You are on page 1of 3

MB; Khi được gọi tên cho Phong trào thơ mới, Đỗ Lai Thúy đã gọi đó là một "Cây

nấm lạ trên gia hệ của văn mạch dân tộc". Cái "lạ" của thơ mới, có người biết, có người
chưa biết, nhưng cái "lạ" mà người thi sĩ Hàn Mặc Tử mang theo khi bước vào làng
thơ, thì hẳn ai cũng rõ. Những vần thơ điên loạn với ngập tràn ý tượng của hồn, trăng,
và máu đã không thôi ám ảnh những ai yêu thơ Hàn, đọc thơ Hàn. Nhưng chẳng ai có
thể tưởng đến giữa một rừng thơ ma quái và kì dị ấy, lại mọc lên một bông hoa trong
sáng tinh khôi, còn vương bao hương sắc ở đời. Bông hoa ấy Hàn đặt tên "Đây thôn Vĩ
Dạ", trong nó chứa chở bao cảm xúc và hoài nhớ về một miền quê từng gắn bó biết
bao...

TB: Bài thơ được mở đầu bằng một câu hỏi hay phải chăng là một câu trách móc nhẹ
nhàng:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Được mở đầu bằng một câu hỏi tu từ khiến cho độc giả trở nên hứng thú. Chỉ bằng một
câu hỏi cô gái thôn Vĩ nhưng chan chứa bao tình cảm tha thiết. Câu thơ có thể là lời
mời hoặc lời trách móc hay xa hơn là lời ao ước thầm kín của tác giả được một lần về
thăm thôn Vĩ, nơi vùng thôn quê thơ mộng xứ Huế. Dường như nhà thơ đã tự phân
thân để giãi bày tâm trạng tiếc nuối và nhớ mong của mình khi không thể tới thôn Vĩ
được vì bệnh phong hành hạ. Căn bệnh khó chữa lúc bấy giờ đã làm người ta đau đớn
về thể xác và cướp đi những con người trước sự sống mong manh.
Ở những câu thơ sau, thôn Vĩ hiện lên sinh động và tươi vui, gần gũi:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Yêu làm sao xứ Huế mộng mơ. Huế đẹp không chỉ bởi sắc tím sông Hương hay câu hò
xứ Huế, Huế còn đẹp bởi những cảnh vật rất đỗi bình dị, thân thương. Huế đẹp bởi con
người nơi đây. Đằng sau lời mời, lời trách móc của người con gái Huế mở ra một
khung trời đầy thơ mộng. Một tuyệt tác rộng mở ra trước mắt độc giả. Thật hạnh phúc
làm sao khi mỗi ngày được đón những tia nắng sớm, bắt đầu một ngày mới tươi trẻ,
năng động. Nắng hàng cau soi rọi, lung linh khiến người ta bồi hồi nhớ lại quê hương
nơi có những hàng cau cao lớn. Hàng cau là khoảng trời tuổi thơ với chiếc mo kéo mãi,
hàng cau là những miếng cau bà nhai mãi không thôi. Hàng cau ở đây chính là thôn Vĩ,
là con người thôn Vĩ chân chất, mộc mạc nhưng gần gũi, tình cảm.
Nắng sớm nơi thôn quê chính là sự khởi đầu của một ngày mới nơi đây. Một ngày thật
tuyệt vời nếu như con người được tận hưởng ánh nắng sớm và lao động miệt mài. Ánh
nắng ấy còn chiếu sọi, làm bừng lên sức sống nơi thôn quê:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Không gian thôn Vĩ sinh động làm sao, tươi trẻ làm sao! Nắng sớm đã làm cho vườn
tược, cây cối rực rỡ hơn. Vườn tược hiện lên mượt mà, mướt xanh. Ấy chính là sức
sống mãnh liệt, tràn trề của cây cối, của hoa lá chốn thôn quê. Những chiếc lá sau một
đêm được sương đêm tắm mát. Trong câu thơ, nhà thơ không dùng bất cứ từ xanh nào
khác để chỉ “ vườn ai” mà đã so sánh cái xanh ấy với ngọc ngà trân quý. Màu xanh
chính là khát vọng, là sự sống, là tuổi trẻ đam mê và hi vọng. Màu xanh làm cho con
người gần nhau hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn.
Hình ảnh khiến người ta đọng lại, ấn tượng chính là hình ảnh con người lại tiếp tục xuất
hiện trong bài thơ:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Tre trúc quá đỗi gần gũi với con người. Cây tre, cây trúc làm bàn, làm ghế, làm chiếc
chõng nơi sân nhà, làm vũ khí mà tiến lên,… Hình ảnh “ mặt chữ điền” là khuôn mặt
hiền lành, phúc hậu. Hình ảnh ấy ẩn hiện sau chiếc lá trúc che ngang khiến cảnh vật và
con người trở nên thân thiết, gần gũi cũng hư hư thực thực. Qua đoạn thơ đầu tiên, tác
giả đã miêu tả chân thực, trữ tình vẻ đẹp của cảnh vật và con người xứ Huế, bức tranh
thiên nhiên xinh xắn, đầy ắp ánh sáng, hình ảnh con ngươi kín đáo, dịu dàng, e ấp
cũng nồng hậu, yêu thương.
Bên bờ sông Hương thơ mộng, thôn Vĩ cũng đẹp, cũng mộng mơ. Sau thôn Vĩ, nhà thơ
thả hồn mình theo dòng sông Hương êm đềm với nỗi bâng khuâng, nhớ mong tha thiết:
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?”
Hình ảnh gió, mây, sông, nước, hoa được nhân cách hóa để diễn tả tâm trạng con
người. Gió và mây là nỗi sầu chẳng thế đong đếm, gió cứ bay, mây cứ trôi vô định. Gió
đi đường gió, mây đi đường mây gợi lên sự ngược đường, ngược hướng của gió mây.
Phải chăng sự ngược đường của hai hiện tượng trong thiên nhiên dưới ngòi bút của
Hàn Mạc Tử như con người có tình cảm, cũng biết yêu thương, đau khổ kia đang bị
chia li đôi ngả, gợi một nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa. Hai câu đầu tiên, tác giả vẽ
nên một không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật trở nên hững hờ với
con người. Nếu ở câu thơ thứ hai, dòng nước vô hồn, buồn thiu thì ở câu thơ sau đã
trở thành dòng sông trăng lấp lánh với con thuyền chở đầy trăng. Dòng sông hiện thực
trở thành dòng sông mơ mộng, huyền ảo, đẹp lung linh, đầy lãng mạn với tràn trề ánh
trăng. Dòng thơ cuối đoạn thứ hai là câu hỏi tu từ mà tác giả đặt ra, câu hỏi ấy ấn chứa
nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời chứa nỗi phấp phỏng, hoài nghi về con người, về
cuộc đời. Vầng trăng hạnh phúc mà con thuyền chẳng kịp chở về cho con người ngóng
đợi. Sự hoài nghi, lo lắng về số phận tương lai của nhà thơ khi ông đang mang trong
mình căn bệnh chẳng thể chữa trị lúc đó. Ông đã từ giã cuộc đời khi chỉ mới 28 tuổi.
Nhưng người ta có bao giờ ngừng mơ khi cuộc đời vẫn còn đó, mỗi ngày còn tiếp diễn
là một ngày được mơ, dám mơ và dám thực hiện:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo trắng em quá nhìn không ra;
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ? “
Đoạn thơ cuối cùng hiện lên hư ảo vô cùng. Nhà thơ cứ mơ, độc giả cũng cứ mơ theo
từng dòng thơ của tác giả. Nếu chủ thể trữ tình đầy khát vọng thông qua tiếng gọi thì
khách thể lại hư ảo, nhạt nhòa và xa xôi. Câu thơ cuối cùng : “ Ai biết tình ai có đậm
đà?” lại tiếp tục là một câu hỏi, câu hỏi ấy chất chứa đầy sự hoài nghi, băn khoăn,
mang ý nghĩa trái ngược nhau. Câu thơ ấy có thể là lời của nhà thơ khi làm sao mà biết
được tình cảm của người xứ Huế phương xa có đậm đà hay không, hay chỉ như làn
sương khói mù mịt rồi tan đi mãi mãi. Hoặc là lời cô gái Huế ấy làm sao mà biết được
tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình. Cho dù hiểu thế nào đi chăng nữa đoạn thơ
đã thể hiện đầy đủ tâm tư, tình cảm mà nhà thơ muốn đem đến thể hiện sự khát khao,
yêu thương và đồng cảm sâu sắc.
KB: Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên
tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng
của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

You might also like