You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


🙞···☼···🙜

 
BÁO CÁO MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: Cung cầu lúa gạo và chính sách về giá của Nhà Nước Việt Nam
LỚP L3--- NHÓM 6 --- HK 202
NGÀY NỘP: 18/04/2021

Giảng viên hướng dẫn:  Hàng Lê Cẩm Phương

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên


Lê Đình Khánh 1913733
Nguyễn Vương Long 1911520
Trương Anh Khoa 1913828
Cao Thị Thu Ngân 2013842
Hoàng Phi Long 1812862

0
MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU ………………………….………………………………2
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG ………………….….…..……………………..………2
I/ LÝ THUYẾT……………………………………………………………………….2
1. Các khái niệm về cung, cầu, lượng cung, lượng cầu ……………..…………..…2
1.1 Khái niệm về cầu và lượng cầu
1.1 Khái niệm về cầu và lượng cầu
1.2 Khái niệm về cung và lượng cung
1.2 Khái niệm về cung và lượng cung
2. Quan hệ cung - cầu…………………………………….………………………..…5
3. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt………………………………. …………..……..7
4. Kiểm soát giá………… ……………………………….……….………………9
II/ VẬN DỤNG THỤC TIỄN………………………………..……………………..10
1. Khái quát tình hình nông nghiệp năm 2019 ………………………….……….10
2. Vận dụng quy luật cung cầu vào thị trường lúa gạo ở Việt Nam……….……13
- Chiến lược cắt giảm chi phí
- Chiến lược nâng cao chất lượng
- Chiến lược nâng cao công nghệ
- Chính sách bảo vệ, nâng cao chất lượng đất trồng lúa
- Về phía cơ quan chức năng
3. Chính sách của Nhà Nước cân bằng thị trường lúa gạo ở Việt Nam………...16
- Tái cơ cấu ngành lúa gạo
- Mục tiêu và kết quả nhắm đến
4. Các chính sách của Chính phủ đối với nông sản……………………………...20
- Chính sách giá trần
- Chính sách giá sàn
- Thực trạng tác động của các chính sách
- Đánh giá hiệu quả của các chính sách
III/ KẾT LUẬN CHUNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………23

1
Phần 1: Mở đầu
Qui luật cung cầu được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới quan tâm nghiên cứu
qua thời gian dài, còn được biết đến với cái tên khác là nguyên lý cung cầu, hay Law
of Supply and Demand. Với việc khảo sát sự vận hành của các thị trường hàng hóa
riêng biệt, tác giả sẽ xem xét qui luật cung cầu thông qua cơ chế thị trường. Đây là
một khuôn mẫu phân tích tổng quát có thể áp dụng cho các thị trường khác nhau, dù
đó là thị trường lúa, gạo hay thị trường xe máy; thị trường đầu ra như thị trường quần,
áo hay thị trường đầu vào như thị trường máy dệt; thị trường hàng hóa hữu hình như
thị trường máy tính hay thị trường dịch vụ như thị trường cắt tóc.
Khi đề cập tới một thị trường chung, có ý nghĩa tổng quát, chúng ta sẽ xuất phát từ
một loại thị trường đơn giản nhất: Thị trường có tính chất cạnh tranh, gồm nhiều
người mua, người bán, không ai có khả năng chi phối giá cả hàng hóa. Chúng ta sẽ
xem xét các yếu tố cơ bản của thị trường như cầu, cung thể hiện như thế nào, tương
tác với nhau ra sao để xác định mức giá cân bằng, và những yếu tố gì sẽ làm cho mức
giá này thay đổi. Đây là nền tảng quan trọng để nắm bắt những vấn đề phức tạp khác
của nền kinh tế thị trường.

Phần 2 : Nội dung chi tiết


I/ Lý thuyết

1. Khái niệm về cung, cầu, lượng cung và lượng cầu


1.1 Khái niệm về cầu và lượng cầu
Trước hết, làm rõ khái niệm của nhu cầu là gì: Nhu cầu, trong kinh tế
học thường được hiểu là nhu cầu tiêu dùng hay còn được gọi là sở thích tiêu
dùng. Trong kinh tế học, nhu cầu nếu không có khả năng tài chính để đáp
ứng sở thích tiêu dùng đó, thì không thể gọi tắt nhu cầu là cầu.
Khái niệm về cầu:
Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết của một cá
thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả năng thanh toán cho
hàng hóa hay dịch vụ đó. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một
nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với tất cả các
mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu.
Thực chất, cầu là một thuật ngữ dùng để diễn đạt thái độ của người mua và khả năng mua
về một loại hàng hóa.
Khi chúng ta gia nhập thị trường hàng hóa, có hai yếu tố xác định chúng ta có thể trở
thành người mua (có nhu cầu) chứ không phải người đi ngắm hàng:

2
1. Yếu tố đầu tiên: sự ưa thích. Yếu tố này quyết định chúng ta có sẵn sàng
chi tiền để mua món hàng đó hay không. Nếu món hàng đó rẻ thì có thể
mua chúng hoặc cũng có thể không thèm đếm xỉa nếu được cho không,
vậy cầu trong trường hợp này bằng không.
2. Yếu tố thứ hai: khả năng tài chính. Sự ưa thích chưa đủ để thúc đẩy ta trở
thành người mua hàng. Món hàng mà ta rất thích nhưng lại quá nhiều tiền;
vậy cầu trong trường hợp này cũng là số không.
Như vậy, cầu xoay quanh hai yếu tố: ý muốn sẵn sàng mua và khả năng tài chính mà ta
có. Lưu ý rằng số lượng cầu hàng hóa tùy thuộc vào hai yếu tố kể trên mà còn tùy thuộc
vào thời giá nữa, vì nếu giá cả thay đổi thì khối lượng hàng hóa cầu cũng sẽ thay đổi.
Khái niệm về số lượng cầu
Số lượng cầu về hàng hóa là số lượng mà người mua sẵn sàng mua trong một thời
kỳ nào đó.
Sẵn sàng mua có nghĩa là người mua sẽ thực sự sẵn sàng trả tiền cho số lượng cầu
nếu nó là có sẵn. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cầu và số lượng thực
sự mua.
Lượng một mặt hàng nào đó mà một cá thể có nhu cầu, khi có đủ ngân sách để
mua tại một thời điểm nhất định với mức giá cả xác định của nó và mức giá cả xác định
của các hàng hóa khác gọi là lượng cầu. Như vậy, có thể thấy số lượng cầu một mặt hàng
phụ thuộc vào giá cả thị trường của chính nó, mức thu nhập của mỗi cá thể, và vào giá cả
của các mặt hàng khác (nhất là các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho nó), thậm chí vào
cả thời điểm, thị hiếu của khách hàng, kỳ vọng giá trong tương lai, quy mô dân số và thời
tiết.
Đường cầu
Theo như quy ước, đường cầu được thể hiện trên mặt phẳng có trục hoành là Q
(quantity - lượng cầu) và trục tung là P (price - giá cả) theo hàm cầu có dạng: Q=aP + b
(với a < 0).
Đường cầu là đường dốc xuống từ trái xuống
(phải) thể hiện đúng quy luật cầu "Khi giá cả của
một loại hàng hóa,dịch vụ hay tài nguyên tăng thì
lượng cầu của nó giảm và ngược lại". Đường cầu có
liên quan đến đường thỏa dụng biên bởi vì giá cả
mà người tiêu dùng sẵn sàng trả là dựa trên độ tiện
ích của hàng hóa đó mang lại. Tuy nhiên, cầu của
một người phụ thuộc trực tiếp đến thu nhập cá nhân
của người đó trong khi độ thỏa dụng thì không. Vì
vậy đường cầu có thể thay đổi một cách không trực
tiếp với sự thay đổi về cầu của các hàng hóa khác
(thay thế, bổ sung).

3
1.2 Khái niệm về cung và lượng cung
Khái niệm về cung
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán tại các mức giá
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không thay đổi.
Khái niệm về lượng cung
Lượng cung số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và
sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Sẵn sàng bán ở đây nghĩa là người bán sẽ sẵn sàng cung cấp số lượng cung nếu có
đủ người mua hết số hàng đó. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cung và
số lượng thực sự bán
Cung ứng, trong kinh tế học, chỉ việc chào bán hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
Lượng của một mặt hàng được chào bán với một mức giá cả thị trường hiện hành, ở mức
giá nhất định của các yếu tố sản xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những quy chế
nhất định của chính phủ, kì vọng về giá, thời tiết gọi là lượng cung ứng, hay lượng cung.
Tổng tất cả các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người bán trong một nền
kinh tế gọi là cung thị trường. Tổng tất cả những lượng cung của các hàng hóa và dịch vụ
bởi tất cả các nhà sản xuất trong một nền kinh tế gọi là tổng cung.
Đường cung
Quan hệ giữa lượng cung và giá cả có
thể thể hiện thông qua đường cong cung
ứng (hay đường cung). Đây là một đường dốc
lên phía phải trong một hệ trục tọa độ với trục
tung là các mức giá cả và trục hoành là các
lượng cung cấp. Khi giá cả tăng lên, nhà sản
xuất sẽ tăng lượng cung hàng hóa (sản lượng).
Như hình vẽ cho thấy, sự thay đổi này diễn ra
dọc theo đường cung. Kinh tế học gọi đó là sự
dịch chuyển dọc theo đường cung.
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi của
lượng cung khi giá cả thay đổi gọi là độ co
dãn của cung theo giá cả. Đây chính là độ dốc của đường cung. Độ co giãn càng lớn thì
độ dốc của đường cung càng nhỏ.

4
2. Quan hệ cung - cầu.
2.1.Nguyên lý cung - cầu:
Hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một
mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường là mức giá mà ở đó số lượng cung bằng
số lượng cầu, ứng với số lượng này gọi là số lượng cân bằng) và một lượng giao dịch
hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của
đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế gọi là cân bằng
bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi đó
là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung
(lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn hơn lượng cung).
Bốn nguyên lý cơ bản về cung và cầu là:

1. Nếu nhu cầu tăng (đường cầu thay đổi về bên phải) và nguồn cung vẫn không đổi,
thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.
2. Nếu nhu cầu giảm (đường cầu dịch chuyển về bên trái) và nguồn cung vẫn không
đổi, thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.
3. Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung tăng (đường cung dịch chuyển về bên phải),
thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.
4. Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung giảm (đường cung dịch chuyển về bên trái),
thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.
2.2. Quan hệ cung - cầu:
+ Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả  có mối quan hệ mật thiết, quyết định,
chi phối lẫn nhau. Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó chính là
sự tách rời giá cả với giá trị của hàng hóa đó. Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả
năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu
cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.

 Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua
hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác
định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

- Quan hệ cung – cầu được biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, cung – cầu tác động lẫn nhau.

 Khi cầu tăng ► sản xuất mở rộng ► cung tăng


 Khi cầu giảm ► sản xuất thu hẹp ► cung giảm

5
Thứ  hai, cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

 Khi cung lớn hơn cầu ► giá giảm


 Khi cung bé hơn cầu ► giá tăng
 Khi cung bằng cầu ► giá ổn định

Thứ ba, giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.

 Khi giá tăng ► sản xuất mở rộng ► cung tăng


 Khi giá giảm ► sản xuất thu hẹp ► cung giảm

 Giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau

 Khi giá tăng ► cầu giảm


 Khi giá giảm ► cầu tăng

 Giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.

3. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt.


3.1. Trạng thái dư thừa (dư cung)
Bất kỳ một yếu tố nào tác động đến cung và cầu cũng có thể gây ra sự thay đổi
trong giá cân bằng. Khi thị trường chưa kịp điều tiết hoặc không điều tiết được (do có sự
can thiệp của chính phủ) thì trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt sẽ xảy ra.
Dư thừa sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P1 lớn hơn giá cân bằng PE.
Khi mức giá trên thị trường lớn hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cung lớn hơn
lượng cầu (QS > QD) gây nên trạng thái dư thừa.
Dư thừa còn gọi là thặng dư của cung, tức là lượng cung lớn hơn lượng cầu tại một
mức giá mà mức giá đó lớn hơn mức giá cân bằng.

* Chú thích:
Đường cung: S
Đường cầu: D
Sản lượng: Q
Sản lượng cân bằng: QE

6
3.2. Trạng thái thiếu hụt (dư cầu)
- Thiếu hụt sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P2 nhỏ hơn giá cân bằng PE.
- Khi mức giá trên thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cầu lớn hơn
lượng cung (QD> QS) gây nên trạng thái thiếu hụt.
- Thiếu hụt còn gọi là thặng dư của cầu, tức là lượng cầu lớn hơn lượng cung tại
một mức giá mà mức giá đó nhỏ hơn mức giá cân bằng.

3.3. Cơ chế tự điều tiết của thị trường


Quy luật cung cầu có quy định rằng:  Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán
trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại hàng hóa
trên. Thì giá cả của hàng hóa này sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này dẫn đến khả năng mà
nhóm người tiêu dùng có thể sẽ phải chi trả một mức giá cao hơn để sở hữu hàng hóa
này.
Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các nhà cung cấp
đổ ra thị trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ chế
điều chỉnh giá và lượng này mà, thị trường sẽ dần dần được chuyển đến trạng thái cân
bằng. Trạng thái cân bằng là nơi mà sẽ không còn có những áp lực để gây ra sự thay đổi
về giá và cả lượng nữa. Và tại điểm cân bằng này thì người cung cấp sẽ sản xuất ra lượng
hàng hóa gần như là bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua.

 Điều chỉnh lượng giao dịch

7
 Điều chỉnh Marshall
Khi một mặt hàng ở trạng thái dư cầu thì giá của người mua sẽ cao hơn giá của người
bán; người sản xuất sẽ tăng lượng cung. Ngược lại, khi mặt hàng ở trạng thái dư cung, thì
giá của người mua sẽ thấp hơn giá của người bán; người sản xuất sẽ giảm lượng cung. Sự
điều chỉnh như thế mặc dù được Antoine Augustin Cournot đề cập đến đầu tiên, song
chính Alfred Marshall mới là người hoàn chỉnh thành lý luận và làm cho phổ biến. Vì
thế, nó được gọi là điều chỉnh Marshall.

o Điều kiện ổn định Marshall


Theo lý thuyết của Marshall thì điều kiện để đảm bảo sẽ có một trạng thái cân bằng là
mức chênh lệch giá giữa giá của người bán và giá của người mua phải vận động ngược
với hướng thay đổi của lượng cung. Đó là lúc đường cầu dốc xuống đồng thời đường
cung dốc lên. Hoặc đó là khi đường cung và đường cầu cùng dốc lên, nhưng đường cung
có độ dốc lớn hơn (độ co dãn theo giá của cung nhỏ hơn). Nếu cả hai đường cùng dốc lên
mà đường cung lại có độ dốc nhỏ hơn, thì sẽ không thể đạt được cân bằng.
 Điều chỉnh giá cả
Trái với Marshall, Leon Walras cho rằng thị trường đạt trạng thái cân bằng không
phải bởi sự điều chỉnh lượng cung cấp, mà bởi sự điều chỉnh giá cả. Khi một mức giá
được nêu ra cao hơn mức giá cân bằng cần có khiến cho lượng cung sẵn sàng nhiều hơn
lượng cầu sẵn sàng, thì giá cả sẽ giảm xuống mức cân bằng để thị trường không còn dư
cung. Còn khi mức giá nêu ra thấp hơn mức giá cân bằng, thì lượng cầu sẵn sàng cao hơn
lượng cung sẵn sàng (thị trường dư cầu), thì giá cả sẽ tăng lên.
 Điều chỉnh Walras
Điều chỉnh Walras là điều chỉnh giá cả để đảm bảo cân bằng thị trường. Trái
với Alfred Marshall, Leon Walras cho rằng thị trường đạt trạng thái cân bằng không phải
bởi sự điều chỉnh lượng cung cấp, mà bởi sự điều chỉnh giá cả. Khi một mức giá được
nêu ra cao hơn mức giá cân bằng cần có khiến cho lượng cung sẵn sàng nhiều hơn lượng
cầu sẵn sàng, thì giá cả sẽ giảm xuống mức cân bằng để thị trường không còn dư cung.
Còn khi mức giá nêu ra thấp hơn mức giá cân bằng, thì lượng cầu sẵn sàng cao hơn lượng
cung sẵn sàng (thị trường dư cầu), thì giá cả sẽ tăng lên.
Điều kiện để điều chỉnh Walras cho được một trạng thái cân bằng gọi là điều kiện ổn
định Walras, theo đó lượng dư cầu phải vận động ngược với hướng thay đổi của giá cả.
Muốn thế, đường cung phải dốc lên và đường cầu phải dốc xuống, hoặc cả hai đường
cùng dốc xuống, nhưng đường cung có độ dốc lớn hơn.
 Điều chỉnh kiểu mạng nhện
Điều chỉnh mạng nhện là sự điều chỉnh đồng thời cả giá cả lẫn lượng hàng để đạt tới
trạng thái cân bằng. Sự điều chỉnh diễn ra qua nhiều kỳ. Giá cả thay đổi trong kỳ này sẽ
dẫn tới phản ứng của lượng cung trong kỳ tiếp theo.
 Bất cứ khi nào xuất hiện hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt thì cả người mua và
8
người bán sẽ điều chỉnh hành vi đi theo lợi ích riêng của mình và kết quả là thị trường đạt
trạng thái cân bằng. Đây chính là cơ chế “bàn tay vô hình” – cơ chế tự điều tiết của nền
kinh tế thị trường. Xu hướng chung của thị trường là dư thừa kéo giá xuống, thiếu hụt
đẩy giá lên. Khi dư thừa, người bán tự động giảm giá để giải phóng số hàng ế thừa.
Ngược lại, khi thiếu hụt, người bán tự động tăng giá.
4. Kiểm soát giá
Trong nhiều trường hợp, khi giá cân bằng được hình thành từ quan hệ cung cầu
trên thị trường tự do, mức giá có thể quá thấp đối với nhà sản xuất hàng hóa hoặc quá cao
cho người tiêu dùng. Khi đó, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường bằng việc quy định
giá trần hoặc giá sàn để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất hoặc người tiêu dùng.
Có hai loại giá chính phủ đưa ra là giá trần và giá sàn.
4.1. Giá sàn
Giá sàn là mức giá thấp nhất được phép lưu hành trên thị trường. Chính phủ sẽ quy
định mọi mức giá thấp hơn giá sàn là bất hợp pháp (thường được gọi là bán phá giá).
– Để giá sàn có hiệu lực thì giá sàn phải lớn hơn mức giá cân bằng trên thị trường.
– Mục đích của việc đặt giá sàn của chính phủ là bảo vệ người sản xuất.
– Giá sàn gây ra tình trạng dư thừa trên thị trường. Biện pháp khắc phục tình trạng này
là chính phủ mua vào toàn bộ lượng dư thừa.
Khi định ra giá sàn về một loại hàng hoá, nhà nước muốn bảo vệ lợi ích của những
người cung ứng hàng hoá. Khi nhà nước cho rằng mức giá cân bằng trên thị trường là
thấp, nhà nước có thể quy định một mức giá sàn – với tính cách là một mức giá tối thiểu
mà các bên giao dịch phải tuân thủ – cao hơn. Khi không được mua, bán hàng hoá với
mức giá thấp hơn giá sàn, trong trường hợp này, những người bán hàng hoá dường như sẽ
có lợi. Nhờ việc kiếm soát giá của nhà nước, họ có khả năng bán hàng hoá với mức giá
cao hơn giá cân bằng thị trường. Một biểu hiện của việc định giá sàn là chính sách tiền
lương tối thiểu. Khi quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng trên thị
trường (và chỉ trong trường hợp này, chính sách giá sàn mới có ý nghĩa), nhà nước kỳ
vọng rằng những người lao động sẽ khấm khá hơn, nhờ có được mức lương cao hơn.
4.2. Giá trần
Giá trần là mức giá cao nhất được phép lưu hành trên thị trường. Chính phủ quy
định mọi mức giá cao hơn giá trần là bất hợp pháp.
– Để giá trần có hiệu lực thì giá trần nhỏ hơn mức giá cân bằng trên thị trường.
– Mục đích của việc đặt giá trần của chính phủ: để bảo vệ người tiêu dùng. Khi đặt mức
giá trần, người sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần đó.
– Giá trần gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường. Biện pháp để khắc phục tình trạng
này là chính phủ cung cấp toàn bộ lượng thiếu hụt của thị trường.
Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là bảo vệ những người tiêu
dùng. Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao, bằng việc đưa ra mức
giá trần thấp hơn, nhà nước hy vọng rằng, những người tiêu dùng có khả năng mua được
hàng hoá với giá thấp và điều này được coi là có ý nghĩa xã hội to lớn khi những người
có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng. Chính sách giá
trần thường được áp dụng trên một số thị trường như thị trường nhà ở, thị trường vốn…

9
II/ Vận dụng thực tiễn

1. Khái quát tình hình nông nghiệp (2019)


Năm 2019 là một năm thử thách đặc biệt cho ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam khi phải đối mặt với những diễn biến phức tạp, khó lường của
thời tiết, dịch bệnh, thị trường, gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng lớn đến kết quả
sản xuất, tăng trưởng của ngành. Tuy nhiên, những điều đó đã sớm được dự báo ngay
từ khi ngành xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2019(1). Theo đó, chúng ta đã phân tích và chỉ ra rằng năm
2019 là năm có những thuận lợi, cơ hội, song cũng cực kỳ khó khăn và rất nhiều thách
thức; từ đó, đã xây dựng một kế hoạch thực hiện khá căn cơ, bài bản.

Tình hình diễn biến năm 2019 đã minh chứng rằng những dự báo đó là đúng đắn.
Cụ thể: Nông nghiệp nước ta tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đồng thời đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lan rộng
trên cả nước, gây thiệt hại chưa từng có đối với ngành chăn nuôi; tác động của biến
đổi khí hậu dẫn đến các hình thái thời tiết cực đoan xảy ra bất thường, hạn hán, lũ lụt,
cháy rừng, sạt lở, xâm nhập mặn mức độ nghiêm trọng hơn; tác động từ chiến tranh
thương mại giữa các nền kinh tế lớn, làm cho sản xuất, xuất - nhập khẩu nông sản chủ
lực luôn đứng trước những rủi ro, nhiều quy định mới về truy xuất nguồn gốc, xuất
xứ, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn,...

Đầu năm 2019, chỉ 1 ngày sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP,
ngày 1-1-2019, về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã ban hành Nghị quyết số 685-NQ/BCSĐ; Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 01/QĐ-BNN-KH(2) nhằm sớm triển
khai quyết liệt việc thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Trong năm 2019, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã luôn nhận được sự
quan tâm, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ
của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng
đồng doanh nghiệp và bà con nông dân; sự đồng hành của các cơ quan truyền thông,

10
tạo sự đồng thuận của cả xã hội. Toàn ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua
khó khăn, thách thức, triển khai quyết liệt cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực phát triển sản xuất, kinh doanh, đạt và vượt nhiều
mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Những điểm sáng nổi bật năm 2019 của ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam có thể kể đến gồm:

Thứ nhất, nhiều lĩnh vực sản xuất, như thủy sản, lâm nghiệp đạt kết quả cao; toàn
ngành duy trì tăng trưởng khá, góp phần vào tăng trưởng, phát triển kinh tế chung của cả
nước. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) toàn ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2019 đạt khá: 2,01%.

Thứ hai, trong lĩnh vực chăn nuôi, do chịu ảnh hưởng lớn của dịch tả lợn châu Phi
dẫn đến sản lượng thịt lợn giảm (giá trị của sản phẩm thịt lợn chiếm 10% giá trị toàn
ngành), nhưng với sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo rất cụ thể và sát sao, thực hiện đồng bộ
các giải pháp, dịch bệnh có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm, góp phần kiểm
soát dịch bệnh, duy trì sản xuất, chăn nuôi lợn bảo đảm an toàn và chuyển đổi gia tăng
sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn đáp ứng thực phẩm thay thế thịt lợn, nhất là để
phục vụ dịp tết Nguyên đán Canh Tý... Nhờ vậy, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác
đều tăng mạnh, như thịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 145 nghìn tấn (chiếm 15%), trứng
gia cầm tăng 1,4 tỷ quả (chiếm 12%),...

Thứ ba, trong bối cảnh khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản
giảm từ 10% - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019 ước
tính đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,2% so với năm 2018, riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt
trên 11,2 tỷ USD, tăng 19,2%. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 10,4
tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2018. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam tiếp tục duy trì 8 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; trong đó có
4 mặt hàng trên 3 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều.

Thứ tư, tính đến hết năm 2019, cả nước có 4.806 xã (chiếm tỷ lệ 54%) đạt chuẩn
nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 15,66 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí,
hoàn thành trước 1,5 năm và vượt mục tiêu 10 năm 2010 - 2020. Đồng thời, có 63 xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao và xuất hiện địa phương có xã đạt chuẩn nông thôn mới

11
kiểu mẫu. Hiện nay, đã có 111/664 đơn vị cấp huyện thuộc 41 tỉnh, thành phố hoàn thành
nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; có 8 tỉnh, thành phố(3) có 100% số xã đạt chuẩn
nông thôn mới. Hai tỉnh Nam Định và Đồng Nai được Thủ tướng Chính phủ công nhận là
tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, 94% số cư dân nông thôn
được sử dụng nước hợp vệ sinh, vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020.

Sau 10 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã
thúc đẩy sự phát triển của nông thôn, diện mạo nông thôn “thay da đổi thịt” từng ngày,
khu vực nông thôn ngày càng phát triển văn minh và hiện đại hơn; cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động nông thôn chuyển đổi tích cực, công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh; kết cấu
hạ tầng được nâng cấp, điều kiện sinh sống ở nông thôn được cải thiện rõ rệt.
 dẫn đến tình hình lúa gạo của Việt Nam (2019)
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2019 gặp nhiều diễn biến
bất lợi về thị trường. Ngoại trừ thị trường Phi-líp-pin, các thị trường nhập khẩu gạo
lớn, truyền thống như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh đều đồng loạt giảm nhập
khẩu trong nửa đầu năm và dự báo sẽ là cả năm 2019 với những lý do khác nhau: tồn
kho vụ cũ cao ở Trung Quốc, năm bầu cử ở Indonesia hay khôi phục sản xuất sau lũ
lụt ở Bangladesh.

Sự sụt giảm nhập khẩu cùng lúc từ 3 thị trường đã làm cho kết quả xuất khẩu gạo
của 3 nước xuất khẩu hàng đầu là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đều khá ảm đạm.
Đối với Việt Nam, cùng kỳ 5 tháng 2018 xuất khẩu sang 3 thị trường này đạt 1,44
triệu tấn thì con số năm 2019 chỉ là 239 nghìn tấn. Đối với Thái Lan, tổng xuất khẩu
sang 3 thị trường trên cũng sụt giảm 71,6% so với cùng kỳ năm trước, làm cho tổng
lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan trong 4 tháng năm 2019 giảm tới 16% so với cùng
kỳ. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo của
Việt Nam đạt 2,76 triệu tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2018, trị giá đạt khoảng
1,18 tỷ USD, giảm 20,4%. Giá gạo xuất khẩu trung bình 5 tháng đầu năm khoảng
427,5 USD/tấn, giảm khoảng 76,8 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2018.

Những năm gần đây, nhiều nước tiêu dùng, nhập khẩu gạo đã có những sự thay
đổi sâu sắc về chính sách đối với mặt hàng lúa gạo như: (i) Thực hiện thuế hóa mặt
hàng gạo; (ii) Thay đổi phương thức nhập khẩu gạo cho phép nhiều nguồn cung tham
gia các đợt thầu G2P để có nguồn cung gạo với giá cạnh tranh và chất lượng cao hơn;
(iii) Các nước nhập khẩu cũng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất trong nước hướng
đến tự chủ về lương thực; (iv) Các nước sản xuất tập trung tận dụng lợi thế về điều

12
kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, điều kiện canh tác để sản xuất gạo có chất lượng và có
thương hiệu. Các nước như Myanmar, Campuchia, Pakistan đều nỗ lực gia tăng sản
lượng gạo xuất khẩu. Trung Quốc không chỉ là nước nhập khẩu gạo lớn nhất mà cũng
trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới. Các động thái và tình
hình trên đã làm gia tăng lượng cung gạo toàn cầu, tăng tồn kho tại các nước xuất
khẩu và làm thay đổi sâu sắc quan hệ cung - cầu theo hướng thị trường thuộc về người
mua.

2. Vận dụng quy luật cung cầu vào thị trường lúa gạo ở
Việt Nam

Chiến lược nâng cấp chuỗi và các giải pháp về chính sách có liên quan được đề
xuất dựa trên các cơ sở: phân tích chuỗi giá trị hiện tại về lúa gạo, phân tích kinh tế
chuỗi, phân tích hậu cần chuỗi, phân tích rủi ro và quản lý rủi ro chuỗi cung ứng lúa gạo,
phân tích SWOT toàn ngành hàng và phân tích các chính sách có liên quan đến sản xuất
và tiêu thụ lúa gạo. Từ đó, để nâng cấp tốt chuỗi giá trị lúa gạo cần kết hợp xem xét các
chiến lược như chiến lược cắt giảm chi phí toàn chuỗi, chiến lược nâng cao chất lượng,
chiến lược đầu tư công nghệ cùng với cải tiến và phát triển chính sách vĩ mô có liên quan.
2.1. Chiến lược cắt giảm chi phí
2.1.1. Khâu sản xuất
Trước hết chi phí sản xuất lúa có thể cắt giảm thông qua việc nông dân cần
hợp tác và hợp đồng với các nhà cung ứng đầu vào để mua với sản lượng lớn và chất
lượng cao có chiết khấu trên doanh số mua (ít nhất là 5%) cũng như giảm được chi phí
lưu thông, ngoài ra còn hưởng được các chính sách ưu đãi của nhà cung cấp đầu vào về
việc trả dần và gối đầu sau một vụ sản xuất. Thứ hai, tăng cường và quản lý tốt các
chương trình về kỹ thuật sản xuất: Ứng dụng rộng rãi chương trình “3 giảm, 3 tăng” và
chương trình “1 phải 5 giảm”. Các chương trình này giảm đáng kể lượng đầu vào cho sản
xuất trên 1 vụ/ha gieo trồng cả về giống cũng như vật tư. Cuối cùng là hợp đồng bán sản
phẩm đầu ra nhằm giảm chi phí lưu thông và chi phí giao dịch, tăng giá bán.
2.1.2. Khâu lưu thông
Rút ngắn kênh thị trường chuỗi, giảm tác nhân trung gian và chi phí trung
gian (kể cả giảm chi phí đầu vào và chi phí tăng thêm). Ngoài ra, giảm chi phí lưu thông
và tiếp thị bằng cách tăng cường các liên kết ngang giữa những nhà sản xuất qui mô nhỏ
với nhau, sản xuất tập trung qui mô lớn, giá thành cạnh tranh. Rất cần thiết để xem xét
đầu tư nâng cấp cảng Cần Thơ, nạo vét lòng sông để mở rộng cảng đáp ứng việc mở rộng

13
xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng chủ lực của ĐBSCL như tôm, cá, trái cây và lúa gạo
trực tiếp tại cảng Cần Thơ. Điều này sẽ giảm được chi phí lưu thông rất lớn.
2.2. Chiến lược nâng cao chất lượng
Qua nghiên cứu người tiêu dùng nội địa cho thấy hầu hết mỗi tỉnh đều sử dụng
giống địa phương và các giống này phục vụ nhu cầu tiêu dùng của tỉnh. Đối với các tỉnh
thiếu hụt lúa gạo thì mua lúa gạo từ ĐBSCL tập trung vào các loại gạo như Tài Nguyên,
Đài Loan, Móng Chim, và Thái Thơm. Vì vậy, chất lượng lúa gạo cần tập trung nâng cấp
ở các khâu chính như sau:
•Qui hoạch và nâng cao các chương trình giống quốc gia để phục vụ mục tiêu xuất
khẩu thông qua nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng các thị trường xuất khẩu và qua dự báo cầu
về tiêu dùng gạo.
•Phát triển chương trình giống địa phương phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa qua
nghiên cứu thị hiếu và cơ cấu tiêu dùng nội địa để sản xuất cho phù hợp.
•Ứng dụng các chương trình chất lượng quốc gia và quốc tế trong toàn chuỗi như
VietGAP hoặc GlobalGAP.
2.3. Chiến lược nâng cao công nghệ
Hiện tại sản xuất lúa ở ĐBSCL tỷ lệ nông dân sử dụng công nghệ sau thu hoạch
còn chưa cao (chưa đến 20% diện tích gieo trồng được thu hoạch bằng máy móc) do bờ
vùng, bờ thửa và mặt bằng ruộng chưa bảo đảm thu hoạch bằng máy móc. Ngoài ra, việc
mua máy gặt đập liên hợp chất lượng cao còn rất tốn kém. Tuy nhiên, để quản lý hiệu quả
chuỗi cung ứng, giảm thất thoát sau thu hoạch và nâng cao chất lượng lúa gạo thì việc sử
dụng công nghệ sau thu hoạch là rất cần thiết và quan trọng bao gồm:
•Tăng cường công nghệ sau thu hoạch: gồm máy gặt đập liên hợp, máy sấy (hiện
tại chỉ có 22,5% sản lượng lúa được sấy bằng máy sấy), công nghệ trữ lúa gạo đảm bảo
chất lượng theo xu hướng hợp tác liên kết dọc và ngang, là cơ sở để cùng sản xuất, cùng
sử dụng công nghệ, giảm chi phí, giảm thất thoát và giữ chất lượng.
•Đầu tư công nghệ xay xát chế biến ở địa phương: Cần phát triển các mô hình liên
kết dọc bao tiêu sản phẩm bằng cách đầu tư các nhà máy liên hợp ở địa phương để thu
mua lúa, sấy lúa, chế biến, dự trữ và xuất khẩu, điều này sẽ góp phần đẩy mạnh liên kết
ngang và giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng lúa gạo.
•Xây dựng silo dự trữ lúa gạo qui mô lớn cấp quốc gia, vùng (các điều kiện dự trữ
phải bảo đảm tuyệt đối) nhằm giữ giá trị lúa gạo (bán khi nên bán), đảo bảm chất lượng,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu
dùng nội địa.

14
2.4. Chính sách bảo vệ, nâng cao chất lượng đất trồng lúa
Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi
nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định
này, phải có phương án thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất lúa khác thành đất
chuyên trồng lúa nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để bổ sung diện tích đất
chuyên trồng lúa nước bị mất tại địa phương; hoặc nộp kinh phí để tổ chức thực hiện
phương án nêu trên tại địa phương khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê
duyệt, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và đầu tư khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để
phát triển quỹ đất trồng lúa.
Nghiêm cấm các hành vi:
•Gây ô nhiễm, làm thoái hóa, làm biến dạng mặt bằng của đất dẫn đến không trồng
lúa được.
•Bỏ hoang đất chuyên trồng lúa nước từ 12 tháng trở lên và đất lúa khác từ 2 năm
trở lên không vì lý do thiên tai bất khả kháng.
•Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa khi phát hiện các nguy cơ
hoặc các hành vi gây hại đến chất lượng đất, làm ô nhiễm, thoái hóa đất cần áp dụng các
biện pháp để phòng chống và thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền biết và xử lý.
2.5 Về phía cơ quan chức năng
Chính phủ chỉ đạo một số giải pháp điều hành đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ lúa
gạo trong dân, chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục thu mua lúa gạo trong dân, đồng thời
đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo và điều hành giá xuất khẩu
một cách linh hoạt, xem xét tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất khẩu cho doanh
nghiệp
Bộ Tài chính xây dựng công thức tính giá thành sản xuất một cách thống nhất,
nghiên cứu đưa ra cơ chế điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với loại gạo có chi phí giá thành
cao, có gói bao bì. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán, cân đối cung – cầu
cho vụ Đông Xuân cũng như niên vụ tới, nhất là về cơ cấu giống.
Nhà nước cần tiếp tục theo dõi những tác động, không để tái phát sốt, điều hòa
lượng cung gạo tại các khu vực, đồng thời sẽ theo dõi thêm tình hình thế giới. Ngoài ra
còn phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng
bền vững. đề xuất cơ chế chính sách bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm trên thị
trường nội địa, bảo đảm an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm
hàng này.

15
3. Chính sách của Nhà Nước cân bằng thị trường lúa
gạo nước ta.
Ngày 26/1/2021 BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN đã ban hành quyết định quyết định số 555/QĐ-BNN-TT.
3.1 Nội dung giải pháp tái cơ cấu ngành lúa gạo.
3.1.1Tái cơ cấu sản xuất lúa
Chuyển đổi đất lúa ưu tiên nơi sản xuất lúa hiệu quả thấp,
thường xuyên bị ảnh hưởng mặn, hạn, ngập úng sang các mục đích nông
nghiệp khác có hiệu quả cao. Hạn chế việc chuyển đổi đất lúa có độ phì cao,
năng suất cao, có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh; chấm dứt tình trạng bỏ
hoang đất lúa.
Định hướng sản xuất lúa theo vùng
Phát triển giống lúa: Phát triển giống lúa, Sản xuất, kinh doanh
giống
Hệ thống các quy trình canh tác tiên tiến (ICM, IPM, SRP, SRI,
1P5G...), quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP và tương đương, canh
tác lúa thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ,...); ứng dụng
công nghệ cao, công nghệ số.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất lúa, nhất là ở những
vùng có mức độ cơ giới hóa thấp như miền núi phía Bắc và Tây nguyên;
trong các khâu có mức độ ứng dụng cơ giới thấp như cấy/gieo sạ và chăm
sóc (bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật). Riêng đồng bằng sông Cửu
Long đã đạt mức cơ giới hóa cao cần tiến đến đạt cơ giới hóa đồng bộ, trong
đó một số khâu có thể từng bước tự động hóa ví dụ sử dụng thiết bị bay
không người lái (drone) để phun thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học
hoặc ứng dụng công nghệ cao như san phẳng mặt ruộng điều khiển bằng tia
laser, điều khiển tự động nước tưới, …
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khâu làm sạch, phân loại và
tách màu để cải thiện hơn nữa chất lượng của gạo sau khi xay xát; ứng dụng
dây chuyền đóng gói gạo tự động. Nâng trình độ chế biến gạo đạt mức tiên
tiến của thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng tồn trữ lúa khô bằng silo.
Kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
16
3.1.2 Đổi mới tổ chức sản xuất
mở rộng diện tích sản xuất lúa có liên kết giữa nông dân và
doanh nghiệp cần thực hiện tốt các chủ trương của nhà nước về phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã và chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã ban hành gồm:
hỗ trợ về chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết, khuyến
nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.
3.1.2 Phát triển thị trường
Thị trường trong nước: Hiện nay và trong tương lai về số lượng
nguồn cung gạo cho thị trường nội địa được bảo đảm, nhưng về tính hiệu
quả cần tiếp tục nâng cao theo các hướng (i) phát triển chuỗi cung ứng gạo
đến các trung tâm tiêu thụ lớn (ii) phát triển hệ thống bán lẻ ở khu vực nông
thôn, đảm bảo người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận nguồn cung mọi
thời điểm (iii) mọi loại gạo đều phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm (iv) đa dạng hóa chủng loại gạo phù hợp với các phân khúc thị trường.
Xuất khẩu và phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu: Tiếp tục
thực hiện Chiến lược xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2017- 2020 và tầm
nhìn 2030 (Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/7/2017) và Đề án phát triển
thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết
định số 706/QĐ-TTg ngày 21/05/2015).
3.1.3 Nâng cao tính chống chịu đối với biến đổi khí hậu và điều
kiện bất lợi, rủi ro
Sử dụng giống lúa có tính chống chịu cao với điều kiện ngoại
cảnh bất lợi (chống chịu mặn, hạn, nóng, ngập) và kháng sâu bệnh, có thời
gian sinh trưởng ngắn để né mặn, hạn, lũ; điều chỉnh thời vụ gieo cấy dựa
trên cảnh báo sớm về điều kiện thủy văn, thay đổi cơ cấu sản xuất trên đất
lúa như áp dụng cơ cấu tôm - lúa cho vùng nhiễm mặn, luân canh lúa - cây
trồng cạn ngắn ngày cho vùng hạn; phát triển hệ thống rừng phòng hộ và xây
dựng, củng cố cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, đê sông, đê biển.
Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác cảnh báo sớm
(cảnh báo lũ, mặn, sạt lở), dự báo thời tiết, phòng chống thiên tai, dịch bệnh;
triển khai chương trình bảo hiểm sản xuất nông nghiệp cho lúa gạo (hỗ trợ
và khuyến khích nông dân mua bảo hiểm, khuyến khích các công ty bảo
hiểm tham gia thị trường).
17
3.1.4 Sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và giá trị
văn hóa của lúa gạo
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất lúa gắn kết chặt chẽ với đảm
bảo an ninh lương thực lương thực quốc gia. Việc chuyển đổi đất lúa thực
hiện theo các quy định pháp luật.
Quy hoạch hợp lý và áp dụng chính sách quản lý thủy lợi giữa
các địa phương thượng nguồn và hạ nguồn để điều tiết, chia sẻ nguồn nước
và tăng hiệu quả sử dụng nước một cách hài hòa, giảm nước thải từ sản xuất
lúa vào môi trường.
3.1.5 Phát triển nguồn nhân lực
Chú trọng đào tạo nông dân thông qua các hoạt động khuyến
nông về công nghệ mới trong sản xuất lúa và các kiến thức về vệ sinh an
toàn thực phẩm và thị trường. Hỗ trợ các chương trình đào tạo nghề cho
nông dân trẻ đặc biệt về ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, tự động hóa,
hướng đến hình thành một thế hệ nông dân trẻ chuyên nghiệp, có kỹ năng và
kiến thức đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành lúa gạo.
3.1.6 Vấn đề giới trong sản xuất lúa
Khuyến khích phụ nữ tham dự các lớp tập huấn khuyến nông,
tham gia xây dựng các mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật, tham gia các
chương trình dạy nghề phi nông nghiệp tại địa phương để có cơ hội thêm
việc làm ngoài sản xuất lúa, tăng thu nhập.
3.1.7 Hợp tác quốc tế
Thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
để phát triển thị trường xuất khẩu gạo. Hợp tác với các nước trong lĩnh vực
lúa gạo như chia sẻ thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi quỹ
gen, đào tạo và phát triển thương mại.
3.1.8 Quản lý nhà nước trong ngành lúa gạo
Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện và môi
trường thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp tham gia phát triển chuỗi giá
trị lúa gạo hiệu quả cao, trong đó ưu tiên tháo gỡ các nút thắt về tích tụ đất
đai, liên kết sản xuất - thụ, ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng các tiêu

18
chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập
quốc tế.
3.2 Mục tiêu và kết quả nhắm đến
Tiếp tục cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả
và phát triển bền vững với các mục tiêu (i) đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu
dùng trong nước, làm nòng cốt cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (ii)
nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
(iii) hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo (iv) thích ứng và
giảm nhẹ biến đổi khí hậu (v) sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi
trường sinh thái (vi) nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người
tiêu dùng (vii) xuất khẩu gạo chất lượng cao và giá trị cao.

4. Các chính sách của chính phủ đối với nông sản:

4.1 Chính sách giá trần


Khi nhận thấy rằng giá của sản phẩm lúa gạo cao hơn mức bình thường chính phủ
ấn định giá trần thấp hơn giá cân bằng nhầm ổn định lại giá
Giá cân bằng là giá mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung
Một mức giá trần có thể trên hoặc dưới mức giá cân bằng
Khi chính phủ áp đặt giá trần thấp hơn giá cân bằng thị trường. những nhà cung
cấp không thể tăng giá để đáp ứng nhu câu thị trường vì phải đpá ứng mức giá tối đa
được quy định bởi giá trần của chính phủ
Một mức giá trần thấp có thể làm cho nhà cung cấp rời bỏ thị trường trong khi giá
trần thấp làm tang tiêu dung. Khi cầu tăng vượt quá khả năng cung cấp tình trạng thiếu
hụt sẽ diễn ra
-Tích cực:
Người dân mua lúa gạo với giá rẻ làm tăng sức mua của người tiêu dung
đẫn đến tính ổn định của giá lúa gạo ổn định
-Tiêu cực :
Người bán bị thiệt hại do bán lúa gạo với mức giá thấp hơn mức cân bằng.
tuy nhiên thiệt hại nhiều nhất vẫn là nông dân, tình trạng thiếu hụt lương thực xuất
nhập khẩu xuất hiện thị trường lúa gạo chợ đen với giá đắt

19
4.2 Chính sách giá sàn
Khi thấy giá sản phẩm lúa gao thấp hơn so với bình thường hoặc xảy ra tình trạng
thiếu hụt lương thực,… chính phủ sẽ ấn định giá sàn thấp giá cân bằng nhầm ổn định giá
bảo vệ người tiêu dung kích thích nông dân sản xuất lúa gạo
-Tích cực:
Nông dân được lợi từ việc bán lúa gạo với giá cao  mùa màn bội thu 
kích thích sản xuất  đảm bảo nguồn lương thực
-Tiêu cực:
Giá sàn cao hơn giá cân bằng  biến động thị trường :
người tiêu dung bị thiệt hại vì mua lúa gạo với giá cao  ảnh hưởng chi tiêu và sử dụng
ngân sách
Sức nhu cầu về lúa gạo bị giảm đi theo quy luật
Cung > cầu  dư thừa lúa gạo trên thị trường  nông dân thiệt hại  ảnh hưởng
đến nền kinh tế
-Biện pháp:
Thu mua lại số gạo dư thừa giải quyết tình trạng cung > cầu  cân bằng thị
trường
4.3 Thực trạng tác động của các chính sách lúa gạo trên thị trường
Các biện pháp kích cung như quy định giá sàn dẫn đến sự gia tăng sản xuất của
nông dân gây hiện tượng cung > cầu hiện nay
Bên cạnh đó có thể thấy được sự cố gắng của chính phủ để giải quyết vấn đề bằng
việc dẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu và lập thêm các quỹ bình ổn giá giúp ổn định thị
trường
Như vậy thấy được các chính sách trên không hiệu quả hoàn toàn nếu tình trạng
này tiếp tục xảy ra lâu dài sẽ làm người nông dân mất niềm tin vào thị trường  hậu quả
đi ngược với mong muốn của nhà nước
Tuy nhiên không vì vậy mà phủ nhận những nổ lực của chính phủ. Bên cạnh
những khuyết điểm cũng có ưu điểm của nó
 Ưu điểm chính sách giá sàn
Áp dụng để khuyến khích sản xuất tuy nhiên cũng có những hạn chế. Việc ban hành
chính sách giá sàn cần đi kèm với biện pháp giải quyết hậu quả

20
-Tiêu cực:
Dư thừa lúa gạo, người dân mua gạo với giá cao mất cân bằng thị trường
-Biện pháp:
Tăng cường xuất khẩu
Sử dụng quỹ dự trữ quốc gia thu mua dự trữ
Hạn chế cung
4.4 Đánh giá hiệu quả các chính sách can thiệp Nhà Nước vào thị trường
4.4.1. ưu điểm
Chính phủ có thể bảo vệ lợi ích người tiêu dung dựa vào chính sách giá trần giá
sàn
Điều chỉnh được giá sản phẩm nông sản và các loại mặt hàng khác trên thị trường
không để xảy ra tình trạng vượt cầu vượt cung quá mức
đưa nước ta thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu láu gạo nhiều nhất trên
thế giới
đưa ra những chính sách phù hợp để nông dân không thu lỗ trong các vụ mùa
4.4.2. nhược điểm
Đưa ra chính sách nhưng không thi hành triệt để, các doanh nghiệp vẫn tự ý phá
giá gây ảnh hưởng xấu đến thị trường
Gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa do mức giá không phù hợp
Nhiều trường hợp doanh nghiệp ép giá nông dân
Một số trường hợp chất lượng nông sản thấp do không chú trọng chất lượng mà
chạy theo số lượng
 Để khắc phục những nhược điểm của chính sách giá trần giá sàn chính phủ cần đưa ra
nhiều biện pháp:
Về phía nông dân: giúp nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật đầu tư
hợp lý để có lãi ngay khi giá lúa gạo trên thị trường xuống thấp, cung cấp thông tin đầy
đủ về thị trường cho nông dân,…
Về phía doanh nghiệp: sắp xếp hệ thống thu mua lúa của nông dân và đẩy nhanh
tiến độ xây kho trữ lúa  chế biến gạo xuất khẩu, lưu trữ không để xảy ra tình trạng
nông dân mất mùa được giá, được mùa mất giá

21
4.4.3. Bài học kinh nghiệm
Từ nhận thức về ưu điểm và nhược điểm trong vận dụng cung cầu nhóm đã rút ra
được một vài nhận xét đánh giá sau:
Giá trần và giá sàn là một trong nhiều biện pháp chính sách can thiệp trực tiếp của chính
phủ trong việc điều tiết cần bằng nên kinh tế thị trường
Giá trần là mức giá cao nhất mà chính phủ quy định cho một loại hàng hóa nên sẽ
gây ra những hệ quả:
Gây khan hiếm hàng hóa trên thị trường
Người sản xuất, doanh nghiệp chịu thiệt vì cung cấp mức giá thấp hơn quy định
Người tiêu dùng có thể được lợi vì mua hàng hóa rẻ, cũng có thể chịu thiệt vì
không mua được hay phải mua ở thị trường không hợp pháp với mức giá cao hơn mức
cân bằng
Giá sàn là mức thấp nhất cảu hàng hóa do chính phủ quy định nên sẽ xảy ra những
hệ quả: người tiêu dung chịu thiệt vì mua hàng hóa ở mức giá cao, người bán được lợi vì
bán mặt hàng ở mức giá rẻ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung, không thể phủ nhận vai trò của chính phủ dù trực tiếp hay gián tiếp trong việc
can thiệp vào giá cả thị trường. Dù vậy cần có những nhà hoạch định tốt hơn và những
chính sách tốt hơn, quan trọng là chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước sản xuất
tiên tiến để góp phần vào việc đưa nền kinh tế đi theo một chiều hướng tích cực.

III/ KẾT LUẬN CHUNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO


Nhìn chung việc cải thiện chính sách sản xuất và xuất khẩu lúa gạo là hết sức cần
thiết để đảm bảo sự hài hòa cho nền kinh tế thị trường ở mức cân bằng. Các biện pháp
can thiệp trực tiếp của chính phủ là giá trần và giá sàn không tồn tại riêng biệt, phủ định,
triệt tiêu lẫn nhau mà ngược lại chúng nhằm mục đích hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá
trình hoàn thiện chính sách điều tiết cung cầu ở mức độ hợp lí, giúp bình ổn giá và cải
thiện yếu tố đầu ra vào trong sản xuất lúa gạo. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam hiện
nay đang phát triển theo chiều hướng đa phương, đa lĩnh vực. Vì vậy việc phối hợp linh
hoạt, chặt chẽ các biện pháp với nhau là một trong những cách tốt nhất để đưa nền kinh tế
đi theo chiều hướng đúng đắn, đồng thời giúp chính phủ dễ dàng hoạch định, điều phối
nền kinh tế thị trường trở nên bình ổn, phát triển hơn trong tương lai.
Bài tiểu luận trên là những đóng góp mà nhóm rút ra được thông qua các chính
sách cân bằng thị trường của chính phủ.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các bài báo, tạp chí điện tử vnexpress.vn và một số trang mạng khác

2. Kinh tế vi mô, Th.S Nguyễn Như Ý, Đại học kinh tế Thành phố HCM
(2019)

3. Kinh tế vi mô,Th.S Lê Nhân Mỹ ( 2019)

4. Giáo trình kinh tế học đại cương, Th.S Lê Nhân Mỹ ( 2019)

5. Kinh tế vi mô ( wiki ) (15/3/2021) truy cập tại Kinh tế học vi mô – Wikipedia


tiếng Việt

23

You might also like