You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ
***

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ


NĂNG GIAO TIẾP SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐẠI
HỌC THỦ DẦU MỘT

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hán Khanh


Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thư
Lớp: D20LOQL02
MSSV: 2025106050148

Bình Dương, tháng 4 năm 2021


LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến tất cả thầy cô
trường đại học Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng
quý báu trong suốt thời gian vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn
Hán Khanh đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian học tập.

Tuy nhiên, do là sinh viên mới theo học cao học nên còn hạn chế về kiến thức
và khả năng nghiên cứu, đồng thời cũng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên chắc
chắn rằng bài nghiên cứu này còn những khiếm khuyết và không tránh khỏi sự sai sót.
Em rất mong nhận được sự quan tâm, xem xét và những ý kiến đóng góp quý báu của
quý thầy cô.

Trân trọng cảm ơn!

2
MỤC LỤC

1. Giới thiệu………………………………………………………........…......................4

1.1 Tên đề tài……………………………………………………....................................4

1.2 Lý do chọn đề tài……………………………………………....................................4

2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu…………….
…...........................................................................................................5

2.1 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………...................................5

2.3 Câu hỏi nghiên cứu……………….............................................................................5

2.3 Giả thuyết nghiên cứu…………………………………..…......................................5

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu………………………………………….......…........................................................6

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….…....................6

3.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….......................6

3.3 Mô hình………………………………………………………..................................7

3.4 Kết quả dự kiến đạt được…………………………………………………………...8

4. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu………………………………………………………9

4.1 Tổng quan tình hình đào tạo trường đại học Thủ Dầu Một………………………...9

4.2 Tình hình nghiên cứu……………………………………………………………...10

5. Các nghiên cứu liên quan……………………………………………………………


12

6. Kết cấu đề tài………………………………………………………………………..12

7. Nguồn tài liệu tham khảo……………………………………………………………


13

3
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Giới thiệu
1.1 Tên đề tài
“Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp sinh viên năm nhất đại học
Thủ Dầu Một”
1.2 Lý do chọn đề tài
Những năm 40 của thế kỷ XX người Mỹ xem ”tài ăn nói”, ”vàng” và “đạn
nguyên tử” là 3 báu vật minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của thế giới . Trong xã
hội hiện đại - thời đại của bùng nổ thông tin, sự giao tiếp và hợp tác giữa con người
ngày càng trở nên quan trọng, trong đó khả năng ăn nói của mỗi người có tác dụng then
chốt. Như một nhà triết học phương Tây đã từng nói “trên thế gian có một kỹ năng
giúp con người thành công rất nhanh, được mọi người công nhận đó chính là khả năng
nói chuyện và giao tiếp”.
Có biết cách giao tiếp khéo léo hay không sẽ quyết định sự thành bại của cuộc
đối thoại thậm chí là quyết định sự thành công của một con người. Từ đó có thể thấy
tài ăn nói cho dù ở thời đại nào và ở đâu cũng đều là nhân tố quan trọng mà tất cả các
nhân tài ưu tú cần phải có. Mỗi con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến
hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc, không thể không cần
đến kỹ năng và khả năng giao tiếp, nếu khéo ăn nói bạn sẽ dễ dàng vượt qua những rắc
rối nhỏ và có thể tự bảo vệ mình trong những rắc rối lớn.
Giao tiếp là một kỹ năng cũng là một nghệ thuật, trong giao tiếp hàng ngày
muốn nói ít nhưng truyền đạt được nhiều ý nghĩa, hay chính là nói ngắn mà xúc tích thì
chỉ cần vận dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp từ đó có thể dễ dàng nhận được sự tín
nhiệm và hỗ trợ từ người khác. Tuy nhiên trong cuộc sống và trong công việc có nhiều
người có thể nói chuyện tự tin lưu loát trước người thân, bạn bè hoặc người quen
nhưng khi gặp người lạ hoặc vướng phải khó khăn rắc rối thì lại không biết cách nói

4
chuyện, thậm chí còn không hiểu mình nói gì, vậy phải làm sao để tránh được tình
huống này? Là những trẻ tuổi phải giao tiếp thế nào để có thể kết bạn năm châu bốn
biển, nhẹ nhàng giải quyết các vấn đề, được đồng nghiệp tôn trọng lãnh đạo trọng dụng
hãy học cách giao tiếp ngay từ hôm nay trước khi quá muộn. Nghệ thuật giao tiếp là
một môn học thâm sâu đòi hỏi chúng ta phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm trong
cuộc sống, trong công việc, phải nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân.
Vì vậy mà tác giả nhận thấy đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng
giao tiếp sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một” là vô cùng cần thiết. Kết quả
nghiên cứu sẽ giúp cho các sinh viên năm nhất mới bước vào ngôi trường đại học biết
được những thuận lợi, khó khăn mà các sinh viên đang gặp phải trong kỹ năng giao
tiếp và những lợi ích đạt được khi sinh viên nắm vững kỹ năng giao tiếp. Đề tài nghiên
cứu của tác giả hướng tới mục tiêu là cho mọi người biết được vai trò và tầm quan
trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sự thành công của sinh viên trong quá trình học tập
và trong môi trường làm việc sau này khi ra trường.
2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp sinh
viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
- Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu về các giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp
sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
- Nêu ra những thuận lợi khó khăn mà sinh viên đang gặp phải trong quá trình giao tiếp
của sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Kỹ năng giao tiếp cần thiết như thế nào đối với sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu
Một?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hoàn thiện và phát triển kỹ năng giao tiếp sinh viên
năm nhất đại học Thủ Dầu Một?

5
- Kỹ năng giao tiếp mà trường đại học Thủ Dầu Một đào tạo có đáp ứng đủ nhu cầu mà
nhà tuyển dụng đưa ra?
- Mức độ tác động của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu
Một
- Một số giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu
Một?
2.3 Giả thuyết nghiên cứu
- Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến sự hoàn thiện và phát triển của sinh viên năm nhất đại
học Thủ Dầu Một.
- Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự hoàn thiện và phát triển của sinh viên năm nhất
đại học Thủ Dầu Một.
- Yếu tố chương trình giảng dạy ảnh hưởng đến sự hoàn thiện và phát triển của sinh
viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
- Yếu tố phương pháp giảng dạy ảnh hưởng đến sự hoàn thiện và phát triển của sinh
viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp sinh viên năm nhất đại học Thủ
Dầu Một
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: trường đại học Thủ Dầu Một
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 7 năm 2021
- Nội dung: Từ việc phân tích thực trạng kỹ năng giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng tới
sự nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên năm nhất đại học
Thủ Dầu Một.
3.2 Phương pháp nghiên cứu

6
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: trong khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, văn bản và
thu thập số liệu sẽ sử dụng phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: đọc tài liệu để tìm hiểu sâu hơn, kỹ lưỡng hơn về
những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu của tác giả.
- Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn một số sinh viên năm nhất trường đại
học Thủ Dầu Một nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên
năm nhất, đặc biệt là nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các biện pháp cần thực
hiện để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên năm nhất.
- Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát một số hoạt động giao tiếp của sinh viên
năm nhất và giảng viên ở trường đại học để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng kỹ năng giao
tiếp của sinh viên năm nhất.
- Sử dụng dữ liệu thứ cấp: tham khảo các luận văn, bài báo khoa học,…về vấn đề
nghiên cứu
3.3 Mô hình nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp sinh
viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một
Tác giả Nguyễn Tiến Hùng mô hình hóa quá trình đào tạo theo cách tiếp cận CIPO như
sau:

7
Hình 3.1: Mô hình quá trình giảng dạy và học tập của cơ sở giáo dục theo CIPO
[10]
Từ mô hình trên, có thể thấy để quản lý quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp một cách
có hiệu quả, cần quản lý tốt các thành tố sau: bối cảnh, đầu vào, quá trình và cuối cùng
là đầu ra.
- Bối cảnh bao gồm các nhân tố bên ngoài lớp học (Chính sách của nhà nước, thị
trường lao động…) và các đặc điểm của nhà trường (cấu trúc tổ chức, quy mô, các
chính sách…) có ảnh hưởng đến đặc điểm của giảng viên và sinh viên cũng như các
quá trình giảng dạy và học tập – rèn luyện của giảng viên, sinh viên.
- Đầu vào chủ yếu đề cập đến chất lượng và đặc điểm của giảng viên (kiến thức, tư
duy, kinh nghiệm, nhân cách, các kỹ năng, mức độ sẵn sàng đổi mới…); đặc điểm của
sinh viên (lứa tuổi, giới tính, động cơ, nhân cách, tư duy, khả năng lĩnh hội kiến
thức…); chương trình giáo dục kỹ năng mềm; các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính…
của nhà trường.
- Quá trình gồm hai thành tố chính: Hành vi của giảng viên và hành vi của sinh viên.
Trong đó, giảng viên trên cơ sở nghiên cứu và sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như
các thông tin phản hồi từ người học, thông qua quá trình giao tiếp, tổ chức các hoạt
động dạy học phù hợp nhằm cung cấp kiến thức (thông tin) cho người học; sinh viên
căn cứ vào đặc điểm, năng lực và động cơ của cá nhân, tiến hành tổ chức hoạt động
học tập có hiệu quả nhằm lĩnh hội tri thức (thông tin) đồng thời cung cấp các thông tin
phản hồi cho giảng viên.
- Đầu ra thường gồm: Đầu ra (Output), kết quả đầu ra (Outcome) và tác động (Impact).
Trong đó đầu ra chủ yếu liên quan đến kết quả học tập của học sinh, các kiến thức, kỹ
năng, thái độ mà sinh viên có được sau quá trình đào tạo; Kết quả đầu ra là yếu tố quan
trọng nhất, là kết quả học tập của sinh viên thể hiện qua khả năng tìm được việc làm,
khả năng đáp ứng và mức độ phù hợp về năng lực của sinh viên tại nơi họ làm việc;
còn tác động thường thể hiện qua những đóng góp của sinh viên sau khi ra trường cho
cộng đồng và xã hội
3.4 Kết quả dự kiến đạt được

8
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp sinh
viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
- Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu về các giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp
sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
năm nhất đại học Thủ Dầu Một.
- Nêu ra những thuận lợi khó khăn mà sinh viên đang gặp phải trong quá trình giao tiếp
của sinh viên năm nhất đại học Thủ Dầu Một
4. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu
4.1 Tổng quan tình hình đào tạo trường đại học Thủ Dầu Một
Trường đại học Thủ Dầu Một là cơ sở đào tạo đại học công lập, trọng điểm của
tỉnh Bình Dương. Sứ mệnh và mục tiêu của trường là xây dựng và phát triển cơ sở đào
tạo đại học, sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng ứng dụng, thực hành,
chất lượng cao và phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng, chuyển giao
khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, đại học Thủ
Dầu Một được thành lập theo quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Sứ
mệnh của trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.
Trường đại học Thủ Dầu Một vinh dự là thành viên của tổ chức CDIO thế giới
(từ năm 2015); Là thành viên liên kết của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á –
AUN (từ năm 2017). Tháng 11/2017, trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
quốc gia. Tháng 10/2019, trường tiến hành đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo theo
chuẩn kiểm định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, kết quả đạt chuẩn 4 ngành.
Về chương trình đào tạo trường đại học Thủ Dầu Một đang tập trung hoàn thiện
lộ trình xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo sáng kiến
CDIO, đáp ứng chuẩn AUN-QA. Tháng 8/2015, trường chính thức được Bộ Giáo Dục
cho phép đào tạo cao học, đánh dấu bước phát triển quan trọng của nhà trường. Hiện
nay, quy mô của trường là hơn 16.000 sinh viên chính quy và 1.000 học viên cao học

9
đang học tập và nghiên cứu ở 48 ngành đào tạo bằng tiếng việt, 4 ngành đào tạo bằng
tiếng anh, 9 ngành sau đại học, thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ, khoa
học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, sư phạm. Trường đang xây dựng các ngành
đào tạo chất lượng cao (đào tạo 100% chương trình bằng tiếng Anh) đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực chuẩn quốc tế, phục vụ nhu cầu hội nhập.
Ngoài việc đào tạo cấp bằng, đại học Thủ Dầu Một còn được đào tạo cấp các
chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học. Trường cũng đào tạo về kĩ năng mềm, trung
tâm đào tạo rất nhiều kỹ năng và trong đó có kỹ năng giao tiếp với đội ngũ giảng viên
tận tâm và nhiệt huyết và đã mang lại những buổi học kỹ năng thú vị và bổ ích cho sinh
viên và cũng là nơi cung cấp dịch vụ đào tạo kỹ năng xã hội và các chương trình ngoại
khóa với sứ mệnh phụng sự cộng đồng.
4.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
 Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới
Bài viết Teaching Soft Skills to Engineers của Susan H.Pulko và Samir Parikh
đăng trên International Journal of Electrical Engineering Education. Hai tác giả đề cập
đến một số phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên khối kỹ thuật như: làm
bài tập nhóm, công não, mô phỏng, kỹ năng giao tiếp…
Bang Michigan, Hoa Kỳ có Lifelong Soft Skills Framework: Creating a
Workforce That Works. Khung này đã chỉ ra những kỹ năng mềm căn bản sinh viên
cần phải có để đạt được thành công;
Bộ Giáo dục đại học Malaysia giới thiệu Framework of Soft Skills Infusion
Based on Learning Contract Concept in Malaysia Higher Education nêu rõ mục
đích của giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên đại học (ứng dụng cụ thể ở đại học Quốc
gia Malaysia) và thảo luận về phương pháp phát triển kỹ năng mềm đối với sinh viên
đại học;
Australian Core Skills Framework tập trung vào các cấp độ của 5 kỹ năng
mềm: học tập, đọc, viết, giao tiếp bằng lời và kỹ năng toán học. Khung này đã cung
cấp cách tiếp cận vàphân loại các yêu cầu của kỹ năng mềm đối với từng cá nhân, tổ
chức, cộng đồng.

10
 Tình hình nghiên cứu trong nước
Bộ sách 4 cuốn Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh các cấp
từ mầm non đến trung học phổ thông (tài liệu dùng cho giáo viên) của tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) đã nghiên cứu đặc điểm phát triển 10 tâm lý học của
học sinh từng cấp, từ đó đưa ra những vấn đề chung của giá trị sống và phương pháp
kỹ năng sống (trong đó có kỹ năng mềm) cho sinh viên.
Bài viết “Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho SV –
yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục đại học” của Bùi Loan Thủy. Tác giả phân
tích thực trạng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam, những lợi ích
đối với sinh viên khi sử dụng tốt kỹ năng này. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra biện pháp
nâng cao hiệu quả làm việc nhóm đối với nhà trường, giảng viên và bản thân sinh viên.
Bài viết “Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
ĐH sư phạm” của Huỳnh Văn Sơn đề cập đến việc khảo sát 3 biện pháp phát triển các
kỹ năng mềm cho sinh viên đại học sư phạm: định hướng nghiên cứu có hệ thống về kỹ
năng mềm, tổ chức khóa huấn luyện về kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm với tên
gọi “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm” và lồng ghép huấn luyện kỹ
năng mềm cho sinh viên đại học sư phạm thông qua các hoạt động ngoại khóa.
5. Các nghiên cứu liên quan
Hiện tại đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan về một số giải pháp nâng
cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên năm nhất như:
Trong công trình nghiên cứu Một số đặc điểm giao tiếp của học viên tham gia
các lớp đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sư cấp phân đội, tác giả
Trương Quang Học đã đề cập đến thực trạng giao tiếp như: nội dung giao tiếp, đối
tượng giao tiếp, phạm vi giao tiếp. Từ kết quả nghiên cứu tác giả kiến nghị một số biện
pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo.

11
Tác giả Lò Thị Mai Thoan nghiên cứu về Thực trang khả năng giao tiếp của
sinh viên sư phạm tỉnh Sơn La đã khẳng định khả năng giao tiếp là một khả năng rất
quan trọng đối với người làm nghề dạy học và có ảnh hướng đến tất cả các hoạt động
mà người giáo viên tiến hành nhr dạy học và giáo dục. Vì vậy phải chú trọng rèn luyện,
nâng cao khả năng giao tiếp của sinh viên sư phạm.
Tác giả Nguyễn Văn Đồng nghiên cứu về Văn hoá giao tiếp của sinh viên, cụ
thể ông nghiên cứu về phong cách giao tiếp của sinh viên và những tác động của văn
hóa truyền thông đối với phong cách giao tiếp của sinh viên. Trong giao tiếp, mỗi
người chọn cho mình một phong cách giao tiếp. Theo ông, những phong cách đặc
trưng cho phải nữ là: dịu dàng, ý tứ, mềm mỏng, hài hước, ít nói, vui vẻ, sôi nổi, hoạt
bát, vô tư, năng động; phong cách đặc trưng cho phái nam là: mạnh mẽ, hoạt bát, vô tư,
vui vẻ, hài hước, năng động, điềm đạm, chín chắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguời
mẹ là người hay uốn nắn cách ăn nói cho sinh viên nhất, phần lớn sinh viên cho biết:
cần tiếp thu lời khuyên bảo của gia đình một cách có chọn lọc. Thời đại hiện nay là
thời đại bùng nổ thông tin, thời đại hội nhập nên quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi
đó" dần bị bỏ quên không được số đông lớp trẻ đồng tình ủng hộ.
Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn đã có bài nghiên cứu về “Thực trạng một số kĩ
năng mềm của sinh viên đại học Sư Phạm” (2012) bài viết được tiến hành trên 1000
sinh viên đại học Sư phạm và một số trường đại học khác ở khu vực phía Nam. Bài
nghiên cứu đưa ra 20 loại kỹ năng mềm khác nhau về đủ các lĩnh vực hoạt động và đưa
ra được những vấn đề, kỹ năng làm phần lớn các sinh viên được nghiên cứu quan tâm
và cần được phát triển, nhưng vẫn chưa có kỹ năng nào phân tích sâu vào vấn để giao
tiếp, thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trên các trường đại học được nghiên
cứu nói chung và sinh viên đại học ngân hàng nói riêng.
Trên website của trường khoa học xã hội và nhân văn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích
Thủy đã có bài viết về "Phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên” (17/7/2014). Bài
viết đưa ra được những khía cạnh cần thiết từ mặt lợi ích của các kỹ năng mà đặc biệt
là kỹ năng giao tiếp, giúp cho sinh viên có cái nhìn bao quát và tìm ra cho mình hướng
đi để hoàn thiện về kỹ năng này nhưng bài viết vẫn còn mang tính lý thuyết chưa được

12
khảo sát tình trạng thực tế trên cũng như chưa hoàn toàn tiếp cận được phần lớp sinh
viên trong phạm vi rộng, đa ngành hơn.
Một nghiên cứu khác của một nhóm sinh viên “Văn hóa giao tiếp của sinh viên
trường Đại học Tây Nguyên" (2012 - 2013) đã nêu khá rõ ràng và chi tiết về thực trạng
cũng như nguyên nhân văn hóa giao tiếp của sinh viên ngày càng giảm sút, nhưng bài
nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của các trường khác để được các
biện pháp thực sự hữu hiệu cho chính bản thân cũng như xã hội.
6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về kỹ năng giao tiếp
Chương 2: Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm nhất đại học Thủ
Dầu Một
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triễn kỹ năng giao tiếp cho sinh viên năm nhất
đại học Thủ Dầu Một
7. Nguồn số liệu tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thanh Bình (1994), khả năng giao tiếp của sinh viên trong thực tập tốt
nghiệp, tạp chí nghiên cứu Giáo Dục.
2. Lê Thị Bừng – Hải Vang (1997), tâm lí học ứng xử, nhà xuất bản Giáo Dục.
3. Vũ Cao Đàm (1996), phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản khoa học
kỹ thuật Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Lê (1997), qui tắc giao tiếp xã hội giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhà xuất
bản Trẻ.
5. Trần Tuấn Lộ (1993), tâm lí học giao tiếp, nhà xuất bản giáo dục thành phố Hồ Chí
Minh.
6. Pease A (1994), ngôn ngữ của chí. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
7. Phạm Minh Thảo (1996), nghệ thuật ứng xử của con người Việt Nam, nhà xuất bản
thông tin Hà Nội.
8. Trần Trọng Thủy (1988), đặc điểm giao tiếp của sinh viên, tạp chí nghiên cứu giáo
dục.

13
9. Trần Trọng Thủy – Nguyễn Sinh Huy (1996), nhập môn khoa học giao tiếp. Nhà
xuất bản giáo dục Hà Nội.
10. Lê Hà Thu (2016), Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường đại học sư
phạm hà nội theo tiếp cận năng lực.

14

You might also like