You are on page 1of 4

Nguyễn Ngọc Hải – N1K68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


BỘ MÔN BÀO CHẾ ĐỀ THI SỐ 1

ĐỀ THI HỌC PHẦN BÀO CHẾ


Lớp cao đẳng 6, Học kỳ I, năm học 2017 - 2018
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (10 điểm)
a. Nêu mục đích sử dụng chất làm tăng độ nhớt và hệ đệm trong dung dịch thuốc nhỏ mắt.
b. Cho biết vai trò các thành phần trong công thức thuốc tiêm sau:
Triamcinolon diacetat siêu mịn 40,0 mg
Polysorbat 80 2,0 mg
PEG 4000 3,0 mg
Natri clorid 8,5 mg
Alcol benzylic 9,0 mg
Dung dịch NaOH 1M hoặc HCl 1M vừa đủ pH 6,0 – 6,5
Nước cất pha tiêm vừa đủ 1 ml

Câu 2: (10 điểm)


a. Kể tên các chỉ tiêu chất lượng của dung dịch thuốc uống và dùng ngoài.
b. Cho biết vai trò các thành phần trong công thức thuốc sau:
Bromhexin hydroclorid 0,08 g
Glycerin 20,00 g
Natri benzoat 0,20 g
Acid tartaric 0,40 g
Sorbitol (dd 70%) 45,00 g
Natri carboxy methyl cellulose 0,20 g
Chất thơm, chất màu vừa đủ
Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml

Câu 3: (10 điểm)


a. Trình bày ưu, nhược điểm của nhóm tá dược nhũ tương sử dụng trong bào chế thuốc mỡ.
b. Viết trình tự bào chế thuốc mỡ có thành phần như sau:
Vaselin 15,0 g
Alcol cetylic 2,0 g
Span 80 1,0 g
Lanolin 5,0 g
Nước tinh khiết 2,0 g

Câu 4: (10 điểm)


a. Trình bày các bước đóng bột thuốc vào nang cứng bằng phương pháp đóng nang thủ công.
b. Cho biết vai trò các thành phần trong công thức viên nang sau:
Cloramphenicol 250 mg
Erapac 80 mg
Natri laurylsulfat 4 mg
Aerosil 5 mg
Vỏ nang số 1 1 vỏ

Ghi chú: Điểm bài thi được tính bằng tổng điểm 4 câu chia 4
Nguyễn Ngọc Hải – N1K68
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN: BÀO CHẾ

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN:


BÀO CHẾ
Học kỳ: 1 Năm học: 2017 - 2018
Trình độ, hệ đào tạo: Cao đẳng Thời gian làm bài: 90’
Lớp/Khóa: D1K6 Số trang đáp án đề thi: 3
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
a. Mục đích sử dụng chất làm tăng độ nhớt trong dung dịch
5,0
thuốc nhỏ mắt
Chất tăng nhớt làm tăng SKD của thuốc nhỏ mắt do 1,0
Tăng khả năng bám dính thuốc trên niêm mạc và giảm rửa trôi 1,0
thuốc bởi nước mắt.
Hệ đệm:
- Làm tăng độ tan của DC. 1,0
- Tăng độ ổn định của DC. 1,0
Tăng SKD do giảm kích ứng, giảm tiết nước mắt, giảm rửa trôi thuốc 1,0
1 và tăng thấm (DC ở dạng không ion hóa).
(Tổng số b. Vai trò các thành phần trong công thức thuốc tiêm 5,0
điểm: 10) - Triamcinolon diacetat siêu mịn: dược chất không tan trong nước
1,0
có tác dụng chống viêm.
- Polysorbat: chất diện hoạt không ion hóa, là chất gây thấm. 1,0
- PEG 4000: chất làm tăng độ nhớt, ổn định cấu trúc lý hóa của
1,0
hỗn dịch.
- Natri clorid: chất gây đẳng trương.
1,0
- Alcol benzylic: chất sát khuẩn, có tác dụng gây tê, giảm đau.
- Dung dịch NaOH 1M hoặc HCl 1M vừa đủ: điều chỉnh pH của
thuốc tiêm. 1,0
- Nước để pha tiêm: dung môi pha môi trường phân tán.
a. Kể tên các chỉ tiêu chất lượng của dung dịch thuốc uống và
5,0
dùng ngoài
2 - Hình thức: trong suốt, có màu phù hợp. 0,5
(Tổng số - Sai số thể tích hay khối lượng: +4 – +10%. 1,0
điểm: 10) - Định tính 0,5
- Giới hạn hàm lượng DC. 0,5
- pH 0,5
Nguyễn Ngọc Hải – N1K68
- Độ nhớt, tỷ trọng (đối với siro thuốc). 1,0
- Giới hạn nhiễm khuẩn. 1,0
b. Vai trò các thành phần trong công thức 5,0
- Bromhexin hydroclorid: dược chất, tan hạn chế trong nước, có
1,0
tác dụng long đờm.
- Glycerin: làm tăng độ tan của DC. 1,0
- Natri benzoat: chất bảo quản.
1,0
- Acid tartric: chất điều chỉnh pH, làm tăng độ tan của DC.
- Sorbitol 70%: chất làm tăng độ nhớt, tạo vị ngọt.
- NaCMC: chất làm tăng độ nhớt. 1,0
Tạo thể chất siro.
- Chất thơm, chất màu: tăng tính hấp dẫn của chế phẩm.
1,0
- Nước tinh khiết: dung môi.
a. Trình bày ưu nhược điểm của TD nhũ tương trong bào chế
6,0
thuốc mỡ
Ưu điểm:
- Thể chất đẹp. 1,0
- Giải phóng DC nhanh, giúp DC thấm sâu. 1,0
- Không cản trở hoạt động bình thường của da. 1,0
- Dễ bôi thành lớp mỏng trên da. 1,0
Nhược điểm:
1,0
3 - Dễ bị nhiễm vi sinh vật.
(Tổng số - Kém bền nhiệt động. 1,0
điểm: 10) b. Viết trình tự bào chế thuốc mỡ 4,0
- Cân các thành phần trong công thức.
1,0
- Đun chảy alcol cetylic.
- Trộn đều alcol cetylic, vaselin, lanolin, span (pha dầu).
1,0
- Đun nóng hỗn hợp trên đến 60-70oC.
- Đun nóng nước TK đến 60-70oC.
1,0
- Đổ pha nước vào pha dầu.
- Tác động lực gây phân tán phù hợp để tạo thành nhũ tương.
1,0
- Đóng gói dán nhãn đúng quy chế.
a. Trình bày các bước đóng bột thuốc vào nang cứng bằng
6,0
phương pháp đóng nang thủ công
4
- Chọn cỡ nang. 1,0
(Tổng số
- Tính toán khối lượng tá dược dựa vào d biểu kiến và thể tích
điểm: 10) 1,0
nang.
- Nghiên, rây, trộn hỗn hợp bột. 1,0
Nguyễn Ngọc Hải – N1K68
- Xếp vỏ nang vào dụng cụ đóng nang, mở vỏ nang. 1,0
- Đóng hết toàn bộ bột thuốc vào nang, đậy vỏ nang. 1,0
- Lấy nang thuốc khỏi dụng cụ, lau sạch vỏ nang, đóng gói, dán
1,0
nhãn đúng quy chế.
b. Vai trò các thành phần trong công thức thuốc 4,0
- Cloramphenicol: dược chất, có tác dụng kháng khuẩn. 1,0
- Erapac: TD độn, đảm bảo thể tích nang, giúp DC dễ phân tán
1,0
sau khi vỏ nang hòa tan trong dịch tiêu hóa.
- Na laurylsulfat: TD trơn, chất DH tăng tính thấm và tăng khả
1,0
năng hòa tan DC.
- Aerosil: TD trơn.
1,0
- Vỏ nang: chứa đựng hỗn hợp bột thuốc.
Điểm của bài thi được tính bằng ¼ tổng điểm của 4 câu.

You might also like