You are on page 1of 22

3.2.

Thiết kế áo sơ mi nam
3.2.1. Giới thiệu áo sơ mi nam
3.2.1.1. Phân loại áo sơ mi nam theo phom dáng
Về cơ bản, phom áo sơ mi tại Việt Nam cũng như trên thế giới được chia làm 3
kiểu cơ bản, tên gọi tiếng anh đó là dáng ôm sát (slim fit), dáng ôm vừa (regular fit) và
dáng rộng (classic) (hình 3.89a).
+ Phom body (ôm sát): đây là kiểu áo có dáng ôm ở phần eo, ngực áo và tay áo.
Mẫu áo này khá bó sát với cơ thể, giúp tôn vinh nét đẹp hình thể của người mặc. Tuy
nhiên đây cũng là kiểu áo rất kén người mặc, nếu cơ thể quá béo hoặc gầy thì không nên
chọn kiểu áo này để sử dụng.
+ Phom tiêu chuẩn (ôm vừa) (hình 3.89b).
Áo phom tiêu chuẩn là áo không ôm sát như phom body mà có sự vừa vặn ở phần
eo, ngực và tay áo, nó không quá rộng như sơ mi cổ điển. Đây là phom áo sơ mi văn
phòng phổ biến nhất đối với người trẻ nhưng không phù hợp lắm với người trung niên vì
họ thường bị béo bụng. Những người có bụng không nên mặc phom áo này mà nên chọn
áo sơ mi phom rộng.
+ Phom rộng (hình 3.89c).
Đây vốn là phom áo sơ mi nguyên thủy mà ngày nay người ta gọi là phom áo cổ
điển. Đặc trưng của kiểu áo này là rộng rãi, thoải mái cho cảm giác dễ chịu không gò bó
như các kiểu dáng khác khi mặc lâu. Phù hợp với người có khổ người đậm, to béo đặc
biệt là người béo bụng, béo tay bởi áo rộng có thể che khuyết điểm làm cho cơ thể nhẹ
nhàng hơn.

a b c

Hình 3.89. Phân loại phom dáng áo sơ mi nam

1
3.2.1.2. Phân loại theo đặc điểm cấu tạo các chi tiết của sản phẩm
- Một số kiểu túi sơ mi nam thông dụng (hình 3.90).
Túi ốp sơ mi nam đa dạng về kiểu dáng. Hình dáng túi có thể là đáy túi nhọn, đáy
túi tròn, đáy túi vát hoặc đáy túi vuông. Trên thân túi có thể có các xếp ly nổi hoặc ly
chìm. Túi có thể có đáp ở miệng túi hoặc thân túi. Ngoài ra túi ốp có thể có nắp túi. Hình
dạng nắp túi thông thường giống với hình dạng của đáy túi.

Hình 3.90. Một số kiểu túi sơ mi nam thông dụng

- Một số kiểu cổ sơ mi nam thông dụng (hình 3.91).


Cổ sơ mi nam thông thường là cổ nam chân hoặc trong một số trường hợp có thể
sử dụng kiểu cổ tàu. Kiểu dáng của cổ sơ mi nam phụ thuộc và kích thước của chân cổ và
lá cổ, hoặc phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 đầu lá cổ mà ta có các dáng cổ khác nhau.

Hình 3.91. Một số kiểu cổ sơ mi nam thông dụng

2
- Một số kiểu thân sau và cầu vai sơ mi nam thông dụng (hình 3.92).
Thân sau và cầu vai áo sơ mi nam có 2 kiểu cơ bản, kiểu 1 là kiểu thân sau và
cầu vai rời có xếp ly chân cầu vai; kiểu 2 là kiểu thân sau và cầu vai rời không có xếp ly
chân cầu vai. Hình dạng đường chân cầu vai có thể là đường thẳng, đường cong, hình chữ
V, hoặc nhọn. Vị trí xếp ly thân sau có thể ở 2 bên chân cầu vai gần vòng nách, có thể
xếp ở chính giữa thân sau, hoặc xếp tại vị trí ngang eo. Hướng của ly có thể là ly hộp
hoặc ly chìm nếu ly nằm giữa thân sau; có thể là ly quay về vòng nách nếu ly nằm 2 bên
chân cầu vai gần vòng nách thân sau.

Hình 3.92. Một số kiểu thân sau và cầu vai sơ mi nam thông dụng

- Một số kiểu măng séc sơ mi nam thông dụng (hình 3.93).

Hình 3.93. Một số kiểu măng séc sơ mi nam thông dụng

3
3.2.2. Đặc điểm hình dáng, cấu tạo chi tiết và kết cấu một số bộ phận của sản phẩm
- Đặc điểm hình dáng (hình 3.94).
Áo sơ mi nam kiểu dáng mặc vừa có đặc điểm: Thân trước nẹp bong, có 1 túi ốp
trên thân trước bên trái. Thân sau cầu vai cắt rời, vai chồm, có xếp ly chân cầu vai. Cổ
nam chân, gấu áo đuôi tôm. Tay dài, cửa tay có măng séc, đầu vuông.

Hình 3.94. Đặc điểm hình dáng áo sơ mi nam thông dụng

- Cấu tạo chi tiết (hình 3.95).

Thân sau: 1 Măng séc: 4


Cầu vai: 2 Thép tay lớn: 2
Thân trước: 2 Thép tay nhỏ: 2
Tay: 2 Túi: 1
Lá cổ: 2 Mex chân cổ: 1
Chân cổ: 2 Mex lá cổ: 1
Mex măng séc: 2

4
Hình 3.95. Cấu tạo chi tiết áo sơ mi nam thông dụng

- Kết cấu một số bộ phận của sản phẩm


Mặt cắt 1-1: bộ phận cổ áo (hình 3.96)

a. Lá cổ chính
b. Lá cổ lót
c. Chân cổ chính
d. Chân cổ lót
e. Thân áo.
Mex
Chi tiết áo

Hình 3.96. Mặt cắt 1-1: bộ phận cổ áo

5
Mặt cắt 2-2: bộ phận nẹp áo (hình 3.97)

Hình 3.97. Mặt cắt 2-2: bộ phận nẹp áo

Mặt cắt 3-3: đường may chắp vai con (hình 3.98)

a. Cầu vai chính


b. Cầu vai lót
c. Thân trước

Hình 3.98. Mặt cắt 3-3: đường may chắp vai con

Mặt cắt 4-4: bộ phận măng séc (hình 3.99)

a. Tay áo
b. Măng séc chính
c. Măng séc lót
Mex
Chi tiết áo

Hình 3.99. Mặt cắt 4-4: bộ phận măng séc

6
Mặt cắt 5-5: bộ phận thép tay (hình 3.100)

a. Tay áo
b. Thép tay lớn
c. Thép tay nhỏ

Hình 3.100. Mặt cắt 5-5: bộ phận thép tay

Mặt cắt 6-6: đường may chắp cầu vai (hình 3.101)

a. Cầu vai chính


b. Cầu vai lót
c. Thân sau

Hình 3.101. Mặt cắt 6-6: đường may chắp cầu vai

Mặt cắt 7-7: đường may chắp sườn áo (hình 3.102)

7
a. Thân sau
b. Thân trước

Hình 3.102. Mặt cắt 7-7: đường may chắp sườn áo

Mặt cắt 8-8: đường may chắp tay áo (hình 3.1.3)

a. Tay áo
b. Thân trước

Hình 3.103. Mặt cắt 8-8: đường may tra tay áo

Mặt cắt 9-9: đường may gấu áo (hình 3.104)

Hình 3.104. Mặt cắt 9-9: đường may gấu áo

8
3.2.3. Xác định kích thước dựng hình các chi tiết của sản phẩm
Sử dụng các thông số thiết kế mẫu cơ sở để thiết kế mẫu mới.

Dài áo: 70 cm Rộng vai: 43 cm


Hạ eo: 41 cm Rộng bả vai: 37 cm
Hạ nách sau: 21.5 cm Rộng ngang ngực: 34 cm
Dài tay: 60 cm Vòng ngực: 88 cm
Xuôi vai: 5 cm

3.2.4. Xây dựng bản vẽ mẫu mới các chi tiết sản phẩm.
Sử dụng mẫu cơ sở đã thiết kế ở trên, tiến hành điều chỉnh mẫu để hoàn chỉnh mẫu
mới.
Các kích thước chiều dài và rộng áo không thay đổi, chỉ thiết kế thêm các chi tiết
theo yêu cầu của mẫu mới.
3.2.4.1. Thiết kế thân sau (hình 3.105)
- Cầu vai
Mục tiêu thiết kế: Thiết kế đường chân cầu vai (EB) và đường chân cầu vai của
thân sau (B4 B3 B2 B B1).
CB (bản to cầu vai) = 9 ÷ 10cm.
Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với đường giữa thân sau cắt đường vòng nách tại
G.
B1 là trung điểm của BG.
Từ B1 lấy về phía nách: B1B2 (rộng ly) = 2.5cm.
GB3 = 1cm
Nối B3B2 B1 B kéo dài, lấy:
B B4 = 2.5cm (= B1B2)
Từ B4 kẻ đường thẳng song song với đường giữa thân sau xuống dưới, cắt đường
ngang gấu tại X’.
Chân cầu vai: G B.
Chân cầu vai của thân sau: B3 B2 B1 B B4.
- Sườn, gấu áo

9
Mục tiêu thiết kế: Thiết kế đường sườn áo (N4 E3 D) và đường gấu áo (D D1 X X’).
Từ E2 lấy vào trong E2E3 = 1cm.
Từ X2 lấy lên trên X2D = 5cm.
D1 là trung điểm của X X2.
Nối sườn áo: N4 E3 D.
Nối gấu áo: D D1 X X’.

Hình 3.105. Thiết kế thân sau áo

10
3.2.4.2. Thiết kế thân trước (hình 3.106)
- Nẹp áo
Mục tiêu thiết kế: Thiết kế đường gập nẹp (C6’X3’) và mép nẹp (C6’’X3’’).
C6’ C6’’ ( bản to nẹp) = 3.5cm.
Từ C6’ và C6’’ kẻ các đường thẳng song song với đường giữa thân trước, cắt đường
ngang gấu tại X3 X3’ X3’’.
Vẽ vòng cổ phía nẹp đối xứng với vòng cổ của thân áo.
- Sườn, gấu áo.
Mục tiêu thiết kế: Thiết kế đường sườn áo (N4 E4 D) và gấu áo (D D2 X3 X3’ X3’’).
Từ E2 lấy vào trong E2E4 = 1cm.
D2 là trung điểm của X1 X2.
Nối sườn áo: N4 E4 D.
Nối gấu áo: D D2 X3 X3’ X3’’.
- Túi áo
Mục tiêu thiết kế: thiết kế chu vi túi áo T T1 T4 T6 T5.
Từ cạnh cổ xuống đường miệng túi 20cm.
Từ cạnh túi cách đường giữa thân trước 5cm.
T T1 (rộng miệng túi) = 11 ÷12cm.
T T1 = T2 T3
T T3 = T1T2 (dài túi) = 12.5 ÷13.5 cm.
T3 T5 = T2 T4 = 1.5cm.
T6 là trung điểm của T3 T2.
Túi áo: T T1 T4 T6 T5.

11
Hình 3.106. Thiết kế thân trước áo

12
- Thiết kế chồm vai
Áo vai chồm là dạng áo có đường vai con nằm lệch về phía trước cơ thể. Độ chồm
của vai phụ thuộc vào thời trang và kiểu mẫu. Thông thường là 2cm.
Cụ thể trong trường hợp này, độ chồm vai là 2cm, nghĩa là điều chỉnh đường vai
con thân trước lùi xuống dưới 2cm sau đó cắt đi. Lấy phần cắt đi đó bù vào đường vai
con thân sau, như vậy vẫn đảm bảo độ chồm của vai theo yêu cầu của mẫu mà không làm
thay đổi kích thước của vòng cổ.
- Phương pháp thực hiện: (hình 3.107).
+ Thân trước: Từ đường vai con thân trước, kẻ một đường thẳng song song và
cách đều 2cm xuống phía dưới, đường thẳng này cắt vòng cổ tại C5’ và cắt vòng nách tại
V3’.
Đường thẳng C5’V3’ là đường vai con thân trước.
+ Thân sau: Từ đường vai con thân sau, kẻ một đường thẳng song song và cách
đều 2 cm lên phía trên, đường thẳng này cắt C1C2 kéo dài tạo C2’
Lấy: C2’V1’ = C2V1.
Điều chỉnh lại
vòng cổ và vòng nách
như hình vẽ dưới đây.

Hình 3.107. Thiết kế chồm vai thân sau

Kết quả sau khi cắt điều chỉnh độ


chồm vai (hình 3.108).

Hình 3.108. Kết quả thiết kế chồm vai


13
3.2.4.3. Thiết kế tay áo
+ Xác định độ rộng cửa tay X3X4 (hình 3.109).
Trên đường cửa tay X1X2 lấy:
X3X4 (rộng cửa tay) = dài măng séc – 1,5 + (số lượng xếp ly × rộng mỗi xếp ly
(3cm)). Dài măng séc = 24 ÷ 27cm.
X1X3 = X2X4 = (X1X2 – X3X4) /2
Nối N2X4 và N1X3 làm đường bụng tay
Nối X3X4 làm đường cửa tay.
+ Xác định vị trí xẻ cửa tay MM1 (hình 3.109).
Xẻ cửa tay nằm trên vị trí mang tay sau.
X4 M = 1/2 X4 X.
Từ M kẻ đường thẳng vuông góc lên trên, lấy:
MM1 (dài xẻ) = 11.5 cm.

Hình 3.109. Thiết kế rộng cửa tay, vị trí thép tay lớn

14
+ Ly cửa tay LL1 và L2L3 (hình 3.110).
MM’ = 1.25cm ( tức là = 1/2 rộng thép lớn).
M’L = 2.5cm.
LL1 (rộng xếp ly thứ nhất) = 3cm
L1L2 = 1.5cm
L2L3 (rộng xếp ly thứ hai) = 3cm.

Hình 3.110. Thiết kế ly cửa tay

+ Thiết kế mẫu thành phẩm thép tay lớn M4 M3’ M2 M3’’ M5. (hình 3.311).
MM1 = 11.5 cm; M1M2 = 3.5 cm.
M2M3 = 1 cm
MM4 = MM5 (rộng thép tay) = rộng thép
tay/2 = 2.5/2 = 1.25 cm;
Từ M4 và M5 kẻ 2 đường thẳng vuông góc lên
trên cắt đường thẳng kẻ qua M3 tại 2 điểm M3’ và
M3’’.
Nối chu vi thép tay M4M3’M2M3’’M5.

Hình 3.111. Thiết kế thép tay lớn

+ Thiết kế thép tay lớn M5 M M4 M6 M7 M8 M3’ M1 M3’’ (hình 3.312).


Sang dấu kích thước thép tay lớn thiết kế ở trên lên một tờ giấy khác.
Ta có: M5 M M4 M3’ M2 M3’’

15
M4 M6 = 2.5cm.
M6 M7 = 12.5cm.
Từ M7 kẻ đường thẳng vuông góc với M6 M7 cắt M4M3’ tại M8.
Nối chu vi thép tay lớn đi qua điểm M5 M M4 M6 M7 M8 M3’ M2 M3’’.
+ Thiết kế thép tay nhỏ ABCD. (hình 3.112).
Kẻ một hình chữ nhật A B C D, trong đó:
AC = BD (dài thép) = 12.5cm.
AB = CD (bản to thép nhỏ) = 2.5cm.
+ Thiết kế măng séc (hình 3.113).
Mục tiêu thiết kế: thiết kế chu vi măng séc A B1B2D2D1C.
Kẻ một hình chữ nhật A B C D, trong đó:
AC = BD (dài măng séc) = 24 ÷ 27cm..
AB = CD (bản to măng séc) = 6cm.
DD1 = DD2 = BB1 = BB2 (Độ vát đáy măng séc) = 1.5cm.
Nối chu vi măng séc đi qua các điểm A B1B2D2D1C.

Hình 3.113. Thiết kế măng séc

Hình 3.112. Thiết kế thép tay

3.2.4.4. Thiết kế cổ áo
- Đo vòng cổ thân sau và thân trước trên mẫu mới của áo sơ mi nam (hình 3.114)
Dài vòng cổ sau từ C C2’

16
Dài vòng cổ trước từ C5’ C6’

Hình 3.114. Đo vòng cổ sau và trước

- Thiết kế chân cổ (hình 3.115)


Mục tiêu thiết kế: thiết kế đường chân cổ B’I B3; Cạnh trên chân cổ A A4 B3; Giữa
chân cổ AB’.
Kẻ hình chữ nhật có kích thước:
AB (bản to chân cổ) = 3 ÷ 3.5cm.
AA1 = BB1 (dài chân cổ) = dài vòng cổ trước (C5’C6’) +dài vòng cổ sau (C C2’)
(tính cả giao khuy).
Trên BB1 lấy BB2 = Dài vòng cổ sau (C C2’).
B2B1 = Dài vòng cổ trước (C5’C6’).
Từ B2 kẻ vuông góc lên trên.
B1B3 = 1÷1.5cm; BB’ = 0.3 ÷ 0.5 cm. B1I = 1/3 B1B2
Nối đường chân cổ đi qua điểm: B’I B3 bằng đường cong trơn đều. Chú ý tại điểm
B’ phải vuông góc.
A1A2 = 0.5cm. Nối A2B3
A1A3 = 2.5cm; Từ A3 lấy xuống phía dưới A3A4 = 0.5cm. Từ A4 kẻ đường thẳng
vuông góc cắt A2B3 tại A5.
Nối cạnh trên chân cổ từ A A4 nguýt cong góc A5 và kết thúc tại điểm B3 bằng
đường trơn đều (hình 3.4b).

17
Hình 3.115. Thiết kế chân cổ

- Thiết kế lá cổ (hình 3.116)


Mục tiêu thiết kế: thiết kế đường sống cổ D3O’D; Cạnh cổ: A4D3; Giữa lá cổ: CD;
Chân lá cổ: A4 O C.
Trường hợp đầu lá cổ nhọn:
AC = 1 ÷ 1.5cm
CD (bản to giữa lá cổ) = 4 ÷ 4.5cm.
Từ C và D kẻ 2 đường thẳng vuông góc ra phía ngoài, từ A4 kẻ đường thẳng
vuông góc lên phía trên, các đường thẳng này cắt nhau tại C1 và D1.
D1D2 = 1.2cm

Hình 3.116. Thiết kế lá cổ

Nối A4D2 kéo dài, lấy A4D3 = 7cm (tùy thuộc vào thời trang).
Kéo dài B2 I lên trên cắt CC1 và DD1 tại O và O’.

18
Nối A4 O C bằng đường cong trơn đều. Đoạn giữa A4O vẽ cong lên phía trên
0.5cm.
Nối D3O’D bằng đường cong trơn đều.
3.2.5. Kiểm tra và hiệu chỉnh mẫu thiết kế
- Kiểm tra đường cắt vòng nách thân áo (hình 3.117).
Sắp cho đường may chắp sườn của thân sau và thân trước trùng nhau khoảng 8cm
tính từ điểm đầu sườn. Kiểm tra sự ăn khớp của vòng nách thân sau và thân trước tại vị
trí đường chắp sườn xem có bị gẫy nét hay không, nếu bị gẫy nét sửa lại cho trơn đều

Hình 3.117. Kiểm tra vòng nách

Kiểm tra sự ăn khớp vòng cổ sau với vòng cổ trước (hình 3.118).
Sắp cho đường may chắp vai con thân sau và thân
trước trùng nhau ở điểm đầu cổ. Kiểm tra đường cắt vòng
cổ tại vị trí chắp vai con có bị gẫy nét hay không, nếu bị
gẫy nét sửa lại cho trơn đều

Hình 3.118. Kiểm tra vòng cổ

Kiểm tra sự ăn khớp giữa chiều dài sườn của thân sau và thân trước (hình 3.119).

19
Sắp cho đường sườn áo của thân sau và thân trước trùng nhau từ điểm đầu sườn và
cuối sườn, kiểm tra chiều dài của 2 sườn có trùng nhau hay không.

Hình 3.119. Kiểm tra chiều dài sườn áo

- Kiểm tra đường vòng nách ở vị trí đầu vai: (hình 3.120)
Sắp cho đường may chắp vai con
thân sau và thân trước trùng nhau tính
từ điểm đầu vai ngoài, kiểm tra đường
cong vòng nách ở vị trí đầu vai ngoài
xem có bị gẫy nét hay không, nếu bị gẫy
nét sửa lại cho trơn đều.

Hình 3.120. Kiểm tra vòng nách ở đầu vai

- Kiểm tra chiều dài kích thước giữa đường vòng nách và đường mang tay áo sao
cho đường mang tay dài hơn so với đường vòng nách 1cm là đảm bảo độ mọng tay áo.
3.2.6. Gia đường may các chi tiết sản phẩm
Áo sơ mi nam có 2 phương pháp may, đó là phương pháp may cuốn và phương
pháp may chắp. Đối với phương pháp may chắp, đường may sườn của thân sau và thân
trước bằng nhau, đường may bụng tay 2 bên bằng nhau (hình 3.121). Đối với phương
20
pháp may cuốn, đường may sườn của thân sau, bụng tay sau, mang tay lớn hơn sườn thân
trước, bụng tay trước và vòng nách áo (hình 3.122).

Hình 3.121. Gia đường may các chi tiết của sản phẩm – may chắp

Hình 3.122. Gia đường may các chi tiết của sản phẩm – may cuốn

21
22

You might also like