You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ BÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN KẾT QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Giảng viên: Lê Việt Hưng


Lớp: 22C1MAN50200114 (Sáng thứ 7)
Dương Thị Thúy Hồng – 31211021065
TP Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 10 năm 202222
Dương Thị Thúy Hồng - 31211021065

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC


ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP

Khi đưa ra quyết định, các nhà quản lý cần phải quan tâm đến các yếu tố của môi
trường vì các yếu tố này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tổ
chức. Đặc biệt, trong môi trường bên trong có một yếu tố cực kỳ quan trọng đến
việc tạo nên lợi thế cạnh tranh. Đó chính là một trong bốn phạm vi mà nhà quản trị
phải hoạt động trong môi trường nội bộ: văn hóa tổ chức.

1. Định nghĩa văn hóa tổ chức


Phần lớn mọi người không nghĩa nhiều về văn hóa, họ cho rằng đó chỉ là “cách
thức mà chúng ta thực hiện công việc tại nơi làm việc” hay “cách thức mà mọi việc
diễn ra tại nơi làm việc”. Văn hóa đóng một vai trò rất đặc thù và quan trong trong
việc tạo sự thành công cho tổ chức. Về cơ bản, văn hóa được định nghĩa như là tập
hợp các giá trị cốt lõi, niềm tin, sự thấu hiểu và những chuẩn mực được chia sẻ bởi
các thành viên trong tổ chức. Văn hóa là một mô thức của các giá trị nền tảng được
chia sẻ và các quan niệm về cách thức thực hiện các công việc trong tổ chức.

2. Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh
2.1. Ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thông qua nguồn nhân lực
Một doanh nghiệp có văn hóa tổ chức tốt thường sẽ có khuynh hướng hoạt động tốt
hơn bởi vì văn hóa tổ chức được bộc lộ thông qua những người nhân viên - tài sản
tri thức quý giá nhất của doanh nghiệp. Người lao động là nguồn lực nội tại giúp
doanh nghiệp duy trì hoạt động trong hiện tại và là yếu tố tiềm năng thúc đẩy
doanh nghiệp phát triển trong tương lai.
Nhân sự tham gia vào toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất hàng hóa,
cung cấp dịch vụ, từ đó tạo nên giá trị về vật chất và đóng góp vào sự tăng trưởng
của công ty. Mỗi một cá nhân chính là một mắt xích, một bánh răng trong quy trình
vận hành của tổ chức. Vì vậy văn hóa tổ chức tác động đến tâm lý, nhận thức của
nhân viên, cả trực tiếp và gián tiếp, qua đó tạo nên động lực ở các cấp độ khác
nhau. Những doanh nghiệp xây dựng được nền văn hóa tích cực, hài hòa giữa nội
bộ với môi trường xã hội bên ngoài thì văn hóa sẽ là nguồn lực, tuy vô hình nhưng
rất quan trọng, trở thành chất keo gắn kết, hướng dẫn hành vi của các thành viên,
tạo ra lực hướng tâm, sự đồng thuận, nhân viên làm việc với động lực cao giúp
doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu của mình, đồng thời họ cảm thấy hạnh
phúc khi được cống hiến, có cơ hội để phát huy năng lực của mình.
Các nhà nghiên cứu và thực tiễn quản trị trên thế giới đã khẳng định văn hóa doanh
nghiệp là nguồn lực quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động thành công và phát
triển bền vững.
Thông qua sự hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp, nhân viên biết chính xác những
gì nên làm trong bất kỳ tình huống nào.

2.2. Ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thông qua lãnh đạo
Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Văn hóa
doanh nghiệp có được xây dựng, duy trì thành công hay không phụ thuộc phần lớn
vào đội ngũ lãnh đạo, nhưng điều quan trọng là phải có được sự ủng hộ và thực
hiện của đội ngũ nhân viên. Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo là hướng dẫn và
huấn luyện lực lượng lao động, định hướng mọi hoạt động trong doanh nghiệp
hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Lãnh đạo cần xây dựng môi trường
làm việc tích cực, đề xuất và thực hiện các chính sách khuyến khích, động viên để
tạo động lực làm việc giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và đóng góp tích cực
vào sự thành công chung của doanh nghiệp. Thực hiện tốt nhiệm vụ này góp phần
khai thác hiệu quả nguồn nhân lực, duy trì được đội ngũ lao động tài năng, có
chuyên môn giỏi chính là tiền đề thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh.

2.3. Ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thông qua cách thức nhà quản trị ra quyết
định
Nhà quản trị đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lập và duy
trì văn hóa. Từ khi tổ chức được thiết lập và có được một tiềm năng tồn tại thì
những niềm tin, những giá trị của nhà quản trị được làm gương cho cấp dưới. Quá
trình tạo dựng văn hóa thông qua nhà quản trị xảy ra qua ba cách:
 Người đứng đầu tổ chức chỉ chọn và tiếp nhận những người nào suy nghĩ, cảm
nhận được cách thức mà người đứng đầu
làm.
 Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình xã hội hóa cấp dưới của họ theo cách mà
nhà quản trị suy nghĩ.
 Hành vi, ứng xử của các nhà quản trị đóng vai trò kiểu mẫu động viên, thúc
đẩy cấp dưới đồng nhất với họ và cấp dưới tiếp nhận những niềm tin, giá trị đó.
Văn hóa tổ chức tác động một cách sâu sắc đến hoạt động quản trị
của tổ chức từ công tác hoạch định, ra quyết định, đến công tác tổ chức, điều kiện
và công tác kiểm tra.

2.3.1 Văn hóa và hoạch định


Từng loại hình văn hóa có ảnh hưởng đến công tác hoạch định, đặc biệt là khi xác
định chiến lược, mục tiêu và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của tổ chức.

Trước nhất các loại hình văn hóa sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến
chiến lược mà tổ chức sẽ chọn. Ví dụ nếu tổ chức có loại hình văn
hóa tập trung vào cá tính nhà quản trị, khi thực hiện chiến lược đa
dạng hóa thì kết quả của chiến lược đó trước tiên phụ thuộc vào
khả năng đa dạng hóa của chính nhà quản trị.

2.3.2. Văn hóa và công tác tổ chức


Cách tổ chức các phòng ban và các bộ phận trong một tổ chức phụ thuộc nhiều vào
văn hóa tổ chức. Với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, do có tính cộng đồng cao
trong các mối quan hệ, tôn trọng sự hài hòa và tính thống nhất nên việc tổ chức
công việc mang tính tập thể như tổ, ban…

2.3.3. Văn hóa và điều khiển


Trong các chức năng quản lý, chức năng điều khiển là chịu sự ảnh hưởng của văn
hóa nhiều nhất vì nó liên quan đến yếu tố con người như: vấn đề đào tạo và phát
triển nghề nghiệp, vấn đề giải quyết các mối bất đồng, vấn đề tuyển dụng…
2.3.4 Văn hóa và công tác kiểm tra
Một trong những nguyên tắc mà công tác kiểm tra phải đảm bảo là hệ thống kiểm
tra phải phù hợp với bầu không khí của tổ chức. Điều này cho thấy văn hóa của tổ
chức ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra. Trong công tác kiểm tra, ngoài mục đích
đảm bảo được kết quả công việc phù hợp với mục tiêu của tổ chức, nó còn nhằm
mục tiêu rất quan trọng là để đánh giá thành tích cá nhân. 

You might also like