You are on page 1of 5

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tìm hiểu chung

1. Tác giả
- Là trí thức miền Nam yêu nước
- Cuộc đời gắn bó với Huế nên tình cảm, tâm hồn thấm đẫm nền văn hóa của mảnh đất này
- Sự nghiệp văn học
#
+ Phonng cách NT kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ (giàu kiến thức), thuyết phục về lí trí
và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều (nhìn mọi vật dưới nhiều góc độ), lối
hành văn hướng nội xúc tích mê đắm và tài hoa (phát hiện tinh tế mới mẻ về những điều đã cũ)
2. Tác phẩm
- HCST: tác phẩm được viết tại huế vào mùa xuân năm 1981, lúc này nước ta vừa trải qua cuộc
kháng chiến chống mĩ và những cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới với kết quả thắng lợi vì vậy âm
hưởng chung của tác phẩm là lòng yêu nước, niềm tự hào về non sông gấm vóc
- Thể loại: bút kí
- Vj trí đoạn trích: thuộc phần đầu của tác phẩm
- Nhan đề: tác phẩm là 1 câu hỏi khởi gợi những băn khoăn suy tư cho người đọc để từ đó tìm về
nguồn cội văn hóa LS của dòng sông. Đặt ra câu hỏi và trả lời bằng 1 bài kí là cách để hoàng phủ
ngọc tường ca ngợi vẻ đẹp đậm chất thơ, chất văn hóa của dòng sông
 Huế là 1 vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Sông hương là biểu tượng của Huế, vì thế viết
về sông hương cũng là ca ngợi vẻ đẹp TN xứ huế, truyền thống văn hóa xứ huế, con người
xứ huế, đồng thời thể hiện tình cảm của nhà văn với mảnh đất này.

Phân tích

1. Vẻ đẹp của sông Hương


a) Vẻ đẹp của cảnh sắc TN
- Cảnh sắc TN của sông Hương được khám phá theo thủy tình của nó từ thượng nguồn tới vùng
đồng bằng ngoại vi thành phố, khi chảy trong lòng thành phố Huế cho đến khi rời kinh thành
a.1) Sông hương ở thượng nguồn
- trước hết vẻ đẹp của sông hương đc khám phá ở cội nguồn, tác giả đặc biệt nhấn mạnh mối
quan hệ găn bó giữa sông Hương với dãy Trường Sơn. Nhà văn phát hiện những tố chất làm nên
vẻ đẹp của sông hương là rừng già đại ngàn.
- sông Hương ở thượng nguồn mang 1 sức sống mạnh mẽ mãnh liệt hoang dại đầy cá tính. Sắc
thái đó được gợi tả = những tính từ động từ gợi hình gợi cảm, = những vế câu trùng điệp . bản
trường ca của rừng già rầm rộ giữa bóng cây địa ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn
xoáy như những cơn lốc vào đáy vực bí ẩn. Với vẻ dẹp hào hùng của sông hương được so sánh
như 1 bản trường ca đậm màu sắc văn hóa lịch sử, được so sánh với hình ảnh cô gái di- gan
phóng khoáng và mang dại - một cảm nhận độc đáo, lãng mạn của riêng HPNT
- Không chỉ vậy, rừng Trường sơn khoác lên cho sông Hương tấm áo dịu dàng thơ mộng với
“màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” làm cho sông Hương trở thành người phụ nữ với sắc đẹp dịu
dàng, “người mẹ phù sa của một vừng văn hóa xứ sở”
=> +NT: bằng những tính từ ghgc, NT nhân hóa, ss với những liên tưởng độc đáo, sáng tạo,
Hoàng phủ ngọc tường đã khắc họa sức sống mãnh liệt hoang dại của sông Hương ở thượng
nguồn. Với nhà văn nếu ko tìm hiểu từ nguồn cội thì không thể hiểu hết vẻ đẹp trong dòng sâu
thẳm của dòng sông
+ ND: qua lời văn của HPNT ta còn cảm nhận ra cái nhìn đắm say trước vẻ đẹp TN xứ Huế. Quan
trọng hơn, tác giả còn nhắc nhớ những ai yêu Huế, yêu sông Hương hãy đi tìm nguồn cội của con
sông bởi đó là cách khám phá tâm hồn sâu thẳm của dòng sông

a.2) sông hương đoạn chảy xuôi về đồng bằng ngoại vi thành phố Huế
- HPNT vẫn tuân thủ địa lí thủy trình của dòng sông nhưng đã có cảm nhận rất riêng, rất huế về
sông hương “Có lẽ vì tôi là người Huế, và khác với người Anh vốn thường thích cho nước mình
đo ván, người Huế giống với người Pháp ở chỗ thích nói những điều tốt đẹp về xứ sở của mình”.
Và vì thế, sông hương khi chảy đến đồng bằng ngoại ô thành phố được nhà văn miêu tả, trải qua
hành trình đầy gian truân, thử thách “chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột
ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm…”, “theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn
Chén…”. Giữa cái nhìn tài hoa của tác giả, toàn bộ thủy trình của dòng sông là một cuộc tìm kiếm
có ý thức. Người tình nhân đích thực trong câu chuyện tình yêu mang màu sắc cổ tích. Liên
tưởng ấy làm cho dòng sông càng trở nên huyền ảo, duyên dáng.
- bằng hệ thống động từ và hàng loạt những địa danh, nhà văn vừa kể vừa tả thủy trình của con
sông, gợi người đọc nhớ đến một xứ sở trập trùng những địa danh vừa lạ lùng vừa hư ảo: Hòn
Chén, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ, Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo. Mỗi địa danh đều
mang trong mình một nét đẹp văn hóa chất chứa một lớp trầm tích dày sâu. Từ vẻ đẹp chung
của những dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường sơn, Hương Giang đã trở thành dòng sông mang
đặc thù của xứ sở như thế
- Không chỉ vậy, người ta còn bắt gặp vẻ đẹp biến ảo khi dòng sông Hương thay đổi sắc áo theo
thời gian trên nền trời Tây Nam của thành phố “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Đặc biệt khi đi
qua những rừng thông u tịch, những lăng tẩm cảu vua chúa triều Nguyễn, dòng sông Hương lại
giấu mình trong sắc thái trầm mặc “như triết lí, như cổ thi”
=> + NT: bằn những động từ, các dnah từ được liệt kê, HPNT đã miêu tả sông Hương với dòng
chảy sống động qua những địa danh xứ huế. Bút pháp kể và tả linh hoạt làm nên một trang văn
tài hoa, thể hiện cái nhìn tinh tế và lãng manj của nhà văn
+ ND: trong con mắt của HPNT, sông hương đẹp bởi phối cảnh kì thú giữa nó và TN xứ Huế.
Dòng sông hấp thụ sắc thái của những vùng đất mà nó đi qua và đến lượt nó ngược lại làm đẹp
cho TN xứ huế.

a.3) Sông hương đoạn chảy qua kinh thành huế


- Sau một hành trình gian truân vất vả, sông hương đã gặp được thành phố Huế. Lúc này, dòng
sông được nhân hóa để bộ lộ sắc thái tâm trạng của tình yêu. Khi gặp đúng người tình nhân đích
thực, nó trở nên “vui tươi, yên tâm, lại có thêm một chút bối rối”. Niềm hạnh phúc ấy được nhà
văn hình ảnh hóa một cách sinh động, gợi cảm “như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”.
Dòng sông mang tâm trọng của cô gái đang yêu nên từng biểu hiện là sự cụ thể cho tâm trạng ấy
- Dưới góc nhìn kiến trúc, HPNT đã vẽ nên khuôn mặt kinh thành của sông Hương một cách sih
động. Dòng sông cung cấp nước cho thành phố tạo nên văn hóa sinh hoạt trên sông. Tất cả góp
phần làm nên những đường nét cổ kính mà HPNT gọi là “linh hồn mô tê xưa cũ”
- Dưới góc nhìn âm nhạc, nhà văn phát hiện ra điệu tâm hồn sông Hương. Con sông vốn êm đềm
đã đi vào thơ ca của biết bao thi sĩ:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Đây thôn Vỹ Dạ _ Hàn Mặc Tử)
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
(Tạm biệt Huế_Thu Bồn)
- Bằng cảm nhận tinh tế của một tâm hồn thi nhân kết hợp với những hiểu biết sâu sắc về âm
nhạc, HPNT so sánh nhịp chảy “chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh ấy của sông
Hương như điệu slow trữ tình dành riêng cho Huế”. Đó là điệu nhạc nồng nàn đắm say của tình
yêu đôi lứa. Và chính nhịp điệu dòng chảy ấy lại bồi đpắ thêm những cảm xúc tình tứ thơ mộng
cho cả dòng sông và thành phố Huế
a.4) Sông Hương khi rời thành phố Huế

- Quả thật sông Hương mến và gắn bó với Huế bằng tình cảm tha thiết. Nó không nỡ rời xa người tình.
Do đó, trước khi chảy ra biển sông Hương đột ngột đổi dòng và gặp lại Huế một lần nữa. Tác giả đã nhân
cách hóa để thấy một dòng sông “biết thương nhớ, bịn rịn vấn vương”

- Hình ảnh so sánh sông Hương và thành phố Huế với đôi tình nhân lí tưởng trong TRuyện Kiều càng
thêm vào những nét nên thơ, gợi cảm cho dòng sông

=> Giống như hầu hết các dòng sông ở dải đất miền Trung, sông Hương mang trong mình sự hoang dại,
sức sống mãnh liệt của rừng già. Nhưng xuôi về đồng bằng Châu Hóa, sông Hương đã dần dần biến
chuyển trở nên dịu dàng thơ mộng. Có thể nói, Huế đã cho sông Hương tình người và đến lượt song
Hương lại cho Huế sự thơ mộng. Không có sông Hương, Huế thiếu đi phần dịu dàng sâu lắng, không có
Huế, sông Hương chưa thoát khỏi phần hoang dã tự nhiên

b) Vẻ đẹp từ góc độ LS

- Sông Hương nhìn từ góc độ LS là một phát hiện mới của HPNT. Dòng sông không có LS riêng mầ LS của
nó gắn liền với lS của tp Huế “Trong sách địa dư của nhà thơ mang tên là Linh Giang… thế kỉ XVIII nó vẻ
vảng soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”; “nó sống hết sự bị tráng của thế
kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa… đi vào thời địa CMT* bằng những chiến công rung chuyển”.
Liệt kê hàng loạt những sự kiện LS, tác giả muốn lay động tình cảm thỷ chung gắn bó giữa sông Hương
với Huế. Con sông cũng đã đi qua biết bao triều đại, gắn liền với bao sự kiện, chứng kiến biết bao đổi
thay của đất nước. Dòng sông đã cũng buồn vui, cùng đau đớn vinh quang với tp Huế. Đó là “dòng sông
của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Sử thi gợi liên tưởng đến những chiến
công hào hùng nhưng dòng sông Hương là sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc, là bản trường ca mà
cũng là bản tình ca dịu dàng tươi mát độc đáo của Huế, giữa âm điệu hào hùng có những nhịp điệu sâu
lắng nên thơ

=> Trang văn của HPNT đậm chất uyên bác với nhiều kiến thức về LS, địa lí, văn hóa. Khi khám phá vẻ
đẹp của sông Hương trong mối quan hệ với LS. HPNT cũng bày tỏ tấm lòng tự hào, yêu mến dành cho
một dòng sông thiêng liêng, dịu dàng mà kiên cường qua bao thăng trầm của LS.

c) Vẻ đẹp dưới góc nhìn văn hóa

- Dưới góc độ âm nhạc

+ Nhà văn đã tìm thấy mqh giữa dòng sông và âm nhạc cổ điển Huế. Nhắc đến âm nhạc Huế người ta
thường liên tưởng đến âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình. Trong hiểu biết về sông hương và cảm
nhận riêng của tác giả, sông Hương là sự hòa quyện hai vùng văn hóa tưởng như riêng biệt này

+ Với sự liên tưởng độc đáo, tác giả cảm nhận sông Hương như “một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
Hình ảnh một người con gái kì tài giữa đêm khuya với tiếng đàn cảm xúc trầm lắng, u buồn làm cho con
sông Hương trở nên đầy tình cảm

+ Trong cảm nhận của HPNT còn gắn bó với cuộc đời của nguyễn Du và những năm tháng lưu lạc ở đây.
Dòng sông khơi nguồn cho những câu thơ trong truyện Kiều

Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như nước suối mới sa nửa vời

- Dòng sông trở về trong cs đời thường được nahf văn so sánh như một cô gái dịu dàng của đất
nước. Sông Hương gắn liền với những phong tục tập quán mà người Huế nâng niu trân trọng.
Sắc áo cưới “điều lục” của những cô dâu mặc trong ngày cưới chính là màu sương khói trên sông
Hương. Đây quả là một liên tưởng bất ngờ và thú vị
- Với sự pón túng tài hoa, sông Hương trong cảm nhạn của HPNT còn là dòng sông của thi ca. đó
là một dòng chảy xuyên suốt mạnh mẽ trong văn chương: “từ vẻ đẹp trogn trẻo, duyên dáng
trong thơ Tản Đà đến sự hào hùng trong thơ Cao Bá Quát. Từ nỗi quan, hoài, vạn, cổ trong thơ
bà Huyện Thanh Quan đến cái đẹp trong thơ Tố Hữu”. Cách dẫn từ xưa đến nay của tác giả cho
thấy sự vươn tới cái đẹp của bao nguời, bao đời. Sông Hương đã và sẽ mãi là nguồn cảm hứng
dạt dào của bao thi sĩ chuyên chở bao tâm tư tình cảm của con người. Sông hương trở thành tri
âm tri kỉ của thi nhân bởi sông Hương không chỉ là đất mà còn là người, là linh hồn xứ Huế
- Bằng tâm hồn đậm chất huế, HPNT đã cảm nhận sông Hương như 1 cô gái Huế: dịu dàng mà
mạnh mẽ, sâu lắng mà mãnh liệt, kín đáo mà đa tình. Sự so sánh ấy không chỉ cho thấy nhà văn
hiểu rõ về sông Hương mà còn hiểu rõ về tâm hồn con người xứ Huế. Không chỉ tự hào về con
người xứ Huế mà còn ngợi ca vẻ đẹp của TN nơi đây
- => Bằng vốn tri thức phong phú, ngôn từ chính xác và những liên tưởng độc đáo, bất ngờ, HPNT
đã vẽ nên bức tranh sinh động về vẻ đpẹ đa dạng đậm chất thơ, giàu chất Huế của sông Hương
qua đó ta cảm nhận được lòng yêu mến TN văn hóa truyền thống dân tộc của nhà văn. Đó cũng
là sự say mê vẻ đẹp của quê hương, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở mỗi con người vì:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”
2. Cái tôi của HPNT
a) Giải thích
- Cái tôi là nét riêng, cá tính độc đáo trong tính cách, hiểu biết của 1 nhà văn, được bộc lộ thông
qua tác phẩm
b) Cái tôi của HPNT qua bài bút kí
- 1 cái tôi thông minh, uyên bác
+ Giàu tri thức về LS, địa lí, văn hóa:
 Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độc cảnh sắc TN cho thấy sự am hiểu về thủy trình địa lí
 Vẻ đẹp của sông hương dưới góc độ LS
 Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa
+ Vận dụng nhữn tri thức ấy linh hoạt, hấp dẫn, nhuần nhuyễn
- Một cái tôi tài hoa nghệ sĩ
+ Những cảm nhận tinh tế
+ Liên tường bất ngờ táo bạo
+ Ngôn ngữ tài tình chính xác
- Một cái tôi tha thiết với Thiên Nhiên và vẻ đẹp của non sông ĐN ( tình yê quê hương đất nước),
đặc biệt là say đám cảnh và người xứ Huế
- Xê-khốp nói: “Một tác giả không bao giờ trở thành một nhà văn nếu như anh ta không có lối nói
riêng”. Nam Cao nói: “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài
kiểu mẫu được cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết khơi những nguồn chưa ai khơi
và sáng tạo những cái gì chưa có”, “điều còn lại cuối cùng đối với một nhà văn đó là lối nói
riêng”.

You might also like