You are on page 1of 7

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi


- Trong giây phút chia li, ở không khí đưa tiễn đầy xúc động, người ra đi đồng
cảm, tri âm, thấu hiểu với tình cảm, tâm trạng, nỗi lòng da diết của người ở lại .
Họ cảm nhận được ''tiếng ai tha thiết bên cồn". Tố Hữu từng phát biểu: "thơ là
chuyện đồng điệu, là tiếng nói đồng ý, đồng tình, là tiếng nói đồng chí". Điều này
thật đúng với thơ ông, đặc biệt ở trường hợp này. Giữa "mình" với "ta" có sự đồng
điệu sâu sắc, có sự kết nối từ con tim đến con tim, tâm hồn hòa điệu vào tâm hồn.
Không chỉ người ở lại thổn thức mà người ra đi rất thấu hiểu, xúc động với nỗi
nhớ thương, sự lo lắng, băn khoăn, lời nhắn nhủ của kẻ ở. Từ đó tạo sự hô ứng
đồng vọng để khắc sâu nghĩa tình cách mạng thủy chung.
+ Nếu nhân dân Việt Bắc gọi cán bộ kháng chiến bằng đại từ nhân xưng ''mình"
đầy ngọt ngào, thân thương thì người ra đi lại sử dụng đại từ phiếm chỉ "ai" để chỉ
người ở lại. "Ai" vốn là đại từ nhân xưng mang tính chất phiếm chỉ thường được
dùng trong ca dao giao duyên, trong các khúc hát về tình yêu đôi lứa. Sự xuất hiện
của nó tạo giọng điệu tha thiết, trữ tình. Đồng thời nó cho thấy cách bày tỏ tình
cảm vừa kín đáo, lấp lửng, tế nhị lại vừa nồng nàn, say đắm, mãnh liệt.
-> Như vậy, qua đại từ phiếm chỉ "ai" , Tố Hữu đã tạo nên không khí nồng
thắm, tràn đầy cảm xúc cho buổi đưa tiễn; làm cho sự kiện chia tay lịch sử, tình
cảm cách mạng trở nên trữ tình. Nhà thơ đã tiếp tục lấy ngôn ngữ tình yêu đôi
lứa để nói chuyện ân tình kháng chiến. Đồng thời bằng một từ "ai", tác giả còn
cho thấy tình yêu, nỗi nhớ tha thiết, tình cảm sâu nặng của người ra đi dành
cho người ở lại.
+ Trong câu thơ này, từ "tha thiết'' là sự đảo lại từ "thiết tha" mà người ở lại
đã nhắn nhủ "mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng"
-> Từ đó tạo giọng thơ quyến luyến, khắc khoải, da diết, cho thấy sự hô ứng, đồng
vọng, nhằm khắc sâu sự đồng điệu, tri âm, đồng thời tô đậm tình cảm nhớ thương,
bịn rịn trong lòng người đi.
- Không chỉ thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm với tiếng lòng của người ở lại, mà
giờ phút chia tay này, cán bộ cách mạng về xuôi còn trực tiếp thổ lộ tình cảm
nhớ nhung, bâng khuâng, xúc động mãnh liệt của mình:
"Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi"
+ Ở đây, Tố Hữu sử dụng hai từ láy giàu giá trị biểu cảm và gợi hình để diễn tả sâu
sắc,cảm động nỗi lòng người đi, tạo điểm nhấn của cảm xúc.
. Từ "bâng khuâng" khắc họa tình cảm nhớ thương, sự xao xuyến, những tâm tư
lắng sâu, phảng phất nỗi buồn...Nó vương vấn, canh cánh trong con tim của những
người kháng chiến về xuôi.
. Còn từ láy "bồn chồn' lại chỉ trạng thái nôn nao, cồn cào, bồi hồi, thấp thỏm, đứng
ngồi không yên. Tâm lí đó nó hiện hữu qua bước chân đi ngập ngừng, lưu luyến,
dùng dằng trĩu nặng. Điều đó cho thấy người đi không hề thanh thản mà trong lòng
chất chứa nỗi nhớ nhung.
. Đặc biệt, từ "dạ" với thanh trắc dấu nặng đặt giữa dòng đã khiến âm điệu câu thơ
chùng xuống, nặng thêm đã nhấn mạnh sức nặng tình cảm, sự lưu luyến, bịn rịn
của người đi.
-> Một lần nữa qua tình cảm người ra đi, ta thấy buổi chia tay thật quyến luyến,
xúc động, nghĩa tình sâu nặng thật sâu nặng.
*Sau khi để cho hai nhân vật mình, ta cất lên tiếng lòng thổn thức, thì nhà thơ
đã tập trung đi vào tái hiện, miêu tả cảnh đưa tiễn bằng những hình ảnh con
người, hành động cụ thể:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- Có thể nói, một hình ảnh rất đỗi ấn tượng và xúc động trong buổi đưa tiễn là
sự xuất hiện của màu áo chàm.
+ "Áo chàm' là hình ảnh hoán dụ chỉ người dân Việt Bắc. Đồng bào dân tộc thiểu
số, những người từng đồng cam cộng khổ với cán bộ kháng chiến đã được khắc
họa qua màu áo quen thuộc, giản dị, mộc mạc, chân chất. Giờ đây, những con
người ấy, sắc áo ấy xuất hiện trong cuộc chia tay đã làm cho không khí trở nên bùi
ngùi, cảm động, bịn rịn hơn.
+ Bên cạnh đó, từ "chàm"vốn dĩ còn chỉ sắc màu khó phai. Cho nên mượn hình
ảnh "áo chàm" dường như tác giả còn muốn nói đến tình cảm thủy chung son sắt
không phai mờ của người dân Việt Bắc đối với chiến sĩ cách mạng.
+ Đồng thời, trong câu thơ, Tố Hữu dùng từ Hán Việt "phân li" để nói buổi
chia tay. Ta thấy, bài thơ "Việt Bắc" chủ yếu dùng từ thuần Việt. Đây là trường
hợp hiếm mà tác giả giả sử dụng từ Hán Việt. Điều này có dụng ý nghệ thuật rất rõ.
Bằng từ Hán Việt "phân li", nhà thơ tạo sắc thái trang trọng, thiêng liêng cho
không khí đưa tiễn. Đó chẳng phải cuộc chia tay bình thường mà là buổi chia li đặc
biệt, xúc động, trọng đại, mang tầm lịch sử với tình cảm cách mạng lớn lao.
+ Mặt khác, một ấn tượng đậm nét nữa trong cuộc chia li là hành động "cầm
tay nhau biết nói gì hôm nay" của người đi - kẻ ở.
. "Cầm tay" là hành động quen thuộc ở các buổi đưa tiễn. Thế nhưng, ở cuộc chia
tay lịch sử của quân và dân trong bài thơ này, hành động cầm tay ấy lại đặc biệt
hơn. Dường như, người đi kẻ ở rất ít những lời nói mà chỉ có cái nắm tay thật chặt.
Thực ra không phải họ không có gì để nói mà bởi có quá nhiều điều muốn bộc
bạch, bởi quá xúc động nên nghẹn ngào, không thốt nổi nên câu. Vì vậy, bao tình
cảm nhớ thương, bao lời muốn nhắn nhủ họ đã trao gửi vào hành động cầm tay.
->Qua đó, ta thấy tình cảm khăng khít, sự xúc động, lưu luyến, bịn rịn của nhân
dân VB và cán bộ kháng chiến trong buổi đưa tiễn, thấy được nghĩa tình cách
mạng sâu nặng. Việc diễn tả không khí quyến luyến khi chia li bằng hành động
cầm tay sau này cũng được nhà thơ Lưu Quang Vũ viết đầy xúc động:
Khi chia tay ta chỉ nắm tay mình
Điều chưa nói bàn tay đã nói
Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại
Còn bồi hồi trong những ngón tay ta

+ Câu thơ kết thúc đoạn "Cầm tay nhau/ biết nói gì / hôm nay" có sự biến đổi
về cách ngắt nhịp. Thơ lục bát truyền thống thường ngắt nhịp chẵn. Còn ở đây lại
ngắt nhịp lẻ: 3/3/2.
-> Đây được xem là sự đảo phách trong âm nhạc nhằm tạo khoảng lặng, ngắt
quãng, đứt nối. Từ đó để thể hiện tiếng lòng đang thổn thức, nức nở, cho thấy bước
chân dùng dằng, ngập ngừng, không muốn rời xa.
*Đánh giá nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
- Về nội dung
+ Cuộc chia tay lưu luyến, bịn rịn,tràn đầy nhớ thương
+ Nỗi lòng người đi, kẻ ở
+ Tình cảm cảm tác giả: nỗi nhớ, sự
gắn bó sâu nặng, biết ơn chân thành với nhân dân VB
=> Nghĩa tình cách mạng thủy chung.
- Nghệ thuật: mang tính trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc
+ Thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, tâm tình đầy thương mến
+ Kết cấu đối đáp
+ Ngôn ngữ quen thuộc với lối nói dân tộc; từ ngữ giàu tính biểu cảm, giàu nhạc
tính; đặc biệt cách sử dụng sáng tạo đại từ nhân xưng mình, ta, đại từ phiếm chỉ ai
+ Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, phép điệp, hoán dụ...
+ Cách ngắt nhịp linh hoạt
*Tâm trạng của người ra đi
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
- Người ra đi gọi người ở lại bằng đại từ phiếm chỉ "ai"-> thể hiện tình cảm nhớ
nhung, yêu thương nồng thắm.
- Thấu hiểu và cảm nhận được tiếng lòng tha thiết của người ở lại
- Tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn: hai từ láy giàu giá trị biểu cảm đã khắc nỗi
buồn, nhớ đến thẫn thờ; trạng thái cảm xúc cồn cào, nôn nao, trong lòng như có
lửa đốt đến đứng ngồi cũng không yên.
-> trĩu nặng tình cảm.
*Cảnh đưa tiễn:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- Áo chàm: hình ảnh hoán dụ chỉ nhân dân Việt Bắc. Họ đến để tiễn đưa cán bộ
cách mạng về xuôi -> cuộc chia tay rất cảm động, lưu luyến, thiêng liêng
- Hành động: cầm tay nhau, biết nói gì.
-> thể hiện tình cảm lưu luyến bịn rịn, nhớ nhung mãnh liệt, xúc động đến nghẹn
ngào, không cất nổi nên lời.
- Nhịp thơ: 3/3/2 tạo khoảng lặng, sự ngập ngừng, đứt quãng. Đó là giây phút mà
tiếng lòng thổn thức, nức nở.
3. 12 dòng thơ tiếp (Mình đi có nhớ những ngày -> Tân Trào, Hồng Thái, mái
đình cây đa): Tâm trạng của người ở lại
*Hình thức nghệ thuật:
- Kết cấu cân đối: 6 câu thơ dưới hình thức câu hỏi, kết hợp 6 câu thơ gợi nhắc kỉ
niệm
-> bộc lộ tâm trạng lo âu, khắc khoải; lời nhắn nhủ, nhắc nhở; thể hiện nỗi nhớ
trào dâng mãnh liệt.
*Gợi nhắc về kỉ niệm của những ngày kháng chiến gian khổ, khó khăn, thiếu
thốn nhưng con người đầy ý chí, có lòng căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm
chiến đấu:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
- Bằng biện pháp liệt các hình ảnh: mưa, lũ, mây mù; kết hợp biện pháp tách chữ
đan xen "những mây cùng mù" -> khắc họa, tô đậm thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội
nơi Việt Bắc. Nó cũng biểu tượng cho khó khăn, gian khổ trong buổi đầu của
kháng chiến.
- Hình ảnh "miếng cơm chấm muối" vừa là hình ảnh có thực, vừa là biểu tượng cho
sự thiếu thốn, khó khăn, đặc biệt về vật chất.
+ Tuy nhiên, trong miếng cơm chấm muối mang vị mặn mòi, tình cảm quân dân
đậm đà. Dẫu khó khăn nhưng đằng sau đó vẫn ánh lên vẻ đẹp của tình cảm cách
mạng.
- Vượt lên khó khăn, gian khổ, thử thách, quân dân Việt Bắc càng nung nấu lòng
căm thù, tinh thần chiến đấu. Hình ảnh "mối thù nặng vai" diễn tả lòng căm thù
giặc sâu sắc, nó được cụ thể hóa thành sức mạnh vật chất trên đôi vai và cảm nhận
được rõ ràng.
+ Câu thơ "miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai" sử dụng biện pháp tiểu đối
tạo sự đối lập giữa hoàn cảnh và ý chí. Hoàn cảnh càng khó khăn thì càng hun đúc
tinh thần cách mạng, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, vững vàng.
*Người ở lại tiếp tục bộc lộ tâm trạng nhớ nhung, buồn bã, cô đơn của mình:
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
- Sử dụng biện pháp nhân hóa và hỏi "rừng núi nhớ ai" -> là cái cớ để nhân dân
Việt Bắc thể hiện nỗi nhớ nhung trào dâng mãnh liệt trong lòng. Tình cảm đó lan
ra, thấm vào cảnh vật, khiến thiên nhiên rừng núi cũng trở nên bâng khuâng, thẫn
thờ, ngập tràn thương nhớ.
*Người ở lại tiếp tục gợi nhắc kỉ niệm
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
- Hắt hiu lau xám: không gian rừng núi quen thuộc, đẹp song buồn, hoang vu, ảm
đạm.
- Đối lập với vẻ buồn bã của cảnh vật chính là vẻ đẹp của con người cách mạng:
đậm đà lòng son -> thủy chung son sắt, sâu nặng nghĩa tình.
*Gợi nhắc kỉ niệm của những đầu kháng chiến gian khổ nhưng anh hùng, với
những sự kiện lịch sử trọng đại
Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
...
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa
- Ngược dòng thời gian, quay trở về những ngày đầu của cuộc kháng chiến, điểm
danh những sự kiện lịch sử trọng đại: kháng Nhật, tổ chức Việt Minh, cây đa Tân
Trào , mái đình Hồng Thái
-> Việt Bắc là quê hương của cách mạng, mảnh đất của kháng chiến. Vì vậy, chia
xa nhưng đừng bao giờ quên.
- Câu thơ: "Mình đi mình có nhớ mình" rất đặc biệt. Từ "mình" lặp lại 3 lần, trong
đó: từ "mình" (1), "mình" (2) chỉ người ra đi; còn "mình" (3) chỉ nhân dân Việt
Bắc hoặc chỉ 1 phần đời của người ra đi -> mình và ta đã hòa quyện vào nhau, gắn
bó làm một. Từ đó, khắc sâu tình cảm sâu nặng, bịn rịn.

You might also like