You are on page 1of 4

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI TRIẾT HỌC MÁC LENIN

Bài mở đầu

Câu 1: Chủ nghĩa Mác – Lenin là một học thuyết cách mạng và khoa học.

Đúng.

Phần 1 Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác –
Lenin

Chương 1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 1: Vật chất theo quan niệm của triết học giống với vật chất cụ thể.

(VD: Nước là vật chất)

Sai. Vì quan niệm của triết học Mác – Lenin về vật chất: “Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người ta cảm
giác và được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại phản ánh lại và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Vật chất theo quan niệm của phạm trù triết học là
khái niệm chỉ toàn bộ TGKQ nó mang tính khái quát cao, vì vậy nó vô cùng vô
tận và tồn tại một cách trừu tượng. Còn VC theo nghĩa thông thường (vật thể) là
những dạng VC cụ thể có quá trình phát sinh phát triển và mất đi cho nên nó
hữu hạn vì thế chúng ta không thể đồng nhất cái vô hạn với cái hữu hạn, cái cụ
thể với cái trừu tượng, cái chung với cái riêng được vì VC theo quan niệm Triết
học là cái chung còn vật thể là cái riêng là biểu hiện đa dạng VC nói chung.

Câu 2: Ở động vật cũng có ý thức giống con người.

Sai. Vì ở động vật bậc cao bộ não khá phát triển. VD: vượn, chó, khỉ,… những
chỉ dừng lại ở sự phản ánh tâm lý loài, là hoạt động bản năng, còn YT của con
người là sự phản ánh TGKQ một cách năng động sáng tạo bởi não người – một
tổ chứ VC được tổ chức cao – thông qua hoạt động thực tiễn của con người tức
hoạt động xã hội, hoạt động lao động làm cải biến tự nhiên một cách có mục
đích để phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của mình, do đó nhận định
trên là sai vì động vật không có lao động và xã hội. Sự ra đời của YT chủ yếu do
hoạt động cải tạo TGKQ thông qua quá trình lao động.

Câu 3: Nội dung của YT chính là nội dung của VC đã được YT hóa.

Đúng. Vì: - YT con người là sự phản ánh về hiện thực khách quan (thế giới vật
chất).
- YT của con người phản ánh hiện thực khách quan, những ảo tưởng, tưởng
tượng của con người cũng xuất phát từ thực tế. Ăng ghen nói rằng: ngay
cả những ảo tưởng vẽ ra trong đầu óc con người, xét cho cùng đều là sự
phản ánh hiện thực. Đúng vậy, chỉ có điều sự phản ánh ấy là đúng hay sai,
là chân thực hay tưởng tượng, là sự phản ánh trực tiếp hay gián tiếp, bằng
cảm giác hay phán đoán, suy lý.
- YT là hình ảnh chủ quan của TGKQ, đó là hình ảnh về TGKQ bị TGKQ
quy định cả về nội dung cả về hình thức biểu hiện nhưng không còn y
nguyên như TGKQ. Theo chủ nghĩa Mác, “YT chẳng qua chỉ là VC được
đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”
- Trong thực tế YT chúng ta không thể tự sinh ra chính bản thân nó. YT của
con người, từ YT thông thường cho tới YT khoa học, từ tâm lý tình cảm
cho đến hệ tư tưởng, duy vật, duy tâm, hay tư tưởng tôn giáo… xét cho
đến cùng đều là sự phản ánh hiện thực khách quan.
VD1: CN Mác – Lenin ra đời trước hết là do sự đòi hỏi của thực tiễn thời
đại
VD2: Tôn giáo ra đời thỏa mãn nhu cầu đền bù hư ảo nỗi đau về thể xác
và tinh thần mà con người bế tắc

Câu 4: YT có vai trò quyết định VC.


Sai. Vì theo CN DVBC:
- VC là cái có trước, YT là cái có sau VC là nguồn gốc của YT và quyết
định YT. Nó quyết định sự ra đời của YT theo nghĩa YT hình thành hoạt
động đều do hoạt động thần kinh của bộ não sinh ra (não người là cơ quan
VC của YT là kết quả tiến hóa lâu dài của tự nhiên)
- YT quyết định nội dung của YT vì YT phản ánh hiện thực khách quan
(thế giới VC) cho nên nội dung của YT là nội dung của VC kể cả khi suy
lý logic cũng phải có cơ sở tự thực tiễn (VC)
- VC quyết định khuynh hướng vận động của YT vì khi điều kiện VC thay
đổi nó đòi hỏi YT thay đổi theo. VD trieesy lý về sx về ptr mỗi giai đoạn
lịch sử lại có sự khác nhau
- Tuy nhiên YT tác động lại VC thông qua hoạt động thực tiễn của con
người theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
VD: Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, rừng có khả năng che phủ và
chống giảm bớt thiên tai vì vậy phần lớn con người đã có ý thức bảo vệ
rừng thông qua việc trồng rừng và tuyền truyền để bảo vệ rừng. Nhưng
cũng có một số người vì tài nguyên rừng mang lại và vì lợi ích của bản
thân mà nhẫn tâm chặt phá rừng và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Chương 2 Phép biện chứng duy vật

Chương 3: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 1: Trong lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng
nhất.
Đúng. Vì:
- Người lao động là chủ thể đóng vai trò quyết định quá trình sản xuất,
người lao động vừa là động lực vừa là mục đích cuối cùng của ptr KT XH
+ Lợi ích của người lao động là động lực phát triển lực lượng sản xuất
+ Kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm của người lao động là nguồn vốn quan
trọng nhất của sản xuất.
+ Trình độ của người lao động là điều kiện để phát triển lực lượng sản
xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất, nếu
chỉ có TLSX thôi mà không có sự tham gia của người lao động thì sẽ
không sx được VC.
Vì vậy trong các nhân tố cấu thành nên lực lượng sx nhân tố người lao
động giữ vai trò quan trọng nhất vì tư liệu lao động là sản phẩm lao động
của con người và do người lao động tạo ra nên người lao động là yếu tố
quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất.

Câu 2: Ngày nay khao học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Đúng. Vì:
- Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học – công nghệ ngày
càng đóng vai trò to lớn và quan trọng trong lực lượng sản xuất. Khoa học
công nghệ được vật hóa và trong các yếu tố của LLSX và QHSX. Ngày
nay khoa học phát triển trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổ
to lớn trong sản xuất và trong đời sống xã hội.
- Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát cho sự ra đời của
những ngành sản xuất mới, máy móc, thiết bị và công nghệ mới, nguyên
vật liệu mới và nguồn năng lượng mới. Chính khoa học trở thành 1 khâu
quan trọng trong quá trình sản xuất với sự ứng dụng tin học và điều khiển
tin học trong quá trình sản xuất.
- Khoa học thấm vào mọi yếu tố trong quá trình sản xuất, trong kết cấu của
lực lượng sản xuất nên khoa hoạc đã trở thành lực lượng sx không thể
thiếu trong sx hiện đại.

Câu 3: Trong quan hệ sản xuất, quan hệ giữa con người với con người về sở hữu
TLSX đóng vai trò quyết định.
Đúng. Vì:

- QHSX là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản
xuất. Trong quan trình sản xuất con người không chỉ có quan hệ với tự
nhiên mà còn có quan hệ với nhau như quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản
xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lí sx, quan hệ trong phân phối sản
phẩm lao động. Ba mặt này là quan hệ mang tính VC, thuộc đời sống xã
hội, có quan hệ thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn
định tương đối so với sự vận động phát triển không ngừng của lực lượng
sản xuất.
- Lực lượng xã hội nào nắm tư liệu sản xuất lực lượng ấy sẽ quyết định việc
tổ chức và quản lí sản xuất cũng như phân phối kết quả sản xuất.
- Chính quan hệ sở hữu của QHSX là tiêu chí quan trọng để phân biệt hình
thái kinh tế xã hội này với hình thái kinh tế xã hội khác. TLSX chủ yếu
thuộc sở hữu của phong kiến, quý tộc nếu hình thái kinh tế xã hội đó sẽ là
phong kiến, nếu TLSX chủ yếu thuộc về TS thì hình thái KT XH sẽ là
TBCN.

Câu 4: Mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sx và quan hệ sx không hề diễn ra.

Sai. Vì:

- LLSX quyết định sự biến đổi QHSX (theo một quá trình: phù hợp –
không phù hợp – phù hợp). Trong mỗi PTSX có 2 mặt là LLSX và
QHSX, trong đó LLSX là nội dung VC – kĩ thuật, còn QHSX là hình thức
xã hội của PTSX, do đó nội dung quyết định hình thức. Nó diễn ra như
sau: LLSX và QHSX phát triển không đồng bộ, vì LLSX bao giờ cũng
phát triển nhanh hơn

You might also like