You are on page 1of 10

Thổ cẩm 

là loại hàng vải dệt thủ công giàu họa tiết và các họa tiết này thường nổi lên mặt vải
giống như được thêu. Ở Việt Nam thổ cẩm thường để chỉ loại vải tự dệt, có hoa văn dệt theo
phương pháp truyền thống của các dân tộc ít người như Chăm , Thái , K’ho( lâm đồng),
Bana(gia lai), Ê đê,
Nguyên liệu chính : Thổ cẩm truyền thống thường sử dụng nguyên liệu chỉ dệt bằng sợi bông,
sợi lanh trên rừng, gai nhuộm sẫm. Hoa văn cũng bằng chỉ nhuộm phẩm màu tự nhiên.
Ngày nay các hộ gia đình không còn tự trồng bông nữa mà chủ yếu sử dụng chỉ công nghiệp để
rút ngắn thời gian sản xuất nâng cao kĩ thuật tập trung vào mỹ thuật để đáp ứng thị hiếu của
người tiêu dùng.

Tổ sư của nghề dệt chăm là bà chúa ponuga


Quá trình nhuộm vải:
Màu nhuộm có thể được tạo ra từ nhiều chất liệu thiên nhiên và phương pháp khác nhau
Màu đen : ngâm lá chùm bầu với bùn non từ ba đến bảy ngày đêm hoặc ngâm lá chàm
Màu nâu : từ vỏ cây dẻ
Màu xanh : nung vỏ ốc suối thật khô , ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá krum, hoặc ngâm
lá chàm
Mảu đỏ giã vỏ cây krung già ra nấu lên, hoặc mủ cây cánh kiến ở trên rừng cao
Màu nâu đỏ: ngâm giấm vỏ cây sủi, đun sôi khoảng 3 giờ làm mát qua đêm pha thêm phèn
rồi ngâm sợi ở nhiệt độ 80 độ c
Màu vàng nhuộm từ củ nghệ , vỏ cây nhàu
Sau khi nhuộm sợi sẽ được phơi khô , người thợ nhuộm sẽ sử dụng một chiếc bàn
chải( krumrai) chải dọc theo cuộn sợi để gỡ sạch các vụn màu vỏ cây.
Quy trình dệt thổ cẩm : trồng bông -> kéo sợi -> dệt vải
đầu tiên là trồng, chăm sóc và thu hoạch bông. Quả bông được tách ra, rồi dùng
dụng cụ bật cho những sợi bông tơi và nhuyễn, thành dạng thô. 
Bông bật xong được đưa vào dụng cụ cán để tạo sự liên kết giữa các sợi bông.

Sau khi cán, bông được vò thành từng nắm nhỏ rồi dùng dụng cụ để kéo thành sợi
dài. Thao tác này đòi hỏi sự khéo léo và nhuần nhuyễn của đôi tay, nếu không sợi
bông sẽ bị đứt hoặc kích thước không đều, nếu muốn tạo ra sợi chắc không bị xù
lông khi dệt ng ta phải đem ngâm nước cơm và sau đó trải sợi phơi khô rồi mới
đánh ống

Sợi bông được kéo xong, tiếp tục được đưa vào xa kéo sợi để xe bông thành chỉ.
Khi quay xa phải đều tay, nhịp nhàng giữa tay xe sợi và tay quay xa, chỉ mới săn
đều, sợi mới dai để dễ dệt thành vải. Sau đó, sợi được cuộn thành những cuộn to.

Sợi được ngâm màu và phơi khô, đảm bảo độ săn, dai, bền và chắc sẽ được mắc
vào khung cửi để dệt nên những tấm vải theo ý muốn của người dệt. Công đoạn dệt
cũng đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, nhịp nhàng của đôi chân và tinh tế của đôi mắt
để làm nên những sản phẩm có đường nét nhuần nhuyễn, màu sắc hài hòa, hoa
văn tinh xảo.

Nét đặc trưng cách dệt thổ cẩm của các dân tộc

Người Thái:

Để tạo ra được những tấm thổ cẩm đẹp, người phụ nữ Thái phải tiến hành nhiều
công đoạn khác nhau, bắt đầu từ việc trồng bông, nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải, nhuộm
chàm cho đến việc cắt may, thêu thùa… Nguyên liệu để làm ra trang phục chủ yếu
là sợi bông và sợi tơ tằm. Để có sợi cho việc dệt thổ cẩm, người Thái đã tiến hành
trồng bông trên nương và trồng dâu nuôi tằm.

Sau khi thu hoạch bông từ nương về, để tạo thành sợi phải trải qua rất nhiều các
công đoạn sơ chế như cán bông, bật bông, quấn bông, se sợi, hồ sợi. Tằm sau khi
đã vào kén để kéo thành sợi tơ cũng phải tiến hành các bước như rút sợi (sáo lọc),
cuốn sợi tơ thành con, se sợi đơn thành sợi đôi, xử lý tơ cho mềm mới có thể dùng
để dệt nên các trang phục hay đồ dùng sử dụng trong đời sống hàng ngày.Thổ cẩm
được dệt hoàn toàn bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm, cứng của sản phẩm đều theo
ý muốn và khả năng của người làm ra nó. Họ có thể dệt nên những tấm thổ cẩm
khác nhau để trang trí cho từng loại sản phẩm. Người Thái ở mỗi địa phương có
cách tranh trí hoa văn trên vải khắc nhau như: dệt kết hoa văn trên khung; dệt chữ
nhân; dệt hình quả trám… Họ thêu cài hoa văn bằng các sợi màu đã được chuẩn bị
qua các thao tác cài, đan trực tiếp trên khung dệt. Các dạng thức hoa văn rất đa
dạng, phong phú gồm nhiều loại động vật, mặt trời hoa lá, cây cỏ… được phối màu
một cách hài hoà, làm nổi bật những khối hoa văn chính. Từ đó, người phụ nữ Thái
dệt nên những tấm thổ cẩm đẹp, nhờ sự sáng tạo của khối óc và sự khéo léo của đôi
bàn tay. Đặc biệt, người phụ nữ Thái còn làm nên những bộ váy áo có các họa tiết
hoa văn đặc sắc, gồm các hoa văn chính và hoa văn phụ điểm xuyết làm nổi bật
hoa văn chính.Việc dệt thổ cẩm đòi hỏi người phụ nữ Thái kiên trì lựa chọn các
loại cây, củ, quả trên rừng để nhuộm màu tạo nên 7 sắc màu: xanh đậm, xanh lá
cây, đỏ, hồng, tím, vàng và trắng; Tất cả tạo nên như 7 sắc cầu vồng, âm dương
hòa hợp.

Người Ê đê:

Chiếc khung cửi của người Ê đê không giống với các dân tộc khác mà được
làm từ những thanh tre rời nhau. Người phụ nữ Ê đê ngồi dệt trên khung dệt
trải dài và theo kỹ thuật luồn sợi chắc chắn và tinh xảo. Khi nghệ nhân của
dân tộc Ê đê ngồi đối diện với khung dệt, họ sáng tạo trên nền thổ cẩm những
mảng sợi dọc đã hình thành về loại hình cho sản phẩm. Do đó khi giăng thảm
sợi dọc, họ đã sắp xếp tính toán những hàng sợi màu vào vị trí cần thiết để có
những hoa văn theo đồ án trong đầu. Và quan trọng là sự điều khiển của đôi
chân và đôi tay sao cho nhuần nhuyễn và phải có sức khỏe: “Để có tấm vải
đẹp thì thứ nhất là tư thế ngồi, người nghệ nhân phải ngồi song song với
khung dệt. Cái chân phải đạp mạnh, tay chắc để cho tấm vải bền và cứng.
Còn về hoa văn tùy theo sở thích của mỗi người mà tự tạo cho mình những
hoa văn yêu thích”. Để tạo thành những sợi chỉ màu khác nhau, người Ê đê
nhuộm màu trên sợi chỉ trắng. Công thức nhuộm màu dựa vào kinh nghiệm
ngàn đời của cư dân khi họ biết được tính năng của các loại lá, vỏ và rễ cây
rừng. Để có màu xanh chàm, họ dùng vỏ cây chàm, muốn có màu vàng thì
dùng vỏ cây nhàu hoặc củ nghệ, muốn có màu nâu thì dùng vỏ cây dẻ…Hầu
hết các nhóm tộc người Ê đê chọn tông màu đen và màu trắng sẫm làm màu
nền chủ đạo trên thổ cẩm của mình. Chọn màu tối làm nền, người Ê đê muốn
cuộc sống họ hòa vào thiên nhiên với nương rẫy, núi rừng và với màu đất ba
zan, nơi họ sinh sống. Tiến sĩ dân tộc học Thu Nhung Mlô Duôn Du cho biết:
“Trang phục của người Ê đê chủ yếu là màu đen và đỏ. Tuy nhiên chiếc váy
của người phụ nữ Ê đê nó thể hiện 5 màu cơ bản đen, đỏ, vàng, xanh nước
biển và xanh lá cây. 5 màu này là 5 màu mà người Ê đê chủ động tạo ra
được”.

Người Chăm (An Giang)


Nguyên liệu dệt Chỉ dệt: Thợ dệt Châu Phong không dùng trực tiếp ống chỉ mua về mà san
ra nhiều ống nhỏ trước khi kéo canh. Chỉ dùng để dệt có nhiều cỡ. Đó là các loại sợi 20, 30,
40. Sợi có số càng lớn thì càng mảnh. Sản phẩm dệt của người Chăm sử dụng chủ yếu 3 loại
chỉ để dệt là: tơ, chỉ cotton và polyester. Tơ dành cho các mặt hàng dệt cao cấp, thường là
trang phục cưới của cô dâu hay những trang phục lễ hội dành cho phụ nữ. Trang phục của
nam giới Chăm thường sử dụng kết hợp khoảng 60% tơ với 40% chỉ cotton trong trang phục
cưới hay lễ hội. Chỉ cotton dùng cho trang phục cho cả nam và nữ. Polyester đã được 2
nhuộm màu và quấn vào ống sẵn, dùng để làm túi xách, khăn choàng, ít khi may trang phục
vì chỉ dày.

Nhuộm: Kỹ thuật nhuộm truyền thống của người Chăm An Giang dùng các loại lá, rễ, trái
cây, những chất do côn trùng bài tiết ra và một vài loại đất đá, vôi… để chế tạo thành phẩm
nhuộm.

Hồ: Chỉ hay tơ được hồ để sợi chỉ cứng hơn trước khi quay thành ống để kéo canh. Để hồ
sợi, người thợ dệt ở An Giang dùng nồi lớn hay thùng để nấu sôi nước có pha một ít bột gạo
thành hồ loãng. Trước khi hồ, sợi được nhúng nước cho ướt đều, vắt ráo. Sau đó, người thợ
nhúng vào nước hồ rồi vắt ráo và đem phơi (2).

Công cụ dệt Công cụ chính trong giai đoạn này bao gồm 3 bộ phận: sa quay chỉ, khung kéo
canh và khung dệt.

Quay chỉ: sợi cotton sau khi mua về được đưa vào sa đảo để quay thành con chỉ. Tẩy trắng:
sau khi chỉ được quay thành con, người ta đem con chỉ ngâm trong nước 1 đêm, đến sáng
mang đi tẩy trắng. Sau đó, dùng bột gạo để hồ chỉ khoảng 30 phút cho sợi chỉ săn lại và đem
chỉ phơi nắng cho khô. Với tơ, trước tiên phải dùng nước tro để tẩy chất nhờn của con tằm
còn bám trên sợi tơ, rồi ngâm tơ với nước vo gạo 1 đêm, mới mang đi hồ tơ. Tơ được hồ bằng
bột gạo tẻ, nấu sệt như cháo loãng.

Sau công đoạn tẩy trắng và xử lý sợi, là quay sợi vào các ống chỉ suốt để thực hiện việc mắc
canh tạo hoa văn cho vải. Để suốt chỉ, người ta dùng một sa quay để quay từ con chỉ hoặc từ
ống lớn vào các ống nhỏ để mắc canh; hoặc ống suốt để đưa vào con thoi dệt chỉ. Mắc canh
lần 1 để tính số mét vải, số sợi chỉ; mắc canh lần 2 để tạo mẫu hoa văn hoa vải. Công đoạn
này phải mất 5 ngày, tiếp đến tạo hoa văn cho từng loại sản phẩm. Hoa văn trang trí trên vải
của người Chăm thường lấy từ hình ảnh, biểu tượng của thiên nhiên như: bông dâu, bông
bứa, mặt võng, mặt đệm, mạt cưa, kẻ sọc, ô vuông, hoa văn nhà cổ, ziczăc, vân mây, hoa
mây… Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của khách hàng ở từng nơi mà các nghệ nhân thiết kế thêm
những kiểu hoa văn khác như: hàng xuất sang Thái Lan có thêm hình voi hay họa tiết hoa văn
của vùng Tây Nguyên… Với sản phẩm xà rông, người ta tạo hoa văn bằng một kỹ thuật đặc
biệt đó là kỹ thuật Ikat (ở đây là Ikat dọc tức tạo hoa văn trên sợi dọc của vải). Thắt Ikat còn
gọi là buộc vòng (còn gọi kỹ thuật cột nhuộm) tức buộc từng lọn dây chỉ (tơ) và nhuộm để
tạo hoa văn cho xà rông. Có thể nói, thắt Ikat không chỉ đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh
nghiệm mà còn phải khéo tay và kiên nhẫn. Nếu thắt lỏng, thuốc nhuộm sẽ ngấm vào sợi, hoa
văn sẽ bị nhòe, nhưng nếu thắt quá chặt thì hoa văn sẽ bị lệch và xấu… Tiếp đến, chỉ được
ngâm cho thấm nước khoảng 2 giờ, sau đó mang đi nhuộm. Sợi nhuộm xong được vớt ra, treo
lên cho ráo, sau đó sợi được mang ra sông xả cho sạch và phơi khô. Tiếp theo người ta căng
sợi cho thẳng, rồi tháo các nút buộc dây nilon trên sợi. Các điểm buộc này khi tháo ra sẽ có
màu trắng; khi dệt, sẽ tạo hoa văn theo những mẫu khác nhau.

Dệt vải Kỹ thuật dệt của người Chăm được chia làm hai dạng: dệt xà rông và dệt thổ
cẩm. Dệt xà rông (hoa văn) là kỹ thuật dệt Ikat, hoa văn đã được tạo trên sợi dọc và dệt sợi
ngang bằng màu trơn để tạo tấm vải. Còn dệt thổ cẩm là dạng sợi dọc có nền trơn và dệt tạo
hoa văn trên sợi ngang. Vì thế khung go trong khung dệt được thay đổi tùy theo từng cách
dệt, mỗi khung go có nhiều sợi go. Với dạng dệt xà rông, người ta thường dùng hai khung go
kép cho 1 khung dệt và go được làm bằng dây kẽm. Khi dệt thổ cẩm, số lượng khung go thay
đổi khác nhau tùy từng loại hoa văn như: dệt thổ cẩm hoa văn dạng mắt xích phải có 10
khung go, bông dâu cần 12 khung go, hoa văn con thoi, mắc võng cần 9 khung go, cánh quạt
8 khung go… Đặc biệt, khi dệt với tơ, người ta không dùng sợi go lược kẽm mà thay bằng go
lược chỉ vì tơ mỏng, dễ bị đứt, hơn nữa kết bằng chỉ sẽ giúp cho sợi chỉ khít hơn, khi dệt sản
phẩm sẽ khắc mặt, mịn hơn. Với cách dệt thổ cẩm thì go được bắt xen kẽ giữa go nền và go
hoa văn, thường người ta mất khoảng 3 ngày mới xỏ xong go cho một khung dệt. Có nhiều
loại go, go 12, 13, 14… khi go 18 người ta không dùng bằng kẽm mà đan bằng chỉ dùng để
dệt tơ để cho vải dày, giá thành cao hơn. Do liên kết giữa khung go và chân đạp nên sự thay
đổi của khung go cũng làm tăng số lượng chân đạp. Thông thường nếu khung dệt có 2 khung
go kép thì có 2 chân đạp nhưng với những khung dệt có 8, 10 khung go trở lên thì số chân
đạp có thể lên 4 từ 7- 12 chân đạp. Người thợ dệt phải nhớ được chân đạp nào dùng cho
khung go hoa văn và chân đạp dùng cho khung go nền mà thay đổi nhịp nhàng trong quá
trình dệt. Điểm đặc sắc trong kỹ thuật dệt của người Chăm là làm cho hoa văn nổi lên giữa
nền vải và đường chỉ ngang mà không bị che khuất giữa các màu. Sản phẩm nơi đây thường
sử dụng những kiểu hoa văn truyền thống như con thoi, hoa dâu, mắc võng, cánh quạt, răng
cưa… đôi khi họ cũng tiếp thu những kiểu hoa văn mới lạ, đẹp từ nơi khác và kết hợp với
kiểu hoa văn truyền thống để làm cho sản phẩm sinh động và mới mẻ hơn

Một số làng dệt thổ cẩm nổi tiếng :

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Nghề dệt thổ cẩm ở Mỹ Nghiệp có từ rất lâu đời. Vào thế kỷ XVII, thấy vùng đất này thích hợp với
nghề dệt, bà Pơnaga đã truyền lại nghề cho ông Xa và bà Chaleng là hai vợ chồng đang sinh sống ở
làng Chaleng thời xưa ( tức làng Mỹ Nghiệp ngày nay ). Bà trở thành nghệ nhân đầu tiên tạo ra nghề
dệt thổ cẩm và sáng tạo ra những hoa văn đặc sắc trên nền vải

Làng nghề dệt thổ cẩm Lũng Nọi, xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng , Cao Bằng
Làng dệt thổ cẩm Châu Giangnổi tiếng của người Chăm nằm ở ấp Phum Xoài, xã Châu
Phong, huyện Tấn Châu, tỉnh An Giang.

Làng Teng ở xã Ba Thành, H.Ba Tơ (Quảng Ngãi) từng là nơi nổi tiếng về nghề dệt thổ
cẩm của đồng bào H're Tuy nhiên, hiện nay đầu ra của sản phẩm khó khăn, thu nhập thấp
nên không còn nhiều người gắn bó với nghề. Nếu như trước đây, mọi phụ nữ làng Teng đều
biết dệt thổ cẩm, trong đó có hàng chục người có tay nghề, đến nay, cả làng Teng chỉ còn
khoảng 10 người gắn bó với nghề này.

Công cụ: 

1.  Cán bông (t’rơ giết): Đây là dụng cụ có cấu tạo khá phức tạp, là dụng cụ được làm
bằng gỗ phần dưới có chân đế, phần trên có bộ phận tay quay, lô cán có tác dụng tách hạt ra
khỏi khối bông.
2.  Bật bông (kăm bích): Dụng cụ bật bông thường được nghệ nhân làm bằng mây hoặc
tre lồ ô, dụng cụ này có cấu tạo như một cái cung căng ngang bởi sợi mây kép mảnh để bật cho
tơi bông.
3. Xa quay sợi (khưng): Xa quay sợi thường được làm bằng gỗ có cấu tạo thành hai
phần là phần đế và phần thân, phần thân có trục quay, bánh xe được cuộn bằng các vòng nứa
nhỏ xếp khít nhau thành hình tròn, rọi xe chỉ được làm bằng xương. 
4. Khung quấn sợi lớn (dìng dwèng): Được tạo bởi một cặp khung hình chữ nhật.
Ở giữa cặp khung được tạo lỗ tròn để một thanh tre xuyên qua cắm vào một ống tre nhỏ 30cm
làm trục quay. Khi quấn sợi ống tre này được cắm xuống đất, cặp khung được căng ra trông
giống như cái chong chóng lớn.

5. Khung quấn sợi nhỏ (dìng dwèng): Thường có cấu tạo hơi giống hình chông
chóng và được làm bằng tre, gồm 4 thanh tre nhỏ ở đầu của các thanh tre được liên kết với
nhau bằng những sợi dây theo từng cặp tạo thành khung hình chữ nhật và dài khoảng 30cm.
Dụng cụ cuốn chỉ (dờ rong brài): thường được làm bằng hai thanh gỗ hoặc bằng tre, các thanh
này nhỏ, dẹt và dài khoảng 40cm, ở giữa mỗi thanh cuộn chỉ có hai lỗ để xuyên trục, ở phần trục
có gắn một ống tre có một đầu nhọn để cắm xuống đất khi cuộn chỉ. 

6. Khung dệt. Gồm 12 thanh bằng gỗ và lồ ô, có các tên gọi và chức năng khác nhau gồm:

- Thanh gạt chỉ (pơ nớ kũa tria: thanh này thường được làm bằng gỗ, một đầu tròn dẹt và một
đầu được vát nhọn, dùng để gạt và lèn chặt sợi chỉ khi dệt. Nó có kích thước: rộng 4cm, dài
80cm.
- Thanh cuộn vải (pờ sar): thanh cuộn vải cũng được làm bằng gỗ, có hình chữ nhật, rộng
khoảng 3cm, dài 70cm. Dùng để cuộn tấm vải trong quá trình dệt.
- Thanh đạp chân (đưng pong). Được làm bằng cây lồ ô, thanh này nằm ở cuối khung cửi dùng
để tì chân tạo độ căng cho khung cửi khi dệt, thanh này có đường kính 5cm, dài 96cm.
 - Thanh dùng để nhấc lên, kéo rộng để luồn cuộn chỉ khi dệt (gọi là tâng kau), được làm bằng
tre lồ ô có kích thước dài khoảng 85cm.
- Thanh dùng để luồn sợi xuống dưới khi dùng thanh tâng kau (gọi là lôr may), được làm bằng
tre lồ ô có kích thước dài khoảng 85cm. Tâng kau và lôr may rất quan trọng khi dệt, nếu không
có hai thanh này thì sợi sẽ rối không dệt được.
 - Thanh điều chỉnh sợi chỉ để tạo hoa văn (lâm pã), thanh này được làm bằng tre lồ ô và được
vót rất mỏng có kích thước dài khoảng 72cm.
 - Thanh cuộn chỉ dùng khi dệt (tơ cau brài) là thanh dùng để luồn sợi khi dệt, được làm bằng tre
lồ ô có kích thước dài khoảng 61cm. Tơ cau brài có tác dụng như thoi dệt của người Kinh -
Thanh căng sợi (kẽh), được làm bằng tre lồ ô có kích thước dài khoảng 85cm.
 - Thanh dùng để làm vành (kêh quã pơ nỗ), là thanh được làm bằng gỗ có kích thước cao
khoảng 2cm, rộng 6cm và độ dài khoảng 96cm.
 - Dây dùng để thắt vào lưng giữ chặt bộ khung dệt khi dệt gọi là say kắt, dây dài khoảng 3m.

You might also like