You are on page 1of 5

Đặng Trường Xuân

Đề lao giữa kỳ YK15A.


1. Đề nghị cho biết ý kiến của mình về vấn đề sau:
- Việt Nam là 1 trong 30 quốc gia có tình hình bệnh lao cao nhất thế
giới cả về lao thường và lao kháng thuốc?
A. Đúng
B. Sai
2. Bệnh lao là?
A. Một trong tứ chứng nan y. Lao, Phong, Cổ, Lại.
B. Một bệnh lây do vi trùng lao gây nên.
C. Một bệnh di truyền
D. Một bệnh bẩm sinh
3. Ngày 24/3/1882 là một mốc quan trong trong lịch sử y học
A. Ngày phát minh ra ống nghe
B. Ngày công bố bệnh Lao do một loại trực khuẩn gây ra
C. Ngày tạo ra thuốc chủng BCG (Baccillus Calmette Guerin) để phòng
ngừa bệnh lao.
D. Ngày tìm ra thuốc chữa bệnh Lao.
4. Viết đầy đủ tên của Trực Khuẩn kháng cồn kháng toan.
- AFB: Mycobacterium được gọi là trực khuẩn kháng cồn, kháng
acid (viết tắt là AFB: acid fast bacilli).
5. Vaccin dự phòng bệnh lao do ai tìm ra.
A. Calmette
B. Robert Koch
C. Guerin
D. Calmette và Guerin
6. Tiêu chuẩn quyết định chẩn đoán bệnh lao phổi là.
A. Dấu hiệu lâm sàng
B. Tổn thương trên X quang, CT
C. Tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm
D. Xét nghiệm máu và tốc độ lắng máu.
7. Nêu 6 đắc điểm quan trong của vi khuẩn lao
A. Ái khí hoàn toàn
B. Kháng cồn và acid
C. Phát triển chậm, 20-24 giờ mới sinh sản một lần
D. Có nhiều quần thể chuyển hóa khác nhau ở tổn thương
E. Thay đổi khả năng gây bệnh lao dưới ảnh hưởng của môi trường
F. Có khả năng kháng lại với các thuốc điều trị lao  
8. Trực khuẩn lao được gọi là trực khuẩn kháng cồn và acid là do.
A. Không diệt được bởi Acid và cồn ở nồng độ diệt được vi khuẩn khác
B. Không bị cồn và Acid tẩy màu trong quá trình nhuộm.
1
Đặng Trường Xuân

C. Cả A&B đúng
D. Cả A& B sai.
9. Số lượng vi khuẩn lao được phát tán ra môi trường nhiều nhất khi.
A. Ho
B. Nói chuyện
C. Hắc hơi
D. Cả 3 câu đều đúng
10.Trường hợp nào dưới đây là nguồn lây bệnh lao
A. Người bệnh lao phổi
B. Người bệnh lao ngoài phổi
C. Lao màng não
D. Lao cột sống
11.Thế nào là bệnh nhân đa kháng thuốc
A. Bệnh nhân có vk lao kháng R
B. Bệnh nhân có vk lao kháng S,Z,E
C. Bệnh nhân có vk lao kháng R & H
D. Bệnh nhân có vk lao kháng Km & H.
12. Thế nào là bệnh nhân tiền siêu kháng.
A. Bệnh nhân có vi khuẩn lao kháng R&H
B. Bệnh nhân kháng R, H, và kháng với FQ
C. Bệnh nhân kháng R, H, và kháng thuốc tiêm hàng 2
D. Câu B &C đều đúng.
13. Trường hợp nào sau đây là siêu kháng thuốc XDR-TB
A. Bệnh nhân kháng nhiều thuốc (Z,E,H)
B. Bệnh nhân kháng R, H, và kháng với FQ
C. Bệnh nhân MDR-TB kháng FQ và thuốc tiêm hàng 2
D. Bệnh nhân MDR-TB kháng thuốc tiêm hàng 2.
14. Hiện nay, sử dụng phương pháp nào để chẩn đoán lao kháng R
A. Soi trực tiếp
B. Nuôi cấy
C. Gen Expert MTB/RIF
D. PCR TB
15. ứng dụng của dị ứng trong lâm sàng bệnh lao để
A. Chế tạo ra vaccin BCG để dự phòng bệnh lao
B. Hỗ trợ trong điều trị bệnh lao
C. Để chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn
D. Câu A&B đúng
16. ứng dụng của miễn dịch trong lâm sàng bệnh lao để
A. Huyết thanh chẩn đoán
B. Sử dụng BCG vaccin để phòng bệnh
2
Đặng Trường Xuân

C. Hỗ trợ điều trị bệnh lao


D. Câu A&B đúng
17. Hiệu quả của vaccin BCG
A. Bảo vệ tuyệt đối trẻ em không mắc lao
B. Hạn chế nguy cơ chuyển từ lao nhiễm thành bệnh lao
C. Ngăn ngừa mắc các thể lao nặng như lao kê, lao màng não
D. Câu B&C đúng
18. Sau khi nhiễm lao
A. 50% người nhiễm lao có nguy cơ mắc bệnh lao
B. 100% người nhiễm lao có nguy cơ mắc bệnh lao
C. 5-10% người nhiễm lao có nguy cơ trở thành bệnh lao trong 2 năm
đầu.
D. 100% người nhiễm lao có nguy cơ mắc bệnh lao nếu HIV (+).
19. Trong bệnh lao của trẻ em, câu nào không đúng
A. Trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bị bệnh cao hơn 10 lần so với trẻ không
tiếp xúc.
B. Trẻ được tiêm phòng BCG ít bị bệnh hơn 30 lần trẻ không được tiêm
phòng.
C. Trẻ tiếp xúc với nguồn lây AFB(+) bị bệnh nhiều hơn trẻ tiếp xúc với
nguồn lây AFB (-)
D. Trẻ càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh lao càng nhiều
20. Các dấu hiệu dưới đây, dấu hiệu nào là quan trọng nhất để gợi ý đến lao
phổi.
A. Ho khạc kéo dài trên 2 tuần
B. Gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi
C. Sốt nhẹ về chiều
D. Đau tức ngực, đôi khi khó thở.
21. Nêu 5 đặc điểm chính của bệnh Lao
A. Bệnh lây
B. Bệnh NT
C. Bệnh XH
D. DIỄN BIẾN qua 2gd: nhiễm lao-lao bệnh
E. Phòng-điều trị khỏi
F.
G. …
H. …
22. Thời gian nguy hiểm của nguồn lây
A. Thời gian từ lúc người bệnh có triệu chứng lâm sàng (hay gặp là ho
khạc đờm) đến khi được phát hiện và điều trị 2 tuần
B. Thời gian bắt đầu từ lúc chẩn đoán bệnh lao
3
Đặng Trường Xuân

C. Thời gian sau khi điều trị bệnh lao được 1 tháng
D. Thời gian sau khi được chẩn đoán mắc bệnh lao tiềm ẩn
23. Người nhiễm lao
A. Có khả năng lây nhiễm bệnh lao cho người khác
B. Xét nghiệm đờm có khả năng dương tính
C. Có các triệu chứng nghi lao trên lâm sàng
D. Tất cả đều sai
24. Chẩn đoán bệnh lao tiềm ẩn
A. Dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng lao như ho, khạc đờm, sốt
B. Chụp x quang phổi
C. Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao
D. Xét nghiệm Mantoux (TST) và phản ứng dương tính khi đường kính
nốt sần đo được ≥ 10mm
25. Biện pháp giảm nguy cơ từ nhiễm lao sang bệnh lao
A. Tiêm phòng BCG cho trẻ em
B. Nâng cao mức sống
C. Điều trị bệnh lao tiềm ẩn
D. Cả 3 đều đúng
26. Kỹ thuật xét nghiệm Gen Expert là kỹ thuật sinh học phân tử
A. Giúp phát hiện nhanh vi khuẩn lao sau 2h
B. Phát hiện nhanh vk lao sau 2 ngày
C. Phát hiện nhanh vk lao sau 2 ngày và chẩn đoán kháng thuốc
D. Phát hiện nhanh vk lao sau 2h và xác định kháng R hay không
27. Tên những tổn thương cơ bản của bệnh lao trên phim X quang phổi là
A. Thâm nhiễm
B. Nốt
C. hang
D. xơ
E. vôi hoá
28. Nêu nguyên tắc điều trị lao
A. Phối hơpj
B. Đúng liều
C. Đều đặn
D. Đủ tg- theo 2gd
29. Thuốc chống lao có tác dụng diệt khuẩn là thuốc
A. Làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn
B. Có khả năng diệt vi khuẩn ở điều kiện bình thường
C. Diệt vk trong những điều kiện đặc biệt, trong tổ chức bã đậu, trong đại
thực bào,..
D. Câu A&C đúng
4
Đặng Trường Xuân

30. Thuốc chống lao nào sau đây có tác dụng triệt khuẩn
A. Streptomycin
B. INH, Ethambutol
C. Rifampicin
D. Rifampicin, pyrazinamid

You might also like