You are on page 1of 62

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
******

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP 1

CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG CII

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Hoàng Phương


Nhóm sinh viên cùng thực hiện:

Mã số SV Họ tên Lớp Giảng viên hướng dẫn


DHKT15
19497241 Nguyễn Hoàng Lê Dung ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19517361 Nguyễn Cao Anh Duy ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19503771 Lê Minh Hạc ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19504851 Đặng Ngọc Phương Nghi ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19499321 Ngô Gia Nghi ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19509541 Nguyễn Trọng Nhân ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19508391 Trần Lê Hạ Vi ThS. Lê Hoàng Phương
A

TP.HCM, Ngày 29 Tháng 04 Năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
******

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP 1

CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG CII

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Hoàng Phương


Nhóm sinh viên cùng thực hiện:

Mã số SV Họ tên Lớp Giảng viên hướng dẫn


DHKT15
19497241 Nguyễn Hoàng Lê Dung ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19517361 Nguyễn Cao Anh Duy ThS. Lê Hoàng Phương
A
19503771 Lê Minh Hạc DHKT15 ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19504851 Đặng Ngọc Phương Nghi ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19499321 Ngô Gia Nghi ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19509541 Nguyễn Trọng Nhân ThS. Lê Hoàng Phương
A
DHKT15
19508391 Trần Lê Hạ Vi ThS. Lê Hoàng Phương
A

TP.HCM, Ngày 29 Tháng 04 Năm 2022


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên trong Khoa Kế toán
– Kiểm toán trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền dạy, giúp đỡ cho
chúng em có những kiến thức hữu ích, những kinh nghiệm thực tế, giúp ích trong suốt thời
gian học tại trường.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Hoàng Phương đã giúp đỡ chúng em trong
quá trình thực hiện viết báo cáo thực tập doanh nghiệp 1. Trong suốt quá trình chúng em tham
gia thực tập, thầy đã quan tâm, hướng dẫn tận tình để chúng em có bài báo cáo hoàn thiện
nhất. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
Chúng em cảm ơn các anh chị bộ phận kế toán của Công ty Cổ Phần Xây dựng Hạ
tầng CII đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập tại Công ty
và hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm
bài báo cáo thực tập khó tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự đánh giá,
ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô để chúng em học thêm được nhiều kinh nghiệm. Chúng em
xin chân thành cảm ơn.
Cuối cùng chúng em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh/chị trong Công ty Cổ Phần Xây dựng Hạ
tầng CII luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2022

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

MỤC LỤ

C
CHƯƠNG 1.......................................................................................................................9

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG CII
............................................................................................................................................ 9

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...............9

1.1.1 Giới thiệu chung............................................................................................9

1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty................................................................9

1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY...........................................11

1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý...............................................................................11

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban...........................................11

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY...........................13

1.3.1 Sơ đồ phòng kế toán....................................................................................13

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán..........................................................13

1.4 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY.................................15

1.4.1 Niên độ kế toán............................................................................................15

1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng..............................................................................15

1.4.3 Hình thức kế toán.......................................................................................16

1.4.4 Đơn vị tiền tệ kế toán..................................................................................16

1.4.5 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.....................................................16

1.4.6 Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho........................................................16

1.4.7 Phương pháp ghi nhận và khấu hao tài sản cố định................................16

CHƯƠNG 2.....................................................................................................................18

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ


TẦNG CII........................................................................................................................ 18

2.1 KẾ TOÁN TIỀN MẶT.....................................................................................18

2.1.1 Quy trình thực hiện kế toán tiền mặt........................................................18

2.1.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................19

2.1.3 Phương pháp kế toán..................................................................................20

2.1.4 Nhận xét.......................................................................................................21

2.2 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG.............................................................21

2.2.1 Quy trình thực hiện kế toán tiền gửi ngân hàng.......................................21

2.2.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................23

2.2.3 Phương pháp kế toán..................................................................................24

2.2.4 Nhận xét.......................................................................................................25

2.3 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU....................................................................25

2.3.1 Quy trình thực hiện kế toán nguyên vật liệu............................................25

2.3.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................27

2.3.3 Phương pháp kế toán..................................................................................27

2.3.4 Nhận xét.......................................................................................................28

2.4 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.......................................................................28

2.4.1 Quy trình thực hiện kế toán tài sản cố định..............................................28

2.4.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................30

2.4.3 Phương pháp kế toán..................................................................................30

2.4.4 Nhận xét.......................................................................................................31

2.5 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.....32

2.5.1 Quy trình thực hiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. .32

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

2.5.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................34

2.5.3 Phương pháp kế toán..................................................................................34

2.5.4 Nhận xét.......................................................................................................35

CHƯƠNG 3.....................................................................................................................37

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG CII.....37

3.1 BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.............................................................37

3.2 KẾ TOÁN TIỀN MẶT.....................................................................................37

3.3 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG.............................................................38

3.4 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU....................................................................39

3.5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.......................................................................41

3.6 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.....41

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích


CP Cổ phần
TGNH Tiền gửi ngân hàng
GTGT Giá trị gia tăng
TSCĐ Tài sản cố định
NVL Nguyên vật liệu
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
VNĐ Việt Nam đồng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Chương 1
Sơ đồ 1. 1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty................................................................11
Sơ đồ 1. 2: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Công ty.....................................................13
Sơ đồ 1. 3: Sơ đồ hình thức kế toán tại Công ty...............................................................16

Chương 2
Sơ đồ 2. 1: Quy trình thực hiện kế toán thu tiền mặt........................................................18
Sơ đồ 2. 2: Quy trình thực hiện kế toán chi tiền mặt........................................................19
Sơ đồ 2. 3: Quy trình thực hiện kế toán thu tiền gửi ngân hàng.......................................22
Sơ đồ 2. 4: Quy trình thực hiện kế toán chi tiền gửi ngân hàng.......................................23
Sơ đồ 2. 5: Quy trình thực hiện kế toán nguyên vật liệu..................................................26
Sơ đồ 2. 6: Quy trình thực hiện kế toán tài sản cố định....................................................29
Sơ đồ 2. 7: Quy trình thực hiện kế toán tiền lương của Công ty......................................32

Chương 3
Sơ đồ 3. 1: Hướng dẫn xây dựng lại cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Công ty...............37
Sơ đồ 3. 2: Hướng dẫn xây dựng lại quy trình kế toán NVL............................................40

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2. 1: Các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành......................................33

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ
TẦNG CII
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.1 Giới thiệu chung
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG CII
Tên viết tắt: CII E&C
Mã số thuế: 0304200346
Địa chỉ trụ sở chính: Số 191 Hoa Lan, Phường 02, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Loại hình Công ty: Công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phùng Văn Hiền
Vốn điều lệ: 415.000.000.000 Việt Nam đồng (Bằng chữ: Bốn trăm mười lăm tỷ Việt Nam
đồng)
Mã cổ phiếu: CEE
Cơ quan thuế quản lý: Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3512 0850
Fax: 028 3512 0633
Email: info@ciiec.com.vn
Website: https://ciiec.com.vn/vi/
Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của CII E&C bao gồm xây dựng, lắp đặt, sửa chữa
các công trình hạ tầng giao thông (đường bộ, đường hầm, cầu,…), hạ tầng nước (nhà máy cấp
nước, trạm xử lý nước thải, đường ống cấp nước), hạ tầng công nghiệp (nhà xưởng, đường xá
trong khu công nghiệp,…) tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền tây nam.
1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty
- Năm 2000: Công ty Đầu tư & Kinh doanh Công trình Giao thông 565 được thành lập theo
Quyết định số 129/2000/QĐ-BGTVT ngày 18/01/2000 của Bộ Giao thông Vận tải.
- Năm 2005: Công ty chuyển đổi thành Công ty CP 565 theo Quyết định số 3222 ngày
31/08/2005 của Bộ Giao thông Vận tải và trong đó Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao
thông 5 (Cienco 5) nắm giữ 30% vốn điều lệ.

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 1

- Năm 2007: Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) trở thành cổ đông lớn nhất
nắm giữ 30% vốn điều lệ của Công ty và Công ty CP 565 bắt đầu tham gia xây dựng các công
trình giao thông, hạ tầng do CII làm chủ đầu tư.
- Năm 2009: CII tăng tỷ lệ nắm giữ lên 49% vốn điều lệ của Công ty CP 565.
- Năm 2013: Công ty CP 565 trở thành Công ty con của CII và tăng vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng.
Quyết định đổi tên thành Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII (CII E&C) tập trung hoạt động
kinh doanh chính vào xây dựng hạ tầng giao thông.
- Năm 2014: CII E&C tăng vốn điều lệ từ 140 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng. Vào tháng 10 năm 2014,
Công ty thực hiện mua lại 99,8% cổ phần tại Công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia từ Công ty CP
Đầu tư Cầu đường CII. Tuy nhiên, số cổ phần này sẽ được chuyển quyền sở hữu sau 3 năm kể
từ khi thanh toán mua cổ phần.
- Năm 2015: CII E&C thực hiện đầu tư mua lại 100% Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi
(NQN) chuyên sản xuất vật liệu xây dựng.
- Năm 2016: Tháng 6 năm 2016, ban lãnh đạo Công ty quyết định thành lập Công ty TNHH
MTV Vật liệu Xây dựng CII E&C chuyên về kinh doanh vật liệu xây dựng. Vào tháng 8 năm
2016, CII E&C mua lại 100% Công ty TNHH Xây dựng – Công nghiệp và Thương mại Toàn
Phát Thịnh, một Công ty thành lập từ năm 2005 và đổi tên thành Công ty TNHH MTV Xây
dựng Dân dụng CII E&C. Tháng 12 năm 2016, CII E&C tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 400 tỷ
đồng lên 415 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên Công ty.
-Ngày 01/01/2017: Công ty đã hoàn tất thủ tục để nhận chuyển nhượng 99,81% cổ phần của Công
ty CP Cơ khí Điện Lữ Gia và Công ty CP Cơ khí Điện Lữ Gia đã chính thức trở thành Công ty
con của Công ty.
-Ngày 05/04/2017: Công ty chính thức trở thành Công ty đại chúng theo Công văn số
1791/UBCKGSĐC của UBCKNN ngày 05/04/2017 chấp thuận hồ sơ đăng ký Công ty đại
chúng. Tỷ lệ sở hữu của CII tại CII E&C giảm xuống từ 99,54% còn 49,00% vốn điều lệ CII
E&C.
-Ngày 12/04/2017: Công ty được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cấp Giấy Chứng
nhận đăng ký Chứng khoán số 77/2017/GCNCP-VSD, với tổng số lượng cổ phiếu đăng ký là
41.500.000 cổ phiếu.
-Tháng 9 năm 2019: Công ty hoàn tất việc thoát toàn bộ phần vốn đầu tư tại Công ty TNHH MTV
Xây dựng Dân dụng CII E&C. Tháng 10 năm 2019, Công ty hoàn tất việc thoát toàn bộ phần

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 1

vốn đầu tư tại Công ty CP Cơ khí Điện Lữ Gia. Công ty chuyển về địa chỉ 156 Hoa Lan,
Phường 02, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
-Tháng 9 năm 2020: Công ty hoàn tất việc thoát 90% phần vốn đầu tư tại Công ty TNHH MTV
Vật liệu Xây dựng Sài Gòn. Tại thời điểm 12/01/2021, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất việc tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty lên 80%.
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
Sơ đồ 1. 1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng quản lý thi công


Phòng nhân sự

(Nguồn: Tổng hợp từ phòng nhân sự của Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
 Hội đồng quản trị
Thường xuyên báo cáo về việc giám sát tình hình hoạt động của Công ty trong các cuộc
họp. Đưa ra những ý kiến đóng góp về phương pháp điều hành và quản lý tài chính, góp phần
hoàn thiện bộ máy quản trị của Công ty.
 Tổng giám đốc
Là người điều hành, người đại diện pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm cao nhất về
toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính
sách quản lý của Công ty. Định kỳ hằng quý hằng năm báo cáo đánh giá tình hình tài chính, tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện các nội dung mà Hội đồng quản trị
giao sau đó hằng năm báo cáo về tình hình thực hiện những nội dung đó. Cung cấp thông tin cho

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 1

Ban kiểm soát về công tác quản lý, điều hành và hoạt động của Công ty theo yêu cầu. Đề xuất các
biện pháp nhằm nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty.
 Ban kiểm soát
Chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động giám sát của mình. Giám sát tình hình tài
chính của Công ty, tính hợp pháp trong các hoạt động của Hội đồng quản trị, tổng giám đốc.
Tham gia đầy đủ các buổi họp của Hội đồng quản trị, đóng góp những ý kiến thiết thực, tham gia
ý kiến về những vấn đề cần lưu ý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm cung cấp cho tổng giám đốc các vấn đề liên quan đến việc bán các sản
phẩm, dịch vụ của Công ty ra thị trường. Tư vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Tìm
kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng; Giúp Tổng Giám đốc có mối quan hệ tốt
với khách hàng. Chăm sóc khách hàng theo chính sách của Công ty. Thường xuyên cùng giám
đốc đi tiếp khách hoặc gặp gỡ những nhà cung cấp lớn, tham gia đàm phán các hợp đồng kinh
tế.
 Phòng kế toán
Tổ chức ghi chép hàng ngày, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ
số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn, quá trình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại
doanh nghiệp một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt hoạt động kinh doanh. Quản lý chi
phí đầu vào, đầu ra, phải đảm bảo thu chi hợp lý của Công ty. Thanh toán hợp đồng. Phổ biến
chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết. Phối
hợp với phòng nhân sự thực hiện việc chấm công nhân viên để lên bảng lương và các khoản trích
theo lương, sau đó giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, … Cung cấp các số liệu, tài liệu cho
việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính,
phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan liên quan
theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban
giám đốc của Công ty. Nhân viên kế toán có nhiệm vụ lập báo cáo về tài chính để phục vụ cho
việc kiểm toán và trình cho tổng giám đốc, phát hiện và báo cáo những sai lệch trong việc thu chi
không hợp lý đến Tổng Giám đốc.
 Phòng quản lý thi công

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 1

Đây là một trong những phòng ban quan trọng nhất Công ty. Phòng quản lý thi công chịu
trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến công trình và nội dung thi công. Công việc cụ thể
của phòng ban bao gồm: quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; quản lý khối lượng thi
công xây dựng công trình; quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây
dựng công trình; quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; quản lý các
nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
 Phòng nhân sự
Quản lý về các vấn đề liên quan đến nhân sự, công văn, hợp đồng, các quy chế áp dụng
cho Công ty; về cách tổ chức các phòng ban, nhân sự theo mô hình Công ty. Lập danh sách và
tuyển dụng cho Công ty những nhân viên có đủ trình độ. Tiếp nhận sàng lọc và xử lý hồ sơ ứng
viên, lập danh sách ứng viên tham gia phỏng vấn và thông báo cho họ biết, tiến hành phỏng vấn
ứng viên. Luôn đảm báo rằng Công ty luôn có đủ nhân sự để đáp ứng lượng công việc hiện tại
của Công ty. Linh hoạt sa thải hoặc bổ sung nhân viên một cách hợp lý. Xây dựng nội quy lao
động, các quy chế làm việc và quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với nhân viên trong doanh nghiệp.
Lưu trữ các hồ sơ, văn bản, giấy tờ quan trọng; soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu
hành nội bộ và gửi cho khách hàng. Đón tiếp khách hàng, đối tác. Phối hợp với phòng kế toán
thực hiện chấm công cho nhân viên trong Công ty.
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1.3.1 Sơ đồ phòng kế toán
Sơ đồ 1. 2: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Công ty

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán Kế toán thuế, Kế toán Kế toán


Thủ quỹ
dự án  TSCĐ và NVL công nợ thanh toán

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 1

(Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán
 Kế toán trưởng
Quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến tài chính, kế toán. Lãnh đạo phòng kế
toán, chịu trách nhiệm trước Công ty về tất cả hoạt động của phòng kế toán. Ngoài ra kế toán
trưởng là người kiểm soát quy trình lập tài liệu sổ sách, các bút toán tính sổ, các quy trình kiểm
kê tài sản, điều tra các nguồn tài chính, bảng cân đối kế toán cũng như các tài liệu khác liên quan
của Công ty và của các bộ phận, các chi nhánh. Bảo đảm tính hợp pháp, tính kịp thời và tính
chuẩn xác trong việc lập sổ sách tài liệu kế toán. Tham gia các cuộc họp giao ban của cơ quan,
họp chuyên đề có liên quan đến nhiệm vụ của phòng hoặc cần đến sự phối hợp, kiểm tra đào tạo
kế toán cho nhân viên.
 Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp là người hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên kế toán khác về các nghiệp vụ
kế toán phát sinh, giải đáp các thắc khi có vấn đề xảy ra. Thu thập và xử lý dữ liệu, những chứng
từ liên quan, hạch toán và theo dõi cũng như quản lý các khoản chi tiêu, kiểm tra sự cân đối giữa
số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp, kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo
cáo chi tiết. In ấn sổ chi tiết và sổ tổng hợp – Tổng hợp theo doanh nghiệp cũng như theo quy
định. Thực hiện thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu. Lập báo cáo tài chính.
 Kế toán dự án
Thực hiện kiểm tra dự toán nội bộ về số lượng, đơn giá, thành tiền và các khoản phí khác
liên quan đến từng hạng mục công trình. Kiểm tra và phân tích song song với hợp đồng kinh tế đã
ký kết nhằm đối chiếu chi phí và báo cáo lợi nhuận công trình. Kiểm tra, kiểm soát việc tạm ứng
và thanh quyết toán với nhà thầu. Kiểm tra số liệu, đối chiếu sổ sách vật tư thừa, công cụ dụng cụ
tại công trình. Kiểm tra, tổng hợp, lưu trữ bản sao các hồ sơ liên quan đến công trình, bản gốc
chuyển cho kế toán tổng hợp lưu giữ.
 Kế toán thuế, TSCĐ và NVL
Vị trí rất quan trọng trong Công ty vì kế toán mảng này đóng vai trò ghi chép và lưu trữ
mọi vấn đề về thuế và khai báo thuế. Theo dõi thời hạn và lập báo cáo đầu tháng các khoản phải
nộp vào ngân sách nhà nước như các loại thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp. Quản lý và báo cáo thuế sao cho hợp lý và đúng theo quy định hiện hành cho ban giám

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 1

đốc hoặc kế toán trưởng. Nếu thấy Công ty đang vi phạm quy định về Pháp luật Thuế, kế toán
thuế cần phản ánh lên cấp trên để không dẫn đến các sai phạm khi kiểm toán kiểm tra. Theo dõi,
hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời vật tư, NVL mua về. Mở sổ theo dõi TSCĐ và khấu hao
TSCĐ.

 Kế toán công nợ
Kế toán công nợ là vị trí kế toán với những công việc liên quan đến các khoản công nợ
phải thu hay phải chi trả khách. Hằng ngày kế toán công nợ phải kiểm tra hợp đồng mua bán của
Công ty, từ đó liên hệ với khách hàng để thỏa thuận thu chi sao cho hợp lý, tránh để lại nợ xấu
làm mất uy tín Công ty. Lưu trữ chứng từ thanh toán công nợ với khách hàng. Lên hạn thu hồi nợ
khách hàng và thông báo cho nhân viên thu tiền khách hàng đúng hạn. Mỗi tuần kế toán công nợ
sẽ lập ra bảng danh sách hợp đồng mua bán, trong đó có danh mục khách hàng, số hợp đồng trên
phụ lục, cung cấp cho hạng mục dự án nào, giá trị bao nhiêu, ngày giờ kí hợp đồng để kế toán
tổng hợp kiểm tra số liệu và trình kế toán trưởng.
 Kế toán thanh toán
Các khoản liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay đều được kế toán thanh
toán kiểm soát. Quản lý các khoản thu, thực hiện các nghiệp vụ thu tiền: của các đối tác, thu hồi
công nợ, thu tiền của thu ngân hàng hằng ngày. Theo dõi tiền gửi ngân hàng, theo dõi việc thanh
toán thẻ của khách hàng. Hằng ngày, kế toán thanh toán phải ghi và hoạch toán các nghiệp vụ
tiền liên quan đến trong Công ty như lương, tạm ứng và ngoài Công ty như thanh toán mua hàng.
Vì liên quan đến tiền nên các quyết định thu chi phải trình lên kế toán trưởng để xem xét.
 Thủ quỹ
Là người trực tiếp thu chi tiền mặt sau phi có phiếu thu, phiếu chi hoặc phiếu đề nghị tạm
ứng do kế toán thanh toán lập. Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền
mặt của đơn vị. Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ tiền mặt của Nhà nước quy định.
Hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt, và làm các báo cáo về quỹ tiền mặt.
Tránh trường hợp thiếu hụt số tiền trong quỹ mà không có cơ sơ cho vấn đề chi đó và không có
cơ sở để chứng minh về vấn đề chi tiêu. Hằng kì phải lập báo cáo tồn quỹ cho kiểm toán để các
cổ đông nắm được thông tin này.
1.4 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
1.4.1 Niên độ kế toán

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 1

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
hàng năm. Kỳ kế toán giữa niên độ bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 30 tháng 6
hàng năm.
1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 53/2016/TT-BTC
ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 200/2014/TT-BTC.
1.4.3 Hình thức kế toán
Sơ đồ 1. 3: Sơ đồ hình thức kế toán tại Công ty

Chứng từ kế toán Sổ kế toán


Phần mềm Sổ tổng hợp
Misa Sổ chi tiết

Bảng tổng hợp


chứng từ kế toán Máy vi tính Báo cáo tài chính

(Nguồn: Tổng hợp tại phòng kế toán Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
Ghi chú:
Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Misa với
hệ thống sổ sách theo mẫu của hình thức kế toán nhật ký chung, sử dụng phần mềm excel theo
dõi bảng chấm công và bảng tổng hợp tiền lương, sử dụng phần mềm HTKK hỗ trợ nộp thuế điện
tử.
1.4.4 Đơn vị tiền tệ kế toán
Đơn vị tiền tệ kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc
gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài
chính của doanh nghiệp.
1.4.5 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 1

Phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng được Công ty sử dụng là phương pháp kê khai thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
1.4.6 Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho
Nguyên vật liệu mua về sử dụng trực tiếp tại công trình xây dựng, nếu đưa nguyên vật
liệu nhập kho tại công trình thì kho này sẽ được quản lý bởi phòng quản lý thi công. Kế toán
Công ty chỉ hạch toán vào tài khoản 641.
1.4.7 Phương pháp ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
Công ty sử dụng nguyên tắc giá gốc để ghi nhận TSCĐ. Tài sản cố định hữu hình được
khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

CHƯƠNG 2
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
HẠ TẦNG CII
2.1 KẾ TOÁN TIỀN MẶT
2.1.1 Quy trình thực hiện kế toán tiền mặt
2.1.1.1 Quy trình kế toán thu tiền mặt
Sơ đồ 2. 1: Quy trình thực hiện kế toán thu tiền mặt

Đối tượng trả Giám đốc và kế toán


Kế toán thanh toán Thủ quỹ
tiền trưởng

Trả tiền Lập phiếu thu Ký duyệt Thu tiền và


xác nhận

Phiếu thu
đã ký duyệt

Phiếu thu đã ký
duyệt

Ghi sổ và lưu
chứng từ Ghi sổ quỹ

(Nguồn: Tổng hợp tại phòng kế toán Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
 Diễn giải quy trình kế toán thu tiền mặt
Đối tượng trả tiền sẽ đến gặp kế toán thanh toán để thanh toán tiền mặt, kế toán thanh
toán lập phiếu thu và sau đó sẽ chuyển phiếu thu qua cho kế toán trưởng soát xét và đưa giám đốc
ký duyệt. Phiếu thu đã được ký duyệt sẽ chuyển tiếp qua cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau
khi nhận đủ số tiền, thủ quỹ sẽ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào phiếu, sau đó sẽ ký vào. Phiếu thu
chia làm 3 liên, 1 liên thủ quỹ sẽ giữ lại để ghi sổ quỹ, 1 liên giao lại cho đối tượng trả tiền, 1 liên
sẽ giao cho kế toán thanh toán để ghi sổ kế toán.

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

2.1.1.2 Quy trình kế toán chi tiền mặt


Sơ đồ 2. 2: Quy trình thực hiện kế toán chi tiền mặt

Kế toán thanh Kế toán


Đối tượng đề nghị Giám đốc Thủ quỹ
toán trưởng

Giấy đề nghị Lập Xét Ký phiếu


thanh toán tạm phiếu chi duyệt chi
ứng

Nhận phiếu Nhận


chi đã ký phiếu và
duyệt kiểm tra

Nhận tiền và Xuất tiền


ký phiếu chi

Ghi sổ và
lưu chứng Ghi sổ quỹ
từ

(Nguồn: Tổng hợp tại phòng kế toán Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
 Diễn giải quy trình kế toán chi tiền mặt
Đối tượng đề nghị chi tiền sẽ đưa giấy đề nghị tạm ứng cho kế toán thanh toán, kế toán
lập phiếu chi dựa theo giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, sau đó sẽ chuyển qua kế toán trưởng xét
duyệt hợp lệ, sau đó sẽ chuyển qua cho giám đốc ký phiếu chi. Phiếu chi được ký duyệt được kế
toán thanh toán đưa cho thủ quỹ kiểm tra và đồng ý ký tên xuất quỹ. Người đề nghị tạm ứng sẽ
nhận phiếu chi 1 liên và tiền mặt, 1 liên lưu tại thủ quỹ để ghi sổ quỹ, liên còn lại đưa kế toán
thanh toán để ghi sổ kế toán.
2.1.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

Công ty sử dụng tiền mặt rất ít, tiền mặt thường chi vào những việc nội bộ, chủ yếu thu
chi tiền tạm ứng để mua sắm vật tư phục vụ cho các phòng ban hay ứng lương nhân viên, chi tạm
ứng cho nhân viên công tác….
2.1.3 Phương pháp kế toán
a. Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu thu (xem Phụ lục số 2.1)

- Phiếu chi (xem Phụ lục số 2.2)

b. Tài khoản kế toán


– Tài khoản cấp 1: 111 – Tiền mặt
– Tài khoản cấp 2: 1111 – Tiền mặt VND
c. Sổ kế toán sử dụng
– Sổ kế toán tổng hợp: + Sổ nhật ký chung (xem Phụ lục số 2.3)
+ Sổ cái tài khoản 111 (xem Phụ lục số 2.4)
– Sổ kế toán chi tiết: + Sổ chi tiết tài khoản 1111 - Tiền mặt VNĐ (xem Phụ lục số 2.5)
+ Sổ quỹ
d. Minh họa nghiệp vụ thực tế phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 20/01/2022, chi tiền mặt theo phiếu chi số 001/01/PC (xem Phụ lục
số 2.2) tạm ứng chi phí mua sắm vật tư và vệ sinh văn phòng mới ở số 191 đường Hoa Lan cho
nhân viên Lê Vũ Hoàng phòng quản lý thi công, số tiền chi là 10.200.000 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1418 10.200.000 đồng
Có TK 111 10.200.000 đồng
Nghiệp vụ 2: Ngày 16/02/2022, thu tiền mặt theo phiếu thu 001/02/PT (xem Phụ lục số
2.1) thu hoàn nợ tiền mặt tạm ứng công tác của nhân viên Bùi Thị Hiệu phòng hành chính nhân
sự, số tiền thu là 15.000.000 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1111 15.000.000 đồng
Có TK 1418 15.000.000 đồng

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

Nghiệp vụ 3: Ngày 17/03/2022, thu tiền mặt theo phiếu thu 001/03/PT (xem Phụ lục số
2.6) thu hoàn nợ tiền mặt tạm ứng công tác của nhân viên Bùi Thị Hiệu phòng hành chính nhân
sự, số tiền thu là 15.000.000 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1111 15.000.000 đồng
Có TK 1418 15.000.000 đồng
2.1.4 Nhận xét
 Ưu điểm
– Về quy trình thu và chi tiền mặt: Quy trình đơn giản, dễ hiểu, thực hiện đầy đủ các
bước thu và chi tiền mặt. Phiếu thu và phiếu chi đầy đủ 3 liên theo quy định, được
đưa đều cho các bên liên quan.
– Về chứng từ kế toán: Tổng hợp đầy đủ chứng từ để ghi sổ.
– Về sổ kế toán: Sổ kế toán đã sử dụng và thực hiện đúng quy định của Bộ tài chính, tập
hợp chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ cẩn thận, rõ ràng và dễ hiểu.
 Nhược điểm
– Việc kiểm kê, đối chiếu số tiền thực tế có tại quỹ với sổ quỹ không được diễn ra
thường xuyên làm ảnh hưởng đến việc quản lý tiền mặt tại Công ty.
– Phiếu thu và phiếu chi chưa đầy đủ chữ ký theo đúng quy định của các bên liên quan
(thiếu chữ ký của người nhận, người lập phiếu, kế toán trưởng, thủ quỹ, giám đốc).
2.2 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
2.2.1 Quy trình thực hiện kế toán tiền gửi ngân hàng
2.2.1.1 Quy trình kế toán thu tiền gửi ngân hàng

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

Sơ đồ 2. 3: Quy trình thực hiện kế toán thu tiền gửi ngân hàng
Ngân hàng Kế toán thanh toán Kế toán trưởng

Nhận tiền

Lập giấy báo có Nhận giấy báo có

Kiểm tra đối


Ký và duyệt thu
chiếu chứng từ
gốc

Ghi sổ tiền gửi

Lưu
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế chứng
toán từ ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
Công
 Diễn giải quy trình kế toán thu tiền gửi ngân hàng
Khi nghiệp vụ thu tiền gửi ngân hàng phát sinh, ngân hàng nhận tiền từ người nộp tiền và
ngân hàng sẽ tiến hành lập giấy báo có gửi về cho kế toán thanh toán tại doanh nghiệp, kế toán
thanh toán sẽ kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc có liên quan. Giấy báo có và chứng từ gốc
sẽ được chuyển lên kế toán trưởng ký duyệt. Kế toán trưởng ký duyệt xong chuyển về lại cho kế
toán thanh toán tiến hành ghi sổ tiền gửi và lưu chứng từ.
2.2.1.2 Quy trình kế toán chi tiền gửi ngân hàng

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

Sơ đồ 2. 4: Quy trình thực hiện kế toán chi tiền gửi ngân hàng
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Ngân hàng

Ký ủy Ký và Lập ủy
nhiệm chi duyệt chi nhiệm chi

Nhận ủy
nhiệm chi

Thực hiện
lệnh chi

Nhận giấy Lập giấy


báo nợ báo nợ

Ghi sổ kế
toán TGNH

Lưu chứng từ

(Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán của Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
 Diễn giải quy trình kế toán chi tiền gửi ngân hàng
Khi doanh nghiệp cần thanh toán tiền thì kế toán thanh toán của doanh nghiệp sẽ lập ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm chi sẽ được chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Sau khi ký
duyệt thì kế toán thanh toán tiến hành gửi ủy nhiệm cho cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ nhận được
ủy nhiệm chi, thực hiện lệnh chi và đồng thời lập giấy báo nợ. Giấy báo nợ sẽ chuyển về cho kế
toán thanh toán tại doanh nghiệp, kế toán thanh toán sẽ tiến hành ghi sổ kế toán tiền gửi và lưu
chứng từ.
2.2.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

2.2.2.1 Thu tiền gửi ngân hàng


– Nộp tiền vào tài khoản ngân hàng.
– Khách hàng trả nợ hoặc nhận tiền ứng trước bằng tiền gửi ngân hàng.
– Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng.
– Thu tiền từ các hoạt động tài chính, hoạt động khác.
– Nhận tiền vay bằng tiền gửi ngân hàng.
2.2.2.2 Chi tiền gửi ngân hàng
– Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt.
– Ứng trước tiền mua hàng hoặc trả tiền mua hàng cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân
hàng.
– Rút tiền gửi ngân hàng ký cược ký quỹ.
– Trả các khoản vay hoặc chi khác.
– Nộp thuế và các khoản phải thu nhà nước bằng tiền gửi ngân hàng.
– Trả lương, tạm ứng cho nhân viên.
2.2.3 Phương pháp kế toán
a. Chứng từ kế toán sử dụng
– Giấy báo nợ (xem Phụ lục số 2.7)
– Giấy báo có (xem Phụ lục số 2.8)
b. Tài khoản kế toán sử dụng
– Tài khoản cấp 1: 112 – Tiền gửi ngân hàng
– Tài khoản cấp 2: 1121 – Tiền gửi ngân hàng VNĐ
c. Sổ kế toán sử dụng
– Sổ kế toán tổng hợp: + Sổ nhật ký chung (xem Phụ lục số 2.3)
+ Sổ cái tài khoản 112
– Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết tài khoản 1121 – Tiền gửi ngân hàng VNĐ.
d. Minh họa nghiệp vụ thực tế phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 28/03/2022, Công ty nhận được giấy báo nợ (xem Phụ lục số 2.7) về
việc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng BIDV Vĩnh Long của Công ty, số tiền 825.000 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1121 – BIDV Vĩnh Long 825.000 đồng
Có TK 1121 – Vietinbank 825.000 đồng

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

Nghiệp vụ 2: Ngày 31/03/2022, Công ty nhận được giấy báo có (xem Phụ lục 2.8) về
nhận lãi tiền gửi thanh toán (DDA) với số tiền 316.249 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1121 316.249 đồng
Có TK 515 316.249 đồng
Nghiệp vụ 3: Ngày 01/04/2022, Công ty nhận được giấy báo nợ (xem Phụ lục 2.9) về
mua hàng của Công ty CP Khai thác và Chế biến khoáng sản Hàm Tân với số tiền 700.000.000
đồng đã bao gồm thuế GTGT 8%.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152 648.148.148 đồng
Nợ TK 133 51.851.852 đồng
Có TK 1121 700.000.000 đồng
2.2.4 Nhận xét
 Ưu điểm
– Về quy trình thu và chi TGNH: Quy trình xét duyệt các khoản thu chi bằng TGNH
diễn ra hợp lý, đầy đủ xét duyệt bởi giám đốc và kế toán trưởng.
– Về nghiệp vụ kế toán: Được kế toán phản ánh kịp thời và đầy đủ chứng từ liên quan
đến các nghiệp vụ kế toán phát sinh.
– Về chứng từ kế toán: Tất cả các nghiệp vụ đều có chứng từ cụ thể, rõ ràng. Công ty sử
dụng chứng từ đầy đủ và hợp lí.
– Về sổ kế toán: Sổ kế toán đã sử dụng và thực hiện đúng quy định của Bộ tài chính, tập
hợp chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ cẩn thận, rõ ràng và dễ hiểu.
 Nhược điểm
- Về tài khoản kế toán: Công ty không sử dụng hệ thống tài khoản chi tiết cho từng đối
tượng ngân hàng, điều này tạo khó khăn cho việc theo dõi công nợ và số dư của tiền
gửi ngân hàng.
2.3 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
2.3.1 Quy trình thực hiện kế toán nguyên vật liệu

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

Sơ đồ 2. 5: Quy trình thực hiện kế toán nguyên vật liệu


Phòng kinh Bộ phận sử Kế toán xử lý Nhà cung cấp Kế toán thanh
doanh dụng NVL toán

Lập dự toán Hóa đơn Chuyển Hóa đơn


NVL bán NVL đơn đặt bán NVL
hàng

Kiểm tra Ủy nhiệm


và xét Nhập liệu chi
duyệt đơn vào phần
đặt hàng mềm kế
toán
Giấy báo
nợ

Tiến hành
đặt hàng Ghi sổ

Đơn đặt Hóa đơn


hàng bán hàng

Ký xác Giao NVL


nhận bàn
giao NVL
sử dụng

(Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
 Diễn giải quy trình kế toán NVL
Đầu tiên, phòng kinh doanh sẽ lập bảng dự toán nguyên vật liệu sau đó kiểm tra và xét
duyệt đơn đặt hàng, hoàn tất xét duyệt sẽ tiến hành đặt hàng. Đơn đặt hàng sẽ chuyển đến nhà
cung cấp để mua nguyên vật liệu. Phía nhà cung cấp sẽ tạo hóa đơn bán hàng, khi hàng đã đặt
được vận chuyển đi giao, nhà cung cấp sẽ trực tiếp giao số nguyên vật liệu đến thẳng bộ phận sử
dụng, không cần nhập kho. Bộ phận sử dụng sẽ ký xác nhận bàn giao NVL sử dụng. Hóa đơn bán

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

hàng sẽ được đưa qua kế toán thanh toán, ở đây kế toán lập ủy nhiệm chi để thanh toán đơn hàng
cho nhà cung cấp, nhận được giấy báo có sẽ tiến hành ghi sổ. Phía kế toán xử lý NVL sẽ nhận
hóa đơn bán NVL và tiến hành hạch toán trên phần mềm.
2.3.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trong kỳ Công ty phát sinh hầu hết là các nghiệp vụ liên quan đến mua nguyên vật liệu sử
dụng ngay.
2.3.3 Phương pháp kế toán
a. Chứng từ kế toán sử dụng
Do đặc thù của doanh nghiệp là công ty xây dựng nên NVL mua về sẽ được nhập kho
hoặc sẽ được sử dụng trực tiếp cho công trình xây dựng. Công ty bàn giao kho cho phòng quản lý
thi công theo dõi và quản lý, kế toán công ty chỉ quản lý công nợ và chi phí. Vì thế kế toán không
dùng phiếu nhập kho và phiếu xuất kho, sử dụng hóa đơn GTGT để ghi sổ (xem Phụ lục số 2.10).
b. Tài khoản kế toán sử dụng
Do đặc thù của doanh nghiệp là công ty xây dựng nên NVL mua về sẽ được nhập kho
hoặc sẽ được sử dụng trực tiếp cho công trình xây dựng. Công ty bàn giao kho cho phòng quản lý
thi công theo dõi và quản ly, kế toán công ty chỉ quản lý công nợ và chi phí. Vì thế, kế toán
không sử dụng tài khoản 152 mà sử dụng tài khoản 621 để hạch toán chi phí này.
c. Sổ kế toán sử dụng
– Sổ tổng hợp: + Sổ nhật ký chung (xem Phụ lục số 2.3)
+ Sổ cái tài khoản 621.
d. Minh họa nghiệp vụ thực tế phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 11/03/2022, chuyển khoản mua 43m3 bê tông tươi từ Công ty TNHH
Hữu Biên đem về sử dụng ngay, giá bán chưa thuế là 49.880.000 đồng, thuế GTGT 8%, hóa đơn
GTGT mua hàng số 0000752 (xem Phụ lục số 2.10).
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 621 49.880.000 đồng
Nợ TK 133 3.990.400 đồng
Có TK 112 53.870.400 đồng
Nghiệp vụ 2: Ngày 10/03/2022, chi tiền mua 117m Cống 1.200 H10; 80m Cống 400 H10
từ Công ty TNHH Đầu tư Tân Hà đem về sử dụng ngay, giá bán chưa thuế là 277.531.818 đồng,

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

thuế GTGT 8%, thanh toán bằng TGNH, hóa đơn GTGT mua hàng số 0001681 (xem Phụ lục
2.11).
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 621 277.531.818 đồng
Nợ TK 133 22.202.546 đồng
Có TK 112 299.734.364 đồng
Nghiệp vụ 3: Ngày 15/03/2022, chi tiền mua thép từ Công ty TNHH Đầu tư Thương mại
An Phú Thành, giá bán chưa thuế là 1.205.759.400 đồng, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng
chuyển khoản. Sau đó đem về sử dụng ngay cho công trình, hóa đơn GTGT mua hàng số
00000034 (xem Phụ lục 2.12).
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 621 1.205.759.400 đồng
Nợ TK 133 120.575.940 đồng
Có TK 112 1.326.335.340 đồng
2.3.4 Nhận xét
 Ưu điểm
– Về quy trình kế toán: Quy trình được xây dựng khoa học và linh hoạt để phối hợp với
từng phòng ban sao cho công việc được hoàn thành nhanh nhất.
– Về tài khoản kế toán: Hầu hết là NVL mua về đều sử dụng ngay, nên sử dụng ít tài
khoản, dễ theo dõi.
– Về sổ kế toán: Sổ kế toán đã sử dụng và thực hiện đúng quy định của Bộ tài chính, tập
hợp chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ cẩn thận, rõ ràng và dễ hiểu.
 Nhược điểm
– Về quy trình kế toán: Phòng kinh doanh đặt hàng chưa có sự xét duyệt, sự đồng ý
chấp nhận yêu cầu mua hàng của giám đốc mà đều do phòng kinh doanh tự ra đơn đặt
hàng cũng như tự đặt hàng. Ủy nhiệm chi chưa có xác nhận đồng ý chi từ kế toán
trưởng và giám đốc
2.4 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
2.4.1 Quy trình thực hiện kế toán tài sản cố định

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

Sơ đồ 2. 6: Quy trình thực hiện kế toán tài sản cố định


Bộ phận sử dụng Kế toán xử lý TSCĐ Kế toán trưởng Kế toán thanh toán

Bộ phận có nhu
cầu mua sắm Xét duyệt yêu Ký duyệt đơn
TSCĐ cầu mua TSCĐ yêu cầu

Lập đơn yêu


cầu xin phê
duyệt

Lập hợp đồng


mua TSCĐ với
nhà cung cấp

Thực hiện mua Lập ủy nhiệm


sắm TSCĐ chi thanh toán

Ký duyệt chi

Giấy báo nợ

Ký biên bản bàn Tiếp nhận biên Ký biên bản bàn


giao nhận bản bàn giao giao nhận
TSCĐ nhận TSCĐ TSCĐ
Ghi sổ kế toán

(Nguồn: Tổng hợpGhi sổ và trích


từ phòng kế toán của Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
khấu hao TSCĐ

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

 Diễn giải quy trình kế toán tài sản cố định


Bộ phận có nhu cầu mua sắm TSCĐ sẽ phải làm đơn yêu cầu xin phê duyệt mua TSCĐ,
đơn yêu cầu sẽ chuyển qua kế toán xử lý TSCĐ để xem xét nhu cầu mua tài sản có cần thiết và
hợp lý hay không, sau đó sẽ chuyển tiếp qua kế toán trưởng để ký xác nhận yêu cầu mua tài sản
được chấp thuận. Kế toán xử lý TSCĐ sẽ tìm kiếm nhà cung cấp và bàn bạc hợp đồng mua bán
tài sản, kế toán thanh toán sẽ lập ủy nhiệm chi, kế toán trưởng ký duyệt chi để thanh toán mua tài
sản. Khi tài sản được bên nhà cung cấp giao tới, sẽ trình biên bản giao nhận TSCĐ lên kế toán
trưởng ký đầu rồi mới giao qua cho kế toán phụ trách TSCĐ. Kế toán phụ trách mảng này sẽ tiếp
tục tiếp nhận biên bản bàn giao, ký tên rồi mới đưa đến bộ phận sử dụng. Kế toán đảm nhận
TSCĐ sẽ ghi sổ và trích khấu hao định kỳ cho tài sản đó.
2.4.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
– Mua TSCĐ
– Khấu hao TSCĐ
2.4.3 Phương pháp kế toán
a. Chứng từ kế toán sử dụng
– Hóa đơn GTGT (xem Phụ lục số 2.13)
– Biên bản bàn giao nhận tài sản
b. Tài khoản kế toán
– Tài khoản cấp 1: 211 – Tài sản cố định hữu hình
214 – Hao mòn TSCĐ
– Tài khoản cấp 2: 2112 – Máy móc, thiết bị
2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn
c. Sổ kế toán sử dụng
– Sổ kế toán tổng hợp: + Sổ nhật ký chung (xem Phụ lục 2.3)
+ Sổ cái tài khoản 211, 214.
d. Minh họa nghiệp vụ thực tế phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 13/03/2021, mua 1 xe ô tô con trị giá 3.318.181.818 đồng, chưa bao
gồm thuế GTGT 10%, theo hoá đơn GTGT số 0002541 (xem Phụ lục số 2.13) của Công ty
TNHH Toyota Thái Nguyên, thanh toán bằng TGNH.

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

Kế toán định khoản như sau:


Nợ TK 211 3.318.181.818 đồng
Nợ TK 133 331.818.182 đồng
Có TK 112 3.650.000.000 đồng
Nghiệp vụ 2: Ngày 04/05/2021, mua 1 máy photocopy trị giá 59.700.000 đồng, chưa bao
gồm thuế GTGT 10%, theo hoá đơn GTGT số 0007244 (xem Phụ lục số 2.14) của Công ty CP
Thương mại và Dịch vụ Xem Sơn, thanh toán bằng TGNH.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 211 59.700.000 đồng
Nợ TK 133 5.970.000 đồng
Có TK 112 65.670.000 đồng
Nghiệp vụ 3: Ngày 24/11/2021, mua 1 máy đào bánh lốp trị giá 904.545.455 đồng, chưa
bao gồm thuế GTGT 10%, theo hoá đơn GTGT số 0000074 (xem Phụ lục số 2.15) của Công ty
TNHH High Mountain, thanh toán bằng TGNH.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 211 904.545.455 đồng
Nợ TK 133 90.454.545 đồng
Có TK 112 995.000.000 đồng
2.4.4 Nhận xét
 Ưu điểm
– Về quy trình kế toán: Thực hiện đầy đủ các bước từ lập đơn xin yêu cầu mua TSCĐ,
có sự xem xét và đồng ý ký duyệt từ kế toán trưởng và giám đốc trước khi mua
TSCĐ. Quy trình mua TSCĐ và nhận TSCĐ rõ ràng, có giầy tờ đầy đủ, TSCĐ được
theo dõi và trích hao mòn định kỳ.
– Về chứng từ kế toán: Đầy đủ giấy tờ dùng cho việc hạch toán và theo dõi TSCĐ.
Được cấp giấy dùng cho việc xin yêu cầu mua TSCĐ, giúp bộ phận có nhu cầu chủ
động trong việc mua TSCĐ cần thiết để phục vụ công việc.
– Về hạch toán: Thực hiện hạch toán, nhập liệu đúng quy trình đã đặt ra.
 Nhược điểm

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

– Về chứng từ kế toán: TSCĐ tại Công ty khá nhiều, không có sổ theo dõi riêng từng
loại TSCĐ nên gây khó khăn trong việc quản lý TSCĐ.
2.5 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
2.5.1 Quy trình thực hiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 2. 7: Quy trình thực hiện kế toán tiền lương của Công ty
Bộ phận chấm công Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Giám đốc

Chấm Tổng hợp


công hàng bảng chấm
ngày công và các
chứng từ
liên quan

Lập bảng Lập bảng


chấm công lương và các
khoản trích
theo lương
Kiểm tra Xem xét
bảng lương bảng lương
và các khoản và các khoản
trích theo trích theo
lương lương

Lập ủy Ký duyệt
nhiệm chi

Trả lương
cho nhân
viên

(Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

 Cách tính lương và các khoản trích theo lương


( Lương căn bản+Các khoản phụ cấp)
Lương phải trả cho nhân viên = × Số ngày công thực tế -
26
Các khoản trích lương đóng bảo hiểm
 Lương căn bản theo quy định của Công ty: 6.500.000 đồng
 Khoản phụ cấp bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm, cơm trưa, xăng xe.
 Khoản trích lương đóng bảo hiểm.
Bảng 2. 1: Các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành
Đối với Công ty Đối với người lao động
Các khoản trích theo
(Tính vào chi phí) (Trừ vào lương) (%)
lương
(%) (%)
Bảo hiểm xã hội 17,5 8 25,5
Bảo hiểm y tế 3 1,5 4,5
Bảo hiểm thất nghiệp 1 1 2
Kinh phí công đoàn 2 2
(%) 23,5 10,5 34
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII)
 Minh họa lương và các khoản trích theo lương
Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên Hà Cao Văn
 Phụ cấp = Tiền xăng xe + Tiền ăn trưa = 2.000.000 + 750.000 = 2.750.000 đồng
 Trích các khoản theo lương đóng bảo hiểm = 6.500.000 × 10,5% = 682.500 đồng
 Các khoản công ty trích cho người lao động = 6.500.000 × 23,5% = 1.527.500 đồng
6.500.000+ 2.750.000
 Lương phải trả = × 27 - 682.500 = 8.923.269 đồng
26
 Diễn giải quy trình thực hiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Bộ phận nhân sự sẽ phụ trách chấm công cho cả Công ty, theo dõi nhân viên trong Công
ty có đi làm đầy đủ hay không bằng bảng chấm công. Sau đó đến cuối tháng, kế toán thanh toán
sẽ tổng hợp lại bảng chấm công và các chứng từ liên quan, lập bảng tính lương, trích các khoản
theo lương. Tiếp đến kế toán thanh toán sẽ chuyển đến kế toán trưởng kiểm tra lại bảng lương,
nếu không có gì sai sót kế toán trưởng sẽ trình cho giám đốc xem xét và ký duyệt, rồi đưa lại về

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

kế toán thanh toán dựa vào đó để thanh toán lương. Kế toán thanh toán kiểm tra đúng quy định,
sẽ lập ủy nhiệm chi cho ngân hàng chuyển khoản trả lương cho nhân viên.
2.5.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Thanh toán lương đối với nhân viên văn phòng và bộ phận quản lý: Dựa vào bảng chấm
công hàng ngày và hợp đồng lao động kế toán lập bảng thanh toán tiền lương của các nhân viên
và bộ phận quản lý của Công ty. Công ty sẽ thanh toán bằng lập ủy nhiệm chi cho ngân hàng
chuyển khoản.
2.5.3 Phương pháp kế toán
a. Chứng từ kế toán sử dụng
– Bảng thanh toán tiền lương (xem Phụ lục số 2.16)
– Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN (xem Phụ lục số 2.16)
– Bảng tạm ứng lương
b. Tài khoản kế toán
– Tài khoản cấp 1: 334 – Tiền lương phải trả
338 – Phải trả khác
– Tài khoản cấp 2: 3341 – Tiền lương phải trả công nhân viên
3383 – Bảo hiểm xã hội
3384 – Bảo hiểm y tế
3386 – Bảo hiểm thất nghiệp
c. Sổ kế toán sử dụng
– Sổ kế toán tổng hợp: + Sổ nhật ký chung (xem Phụ lục 2.3)
+ Sổ cái tài khoản 334, 338.
– Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết tài khoản 334, 338.
d. Minh họa nghiệp vụ thực tế phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 31/01/2022, kế toán tổng hợp bảng chấm công, lập bảng thanh toán
tiền lương tháng 1 (xem Phụ lục 2.16) và thực hiện tính lương cho nhân viên ở Công ty là
223.965.201 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6422 223.965.201 đồng
Có TK 3341 223.965.201 đồng

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

Nghiệp vụ 2: Ngày 31/01/2022, Công ty dựa vào bảng thanh toán lương (xem Phụ lục
2.16) để tính các khoản trích theo lương tháng 1 của nhân viên ở Công ty.
Kế toán định khoản như sau:
Trích các khoản theo lương đóng bảo hiểm:
Nợ TK 334 21.143.878 đồng
Có TK 3383 16.109.621 đồng
Có TK 3384 3.020.554 đồng
Có TK 3386 2.013.703 đồng
Các khoản công ty trích cho người lao động:
Nợ TK 6421 47.322.011 đồng
Có TK 3382 4.027.405 đồng
Có TK 3383 35.239.795 đồng
Có TK 3384 6.041.108 đồng
Có TK 3386 2.013.703 đồng
Nghiệp vụ 3: Ngày 31/01/2022, Công ty dựa vào bảng thanh toán lương (xem Phụ lục
2.16) chuyển khoản thanh toán tiền lương tháng 1 cho nhân viên Trần Minh Trí, số tiền đã trừ đi
các khoản trích theo lương là 8.923.269 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 3341 8.923.269 đồng
Có TK 112 8.923.269 đồng
Nghiệp vụ 4: Ngày 31/01/2022, Công ty dựa vào bảng tính bảo hiểm (xem Phụ lục 2.16)
chi tiền nộp BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.HCM bằng chuyển khoản,
tổng tiền chi là 64.492.383 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6421 64.492.483 đồng
Có TK 3383 51.403.416 đồng
Có TK 3384 9.061.662 đồng
Có TK 3386 4.027.405 đồng
2.5.4 Nhận xét
 Ưu điểm

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 2

– Về phương pháp tính lương: Đơn giản, dễ hiểu, dễ làm. Công ty thực hiện đầy đủ các
khoản trích BHYT, BHTN, BHXH cho toàn bộ nhân viên.
– Về thanh toán tiền lương: Thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng tiền gửi ngân
hàng giúp tiết kiệm được thời gian, tránh gây sai sót. Số lượng nhân viên ít, giúp việc
thanh toán lương nhanh chóng.
– Về quy trình kế toán: Thực hiện chấm công đầy đủ, đầy đủ quy trình từ tính lương đến
thanh toán.
– Về sổ kế toán: Sổ kế toán đã sử dụng và thực hiện đúng quy định của Bộ tài chính, tập
hợp chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ cẩn thận, rõ ràng và dễ hiểu.
 Hạn chế
– Kế toán thanh toán chỉ căn cứ vào bảng chấm công mà các phòng nhân sự về để xác
định lương nhân viên nhưng trên bảng chấm công chỉ phản ánh ngày đi làm và các
ngày nghỉ phép, không thể hiện việc đi làm sớm hay muộn, chưa đánh giá được chất
lượng công tác trong quá trình làm việc của từng lao động.

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 3

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG
CII
3.1 BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Thực tế, người đảm nhận công việc kế toán thuế, TSCĐ và NVL đang bị quá tải công việc
do kiêm ba loại công việc kế toán: Thuế, TSCĐ, NVL. Thuế là công việc đòi hỏi nhiều thời gian
để đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên, TSCĐ và NVL ngày càng có số lượng mua sắm tăng
lên, dẫn tới quá tải công việc trong ghi nhớ thời gian khấu hao TSCĐ lẫn quản lý chi tiết từng
loại NVL mua về.
Kiến nghị Công ty nên tách công việc kế toán thuế và kế toán xử lý TSCĐ, NVL thành
hai công việc kế toán riêng. Việc phân chia lại nhân sự kế toán mảng này sẽ được chia nhỏ ra, tập
trung về thuế hoặc tập trung vào chỉ TSCĐ lẫn NVL.
Sơ đồ 3. 1: Hướng dẫn xây dựng lại cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Công ty

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ


dự án thuế TSCĐ, công nợ thanh
NVL toán

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo


3.2 KẾ TOÁN TIỀN MẶT
Phiếu thu và phiếu chi phải bổ sung đầy đủ chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng,
giám đốc, thủ quỹ trước khi đưa qua cho người nhận phiếu. Người nhận phiếu thu hoặc phiếu chi
phải ký xác nhận đã nộp tiền hay đã nhận tiền đầy đủ.
Kiểm kê, đối chiếu tiền mặt tại quỹ với sổ quỹ thường xuyên nhằm quản lý tiền mặt tại
công ty được chặt chẽ, tránh thiếu sót.
Hướng dẫn quy trình kiểm kê quỹ tiền mặt:

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 3

Bước 1: Cuối mỗi tháng thủ quỹ và kế toán thanh toán tổng hợp đối chiếu tiền mặt thực tế
có tại quỹ, báo cáo lãnh đạo tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt.
Bước 2: Căn cứ vào nhu cầu kiểm kê quỹ tiền mặt, Công ty thành lập Hội đồng kiểm kê
tiền mặt. Bao gồm: Giám đốc, kế toán trưởng, kế toán thanh toán, thủ quỹ và các thành viên khác.
Bước 3: Thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt. Hội đồng kiểm kê quỹ tiền mặt của công ty sẽ
thực hiện đếm số tiền thực tế có tại quỹ và so sánh với sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ.
Bước 4: Sau khi kiểm kê, đối chiếu khớp đúng số tiền mặt tồn cuối tháng, tiến hành lập
biên bản kiểm kê báo cáo kết quả kiểm kê có đầy đủ chữ ký của Hội đồng kiểm kế quỹ.
Trường hợp tiền mặt thực tế thừa hoặc thiếu so với sổ sách thì tiến hành xử lý theo quy
định.
– Khi phát hiện quỹ tiền mặt thừa so với sổ sách kế toán
+ Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân
Nợ TK 111                   Tiền mặt
          Có TK 3381      Tài sản thừa chờ giải quyết
+ Khi tìm ra nguyên nhân và có quyết định xử lý
Nợ TK 3381                Tài sản thừa chờ giải quyết
Có TK 111 Tiền mặt
Có TK 3388 Phải trả, phải nộp khác
Có TK 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu (đối với tài sản thừa không xác định được
nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu)
– Khi phát hiện quỹ tiền mặt thiếu so với sổ sách kế toán
+ Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân
Nợ TK 1381                  Phải thu khác
     Có TK 111              Tiền mặt
+ Khi tìm ra nguyên nhân và có quyết định xử lý
Nợ TK 111              Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 1388     Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 334    Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)
  Có TK 1381            Tài sản thiếu chờ xử lý
3.3 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Kế toán Công ty nên mở ra hệ thống tài khoản chi tiết cho từng đối tượng ngân hàng

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 3

Công ty đang mở tài khoản để theo dõi số tiền thu và tiền chi ra ở mỗi tài khoản được chính xác
hơn.
Hướng dẫn mở tài khoản chi tiết: Công ty hiện sử dụng hai tài khoản ngân hàng là ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Ký hiệu tài khoản chi tiết như sau: 1121 – TGNH Việt Nam đồng
11211 – Ngân hàng BIDV
11212 – Ngân hàng VietinBank
Giải thích: Bốn số đầu (1121) là TGNH Việt Nam đồng, quy định thêm số thứ 5, theo thứ
tự 1 và 2 để ký hiệu tài khoản tiền VNĐ của hai ngân hàng khác nhau. Số 1 là ngân hàng BIDV
(11211) và số 2 là ngân hàng VietinBank (11212).
3.4 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Kiến nghị xây dựng lại quy trình kế toán NVL, đảm bảo quy trình được xét duyệt và đồng
ý chi mua NVL từ kế toán trưởng và giám đốc trước khi đơn hàng được đặt và được chi tiền
thanh toán.
Hướng dẫn xây dựng lại quy trình kế toán NVL:

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 3

Sơ đồ 3. 2: Hướng dẫn xây dựng lại quy trình kế toán NVL


Phòng
Bộ phận Kế toán Kế toán xử Nhà cung Kế toán
kinh Giám đốc
sử dụng trưởng lý NVL cấp thanh toán
doanh

Lập dự Kiểm Chuyển


toán tra, xét đơn đặt
NVL duyệt hàng
đơn đặt
hàng

Tiến
hành đặt
hàng

Đơn đặt Hóa đơn Hóa đơn


hàng bán hàng bán hàng

Ký duyệt Duyệt Lập Uỷ


chi chi nhiệm
chi

Hóa đơn Giấy báo


bán hàng nợ

Ký xác
Giao Ghi sổ kế
nhận bàn
NVL toán
giao
NVL

Nhập
liệu vào
phần
mềm kế
toán

 Diễn giải quy trình


Phòng kinh doanh sẽ lập bảng dự toán nguyên vật liệu sau đó trình lên giám đốc kiểm tra
và xét duyệt đơn đặt hàng, hoàn tất xét duyệt sẽ chuyển về lại để phòng kinh doanh tiến hành đặt

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 3

hàng. Đơn đặt hàng sẽ chuyển đến nhà cung cấp để mua nguyên vật liệu. Phía nhà cung cấp sẽ
tạo hóa đơn bán hàng. Kế toán thanh toán khi nhận được hóa đơn bán hàng sẽ lập ủy nhiệm chi,
kế toán trưởng và giám đốc sẽ ký duyệt chi. Hàng mua được thanh toán đầy đủ, nhà cung cấp sẽ
vận chuyển NVL đi giao, nhà cung cấp sẽ trực tiếp giao số nguyên vật liệu đến thẳng bộ phận sử
dụng, không cần nhập kho. Bộ phận sử dụng sẽ ký xác nhận bàn giao NVL sử dụng. Kế toán
thanh toán nhận được giấy báo nợ tiến hành ghi sổ, đồng thời kế toán xử lý NVL sẽ nhận hóa đơn
bán NVL và tiến hành hạch toán trên phần mềm.
3.5 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Kiến nghị mở sổ chi tiết TSCĐ nhằm quản lý TSCĐ tốt hơn, theo dõi và quản lý chặt chẽ
tài sản trong Công ty từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm TSCĐ.
Mẫu sổ chi tiết TSCĐ: Xem Phụ lục số 3.1
3.6 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Kiến nghị thay chấm công bằng thiết bị cho cách chấm công bằng thủ công, đánh dấu
ngày làm việc và ngày nghỉ của nhân viên. Sử dụng máy chấm công qua thiết bị sử dụng vân tay
hoặc thẻ từ. Bằng cách này sẽ nâng cao trách nhiệm làm việc giữa các nhân viên hơn, thời gian đi
làm được đảm bảo đúng theo quy định Công ty, giúp tính lương được nhanh và chính xác hơn vì
số liệu được theo dõi bằng máy.
Gợi ý Công ty sử dụng máy chấm công vân tay/ thẻ từ Ronald Jack 3000TID-C, có dung
lượng lưu trữ lớn, khả năng nhận diện thông minh. Thiết bị có khả năng quản lý 3.000 vân tay
hoặc 3.000 thẻ từ, dung lượng chấm công 100.000 lần. Máy chấm công Ronald Jack 3000TID-C
có giá niêm yết 3.990.000 đồng, được bảo hành 12 tháng nếu mua hàng chính hãng tại trang web
Công ty TNHH Kỹ Nghệ Phúc Anh. Địa chỉ trang web mua hàng là
https://www.phucanh.vn/may-cham-cong-van-tay-the-ronald-jack-3000tid-c.html.

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 Chương 3

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

PHỤ LỤC
Phụ lục số 2.1: Phiếu thu

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục số 2.2: Phiếu Chi

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục số 2.3: Sổ nhật ký chung

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục số 2.4: Sổ cái

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục số 2.5: Sổ chi tiết

Phụ lục số 2.6: Phiếu thu

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục 2.7: Giấy báo nợ

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục 2.8: Giấy báo có

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục 2.9: Giấy báo nợ

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục 2.10: Hóa đơn GTGT

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục 2.11: Hóa đơn GTGT

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục 2.12: Hóa đơn GTGT

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục số 2.13: Hóa đơn GTGT

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục số 2.14: Hóa đơn GTGT

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục số 2.15: Hóa đơn GTGT

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục số 2.16: Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

Phụ lục số 3.1: Sổ TSCĐ

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH


Báo cáo thực tập doanh nghiệp 1

GVHD: ThS. Lê Hoàng Phương Nhóm SVTH

You might also like