You are on page 1of 41

CHƯƠNG I

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ

1.1. Các vấn đề kỹ thuật

Nói chung, những vấn đề kỹ thuật được mô tả bằng mô hình toán học của các mối quan hệ
vật lý. Mô hình toán học của nhiều vấn đề kỹ thuật là phương trình vi phân với điều kiện tương
ứng. Phương trình vi phân có được bằng cách áp dụng các định luật và các nguyên lý cơ bản.
Những phương trình thể hiện sự cân bằng của trọng lượng, lực, hoặc năng lượng. Các phương trình
có thể giải được một cách chính xác như một số ví dụ trong Bảng 1.1. Trong bất kỳ vấn đề kỹ thuật
nhất định nào đó đều có hai bộ thông số thiết kế ảnh hưởng đến cách thức giải quyết vấn đề. Bộ
thông số thứ nhất là các thông số về vật liệu như mô đun đàn hồi E, hệ số dẫn nhiệt, độ nhớt. Thông
số về hình học như tọa độ trọng tâm, mô men quán tính. Bảng 1.2 là ví dụ tóm tắt các tính chất vật
lý xác định các thông số tự nhiên. Bộ thông số thứ hai là các thông số yêu cầu kỹ thuật được tóm
tắt trong Bảng 1.3 bao gồm các thông số như lực tác động, mô men, sự khác biệt các vùng nhiệt độ,
áp lực khác nhau của dòng chảy, chênh lệch điện áp.

Bảng 1.1. Vấn đề kỹ thuật và phương pháp giải

Phương trình, điều kiện


Các vấn đề kỹ thuật
biên, điều kiện ban đầu
Kết quả giải phương trình

ଶ  ( − ) Độ võng Y của dầm là một hàm


 ଶ
 =
2
Điều kiện biên:
của X
(− ସ + 2 ଷ − ଷ 

=
Tại X = 0, Y =0 24
Tại X = L, Y = 0

d2y
  n2 y  0
2
dt
Trong đó:
k Vị trí y của khối lượng là hàm của
 n2  thời gian t:
m
Điều kiện ban đầu: y (t )  y o cos  n t
Tại t  0, y  y o

Tại t  0,
dy
0
dt

3
Phương trình, điều kiện
Các vấn đề kỹ thuật
biên, điều kiện ban đầu
Kết quả giải phương trình

d 2T

hp
(T  T )  0 Phân bố nhiệt độ là một hàm của
2 kAc
dX X
Điều kiện biên:
ିට ௑
೓೛

Tại X  0, T  Tbase  = ஶ + ௕௔௦௘ − ஶ


ೖಲ ಴

Khi L  , T  T

Bảng 1.2. Các thông số đặc trưng cho kết cấu

Các vấn đề kỹ thuật Các thông số đặc trưng cho kết cấu

Mô đun đàn hồi E, diện tích mặt cắt giàn A

Mô đun đàn hồi E

Mô đun đàn hồi E, mô men quán tính I

Hệ số dẫn nhiệt K; chiều dày tường L; diện


tích A;

Hệ số dẫn nhiệt K; diện tích tấm A;

4
Các vấn đề kỹ thuật Các thông số đặc trưng cho kết cấu

Độ nhớt  ; đường kính ống D; độ nhám


ống e

Hệ số nền k

Điện trở R

Từ thẩm 

Bảng 1.3. Thông số yêu cầu kỹ thuật

Vấn đề kỹ thuật Yêu cầu kỹ thuật


Vật rắn Chịu lực và mô men
Truyền nhiệt Chênh lệch nhiệt độ, nhiệt đầu vào
Lưu lượng chất lỏng và hệ thống ống dẫn Chênh lệch áp suất, tốc độ dòng chảy
Mạng lưới điện Chênh lệch điện áp

Các đặc tính kết cấu thể hiện trong Bảng 1.2 là các thông số cơ bản của kết cấu, nó luôn
luôn xuất hiện trong phần các thông số chung của phuơng trình vi phân. Ngược lại, các thông số
yêu cầu kỹ thuật xuất hiện trong các phương pháp giải cụ thể. Trong phương pháp phần tử hữu hạn,

5
điều quan trọng là phải hiểu được vai trò của các thông số trong mô hình, các đặc tính kết cấu luôn
hiển thị trong ma trận độ cứng, trong khi các thông số yêu cầu kỹ thuật luôn luôn xuất hiện trong
ma trận tải.

1.2. Các phương pháp số

Các phương pháp tính toán thiết kế trong kỹ thuật

Phương pháp thực


Phương pháp giải tích Phương pháp số
nghiệm
- Phương pháp cổ điển - Dựa trên cơ sở toán học - Đo lường thực tế
- Kết quả tính toán chính - Xấp xỉ, giả định - Tiêu tốn thời gian và chi
xác 100% - Áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, phí thiết bị
- Chỉ áp dụng cho kết cấu giải quyết nhiều bài toán phức tạp trong - Chỉ có thể áp dụng được
đơn giản kỹ thuật khi đã có sẵn mẫu thử
- Áp dụng cho bài toán đơn - Kết quả phải được xác nhận qua nghiệm
nhất phương pháp thực nghiệm hoặc tính - Kết quả cần phải được
toán tay. kiểm tra, cần kiểm tra tối
thiểu 3-5 mẫu
Mặc dù phương pháp phân Phương pháp phần tử hữu hạn (Finite - Đo độ biến dạng
tích có thểcũng cho kết quả Element Method - FEM): tuyến tính, phi - Đo độ đàn hồi
gần đúng nếugiải pháp là tuyến, ổn định, phân tích nhiệt, bài toán - Đo độ rung
hình thức mở,nhưng động, bài toán mỏi . - Cảm biến nhiệt độ và
phương pháp phân tích Phương pháp phần tử biên (Boundary áp lực,…
được coi là hình thức đóng. Element Method -BEM): âm, dao động - Kiểm tra mỏi
Có độ chính xác 100%. tạp âm và độ ồn (Noise Vibration and
Harshness - NVH).
Phương pháp khối hữu hạn (Finite-
Volume Method - FVM): động lực học
chất lỏng (Computational Fluid
Dynamics - CFD) và tính toán điện-từ
trường.
Phương pháp hữu hạn khác biệt (Finite-
Difference Methods - FDM): phân tích
dòng nhiệt và dòng chảy chất lỏng.

Có hai bước để giải quyết bài toán bằng phương pháp phân tích hoặc phương pháp số:
Bước một: Xây dựng mô hình toán.
Bước hai: Giải mô hình toán.

6
Kết quả cuối cùng là tổng của bước 1 và bước 2. Kết quả sẽ chính xác 100% khi không có
giả định hay xấp xỉ tại một trong các bước (phương pháp phân tích). Phương pháp số cho xấp xỉ ở
bước 1 và 2, do đó tất cả các kết quả của phương pháp số là gần đúng.

Các phương pháp số:

Phương pháp phần tử hữu hạn( Finite Element Method - FEM): là một phương pháp rất phổ
biến, ứng dụng rộng rãi để giải các bài toán tuyến tính, phi tuyến, ổn định, nhiệt, động học và phân
tích mỏi. Thuật ngữ phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) và phân tích phần tử hữu hạn (Finite
Element Analysis - FEA) cả hai đều là một và giống nhau. Thuật ngữ FEA dùng phổ biến hơn trong
các ngành công nghiệp, còn FEM phổ biến hơn tại các trường đại học.
Phương pháp phần tử biên (Boundary Element Method – BEM): đây là một phương pháp
mạnh và hiệu quả để giải quyết vấn đề âm học hoặc dao động tạm âm và độ ồn (Noise Vibration
and Harshness - NVH). Giống như phương pháp phần tử hữu hạn nó cũng đòi hỏi các nút và các
phần tử nhưng nó chỉ xem xét các phần tử thuộc ranh giới ngoài của miền. Vì vậy, khi giải quyết
vấn đề của một khối lượng, chỉ có bề mặt bên ngoài được xem xét, vànếu miền của một diện tích
thì chỉ có ngoại vi bên ngoài được xem xét. Bằng cách này nó làm giảm kích thước xem xét của
vấn đề bằng một mức do đó giải quyết vấn đề nhanh hơn.
Phương pháp khối hữu hạn (Finite-Volume Method - FVM): được dùng phổ biến nhất là các
phần mềm tính toán động lực học chất lỏng. Số lượng đơn vị được coi là hữu hạn trong phương
pháp khối lượng hữu hạn (tương tự như số lượng phần tử trong phân tích phần tử hữu hạn). Biến tại
các nút bao gồm áp lực, vận tốc, diện tích, khối lượng,… dựa trên phương trình Navier - Stokes.
Phương pháp khác biệt hữu hạn (Finite Difference Method – FDM): phương pháp phần tử
hữu hạn và phương pháp khác biệt hữu hạn có nhiều điểm giống nhau. Nói chung phương pháp
khác biệt hữu hạn là một cách để giải quyết phương trình vi phân. Bằng cách sử dụng chuỗi Taylor
để chuyển đổi một phương trình vi phân thành một phương trình đại số. Trong quá trình chuyển đổi
các số hạng bậc cao được bỏ qua,phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp phần tử
biên (BEM) hoặc phương pháp khối hữu hạn (FVM) để giải quyết vấn đề nhiệt học và động lực
học chất lỏng.

1.3. Tối ưu hóa thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (CAE)

Công nghệ có sự hỗ trợ của máy tính (Computer Aided Engineering - CAE) đã được ứng
dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp hàng không vũ trụ, các kết cấu cơ khí, các
chi tiết trong ô tô, máy bay, tàu thuỷ, khung nhà cao tầng, dầm cầu,… đến những bài toán của lý
thuyết trường như lý thuyết truyền nhiệt, cơ học chất lỏng, thủy đàn hồi, khí đàn hồi, điện-từ
trường ,.... Với sự trợ giúp của ngành công nghệ thông tin, nhiều kết cấu phức tạp đã được tính toán
và thiết kế chi tiết một cách dễ dàng.
Những ưu điểm của công nghệ CAE giúp đạt được các mục tiêu sau đây:
Mục tiêu về kỹ thuật:
- Kiểm tra đủ bền hay không;

7
- Kiểm tra quá tải hay không;
- Tìm giải pháp thiết kế tốt nhất.
Mục tiêu về kinh tế:
- Giảm khối lượng (tiết kiệm) vật liệu;
- Sản phẩm đưa ra thị trường nhanh chóng;
- Xác định nhanh và chính xác giá cả;
- Phát triển cải tiến không ngừng.

Hình 1.1. Quá trình tối ưu hóa thiết kế

Quy trình thiết kế tối ưu được mô tả trong hình 1.1


Thiết kế sơ bộ, xác định kết cấu không gian cơ bản;
Tạo mô hình và rời rạc hóa mô hình, nghĩa là chia nhỏ mô hình bằng các nút và phần tử thích
hợ p ;
Gán vật liệu;
Gán tải và ràng buộc;
Xác định mục tiêu tối ưu như giảm khối lượng vật liệu hoặc tăng cứng vững kết cấu nhưng vẫn
đảm bảo yêu cầu công nghệ của kết cấu.

1.4. Các phân tích CAE

Các phân tích CAE bao gồm các loại sau:


Phân tích tuyến tính tĩnh; Phân tích mỏi;
Phân tích phi tuyến; Phân tích tối ưu;
Phân tích động; Phân tích động học dòng chảy;
Phân tích ổn định; Phân tích phá hủy;

8
Phân tích nhiệt; Phân tích âm.

Phân tích tuyến tính tĩnh


Tuyến tính: Trong phân tích tuyến tính bài toán sẽ được giải quyết theo quan hệ bậc nhất
giữa lực và biến dạng. Trong thực tế sau khi vượt qua điểm giới hạn biến dạng dẻo của vật liệu, thì
đường biến dạng là một đường cong phi tuyến. Khi phân tích tuyến tính thì mối quan hệ giữa lực
và biến dạng là một đường thẳng, không có giới hạn chảy dẻo.

Hình 1.2. Đường cong ứng suất - biến dạng


1- Đường biến dạng của vật liệu khi phân tích tuyến tính; 2- Đường biến dạng thực

Tĩnh: Để phân tích tĩnh cần hai điều kiện:


- Lực tĩnh, tức là lực tác động không thay đổi theo thời gian

dF 0
dt

- Điều kiện cân bằng: ∑( ௑ , ௒ , ௓ ) = 0,∑(௑ , ௒ , ௓ ) = 0. Mô hình phân tích phần tử


phải đáp ứng điều kiện cân bằng tại mỗi nút.
Phương trình đầy đủ của bài toán phân tích tuyến tính tĩnh như sau:
= ∙

9
trong đó:
F: vector tải;
K: ma trận độ cứng của mô hình phụ thuộc vào vật liệu và đặc tính hình học. Trong phân tích
tuyến tính K là hằng số;
u: vector chuyển vị nút.
Như vậy phân tích tuyến tính tĩnh không phụ thuộc vào thời gian hay chuyển vị kết cấu.
Phân tích tuyến tính tĩnh được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, cơ khí ô tô,
xây dựng dân dụng,...

Phân tích phi tuyến

Phân tích phi tuyến có các loại:


Vật liệu biến đổi phi tuyến: Mối quan hệ giữa lực (ứng suất) và chuyển vị là đường cong phi
tuyến.
Đặc tính vật liệu phi tuyến:
- Đặc tính đàn hồi (ví dụ: cao su)
- Đặc tính dẻo (biến dạng của vật liệu kim loại vượt quá điểm giới hạn chảy → kỹ thuật biến
dạng)
- Đặc tính phụ thuộc thời gian (ví dụ: sự rão của vật liệu chất dẻo)
- Đặc tính phụ thuộc vào hướng (tính không đẳng hướng) → Vật liệu tấm, vật liệu chất dẻo
gia cường sợi (composite).
Ứng dụng của bài toán phân tích vật liệu phi tuyến: Với vật liệu kim loại bài toán phân tích
phi tuyến được ứng dụng trong các ngành cơ khí,ôtô, hàng không vũ trụ, ngành đóng tàu. Các phân
tích được thực hiện nhằm đánh giá chính xác giá trị của ứng suất hoặc biến dạng khi vượt quá điểm
giới hạn chảy dẻo,để phân tích chu kỳ mỏi.Với vật liệu phi kim, bài toán phân tích phi tuyến được
ứng dụng trong các ngành cơ khí,ôtô, công nghiệp hàng không vũ trụ, phân tích cao su, nhựa,
amiang, kết cấu sợi.
Tuyến tính Phi tuyến

a) b)

Hình 1.3. Đường cong ứng suất - biến dạng phi tuyến: a - Đường biến dạng của vật liệu phi
kim; b - Đường biến dạng của vật liệu kim loại khi vượt qua điểm giới hạn dẻo

10
Hình học phi tuyến: Trong thực tế ma trận độ cứng [K] là hàm của chuyển vị (trong phân
tích tuyến tính [K] là hằng số). Nghĩa là trong phân tích hình học phi tuyến, độ cứng [K] sẽ được
tính toán lại sau mỗi dịch chuyển.
Hình học cấu trúc phi tuyến:
- Các vấn đề ổn định (bẻ gập, lật, trương phình);
- Biến dạng lớn (ví dụ: chi tiết cao su hoặc lò xo);
- Hướng tải trọng phụ thuộc biến dạng;
- Vấn đề tiếp xúc (khe hở, vết rạn, cữ chặn, định vị ma sát các loại).

a) Bẻ, gập, lật, trương phình b) Biến dạng lớn (đệm)

c) Hướng tải trọng phụ thuộc biến dạng d) Tiếp xúc, khe hở, cữ chặn

Hình 1.4. Cấu trúc hình học phi tuyến

Tiếp xúc phi tuyến: Độ cứng [K] cũng thay đổi như một hàm của chuyển vị (khi các chi tiết
có tiếp xúc hoặc không tiếp xúc).

Phân tích động

Trong phân tích tuyến tính tĩnh, giải quyết phương trình =  ∙ , còn trong phân tích động
dựa trên phương trình:
 +  +  = ()
trong đó:  =  ଶ ⁄: gia tốc;
 =  ⁄: vận tốc;
x : chuyển vị.
- Bài toán tuyến tính tĩnh  = 0, = 0, [K] và F(t): hằng số.
- Bài toán phi tuyến  = 0, = 0,[K] là hàm, F (t ) : hằng số.
- Bài toán dao động tự do F (t )  0 ,  = 0,[M] và [K]: hằng số.
- Bài toán dao động cưỡng bức: tất cả các thành phần đều có mặt.

11
Phân tích ổn định

Hình 1.5. Mô hình phân tích ổn định


Một số bài toán quan trọng trong phân tích ổn định:
- Bài toán chịu tải nén
- Bài toán dầm và tấm kim loại
- Bài toán có độ cứng chống uốn nhỏ hơn rất nhiều độ cứng dọc trục
- Bài toán biến dạng lớn.
Ứng dụng thực tế của phân tích ổn địnhthường được sử dụng cho các ứng dụng công trình
xây dựng dân dụng, cơ khí,...

Phân tích nhiệt

Phương thức truyền nhiệt

Dẫn nhiệt Đối lưu Bức xạ

Ổn định

Không ổn định
Tự nhiên Cưỡng bức Phản chiếu Khuếch tán

Ứng dụng thực tế của phân tích nhiệt: động cơ, bộ tản nhiệt, hệ thống ống xả, bộ trao đổi
nhiệt, nhà máy điện, thiết kế vệ tinh,…

12
Phân tích mỏi

Quá trình phá hủy mỏi xảy ra khi kết cấu


chịu ứng suất thay đổi. Giá trị ứng suất lớn nhất tác
động lên kết cấu nhỏ hơn ứng suất cho phép, thậm
chí dưới mức ứng suất giới hạn chảy của vật liệu.
Quá trình phá hủy mỏi bắt đầu từ những vết nứt rất
nhỏ (vết nứt tế vi) sinh ra từ vùng kết cấu chịu ứng
suất tương đối lớn.Khi số chu trình làm việctăng
lên thì các vết nứt này cũng mở rộng dần, kết cấu
ngày càng bị yếu và cuối cùng xảy ra gãy hỏng.
Hình dạng của kết cấu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến
tình trạng mỏi, lỗ vuông hoặc góc nhọn sẽ dẫn đến
ứng suất tập trung cao làm phát sinh các vết nứt. Hình.1.6. Đường cong mỏi

Do đó lỗ tròn, chuyển trơn, vát mép tròn rất quan trọng để tăng sức chịu mỏi của kết cấu.
Đường cong mỏi thể hiện mối quan hệ giữa ứng suất (ứng suất trung bình hoặc ứng suất lớn nhất)
và số chu kỳ thay đổi ứng suất N của chi tiết máy tới khi hỏng hoàn toàn.
Ứng dụng thực tế của phân tích mỏiáp dụng cho tất cả các cấu kiện chịu tải động, tức là tất
cả các linh kiện ô tô. Mỏi chiếm 90% hỏng hóc trong thực tế.

Phân tích tối ưu

Tối ưu hóa

Thông số hình học Hình dạng hình học


- Tối ưu hóa các thông số hình học. - Thông thường, giới hạn trong các bài toántuyến
- Phần mềm không thể thêm hoặc bớt kích tínhtĩnhvàđộng lực học.
thước hình học, nó chỉ có thể tính toán với - Là một công cụ hữu hiệu để sáng tạo các sản phẩm
kích thước hình học trong giới hạn cho (khi không biết hình dạng sản phẩm ban đầu).
phép. - Phần mềm có thể đưa ra những gợi ý giúp cho việc
loại bỏ hoặc thêm vào các khối hình học.

13
Hình 1.7. Tối ưu hóa thiết kế

Có thể đánh giá phương pháp tối ưu với vị trí của nó trong giai đoạn thiết kế, hình thành khái
niệm thiết kế tối ưu, như tối ưu hóa những liên kết, hình dạng hình học, kích thước hình học, điều
chỉnh những bộ phận tự do. Ngoài ra có thể hiểu theo nghĩa thiết kế là một biến của hệ thống, nó
được chỉnh sửa, thay đổi trong quá trình tối ưu. Thiết kế tối ưu hóa cấu trúc là thay đổi mật độ các
phần tử.

Phân tích động học dòng chảy ( Computational Fluid Dynamic - CFD)

- Chất lỏng tĩnh - Chất lỏng chuyển động


- Dễ dàng tính toán - Tính toán phức tạp
- Không có sự thay đổi theo thời gian, sai - Biến đổi theo thời gian
khác ít so với thực tế
- Phương trình tuyến tính - Phương trình phi tuyến
- Áp dụng trong xây dựng dân dụng, thiết - Áp dụng trong tính toán hàng
kế đập không vũ trụ, ô tô, van thủy lực
Phân tích động học dòng chảy (CFD) là một phần của cơ học chất lỏng, trong đó sử dụng
phương pháp số để phân tích các vấn đề về động lực học chất lỏng, dựa trên phương pháp Navier-
Stokes.
Ứng dụng thực tế: thiết kế buồng đốt để kiểm tra nhiên liệu tối ưu - hòa trộn không khí,
thiết kế máy bay,…

14
1.5. Đơn vị đo trong phân tích CAE

Nhiều sai sót trong tính toán kỹ thuật có thể do việc sử dụng bất cẩn các đơn vị đo. Để tránh
các sai sót này cần làm theo các quy tắc cơ bản sau:
- Luôn sử dụng một bộ đơn vị đo cho mỗi vấn đề;
- Cố gắng hiểu rõ bản chất vật lý của các đơn vị được sử dụng;
- Luôn áp dụng những kiểm tra tính hợp lý của số liệu đầu vào và đầu ra;
- Đặc biệt chú ý khi sử dụng đến kết quả công việc của người khác,họ có thể đã sử dụng các
chuyển đổi mà không ghi rõ;
- Tránh các chuyển đổi và những đơn vị không tiêu chuẩn.
Các đơn vị đo cơ bản được sử dụng trong phân tích kết cấu là (bảng 1.4):
- Khối lượng - Chiều dài
- Thời gian - Nhiệt độ
Bảng 1.4. Các đơn vị đo cơ bản được sửa dụng trong phân tích thiết kế
TT Đại lượng Tên đơn vị Ký hiệu đơn vị
1 Độ dài mét m
2 Khối lượng kilôgam kg
3 Thời gian giây s
5 Nhiệt độ nhiệt động học kenvin K

Các đơn vị đo khác được dựa trên các đơn vị đo cơ bản. Bộ đơn vị đo thường được sử dụng
trong kỹ thuật, có trong Bảng 1.5.
Bảng 1.5. Đơn vị đo sử dụng trong kỹ thuật
Đơn vị Thể hiện theo đơn vị cơ
Đại lượng
Ký hiệu bản thuộc hệ đơn vị SI
TT
Tên
1 Góc phẳng (góc) Radian rad m/m
2 Góc khối Steradian sr m2/m2
3 Diện tích mét vuông m2 m.m
4 Thể tích mét khối m 3
m.m.m
5 Tần số Héc Hz s-1

Vận tốc góc


radian
6 rad/s s-1
trên giây
radian trên
7 Gia tốc góc giây bình rad/s2 s-2
phương
8 Vận tốc mét trên giây m/s m.s-1

Gia tốc
mét trên giây
bình phương
9 m/s2 m.s-2

15
Đơn vị Thể hiện theo đơn vị cơ
Đại lượng
Ký hiệu bản thuộc hệ đơn vị SI
TT
Tên
Khối lượng theo
Chiều dài (mật độ
kilôgam
10 kg/m kg.m-1
trên mét
dài)
Khối lượng theo bề kilôgam trên
mặt (mật độ mặt)
11 kg/m2 kg.m-2
mét vuông
Khối lượng kilôgam trên
riêng (mật độ) mét khối
12 kg/m3 kg.m-3

13 Lực Niutơn N m.kg.s-2


14 Mômen lực niutơn mét N.m m2.kg.s-2
15 Áp suất, ứng suất Pascan Pa m-1.kg.s-2
16 Độ nhớt động lực pascan giây Pa.s m-1.kg.s-1

Độ nhớt động học


mét vuông trên
17 m2/s m2.s-1
giây
18 Công, năng lượng Jun J m2.kg.s-2

Dựa vào các phương trình cơ bản để kiểm tra sự hợp lý của đơn vị đo. Ví dụ, đối với đơn vị
đo lực, =  ∙  =  ∙  ଶ ,như vậy đơn vị đo lực là1 = 1. 1/ ଶ .


1.6. Nguyên nhân dẫn đến sai hỏng và lỗi trong phân tíchCAE

1.6.1. Lỗi do các kỹ sư CAE:

- Không có sự kiểm tra thích hợp:Lý tưởng nhất là một công việc nên có sự kiểm tra chéo
của hai kỹ sư CAE. Kiểm tra là công việc khá nhàm chán nhưng nó là việc rất quan trọng đòi hỏi
trách nhiệm cao. Kiểm tra và kiểm tra lại tất cả từ các bước nhỏ, đảm bảo chất lượng và giảm tối đa
các sai sót. Ngoài ra luôn yêu cầu khách hàng kiểm tra các mô hình ở mọi góc độ trước khi bắt đầu
phân tích.
- Nhập hoặc xuất dữ liệu sai:Một số chương trình xử lý không nhập hoặc xuất tất cả các
phần tử và các điều kiện biên vào chương trình tính toán, trừ một số chương trình đặc biệt hoặc
chương trình chuyển đổi đặc biệt được sử dụng.
- Thiếu kinh nghiệm của các kỹ sư CAE mới: Kỹ sư giàu kinh nghiệm là những người hướng
dẫn tốt nhất cho các đồng nghiệp ít kinh nghiệm. Kỹ sư CAE có trình độ cao thường có rất nhiều bí
quyết và kiến thức. Bởi vậy để hướng dẫn các kỹ sư mới tốt nhất nên là các kỹ sư cao cấp có nhiều
năm kinh nghiệm. Giảng viên phần mềm hoặc tư vấn không biết chính xác những gì được yêu cầu
của khách hàng. Mỗi công ty nên khuyến khích và trả lương ưu đãi cho các kỹ sư có kinh nghiệm
để chia sẻ kiến thức của họ với người mới đến.

16
- Coi nhẹ việc chia lưới: Chia lưới là nền tảng của CAE. Đôi khi có một xu hướng nguy
hiểm đó là coi nhẹ việc chia lưới. Một tòa nhà không thể được xây dựng vững chắc trên nền móng
yếu.
- Thiếu hiểu biết thực tế:Chất lượng của phân tích CAE sẽ tốt hơn nếu các kỹ sư CAE có cơ
hội để biết sản phẩm, quá trình sản xuất, thử nghiệm. Các kỹ sư CAE cần phải thường xuyên đến
thăm các phòng thí nghiệm, kiểm tra, quan sát các thành phần cấu trúc và so sánh thực tế với mô
hình máy tính.
- Thu thập số liệu sai: Nên có các khóa đào tạo cơ bản về phương pháp thu thập số liệu và
phương pháp thử nghiệm cho các kỹ sư CAE.
- Không đánh giá đúng khả năng có hạn của phần mềm, phần cứng: Phân tích phần tử hữu
hạn là một phương pháp gần đúng. Nên mô hình hóa những yếu tố cần thiết, đảm bảo khả năng có
thể của phần mềm và phần cứng.
- Không cập nhật công nghệ:Trung thành với phần mềm cũ, không chịu tìm hiểu và sử dụng
những công nghệ mới. Không có phần mềm thương mại nào là hoàn hảo, mỗi phần mềm có những
ưu và nhược điểm riêng của nó. Đôi khi sự kết hợp của hai hay nhiều phần mềm khác nhau có hiệu
quả nhanh hơn.

1.6.2. Lỗi do mô hình hóa sai

Đơn giản hóa hình học


Trong nhiều trường hợp việc đơn giản hóa kết cấu hình học là cần thiết để giảm khối lượng
tính toán. Ví dụ yêu cầu kích thước nhỏ nhất của phần tử không nhỏ hơn x mm, để giải quyết yêu
cầu này những chỗ vát mép có thể được thay thế bằng các góc sắc nét (như trong hình vẽ 1.8). Mặc
dù đơn giản hóa này là do yêu cầu nhưng nên nhớ rằng mô hình FEM đã bị lệch so với kết cấu hình
học ban đầu.

Hình 1.8. Đơn giản hóa hình học


Lỗi do chia lưới
Trước khi chia lưới phải xem xét loại phần tử phù hợp với mô hình. Có thể chia lưới vách
mỏng bằng phần tử ba chiều (3D) lục diện hoặc tứ diện, cũng có thể chia cấu trúc đó bằng các phần
tử hai chiều (2D) ở bề mặt giữa của vách (hình 1.9,1.10).

17
Hình 1.9. Mô hình với phần tử 3D

Hình 1.10. Mô hình với phần tử 2D

Lỗi mô hình hóa hình học có thể có nguyên nhân từ kích thước phần tử. Mục tiêu cuối cùng
là các kết quả phân tích không lệ thuộc vào kích thước lưới. Thông thường cần chạy phân tích lại
dựa trên một lưới tốt hơn để kiểm tra tính hội tụ của kết quả mô phỏng. Chất lượng của phần tử là
vô cùng quan trọng, các phần tử phản ánh mô hình CAD, các phân tích dựa trên các phần tử. Do
đó, bất kỳ sự sai lệch từ các phần tử sẽ dần đến các lỗi.
Chương trình FEM không cảnh báo hay thông báo lỗi chia phần tử. Lỗi mô hình hóa có thể
vẫn không được biết cho đến khi kết quả phân tích kiểm tra, hiển thị. Như thể hiện trong hình 1.11,
chuyển vị không liên tục trên một số phần của lưới.

Hình 1.11. Chuyển vị không liên tục trên một số phần của lưới

18
Ngoài ra chú ý tới hướng pháp tuyến của phần tử. Trong hình 1.12 hiển thị một tấm chịu uốn
thuần túy. Biểu đồ ứng suất cho thấy sự thay đổi đột ngột từ kéo sang nén.

Hình 1.12. Sự thay đổi ứng suất đột ngột

1.6.3. Lỗi do số liệu

Sự không thống nhất đơn vị đo là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi, tức là lẫn lộn
giữa mm với m, kg với tấn,.... Thận trọng nếu cần phải chuyển đổi đơn vị đo từ một hệ thống khác.
Sự nhầm lẫn đơn vị đo sẽ dẫn đến thất bại của tính toán phân tích.

1.6.4. Lỗi do đặt kiện biên và tải trọng

Lỗi này thường


xảy ra khi đặt các điều
kiện biên và tải trọng.
Như trong hình 1.13,
một lỗi mô hình hóa
được đưa vào mô hình
phân tích bằng cách áp
đặt điều kiện ràng buộc
cho các nút tạm thời.

Hình 1.13. Lỗi do áp điều kiện biên cho các nút tạm
Các nút tạm thời trong
hình không giống như
các nút phần tử hữu
hạn, nó có thể đưa đến cấu trúc không bị ràng buộc hoặc không có tải tác động, cũng có thể đưa
đến một kết cấu lý tưởng đó là biến cứng mô hình tại các điểm đó, dẫn đến kết quả phân tích sai do
mô hình hóa sai các ràng buộc và tải trọng.

19
1.7. Giới thiệu chung về chia lưới

1.7.1. Sự cần thiết của việc chia lưới

Số điểm =  Số nút = 8
Bậc tự do của điểm = 6 Bậc tự do của nút = 6
Tổng số phương trình =  Tổng số phương trình = 48
Ý tưởng cơ bản của FEA là làm cho tính toán được giới hạn (hữu hạn), tính toán cho một số
điểm sau đó suy ra cho toàn miền ( bề mặt hoặc thể tích). Bất kỳ đối tượng nào cũng có độ tự do vô
hạn, dẫn đến không thể giải quyết được bài toán ở định dạng này. Phương pháp phần tử hữu hạn
làm giảm bớt mức độ tự do vô hạn thành hữu hạn bằng cách rời rạc hóa hoặc chia lưới ( nút và
phần tử).

1.7.2. Các loại phần tử

Một kích thước lớn hơn Hai kích thước lớn Các kích thước Khối lượng: phần tử
nhiều hai kích thước còn hơn nhiều kích thước tương đối bằng điểm, khối lượng tập
lại. thứ ba. nhau. trung tại tâm của vật.

20
Hình dạng phần tử: Hình dạng phần tử: tứ Hình dạng phần tử: Đàn hồi: độ cứng theo
đường thẳng. giác, tam giác. tứ diện, lăng trụ, chiều thẳng hoặc xoay.
Dữ liệu bổ sung khi sử Dữ liệu bổ sung khi sử khối lập phương, Giảm chấn: hệ số giảm
dụng: diện tích mặt cắt dụng: chiều dày. hình chóp,… chấn.
ngang. Loại phần tử: vỏ Dữ liệu bổ sung khi Cứng: RBE2, RBE3
Loại phần tử: trục, thanh, mỏng, màng,... sử dụng: không. Hàn
dầm, cột, ống,… Ứng dụng thực tế: Loại phần tử: vỏ,
Ứng dụng thực tế: trục tấm kim loại, các chi khối.
dài, dầm, phần tử kết tiết nhựa,... Ứng dụng thực tế:
nối,... trục truyền động,
khối động cơ, trục
khuỷu,...

1.7.3. Lựa chọn phần tử

Dựa trên kích thước và hình dạng hình học của chi tiết
Trong phân tích tính toán, phần mềm cần cả ba chiều kích thước. Nó không thể thực hiện
phân tích tính toán khi kích thước hình học chưa được xác định hoàn toàn (bằng các nút và phần
tử). Dựa trên kích thước hình học có thể lựa chọn phần tử phù hợp 1D, 2D hoặc 3D.
Phần tử 1D: Được sử dụng cho dạng hình học có một kích thước lớn hơn rất nhiều so với hai
kích thước còn lại.

Hình 1.14. Phần tử 1D

Hình dạng của phần tử 1D là đường thẳng. Các phần tử được tạo ra bằng cách kết nối hai
nút, phần mềm chỉ biết một kích thước dài,hai kích thước còn lại (diện tích mặt cắt ngang) được

21
xác định bởi người sử dụng để bổ sung cho các phần tử tương ứng. Ứng dụng thực tế: trục dài,
dầm, cột, phần tử kết nối,…
Phần tử 2D: Được sử dụng cho dạng hình học có hai kích thước lớn hơn rất nhiều so với
kích thước còn lại.

Hình 1.15. Phần tử 2D

Mặt phẳng chia lưới

t - Chiều dày của tấm

Hình 1.16. Vị trí chia lưới phần tử 2D

Chia lưới 2D được thực hiện trên bề mặt giữa của chi tiết. Phần tử 2D là phẳng, giống như tờ
giấy. Tạo ra các phần tử 2D phần mềm biết 2 trong số 3 kích thước. Kích thước còn lại (độ dày),
được người sử dụng bổ sung như một dữ liệu đầu vào.
Ứng dụng thực tế: Tất cả kim loại tấm, các bảng nhựa, nói chung chia lưới 2D được sử dụng
cho các chi tiết có tỉ lệ chiều rộng/độ dày lớn hơn 20.
Phần tử 3D: Được sử dụng khi tất cả ba chiều kích thước là tương đương nhau. Ứng dụng
thực tế: vỏ máy, kết cấu ly hợp, khối động cơ, thanh truyền, trục khuỷu,…

22
Dựa trên loại phân tích

Phân tích mỏi: phần tử tứ giác, lập phương được ưu tiên hơn phần tử tam giác, lăng trụ.
Phân tích phi tuyến: ưu tiên cho lưới đường thẳng và lưới lập phương hơn lưới tứ diện.

Hình 1.7.4. Phần tử 3D


Phân tích dòng chảy: ưu tiên phần tử tam giác hơn tứ giác.
Phân tích động: khi yếu tố hình học cho phép lựa chọn phần tử 2D hoặc 3D, thì các phần tử
2D được ưu tiên hơn 3D.

Dựa trên thời gian phân tích

Khi thời gian không phải là một ràng buộc, việc lựa chọn phần tử thích hợp, chia lưới đường
thẳng và chất lượng tốt của lưới được khuyến khích. Đôi khi do thời gian rất chặt chẽ, các nhà phân
tích buộc phải có kết quả một cách nhanh chóng. Đối với tình huống như vậy thì nên :
- Sử dụng công cụ chia lưới tự động hoặc chia lưới hàng loạt;
- Phần tử tứ diện được ưu tiên hơn phần tử lập phương;
- Nếu việc lắp ráp một số thành phần phức tạp, chỉ phần quan trọng được chia lưới thích hợp.
Các phần khác chia lưới thô hoặc bằng các phần tử tượng trưng như phần tử dầm 1D, phần tử đàn
hồi, phần tử khối lượng,...

1.7.4. Có thể giải quyết cùng một vấn đề với các loại phần tử khác nhau 1D, 2D, 3D

Cùng một dạng hình học có thể được mô hình hóa bằng phần tử 1D, 2D hoặc 3D. Vấn đề là
số phần tử, số nút, tính chính xác của kết quả và thời gian phân tích. Ví dụ, phân tích dầm công xôn
có kích thước 250x20x5 mm, chịu lực 35N như hình vẽ 1.18.

23
Hình 1.18. Dầm công xôn 250x20x5 mm, chịu lực 35N

Hình 1.19. Mô hình tính với phần tử dầm 1D

Tổng số bậc tự do = 909 x 6 = 5454

Hình 1.20. Mô hình tính với phần tử vỏ 2D

24
N = 17448 E=9569
Tổng số bậc tự do = 17448 x 3 = 52344

Hình 1.21. Mô hình tính với phần tử tứ diện 3D

Kết quả so sánh:

Ứng suất Chuyển vị


Phần tử !
""૛
Nút
mm
Tính theo phương pháp lực --- --- 105 4,23
1D 2 1 105 4,23
2D 909 800 105 4,21
3D 17448 9569 104 4,21

1.7.5. Các bước chia lưới

Bước 1: Tìm hiểu về kết cấu hình học của chi tiết cần phân tích
Nhiều kỹ sư CAE chia lưới ngay mà không có sự hiểu biết đúng về kết cấu hình học và các
yêu cầu kỹ thuật. Quan sát tìm hiểu kỹ, nắm vững kết cấu hình học từ mọi góc độ,hình dung ra các
bước thực hiện, là yêu cầu đầu tiên để tạo ra một lưới tốt.
Bước 2: Ước lượng thời gian
Ước tính thời gian là rất tương đối, có nhiều sự khác biệt trong dự toán thời gian của các kỹ
sư khác nhau. Thường một người ít kinh nghiệm sẽ ước tính thời gian nhiều hơn.
Bước 3: Kiểm tra hình học
Thường dữ liệu CAD ở định dạng *.igs. Chỉnh sửa hình học là một phần của công việc chia
lưới. Kỹ sư CAE ít nhất cần biết kiến thức cơ bản về CAD. Trước khi bắt đầu chia lưới, cần kiểm
tra hình học cẩn thận:
- Các cạnh tự do;
- Các mặt trùng lặp;
- Các đường vát mép nhỏ;
- Các lỗ nhỏ;
- Các gờ nhỏ;
- Chỗ giao cắt của các chi tiết.
Bước 4:Kiểm tra cân đối của hình dạng hình học

25
- Chi tiết đối xứng:
chỉ chia lưới góc một phần
tư của tấm, sau đó nhân
đối xứng cho toàn bộ chi
tiết.

Hình 1.22. Chi tiết đối xứng


- Chi tiết có tính năng lặp lại (hình
1.23), sử dụng các lệnh copy/paste, chia
lưới một phần góc22,5 sau đó sử dụng
lệnh nhân theo hình tròn cho các phần
tương tự, như thế chia lưới sẽ nhanh hơn.
Bước 5: Lựa chọn loại phần tử
Trong thực tế ít khi chỉ dùng một
loại phần tử. Thường là sự kết hợp giữa
các phần tử khác nhau (1D, 2D, 3D và các Hình 1.23. Chi tiết có tính năng lặp
loại khác)

Hình 1.24. Chọn phần tử

Ở hình trên, tay cầm của xô được mô hình bằng các phần tử dầm (1D), thân của xô sử dụng
các phần tử vỏ (2D), liên kết giữa tay cầm và xô sử dụng phần tử cứng RBE2.
Bước 6: Lựa chọn loại lưới
- Dựa vào hình dạng hình học.Các lưới liên quan đến hình dạng hình học,nếu hình dạng hình
học được sửa đổi, lưới cũng được cập nhật tự động. Điều kiện biên được gán cho hình dạng hình
học qua bề mặt hoặc các cạnh.
- Dựa vào phần tử, điều kiện biên được gán cho các phần tử và nút.

26
Bước 7: Mô hình các khớp nối
- Lưu ý đặc biệt cho các khớp trụ (xây dựng cụ thể lưới xung quanh lỗ);
- Các vết hàn;
- Chỗ tiếp xúc, khoảng cách và các yêu cầu của hai bề mặt trong phần tiếp xúc.

1.8. Lưới 1-D

1.8.1. Khi nào sử dụng lưới 1-D

Hình 1.25. Phần tử 1D


Hình dáng vật thể: dạng đường thẳng.
Dữ liệu thêm vào từ người sử dụng: hai kích thước còn lại, diện tích mặt cắt ngang.
Các dạng phần tử 1D: trục, thanh, dầm, đường ống, trục đối xứng của tấm,...
Ứng dụng thực tế: trục dài, dầm, phần tử kết nối.

1.8.2. Ma trận độ cứng phần tử 1D

Độ cứng Kđược định nghĩa là lực/chiều dài (đơn vị N/mm). Giải thích vật lý,độ cứng tương
đương với một lực cần thiết để dịch chuyển một đơn vị chiều dài. Độ cứng phụ thuộc vào hình học
và đặc tính vật liệu. Đối với phân tích kết cấu, độ cứng là một đặc tính rất quan trọng, phương trình
để phân tích tuyến tính tĩnh là     ∙  . Lực thường được biết trước, chuyển vị là ẩn, và độ
cứng là một đặc tính của phần tử.
Phương pháp xây dựng ma trận độ cứng:
- Phương pháp trực tiếp;
- Phương pháp biến phân;
- Phương pháp trọng lượng dư.
Phương pháp trực tiếp dễ hiểu nhưng khó khăn để lập trình máy tính. Trong khi phương
pháp biến phân và phương pháp trọng lượng dư thì khó hiểu, nhưng dễ dàng cho lập trình. Đó là lý
do tại sao tất cả các mã code của phần mềm hoặc sử dụng phương pháp biến phân hoặc sử dụng
phương pháp trọng lượng dư.

27
1.8.2. 1. Ma trận độ cứng phần tử thanh

Số nút: 2
Số bậc tự do: 1 bậc tự do tại mỗi nút
Diện tích mặt cắt A
Mô đun đàn hồiE

Xây dựng ma trận độ cứng:

 0;   0
Trương hợp 1:

∑  0     0   
     
   ∙     
 
Điều kiện tĩnh
∑  0∑  0
∑  0∑  0
∑  0∑  0

     
 ∙  (1)
    ∙ 



Trường hợp 2:

  0 ;  0
 
    ∙        ∙ 
 
(2)

28
Trường hợp 3: Trường hợp chung

 
Từ (1) và (2)

    ∙     ∙ 
 
 
     ∙     ∙ 
 
 1 1 
    x 
   1 1    

Ma trận tải Ma trận độ cứng Ma trận chuyển vị


Tính chất của ma trận độ cứng:
- Bậc của ma trận độ cứng tương ứng với tổng số bậc tự do của kết cấu;
- Mỗi cột của ma trận độ cứng được thiết lập là một trạng thái cân bằng các lực nút cần thiết
để thực hiện một đơn vị bậc tự do tương ứng;
-Ma trận độ cứng đối xứng cho thấy lực tỉ lệ thuận với chuyển vị.
Phần tử thanh chỉ có thành phần lực kéo (nén), không có lực cắt, mô men uốn, mô men xoắn.
Trong phương trình trên, thứ tự của các ma trận độ cứng là 2x2, số lượng ẩn là 2.
Ví dụ :

100000N

  2,1 ∙ 10 #⁄$$

    100 0003,14 ∙ 25 ∙ 25  50,95 #⁄$$


Giải tích:

)    100 000 ∙ 500  0,12$$


3,14 ∙ 25 ∙ 25 ∙ 2,1 ∙ 10 
Cách giải trên phần mềm:
Bước 1: Chọn mặt cắt của thanh
Khai báo mặt cắt hình tròn có đường kính 50mm
Bước 2: Chia lưới
- Xây dựng nút;
- Vẽ bằng tay các nút có tọa độ (0,0,0)và (500,0,0);
- Vẽ phần tử thanh bằng cách kích vào 2 nút đã được tạo;
- Khai báo vật liệu và gán vật liệu cho phần tử;
Bước 3: Gán điều kiện biên

29
- Xác định loại phân tích ( tuyến tính tĩnh);
- Đặt tải trọng theo phương x có giá trị bằng 100000N;
- Đặt ràng buộc bằng cách hạn chế dịch chuyển theo phương x tại đầu ngàm.
Bước 4: Chạy chương trình
Bước 5: Hiển thị kết quả tính toán
- Hiển thị kết quả chuyển vị và ứng suất;
- So sánh kết quả nhận được với kết quả phân tích.

Ma trận độ cứng của kết cấu có hai phần tử thanh:

Để đảm bảo cần bằng ∑   0. Phản lực tại điểm 1 và điểm 2 là 


Giải phỏng liên kết:

Tổng lực tại điểm 2:    0


Ghép hai phần tử:

 F1   k1  k1 0  u1 
 F    k 0 u 
 2a   1   2a 
k1
 0   0 0 0  0 
 0  0 0   0 
 F   0 k  k2  u 
0

 2b     2b 
 F3  0  k 2 k 2   u3 
2

   k1  k1 0   
 F  F    k k  k  k2  u  u 
F1 u1

 2a 2b   1 1   2a 2b 
   0  k2 k 2   u3 
2
F3

30
 F1   k1  k1 0   u1 
  0    k k  k  k  u 
   1 1 2  2
 F3   0  k2 k 2  u3 
2

Ví dụ:

  259,74   519,48

   ⁄  10 #⁄$$    ⁄  2 ∙ 10 #⁄$$


 F1   1 1 0   0 
 0   10 4  1 3  2 u 
     2
1000  0  2 2  u3 
  0,1$$;   0,15$$

1.8.2.2. Ma trận độ cứng phần tử dầm

Các phần tử dầm là loại tổng quát nhất của các loại phần tử ( gồm 6 bậc tự do tại mỗi nút, 3
tịnh tiến và 3 quay) và được sử dụng thường xuyên cho các ứng dụng khác nhau.

      ) 
 Fix  k11 k112   u ix 
 F    v 
k12 k13 k14 k15 k16 k17 k18 k19 k110 k111
 iy  
k 22 k 23 k 24 k 25 k 26 k 27 k 28 k 29 k 210 k 211 k 212
  iy 
 Fiz     wiz 
     
k 33 k 34 k 35 k 36 k 37 k 38 k 39 k 310 k 311 k 312
M ix   k 4 34 k 45 k 46 k 47 k 48 k 49 k 410 k 411 k 412    ix 
 M iy      iy 
     
k 55 k 56 k 57 k 58 k 59 k 510 k 511 k 512
 M iz      iz 
 F jx    u jx 
k 66 k 67 k 68 k 69 k 610 k 611 k 612
 k 712 
     
k 77 k 78 k 79 k 710 k 711
 F jy   k 812   v jy 
 F   k 912  w 
k 88 k 89 k 810 k 811

 jz     jz 
k 99 k 910 k 911
 M jx   k1012   jx 
M    
k1112 
k1010 k1011
 jy  
k1111
  jy 
 M jz   k1212 12x12  jz 
12x1  12x1

31
1.9. Lưới 2D

Một số quy tắc khi chia lưới:


- Các lưới nên khá trơn tru và liên tục ( lưu ý rằng kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng phân chia lưới).
- Sử dụng các phần tử đơn giản phù hợp cho vấn đề cần giải quyết
- Bắt đầu chia với một lưới thô để tìm hiểu kết quả mô hình, sau đó sử dụng lưới tốt hơn.
Khi nào sử dụng lưới 2D ?
Phần tử 2D được sử dụng khi kết cấu có dạng hai trong số các kích thước rất lớn so với chiều
thứ ba.
Dạng phần tử: tứ giác, tam giác
Loại phần tử: vỏ mỏng, tấm, màng, màng căng,…
Ứng dụng: tấm kim loại, tấm plastic,…
Phần tử 2D

Tam giác Tứ giác

L – Phần tử tuyến tính P – Phần tử Parabolic.

Loại phần tử Hàm chuyển vị


Tuyến tính tam giác
u  ao  a1 x  a2 y
u
x   a1  const
x
u
y   a2  const
y

Tuyến tính tứ giác

u  ao  a1 x  a2 y  a3 xy

32
Parabolic tam giác

u  ao  a1 x  a2 y  a3 x 2  a4 y 2  a5 xy

 ,  , -  , .  , -.  , -  , .
Parabolic tứ giác

 , - .  , -.

Phần tử ứng suất phẳng

Độ tự do (DOFs) - 2 /nút (  ,  dịch chuyển trong

bằng không (  0)


mặt phẳng).
Ứng suất theo phương z
Ứng dụng thực tế: các chi tiết kim loại tấm mỏng như
vỏ máy bay, dầm hẹp.

Phần tử tấm phẳng

Độ tự do (DOFs) - 2 /nút (  ,  dịch chuyển trong

Biến dạng theo phương z bằng không ((  0)


mặt phẳng).

Ứng suất theo z (độ dày) bằng không ((  0)).


Ứng dụng thực tế: ống dưới mặt đất, dầm rộng.

Độ tự do (DOFs) - 3 /nút (/ / , u z ).


Phần tử tấm

Ứng dụng thực tế: tấm chịu uốn.

Phần tử màng
Độ tự do (DOFs) - 3 /nút ( u x u y ,/ ).
Ứng dụng thực tế: quả cầu, khí cầu, vách
ngăn.

33
Phần tử vỏ mỏng
Độ tự do (DOFs) - 6 /nút ( ux , u y , uz
,/ / , / , ).
Ứng dụng thực tế: phần tử vỏ mỏng là phần
tử thường được sử dụng nhiều nhất.

Ví dụ:
Tính ứng suất của tấm như hình sau:

Chiều dày 10mm

Các điều kiện biên cho tất cả các mô hình đều giống nhau.Các chuyển vị theo 3 phương x,
y, z của tất cả các nút dọc theo cạnh trái của mô hình bị hạn chế, các nút dọc theo bên phải cạnh là
đối tượng tác động của lực theo phương x.
Ảnh hưởng của loại phần tử tới kết quả phân tích:
Mô hình thứ 1:

Lỗ được chia lưới với 16 phần tử


tam giác. Ứng suất kéo lớn nhất (vị
trí góc) là 2.32 #⁄$$ .

34
Mô hình thứ 2:

Lỗ được chia lưới với 16 phần tử tứ


giác. Ứng suất kéo lớn nhất (vị trí góc)
là 2.47 #⁄$$ ..

Ảnh hưởng của mật độ lưới tới kết quả phân tích:
Mô hình thứ 3:

Lỗ được chia lưới với 4phần tử tứ


giác. Ứng suất kéo lớn nhất (vị trí
góc) là 1.6 #⁄$$ .

Mô hình thứ 4:

Lỗ được chia lưới với 8phần tử tứ


giác. Ứng suất kéo lớn nhất(vị trí góc)
là 2.06 #⁄$$ .

35
Mô hình thứ 5:

Lỗ được chia lưới với 16phần tử tứ


giác. Ứng suất kéo lớn nhất (vị trí
góc) là 2.47 #⁄$$ .

Mô hình thứ 6:

Lỗ được chia lưới với 64phần tử tứ


giác. Ứng suất kéo lớn nhất (vị trí góc)
là 3.02 #⁄$$ .

Kết quả so sánh:

Mô hình Loại phần tử Số lượng phần tử tại lỗ Ứng suất lớn nhất (tại vị trí góc)
1 Tam giác 16 2,32
2 Tứ giác 16 2,47
3 Tứ giác 4 1,6
4 Tứ giác 8 2,0
5 Tứ giác 16 2,47
6 Tứ giác 64 3,02

36
1.10. Lưới 3D

- Phần tử 3D được sử dụng khi tất cả các kích


thước là tương đương nhau.
- Dạng phần tử: tứ diện, lăng trụ, lập phương,
chóp.
- Phần tử vỏ mỏng 2D và phần tử dầm 1D có 6
bậc tự do, nhưng tất cả các phần tử khối chỉ có
3 bậc tự do đó là 3 thành phần dịch chuyển
(không có quay) tức là một phần tử tứ diện 10
nút có 10x3 = 30 bậc tự do.

Phần tử 3D

Kỹ thuật chia lưới tứ diện


Có 2 phương pháp chia lưới tứ diện:
Chia lưới tự động:Cách chia này được sử dụng trong điều kiện khối hình học đơn giản, và
mô hình CAD không có lỗi. Chỉ cần lựa chọn số lượng phần tử, phần mềm sẽ tự động thực hiện
việc chia lưới theo chiều dài phần tử quy định, tiêu chuẩn chất lượng,...
Ưu điểmrất nhanh.
Nhược điểmcó nhiều nút và phần tử, không kiểm soát được dòng lưới, không chia được lưới
theo yêu cầu cụ thể ( như các lỗ bắt vít, mối hàn, hoặc bề mặt tiếp xúc).
Chuyển từ lưới 2D thành 3D:Đây là phương pháp thường được sử dụng. Lưới tứ giác hoặc
tam giác được chia trên tất cả các bề mặt ngoài của khối hình học. Trong lưới tứ diện các phần tử
tứ giác sẽ tự động chia thành tam giác, làm cơ sở cho các phần tử tứ diện.
Các bước chuyển từ lưới 2D (tam giác) thành 3D (tứ diện):

37
Bước 1: Nghiên cứu kết cấu hình dạng hình học

Bước 2: Tách các bề mặt và chia công việc giữa các kỹ sư.

Kỹ sư CAE thứ nhất Kỹ sư CAE thứ hai

Bước 3: Hợp lưới.

Bước 4: Kiểm tra chất lượng lưới 2D, kiểm tra các phần tử tam giác (góc tam giác bé
nhất15 , góc lớn nhất 120 , jacobian lớn hơn 0,6), không có cạnh thừa.
Bước 5:Chuyển luới tam giác thành lưới tứ diện.
Bước 6:Thực hiện kiểm tra chất lượng lưới đối với các phần tử tứ diện. Nâng cao chất lượng
lưới nếu cần thiết.
Bước 7:Thực hiện chạy không tải để kiểm tra lưới.

1.11. Đặc tính vật liệu

Định luật Húc và hai hằng số:


Trong giới hạn đàn hồi của vật liệu, độ co giãn  tỷ lệ thuận với ứng suất gây ra nó 
F
 
A   E
l

l
Với E là hằng số phụ thuộc vào vật liệu. Đây là phương trình của định luật Hooke (Robert
Hooke, 1635 – 1703) . E được gọi là mô đun đàn hồi và là độ dốc của đường ứng suât – biến dạng
trong giới hạn đàn hồi tuyến tính. Đơn vị đo:#/$$ .

38
Một hiện tượng khác có thể được quan sát thấy trong bài kiểm tra độ bền kéo là không chỉ

Hệ số Poisson 1
có dãn dài theo hướng lực kéo, mà còn co theo hướng bên.


1 


Nếu một vật có kích thước là 1x1x1mm. Có1  0,3 nghĩa là nếu khối lập phương được
kéo dài 1mm, thì bên hướng co là 0,3mm. Vật liệu kim loại thường có hệ số Poisson từ 0,25 – 0,35.

Phương trình   ∙  đúng cho vật liệu đẳng hướng trong phạm vi đàn hồi tuyến tính.
Hệ số Poisson lớn nhất là của cao su 0,5.

Phương trình tổng quát của định luật Hooke với vật liệu đẳng hướng là:
 xx  E11 xx  E12 yy  E13 zz  E14Yxy  E15Y yz  E16Yzx
 yy  E21 xx  E22 yy  E23 zz  E24Yxy  E25Y yz  E26Yzx
 zz  E31 xx  E32  yy  E33 zz  E34Y xy  E35Y yz  E36Y zx
 zz  E31 xx  E32  yy  E33 zz  E34Y xy  E35Y yz  E36Y zx
 xy  E 41 xx  E 42 yy  E 43 zz  E 44Y xy  E 45Y yz  E 46Y zx
 yz  E51 xx  E52 yy  E53 zz  E54Yxy  E55Y yz  E56Yzx
 zx  E61 xx  E62 yy  E63 zz  E64Yxy  E65Y yz  E66Yzx
Thông số vật liệu: trình bày trong Bảng 1.6.
Bảng 1.6. Thông số vật liệu
Mô đun đàn Giới hạn Giới hạn
Hệ số Tỉ trọng riêng
Vât liệu hồi chảy bền
Poisson (T/33 )
(2/33) (2/33) (2/33 )

Thép 2,10 ∙ 10 0,30 7,89 ∙ 10 250 420

Gang 1,20 ∙ 10 0,28 7,20 ∙ 10 85 220

Nhôm 0,70 ∙ 10 0,35 7,70 ∙ 10 35 90

Hợp kim nhôm 0,75 ∙ 10 0,33 7,79 ∙ 10 165 260

Đồng thau 1,10 ∙ 10 0,34 8,61 ∙ 10 95 280

Đồng đỏ 1,20 ∙ 10 0,34 8,89 ∙ 10 105 210

Đồng 1,20 ∙ 10 0,34 9,10 ∙ 10 70 240

Hợp kim đồng 1,25 ∙ 10 0,33 9,75 ∙ 10 150 400

39
Magiê 0,45 ∙ 10ହ 0,35 1,75 ∙ 10ିଽ 70 160

Titanium 1,10 ∙ 10ହ 0,33 4,60 ∙ 10ିଽ 120 300

Cao su 50 0,49 0,92 ∙ 10ିଽ 4 10

Bê tông 0,25 ∙ 10ହ 0,15 2,10 ∙ 10ିଽ --- 40

1.12. Tải trọng và ràng buộc

1.12.1. Tải trọng

Tải tập trung

Gán lực cho các nút duy nhất có thể gây ra tác
dụng kích thích, đặc biệt là khi nhìn vào vùng ứng suất
của tấm. Tải tập trung (tức là lực tập trung trên một
nút duy nhất) gán các gradien ứng suất cao. Vì vậy,
các lực được gán phổ biến là tải phân bố, tải trọng
đường, tải trọng bề mặt đó là những tải “gần” với thực
tế.

Hình 1.26. Tải tập trung

Tải trên đường hoặc cạnh

Trong hình dưới, một tấm chịu lực 10000N, các lực được chia đều gán cho tất cả các nút ở
cạnh của mô hình, chú ý rằng lực tại các góc sẽ tác động một nửa cạnh. Kết quả phân tích ở đây là
đường chuyển vị. Chuyển vị lớn nhất trong trường hợp này là ở góc của tấm. Các chuyển vị lớn
nhất đã bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng điều kiện biên (tức là các lực được gán cho góc chỉ hoạt động ở
một nửa cạnh), tuy nhiên khi gán tải lại gán liên tục dọc theo cạnh của tấm.

40
Trong ví dụ sau tấm cũng chịu lực 10000N. Nhưng giá trị lực tại các góc chỉ bằng một nửa
độ lớn của các lực tại các điểm khác. Chuyển vị được phân bố đồng đều hơn.

Tải phân bố

41
Áp suất và chân không

Áp lực thủy tĩnh

Áp lực thủy tĩnh bằng không tại mặt thoáng của chất lỏng và lớn nhất tại mặt đáy ( 5 ∙ 6 ∙ ℎ.
Đường áp lực từ đáy lên mặt thoáng là đường tuyến tính:
8  -  9.  :; 
Ví dụ: Áp lực đập nước
Tại z  0  p C 0  D   g h
Tại z h  p Ch D 0
 D    g  h ; C    g
Phương trình áp lực nước lên đập:
8  5 ∙ 6 ∙ ;  5 ∙ 6 ∙ ℎ
trong đó 5  1 000 <,#/$  - trọng lượng thể tích
nước

1.12.2. Ràng buộc

Gối hai chiều

Hình 1.27. Gối hai chiều

42
Trong hình 1.27. ở phần (a) các ràng buộc tại A hạn chế các chuyển vị tịnh tiến, các ràng
buộc tại B cùng với A hạn chế các chuyển động quay;phần (b) là một đơn giản của phần (a). Ở đây
đường AB song song với trục y. Dịch chuyển theo phương x, y tại A bị hạn chế, dịch chuyển theo x
tại B bị hạn chế; Nếu gối lăn tại B được điều chỉnh như phần (c), chuyển động quay tại điểm A có
thể tồn tại. Điều này sẽ dẫn đến một ma trận độ cứng ít biến đổi.
Gối ba chiều

Hình 1.28. Gối ba chiều


Trong hình 1.28, cả ba bậc tự do tịnh tiến tại điểm A được cố định, và để lại ba chuyển
động quay. Chuyển vị theo phương x tại B được hạn chế để hạn chế chuyển động quay quanh z,
chuyển vị theo z được cố định tại điểm C hạn chế chuyển động quay quanh y, chuyển vị theo y
được cố định tại D hạn chế chuyển động quay quanh x.

43

You might also like