You are on page 1of 66

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA DƯỢC

KỸ THUẬT TIỆT KHUẨN

Thời lượng: 75 phút


Bộ môn Bào chế-CND-Khoa Dược-Đại học Duy Tân
ThS. Dương Thị Thuấn
0917780917
duongthithuan77@gmail.com
ThS. Nguyễn Sỹ Nguyên
0383005403
nguyenpharm1911@gmail.com
1
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học bài này xong, sinh viên sẽ:


 Trình bày được vai trò của quá trình tiệt khuẩn
trong lĩnh vực sản xuất thuốc
 Trình bày được các đại lượng đặc trưng cho quá
trình tiệt khuẩn
 Trình bày được các phương pháp và thiết bị tiệt
khuẩn sử dụng trong sản xuất thuốc

2
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Đại cương

2. Các phương pháp tiệt khuẩn

3. Đánh giá độ nhiểm khuẩn của chế phẩm

3
NỘI DUNG BÀI HỌC

4
1. ĐẠI CƯƠNG

Xem đoạn video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=MRVwZuCkC_s

Cho biết đoạn video nói về vấn đế gì?

Liên hệ với điều gì các anh chị đã học ở môn Bào chế và
sinh dược học 1

5
1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Vai trò của quá trình tiệt khuẩn

Nhằm đảm bảo chất lượng thuốc về tiêu chí vi sinh


vật:

- Yêu cầu vô khuẩn (thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt)

- Đạt giới hạn nhiễm khuẩn (DĐ qui định hoặc yêu
cầu riêng): thuốc có nguồn gốc đông dược
6
1. ĐẠI CƯƠNG

Phân biệt khử khuẩn và tiệt khuẩn?

7
1. ĐẠI CƯƠNG

 Tiệt khuẩn (Sterilization): là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất
cả các dạng của VSV sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

 Khử khuẩn (Disinfection): là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất
cả VSV gây bệnh trên dụng cụ nhưng không diệt bào tử vi
khuẩn.

8
1. ĐẠI CƯƠNG

 Khử khuẩn (Disinfection):


 Có 3 mức độ khử khuẩn (KK): KK mức độ thấp, trung bình

và cao.
 KK mức độ cao (là quá trình tiêu diệt toàn bộ VSV và một

số bào tử vi khuẩn).
 KK mức độ TB (là quá trình khử được M.tuberculosis, vi

khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không tiêu diệt


đƣợc bào tử vi khuẩn.
 Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): tiêu diệt

được các vi khuẩn thông thường như một vài virus và nấm,
nhưng không tiêu diệt đựợc bào tử vi khuẩn. (Theo Bộ Y tế
về Hd thực hiện khử khuẩn tiệt khuẩn tại các cơ sở khám
chữa bệnh) 9
1. ĐẠI CƯƠNG

1.2. Các đại lượng đặc trưng

Sự chết của vi sinh vật là một quá trình tuân theo hàm
số mũ đối với thời gian tác động
dN
  kN hoặc log N t   k 't
dt N0
log Nt – log No = -k’t (k’ = k/2,303)
 Trong đó: Nt và No là số lượng các VSV trong một đơn vị
thể tích sống tại thời điểm t và t0 ; k và k’ là hằng số chết
phụ thuộc vào điều kiện tiệt khuẩn và loại vsv
10
1. ĐẠI CƯƠNG

1.2. Các đại lượng đặc trưng

 Đại lượng D: thời gian cần thiết để giảm Số N tế bào


VSV xuống còn 0,1N trong đk xác định

N = No10-t/D Số VSV giảm


theo hàm số mũ
theo thời gian
 D của VSV phổ biến ở 121oC từ 0,2 – 1,5 phút

 D = 1 có nghĩa là ở 121oC sau 1 phút sẽ còn 10% số


VSV ban đầu 11
• Các sản phẩm nào cần tiệt khuẩn?
Tiệt khuẩn đến mức độ nào?

12
1. ĐẠI CƯƠNG

1.3. Các đặc điểm của quá trình tiệt khuẩn

 Về lý thuyết, không thể tiệt khuẩn đến mức tuyệt đối không
còn một VSV nào, mức sai số chấp nhận là 10-6

 Quá trình phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn ban đầu của
sản phẩm

 Cùng 1 điều kiện tiệt khuẩn, với các VSV khác nhau thì cho
kết quả khác nhau (D của VSV nhiễm khác nhau)

13
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN

2.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt

2.2. Tiệt khuẩn bằng tia có khả năng ion hóa

2.3. Tiệt khuẩn bằng khí chuyên dụng

2.4. Tiệt khuẩn bằng hóa chất

2.5. Lọc loại khuẩn

14
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN

2.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt

 Là phương pháp tiệt khuẩn phổ biến nhất

 Quá trình phụ thuộc vào cường độ diệt khuẩn (T),


thời gian (t) và độ ẩm trong môi trường tiệt khuẩn

t= 1/T

 Nguyên lý: nhiệt độ cao làm đông tụ protein của vi


khuẩn, làm vi khuẩn chết. 15
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN

2.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt (nhiệt khô, nhiệt ẩm)

 Nhiệt độ gây đông tụ protein tỉ lệ nghịch với độ ẩm


môi trường

Độ ẩm (%) Nhiệt độ gây đông tụ (oC)


50 50
20 85
6 145
0 170 16
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

 Các giai đoạn tiệt khuẩn

Máy tiệt khuẩn nhiệt khô

17
Câu hỏi lượng giá
phần mở đầu

18
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

 Chọn câu trả lời đúng


Q1. Các giai đoạn tiệt khuẩn bằng nhiệt:

A. 1 giai đoạn

B. 2 giai đoạn

C. 3 giai đoạn

D. 4 giai đoạn

19
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

 Chọn câu trả lời đúng

Q2. Giai đoạn 1 của tiệt khuẩn bằng nhiệt:

A. Nâng dần nhiệt độ đến nhiệt độ tiệt khuẩn

B. Hạ nhiệt độ xuống nhiệt độ môi trường

C. Giữ nguyên nhiệt độ cân bằng với nhiệt độ môi trường

D. Tất cả các ý kiến trên đều sai

20
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

 Chọn câu trả lời đúng

Q3. Giai đoạn 2 của tiệt khuẩn bằng nhiệt:

A. Nâng dần nhiệt độ đến nhiệt độ tiệt khuẩn

B. Hạ nhiệt độ xuống nhiệt độ môi trường

C. Giữ nguyên nhiệt độ tiệt khuẩn trong giới hạn tác dụng

D. Tất cả các ý kiến trên đều sai

21
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

 Chọn câu trả lời đúng

Q4. Giai đoạn 3 của tiệt khuẩn bằng nhiệt:

A. Nâng dần nhiệt độ đến nhiệt độ tiệt khuẩn

B. Giảm nhiệt độ từ từ xuống nhiệt độ môi trường

C. Giữ nguyên nhiệt độ tiệt khuẩn trong giới hạn tác dụng

D. Tất cả các ý kiến trên đều sai

22
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHỆT

Cùng xem đoạn video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=YfRJQ210LZg

https://www.youtube.com/watch?v=nVypF10g_4I

Anh chị hãy cho biết đây là qui trình gì

23
2.1 PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHỆT

2.1.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

 Là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao, không có mặt


hơi ẩm

 Ưu điểm:

- Thiết bị sẵn có và quá trình tương đối đơn giản

- Không làm ẩm, ướt nguyên vật liệu được tiệt khuẩn

24
2.1. PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

 Nhược điểm:

- Chỉ áp dụng với sp bền ở nhiệt độ cao

- Không áp dụng được với nguyên liệu dễ cháy (cellulose),


dễ bị oxy hóa (cao su), bị chảy nhiệt (chất dẻo)

- Thời gian cần thiết để nâng to tới mức cần thiết lâu do
không khí truyền nhiệt kém

25
2.1. PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

 Nhược điểm:

- Tuần hoàn không khí kém gây ra sự chênh lệch nhiệt độ


giữa các ngăn

- Khi nâng nhiệt, các VSV, các bào tử khô hơn làm tăng
khả năng chịu đựng của vsv

- Cần nhiệt độ cao (170- 180oC), thời gian dài (tới 1h)
26
2.1. PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

27
2.1. PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô


 Điều kiện tiệt khuẩn:
- Ở 180oC trong 2 giờ hoặc ở 260oC trong 45 phút

- Các vsv ở dạng sinh dưỡng và cả ở dạng bào tử đều bị


tiêu diệt.
- Một số tài liệu đề nghị đk tiệt khuẩn nhiệt khô là 2h ở
160oC hoặc 30 phút ở 180oC ( Cần kiểm soát bằng bào
tử Bacilus subtilis làm đối chứng)

28
2.1. PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.1. Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

 Áp dụng:

- Dùng tiệt khuẩn bao bì thủy tinh dùng đóng gói thuốc
tiêm

- Tiệt khuẩn các y cụ kim loại

- Tiệt khuẩn các loại bột và chất béo

29
2.1. PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.2. Tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm

 Nguyên tắc: Sử dụng nhiệt độ kết hợp với độ ẩm cao

- Dùng hơi nước bão hòa ở áp suất cao (tương ứng


với nhiệt độ 121oC);

- Sử dụng hơi nước quá nhiệt (hơi nước được gia nhiệt
quá mức nhiệt độ hơi bão hòa)

- Sử dụng hỗn hợp hơi nước-không khí

 Quá trình tác động: Qua 3 gđ như pp dùng nhiệt khô


30
2.1. PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT

2.1.2. Tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm

 Ưu điểm:

- Nhiệt độ thấp hơn pp nhiệt khô

- Quá trình truyền nhiệt nhanh hơn, đều hơn

- Không làm tăng mức độ chịu đựng của vsv

 Nhược điểm:

- Làm ướt sản phẩm được tiệt khuẩn

- Cần thiết bị chịu áp lực để tiệt khuẩn 31


2.1.2. TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT ẨM

Tiệt khuẩn bằng hơi nước bão hòa

 Mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ của hơi nước:


Nhiệt độ
Áp suất hơi nước tương ứng
(0C)
atm kPa bar
100 1 101,3 1,01
112 1,5 153 1,53
120,4 200 2
120,8 2 204
125 2,3 234 2,3
134 3 304 3 32
2.1.2. TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT ẨM

Tiệt khuẩn bằng hơi nước bão hòa

 Thiết bị: Nồi hấp (autoclave)

- Chịu áp lực

- Thể tích từ 100 đến hàng chục m3

 Điều kiện:

- Nhiệt độ 121 oC/Thời gian 15 phút/P=2atm

- Nhiệt độ tới hạn của nước: 374 oC ở áp suất 217,72 atm

 Hiệu quả tiệt khuẩn 33


2.1.2. TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT ẨM

Tiệt khuẩn bằng hơi nước bão hòa

 Hiệu quả tiệt khuẩn: được diễn tả bằng Q10 hoặc Z

- Như 1 phản ứng hóa học: Q10 tăng lên nếu tăng 10 oC

- Sử dụng đại lượng Z: thể hiện mối quan hệ giữa D và


nhiệt độ

𝑇1 −𝑇2
Z=
𝑙𝑜𝑔𝐷1 −𝑙𝑜𝑔𝐷2

34
2.1.2. TIỆT KHUẨN BẰNG NHIỆT ẨM

Tiệt khuẩn bằng hơi nước bão hòa

 Sơ đồ cấu tạo nồi hấp

35
Máy hấp tiệt khuẩn

36
Máy hấp tiệt khuẩn

37
Tiệt khuẩn bằng hơi nước bão hòa

Qui trình TK

 Nạp sản phẩm cần tiệt khuẩn vào nồi hấp

 Loại bỏ không khí khỏi nồi-nạp hơi nước

- Loại bỏ kk trong buồng bằng cách mở van xả khí

- Giữ P tương ứng với to tiệt khuẩn /thời gian qui định

- Kiểm soát sự phân bố nhiệt đều đặn tới các sp

 Giai đoạn hạ nhiệt độ

- Làm khô và nguội (hút cko), bơm tuần hoàn nước mát 38
Nhược điểm của tiệt khuẩn bằng nhiệt

Các giai đoạn của tiệt khuẩn

Làm biến dạng


bao bì: móp
méo, bung nắp
P N = PT

P N < PT
P N > PT

 Khắc phục: sử dụng thiết bị có bù áp lực

- Phun trực tiếp nước mát lên sp + bù P bằng khí nén 39


40
Video về tiệt khuẩn
 https://www.youtube.com/watch?v=Dn2kdMCMkvA
 Video trên trình bày về chủ đề gì?

 https://www.youtube.com/watch?v=SIFgXcSxXTE
 Video trên trình bày về chủ đề gì?

41
2.2. TIỆT KHUẨN BẰNG TIA CÓ KHẢ NĂNG
ION HÓA
 Nguyên lý

- Hoạt tính ion hóa của các tia xạ tác động lên các vsv
sống bằng các tác động vật lý, hóa học làm biến đổi đáp
ứng sinh học của vsv

 Các loại tia xạ tiệt khuẩn:

- Tia X, tia gama, tia UV, tia điện tử được gia tốc

 Tính chịu đựng của vsv với tia xạ

- Đơn bào>đa bào; Gram (+) > Gram (-); BT>SD; VR>VK
42
2.2. TIỆT KHUẨN BẰNG TIA CÓ KHẢ NĂNG
ION HÓA
2.2.1 Tiệt khuẩn bằng tia X

 Nguồn gốc:

- Khi bắn điện tử vào kim loại nặng, nó sẽ phát ra tia X

- Tia X có khả năng tiệt khuẩn

 Nhược điểm:

- Làm biến đổi màu thủy tinh thành màu đen (trừ thủy
tinh Cesium)

- Chất dẻo trở nên giòn.


43
2.2. TIỆT KHUẨN BẰNG TIA CÓ KHẢ NĂNG
ION HÓA

44
2.2. TIỆT KHUẨN BẰNG TIA CÓ KHẢ NĂNG
ION HÓA
2.2.1 Tiệt khuẩn bằng tia X

 Nhược điểm:

- Phải có thiết bị chuyên dụng, quản lý phức tạp (pháp


luật)

- Mỗi đơn vị sp phải dán 1 nhãn chỉ thị để biểu thị tác
động của tia X

 Ứng dụng:

- TK dụng cụ y tế: bộ dây truyền, bơm tiêm dung 1 lần


45
2.2. TIỆT KHUẨN BẰNG TIA CÓ KHẢ NĂNG
ION HÓA
2.2.2 Tiệt khuẩn bằng tia gama

 Nguồn gốc:

- Tia gama (ɤ) là tia phát xạ.

- Nguồn phát xạ: cobalt-60 hoặc cesium-137.

 Ưu- Nhược điểm:

- Khả năng xuyên sâu của tia ɤ và tia X >> tia điện từ

- Thiết bị đắt tiền.

 Ứng dụng: Tiệt khuẩn sản phẩm trong bao bì đóng gói
46
2.2. TIỆT KHUẨN BẰNG TIA CÓ KHẢ NĂNG
ION HÓA
2.2.3 Tiệt khuẩn bằng tia UV
 Nguồn gốc:

- Tia UV do đèn thủy ngân phát ra, λtối ưu tk = 253,7nm.

 Ưu- Nhược điểm:

- Cường độ tia UV do đèn thủy ngân phát ra giảm nhanh do đó


phải định kì giám định và thay đèn

- Khả năng xuyên sâu của tia UV kém hơn tia X và tia ɤ.

 Ứng dụng: Xử lý không khí trong LAF thổi khí vô trùng

- TK nước/duy trì tình trạng vô trùng hệ thống nước tuần hoàn


47
2.2. TIỆT KHUẨN BẰNG TIA CÓ KHẢ NĂNG
ION HÓA
2.2.3 Tiệt khuẩn bằng tia UV

48
2.3. TIỆT KHUẨN BẰNG KHÍ CHUYÊN DỤNG

2.3.1 Tiệt khuẩn bằng ethylene oxyd

 Đặc điểm:

- Ethylen oxyd là một chất lỏng sôi ở 10,80C.

- Tồn tại ở thể khí ở t0 phòng và hóa lỏng ở P nhỏ

- Là khí độc, không mùi ở nồng độ thấp

- Dễ nổ khi tạo hỗn hợp với kh.khí (giới hạn nổ 3-80%)

- Dạng sử dụng: hỗn hợp ethylen oxyd + CO2 hoặc freon


(cloroflorocacbon): dạng này không nổ khi trộn với k.khí
49
2.3. TIỆT KHUẨN BẰNG KHÍ CHUYÊN DỤNG

Máy khử trùng bằng


khí ehtylen oxyd

50
2.3. TIỆT KHUẨN BẰNG KHÍ CHUYÊN DỤNG

2.3.1 Tiệt khuẩn bằng ethylene oxyd

 Đặc điểm:

- Là một chất alkyl hóa, EO alkyl hóa các protein, ARN và


ADN của VSV, thay thế oxy không bền = ethylene
hydroxyd

- Bất hoạt tất cả các VSV

- Tốc độ diệt khuẩn phụ thuộc vào: C khí; t0, tgian tiếp
xúc; hàm lượng nước/VSV
51
2.3. TIỆT KHUẨN BẰNG KHÍ CHUYÊN DỤNG

2.3.1 Tiệt khuẩn bằng ethylene oxyd

 Đặc điểm:

- Quá trình bất hoạt VSV tuân theo động học bậc nhất,
không thuận nghịch.

- Độ ẩm tương đối yêu cầu: 30-60% (hydrat hóa VSV)

52
2.3. TIỆT KHUẨN BẰNG KHÍ CHUYÊN DỤNG
2.3.1 Tiệt khuẩn bằng ethylene oxyd

 Quá trình tiệt khuẩn: Đối tượng được


để cân bằng ẩm
Sản phẩm Tiền ẩm 30-60%RH

Hút CK, Loại


sạch khí EO (ít Sp để trong buồng
nhất 24h sau kín
TK) Nđộ EO: 450-1500
Nâng nhiệt Tiệt khuẩn mg/lít; t0 = 25-
độ/vài ngày 600C; P=2-12psi;
Chất chỉ thị: bào 36h/T0 phòng; tiếp
tử B.subtilis 3h/600C
Loại EO 53
2.3. TIỆT KHUẨN BẰNG KHÍ CHUYÊN DỤNG

2.3.2 Tiệt khuẩn bằng formaldehyd

 Đặc điểm của formaldehyd:

- Nhiệt độ sôi: -190C, nhiệt độ phòng ở dạng khí, bị


polymer hóa ở dưới 800C để tạo dạng rắn, màu trắng.

- Kích ứng mắt mũi, hầu họng

- Sử dụng dạng rắn paraformaldehyde

- hoặc dạng dung dịch 37% trong nước (formalin)

54
2.3. TIỆT KHUẨN BẰNG KHÍ CHUYÊN DỤNG

2.3.2 Tiệt khuẩn bằng formaldehyd

 Đặc điểm của formaldehyd:

- Nồng độ 1mg/L: diệt vsv/vài giờ

 Ứng dụng:

- Tiệt khuẩn dụng cụ, thiết bị, các bề mặt

 Sử dụng: viên rắn formaldehyde giải phóng ra formol


hoặc dung dịch formalin

55
2.3. TIỆT KHUẨN BẰNG KHÍ CHUYÊN DỤNG

2.3.2 Tiệt khuẩn bằng formaldehyd

 Cơ chế:

- Tạo liên kết chéo nội phân tử giữa các protein với nhau,
tương tác với ARN và ADN vi khuẩn (RH duy trì/TK: 75%)

 Nhược điểm:

- Tính thẩm thấu yếu chỉ tiệt khuẩn bề mặt

- Khó loại sạch vết formaldehyd

56
2.4. TIỆT KHUẨN BẰNG HÓA CHẤT

2.4.1. Phân loại

 Chất khử trùng: giảm sự phát triển của các vi sinh vật
hoặc làm chết chúng

 Chất sát khuẩn: diệt các vi sinh vật có trên dụng cụ và


các vật dụng khác

 Chất bảo quản: là nhóm chất làm giảm nguy cơ hỏng do


nhiễm khuẩn của các phế phẩm

57
2.4. TIỆT KHUẨN BẰNG HÓA CHẤT

2.4.2 Chất bảo quản: kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn

 Chất bảo quản: kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn

 3 yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của chất bảo


quản:

+ Nồng độ

+ pH

+ Nhiệt độ

58
2.4.2. CHẤT BẢO QUẢN

a. Nồng độ chất bảo quản (C)

 Ảnh hưởng của nồng độ đến tác dụng của chất


bảo quản:
CMt = k
Trong đó
C là nồng độ;
M là hệ số mũ của yếu tố nồng độ; đặc trưng cho từng
chất (M của phenol = 6; M của ethanol = 8)
t là thời gian cần để có một tác dụng xác định;
K là hằng số
59
2.4.2. CHẤT BẢO QUẢN

b. Yếu tố nhiệt độ

 Với phản ứng hóa học, yếu tố nhiệt độ được


diễn tả bằng giá trị Q10
 Q10 : tỉ lệ giữa tốc độ của pư tại nhiệt độ (T+10) và
tốc độ của phản ứng tại nhiệt độ T

 Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ với tác dụng của


chất bảo quản cũng được biểu diễn bằng giá trị Q10

 Q10 của cùng một chất có giá trị khác nhau trên 2
VSV khác nhau
60
2.4.2. CHẤT BẢO QUẢN

c. Yếu tố pH

 Để có tác dụng, CBQ cần được thấm sâu vào trong


thành tế bào vi khuẩn CBQ cần ở dạng phân tử
 Ví dụ: Acid benzoic có pKa là 4,2 dung dịch càng acid
thì tác dụng BQ càng tốt

+ Ở pH = 3: hoạt tính sát khuẩn ở nđộ 50mg/100ml

+ Ở pH = 6: hoạt tính sk ở nồng độ 2,5g/100ml

pH môi trường là quan trọng khi sử dụng chất bảo quản


có tính chất acid hoặc base yếu 61
2.5. LOẠI BỎ VSV BẰNG PP LỌC

Điều kiện áp dụng

 Thuốc không tiệt khuẩn được bằng nhiệt do

+ DC bị phân hủy/ thủy phân bởi nhiệt

+ Có sự tương kị xảy ra khi TK ở nhiệt độ cao

62
3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHIỄM KHUẨN CỦA CHẾ
PHẨM
Đánh giá theo Dược điển
 Một số tiêu chí đánh giá
+ Tổng số lượng của vi
khuẩn ưa khí
+ Số lượng nấm men và
nấm mốc
+ Sự có mặt của các vsv
đặc biệt như Staphylococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa,
Salmonella, Escherichia Coli và
enterobacteriaceae

63
Bài tập nhóm:
Các sinh viên chia nhóm 4-5 người, đánh số từ 1-2-3
tuần tự và trả lời 3 câu hỏi sau.

 Sản xuất  Sản xuất  Sản xuất


thuốc tiêm sẽ viên nén viên nang
thường áp thường sẽ thường sẽ
dụng phương áp dụng áp dụng
pháp tiệt phương phương
khuẩn nào? pháp tiệt pháp tiệt
khuẩn nào? khuẩn nào?

64
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày vai trò của quá trình tiệt khuẩn trong sx thuốc

2. Trình bày các đại lượng đặc trưng của quá trình tiệt
khuẩn?

3. Trình bày kỹ thuật tiệt khuẩn bằng nhiệt?

4. So sánh điều kiện, ưu nhược điểm của pp TK bằng nhiệt


ẩm và nhiệt khô?

5. Trình bày pp tk dùng tia ion hóa và dùng khí chuyên


dụng? 65
Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2009), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm,


tập 3, NXB Y học
2. Bộ Y tế (2015), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm,
NXB Y học

3. Leon Lachman (1986), The Theory and Practice


of Industrial Pharmacy

66

You might also like