You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ BUỒNG KHÁCH SẠN


Mã môn: HM30
………………………………………………………………………………………………………

ĐỀ SỐ 01

Khách sạn 5* Park Hyatt Sài Gòn có 252 buồng, công suất sử dụng buồng dự kiến (OCC
%=80%), với 03 hạng buồng gồm có:
- Buồng Park Deluxe: diện tích khoảng 37m2, hướng bể bơi hoặc vườn nhiệt đới khách sạn,
có 01 giường đôi hoặc 02 giường đơn;
- Buồng Park Executive King: diện tích khoảng 110m2, gồm phòng khách, phòng ngủ,
phòng tắm trong một buồng lớn, có 01 giường đôi;
- Buồng Presidential Suite: diện tích khoảng 176m2, gồm phòng khách, phòng ngủ, phòng
tắm, phòng bếp riêng trong một buồng lớn, có 01 giường đôi.
(*) Tất cả các hạng buồng trên đều có phòng tắm có bồn tắm nằm và vòi hoa sen.
Tại thời điểm hiện tại, bộ phận Buồng có 15 nhân viên trong độ tuổi từ 22 – 35 tuổi. Theo
quan sát của Quản lý bộ phận Buồng, để làm sạch một buồng Stay-over nhân viên cần tối thiểu
25 phút và cần 40 phút đối với buồng Check-out. Theo quy định của khách sạn, nhân viên bộ
phận Buồng có chế độ lạo động là 08 giờ/ngày, 06 ngày/tuần và được hưởng các ngày nghỉ theo
đúng quy định của Luật Lao động.
Trong một ca làm việc, trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca, nhân viên sẽ phải tập trung
họp bàn giao với thời gian 10 phút/ lần họp và có thời gian nghỉ giữa ca là 30 phút/ca/nhân viên.
1. Anh/Chị hãy xác định tiêu chuẩn năng suất lao động cho nhân viên dọn buồng của
khách sạn Park Hyatt Sài Gòn;
2. Giả sử năng suất lao động của nhân viên dọn buồng khách sạn tại thời điểm hiện tại là 11
buồng/nhân viên/ca. Theo Anh/Chị năng suất lao động trên đã phù hợp chưa? Có thể tăng
lên được hay không? Giải thích?

Bài Làm

1, Anh/Chị hãy xác định tiêu chuẩn năng suất lao động cho nhân viên dọn buồng của khách
sạn Park Hyatt Sài Gòn:
Thời gian dọn 1 buồng TB cần: (20+45):2 = 32.5( phút)

Thời gian làm việc 1 ca 8 giờ/ 6 ngày/ tuần: 8* 60= 480( phút)

Thời gian họp giao ban đầu ca: 10 phút

Thời gian ăn trưa: 30 phút


Thời gian bàn giao cuối ca: 10 phút

Vậy tổng thời gian thực tế để dọn phòng là: 480-( 10+30+10)= 430( phút)

 Năng suất tiêu chuẩn 1 ca làm việc của 1 nhân viên buồng theo quan sát và tính toán của
Quản lý bộ phận Buồng là : 430: 32.5= 13.23( 13 buồng)
 Năng suât tiêu chuẩn của nhân viên buồng là 13 phòng/ ca/ ngày. Năng suất này áp dụng
cho những nhân viên làm các Buồng Park Deluxe: diện tích khoảng 37m2.

Với những nhân viên được chia làm cả Park Executive, Presidential và Buồng Park Deluxe thì năng suất
tiêu chuẩn sẽ thấp hơn so với những nhân viên chuyên làm các buồng Park Deluxe.

2, Giả sử năng suất lao động của nhân viên dọn buồng khách sạn tại thời điểm hiện tại là 11
buồng/nhân viên/ca. Theo Anh/Chị năng suất lao động trên đã phù hợp chưa? Có thể tăng lên
được hay không? Giải thích?

Năng suất thực tế tại khách sạn hiện tại là 11 buồng/nhân viên/ ca đang bị thấp hơn so với năng
suất tính toán của quản lý bộ phận buồng tính được.

Để xác định có nên tăng năng suất từ 11 buồng lên 13 buồng hay không chúng ta phải xem xét
các nguyên nhân:

- Nguyên nhân từ nhân viên: nghiệp vụ kém, nhân viên không tập trung làm việc hay
không được cung cấp đầy đủ CCDC, hay việc phân chia dọn buồng không hợp lý gây mất
thời gian di chuyển của nhận viên. Sau khi xem xét và khắc phục được các nguyên nhân
đó thì ta có thể tính đến việc tăng năng suất tiêu chuẩn của nhân viên buồng.
- Nguyên nhân từ khách hàng: khách hàng sử dụng phòng bừa bộn, khiến cho chúng ta mất
nhiều thời gian hơn với thời gian quy định, vì vậy nếu tăng năng suất chúng ta sẽ không
thể đảm bảo hoàn thành tốt công việc, chất lượng phòng khó có thể đảm bảo.

Theo thực tế khách sạn có 3 loại phòng với diện tích khác nhau nên để xem có tăng năng suất tiêu chuẩn
được hay không cần khắc phục được các nguyên nhận ở trên. Việc tăng năng suất ở các phòng Park
Executive King và Presidential là không khả thi vì diện tích phòng rộng đã mất nhiều thời gian

You might also like