
E = E0 . = .C0 .   = C.   (4.8)
 100   100 

C = .C0 - hệ số bức xạ của vật xám, C có giá trị từ 0 đến 5,67 W/m2K 4 .

4. Định luật Kiếc-sốp

Định luật Kiếc-Sốp thiết lập mối quan hệ giữa khả


năng bức xạ và hệ số hấp thụ của vật xám. Xét trao
đổi nhiệt giữa hai tấm phẳng song song qua môi
trường trong suốt, có khoảng cách nhỏ hơn nhiều bề
rộng tấm.
Tấm thứ nhất là vật đen tuyệt đối có nhiệt độ T0, hệ
Hình 4.3.
số hấp thụ 0 = 1, năng suất bức xạ E 0.
Tấm thứ hai là vật xám có nhiệt độ T, năng suất bức xạ E, hệ số hấp thụ  < 1, hình
4.4. Vật đen bức xạ E0 sang vật xám bị vật xám hấp thụ .E0 , phần còn lại (1- )E 0
phản xạ sang vật đen được vật đen hấp thụ hoàn toàn. Vật xám bức xạ E sang vật
đen, được vật đen hấp thụ hoàn toàn.
Khi cân bằng hai vật có nhiệt độ bằng nhau, vật xám bức xạ E, hấp thụ .E0 ,
vậy:
- 198 -
E = .E 0
Từ đó:
4
E T 
= E0 = C0 .   (4.9)
  100 
Suy rộng ra cho các vật xám khác ở cùng nhiệt độ cũng sẽ được:
E1 E2 E3
   ...  E0 = f(T)
1 2 3
Tức là:
“Tỷ số giữa khả năng bức xạ và khả năng hấp thụ của mọi vật xám ở nhiệt độ
như nhau thì luôn bằng nhau và bằng khả năng bức xạ của vật đen tuyệt đối ở cùng
nhiệt độ đó”.

Hệ quả:
- Tỷ số E/  không phụ thuộc vào bản chất vật thể mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
Ở một nhiệt độ không đổi E/  là một đại lượng không đổi, tức là E và  tỷ lệ
thuận: vật có khả năng bức xạ lớn thì hệ số hấp thụ cũng lớn.
- Từ trên suy ra  = E/E0 , mặt khác cũng có độ đen của vật xám:  = E/E0 , vậy:

= (4.10)

Độ đen của một vật bằng chính hệ số hấp thụ của nó.

$4.4. BỨC XẠ GIỮA CÁC VẬT ĐEN

4.4.1. Hệ số góc bức xạ

Khảo sát bức xạ giữa hai vật đen là hai mặt phẳng có diện tích A1 và A2 . Để đánh giá
sự phụ thuộc cuả trao đổi nhiệt bức xạ vào vị trí không gian của mỗi hình, cần phải xác
định các đặc điểm không gian đó.

Hệ số góc bức xạ được định nghĩa :

F1-2 = tỷ lệ năng lượng rời mặt 1 tới mặt 2


F2-1 = tỷ lệ năng lượng rời mặt 2 tới mặt 1
Fm-n = tỷ lệ năng lượng rời mặt m tới mặt n

Hệ số góc bức xạ còn có các tên khác là yếu tố nhìn (view factor), hệ số cấu hình
(configuration factor)

Năng lượng rời mặt 1 đi đến mặt 2 là

Eb1A1F12 (4.11)

- 199 -
Năng lượng rời mặt 2 đi đến mặt 1 là

Eb2A2F21 (4.12)

Trong đó Eb1 và E b2 là năng suất bức xạ của hai mặt đen.

Do hai mặt là vật đen nên chúng hấp thụ hết tia chiếu đến, nên năng lương trao đổi của hệ
thống là:

Q1-2 = Eb1A1F12 - Eb2A2F21

Khi hai vật có cùng nhiệt độ thì Q1-2 = 0 và vì T1= T2 nên Eb1 = Eb2 nên có:

A1F12 = A2F21 (4.13)


Vậy nói chung năng lượng trao đổi giữa hai vật là:

Q1-2 = A1F12 (Eb1- Eb2) = A2F21 (Eb1- Eb2) (4.14)

Tổng quát từ (4.9) suy ra cho hai mặt m và n:

Am
AmF mn = AnFnm , hay: Fnm  Fmn (4.15)
An

Để xác định hệ số góc bức xạ, xét các phân tố diện tích dA1 và dA2 trên mỗi mặt . Gọi
1 và 2 là các góc giữa pháp tuyến của mỗi mặt với đường r nối hai điểm giữa của hai
hình. Hình chiếu của dA1 theo hướng r là

dA1cos1 (4.16)

a. Góc khối
Gọi góc khối của diện tích dAn vuông góc với r là d

dAn
d  (4.17)
r2

Trong toạ độ cầu diện tích dAn tính theo r, góc  và góc  sẽ là :

dAn = rd.rd.sin = r2 dsind (4.18)

(Với bán cầu phía trên :  = 0  2 ,  = 0  /2)

Từ trên thấy

dAn
d   d sin  .d (4.19)
r2
- 200 -
Đơn vị góc khối là steradian. 1 steradian là góc khối chắn bởi một hình vuông cong trên
mặt cầu có diện tích bằng bán kính của nó. Toàn mặt cầu có diện tích 4r2, nên có góc khối
 = 4r2/r2 = 4 steradian

Hình 4.4. Toạ độ cầu và Hình 4.5. Xác định vị trí giữa
diện tích dAn hai mặt tương hỗ.

b. Cường độ bức xạ góc Ib , năng lượng bức xạ theo hướng

Gọi cường độ bức xạ góc Ib là năng lượng bức xạ phát đi trên một đơn vị diện tích trong
một đơn vị góc khối theo hướng nào đó thì năng lượng phát đi của phân tố dA1 theo hướng
1 là

I = IbdA1cos1 (4.20)

Năng lượng trên đi đến phân tố diện tích dAn chắn bởi góc khối d,sẽ là

dAn
I b dA1 cos1d  I b dA1 (4.21)
r2

Từ (4.14) suy ra công thức tương ứng với góc 1 của phân tố dA1 rồi thay vào (4.17) sẽ có

IbdA1cos1d = IbdA1cos1 sin1d1d (4.22)

c. Năng lượng bức xạ trên toàn mặt bán cầu

Năng lượng bức xạ của phân tố dA1 trên toàn mặt bán cầu là EbdA1

2  /2
E bdA1  IbdA1    sin . cos .d.d  Ib dA1 (4.23)
0 0

trong đó

- 201 -
2
2  /2  /2 sin 2 . 2 1  /2
  sin  cos .d .d   d .  d  ( cos 2 ) 0 .2  
0 0 0 2 2 0 4

Vậy
Eb = Ib hay Ib = Eb/ (4.24)

d. Năng lượng bức xạ giữa hai phân tố

Xác định năng lượng phát ra từ phân tố dA1 chiếu tới phân tố dA2:

Do dAn chắn góc khối d tại r , cũng chính là góc khối của dA2 nhìn từ mặt 1, nên :

dAn = dA2cos2 (4.25)

Thay (4.21) vào (4.17) sẽ có năng lượng phát đi của phân tố dA1 đến dA2 là

dA2
I bdA1cos1cos2 (4.26)
r2

Thay (4.20) vào (4.22) sẽ có năng lượng phát đi từ dA1 đi tới dA2

dA1dA2
dq 1- 2  Eb1 cos 1cos 2 (4.27)
 .r 2

Tương tự có năng lượng phát đi từ dA2 đi tới dA1

dA2 dA1
dq 2-1  Eb 2 cos 2 cos 1 (4.28)
 .r 2

e. Trao đổi năng lượng của hệ thống

Trao đổi năng lượng của hệ thống giữa hai mặt A1 và A2 là

 dA1dA2 dA dA 
Q1- 2    (dq 1 2  dq2 1 )     E b1 cos1cos2 2
 E b 2 cos2cos1 2 2 1 
A1 A 2 A1 A 2
 .r  .r 
dA1dA2
Q1 2  Eb1  Eb 2    cos1 cos2 (4.29)
A1 A 2
 .r 2

g. Hệ số góc bức xạ

So sánh (4.10) với (4.25) sẽ thấy :

- 202 -
dA1dA2
A1F12  A 2 F21    cos cos
A1 A 2
1 2
 .r 2
(4.30)

Rút ra

1 dA1dA2
F12 = F12 
A1   cos cos
A1 A 2
1 2
 .r 2
(4.31)

Vậy để xác định hệ số góc bức xạ cần tính tích phân trên, nghĩa là phải biết các đặc
điểm hình học của các vật như khoảng cách r , các góc khối, diện tích mỗi hình ...

Thí dụ 4.1. Xác định hệ số góc bức xạ của diện tích nhỏ dA1 với một đĩa A2 đối diện ở
khoảng cách R, hình 4.3. Phân tố diện tích dA2 trên đĩa A2 là hình vành khăn bán kính x,
rộng dx, nên diện tích là
dA2 = 2xdx

Do hai mặt song song nên 1 = 2.. áp dụng (4.27) có :

dA1dA2
dA1FdA1-A2 = dA1   cos 1 cos 1
A1 A 2  .r 2
2dx
= dA1  cos 2 
A1  .r 2
R
do r = (R2+x2)1/2 và cos= , nên Hình 4.6
R2  x2
D/2
D/2 2R 2 x  R2  D2
dA1FdA1-A2 = dA1  dx = dA1  2  = dA1
0 (R 2  x2 )2 R x
2
0 4R 2  D 2
Vậy hệ số góc bức xạ :
D2
FdA1-A2 = (4.32)
4R 2  D 2

Nếu A2 là bề mặt rộng vô hạn thì D   . Khi đó


D2
FdA1-A2 = FdA1-A2 = lim 1 (4.33)
D  4 R 2  D 2

Ví dụ 4.2. Hai tấm phẳng đen kích thước 0,5 m1,0 m đặt cách nhau 0,5 m có nhiệt độ
10000C và 500 0C. Xác định bức xạ giữa chúng?

Giải:
Sử dụng đồ thị hình 4.4(a) có

- 203 -
Y 0,5 X 01,0
 1 ;   2,0 . Tra ra F12 = 0,285.
D 0,5 D 0,5

Q = A1F12(Eb1 - Eb2) =  F12( T14  T24 )


= (5,66910-8)(0,5)(0,285)(1273 4-7734)
= 18,33 kW

4.4.2. Một số đặc điểm chung của các hệ số góc bức xạ


1. Từ (4.9) :
F12A1 = F21A2 = Ftđ. (4.34)

Ftđ gọi là diện tích bức xạ tương đương của hai mặt tương hỗ.

Vậy diện tích bức xạ tương đương của hai mặt tương hỗ bằng nhau.

2. Từ trên có:
F12 A2 A A
 và F12  2 F21 hay F21  1 F12 . (4.35)
F21 A1 A1 A2

Vậy hệ số góc bức xạ của hai mặt tương hỗ tỷ lệ nghịch với diện tích của chúng và trong 2
mặt chỉ cần tìm một hệ số góc .

3. Nếu diện tích vật 2 là vô cùng lớn: A2   thì

A1
F21  F12  0 (4.36)
A2

như (3.7) trong ví dụ trên


A
F12  lim 2 F12  1 (4.37)
A 2  A
1

Vậy hệ số góc bức xạ của mặt diện tích hữu hạn đối với mặt vô cùng lớn luôn bằng 1.

4. Hệ số góc bức xạ cuả một vật đối với môi trường:

Khi một vật có môi trường vô cùng lớn bao quanh, tình trạng giống như trường hợp trên,
toàn bộ năng lượng phát ra từ vật sẽ được môi trường nhận hết.

Gọi:
Q1 = A1E1 là toàn bộ năng lượng phát ra từ vật 1
Q12 = A1E1 F12 là năng lượng vật (1) được môi trường (2) nhận.
Thì :
- 204 -
Q1 = Q12 tức A1E1 = = A1E1 F12 . Suy ra F12 =1 (4.38)

Vậy hệ số góc bức xạ cuả một vật đối với môi trường luôn bằng 1.

5. Hệ số góc bức xạ cuả một mặt phẳng hoặc mặt cong lồi đối với chính nó
Giả sử vật 1 có diện tích A1 là mặt phẳng hoặc cong lồi đặt trong môi trường có thể nhận
được một phần bức xạ của chính nó phát ra.

Q1 = A1E1 = A1E1 F11 + A1E1 F12 (4.39)

Q1 = A1E1 là toàn bộ năng lượng phát ra từ A1


A1E1 F11 là phần năng lượng vật 1 phát ra chiếu lên chính nó
A1E1 F12 là phần năng lượng vật 1 phát ra môi trường.

Do F12 =1 nên A1E1 = A1E1 F12 , suy ra A1E1 F11 = 0 tức là F11 = 0.
Vậy hệ số góc bức xạ cuả một mặt phẳng hoặc mặt cong lồi đối với chính nó bằng 0.

6. Hệ số góc bức xạ cuả một mặt kín .


Khi vật là một mặt cong kín, toàn bộ năng lượng bức xạ ra của vật sẽ chiếu cho chính nó:

Q1 =A1E1F11 = A1E1 , nên F11 =1 (4.40)

Vậy hệ số góc bức xạ cuả một mặt kín đối với chính nó bằng 1.

7. Hệ số góc bức xạ của mặt lõm đối với chính nó


Khi vật là một mặt lõm tức là mặt cong hở A1, năng lượng bức xạ của vật gồm một phần
bức xạ ra môi trường A2 và một phần chiếu cho chính vật A1:

Q1 = E1A1 = E1A1F12 + E1A1F11 (4.41)

E1A1F12 là năng lượng chiếu ra môi trường, E1A1F11 là năng lượng chiếu cho chính vật.

E1A1F12 = E1A1 - E1A1F11

Chia cả hai vế cho E1A1 sẽ được:

F11 = 1- F12 (4.42)

Vậy hệ số góc bức xạ của mặt lõm đối với chính nó luôn khác không và nhỏ hơn 1.

8. Nếu hệ thống có n mặt tạo thành hệ kín, thì năng lượng của một mặt bức xạ ra bằng tổng
năng lượng bức xạ từ mặt đó chiếu tới tất cả các mặt trong hệ
n
Q1 = E1A1 = E1A1F12 + E1A1F13 +…+ E1A1F1n = E A F
i 1
1 1 1i .

Suy ra:

- 205 -
n n

F
i 1
1i =1 và AF
i 1
1 1i  A1 (4.43)

Vậy :
- Tổng hệ số góc bức xạ của một mặt đối với các mặt khác bằng 1.
- Tổng các diện tích bức xạ tương đương của một mặt với các mặt khác bằng chính
diện tích mặt đó.

4.4.3. Xác định hệ số góc bức xạ trong một số trường hợp

1. Công thức tính hệ số góc bức xạ giữa các mặt có độ dài rất lớn.

Bảng 4.1

- 206 -
2. Công thức tính hệ số góc bức xạ giữa các mặt có kích thước hữu hạn.

Bảng 4.2

- 207 -
3. Đồ thị để tra hệ số góc bức xạ

Hình 4.7(b). Hai hình tròn


Hình 4.7(a). Hai hình chữ nhật
đặt song song đặt song song

Hình 4.7(c). Hai hình chữ nhật đặt vuông góc nhau

- 208 -
Hệ số góc bức xạ của ống ngoài Hệ số góc bức xạ của ống ngoài
đối với ống trong đối với chính nó

Hình 4.7(d). Hai ống trụ lồng nhau đồng trục

$4.5. TRAO ĐỔI NHIỆT BỨC XẠ GIỮA CÁC VẬT XÁM

4.5.1. Trạng thái bề mặt vật thực

Các vật thực không phản xạ khuếch tán hoàn toàn nên bức xạ từ mặt vật thực không
đồng đều nhau theo các hướng. Đường cong biểu thi đặc tính bức xạ của các vật khác nhau
chia làm hai loại là vật dẫn điện và vật không dẫn điện. Vật dẫn điện phát xạ năng lượng
nhiều hơn theo hướng có góc phương vị lớn. Đặc tính này có thể được giải thích bằng lý
thuyết sóng điện từ. Khi hai quả cầu được nung đến nhiệt độ nóng sáng, quả cầu dẫn điện
sẽ xuất hiện vành sáng xung quanh do nhiều năng lượng được phát đi ở góc  lớn. Quả cầu
cấu tạo bởi vật liệu không dẫn điện sẽ có đặc điểm ngược lại là xuất hiện vết sáng ở giữa và
tối ở xung quanh.

Phản xạ và hấp thụ của các bề mặt vật thực là hàm


số của không chỉ bản thân vật mà còn phụ thuộc vào môi
trường xung quanh. Các đặc tính này phụ thuộc vào
hướng và chiều dài bước sóng của tia tới. Phân bố cường
độ bức xạ góc của tia tới là hàm rất phức tạp của nhiệt
độ và các đặc tính bề mặt của tất cả các vật liên quan
xung quanh.

Gọi năng lượng bức xạ tới trên một đơn vị diện tích
bề mặt, trong một đơn vị thời gian, trên một đơn vị
chiều dài sóng là G , thì hệ số hấp thụ tổng sẽ bằng tỷ số Hình 4.8
năng lượng hấp thụ tổng với năng lượng tổng đi tới trên
bề mặt.

- 209 -
Hình 4.9. Hệ số bức xạ của các vật dẫn điện.

Hình 4.10. Hệ số bức xạ của các vật không dẫn điện


a) Nước đá. b) Gỗ. c) Thuỷ tinh. d) Giấy. e) Đất sét. f) Ôxít đồng. g) Ôxít nhôm

   G d
0
 
(4.44)
 G d 
0

Nếu giả sử vật xám có  =  = const thì định luật Kirchoff có thể áp dụng đơn giản như đã
viết đối với bức xạ đơn sắc là

 =  (4.45)

Bởi vậy đối vật xám có  = const, thì hệ số hấp thụ tổng  cũng là const và độc lập với
phân bố chiều dài sóng của tia tới. Hơn nữa hệ số bức xạ và hấp thụ là không đổi trên mọi
chiều dài sóng đối với vật xám, chúng cũng buộc phải độc lập với nhiệt độ. Nhưng thực tế
các vật thực trong tự nhiên không phải luôn luôn là xám nên phân tích trao đổi nhiệt bức xạ
giữa chúng rất phức tạp. Để giảm bớt sự phức tạp các bài toán thực tế cần có những hệ số
hiệu chỉnh bởi những tiêu chuẩn thực tế đủ hiệu lực.

4.5.2. Các đại lượng đặc trưng

1. Các hệ số đặc trưng tính chất của vật đối với tia bức xạ

 hệ số hấp thụ (absorptivity)


 hệ số phản xạ (reflectivity)
 hệ số xuyên qua (transmitssivity)
 hệ số phát xạ (emissivity) còn gọi là độ đen của vật xám, tỷ lệ phát xạ so với vật đen.
 = E/Eb ,  = 
- 210 -
G năng suất tia tới (irradiation), tổng các bức xạ chiếu tới bề mặt trên 1 đơn vị diện
tích, trong 1 đơn vị thời gian

2. Năng suất bức xạ hiệu dụng J

Năng suất bức xạ hiệu dụng J là tổng năng lượng phát đi từ bề mặt trên 1 đơn vị diện tích,
trong 1 đơn vị thời gian, gồm năng suất bức xạ riêng E và thành phần phản xạ tia tới G.

Năng suất bức xạ riêng E của vật xám

E = .Eb (4.46)

Trong đó là Eb năng suất bức xạ của vật đen

Năng suất phản xạ tia tới của vật xám

G (4.47)

Năng suất bức xạ hiệu dụng Hình 4.11

J = .Eb + G (4.48)

Với vật đục  = 0 ,  = 1- 

J = .Eb + (1-  )G (4.49)

Từ (4.49) suy ra năng suất tia tới G

J  E b
G (4.50)
1 

3. Bức xạ hiệu quả

Gọi mật độ dòng bức xạ hiệu quả của vật xám là năng lượng thực sự phát đi từ bề mặt của
vật bằng hiệu của năng lượng hiệu dụng J trừ năng lượng chiếu tới G:

q= J-G (4.51)

Thay các đại lượng ở trên vào:

q = .Eb + (1-  )G - G

J  Eb
q   ( Eb  )
1

- 211 -
Eb  J
q (4.52)
1

Vậy bức xạ nhiệt hiệu quả phát đi từ vật có diện tích A là:

Eb  J
Q (4.53)
1 
A

U 1U 2
Công thức (4.53) tương tự như công thức tính dòng điện I = , bởi vậy có thể biểu
R
thị bằng phần tử mạng hình 4.9.

(Eb- J) gọi là hiệu thế bức xạ tại bề mặt


1 
gọi là nhiệt trở bức xạ tại bề mặt vật, ký hiệu là Rm
A

$4.6. TRAO ĐỔI NHIỆT BỨC XẠ GIỮA CÁC MẶT XÁM

4.6.1. Bức xạ giữa hai mặt


Xét hai mặt xám trong không gian có diện tích A1 và A2 . Gọi J1 và J2 là năng suất bức xạ
hiệu dụng phát đi từ mỗi mặt. Bức xạ phát đi từ mặt thứ nhất đến mặt thứ 2 phụ thuộc vào
hệ số góc bức xạ giữa chúng.

Lượng bức xạ phát đi từ mặt 1 đi đến mặt 2 là

J1A1F12 (4.54)

Lượng bức xạ phát đi từ mặt 2 đi đến mặt 1 là

J2A2F21 (4.55)

Trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai mặt là

Q1-2 = J1A1F12 - J2A2F21 (4.55)

Vì A1F12 = A2F21

nên
Hình 4.12 Bức xạ giữa hai mặt
Q1-2 = (J1- J2)A1F12 = (J1- J2)A2F21 (4.56)

- 212 -
hay
J1  J 2
Q1 2  (4.57)
1
A1 F12

Tương tự trên, hình 4.12, gọi

J1 - J2 là hiệu thế truyền bức xạ không gian giữa hai mặt

1
là nhiệt trở bức xạ không gian giữa hai mặt , ký hiệu R12
A1 F12

Trở lại lượng nhiệt hiệu quả tại bề mặt của mỗi mặt theo (4.53):

Eb1  J 1
Mặt A1 có Q12  ;
1  1
 1 A1
Eb 2  J 2 J  Eb 2
Mặt A2 có Q2 1  hay Q1 2  2
1 2 1 2
 2 A2  2 A2

Do ổn định nên các dòng nhiệt trên buộc phải bằng nhau nên

Eb1  Eb 2
Q1 2  (4.58)
1  1 1 1 2
 
 1 A1 A1 F12  2 A2

Theo ký hiệu quy ước ở trên:

Eb1  Eb 2
Q1 2  (4.59)
Rm1  R12  Rm 2

Trong đó
1  1 12 1 Hình 4.13 . Các nhiệt trở bức xạ giữa hai mặt
Rm1  ; Rm 2  ; R12 
 1 A1  2 A2 A1 F12

Như vậy các nhiệt trở bức xạ bề mặt phụ thuộc vào độ đen và diện tích bề mặt đó, nhiệt trở
bức xạ không gian phụ thuộc vào hệ số góc bức xạ giữa các mặt.

4.6.2. Hệ thống bức xạ có 3 mặt

Ba mặt xám có diện tích và hệ số bức xạ tương ứng là A1, A2, A3 và 1, 2, 3.
- 213 -
Tương tự trên sẽ có các nhiệt trở bức xạ bề mặt

1  1 12 1 3
Rm1  ; Rm 2  ; Rm 3 
 1 A1  2 A2  3 A3

Nhiệt trở bức xạ không gian giữa các mặt

1 1 1
R12  ; R13  ; R23 
A1 F12 A1 F13 A2 F23

Dòng nhiệt trao đổi giữa mặt 1 và mặt 2 là


Hình 4.14
J1  J 2 J1  J 2
Q12   (4.60)
1 R12
A1 F12

Dòng nhiệt trao đổi giữa mặt 1 và mặt 3 là

J1  J 3 J1  J 3
Q13   (4.61)
1 R13
A1 F13

Dòng nhiệt trao đổi giữa mặt 2 và mặt 3 là

J2  J3 J2  J3
Q23   (4.62)
1 R23
A2 F23

Dòng nhiệt hiệu quả tại mặt 1 là

Eb1  J 1 Eb1  J 1
Q1   (4.63)
1  1 Rm1
 1 A1

Dòng nhiệt hiệu quả tại mặt 2 là

Eb 2  J 2 Eb 2  J 2
Q2   (4.64)
1 2 Rm 2
 2 A2

Dòng nhiệt hiệu quả tại mặt 3 là

- 214 -
E b 3  J 3 Eb 3  J 3
Q3   (4.65)
1 3 Rm 3
 3 A3

Trong đó J1, J2, J3 là đại lượng phải tìm, do ổn định J1, J2, J3 không đổi . Tại các nút tổng
các dòng nhiệt bằng không nên có :

Eb1  J 1 J 2  J 1 J 3  J 1
Nút J1:   0
Rm1 R21 R31

Eb 2  J 2 J 1  J 2 J 3  J 2
Nút J2:   0 (4.66)
Rm 2 R12 R32

Eb 3  J 3 J 1  J 3 J 2  J 3
Nút J3:   0
Rm3 R13 R23

Từ trên dẫn đến hê phương trình sau:

 1 1 1   1   1  E
    J 1    J 2    J 3  b1
 Rm1 R21 R31   R 21   R21  Rm1
 1   1 1 1   1  E
   J 1      J 2    J 3  b 2
 R12   Rm 2 R12 R32   R32  Rm 2
 1   1   1 1 1  E
   J 1    J 2      J 3 b 3
 R13   R23   Rm 3 R13 R23  Rm 3

Hệ trên đưa về dạng ma trận

 1 1 1  1 1 Eb1
     
R
 m1 R 21 R31  R 21 R 31 R m1
J1
1  1 1 1  1 E
       J 2  b2 (4.67)
R12  Rm 2 R12 R32  R32 R m2
J3 Eb 3
1 1  1 1 1 
     
R13 R23 R m3
 Rm3 R13 R23 

Có thể giải bằng phương pháp ma trận nghịch đảo.

4.6.3. Các bề mặt cách nhiệt và bề mặt có diện tích lớn

- 215 -
1
Nhiệt trở bức xạ bề mặt là , nếu bề mặt được cách nhiệt hoàn toàn hoặc phản xạ lại
A
toàn bộ năng lượng chiếu tới, thì dòng nhiệt qua bề mặt bằng không và dẫn đến Eb = J.
Nhưng nhiệt trở cách nhiệt không có giá trị 0. Kết quả nút J của mạng thay đổi, nghĩa là
không có dòng nhiệt qua, vế phải có diện tích lớn sẽ làm nhiệt trở tiến tới 0. Đó là trạng
thái bề mặt như vật đen có  = 1, nhiệt trở sẽ bằng không.

Khảo sát hệ thống hai mặt trao đổi nhiệt với mặt thứ ba được cách nhiệt hoàn toàn. Mặt thứ
ba không có tác động tới quá trình trao đổi nhiệt vì nó hấp thụ và phản xạ trở lại năng
1 
lượng từ hai mặt kia chiếu tới. Tuy nhiệt trở bề mặt tồn tại, nhưng do không có dòng
A
nhiệt qua nên Eb3 = J3.

Do mặt 3 bao quanh hai mặt 1 và 2 nên các hệ số


góc bức xạ của hai mặt đối với mặt 3 là

F13 = 1- F12
F23 = - F21 (4.68)

Trong hệ thống, mặt 1 và 2 là lồi nên chúng không


thể nhìn thấy chính chúng được nên F11 = F22 = 0.

Hình 4.15

Thí dụ 4.3. Giữa hai tấm phẳng có cùng diện tích A1 = A2 = 0,5 m  1m = 0,5 m2, nhiệt độ
và độ đen tương ứng hai tấm là 10000C và 500 0C, 1 = 0,2 và 2 = 0,5 đặt cách nhau trong
phòng rộng có nhiệt độ 270C. Xác định dòng nhiệt trao đổi của mỗi tấm.

Bố trí hai tấm và sơ đồ điện tương đương được biểu thị trên hình 4.13

Giải:

+ Xác định hệ số góc bức xạ giữa các tấm:


- Giữa tấm 1 và 2, tra trên hình 4.3(a) với

Y 0,5 X 01,0
 1;   2,0 
D 0,5 D 0,5
F12 = 0,285 = F21

- Giữa tấm 1 và phòng F13 :

Phòng có diện tích A3 coi là vô cùng lớn, nên

F13 = 1- F12 = 1 – 0,285 = 0,715 Hình 4.16. Sơ đồ trao đổi nhiệt


- 216 -
Giữa tấm 2 và phòng cũng như trên: - F23 = 0,715

+ Tính các nhiệt trở bức xạ bề mặt:

1  1 1  0,2
- Tấm 1: Rm1   8
1 A1 (0,2)(0,5)

1 2 1  0,5
- Tấm 2: R m2   2
 2 A2 (0,5)(0,5)

- Phòng là môi trường bao quanh 2 tấm có diện tích vô cùng lớn , nên nhiệt trở bề mặt
bằng 0.
1  3
R m3   0 . Bởi vậy Eb3 = T4 = J3
 3 A3

+ Tính các nhiệt trở bức xạ không gian:


- Giữa tấm 1 với 2 và giữa tấm 2 với 1:
1 1 1
R12 = = R21 = = = 7,018
A1 F12 A2 F21 (0,5)(0,285)

- Giữa tấm 1 với phòng và giữa tấm 2 với phòng:


1 1
R13 = = = 2,797= R23
A1 F13 (0,5)(0,715)
+ Lập hệ phương trình thế bức xạ J ( bức xạ hiệu dụng) tại các nút:

Eb1  J 1 J 2  J 1 E b3  J 1
- Nút 1: + + =0 
8 7,02 2,8
1 1 1  1 E E
    J1 - J 2 = b1 + b 3
 8 7,02 2,8  7,02 8 2,8

J 1  J 2 E b 2  J 2 Eb 3  J 2
-Nút 2: + + =0 
7,02 8 2,8
1 1 1 1  E E
 J1 +     J 2 = b 2 + b3
7,02  8 7,02 2,8  8 2,8

Eb1 = T14 = (5,6710-8)(1273 4) = 148,87 kW/m2


Eb2 = T24 = (5,6710-8)(7734) = 20,241 kW/m2
Eb3 = T34 = (5,6710-8)(3004) = 0,4592 kW/m2

Thay vào giải ra

- 217 -
J1 = 33,469 kW/m2 , J2 = 15,054 kW/m2

Dòng nhiệt mất đi từ tấm 1:

Eb1  J 1 148,87  33, 469


Q1 =  = 14,425 kW
Rm1 8

Dòng nhiệt mất đi từ tấm 2:

Eb 2  J 2 20,241  15,054
Q2 =  = 2,549 kW
Rm 2 2

Dòng nhiệt phòng nhận từ hai tấm:

J 1  J 3 J 2  J 3 33,469  0,4592 15,054  0,4592


Q3 =  = + = 17,020 kW
R13 R23 2,8 2,8

4.6.4. Bức xạ giữa hai mặt song song nhau rộng vô hạn

a. Hai mặt phẳng rộng vô hạn

Khi hai mặt là rộng vô hạn thì A1 = A2 và F12 =1. Thay vào (4.55) được dòng nhiệt trao đổi
giữa hai tấm

Eb1  Eb 2 A( E b1  Eb 2 )
Q1-2 = = (4.69)
1  1 1 1 2 1 1
   1
 1 A1 A1 F12  2 A2 1  2

Mật độ dòng nhiệt

Q12  (T14  T24 )


q12 = = W/m2 (4.70)
A 1 1
 1
1 2

b. Hai vách trụ lồng nhau đồng trục dài vô hạn

Do vách bên trong (1) được bọc kín bởi vách ngoài (2) nên bức xạ của vách trong sẽ được
vách ngoài nhận hết, bởi vậy F12 = 1. Thay vào (4.55) sẽ được

Eb1  Eb 2  . A1 (T14  T24 )


Q12 = = , (4.71)
1  1 1 1 2 1 A1 1
   (  1)
 1 A1 A1 F12  2 A2  1 A2  2

- 218 -
với A1/A2 = r1/r2. r1 , r2 là bán kính hai vách trụ

Hai vách cầu lồng nhau cũng dùng công thức (4.67) với A1/A2 = (r1/r2)2

$4.7. BỨC XẠ TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ HẤP THỤ VÀ XUYÊN


QUA

4.7.1. Thành phần bức xạ xuyên qua môi trường


Khảo sát hai mặt có môi trường hấp thụ và xuyên qua ở giữa, hình 4.17. Trong thực tế,
môi trường có thể là chất khí, thuỷ tinh hoặc chất dẻo.

Giả thiết môi trường không có phản xạ, nên theo định
luật Kirchhop :

m + m = m + m =1 (4.72)

Năng lượng từ mặt 1 đi qua môi trường đến mặt 2 là:

J1A1F12m (4.73) Hình 4.17


Năng lượng từ mặt 2 đi qua môi trường đến mặt 1 là:

J2A2F21m (4.74)

Trao đổi của hệ thống trong quá trình truyền xuyên qua
môi trường Hình 4.15

Q1-2 xuyên = A1F12m(J1 – J2) = A1F12(1-m) (J1 – J2)

J1  J 2
Q1 2. xuyen  (4.75)
1
A1 F12 (1   m )

Công thức trên được biểu thị bằng phần tử mạng hình 4.15

4.7.2. Thành phần trao đổi giữa bề mặt 1 và môi trường.


Môi trường không phản xạ, năng lượng của môi trường bức xạ ra là
- 219 -
Jm = mEbm (4.76)

Xét tại mặt 1, năng lượng của môi trường đi tới mặt 1 là

Am Fm1 Jm = Am Fm1 mEbm (4.77)

Năng lượng từ mặt 1 đi tới môi trường là

J1A1F1mm = J1A1F1mm

Chú ý rằng sự hấp thụ trong môi trường nghĩa là bức xạ chiếu tới đã vào môi trường.
Tương ứng với các quan hệ trên, năng lượng trao đổi của hệ thống giữa môi trường và mặt
1 là chênh lệch giữa tổng năng lượng phát ra bởi môi trường tới mặt 1 và và lượng hấp thụ
phát ra từ mặt 1

Qm-1net = Am Fm1 mEbm - J1A1F1mm

Chú ý tới Am F m1 = A1F1m thì

Ebm  J1
Q m -1net  Qm  net  (4.78)
1
Hình 4.18
A1F1m m

Quá trình truyền nhiệt trên được biểu thị bằng phần tử mạng hình 4.18

4.7.3. Trao đổi nhiệt của hệ thống

Quá trình trao đổi nhiệt của hệ thống


biểu thị bằng sơ đồ mạng tổng thể trên hình
4.19.

Nếu nhiệt môi trường giữ ổn định thì Ebm


được xác định theo Ebm = T4
Tuy nhiên, do năng lượng được phân chia
trong môi trường nên Ebm trở thành điểm
thả nổi, và thế của nó được xác định theo
các phần tử của mạng. Hình 4.19

Trong các bài toán thực tế các mặt xám trao đổi nhiệt qua chất khí có hấp thụ, khó khăn là
xác định hệ số xuyên qua và hệ số hấp thụ của chất khí. Các đại lượng này không chỉ phụ
thuộc vào bản chất của khí mà còn phụ thuộc vào bề dày của lớp khí. Bức xạ qua lớp khí
mỏng nhiều hơn lớp khí dày.

- 220 -
Thí dụ 4.4. Hai tấm phẳng rộng có nhiệt độ và độ đen tương ứng là T1 = 800 K; 1 = 0,3 ;
T2 = 400 K; 2 = 0,7. Giữa chúng là khí xám có g = 0,2 ; g = 0,8. Xác định mật độ dòng
nhiệt truyền giữa hai tấm, bức xạ của mỗi tấm và nhiệt độ của khí.

Giải:
Sơ đồ mạng thể hiện trên hình 4.17. Coi diện tích các tấm A1=A2 = 1 m2.
Nhiệt trở bức xạ bề mặt 1 và 2:
1  1 1  0,3 1   2 1  0,7
R m1     2,333 ; Rm2 = R m2    0,4286
1 0,3 2 0,7
Nhiệt trở không gian giữa hai bề mặt 1 và 2:

1 1
R 12    1,25
F 12(1   g ) 1(1  0,2)

Nhiệt trở không gian giữa từng mặt với môi trường khí

1 1 1
R 1g   R 2g  
 5,0
F 1g g F 2 g g 0,2
Nhiệt trở không gian tương đương của R12 và R1g , R1g

1 1 1
Do : [R12// (R1g + R1g)] nên   
Rtd R12 R1g  R2 g
1 1
R td    1,1111
1 1 1 1
 
R12 R1g  R2 g 1,25 5,0  5,0

Nhiệt trở tổng giữa hai mặt:

R = Rm1 + Rtd + Rm2 = 2,333 + 1,1111 + 0,4286 = 3,8726

Thế bức xạ tại mỗi mặt:

E b1  T14  (5,67.10 -8 ) .(800) 4  23.220 W/m 2


E b2  T24  (5,67.10-8 ) (4004 )  1451 W/m 2

Dòng bức xạ tổng giữa hai mặt:

Eb1  Eb 2 23220  1451


q12    5621,28 W/m 2
R 3,8726

Dòng bức xạ giữa hai mặt khi không có khí ở giữa:

- 221 -
Eb1  Eb 2 23220  1451
q12    5786,69 W/m 2
1 1 1 1
 1  1
1  1 0,3 0,7

Thế bức xạ hiệu dụng của mỗi mặt J1 và J2 (tức dòng bức xạ hiệu dụng của mỗi tấm)

Trên mỗi nhiệt trở bề mặt Rm1 và Rm2 đều có dòng bức xạ hiệu dụng bằng dòng bức xạ
tổng:

Eb1  J1 J  Eb 2
q m1   5621,28.W/m 2 ; q m2  1  5621,28 W / m 2
Rm1 Rm 2
suy ra :

J1 = Eb1 – 5621,28Rm1 = 23220- 5621,28  2,333 = 10105,55 W/m2


J2 = Eb2 + 5621,28Rm2 = 1451 + 5621,28  0,4286 = 3860,28 W/m2

Do nhiệt trở không gian giữa mỗi mặt với khí bằng nhau R1g= R1g nên thế bức xạ của khí
phải bằng trung bình cộng của thế bức xạ hiệu dụng mỗi mặt:

J1  J 2 10105,55  3860,28
E bg    6982,15 W/m 2
2 2
1/ 4
4 Ebg  6982,15 
Nhiệt độ của khí: Ebg = Tg  Tg  4  8 
 592,3 K
  5,67.10 

4.7.4. Môi trường hấp thụ và xuyên qua có nhiều lớp

Khi có trên 2 bề mặt tham gia trao đổi nhiệt, thì trao đổi nhiệt bức xạ giữa chúng sẽ
xuyên qua môi trường. Kết quả là hệ số xuyên qua giữa các bề mặt có thể khác đi, phụ
thuộc vào sự định hướng hình học của chúng. Do vậy nhiệt độ của khí sẽ thay đổi, tính chất
xuyên qua và bức xạ của chất khí cũng thay đổi theo khu vực khác nhau trong khí. Một
cách biểu thị tình trạng này là chia khối khí thành các lớp và thiết lập mạng bức xạ tương
ứng và cho thế của các nút đó thay đổi dần để đạt tới phân bố nhiệt độ trong chất khí. Khi
đó buộc phải dùng phương pháp tính lặp vì tính chất bức xạ của khí là hàm của các thế bức
xạ thay đổi chưa biết. Nếu nhiệt độ khí mà đồng nhất thì cách giải quá dễ dàng.

Khảo sát hệ thống gồm 2 tấm bức xạ qua môi trường 2 lớp m và n có tính hấp thụ và
xuyên qua như trên hình 4.20.

Năng lượng trao đổi giữa mặt 1 và lớp m của môi trường là

J1  E m
Q1- m  A1F1m m J1  A m Fm1 bm Ebm  (4.79)
1
A1F1m m

- 222 -
Năng lượng trao đổi giữa mặt 2 và lớp n của môi
trường là

J 2  En
Q2- m  A1F2m n J 2  An Fn1 n Ebn  (4.80)
1
A2 F2n n
J E
Q2-m  A1F2m n J2  AnFn1 n Ebn  2 n
1
A2F2n n Hình 4.20
Năng lượng từ mặt 1 đến mặt 2 là

Q1-2 = A1F12J1mn = A1F12J1(1-m)(1-n) (4.81)

Năng lượng từ mặt 2 đến mặt 1 là

Q2-1 = A2F21J2nm = A2F21J2(1-n)(1-m) (4.82)

Năng lượng từ mặt 1 đến mặt 2 qua môi trường xuyên qua là

Q1-2xuyên qua = Q1-2 - Q2-1 = A1F12( J1- J2) (1-m)(1-n)

J1  J 2
Q1- 2xuyên qua  (4.83)
1
A1 F12 (1   m )(1   n )

Công thức trên được biểu thị bởi phần tử mạng hình
4.21.

Năng lượng từ mặt 1 bức xạ đi bị hấp thụ tại lớp n là

Q1-n = A1F1nJ1mn = A1F1nJ1 (1- m) n (4.84) Hình 4.21

Năng lượng lớp n qua lợp m đến mặt 1 là

Qn-1 = AnFn1Jnm = AnFn1Jn (1- m) (4.85)

Do Jn = nEbn nên trao đổi bức xạ giữa mặt 1 và lớp n là

Q1-n.net = Q1-n - Qn-1 = A1F1n (1- m) n (J1- Ebn) (4.86)

- 223 -
J1  Ebn
Q1- n.net  (4.87)
1
A1F1n (1   m ) n

Công thức trên được biểu thị bởi phần tử mạng hình 4.22 (a)

Tương tự như vậy, trao đổi nhiệt giữa tấm 2 với lớp m sẽ

Q2-m. net = Q1-m – Qm-1 = A2F2m (1- n) m (J2- Ebm)

J 2  Ebm
Q2-m. net = (4.88)
1
A2 F2 m (1   n ) m

Năng lượng rời lớp m bị hấp thụ trên lớp n là


Hình 4.22

Qm-n = JmAmFmnn = AmFmn mnEbm (4.89)

Năng lượng rời lớp n bị hấp thụ trên lớp m là

Qn-m = JnAnFmnm = AnFmn nmEbn (4.90)

Năng lượng trao đổi giữa hai lớp m và n là

Qm-n net = Qm-n - Qn-m = AmFmn mn(Ebm - Ebn)

Ebm  Ebn
Q m - n net  (4.91)
1
Am Fmn m n

Năng lượng trên được biểu thị bởi phần tử mạng trên hình 4.22(b)

Cuối cùng toàn bộ mạng thể hiện quá trình trao đổi nhiệt bức xạ của hệ thống được thể hiện
trên hình 4.23

- 224 -
Hình 4.23

$4.8. TRAO ĐỔI NHIỆT BỨC XẠ CỦA CÁC MẶT PHẢN XẠ GƯƠNG

4.8.1. Bức xạ tại bề mặt phản xạ gương


Các vật thực tế không hoàn toàn phản xạ khuếch tán mà có thể một phần phản xạ
gương. Phản xạ gương được ứng dụng rất nhiều trong các bộ thu năng lượng bức xạ mặt
trời, bởi vậy nó có ý nghĩa kỹ thuật lớn. Khi có phản xạ gương, hệ số phản xạ  gồm hai
thành phần là phản xạ khuếch tán D và phản xạ gương S:

 = D + S (4.92)

Từ định luật Kiếc sốp: ==1-

 hệ số bức xạ cũng là độ đen,  là hệ số hấp thụ,  là hệ số phản xạ,

Lượng nhiệt bề mặt mất đi là hiệu của năng lượng phát ra và năng lượng hấp thụ

Q = A(Eb - G) (4.93)

Gọi mật độ dòng khuếch tán JD là năng lượng bức xạ khuếch tán rời bề mặt trên một đơn vị
diện tích trong một đơn vị thời gian.

JD = Eb + DG (4.94)

Giải G từ (b) thay vào (a) được

A
Q E b (   D )  J D  , (4.95)
D
Do  =  = 1 - D - S , nên ( +  D) = (1-S) nên
- 225 -
Eb (1   S )  J D
Q
D
A
Vậy
JD
Eb 
1  S
Q (4.96)
D
A(1   S )

JD
gọi là thế bức xạ gương tại bề mặt
1 S
D
gọi là nhiệt trở bức xạ gương tại bề mặt RmS
A(1   S )
Hình 4.24. Phần tử mạng có
Công thức (4.96) được biểu thị bởi phần tử mạng hình
phản xạ gương
4.24.

Có thể thấy nếu vật chỉ phản xạ khuếch tán không có phản xạ gương tức S = 0; thì  =  D
= 1- , và (4.96) trở về (4.53)

Eb  J Eb  J
Q  (4.97)
 1
A A

4.8.2. Bức xạ giữa 2 bề mặt có phản xạ gương


Khảo sát trao đổi nhiệt bức xạ giữa hai mặt có phản xạ gương
1 và 2 đặt vuông góc nhau, hình 4.23.

Năng lượng bức xạ khuếch tán từ mặt 1 đến mặt 2 bị phản xạ Hình 4.25. Hai mặt gương
gương không quay về mặt 1 là

Q12 = J1DA1F12(1- 2S) (4.98)

Năng lượng bức xạ khuếch tán từ mặt 2 đến mặt 1 bị phản xạ gương không quay về mặt 2

Q21 = J2DA2F21(1- 1S) (4.99)

(1-  S) đặc trưng cho phần hấp thụ trừ đi phần phản xạ gương khuếch tán đi của mỗi mặt.
Đây là thành phần quan trọng nhất vì trước đây chỉ khảo sát những thành phần trao đổi
khuếch tán trực tiếp đã buộc phải bỏ qua phần này. Bây giờ khảo sát thành phần phản xạ
gương nên chúng phải có mặt.
- 226 -
Sự trao đổi của hệ thống bằng hiệu số giữa (4.98) và (4.99)

Q12 = Q12 - Q21 = J1DA1F12(1- 2S) - J2DA2F21(1- 1S) (4.100)

J 1D (1   2 s )  J 2 D (1  1s )
Q12  (4.101)
1
A1 F12

Để đưa về thế bức xạ có phản xạ gương tại mỗi mặt cần biến đổi như sau

 J1D (1   2 s )  J 2 D (1  1s ) 
 (1  1s )(1   2 s )
 (1  1s )(1   2 s ) 
Q12  (4.102)
1
A1F12
Cuối cùng có:

J 1D J
 2D
1  1s 1   2 s
Q12  (4.103)
1
A1 F12 (1  1s )(1   2s )

J1D
gọi là thế bức xạ có phản xạ gương của mặt 1
1  1s
J 2D
gọi là thế bức xạ có phản xạ gương của mặt 2
1   2s

1 Hình 4.26. Phần tử mạng với thế


gọi là nhiệt trở không gian của bức xạ có phản xạ gương.
A1 F12 (1  1s )(1   2 s )
phản xạ gương

Công thức (4.103) được biểu thị bởi phần tử mạng trên hình 4.26.

4.8.3. Bức xạ của hệ thống kín có phản xạ gương

Xét hệ thống kín gồm bốn mặt 1, 2, 3, 4 trong đó các mặt 1, 2, 4 có phản xạ khuếch tán trực
tiếp, còn mặt 3 vừa có phản xạ khuếch tán vừa có phản xạ gương, thể hiện trên hình 3.27.

- 227 -
Do mặt 3 có tính chất gương nên bức xạ từ các mặt 1,
2, 4 đến mặt 3 sẽ được phản xạ lại như một tấm gương.
Các tia phản xạ gương đó coi như xuất phát từ nguồn
bức xạ là hình ảnh trong gương 3 biểu thị bởi đường
nét đứt.

Bức xạ khuếch tán trực tiếp từ 2 đến 1 là


Hình 4.27
Q12 (khuếch tán trực tiếp) = J2A2F21 (4.104)

Bức xạ khuếch tán từ 2 phản xạ qua 3 đến 1 là phản xạ gương

Q12 (Phản xạ gương ) = J2A2(3)F2(3)13S (4.105)

Trong đó :
F2(3)1 là hệ số góc bức xạ giữa mặt 2(3) và 1
3S là hệ số phản xạ gương biểu thị thành phần đến từ mặt 2 trong gương 3 ký hiệu 2(3).
A2(3) diện tích mặt 2 trong gương 3, dĩ nhiên A2(3) = A2

Bức xạ tổng từ 2 đến 1 là tổng của hai thành phần trên:

Q21 = J2A2F21 + J2A2(3)F2(3)13S = J2A2(F21+F2(3)13S) (4.106)

Tương tự như vậy bức xạ tổng từ 1 đến 2 là

Q12 = J1A1F12 + J1A1(3)F1(3)31S = J1A1(F12+F1(3)2 3S) (4.107)

Trao đổi bức xạ của 1 và 2

Q12 = Q12 - Q21 = J1A1(F12+F1(3)23S) - J2A2(F21+F2(3)13S) (4.108)

do A1F12= A2F21 nên

J1  J 2
Q12  (4.109)
1
A1 ( F12  F1(3) 2  3s )

Công thức (4.109) được biểu thị bởi phần tử mạng trên hình
4.28

Hình 4.28
Các thành phần bức xạ giữa các mặt khác có thể xây dựng bởi phần tử mạng tương tự, cuối
cùng trao đổi bức xạ của hệ thống 4 mặt có một mặt phản xạ gương được biểu thị bởi sơ đồ
mạng sau, hình 4.27.

- 228 -
Hình 4.27. Sơ đò mạng bức xạ của hệ thống kín có phản xạ gương

Từ sơ đồ mạng có thể viết các dòng bức xạ theo đặc tính của mạng điện trở một cách dễ
dàng.

- 229 -
Chương 5.
TRUYỀN CHẤT

$5.1. KHÁI NIỆM

5.1.1. Đặc điểm

a. Bản chất hiện tượng


Truyền chất là quá trình di chuyển các phần tử của một chất vào không gian giữa
các phân tử của môi trường chất khác. Quá trình truyền chất thực hiện được là do có
sự chuyển động nhiệt của các phân tử. Trong tự nhiên các phần tử vật chất luôn ở
trạng thái chuyển động nhiệt nên có khả năng di chuyển dần theo các hướng khác
nhau. Nếu nồng độ (tức mật độ) của một chất đồng đều trong toàn bộ môi trường nào
đó thì sự dịch chuyển của các phần tử chất đó theo mọi hướng là như nhau, khi đó
không tạo thành dòng chất. Khi nồng độ của một chất không đồng đều trong môi
trường chất thứ hai thì các phân tử vật chất sẽ có xu hướng dịch chuyển từ nơi có
nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn tạo thành dòng chất. Đó là quá trình
khuếch tán phân tử, quá trình khuếch tán xảy ra cho tới khi nồng độ của nó trong môi
trường chất thứ hai cân bằng. Quá trình khuếch tán xảy ra đối với chất khí (hoặc hơi),
chất lỏng và cả chất rắn trong các môi trường khác nhau. Khuếch tán của chất khí
trong môi trường khí xảy ra mạnh nhất.

b. Thành phần và trạng thái của cấu tử trong hỗn hợp khí
Nếu môi trường gồm hai hay nhiều khí thì có thể coi là một hỗn hợp. Khi đó tính
chất của mỗi khí thành phần và cả hỗn hợp đều tuân theo các định luật cơ bản của khí
lý tưởng. Trạng thái của mỗi chất khí và của hỗn hợp được xác định bới các thông số
là áp suất, thể tích và nhiệt độ. Gọi p i , Vi, Ti, và p, V, T tương ứng là áp suất, thể
tích, nhiệt độ của khí thành phần thứ i và của hỗn hợp thì có:

V = Vi ; T = Ti (a)

Theo định luật Đan tông:


p = p i (b)

Phương trình trạng thái khí lý tưởng viết cho hỗn hợp:
p
= (c)
RT

G G
Vì  = và  i = i nên  i = .
V V
- 230 -
Từ các quan hệ trên có thể dẫn ra phương trình trạng thái viết cho mỗi khí thành
phần:
pi
i = (d)
RiT

(d) cho biết có thể tính nồng độ của cấu tử i theo áp suất riêng của nó trong hỗn hợp.

Gọi m i là tỷ số giữa khối lượng cấu tử i với khối lượng hỗn hợp thì:
i
mi = và m i = 1 (e)

Có thể biểu thị nồng độ của cấu tử theo tỷ lệ khối lượng:
 i = .m i (g)

Trong các công thức trên:


Gi, G tương ứng là khối lượng của khí thành phần và của hỗn hợp;
 i,  tương ứng là nồng độ của khí thành phần và của hỗn hợp;
Ri, R tương ứng là hằng số khí của khí thành phần và của hỗn hợp.

c. Mật độ dòng chất

+ Dòng chất M:
Dòng chất là lượng vật chất dịch chuyển qua diện tích F theo phương pháp tuyến
của bề mặt, ký hiệu là M (kg). Dòng chất xuất hiện là do có sự chênh lệch nồng độ
giữa các khu vực khác nhau trong môi trường nên tại các vị trí khác nhau sẽ có
hướng khác nhau. Nhưng dòng chất M tính toán trên được quy ước theo phương
vuông góc với bề mặt F có cùng nồng độ.

+ Mật độ dòng chất J


Mật độ dòng chất J là lượng vật chất dịch chuyển qua một đơn vị diện tích bề
mặt trong một đơn vị thời gian theo hướng pháp tuyến của bề mặt:

dM
J= (kg/m 2 s) (4.1)
d.dF

Thấy rằng mật độ dòng chất cũng là một đại lượng véc tơ: phương vuông góc với mặt
đẳng nồng độ, chiều từ nơi nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp.
Từ đó tính được lượng vật chất dịch chuyển qua diện tích F trong thời gian :

M =  J.d.dF (kg)

5.1.2. Định luật Fick


Trong hỗn hợp gồm n cấu tử có nhiệt độ và áp suất đồng nhất, mật độ dòng chất
Ji của cấu tử thứ i trong môi trường tỷ lệ với gradien nồng độ của cấu tử đó:

- 231 -
 i
J i = - Di . = - Di . i (4.2)
n

trong đó Di là hệ số tỷ lệ, sau này gọi là hệ số khuếch tán nồng độ.

5.1.3. Các dòng chất cơ bản

Quá trình khuếch tán vật chất không chỉ xảy ra do có chênh lệch nồng độ vật chất
của chất khuếch tán, mà còn xuất hiện khi có độ chênh nhiệt độ, độ chênh áp suất của
chất khuếch tán, hoặc do môi trường tiếp nhận chuyển động. Bởi vậy theo nguyên
nhân có thể phân chia các dòng chất thành các dòng khuếch tán cơ bản sau:

a. Dòng khuếch tán nồng độ


Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất không đổi, cường độ khuếch tán được đặc
trưng bởi mật độ dòng chất xuất hiện do có sự chênh lệch nồng độ giữa các khu vực
thể hiện bằng gradien nồng độ:

J  = - D . = - D. (4.2a)
n
trong đó:
D - hệ số khuếch tán phân tử vào môi trường do gradien nồng độ, gọi tắt là
hệ số khuếch tán nồng độ, m 2 /s;
 - nồng độ (tức mật độ), là lượng vật chất trong một đơn vị thể tích, kg/ m3 ;

=  - gradien nồng độ, kg/m 3 .m.
n

Cũng tương tự như trong dẫn nhiệt, mật độ dòng nhiệt xuất hiện do có gradien nhiệt
độ và được biểu thị bằng định luật Phuriê:
t
q = - .
n

Trong truyền chất gradien nồng độ chính là động lực của khuếch tán phân tử. Tu y
nhiên nồng độ của cấu tử trong trường hợp phụ thuộc vào áp suất riêng theo quan hệ
(d) ở trên nên có thể tính J  theo áp suất riêng của cấu tử bằng cách thay  i trong (d)
vào (4.2a) sẽ được:
D i p i
J i = - . (4.2b)
R i .T n
D i
Nếu đặt: = Dpi thì sẽ có mật độ dòng chất tính theo áp suất riêng:
R i .T
p i
J i = - D pi . (4.2c)
n
trong đó:
DPi - hệ số khuếch tán do áp suất riêng của cấu tử;
p i
- gradient áp suất riêng cấu tử i.
n

- 232 -
(4.2c) được sử dụng rất thuận tiện để tính dòng ẩm qua kết cấu theo áp suất riêng hơi
nước.

b. Dòng khuếch tán nhiệt

Khi trong môi trường có nhiệt độ không đồng đều làm mật độ cấu tử thay đổi dẫn
tới chuyển dịch vật chất. Hiện tượng dòng chất xuất hiện do có độ chênh nhiệt độ
giữa các khu vực trong môi trường gọi là khuếch tán nhiệt. Mật độ dòng khuếch tán
nhiệt được xác định bởi:
D T T
J T = - . . (4.3)
T n
T
trong đó: DT - hệ số khuếch tán do nhiệt độ; - gradien nhiệt độ.
n

c. Dòng khuếch tán áp suất

Khi áp suất toàn phần giữa các khu vực trong môi trường không đồng nhất thì sự
dịch chuyển vật chất sẽ xuất hiện tạo thành dòng chất từ nơi có áp suất cao đến nơi
có áp suất thấp. Dòng chất do gradien áp suất tạo ra gọi là dòng khuếch tán áp suất.
Mật độ dòng khuếch tán áp suất xác định bởi:
D p p
J p = - . . (4.4)
p n
p
trong đó: - gradient áp suất toàn phần của môi trường.
n

D p là hệ số khuếch tán do có độ chênh áp suất toàn phần, cần lưu ý DP khác với
DPi trong (4.2c). Nếu môi trường có hai cấu tử thì:

Dp = D. 1 . 2 .  2   1
2 

trong đó: 1 ,  2 ,  tương ứng là khối lượng kmol của cấu tử 1, 2 và hỗn hợp.

d. Dòng khuếch tán đối lưu

Trong trường hợp môi trường khuếch tán chuyển động, sự truyền chất được thực hiện
bởi đối lưu các phân tử cấu tử i vào môi trường.
Xét dòng hỗn hợp AB gồm hai cấu tử A và B. Tốc độ của mỗi cấu tử là W A và W B.

Dòng chuyển động tuyệt đối cấu tử A được xác định bởi:

JA =  A.W A

Dòng chuyển động tuyệt đối cấu tử B được xác định bởi:

- 233 -
JB =  B.W B (4.5)

Chuyển động của hỗn hợp bằng tổng hai dòng chất thành phần:

J AB = J A + J B =  A.W A +  B.WB = .W

với  và W là mật độ và tốc độ của hỗn hợp. Từ đó suy ra:

A 
W= W A + B WB = m A W A + m B WB
 

Do cấu tử A có tốc độ W A khác với tốc độ hỗn hợp W nên chênh lệch tốc độ giữa cấu
tử A và hỗn hợp là: (W A - W). Chênh lệch tốc độ này làm xuất hiện sự dịch chuyển
các phần tử của cấu tử A vào hỗn hợp. Đó chính là khuếch tán phân tử của cấu tử A:

J A =  A.(W A - W) =  A.W A -  A.W = J A -  A.W

Từ đó suy ra dòng chuyển động tuyệt đối J A của cấu tử A là:

J A = J A +  A.W (4.6)

Vậy dòng chất chuyển động tuyệt đối của cấu tử A gồm hai thành phần:

+ J A là dòng khuếch tán phân tử, xuất hiện do tồn tại tốc độ tương đối (W A - W)
+  A.W là dòng khuếch tán đối lưu do chuyển động với tốc độ trung bình W của
hỗn hợp.

Mặt khác dòng khuếch tán phân tử J A = - D AB . A. Bởi vậy dòng chuyển động tuyệt
đối của cấu tử A sẽ là:

J A = - DAB. A + m A (J A + J B) (4.7)

Tương tự dòng khuếch tán tuyệt đối của cấu tử B:

J B = J A +  A.W = - D BA. B + mB (J A + J B).

Vậy dòng chất trong môi trường chuyển động gồm khuếch tán phân tử và khuếch tán
đối lưu.

Nếu trong môi trường không chịu nén  = const thì dòng chất khuếch tán phân tử của
hai cấu tử luôn trái chiều nhau:

JA = - JB

Nếu môi trường không chuyển động W = 0 thì không có thành phần đối lưu nên
khuếch tán tương tự như dẫn nhiệt, nghĩa là chỉ có khuếch tán phân tử:
- 234 -
JA = J A = - DA.m A (4.8)

5.1.4. Các hệ số khuếch tán

Hệ số khuếch tán đặc trưng cho khả năng khuếch tán của một chất trong môi
trường chất tiếp nhận. Các môi trường tiếp nhận có thể ở dạng khí - hơi, dạng lỏng,
dạng rắn, bởi vậy với mỗi chất sẽ có các hệ số khuếch tán trong từng loại môi trường
tiếp nhận tương ứng, nghĩa là mỗi chất sẽ có vô số hệ số khuếch tán, tuỳ thuộc vào
môi trường cụ thể và nguyên nhân gây nên dòng khuếch tán. Vậy hệ số khuếch tán
của các chất có điểm đặc biệt ở chỗ là tính đến nguyên nhân gây nên dòng khuếch tán
do nồng độ, do nhiệt độ hay do áp suất, và khuếch tán của chất nào trong môi trường
tiếp nhận nào. Tuy nhiên khuếch tán nồng độ là quan trọng và đáng kể nên hệ số độ
D được lưu ý hơn cả. Các hệ số khuếch tán nhiệt DT và hệ số khuếch tán do áp suất
DP (toàn phần) thường là nhỏ nên các dòng khuếch tán nhiệt và áp suất thường được
bỏ qua, trừ khi trong môi trường có gradien nhiệt độ và gradien áp suất lớn. Bởi vậy
các hệ số khuếch tán đề cập ở đây là hệ số khuếch tán nồng độ trong các môi trường
khác nhau.

a. Khuếch tán của chất khí trong môi trường khí

+ Hệ số khuếch tán nồng độ:

Các chất khí có khả năng khuếch tán mạnh nhất. Ở điều kiện bình thường các
chất khí có thể coi là khí lý tưởng. Theo thuyết động học phân tử khả năng dịch
chuyển của phân tử khí trong hỗn hợp tỷ lệ với tốc độ dịch chuyển trung bình wiTB và
chiều dài trung bình của quãng đường tự do LiTB của phân tử. Vì khả năng dịch
chuyển của chất khí biểu thị khả năng khuếch tán nên hệ số khuếch tán được xác định
bằng biểu thức:
w TB TB
i .L i
D = (m 2 /s)
2

Như vậy khả năng khuếch tán sẽ càng lớn khi môi trường khí càng loãng tức áp suất
nhỏ và khi chất khí có động năng lớn nghĩa là nhiệt độ cao. Bởi vậy có thể biểu thị hệ
số khuếch tán của chất khí theo áp suất và nhiệt độ. Đối với hệ thống hai cấu tử với
phạm vi áp suất và nhiệt độ có giới hạn, hệ số khuếch tán của mỗi cấu tử phụ thuộc
vào áp suất và nhiệt độ theo:

T3/2
DAB =
pA
trong đó:
D AB - hệ số khuếch tán nồng độ của cấu tử A vào môi trường cấu tử B;
T - nhiệt độ hỗn hợp,
p A - áp suất riêng của thành phần cấu tử A.

- 235 -
Ở nhiệt độ khác điều kiện tiêu chuẩn:

m
 T  p
DAB = D0 .   . (4.9)
 T0  p 0
trong đó:
D0 , T0 , p 0 là hệ số khuếch tán, nhiệt độ, áp suất ở điều kiện tiêu chuẩn;
m = 1,75  2,0.

+ Hệ số khuếch tán nhiệt D T, hệ số khuếch tán áp suất DP (toàn phần)

So với hệ số khuếch tán nồng độ, hệ số khuếch tán do nhiệt và hệ số khuếch tán
áp suất của chất khí có giá trị rất nhỏ chỉ bằng 0,1 hệ số khuếch tán nồng độ, chúng
chỉ đáng kể khi trong môi trường có gradient nhiệt độ và gradien áp suất khá cao.

b. Khuếch tán trong môi trường lỏng

Hệ số khuếch tán của các chất trong môi trường lỏng có thể xác định gần đúng bằng
lý thuyết. Hệ số khuếch tán trong chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ nhớt của
chất lỏng. Hệ số khuếch tán sẽ tăng khi nhiệt độ tăng và khi độ nhớt giảm.

c. Khuếch tán trong chất rắn

Khuếch tán các chất trong môi trường chất rắn có vai trò rất lớn trong luyện kim và
đặc biệt quan trọng trong công nghệ chế tạo các linh kiện bán dẫn, tổ hợp mạch màng
mỏng... Nhờ có kỹ thuật khuếch tán hiện đại mà các tổ hợp mạch bán dẫn, bộ vi xử
lý... có cấu trúc vô cùng tinh vi, mỗi cm2 tổ hợp mạch có thể tương đương với hàng
ngàn vạn linh kiện rời.
Hệ số khuếch tán các chất trong chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng.

d. Bảng các hệ số khuếch tán các chất

Quá trình khuếch tán là vô cùng phức tạp đến nay chưa có lý thuyết xây dựng quy
luật chung cho các chất. Hệ số khuếch tán các chất trong từng môi trường nói chung
được xác định bằng thực nghiệm, cho đến nay mới chỉ thực hiện ở một số môi trường
nên số liệu còn rất nghèo nàn. Các hệ số khuếch tán của các chất đặc biệt thường
được giữ bí mật không được công bố vì đó là thìa khoá của các công nghệ cao. Các
bảng hệ số khuếch tán của các chất thông thường được cho trong phụ lục.

$5.2. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN KHUẾCH TÁN VÀ ĐIỀU KIỆN


ĐƠN TRỊ

5.2.1. Phương trình vi phân khuếch tán


Khảo sát môi trường hỗn hợp hai cấu tử A và B. Tách phân tố dV = dx.dy.dz. Bỏ qua
khuếch tán nhiệt và khuếch tán áp suất vì rất nhỏ. Do có mặt gradien nồng độ và tốc
- 236 -
độ nên xuất hiện sự dịch chuyển các cấu tử qua phân tố. Khảo sát dịch chuyển của
cấu tử A qua phân tố trong một đơn vị thời gian theo từng hướng. Gọi N A là mật độ
dòng chất của cấu tử A (N A thay thế cho ký hiệu J A ở phần trước để đơn giản cách
viết).

+ Theo hướng x:
- Lượng cấu tử vào phân tố qua mặt tại x là:

dM Ax1 = NA,x.dy.dz , kg/s

- Lượng cấu tử ra khỏi mặt tại x+dx là:

 N 
dMAx2 =  N A,x  A,x .dx .dy.dz
 x 

- Lượng cấu tử được giữ lại trong phân tố theo hướng


x:
Hình 4.17.
N A, x
dMAx=dM Ax1 - dM Ax2 = - dxdydz
x

+ Tương tự theo hướng y, lượng cấu tử A giữ lại là:

N A, y
dMAy = dM Ay1 - dM Ay2 = - dxdydz
y

+ Theo hướng z, lượng cấu tử A giữ lại là:

N A , z
dMAz = dMAz1 - dM Az2 = - dxdydz
z

+ Theo cả ba hướng lượng cấu tử A được giữ lại là:

 N N N 
dMA = -  A,x  A,y  A,z  dxdydz (4.10)
 x y z 
Viết gọn lại là:

dMA = - div (N A)dV , kg/s (4.11)

Dòng chất NA trên gồm hai thành phần là khuếch tán phân tử và đối lưu:
 A
NA = - DAB. +  A.W , kg/m2.s (4.12)
n
trong đó:  A là mật độ của cấu tử A; D AB là hệ số khuếch tán của cấu tử A vào hỗn
hợp; W là tốc độ của hỗn hợp.

Lấy đạo hàm N A theo toạ độ:


- 237 -
N A  2  A  A W
  D AB 2
 .W   A .
n n n n

2 2 2 2
                 
với:      và            (4.13)
n  x y z   n   x   y   z 

Thay vào (4.12) sẽ được lượng cấu tử giữ lại trong phân tố là:

  2 A  2 A  2  A      
dMA = D AB.  2
 2
 2 
.dV -  Wx . A  Wy . A  Wz . A  .dV -
 x y z   x y z 
 W W W 
- A.  x  y  z  .dV (4.14)
 x y z 

Nếu trong môi trường có phản ứng hoá học với lượng cấu tử sinh ra trong một đơn vị
thời gian trong một đơn vị thể tích là N’ A, khi đó lượng cấu tử A có mặt trong phân
tố là:
  2 A  2 A  2  A      
dMA = D AB.  2
 2
 2 
.dV -  Wx . A  Wy . A  Wz . A  .dV -
 x y z   x y z 
 W W W 
- A.  x  y  z  .dV + N' A.dV (4.15)
 x  y z 

Theo quy tắc bảo toàn cấu tử, lượng cấu tử có được trong phân tố sẽ làm thay đổi mật
 A
độ cấu tử trong một đơn vị thời gian bằng: dM A = .dV, tức là:


 A  2  2  2      
= DAB.  2A  2A  2A  -

 Wx . A  Wy . A  Wz . A  -
  x y z   x y z 
 W Wy W 
- A.  x   z 
 + N' A (4.16)
 x y z 
hay:
 A        2 A  2 A  2 A 
+  Wx . A  Wy . A  Wz . A  = D AB . 
 x 2
   -

  x y z   y 2 z 2 
 W W W 
- A.  x  y  z  + N' A
 x y z 

Viết gọn lại ở dạng toán tử:

D A
= DAB.2 A - A.divW + N' A (4.17)
d

- 238 -
D A
trong đó: là đạo hàm toàn phần của nồng độ cấu tử A;
d
 2 2 2 
 2 toán tử Laplace, trong toạ độ Đề các:  2 =  2  2  2 ;

 x y z 
D AB là hệ số khuếch tán nồng độ của cấu tử A trong môi trường AB;
W Wy Wz 
divW =  x   .

 x y z 
(4.17) là phương trình khuếch tán dạng đầy đủ của cấu tử A trong môi trường đẳng
nhiệt, đẳng áp có phản ứng hoá học.
Khi chất lỏng không chịu nén  = const thì div W = 0 nên phương trình (4.17) trở
thành:
D A
= D AB. 2 A + N' A (4.18)
d

Khi không có phản ứng hoá học trong môi trường:

D A
= D AB. 2 A (4.19)
d

Trường hợp môi trường không chuyển động W = 0:

 A
= D AB. 2  A (4.20)


 A
Nếu quá trình khuếch tán là ổn định thì = 0, bởi vậy:


2A = 0 (4.21)

5.2.2. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên giới

Để xác định phân bố nồng độ trong môi trường không chuyển động cần phải giải
phương trình khuếch tán tương ứng kèm theo điều kiện đơn trị của bài toán cụ thể.
Điều kiện đơn trị của bài toán gồm điều kiện ban đầu và điều kiện biên giới. Điều
kiện ban đầu cho biết phân bố nồng độ ( = 0) = 0 ở thời điểm ban đầu, có mặt trong
bài toán không ổn định. Điều kiện biên cho biết đặc điểm của quá trình tại biên giới
của vật. Điều kiện biên gồm điều kiện loại 1, loại 2 và loại 3:

Điều kiện biên loại 1 cho biết nồng độ  cấu tử tại bề mặt x = 0:

(0, ) =  m

Điều kiện loại 2 cho biết mật độ dòng cấu tử ở bề mặt:

- 239 -

- D. = Jm
x x 0

Điều kiện loại 3 cho biết nồng độ cấu tử trong môi trường là chất lỏng hoặc khí
bao quanh vật L và hệ số khuếch tán của cấu tử vào môi trường tại bề mặt vật rắn.

$5.3. TRUYỀN CHẤT ỔN ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BIÊN LOẠI 1 QUA


VÁCH PHẲNG

Khảo sát khuếch tán ổn định một chiều của cấu tử A vào môi trường B là vách
phẳng diện tích F có bề dày  nhỏ hơn nhiều so với chiều rộng và chiều cao. Vách
phẳng là môi trường chất rắn đồng chất, đẳng hướng (dòng chất NB  0), nhiệt độ và
áp suất toàn phần trong vách là đồng nhất và không có phản ứng hoá học. Biết nồng
độ cấu tử A tại hai mặt vách là  m1 và m2 ( m1 >  m2). Hệ số khuếch tán nồng độ của
cấu tử trong vách D = const.

Với điều kiện trên trong vách chỉ có dòng chất của cấu tử A và là dòng khuếch
tán phân tử:
J = N = - D.

Dòng J chủ yếu dịch chuyển theo phương của bề dày, gọi phương đó là x.
Khi đó phương trình khuếch tán ổn định một chiều cho cấu tử A là:

d 2
=0 (4.22)
dx 2

Điều kiện biên:


x=0 = m1 (kg/m3)
x= =  m2 (4.23)

Tích phân (4.22) lần thứ nhất được: Hình 4.2.


d
= C1
dx

Suy ra: d = C1.dx

Tích phân lần hai:


 = C1.x + C2 (4.24)

Thấy rằng phân bố nồng độ cấu tử trong tấm phẳng có dạng đường thẳng. Để xác
định C 1 và C 2 sử dụng điều kiện biên loại 1 (4.23):

khi x = 0   =  m1 = C1.0 + C2,  C2 =  m1

- 240 -
 m2   m1
khi x =    =  m2 = C1. + C2  C 1 = .x

Thay kết quả trên vào (4.24) được phân bố nồng độ trong vách phẳng:

 m1   m 2
(x) = m1 - .x , kg/m 3

Mật độ dòng khuếch tán:

d  
J = - D. = D. m1 m 2 , kg/m 2 .s (4.25)
dx 

Dòng khuếch tán trên diện tích F:


 m1   m 2
M = J.F = , kg/s (4.26)

D

$5.4. TRUYỀN CHẤT ỔN ĐỊNH QUA VÁCH NHIỀU LỚP, TRỞ


LỰC KHUẾCH TÁN

5.4.1. Truyền chất ổn định qua vách phẳng, vách trụ nhiều lớp

a. Sự tương tự giữa dẫn nhiệt và truyền chất trong vật rắn

Từ kết quả trên thấy rằng, bài toán khuếch tán nồng độ qua vách phẳng được giải
tương tự như bài toán dẫn nhiệt điều kiện biên loại 1 đối với vách phẳng một lớp, có
thể so sánh như sau:

Dẫn nhiệt Khuếch tán nồng độ


2
d t d 2
Phương trình quá trình =0 =0
dx 2 dx 2
tx=0 = t m1. x=0 = m1
Điều kiện biên
t x= = t m2 x= = m2
t  t m2    m2
Nghiệm t = tm1 - m1 .x  = m1 - m1 .x
 
Đại lượng đặc trưng quá trình Hệ số dẫn nhiệt  Hệ số khuếch tán nồng độ D 
Mật độ dòng nhiệt: Mật độ dòng chất:
t  t m2    m2
Mật độ dòng q = m1 J = m1
 
 D
Nhiệt trở dẫn nhiệt: Trở lực khuếch tán:
Trở lực của quá trình  
R= R=
 D
Động lực của quá trình Độ chênh nhiệt độ: Độ chênh nồng độ:

- 241 -
t = tm1 - t m2  = m1 - m2

Vậy bài toán khuếch tán nồng độ trong vật rắn hoàn toàn tương tự như bài toán
dẫn nhiệt ổn định, đều có phương trình xuất phát và nghiệm hoàn toàn tương tự nhau.
Để cho thuận tiện, gọi quá trình khuếch tán trong vật rắn là quá trình dẫn chất. Như
vậy các quá trình truyền chất ổn định qua vách phẳng nhiều lớp, vách trụ nhiều lớp
được gọi là quá trình dẫn chất qua các lớp đó và có thể suy ra các kết quả tương tự
như trong dẫn nhiệt qua vách phẳng và vách trụ nhiều lớp.

b. Dẫn chất qua vách phẳng nhiều lớp, vách trụ nhiều lớp

+ Dẫn chất (khuếch tán) qua tấm phẳng nhiều lớp:


- Mật độ dòng khuếch tán ( m1 >  m2 ):

 m1   m 2
J= , kg/m 2 .s (4.27)
i
D
i

Nồng độ tại chỗ tiếp xúc giữa các lớp:


  
TX1 =  m1 - J  1 
D  1 
 
TXi = TXi-1 - J  i  (4.28)
 Di 

trong đó i, Di tương ứng là bề dày và hệ số khuếch tán của lớp thứ i.

+ Dẫn chất (khuếch tán) qua vách trụ cũng tương tự:

- Phân bố nồng độ chất trong vách một trụ lớp:

 m1   m 2 d
 = m1 - . ln (4.29)
d2 d1
ln
d1
- Mật độ dòng khuếch tán tính trên 1 m dài của vách trụ một lớp:

 m1   m 2
JL = (4.30)
1 d
ln 2
2 D 1 d 1

- Mật độ dòng khuếch tán trên 1 m dài của vách trụ nhiều lớp:

 m1   m 2
JL = n
(4.31)
1 d
 2D ln di1
i 1 i i

- 242 -
- Nồng độ tại chỗ tiếp xúc giữa các lớp:

1 d
TX1 = m1 - J. . ln 2
2D 1 d1
1 d
TXi =  TXi-1 - J. . ln i 1 (4.32)
2 D i di

5.4.2. Trở lực dẫn chất của vách, thế năng dẫn chất

+ Trở lực dẫn chất của vách

Quá trình khuếch tán trong vách chính là quá trình dẫn chất. Trở lực khuếch tán
của vách là đại lượng biểu thị khả năng cản trở sự dịch chuyển của cấu tử trong vách.
Tương tự như trong dẫn nhiệt, nhiệt trở dẫn nhiệt là đại lượng biểu thị khả năng cản
trở truyền nhiệt bên trong vách, trở lực khuếch tán nồng độ vật chất bên trong vách
được gọi là trở lực dẫn chất để phân biệt với trở lực toả chất trên bề mặt:

- Trở lực dẫn chất (khuếch tán) của vách phẳng nhiều lớp:


RPh =  Di , s/m (4.33)
i

- Trở lực dẫn chất (khuếch tán) của vách trụ nhiều lớp:
1 d i 1
RTr =  2D . ln , s/m2 (4.34)
i di

Với Di, i hoặc d i, d i+1 , tương ứng là hệ số khuếch tán, bề dày hoặc đường kính trong
và ngoài của lớp thứ i của vách phẳng hoặc vách trụ.

- Thế năng dẫn chất :

Trong dẫn nhiệt, độ chênh nhiệt độ là nhân tố gây nên dòng nhiệt xuất hiện. Trong
dẫn chất cũng tương tự, nhân tố gây nên sự xuất hiện dòng chất gọi là thế năng dẫn
chất. Thế năng dẫn chất ký hiệu là . Nếu dòng chất được tạo nên bởi độ chênh
nồng độ thì  = . Như vậy mật độ dòng chất sẽ tỷ lệ với thế năng dẫn chất  và
tỷ lệ nghịch với trở lực dẫn chất R:


J= (4.35)
R

$5.5. TRUYỀN CHẤT GIỮA HAI PHA, QUÁ TRÌNH TOẢ CHẤT

5.5.1. Khái niệm


- 243 -
Quá trình truyền chất trong môi trường vật rắn đã khảo sát ở trên là quá trình khuếch
tán phân tử do gradien nồng độ được gọi là dẫn chất trong vật rắn. Trong đó cường
độ khuếch tán được đặc trưng bởi hệ số khuếch tán nồng độ D, đại lượng biểu thị
mức độ cản trở sự dịch chuyển các cấu tử được gọi là trở lực dẫn chất R. Đó là quá
trình truyền chất trong một pha.
Tuy nhiên quá trình truyền chất còn xảy ra giữa các pha khác nhau của các môi
trường: như giữa pha rắn và lỏng, giữa pha rắn và khí (hơi), giữa lỏng và khí. Thí dụ
bay hơi ẩm trên bề mặt vật xốp vào không khí, bay hơi nước trên mặt thoáng. Khi đó
dòng chất sẽ xuất phát từ pha ban đầu của môi trường thứ nhất là pha rắn, dịch
chuyển qua bề mặt chung giữa hai pha tới môi trường thứ hai là pha khí. Môi trường
thứ nhất gọi là môi trường xuất phát, môi trường thứ hai gọi là môi trường tiếp nhận,
bề mặt chung được gọi là mặt phân cách. Quá trình truyền chất trên bề mặt phân cách
gồm quá trình khuếch tán phân tử và quá trình khuếch tán đối lưu, về mặt hình thức
tương tự như quá trình toả nhiệt đối lưu. Các phần tử của một cấu tử không chỉ
khuếch tán do độ chênh nồng độ giữa bề mặt phân cách và môi trường pha tiếp nhận
mà còn dịch chuyển do chuyển động của các phần tử trong pha đó. Quá trình truyền
chất đó có đặc tính lan toả nên được gọi là quá trình toả chất.

5.5.2. Mật độ dòng toả chất, hệ số toả chất

a. Mật độ dòng toả chất J


Mật độ dòng toả chất là lượng vật chất của một cấu tử đi qua một đơn vị diện
tích mặt phân cách trong một đơn vị thời gian (kg/ m2 s). Mật độ dòng toả chất tỷ lệ
với thế năng toả chất :

J = D. , kg/ m 2 s (4.36)

trong đó:
D là hệ số tỷ lệ, được gọi là hệ số toả chất;
 là thế năng toả chất.

Thế năng toả chất là đại lượng đặc trưng cho yếu tố gây nên khuếch tán trên bề
mặt phân cách. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân phát sinh dòng toả chất mà thế năng toả
chất là độ chênh nồng độ, độ chênh áp suất, độ chênh độ ẩm... giữa mặt phân cách và
môi trường tiếp nhận dòng chất:
- Nếu dòng chất phát sinh do chênh lệch nồng độ  thì thế năng toả chất:
1 = m - mt
- Nếu dòng chất phát sinh do chênh lệch áp suất P thì thế năng toả chất:
2 = p m - p mt
- Nếu dòng chất phát sinh do chênh lệch độ ẩm W thì thế năng toả chất:
3 = W m - W mt
Các chỉ số m và mt biểu thị các đại lượng tính ở bề mặt phân cách và tính ở môi
trường tiếp nhận dòng chất.

- 244 -
b. Hệ số toả chất D

Trong toả nhiệt đối lưu, hệ số toả nhiệt  đặc trưng cho cường độ trao đổi nhiệt
giữa bề mặt vật rắn và chất lỏng. Cũng tương tự như vậy, trong toả chất hệ số toả
chất D đặc trưng cho cường độ trao đổi chất trên bề mặt phân cách. Từ biểu thức
mật độ dòng chất ở trên thấy rằng tuỳ theo thế năng toả chất mà hệ số toả chất D có
biểu thức và đơn vị tương ứng như sau:

Nếu dòng toả chất phát sinh do độ chênh nồng độ, hệ số toả chất ký hiệu  :
J
 = , gọi là hệ số toả chất do nồng độ, đơn vị m/s.

Nếu dòng toả chất phát sinh do độ chênh áp suất riêng, hệ số toả chất ký hiệu p:
J
pi = , gọi là hệ số toả chất do áp suất riêng, đơn vị kg/N.s.
p
Trong trường hợp cấu tử khuếch tán là một chất khí trong hỗn hợp, có thể áp dụng
tính chất của hỗn hợp khí lý tưởng để chuyển đổi từ hệ số toả chất do nồng độ 
sang hệ số toả chất do áp suất riêng Pi của khí khuếch tán đó. Trong hỗn hợp khí,
cấu tử bị khuếch tán là một khí thành phần i nên:
pi = i. Ri.T
trong đó: p i , i, Ri tương ứng là áp suất riêng, nồng độ và hằng số khí của cấu tử khí
thành phần thứ i bị khuếch tán.
Khi đó:
J J p
pi = = = (4.37)
p  i .R i .T R i .T

Hệ số toả chất do áp suất riêng Pi được tính theo hệ số khuếch tán nồng độ  nên hệ
số toả chất do nồng độ vẫn là đối tượng chính để khảo sát.

Trong bài toán toả nhiệt đối lưu, đại lượng phải tìm là hệ số toả nhiệt. Cũng tương tự
như vậy, trong bài toán toả chất hệ số toả chất D là đại lượng phải tìm. Việc giải bài
toán toả chất là hết sức phức tạp, phương pháp giải tích chỉ có thể đem lại kết quả
trong một số trường hợp hết sức đơn giản. Để tìm nghiệm của bài toán toả chất cần
phải sử dụng các phương pháp bổ trợ khác. Một trong các phương pháp đó là phương
pháp đồng dạng và phương pháp biến số không thứ nguyên thông qua phân tích sự
tương tự giữa truyền nhiệt đối lưu và truyền chất bằng phương thức toả chất.

5.5.3. Sự tương tự truyền nhiệt - truyền chất


Trở lại phương trình truyền chất và các phương trình trong truyền nhiệt đối lưu
sẽ thấy: Đại lượng cần khảo sát trong hiện tượng truyền chất là nồng độ , các đại
lượng cần khảo sát trong truyền nhiệt đối lưu là nhiệt độ t và tốc độ W. Các đại
lượng này đều có quan hệ với thời gian và toạ độ theo phương trình vi phân có dạng
giống nhau:

- 245 -
Phương trình truyền chất trong môi trường chuyển động không có phản ứng hoá
học:
D
= D. 2 
d

Phương trình năng lượng trong toả nhiệt đối lưu:

Dt
= a. 2 t
d

Phương trình chuyển động khi không kể lực trọng trường và lực áp suất:

DW
= .2 W
d

Thấy rằng vế trái của các phương trình đều là đạo hàm toàn phần của các đại
lượng cần khảo sát. Vế phải là tích số của các hệ số đặc trưng nhân với hàm số cùng
dạng toán tử  2 các đại lượng cần khảo sát. Hệ số khuếch tán D đặc trưng khả năng
dịch chuyển vật chất, hệ số khuếch tán nhiệt độ a đặc trưng cho khả năng lan tru yền
trường nhiệt độ và hệ số nhớt  đặc trưng cho khả năng truyền xung thuỷ lực, các hệ
số này cùng có đơn vị là m 2 /s. Mặt khác tại bề mặt chung, có mật độ dòng toả nhiệt:
q = .t; mật độ dòng tỏa chất J = D..

Như vậy về mặt hình thức các phương trình trên là tương tự nhau. Điều đó có
nghĩa rằng nếu các hiện tượng trên có cùng loại điều kiện đơn trị thì phương pháp
giải các phương trình trên là giống nhau và nghiệm của các phương trình mô tả sự
phân bố các đại lượng (các trường) sẽ có dạng tương tự nhau. Hay nói cách khác có
thể dựa vào lý thuyết đồng dạng và phương pháp phân tích thứ nguyên để xây dựng
các tiêu chuẩn đồng dạng và phương trình tiêu chuẩn để biểu thị quá trình khuếch tán
tương tự như quá trình truyền nhiệt. Khi a = D =  thì các trường nhiệt độ, nồng độ
và tốc độ sẽ đồng dạng với nhau.

5.5.4. Tiêu chuẩn đồng dạng và phương trình tiêu chuẩn toả chất

1. Các tiêu chuẩn đồng dạng toả chất

Tương tự như toả nhiệt, từ lý thuyết đồng dạng có thể rút ra các tiêu chuẩn đồng dạng
toả chất sau:

- Tiêu chuẩn Nuyxen toả chất Nu D:


  .L
Nu D = (4.38)
D

trong đó:  - hệ số toả chất do nồng độ; L - kích thước xác định; D - hệ số khuếch
tán nồng độ từ mặt phân cách vào môi trường tiếp nhận; Nu D - đặc trưng cho quan hệ
giữa toả chất và khuếch tán phân tử tại lớp biên bề mặt phân cách.
- 246 -
- Tiêu chuẩn Râynôn Re:

w.L
Re = (4.39)

 là hệ số nhớt của môi trường tiếp nhận. Tiêu chuẩn này hoàn toàn như trong toả
nhiệt.

- Tiêu chuẩn Pơrăng toả chất Pr D:



PrD = (4.40)
D

- Tiêu chuẩn Phuriê toả chất Fo D:


D.
Fo D = (4.41)
L2

- Tiêu chuẩn Biô toả chất BiD:


 D .L
BiD = (4.42)
D1

D1 là hệ số khuếch tán trong môi trường ban đầu.


- Tiêu chuẩn Galilê Ga:
g.L3
Ga = (4.43)
2

Ga kể đến lực khối và lực ma sát phân tử.


- Tiêu chuẩn Arsimét Ar:
g.L3 
Ar = . (4.44)
2 

Ar đặc trưng chuyển động tự do của môi trường tiếp nhận. Ar giống như trong
toả nhiệt.

Ngoài ra tuỳ thuộc đặc điểm của quá trình và bản chất môi trường tiếp nhận chất
khuếch tán còn có rất nhiều tiêu chuẩn đồng dạng khác.

2. Phương trình tiêu chuẩn toả chất

Tương tự như toả nhiệt, phương trình tiêu chuẩn toả chất đơn thuần có dạng tổng
quát:
Nu D = f(Re, Ar, Pr D, Fo D, BiD ) (4.45)

Các phương trình cụ thể được xác định bằng thực nghiệm. Tuỳ thuộc vào đặc điểm
riêng của chất khuếch tán, đặc điểm quá trình, bản chất môi trường xuất phát và môi

- 247 -
trường tiếp nhận mà phương trình có mặt các tiêu chuẩn nào. Tuy nhiên chúng đều có
dạng chung là hàm đại số:

Nu D = K.Pr Di. ReJ.Ar m. Fo D m.BiDn (4.46)

trong đó K là hệ số; i, j, l, m, n là các số mũ được xác định từ thực nghiệm.

$5.6. TRAO ĐỔI ẨM CỦA VẬT LIỆU VỚI KHÔNG KHÍ

Trong phần này chúng ta xét đến quá trình trao đổi của một chất cụ thể và thường
gặp, đó là nước và hơi nước gọi chung là ẩm. Ẩm luôn có mặt trong không khí và có
thể trao đổi với một số vật liệu. Các vật liệu trao đổi ẩm là những vật liệu có cấu trúc
lỗ rỗ nhỏ và mao mạch tạo nên khả năng mao dẫn ẩm gọi là vật liệu xốp. Hầu hết các
vật liệu xây dựng như gạch, vữa,... bê tông mang tính chất của vật liệu xốp nên có thể
trao đổi ẩm với môi trường không khí. Ở trạng thái tự nhiên vật liệu có xu hướng tiến
tới trạng thái cân bằng ẩm với môi trường. Khi độ ẩm của không khí thay đổi sẽ làm
độ ẩm trong vật liệu biến đổi theo. Nếu độ ẩm không khí tăng thì lượng ẩm từ không
khí sẽ xâm nhập vào vật liệu làm độ ẩm của vật liệu tăng theo gọi đó là quá trình hút
ẩm. Quá trình ngược lại khi ẩm thoát ra từ vật liệu tới môi trường được gọi là quá
trình toả ẩm. Quá trình trao đổi ẩm của vật liệu với không khí khá phức tạp, bao gồm
quá trình trao đổi ẩm trên bề mặt vật liệu và di chuyển ẩm bên trong vật liệu. Quá
trình trao đổi ẩm trên bề mặt vật liệu khi hút ẩm hay thoát ẩm gọi là quá trình toả ẩm.
Quá trình di chuyển ẩm bên trong vật liệu được gọi là dẫn ẩm.

5.6.1. Quá trình dẫn ẩm trong vật liệu

Quá trình dẫn ẩm trong vật liệu có bản chất là quá trình khuếch tán các phân tử
ẩm trong môi trường vật rắn xốp. Nó phụ thuộc vào gradien nồng độ ẩm grad,
gradien nhiệt độ gradt, gradien áp suất toàn phần của không khí ẩm gradp trong vật
liệu và các hệ số khuếch tán nồng độ D, hệ số khuếch tán nhiệt D T, hệ số khuếch tán
áp suất toàn phần DP . Các hệ số khuếch tán ẩm đặc trưng cho khả năng khuếch tán
của ẩm, phụ thuộc vào lực liên kết giữa ẩm và vật liệu, nhiệt độ, áp suất, cấu trúc vật
liệu...
Mật độ dòng ẩm di chuyển trong vật liệu được xác định bởi ba thành phần:

 D T D p
J = - D. - . T . - . p .
n T n p n
trong đó:
D, DT, DP là hệ số khuếch tán nồng độ, nhiệt và áp suất của không khí ẩm;
 T p
, , là gradient nồng độ, gradient nhiệt độ, gradient áp suất (toàn phần)
n n n
của không khí ẩm.

- 248 -
Khi dòng ẩm J dịch chuyển trong vật liệu, luôn mang theo entanpy của dòng ẩm là
J.i. Bởi vậy mật độ dòng nhiệt trong dẫn ẩm sẽ gồm dòng nhiệt dẫn nhiệt Phuriê và
entanpy của dòng ẩm:

t
q = - . - i.J (4.47)
n

Tuy nhiên do khuôn khổ hạn hẹp của chương trình ở đây chỉ quan tâm chủ yếu đến
trao đổi ẩm mà không xét đến dòng nhiệt trên.

a. Dẫn ẩm do chênh lệch nồng độ ẩm

Khi trong vật liệu có chênh lệch nồng độ ẩm còn nhiệt độ và áp suất không khí
không đổi, thì dòng ẩm xuất hiện trong vật liệu chỉ do chênh lệch nồng độ hơi ẩm.
Nồng độ ẩm trong vật liệu có quan hệ với áp suất riêng hơi ẩm, nên việc tính toán
dòng ẩm trong vật liệu được xác định theo chênh lệch áp suất riêng của hơi nước. Do
độ ẩm có mặt trong vật liệu luôn có xu hướng cân bằng với môi trường không khí ẩm
bên ngoài, nên coi ẩm trong không khí cũng như trong vật liệu là một thành phần của
không khí ẩm để xác định áp suất riêng của hơi theo trạng thái của khí lý tưởng
(4.8b). Dòng ẩm do chênh lệch áp suất riêng được xác định bởi:

p h
J = - Dph. (4.48)
n

trong đó: DPh - hệ số dẫn ẩm do chênh lệch áp suất riêng của hơi nước, được lập bảng
theo số liệu thực nghiệm.

+ Dẫn ẩm qua kết cấu phẳng điều kiện biên loại 1

- Kết cấu phẳng một lớp

Xét dẫn ẩm qua một vách phẳng có bề dày  khá nhỏ


so với bề cao và rộng. Điều kiện biên loại 1 cho biết: Hai
mặt vách có áp suất hơi là p m1 và p m2 (với p m1 > p m2). Hệ
số dẫn ẩm do áp suất riêng DPh = const.
Với điều kiện trên, dòng ẩm chủ yếu dẫn theo hướng
bề dày, và áp suất riêng chỉ thay đổi theo hướng đó. Đặt
vách trong toạ độ p-x. Dòng ẩm dẫn qua vách sẽ là:

p h dp Hình 4.3. Phân bố nồng độ


J = - Dph. = - Dph. h (4.49a) trong vách phẳng.
n dx

Điều kiện biên loại 1:


khi x = 0 thì p h = p m1
khi x =  thì p h= p m2 (4.49b)

- 249 -
J
Tích phân (4.49a) được: dp h = - .dx , hay:
D ph
J
ph = - .x + C (4.50)
D ph
Từ (4.10) cho thấy phân bố áp suất hơi trong vách là đường thẳng. Để xác định hằng
số C, dựa vào điều kiện biên (4.49b):

J
Khi x = 0  p m1 = - .0 + C; vậy C = p m1
D ph
J
Khi x =   p m2 = - . + p m1
D ph
p m1  p m2 p m1  p m 2
Suy ra: J= = (4.51)
 R ph
D ph
trong đó: p m1, p m2 là áp suất riêng của hơi nước tại mặt 1 và mặt 2 của kết cấu; RPh
gọi là ẩm trở dẫn ẩm trong vật liệu;  - bề dày kết cấu.

Như vậy công thức mật độ dòng ẩm dẫn qua kết cấu 1 lớp tương tự như mật độ dòng
nhiệt dẫn qua vách một lớp.

- Kết cấu phẳng có nhiều lớp

Từ sự tương tự giữa dẫn ẩm và dẫn nhiệt có thể suy ra dòng ẩm dẫn qua kết cấu nhiều
lớp:
p m1  p m 2 p m1  p m2
J= = (4.52)
 R phi
D i
p hi

trong đó: i, D phi - độ dày và hệ số dẫn ẩm của lớp thứ i do áp suất riêng của hơi

nước; RPhi - ẩm trở dẫn ẩm tổng, R phi = D i .
ph i

Phân bố áp suất riêng trong mỗi lớp là đường thẳng, khi không kể ảnh hưởng của
nhiệt độ và áp suất toàn phần

b. Dẫn ẩm do chênh lệch độ ẩm và nhiệt độ


Khi bên trong vật liệu vừa có chênh lệch độ ẩm vừa có chênh lệch nhiệt độ thì
dòng ẩm tổng bao gồm hai thành phần: dòng ẩm do gradien nồng độ ẩm và dòng ẩm
do gradien nhiệt độ.

- Dòng ẩm do gradien nồng độ ẩm:


J D = - D . 
n

- 250 -
- Dòng ẩm do gradien nhiệt độ:

D T T
JT = - . . (4.53)
T n

Nếu tính theo độ ẩm (tuyệt đối) W của vật liệu:

WA W
= = A = 0 .w
V M0
0
thì:
- Dòng ẩm do gradien nồng độ ẩm viết theo gradien độ ẩm:

w
J D = - D .0 . (4.54)
n

- Dòng ẩm do gradien nhiệt độ viết theo hệ số khuếch tán nồng độ:


t
J T = - D .0 .. (4.55)
n

trong đó:
, 0 - nồng độ hơi ẩm và mật độ vật liệu khô, kg/m 3 ;
W A - lượng ẩm chứa trong vật (kg), W - độ ẩm của vật liệu (kg/kg);
V, M0 - thể tích vật và khối lượng vật liệu khô;
 - hệ số gradradien nhiệt độ,  = (W.DT)/(T.D  ).

Tuỳ theo chiều của grad W và gradt mà dòng ẩm chung có giá trị lớn hay nhỏ.
Trường hợp cấu kiện là tấm phẳng, khi ẩm của tấm bay hơi vào môi trường không
khí trong điều kiện tự nhiên, bề mặt ngoài tấm sẽ bị giảm nhiệt độ. Như vậy gradt và
gradW cùng chiều, làm dòng ẩm chung được tăng cường:

w t 
J  = - D .0 .   .  (4.56)
 n n

Tuy nhiên dòng ẩm nhiệt trong trường hợp này nhỏ không đáng kể. Trường hợp cấu
kiện bêtông khi đông cứng, do phản ứng hydrat sinh nhiệt làm nhiệt độ cấu kiện tăng
thì dòng ẩm nhiệt là cùng chiều và có độ lớn đáng kể làm ẩm thoát ra ngoài nhanh,
bêtông nhanh khô hơn.

c. Dẫn ẩm dạng hơi và lỏng

Khi bêtông và các vật liệu xốp ở trạng thái quá bão hoà ẩm, các mao mạch của vật
liệu sẽ chứa hơi ẩm và nước. Lượng ẩm này tạo nên gradien độ ẩm lớn, thúc đẩy ẩm
ở dạng lỏng và hơi di chuyển tới bề mặt vật để bay hơi vào không khí.

Theo định nghĩa dòng ẩm tổng gồm dòng ẩm dạng hơi và dòng ẩm dạng lỏng:
- 251 -
J = Jh + J L
trong đó:
J h là dòng ẩm dạng hơi, J h = - D h 0 W;
J L là dòng ẩm dạng hơi, J L = - D L 0 W;
J là dòng ẩm tổng, J = - (Dh + D L)0 W = - D0 W.

Dòng ẩm dạng hơi và dạng lỏng di chuyển với tốc độ độc lập nhau và phụ thuộc vào
thế năng chuyển động khác nhau. Dòng ẩm dạng hơi di chuyển nhờ thế năng dẫn hơi
ẩm là độ chênh áp suất riêng của hơi p h, có tốc độ dòng khuếch tán. Dòng ẩm dạng
lỏng di chuyển với tốc độ dòng chảy tràn nhờ thế năng chảy tràn là (-p/T1/2 ). Bởi
vậy các dòng ẩm trên thường được xác định theo các thế năng chuyển động riêng của
mỗi dòng.

Mật độ dòng hơi được xác định theo công thức:

 h .D p . p h
Jh = - . (4.57)
RT (p  p h ) n

Mật độ dòng lỏng được xác định theo công thức:


 p 
1/ 2  1h/ 2 
  T
JL = 1,064..  h  .   (4.58)
 R  n

trong đó:
h - khối lượng kmol hơi (kg/kmol);
DP - hệ số khuếch tán áp suất;
Dh
 - tiêu chuẩn bay hơi trong,  = ;
Dh  DL
R - hằng số khí vạn năng;
T - nhiệt độ tuyệt đối;
p, p h - áp suất không khí ẩm bên ngoài và áp suất riêng hơi nước;
 - hệ số dòng phân tử, tỷ lệ với đường kính trung bình ống mao.

5.6.2. Quá trình toả ẩm từ bề mặt kết cấu tới môi trường không khí

a. Đặc điểm

Quá trình bay hơi ẩm trên bề mặt của vật liệu là quá trình khuếch tán các phân tử
ẩm vào không khí, gọi là toả ẩm. Quá trình toả ẩm phụ thuộc vào độ ẩm tương đối
của không khí tức áp suất riêng của hơi nước trong không khí, nhiệt độ không khí và
tốc độ gió, trạng thái ẩm tại bề mặt, và các điều kiện nhiệt động khác tại bề mặt...

Quá trình toả ẩm của vật liệu xốp có cơ cấu khác với quá trình bay hơi của nước
trên mặt thoáng tự nhiên. Bêtông cũng như vật liệu xây dựng có tính hút ẩm vì chúng
- 252 -
là vật liệu xốp. Bởi vậy quá trình bay hơi ẩm có thể xâm nhập sâu vào bên trong vật
liệu, làm vùng bay hơi tăng dần lên.

Khi bay hơi do phải thu nhiệt hoá hơi làm nhiệt độ tại bề mặt bay hơi ở bên trong
vật giảm thấp hơn nhiệt độ tại mặt ngoài của cấu kiện. Kết quả làm gradien độ ẩm
trong vùng còn lại tăng lên, làm cường độ bay hơi mạnh thêm.

Trong bêtông và các vật liệu xây dựng có các mao mạch lớn, quá trình di chuyển
ẩm phức tạp hơn bởi hiện tượng trượt nhiệt. Nếu theo chiều dài ống mao có độ chênh
nhiệt độ thì sẽ phát sinh các dòng không khí đối lưu. Do nhiệt độ bề mặt bay hơi của
ống mao bên trong vật liệu thấp hơn mặt ngoài nên dòng không khí ở thành ống mao
chuyển động ngược chiều với dòng nhiệt, ở giữa ống dòng không khí chuyển động
cùng chiều dòng nhiệt. Kết quả xuất hiện dòng khí chuyển động tới bề mặt làm tăng
di chuyển hơi ẩm tới bề mặt, nghĩa là làm tăng cường độ bay hơi.

Quá trình bay hơi ẩm vào không khí luôn kèm theo thu nhiệt bay hơi, bởi vậy toả
ẩm và toả nhiệt luôn là hai quá trình xảy ra đồng thời. So với toả nhiệt đơn thuần gọi
là toả nhiệt khô, toả nhiệt khi có toả ẩm sẽ có cơ cấu khác. Nhưng ở đây để đơn giản
chỉ khảo sát toả ẩm mà không xét đến toả nhiệt.

Bản chất quá trình toả ẩm là truyền chất giữa hai pha, quá trình truyền chất thực
hiện được là nhờ thế năng truyền chất. Dòng ẩm bay hơi được từ bề mặt vật vào môi
trường không khí là nhờ có thế năng toả ẩm. Thế năng toả ẩm có thể là độ chênh
nồng độ ẩm, độ chênh nhiệt độ hoặc độ chênh áp suất. Tuy nhiên ở đây chỉ khảo sát
toả ẩm do có độ chênh nồng độ ẩm giữa bề mặt vật liệu và không khí.

b. Hệ số toả ẩm, mật dộ dòng toả ẩm

Cũng tương tự như quá trình toả nhiệt, quá trình toả ẩm được đặc trưng bởi hệ số toả
ẩm  giữa bề mặt vật liệu với không khí. Lượng ẩm bay hơi trên một m 2 trong một
đơn vị thời gian gọi là mật độ dòng toả ẩm J. J tỷ lệ với thế năng toả ẩm là độ chênh
nồng độ:

J = .(hm -  h/K) , kg/m 2 .s (4.59a)

trong đó:
J - mật độ dòng toả ẩm do độ chênh nồng độ;
 - hệ số toả ẩm do độ chênh nồng độ ẩm;
hm, h/k - nồng độ ẩm tại bề mặt vật liệu và trong không khí.

Do độ chênh nồng độ hơi ẩm có thể biểu thị qua áp suất riêng của hơi nên có thể xác
định mật độ dòng toả ẩm trên theo áp suất riêng khi coi hơi ẩm là khí lý tưởng. Từ
phương trình trạng thái khí lý tưởng viết cho khí thành phần:
ph
p h =  h.R h.T hay h =
R h .T

- 253 -

Thay vào (8.19) sẽ được: J= .(p hm - p hk ) (4.59b)
R h .T


Đặt: p = (4.59c)
R h .T
P gọi là hệ số toả ẩm do áp suất riêng thì sẽ có:

J = P(p hm - p h/K) (4.60)

Trong toả nhiệt, hệ số toả nhiệt  có mặt trong hệ phương trình vi phân toả nhiệt đối
lưu. Muốn xác định , phải dựa vào lý thuyết đồng dạng thành lập các tiêu chuẩn
đồng dạng, xác định phương trình tiêu chuẩn. Từ đó mới giải ra .

Tương tự như vậy trong toả ẩm, muốn xác định hệ số toả ẩm do chênh lệch nồng độ
 cần phải dựa vào lý thuyết đồng dạng thành lập các tiêu chuẩn đồng dạng, xác
định phương trình tiêu chuẩn. Từ đó mới giải ra , rồi thay vào công thức (4.19c)
tính ra hệ số toả ẩm theo áp suất riêng của hơi để tính dòng toả ẩm theo áp suất riêng.

c. Hệ phương trình vi phân truyền nhiệt truyền ẩm

Phương trình năng lượng trong truyền ẩm có dạng:

t r w
= a.2 t + . . (4.61)
 c 

Phương trình di chuyển của ẩm có dạng:


w
= D. 2w + D.. 2 t (4.62)


trong đó:
t - nhiệt độ vật; a - hệ số khuếch tán nhiệt độ;
W - độ chứa ẩm riêng của vật liệu;
c - nhiệt dung riêng của vật liệu ẩm; c = c0 + c h.W với c0 , c h - nhiệt dung
riêng của vật liệu khô và hơi ẩm;
r - nhiệt hoá hơi;
(W/) - biến đổi ẩm trong phân tố thể tích vật liệu trong một đơn vị thời
gian do bay hơi hoặc ngưng;
D - hệ số khuếch tán nồng độ chung của hơi và lỏng: D = Dh + D L;
 - hệ số gradien nhiệt độ;
 2 - toán tử Laplace.
 - tiêu chuẩn bay hơi bên trong;  biểu thị tỷ lệ dòng hơi trong dòng tổng: 
= Dh /D.
 = 0 không có bay hơi trong, dòng ẩm ở dạng lỏng, trong vật không có
nguồn nhiệt để bay hơi.  = 1 dòng ẩm ở dạng hơi không có lỏng. 0 <  < 1 có cả
lỏng và hơi.
- 254 -
d. Các tiêu chuẩn đồng dạng, phương trình tiêu chuẩn toả ẩm

+ Các tiêu chuẩn đồng dạng toả ẩm ổn định

Từ hệ phương trình truyền ẩm truyền nhiệt và phương trình toả ẩm rút ra được các
tiêu chuẩn đồng dạng toả ẩm trong quá trình ổn định sau:

- Tiêu chuẩn Nuyxen ẩm Nu D


  .L
Nu D = (4.63)
 hm
trong đó:
 - hệ số toả ẩm do nồng độ;
L - kích thước đặc trưng;
hm - hệ số dẫn ẩm của hỗn hợp hơi tại bề mặt.
Nu D đặc trưng cho quan hệ giữa dẫn ẩm và toả ẩm tại lớp biên.

- Tiêu chuẩn Râynôn Re


w.L
Re = (4.64)

 là hệ số nhớt của môi trường tiếp nhận. Tiêu chuẩn này hoàn toàn như trong toả
nhiệt.

- Tiêu chuẩn Pơrăng ẩm Pr D



Pr D = (4.65)
D
trong đó:
D là hệ số khuếch tán hơi trong không khí theo áp suất riêng:

 h .T  p 0 
D = D0 . .  (4.66)
RT02  p 
D0 - hệ số khuếch tán của hơi ẩm vào không khí ở điều kiện tiêu chuẩn, D0 =
0,079 m 2 /s;
h - khối lượng kmol của hơi,  h = 18 kg/kmol;
R - hằng số khí vạn năng, R = 8314 J/kmol0 C;
P0 , T0 - áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí quyển ở điều kiện tiêu chuẩn:
p 0 = 101.325 N/m2 , T0 = 273,15 0 K
T - nhiệt độ trung bình tuyệt đối của lớp biên, T = (th + tk )/2 + 273,15;
th, tk - nhiệt độ hơi và không khí, 0 C;
p h - áp suất riêng của hơi, N/m2 .

- Tiêu chuẩn Gútman Gu


TK  T ¦
Gu = (4.67)
TK

- 255 -
trong đó: T K, TƯ - nhiệt độ khô và nhiệt độ ướt của không khí. Gu đặc trưng cho ảnh
hưởng của toả ẩm tới toả nhiệt.

Nếu kể đến dòng ẩm nhiệt (do gradien nhiệt độ gây nên) có:
- Tiêu chuẩn Pônôva Pn:
.t
Pn = (4.68)
t

+ Phương trình tiêu chuẩn toả ẩm


Phương trình tiêu chuẩn toả ẩm do nhà bác học Nesterenko xác định từ rất nhiều số
liệu thực nghiệm có dạng:

Nu D = k.Pr D0,33 .Ren.Gu m (4.69)

Các giá trị k, n, m tuỳ thuộc vào chế độ chảy của không khí thể hiện bởi số Re như
sau:

Khoảng giá trị Re k n m


1  2.10 2 0,83 0,53 0,135
3,15.10 3  2,2.10 4 0,49 0,61 0,135
2,2.10 4  3,15.10 5 0,0248 0,9 0,135

Sau đó Sécgâyép bằng các nghiên cứu của mình đã công nhận các kết quả của giáo sư
Nesterenko và đã mở rộng khoảng áp dụng tới Re = 1,5.10 6 .

Secgâyep đã thiết lập Phương trình tiêu chuẩn toả ẩm qua thực nghiệm khi khảo sát
bay hơi nước từ bề mặt vật xốp vào không khí có tốc độ 3 đến 15 m/s, nhiệt độ 25 0C
đến 90 0 C, độ ẩm tương đối  từ 5 đến 80%, Re = 1,6.10 5 có dạng sau:

Nu ẩm = 0,096.Re0,75 .Pr D0,33 .Gu 0,144 (4.70)

Từ đó xác định được hệ số toả ẩm P theo áp suất riêng và mật độ dòng toả ẩm trên
bề mặt vật:
 hm
J = p.(p hm - p h/k ) = Nu D. p (4.71)
L

e. Công thức tính toả ẩm đơn giản


Thực tế trong xây dựng công trình có thể áp dụng các cách tính đơn giản hơn theo áp
suất riêng. Mật độ dòng ẩm khuếch tán trên bề mặt vật liệu có thể tính bằng:
J = P .(p hm - p h/k )
trong đó:
P - hệ số toả ẩm trên bề mặt ra không khí do áp suất riêng;
p hm - áp suất riêng của hơi nước trên bề mặt vật;
p h/k - áp suất riêng của hơi nước trong không khí.

- 256 -
1
Đại lượng R p = gọi là ẩm trở toả ẩm của bề mặt kết cấu được xác định bằng
p
biểu thức:
ps 1
RPh = RT ln . (4.72)
p hm k 
trong đó:
R - hằng số chất khí; T - nhiệt độ (K);
PS, p hm - áp suất bão hoà và áp suất riêng của hơi nước trên bề mặt vật liệu;
k - hệ số kể đến yếu tố toả nhiệt trên bề mặt: k = ĐL /0,92.c.;
ĐL - hệ số toả nhiệt đối lưu giữa bề mặt và không khí theo công thức (2.23);
c,  - nhiệt dung riêng, mật độ không khí.
R P từ công thức trên được tính sẵn thành bảng theo độ ẩm không khí gần bề mặt
kết cấu, với nhiệt độ không khí bề mặt kết cấu là 25 0C:

Đặc điểm khôngkhí Độ ẩm không khí gần kết cấu  (%) Ẩm trở R P
Rất khô, nóng 25 0,38
Khô, ấm 40 0,91
Bình thường 55 0,60
Hơi ẩm 70 0,34
Ẩm 85 0,16
Có nước ngưng 100 

Theo tốc độ gió có thể lấy gần đúng R P như sau:


Khi tốc độ gió nhỏ (W < 1 m/s): R P = 0,25
Khi tốc độ gió trung bình (W = 2 - 3 m/s): R P = 0,10
Khi tốc độ gió lớn (W = 4 - 5 m/s): R P = 0,06

g. Dòng ẩm truyền qua kết cấu

Khi kết cấu ngăn cách hai môi trường có độ


ẩm khác nhau, dòng ẩm sẽ truyền từ môi trường
có độ ẩm cao sang môi trường có độ ẩm thấp hơn
qua kết cấu. Tương tự như truyền nhiệt qua vách
phẳng, trường hợp kết cấu dạng tấm phẳng có
nhiều lớp như tường phòng chẳng hạn, có thể
dẫn ra công thức:
p h1 / k  p h 2 / k
J= (4.73)
R a1   R i  R  2
Hình 4.4. Truyền ẩm qua kết cấu.
trong đó:
Ph1/k, P h2/k - áp suất riêng của hơi nước
trong không khí của hai phía kết cấu;
R 1, R 2 - ẩm trở toả ẩm tại hai mặt của kết cấu
Ri - ẩm trở dẫn ẩm tổng của các lớp trong kết cấu

Trên đây đã khảo sát tru yền ẩm qua kết cấu do chênh lệch độ ẩm gây nên, tức là chỉ
xét dòng khuếch tán nồng độ ẩm khi không có độ chênh nhiệt độ và áp suất toàn
- 257 -
phần. Trường hợp có độ chênh nhiệt độ đáng kể, bên cạnh dòng ẩm do áp suất riêng
của hơi nước gây ra còn xảy ra quá trình truyền nhiệt dẫn đến quá trình truyền ẩm
phức tạp hơn. Hoặc khi dùng hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao trong khoang kín để
xử lý bêtông thì các quá trình nhiệt ẩm xảy ra rất phức tạp, được khảo sát kỹ trong
các tài liệu chuyên ngành.

Thí dụ 1
Mặt đường gồm ba lớp từ dưới lên: lớp 1 là xỉ lò, lớp 2 là vữa tam hợp, lớp 3 là
bêtông. Độ dày và hệ số dẫn ẩm của các lớp tương ứng bằng:
1 = 25 cm, D2 = 0,026 g/m.h.mmHg;
2 = 30 cm, D2 = 0,013 g/m.h.mmHg;
3 = 20 cm, D3 = 0,006 g/m.h.mmHg;
Áp suất hơi nước tại mặt dưới cùng p m1 = 50 mmHg, tại mặt trên cùng p m2 = 20,5
mmHg. Xác định dòng ẩm dẫn qua mặt đường, áp suất hơi nước tại các chỗ tiếp xúc
giữa hai lớp vật liệu?

Giải
Đây là bài toán dẫn ẩm qua ba lớp điều kiện biên loại 1, dòng ẩm dẫn từ mặt dưới lên
mặt trên tính theo công thức:
p m1  p m 2 p m1  p m2
J= =
R R1  R 2  R 3
trong đó p m1 , p m2 là áp suất hơi trên hai mặt; R1 , R2 , R3 tương ứng là ẩm trở dẫn ẩm
của ba lớp, R là ẩm trở tổng.
- Tính ẩm trở dẫn ẩm các lớp:
Lớp 1: R1 = 1 /D1 = 0,25/0,026 = 9,615 mmHg.m2 .h/g
Lớp 2: R2 = 2 /D2 = 0,3/0,013 = 23,07 mmHg.m 2 .h/g
Lớp 3: R3 = 3 /D3 = 0,2/0,006 = 33,333 mmHg.m2 .h/g

Ẩm trở tổng: R = R1 + R2 + R3 = 66,018 mmHg.m 2 .h/g

- Dòng ẩm dẫn qua mặt đường từ dưới lên:


p m1  p m 2 50  20,5
J= = = 0,4468 g/m2 .h
R 66,018

- Áp suất hơi tại chỗ tiếp xúc giữa xỉ lò và vữa:


p TX1 = p hm1 – J.R1 = 50 - 0,4468.9,615 = 45,704 mmHg

- Áp suất hơi tại chỗ tiếp xúc giữa vữa và bêtông:

p TX2 = p hm2 + J.R3 = 20,5 + 0,4468.33,333 = 35,393 mmHg

Thí dụ 2
Tường của một phòng có hai lớp: lớp 1 bên ngoài là gạch, lớp 2 ở bên trong phòng là
lớp vữa. Bề dày và hệ số dẫn ẩm của các lớp tương ứng là:
1 = 0,3 m, D1 = 0,014 g/m.h.mmHg;

- 258 -
2 = 0,03 m, D2 = 0,013 g/m.h.mmHg;
Bên ngoài trời mưa không khí có nhiệt độ 25 0 C, độ ẩm  1 = 95%.Trong phòng không
khí có nhiệt độ 28 0 C, độ ẩm  2 = 75%. Biết rằng áp suất bão hoà của hơi nước trong
không khí ở 25 0 C là p S1 = 23,76 mmHg và ở 28 0 C là p S2 = 28,35 mmHg. Ẩm trở toả
ẩm trên mặt tường ở độ ẩm  1 = 95%, là R 1 = 0,06 mmHg.m 2 .h/g và ở độ ẩm  2 =
75% là R 2 = 0,16 mmHg.m2 .h/g.
Xác định dòng ẩm truyền qua tường của phòng.

Giải
Đây là bài toán truyền ẩm qua hai lớp, tức dẫn ẩm điều kiện biên loại 3. Không
kể ảnh hưởng của nhiệt độ, thì dòng ẩm truyền từ ngoài qua tường vào phòng là do
chênh lệch áp suất riêng hơi nước trong không khí giữa hai phía, tính theo công thức:
p h / k1  p h / k 2
J=
R 1  R 1  R 2  R  2
Trong đó: p h/k1 , p h/k2 tương ứng là áp suất riêng của hơi nước trong không khí; R1 ,
R2 tương ứng là ẩm trở toả ẩm tại hai mặt ngoài tường; R 1, R2 tương ứng là ẩm trở
dẫn ẩm của hai lớp của tường; R  ẩm trở tru yền ẩm tổng.
- Tính áp suất hơi nước trong không khí:
Ở bên ngoài phòng ở nhiệt độ 25 0 C:
p h/k1 = p S1 . 1 = 23,76.0,95 = 22,57 mmHg
Ở bên trong phòng ở nhiệt độ 28 0 C:
p h/k2 = p S2 . 2 = 28,35.0,75 = 21,26 mmHg
- Tính các ẩm trở:
Ẩm trở toả ẩm tại mặt tường ngoài phòng (đầu bài cho): R 1 = 0,06
mmHg.m 2 .h/g
Ẩm trở dẫn ẩm của lớp gạch: R1 = 1 /D1 = 0,3/0,014 = 21,428 mmHg.m2 .h/g
Ẩm trở dẫn ẩm của lớp vữa: R2 = 2 /D2 = 0,03/0,013 = 2,307 mmHg.m2 .h/g
Ẩm trở toả ẩm tại mặt tường trong phòng (đầu bài cho): R 2 = 0,16 mmHg.m2 .h/g
Ẩm trở truyền ẩm tổng: R  = R 1 + R1 + R2 + R 2 = 23,995 mmHg.m 2.h/g
- Dòng ẩm truyền từ không khí bên ngoài qua tường vào phòng:
J = (p h/k1 - p p/k2)/R  = (22,57 - 21,26)/23,95 = 0,0545 g/m2 .h

- 259 -
- 260 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hà Thanh, Hoàng Đình Tín. Cơ sở Truyền nhiệt. NXB Đại học và Trung
học CN, 1971.

2. Bộ môn Nhiệt Kỹ thuật ĐH Giao thông Vận tải HN. Cơ sở Kỹ thuật nhiệt. Đại học
GTVT, 1996.

3. Trịnh Văn Quang. Kỹ thuật nhiệt dành cho sinh viên ngành công trình. Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, 2007.

4. Roland W. Lewis, Perumal Nithiarasu, Kankanhalli N. Seetharamu. Fundamentals of


the Finite Element Method for Heat and Fluid Flow. John Wiley & Sons, 2004.

5. J.P. Holman. Heat Transfer. MrGRAW-Hill.Inc, 1997.

6.. Khảo sát trường nhiệt độ vật nung trong quá trình nung. Đề tài hướng dẫn sinh viên
NCKH đạt giải Vifotec và giải WIPO-2005 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

7. Trần Ích Thịnh, Ngô Như Khoa. Phương pháp phần tử hữu hạn. Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, 2007.

8. Trịnh Văn Quang. Phương pháp PTHH trong Truyền nhiệt. Bài giảng Cao học Cơ khí,
ĐHGT, 2009.

9. Trịnh Văn Quang. Khảo sát trạng thái nhiệt kết cấu bêtông khối dạng hộp bằng PP
PTHH. Đề tài NCKH cấp Cơ sở, nghiệm thu 2010.

10. Trịnh Văn Quang. Khảo sát trạng thái nhiệt mặt đường bê tông xi măng bằng PP
PTHH. Tạp chí Cầu đường Việt nam, số 12-2009.

11. Trịnh Văn Quang. Đánh giá trạng thái nhiệt áo đường bêtông bằng phương pháp số
Tạp chí Cầu đường Việt nam, số 10-2002

12. С.А.Фрид. температурные напряжения в бетонных и железобетонных


конструкциях гидротехнических сооружений государствнное. Энергетическое
издтелЬство. Москва, 1959.

13. Frank, Dewit. Fundamental of The Heat and Mass Transfer. New York, 1996.

14. Yunus A. Introduction to Thermodynamics and Heat Transfer. New York, 1997.

15. Нaщokин. Техническая термодинамика и теплопередача. MockBa,1969.

16. Phạm ngọc Đăng. Nhiệt và khí hậu xây dựng. NXB Xây dựng, 1981.

- 261 -

You might also like