You are on page 1of 6

CHƯƠNG 26: TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH

Quản trị tài chính – Kinh doanh thương mại – K45 - 2021
TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

- Tài chính ngắn hạn chủ yếu quan tâm đến việc phân tích các quyết định có ảnh hưởng
đến tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển ròng thường gắn với việc ra
quyết định tài chính ngắn hạn. Vốn luân chuyển ròng là chênh lệch giữa tài sản lưu
động và nợ ngắn hạn. Quản lý tài chính ngắn hạn còn được gọi là quản lý vốn luân
chuyển
- Sự khác biệt quan trọng nhất giữa tài chính ngắn hạn và tài chính dài hạn đó là ở thời
gian của dòng tiền. Quyết định tài chính ngắn hạn liên quan đến dòng tiền ra và vào
trong thời gian dưới 1 năm.
I. THEO DÕI TIỀN MẶT VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN
❖ Tài sản lưu động: là tiền mặt và các tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt
trong vòng 1 năm, được trình bày trên BCDDKT theo thứ tự thanh khoản của chúng. Bốn
khoản mục quan trọng nhất của tài sản lưu động trên BCĐKT là:
+ tiền và các khoản tương đương tiền
+ chứng khoán khả nhượng
+ các khoản phải thu
+ hàng tồn kho
❖ Nợ ngắn hạn: các nghĩa vụ nợ phải được thanh toán bằng tiền trong vòng 1 năm (hoặc
trong 1 chu kỳ kinh doanh nếu nó dài hơn 1 năm). Ba mục chính là:
+ khoản phải trả
+ chi phí phải trả
+ thương phiếu phải trả
Vốn luân
Tài sản Nợ dài Vốn chủ
chuyển ròng + = +
cố định hạn sở hữu
(NWC)

Vốn luân Tài sản Nợ


Tiền
chuyển ròng = + lưu động - ngắn
mặt
(NWC) khác hạn

Nợ Tài sản lưu


Tiền Nợ dài Vốn chủ Tài sản
= + + ngắn - động khác -
mặt hạn sở hữu cố định
hạn tiền mặt

NGUYEN HUYNH NHU NGOC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 1


CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM TĂNG CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM GIẢM
Quản trị tài chính – Kinh doanh thương mại – K45 - 2021
TIỀN MẶT TIỀN MẶT
Tăng nợ dài hạn (vay dài hạn) Giảm nợ dài hạn (trả nợ dài hạn)
Tăng vốn cổ phần (phát hành cổ phiếu) Giảm vốn chủ sở hữu (mua lại cổ phiếu)
Tăng nợ ngắn hạn (nhận một khoản vay 90 Giảm nợ ngắn hạn (trả khoản vay 90
ngày) ngày)
Giảm tài sản lưu động khác tiền mặt (bán Tăng tài sản lưu động khác tiền mặt (mua
một số hàng tồn khi lấy tiền mặt) một số hàng tồn kho bằng tiền mặt)
Giảm tài sản cố định (bán một số tài sản) Tăng tài sản cố định (mua mộ số tài sản)
- Hoạt động làm tăng tiền đối lập với những hoạt động làm giảm tiền. Vd phát hành
trái phiếu dài hạn làm tăng tiền mặt (ít nhất là cho đến khi tiền được chi tiêu), thanh
toán một trái phiếu dài hạn làm giảm tiền mặt)
- Nguồn tiền mặt: hoạt động làm tăng tiền mặt
- Sử dụng tiền mặt: hoạt động làm giảm tiền mặt
 Nguồn tiền mặt luôn liên quan đến sự gia tăng trong nợ (hoặc vốn chủ sở hữu)
hoặc sự sụt giảm trong tài sản, bởi vì gia tăng nợ có nghĩa là chúng ta đã tăng
tiền bằng cách vay tiền hoặc bằng cách bán một phần quyền sở hữu của công ty.
Một sự sụt giảm về tài sản có nghĩa lad chúng ta đã bán hoặc thanh lý tài sản,
điều này làm phát sinh dòng tiền vào công ty.
 Sử dụng tiền mặt gồm việc làm giảm nợ (có thể bằng cách trả nợ), hoặc làm tăng
tài sản bằng cách mua một tài sản nào đó, điều này làm phát sinh dòng tiền ra.
II. CHU KỲ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT
❖ CHU KỲ KINH DOANH
- Là khoản thời gian để mua hàng tồn kho, bán hàng và thu tiền bán hàng
Ví dụ: Vào ngày 0, mua $1.000 hàng tồn kho, chưa thanh toán cho người bán. 30
ngày sau mới thanh toán. 30 ngày tiếp sau đó có người mua lại toàn bộ số hàng này
với giá $1.400 và sẽ thanh toán tiền sau 45 ngày.
Tóm tắt lại thông tin:
NGÀY HOẠT ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN MẶT
0 Mua hàng tồn kho Không có
30 Trả tiền chi hàng tồn kho -$1.000
60 Bán hàng tồn kho chưa thu tiền Không có
105 Thu tiền bán +$1.400
- Thời gian tồn kho: là thời gian cần để có được và bán hàng tồn kho. Như vd thì thời
gian tồn kho là 60 ngày.
- Kỳ thu tiền hay thời gian khoản phải thu: là thời gian cần để thu tiền bán hàng. Như
vd thì kỳ thu tiền là 45 ngày (105 – 60)
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian tồn kho + Kỳ thu tiền
- Trong vd trên chu kỳ kinh doanh là 105 = 60 + 45

NGUYEN HUYNH NHU NGOC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 2


❖ CHU KỲ TIỀN MẶT
- Từ ngày 0 đến ngày 30 ta không thanh toán tiền mua hàng mà đến ngày 30 ta mới
Quản trị tài chính – Kinh doanh thương mại – K45 - 2021
thanh toán. Thời gian 30 ở đâu được xem là thời gian khoản phải trả hay kỳ thanh
toán.
- Chu kỳ tiền mặt: là khoản thời gian tính từ khi chúng ta thực sự phải thanh toán
cho hàng tồn kho cho đến khi chúng ta thu tiền mặt từ bán hàng. Trong vd trên thì
chu kỳ tiền mặt là 105 - 30 = 75 ngày
Chu kỳ tiền mặt = Chu kỳ kinh doanh - Kỳ thanh toán
➢ Chu kỳ hoạt động kinh doanh là khoản thời gian tính từ khi mua hàng tồn
kho cho đên skhi nhận tiền mặt (không bao gồm khoảng thời gian từ khi đặt
hàng cho đến khi hàng về đến kho).
➢ Chu kỳ tiền mặt là khoảng thời gian khi tiền mặt được chi ra đến khi thu hồi
lại tiền mặt
❖ Tính toán chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt
- Có thông tin trên BCĐKT như sau:
Mục Đầu năm Cuối năm Trung bình
Hàng tồn kho $2.000 $3.000 $2.500
Các khoản phải thu 1.600 2.000 1.800
Các khoản phải trả 750 1.000 875
Thông tin từ báo cáo thu nhập như sau:
Doanh thu thuần $11.500
Giá vốn hàng bán 8.200
• Tính chu kỳ hoạt động kinh doanh

𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏


Vòng quay hàng tồn kho = 𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉
$8.2 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢
= $2.5 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 = 3.28 lần. Nghĩa là hàng tồn kho đã được mua vào và bán ra 3.28 lần

𝟑𝟔𝟓 𝒏𝒈à𝒚
Thời gian hàng tồn kho = 𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒉à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐
365
= = 111.3 ngày. Nghĩa là hàng tồn khi nằm chờ khoảng 111 ngày trước khi bán ra
3.28

𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖
Vòng quay khoản phải thu =𝑲𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉
$11.5 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢
= = 6.4 lần.
1.8 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢

𝟑𝟔𝟓 𝒏𝒈à𝒚
Kỳ thu tiền bình quân = 𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖

NGUYEN HUYNH NHU NGOC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 3


365
= = 57 ngày. Nghĩa là khách hàng cần trung bình 57 ngày để trả tiền. Kỳ thu tiền
6.4

bình quân còn gọi là số ngày thu tiền của doanh số bán chịu hay kỳ thu tiền trung bình

Chu kỳ kinh doanh = Thời gian tồn kho + Kỳ thu tiền


= 111 ngày + 57 ngày = 168 ngày. Nghĩa là cần 168 ngày từ khi chúng ta mua hàng tồn
uản trị tài chính – Kinh doanh thương mại – K45 - 2021

khi cho đến khi bán được hàng và thu được tiền bán hàng

• Tính chu kỳ tiền mặt

𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏


Vòng quay khoản phải trả = 𝑲𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉
$8.2 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢
= $0.875 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 = 9.4 lần

𝟑𝟔𝟓 𝒏𝒈à𝒚
Kỳ thanh toán bình quân = 𝑽ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả
365
= = 39 ngày. Nghĩa là ta cần 39 ngày để thanh toán các hóa đơn
9.4

Chu kỳ hoạt động Kỳ thanh toán


Chu kỳ tiền mặt = -
kinh doanh bình quân
= 168 ngày – 39 ngày = 129 ngày

- Chu kỳ tiền mặt tăng khi:


(1) Thời gian tồn kho tăng lên
(2) Kỳ thu tiền dài hơn
(3) Kỳ thanh toán ngắn đi
- Chu kỳ tiền mặt càng tăng thì công ty càng cần nhiều nguồn tài trợ hơn
- Trong các điều kiện khác cố định, chu kỳ tiền mặt càng ngắn, đầu tư của công ty vào
hàng tồn kho và khoản phải thu thấp, hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên => ROA
tăng lên => ROE tăng lên
- Chu kỳ tiền mặt tăng khi thời gian hàng tồn kho và thời gian khoản phỉa thu hay
kỳ thu tiền kéo dài hơn => DN có thể đang gặp khó khăn trong việc bán hàng tồn
kho hoặc thu hồi các khoản phải thu
- Chu kỳ tiền mặt giảm nếu DN có thể trì hoãn việc thanh toán các khoản phải trả
=> kéo dài kỳ thanh toán => có thể dẫn đến 1 chu kỳ tiền mặt âm!
III. CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
❖ Quy mô của công ty đầu tư vào tài sản lưu động
- Chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt (flexible) là chính sách có tỷ lệ tài sản lưu
động trên doanh thu cao.
+ Duy trì số dư tiền mặt lớn,

NGUYEN HUYNH NHU NGOC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 4


+ Đầu tư đáng kể cho hàng tồn kho.
+ Nới lỏng chính sách tín dụng => khoản phải thu cao.
- Chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế (restrictive) là chính sách có tỷ lệ tài sản lưu
động trên doanh thu thấp.
+ Duy trì số dư tiền mặt thấp.
ản trị tài chính – Kinh doanh thương mại – K45 - 2021

+ Đầu tư thấp vào hàng tồn kho.


+ Không cho phép trả chậm hoặc thắt chặt điều kiện trả chậm.
- Nếu công ty có chi phí lưu giữ cao và chi phí thiếu hụt thấp thì chính sách tài
chính ngắn hạn hạn chế sẽ là tối ưu và ngược lại.
- Mức độ nắm giữ TSLĐ với CSTC ngắn hạn linh hoạt sẽ đạt mức cao nhất và với
chính sách hạn chế sẽ là thấp nhất.
- Việc xác định mức độ đầu tư tối ưu trong tài sản ngắn hạn đòi hỏi việc xác định các
chi phí khác nhau của các CSTC ngắn hạn thay thế. Mục tiêu là cân bằng chi phí
giữa các chính sách hạn chế với chi phí của những chính sách linh hoạt để đạt lợi
ích tốt nhất.
Chi phí đầu tư TSLĐ = Chi phí lưu giữ + Chi phí thiếu hụt
- Các chi phí gia tăng cùng với mức độ đầu tư vào TSLĐ được gọi là CP lưu giữ.

+ Chi phí cơ hội.

+ CP để duy trì các giá trị kinh tế của HTK

- Các chi phí sẽ được giảm thiểu khi gia tăng mức độ đầu tư vào TSLĐ được gọi là
CP thiếu hụt hàng tồn kho.

+ Các CP giao dịch, hay CP đặt hàng.

+ Các CP liên quan đến dự trữ an toàn.

NGUYEN HUYNH NHU NGOC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 5


ị tài chính – Kinh doanh thương mại – K45 - 2021

- Tài trợ cho TSLĐ


▪CS tài trợ ngắn hạn linh hoạt: tỷ trọng tài trợ ngắn hạn so với tài trợ dài hạn ở
mức thấp ≈ quy mô tài trợ dài hạn > nhu cầu đầu tư vào
tổng tài sản => DN sẽ luôn có thặng dư tiền mặt và mức độ đầu tư vào VLC lớn.
▪CS tài trợ ngắn hạn hạn chế: tỷ trọng tài trợ ngắn hạn so với tài trợ dài hạn ở mức
cao. Khi quy mô tài trợ dài hạn không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư vào tổng TS,
DN sẽ phải vay ngắn hạn để bù lại số thiếu hụt.
▪Trong nền kinh tế hoàn hảo, TSLĐ luôn được tài trợ bằng nợ ngắn hạn; các tài
sản dài hạn được tài trợ bằng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu NWC luôn = 0.
▪ Trong thế giới thực, TSLĐ không thể kỳ vọng sẽ giảm xuống = 0, vì một mức
doanh thu gia tăng trong dài hạn sẽ đòi hỏi DN cần phải duy trì đầu tư thường
xuyên vào TSLĐ.
- Kế hoạch tài trợ ngắn hạn
+ Trong điều kiện nguồn tiền mặt bị thiếu hụt => công ty phải lựa chọn những
nguồn tài trợ ngắn hạn từ bên ngoài bao gồm:
(1) Vay không có bảo đảm: theo hạn mức tín dụng ngân hàng.
(2) Vay có bảo đảm: bằng hàng tồn kho hoặc khoản phải thu...
(3) Các nguồn khác: thương phiếu, hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng.

NGUYEN HUYNH NHU NGOC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 6

You might also like