You are on page 1of 35

CÂU HỎI VẤN ĐÁP LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

1. Hãy trình bày nội dung, khái niệm văn minh và phân biệt khái niệm này
với các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn vật.

* Nội dung:

Đặc trưng của văn minh:

+ Trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, hay một “lát cắt” của lịch sử, nghĩa
là phải có những tiêu chí xác định. Buổi đầu của thời đại văn minh, tiêu chí chủ
yếu là sự xuất hiện của nhà nước – tổ chức quản lý xã hội và chữ viết – thành
tựu tiêu biểu.

+ Mặc dù bao hàm cả giá trị vật chất và tinh thần, song văn minh thường
nghiêng về yếu tố vật chất – kỹ thuật để xác định trình độ của một nền văn
minh. Ví dụ: văn minh nông nghiệp – dựa trên lao động chân tay của con người
là chủ yếu, văn minh công nghiệp – sức mạnh của máy móc.

* Khái niệm:

Văn minh: Khái niệm này dịch từ ngôn ngữ phương Tây “Civilasation” (bắt
nguồn từ chữ Civitas – đô thị), chỉ trình độ phát triển cao của văn hóa. “Văn
minh là trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là
trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man”.

 Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả mặt tinh thần lẫn vật chất của con người,
tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá (khi có nhà nước, chữ viết). Văn
minh còn có nghĩa là hoạt động khai hoá, làm thoát khỏi trạng thái nguyên thuỷ.

Văn hóa: Theo UNESCO, có hơn 400 định nghĩa về “văn hóa”. Nguồn gốc từ
này theo tiếng Hán là “biến đổi để tạo nên cái đẹp”, dịch một từ phương Tây
“Culture” (có gốc từ tiếng Latinh Cultura – trồng trọt). Như vậy, nguồn gốc của
khái niệm văn hóa gắn với sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế chủ yếu buổi
đầu lịch sử con người.

+ Nghĩa rộng nhất: Văn hóa là tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

+ Nghĩa hẹp: giá trị tinh thần (phong tục, tập quán, tâm lý, tính cách…) hoặc là
các giá trị văn học – nghệ thuật (ca múa nhạc, hội họa, kiến trúc – điêu khắc…)
Văn hiến: Văn hiến (hiến = hiền tài) là một từ Hán Việt cổ, ngày nay không
dùng nữa, chỉ chung sử sách và các chế độ chính sách, được hiểu theo nghĩa của
từ văn minh.

truyền thống văn hóa xuất hiện lâu đời (VD: truyền thống hiếu học khi nở
Quốc Tử Giám)

Văn vật:

truyền thống văn hóa biểu hiện qua các di tích lịch sử (VD: kiến trúc văn
miếu Quốc Tử Giám, Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng,…)

Phân biệt Văn hóa – Văn minh:

Văn hóa Văn minh


Đều là những thành tựu vật chất và tinh thần của xã
Giống nhau
hội loài người.
Xuất hiện từ khi có xã Xuất hiện ở giai đoạn xã
hội loài người. hội phát triển cao.
Có bề dày lịch sử Là lát cắt đồng đại
Khác nhau
Mang bản sắc dân tộc Mang tính quốc tế
Hướng tới giá trị vĩnh Hướng tới sự hợp lí
hằng thuận tiện.
- Về tính giá trị: Văn hóa và văn minh đều chứa cả các giá trị vật chất và tinh
thần, tuy nhiên văn minh thiên về yếu tố vật chất – kỹ thuật. Đó là tiêu chí xác
định trình độ phát triển của các nền văn minh. Chẳng hạn văn minh nông nghiệp
và văn minh công nghiệp (theo cách phân chia của Alvin Toffler) khác biệt căn
bản về yếu tố kỹ thuật: văn minh nông nghiệp chủ yếu dựa trên nền sản xuất thủ
công còn văn minh công nghiệp phát triển trên cơ sở sử dụng máy móc trong
hoạt động kinh tế.

- Về tính lịch sử: Văn hóa có trước văn minh, chúng ta nói đến văn hóa trước khi
nói đến văn minh. Thêm vào đó, văn minh ra đời chỉ khi có nhà nước, giai cấp
và chữ viết. Vì vậy văn hóa có bề dày lịch sử, trong khi đó văn minh có tính giai
đoạn và chỉ xuất hiện trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Văn minh là một lát
cắt của lịch sử, còn văn hóa song hành với sự tồn tại của loài người.

Sử dụng hình ảnh “lát cắt đồng đại” để làm rõ: Văn minh ở nét nghĩa chung nhất
chỉ cho biết trình độ phát triển ở một thời đại (nó luôn là đặc trưng của một thời
đại); được xác định trên cơ sở so sánh đồng đại với các khu vực khác trên thế
giới.

Ví dụ: Nền văn minh sớm nhất trong lịch sử nhân loại xuất hiện ở Ai Cập, trong
bối cảnh những khu vực khác chưa bước vào thời đại văn minh. Văn minh công
nghiệp cận – hiện đại ra đời, phát triển rực rỡ chủ yếu ở các nước Âu – Mĩ.

- Về phạm vi, quy mô: Những giá trị tinh thần và tính lịch sử khiến văn hóa chứa
đựng nhiều đặc trưng riêng biệt của mỗi dân tộc. Một số nét văn hóa độc đáo
không có tính lặp lại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Văn hóa có tính bản sắc.

Tính quốc tế của văn minh biểu hiện ở chỗ những thành tựu, giá trị của nó rất dễ
phổ biến (ví dụ: thuốc súng, máy hơi nước…).

Do đó, người ta có thể nói rằng một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể
có văn hóa nghèo nàn (đơn điệu) và ngược lại, một dân tộc bị coi là có trình độ
văn minh thấp vẫn có thể có một nền văn hóa đa dạng, phong phú và độc đáo.
Văn hóa là sản phẩm riêng của một dân tộc cụ thể, còn văn minh là sản phẩm
chung của nhân loại.

- Về nguồn gốc: Từ “văn hóa” (culture) bắt nguồn từ một từ Latin “cultus” có
nghĩa là “trồng trọt”. Còn từ “văn minh” (civilization) bắt nguồn từ một từ Latin
“civitas” có nghĩa là “thành phố”, bản thân từ “civilization” hiện nay còn có thể
chiết nghĩa là “làm cho trở thành đô thị, làm cho tiện nghi như đô thị”.

Có người căn cứ trên sự phát triển sớm với bề dày lịch sử của các nước phương
Đông và sự phát triển muộn song đạt được nhiều thành tựu rực rỡ của các nước
phương Tây, còn đi đến kết luận rằng: văn hóa có sự gắn bó nhiều hơn với
phương Đông nông nghiệp còn văn minh thì gắn bó nhiều với phương Tây đô
thị. Tuy nhiên, xét những thành tựu văn minh cổ đại rực rỡ ở phương Đông,
chúng ta nên thận trọng với những kết luận như vậy.

* Phân kỳ lịch sử văn minh và các trung tâm văn minh lớn trong lịch sử nhân
loạiPhân kỳ theo tiến trình lịch sử: Văn minh cổ - trung đại và văn minh cận
hiện đại

* Phân kỳ theo trình độ của nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh
công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp.

Về cơ bản, hai cách phân kỳ này có nét tương đồng. Nền văn minh nông
nghiệp chủ yếu tồn tại trong giai đoạn lịch sử cổ - trung đại còn văn minh công
nghiệp và hậu công nghiệp ứng với lịch sử cận – hiện đại. Tuy nhiên, không
phải lúc nào điều đó cũng trùng khớp.
Các trung tâm lớn trong lịch sử nhân loại:

+ Thời cổ trung đại: văn minh phương Đông và văn minh phương Tây.

Các trung tâm lớn của văn minh phương Đông – Ai Cập – Lưỡng Hà - Ấn Độ -
Trung Quốc. Đến thời trung đại có 3 trung tâm Ả Rập– Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong đó văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà không được phát triển nối tiếp và khu
vực này nằm trong phạm vi của văn minh Ả Rập, ra đời vào thế kỷ VII.

Ở phương Tây: Văn minh Hy Lạp – La Mã phát triển thịnh đạt thời cổ đại, sau
đó là khoảng thời gian châu Âu chìm trong “Đêm trường trung cổ”. Đến thế kỷ
XIV, văn hóa Phục hưng ở châu Âu bắt đầu đạt được thành tựu rực rỡ, đưa văn
minh Tây Âu trở thành trung tâm lớn của văn minh nhân loại và tiếp tục phát
triển sang thời Cận – hiện đại.

* Phân biệt:

VĂN MINH VĂN HÓA VĂN HIẾN VĂN VẬT


Khái niệm Là trình độ Là tổng thể Là bộ phận Là bộ phận
phát triển đạt nói chung của văn hóa, của văn hóa
đến một mức những giá trị là truyền chỉ những
nhất định của vật chất và thống văn hóa công trình vật
xã hội loài tinh thần do lâu đời thiên chất có giá trị
người. Có nền con người về những giá nghệ thuật
văn hóa vật sáng tạo ra trị tinh thần văn hóa, lịch
chất và tinh trong quá thể hiện tính sử, những
thần với trình lịch sử. dân tộc, tính nhân tài lịch
những đặc lịch sử rõ nét. sử trở thành di
trưng riêng. g.trị tinh sản văn hóa
thần của dân tộc.
g.trị vật
chất
Đặc điểm - Là 1 lát cắt - Có bề dày Thể hiện Thể hiện ở
độc đại thể lịch sử truyền thống những nhân
hiện trình độ - Mang bản tốt đẹp, lâu tài, nhân vật
văn hóa nhất sắc dân tộc đời của dân lịch sử, di
định của xã - Hướng tới tộc tích, hiện vật
hội loài người giá trị vĩnh cụ thể
- Mang tính hằng
quốc tế
- Hướng tới
sự hợp lí và
thuận tiện
Phạm vi Tính quốc tế Tính dân tộc
Nguồn gốc Xuất hiện khi Xuất hiện khi Là cốt lõi của Gắn liền với
xã hội ở giai có xã hội loài dân tộc, xuất phương Đông
đoạn phát người, gắn với hiện từ khi có nông nghiệp
triển đến 1 phương Đông xã hội loài
thời điểm nhất ngông nghiệp người, gắn
định, gắn với liền với
phương Tây phương Đông
đô thị nông nghiệp

2. Những tương đồng và khác biệt trong sự hình thành của các nền văn
minh lớn trên thế giới?

* Tương đồng:

Nước là trung gian cho sự sống (điều kiện địa lý): Sông hồ (tạo nên đồng bằng
để trồng trọt), biển (hải cảng, thương nghiệp).

Nông nghiệp: Tạo ra lưỡng thực và tích trữ lương thực cho tương lai.

Được cung cấp đầu đủ nước và lương thực. Bắt đầu xây dựng lều, đền đài,
trường học, công cụ sản xuất (phát triển).

Các nền văn minh lớn trên thế giới đều khởi nguồn từ nước. Ai Cập, Lưỡng Hà,
Ấn Độ, Trung Quốc nằm trên dòng chảy của các con sông lớn, nhờ sự bồi đắp
của các con sông này nên đất đai màu mỡ, phát triển nền văn minh nông nghiệp.
Còn nền văn minh Hy La nằm ở Điạ Trung Hải, đường biên giới ba mặt tiếp
giáp với biển, thuận lợi giao thương buôn bán, phát triển nền văn minh thương
nghiệp. Các nền văn minh lớn nêu trên cho thấy yếu tố tương đồng ở sự hình
thành đều từ nguyên tố nước, có nơi là sông còn nơi là biển.

* Khác biệt:

PHƯƠNG ĐÔNG PHƯƠNG TÂY


Các nền văn minh lớn hình thành trên Không hình thành nhờ vào sông hồ
cơ sở của các con sông (VD: Ai Cập nhiều mà chủ yếu là biển và xây dựng
(Sông Nile), Trung Hoa (Sông Dương hải cảng tại đó, giao lưu, thương mại
Tử và sông Hoàng Hà), Lưỡng Hà phát triển.
(Sông Tigris và sông Euphrates)).
Chủ yếu là nền văn minh nông nghiệp Đất đai không phù hợp để trồng nhiều
do có sông hồ bồi đắp phù sa màu mỡ cây lương thực như phương Đông. Mặt
thuận lợi cho trồng nhiều các loại cây khác, họ có nhiều hải cảng dễ giao lưu
lương thực. buôn bán, giao lưu văn hóa-kinh tế,
phát triển mạnh về khoa học-kĩ thuật
nhờ sự trao đổi trong quá trình giao
thương.
Hy La với nển văn minh biển, địa hình
mở rộng, có điều kiện giao lưu, tiếp
thu mạnh mẽ với bên ngoài. Khác với
các nền văn minh còn lại, các nền văn
minh như Ấn Độ và Trung Quốc được
gọi là nền văn minh sông nước, khép
kín với các dãy núi bao quanh từng
quốc gia, chia cắt, ngăn chặn sự giao
lưu tiếp xúc với bên ngoài. Vì yếu tố
đồi núi bao phủ như vậy, việc giao lưu
văn hoá hay tiếp cận các thành tựu của
các nền văn minh khác cực kì khó
khăn. Còn riêng Lưỡng Hà, cũng là
nền văn minh sông nước, song, Lưỡng
Hà không có biên giới tự nhiên, ít núi
non hiểm trở bảo vệ đất nước nên xảy
ra chiến tranh liên miên dẫn đến sự pha
trộn phức tạp giữa nhiều nền văn hoá
khác nhau. Với Ai Cập, nền văn minh
sông Nile mặc dù không có núi non
hiểm trở bao phủ nhưng lãnh thổ hầu
như bị đóng kín bởi các đường ranh
giới tự nhiên như sa mạc và biển rộng
lớn.

3. Trình bày một số thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập. Cơ sở hình
thành của văn minh Ai Cập ảnh hưởng như thế nào đến những thành tựu
văn minh của nền văn minh này?

* Thành tựu:

Chữ viết

Chữ tượng hình kết hợp phương pháp mượn ý và chỉ âm.

Tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy. Vì vậy,
nhìn vào các bản viết chữ Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ như người, các loại
động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao,
nước, núi non v.v...

Thí dụ để diễn tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn sóng nước và cái đầu bò đang
cúi xuống; để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu ( vì lông đà điểu
hầu như dài bằng nhau ).
Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần
xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn
là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử
dụng. Ví dụ, con mắt trong tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt biểu thị âm
tiết ar. Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ “hòn núi nhỏ”
đọc là “ca” được dung để biểu thị âm k.

Vào thiên niên kỉ II TCN, Ai Cập bị người Híchxốt xâm chiếm và họ đã học cách
viết của người Ai Cập để ghi lại các ngôn ngữ của mình. Về sau này, loại chữ
viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi và người Phênixi đã sáng tạo ra
chữ Alphabet

Đặt nền móng cho sự phát triển hệ thống văn tự của nhân loại
Tôn giáo

- Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần.

+ Sùng bái động vật: bò, chim ưng, rắn…

+ Động vật tưởng tượng: phượng hoàng, nhân sư

+ Sùng bái tự nhiên: thần mặt trời (Ra), thần sông Nin (Osiris )

- Quan niệm linh hồn bất tử

Thúc đẩy sự phát triển của y học, kiến trúc


Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác. Khi con người
chết đi, linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể một lúc nào đó lại tìm về nơi xác
( Họ tin rằng như khi bị ngất , hồn thoát ra ngoài tạm thời ). Vì vậy những
người giàu có tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất
phát triển.

Kiến trúc điêu khắc

- Phát triển toàn diện: kiến trúc, điêu khắc, tạo hình

- Kiến trúc: Độc đáo nhất là kiến trúc kim tử tháp -> một trong 7 kỳ quan cổ đại
còn tồn tại đến ngày nay

"Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợ Kim tự tháp".

Cho đến nay, những công trình này vẫn đứng sừng sững như tượng đài bất tử,
khẳng định sự tồn tại của một nền văn minh thịnh vượng cổ xưa. Kim tự tháp,
hay chính là mộ của các Pharaoh và hoàng hậu bắt đầu được xây dựng từ thời
vua đầu tiên của vương triều III, là các công trình có hình chóp được làm bằng
đá. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp được khám phá ở Ai Cập.
Nhiều hình vẽ khắc họa được tìm thấy bên trong các kim tự tháp cũng cho ta
thấy nghệ thuật phong phú của nền văn minh cổ xưa trong lịch sử loài người,
với đề tài phong phú như cảnh sinh hoạt ngày thường, thế giới khi con người đi
vào cõi vĩnh hằng.

- Điêu khắc: tượng và phù điêu (tượng nhân sư, nữ hoàng Nefertiti…), điêu khắc
đá, vẽ tường mộ…

Khoa học tự nhiên

- Thiên văn: vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo và sao
Thuỷ,Kim, Hoả, Mộc, Thổ

- Làm lịch: 365 ngày = 1 năm = 12 tháng.

Lịch Ai Cập được đặt ra dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng
nước của sông Nile. Họ nhận thấy rằng buổi sáng sớm khi sao Lang (Sirius) bắt
đầu mọc cũng là lúc nước sông Nile bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách của
hai lần mọc sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm.
Một năm được chia ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để
vào cuối năm ăn tết. Năm mới của người Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nile
bắt đầu dâng (vào khoảng tháng 7 dương lịch).

1 năm có 3 mùa: nước dâng, ngũ cốc, thu hoạch (mỗi mùa 4 tháng)

Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước,
chia ngày 24h.

 Như vậy, lịch của người Ai Cập cổ đại là một thứ lịch được phát minh rất
sớm (vào khoảng thiên kỷ thứ IV TCN) và tương đối chính xác và thuận tiện.

Từ yêu cầu phải đo đạc lại ruộng đất bị nước sông Nile làm ngập và do cần
phải tính toán vật liệu trong các công trình xây dựng nên từ sớm, người Ai Cập
đã có khá nhiều hiểu biết đáng chú ý về toán học

- Toán học: hình học, tìm ra số pi

Ngay từ đầu, họ đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Các chữ số cũng được
dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có cơ số 0 nên cách viết chữ số
của họ tương đối phức tạp. Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập chỉ mới biết
phép cộng và phép trừ. Còn nhân và chia, vì chưa biết bảng nhân nên phải dùng
phương pháp cộng và trừ liên tiếp. Về hình học, người Ai Cập đã biết cách tính
diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, đã biết trong một tam giác vuông thì
bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông, biết được
số π là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Khi giải những bài toán hình
học không gian phục vụ cho việc xây dựng Kim tự tháp, họ đã biết vận dụng
mầm mống của lượng giác học.

- Y học: người Ai Cập cổ đã chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt,
răng, dạ dày ... Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc

Do tục ướp xác thịnh hành từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu biết tương đối về
cấu tạo của cơ thể con người và đã tạo điều kiện cho y học có thể phát triển
sớm. Thuật ướp xác của người Ai cập cổ đại ra đời từ năm 2700 TCN và kéo dài
tới tận thế kỷ thứ 5. Đây được xem là một trong những tục lệ mai táng phức tạp
nhất trong lịch sử nhân loại. Người Ai Cập cổ tin vào sự vĩnh hằng, và ướp xác
là một trong những cách để người đã khuất có thể tiến vào thế giới bên kia, nơi
Chúa trời che chở họ. Nhờ y học phát triển mà họ đã tìm tòi ra được phương
pháp ướp xác có thể nói là hoàn hảo nhất.

Nhiều thành tựu của nền y học Ai Cập cổ đại được ghi trên giấy papyrus và
truyền lại đến ngày nay... Các tài liệu ấy đã đề cập đến các vấn đề như nguyên
nhân của bệnh tật, mô tả về óc, nói về quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại
bệnh, cách khám bệnh, khả năng chữa trị ...

* Cơ sở hình thành ảnh hưởng thành tựu văn minh:

Điều kiện tự nhiên là có con sông Nile đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển và sự hình thành của nền văn minh Ai Cập. Con sông Nile giúp thay đổi
đặc điểm địa hình của Ai Cập ( Ai Cập vốn được bao bọc bởi các sa mạc khô
nóng, sông Nile phần nào giảm sự nóng bức của các sa mạc đó). Sông Nile còn
tạo ra các đồng bằng phì nhiêu thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp từ đó
tạo tiền đề cho sự phát triển của kinh tế và văn hóa.

Vì là một nước nông nghiệp nên họ cũng có tư tưởng về vạn vật hữu linh tức là
mọi thứ đều có linh hồn và linh hồn của con người sau khi chết đi không mất đi
mà tồn tại vĩnh cữu. Từ tư tưởng đó nó cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng các
lăng mộ ( các Kim Tự Tháp) để thờ cúng và bảo vệ xác. Ngoài ra, vì theo chế độ
nông nghiệp nên mô hình nhà nước của họ cũng mang nhiều đặc điểm của chế
độ quân chủ chuyên chế phương Đông, tức là quyền lực tập trung vào tay vua,
vua không những có sức mạnh về thế quyền (quân sự, ngoại giao v.v...) mà còn
có sức mạnh về thần quyền ( Ai Cập: Con của thần Mặt Trời hay Trung Quốc:
Thiên Tử tức con trời.)
4. Vì sao Lưỡng Hà là nền văn minh duy nhất trong 4 nền văn minh lớn
thời cổ đại của phương Đông không còn tồn tại đến ngày nay?

Trước hết là xét về tiến trình lịch sử của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại, do sự
thay đổi triều đại liên tục của các tộc người từ đó dẫn đến sự không ổn định và
không lâu dài (không có tộc người nào trị vì hay thống trị vĩnh cữu từ đầu đến
cuối.)

Kế đến là vị trí cũng như địa hình của khu vực Lưỡng Hà cổ đại. Vị trí của khu
vực Lưỡng Hà là nằm ở trung tâm các nước, một ví trí thuận lợi cho sự giao lưu
kinh tế-văn hóa giữa các quốc gia Đông và Tây. Tuy nhiên, địa hình nơi đây khá
trống trải tức là nó không có sự phân cách rõ ràng giữa các quốc gia và không có
rào chắn vì vậy nó dễ trở thành mục tiêu cho các cuộc xâm lược. Bên cạnh đó,
Lưỡng Hà cũng là một vùng đất hết sức màu mỡ và thuận lợi cho nông nghiệp,
nằm ở vùng Trung Cận Đông (trung tâm) cho nên là nó là một miếng mồi béo
bỡ cho bất kì nước nào. Tóm lại, đó là hai lí do mà văn minh Lưỡng Hà cổ đại
không thể duy trì được nền độc lập của mình mặc dù có điều kiện tốt để phát
triển.

5. Hãy trình bày về tứ đại phát minh của Trung Hoa. Cơ sở hình thành của
văn minh Trung Hoa ảnh hưởng như thế nào đến nền văn học của đất nước
này?

* Tứ đại phát minh:

- Kỹ thuật làm giấy: Trước khi có giấy, người TQ viết trên mai rùa, xương thú,
kim loại, thẻ tre, ván gỗ, vải lụa...Tuy nhiên, nó khá cồng kềnh và đắt tiền nên
không tiện lợi khi sử dụng. Sau đó, Thái Luân, hoạn quan thời Đông Hán dựa
vào kinh nghiệm người đi trước, nghiên cứu rồi thí nghiệm để rồi sáng chế ra
được một loại giấy tốt và đem dâng triều đình.Việc phát minh ra giấy đã giúp
cho việc ghi chép, trở nên phát triển hơn khi xuất hiện một loại giấy rẻ hơn, nhẹ
hơn và bền hơn, làm bằng vỏ cây, cây gai, giẻ rách và lưới cũ. Ngoài ra việc lưu
trữ các công văn, sử kí cũng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều từ đó giúp họ lưu
giữ được các thành tựu của mình cho hậu thế sau này.

- Kỹ thuật in: Dưới đời Tống, ngành in bắt đầu xâm nhập vào sinh hoạt văn học
Trung Quốc. Sau quá trình phát triển từng bước qua nhiều thế kỷ, đến thời điểm
này ngành in đã đưa ra hai hình thức: một là, in cả khối theo trọn từng trang; hai
là, dùng hoạt tự đúc bằng kim loại sắp trong những cái khuôn. Kỹ thuật in ấn đã
tạo điều kiện cho tôn giáo, cụ thể là Phật giáo ở Trung Hoa, phát triển rực rỡ. Vì
tôn giáo nào cũng muốn truyền bá đạo đạo của mình bằng những phương tiện
kinh sách và với kỹ thuật in họ đã có thể làm ra hàng loạt các cuốn kinh để đi
phân phát cho các tín đồ của mình.

Ngoài ra, kỹ thuật in còn được ứng dụng trong việc phát hành tiền giấy, xuất
hiện đầu tiên ở Tứ Xuyên vào thế kỷ thứ 10, việc in tiền giấy được các triều vua
rất ham chuộng đến mức chưa đầy một thế kỷ đã xảy ra nạn lạm phát. Năm
1294, Ba Tư bắt chước in tiền giấy mà trở nên thịnh vượng. Đến năm 1656,
người Châu Âu mới học được cách in tiền giấy và bắt đầu phát hành những tờ
bạc đầu tiên.

 Giấy + In: Tạo điều kiện cho giáo dục (sách được sản xuất nhiều hơn, rẻ hơn,
tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp thu kiến thức) và truyền bá tư tưởng
(Phật giáo và các tôn giáo khác có thể sản xuất ra hàng nghìn cuốn Kinh và đưa
đến cho các tín đồ của mình). Ngoài ra, các nhà văn cũng được trang bị cho một
thứ vũ khí chưa từng có, với kỹ thuật in và giấy đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng
của mình từ giới quý tộc đến tầng lớp trung lưu, đôi khi tới các độc giả bình dân
nữa.

- La bàn: Đá nam châm (từ thạch) được người Trung Quốc biết đến từ sớm. Đến
thời Chiến quốc, người ta biết đến sự chỉ hướng của từ thạch và dùng nó để chế
tạo một dụng cụ tên là Tư Nam (dụng cụ chỉ định phương Nam). Sau khi ra đời,
la bàn đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quân sự, đo đạc đất đai, thuật
phong thủy và đặc biết là trong lĩnh vực hàng hải. Nhờ có la bàn, nghề hàng hải
của Trung Quốc có điều kiện phát triển, tàu thuyền Trung Quốc đã thực hiện
được các chuyến đi biển đến tận bờ biển Đông Phi và xa hơn nữa, trong đó nổi
bật nhất là các cuộc hành trình viễn dương của Trịnh Hòa. La bàn sau đó được
truyền qua Ả Rập rồi sang Châu Âu.

Bên cạnh đó, nhờ có la bàn chỉ hướng mà lĩnh vực giao thương, buôn bán của
Trung Quốc ngày được mở rộng và phát triển.

- Thuốc súng: Phát minh thuốc súng là phát minh ngẫu nhiên từ thuật luyện đan
để chế tạo “thuốc trường sinh bất tử”. Do ngẫu nhiên, họ trộng lưu huỳnh với
diêm tiêu và than gỗ rồi cho vào lò nung, dẫn đến hiện tượng bùng cháy phát nổ
dẫn đến sự ra đời của thuốc súng. Thuốc súng được phát hiện ở đời Đường,
nhưng ban đầu chỉ được dùng làm pháo hoa, mãi tới đời Tống họ mới chế tạo
những lựu đạn để dùng trong chiến tranh. Sự phát minh ra thuốc súng đã ảnh
hưởng rất lớn quân sự của Trung Quốc, thuốc súng giúp cho người Trung Quốc
bảo vệ lãnh thổ khỏi các thế lực xâm lăng bên ngoài. Từ thế kỷ XIII, thuốc súng
được truyền qua Ấn Độ, Ả Rập rồi sau đó đến châu Âu.

* Cơ sở hình thành ảnh hưởng đến văn học:


- Đất rộng và người đông ( nhiều nhân tài xuất hiện) như Lý Bạch, Đỗ Phủ,
Bạch Cư Dị v.v...

- Văn hóa nông nghiệp xuất phát từ điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nông
nghiệp: Đời sống tinh thần của người dân phát triển như các tôn giáo, tín
ngưỡng, lễ nghi làm tiền đề cho sự ra đời của văn học. Bên cạnh đó, lối sống
định canh định cư, sống tập trung hình thành nên quần thể, quần xã, một tổ chức
càng đông, càng lớn thì càng cần có chữ viết => đã tạo điều kiện cho sự ra đời
rất sớm của chữ viết. Với sự xuất hiện của chữ viết đã thúc đẩy cho văn học phát
triển. (không giải thích được nguồn gốc của các sự kiện, hiện tượng như con
người được hình thành ra sao, tại sao lại có mặt trời => mượn các thế lực siêu
nhiên để giải thích => thần thoại, thần tích

6. Hãy trình bày cơ sở hình thành của văn minh Ấn Độ.

Địa lý:

- Dãy Himalaya có lớp bằng tuyết bao phủ, khi tuyết tan trở thành nước cho 2
con sông Ấn, Hằng  hình thành điều kiện thuận lợi cho con người. Vì có sự
hiện hữu có sông đồng nghĩa với có nguồn nước, cung cấp nước cho canh tác,
điều kiện khí hậu hài hòa  Tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển
sơ khai của con người.

- Vị trí thuận lợi (nửa kín: Dãy Himalaya, nửa hở: giáp biển Địa Trung Hải, Ấn
Độ Dương. Đến thời Ashoka, ông cho buôn bán hương liệu qua phương Tây và
Đông Nam Á, truyền bá đạo Phật). Ấn Độ còn là trung tâm giao lưu giữa các
nền văn minh giống như Lưỡng Hà  Thuận lợi để phát triển và có thể duy trì
để phát triển.

Dân cư:

- Dân bản địa Ấn Độ vốn là những người theo văn hóa nông nghiệp với tính
cách hồn nhiên, tự do và yêu thiên nhiên. Sau đó, người Aryan từ khu vực Tiểu
Á là dân du mục đến xâm chiếm vùng đất màu mở này và đẩy dân bản địa
xuống phía Nam.

- Dân Aryan ở Bắc và Trung đã xây dựng nên nền văn minh Ấn Độ. Họ thấy
điều kiện tự nhiên nơi đây thuận lợi nên đã chuyển hướng sang trồng trọt, chăn
nuôi và định canh, định cư. Sự hòa trộn của nền văn hóa du mục và nền văn hóa
nông nghiệp thuần túy  Sự phong phú bản sắc văn hóa của người Ấn Độ.

- Sự chuyển biến đó được thể hiện qua hình thượng thần Inra của Ấn Độ ban đầu
là người Aryan thờ ông là một vị thần chiến binh nhưng về sau là thờ ông là thần
sấm sét tạo ra mưa gió giúp cây cỏ mọc lên. Đánh dấu sự chuyển biến trong lối
suy nghĩ của người Ấn.

Lịch sử:

- Các vương triều bản địa như Gupta, Ashoka. Ngoài ra còn có các vương triệu
ngoại tộc như vương triều Mông Cổ hay gọi là Mongo là vương triều cuối cùng
trước khi bị Anh xâm lược và đã đem thành tựu của mình đến Ấn Độ=> Góp
phần làm cho thành tựu Ấn Độ ngày một phong phú.

- Thực dân Anh đã để lại cho Ấn Độ một hệ quả hết sức khủng khiếp từ chế độ
thuộc địa của mình đặc biệt là sự xung đột giữa Hồi giáo và Hindu giáo vô cùng
gay gắt và khủng khiếp.

7. Hãy trình bày sự hình thành và phát triển của Ấn Độ giáo.

- Hindu giáo hay còn gọi là Ấn Độ giáo, là tôn giáo lớn nhất và cổ xưa nhất ở
Ấn. Thời kỳ đầu, nó được gọi là Balamon giáo còn được gọi là Veda giáo vì
Veda là bộ kinh duy nhất cho giáo lý của nó.

- Đạo Bàlamôn hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều tín ngưỡng nguyên thuỷ, là
một tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ…
Giáo lý căn bản của đạo Bàlamôn được trình bày trong bộ kinh Vêđa.

- Đạo Bàlamôn đã đươc truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Đến
khoảng thế kỷ VI TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới gọi là đạo Phật,
đạo Bàlamôn bị suy thoái trong một thời gian dài.

- Sau này, đạo Phật suy yếu tạo cơ hội cho Bàlamôn giáo. Đạo Bàlamôn đổi tên
thành Hindu giáo để dành lại sự độc tôn của mình và đồng nhất Phật giáo vào
đạo Hindu. Cụ thể là thần Visnu có 11 bản thể (avatar) và họ xây dựng rằng bản
thể thứ 11 của người chính là Thích Đạt Đa. Về sau, Hindu giáo trở thành Quốc
giáo.
8. Kể một câu chuyện ngụ ngôn hoặc tóm tắt một tác phẩm văn học Ấn Độ
mà bạn đã đọc để chứng minh cho sự phức tạp và thâm trầm sâu sắc của
triết lý tôn giáo Ấn Độ.

* Tóm tắt sử thi Ramayana:

Ở thủ đô Ayodhya của vương quốc Kosala, có ông vua già yếu thuộc triều đại
Mặt trời tên là Daxatha. Nhà vua có 4 người con trai do 3 người vợ sinh ra. Con
cả là hoàng tử Rama, hơn hẳn các em mình về trí tuệ, nhân đức và lòng quả cảm.
Daxatha có ý định nhường ngôi cho Rama nhưng vì nghe theo lời xúi giục của
thứ phi Kekei mà đày Rama vào rừng 14 năm trời rồi quyết định nhường ngôi
cho Brahata do Kekei sinh ra.

Rama vâng lời cha , đem vợ là Sita và em trai Laksmana vào rừng. Sita vốn
được vua Janaka xứ Videha nhận làm con. Trong một buổi lễ hạ điền, nhà vua
cầm cày xới luống đất đầu tiên thì trong luống cày xuất hiện một cô bé gái nhỏ
xíu xinh đẹp, nhà vua bèn ôm vào lòng và đem về hoàng cung nuôi nấng .
Không bao lâu Sita trở thành một cô công chúa xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng.
Đến tuổi, nhà vua làm lễ kén phò mã cho nàng. Trong lễ đó nàng làm điều kiện
cho các hoàng tử khắp bốn phương đến đọ sức đua tài, nếu ai bẻ gẫy được chiếc
cung thần của cha nàng thì nàng nhận làm chồng.

Các hoàng tử khác đã thử sức nhưng đành bó tay, duy chỉ có Rama đủ sức mạnh
phi thường, bẻ gẫy được chiếc cung thần đó. Chàng được Sita choàng vào cổ
vòng hoa chiến thắng và nhà vua làm lễ thành hôn cho hai người.

Sau khi bị đày vào rừng, Rama dựng lều bên bờ suối cùng vợ và em trai ngày
ngày săn bắn tập võ nghệ, tu luyện đức độ, trong cảnh gian khổ, ăn quả rừng,
uống nước suối.

Không bao lâu, quỷ Ravana ở đảo Lanka (Sri Lanka ngày nay) biết tin nàng Sita
xinh đẹp đang sống trong rừng, muốn đến cướp nàng về làm vợ. Hắn lập mưu
sai con quỷ Maricha đến trước giả dạng làm con hươu xinh đẹp nhảy nhót tung
tăng trước mặt hai vợ chồng Rama, Sita thích con hươu bèn giục chồng đuổi bắt
cho nàng. Rama đuổi theo hươu vào rừng sâu quá lâu. Sita lo lắng bảo em chồng
vào tìm. Thừa cơ, quỷ Ravana giả danh đạo sĩ Bà la môn đến dụ dỗ nàng rồi bắt
nàng bỏ lên thiên xa phóng về Lanka. Ravana giam nàng trong cung cấm, tìm
cách hãm hiếp nhưng không được bèn đe dọa cho quỷ sứ xẻo tai, moi mắt, cắt
tiết nàng, băm vằm nàng nhưng nàng một mực chống cự.

Hai anh em giết được con quỷ hóa hươu rồi quay lại lều trại biết Sita đã bị quỷ
vương Ravana bắt cóc, Rama quyết tâm đi cứu. Nhờ có đạo sĩ Kabandha
khuyên, anh em Rama đến tìm vua loài khỉ Sugriva giúp sức . Sugriva đang bị
khỉ Vali cướp ngôi báu, gặp dịp anh em Rama trừ khử khỉ Vali giành lại ngôi
báu cho Sugriva. Trước tinh thần nghĩa hiệp và lòng dũng cảm đó của Rama,
Sugriva bèn phái tướng khỉ Hanuman tài giỏi, có phép thần thông biến hóa đi
theo giúp sức anh em Rama.

Chiến đấu với quỷ vương Ravana gặp rất nhiều khó khăn, Ravana vốn là con
quỷ có mười đầu , đầu chặt xong lại mọc lên, nhưng nhờ sự giúp đỡ của
Hanuman và nhờ có thanh kiếm thần của thần Brahma cấp cho nên Rama dã tiêu
diệt được Ravana cứu được nàng Sita.

Sau thắng lợi đó tưởng chừng hai vợ chồng sẽ mừng vui khôn xiết trong cảnh
hội ngộ, nhưng không ngờ trong lòng Rama bỗng nổi lên cơn ghen tuông dữ dội.
Rama nghĩ rằng Sita không còn đủ tiết hạnh và lòng chung thủy khi sống với
quỷ Ravana do đó không muốn nhận nàng làm vợ nữa. Sita thấy vậy rất đau
lòng , nàng đã cố dùng những lời lẽ để minh oan cho mình, cuối cùng không còn
cách nào khác, nàng đành nhảy vào lửa để tự thiêu. Nhờ có thần lửa Agni chứng
giám lòng trong trắng của nàng nên đã không thiêu đốt nàng. Giữa ngọn lửa thân
mình nàng sáng ngời như Mặt trăng , thần Lửa giao nàng lại cho Rama , Rama
vui sướng dang tay đón nàng. Cũng đúng lúc hết hạn đi đày, vợ chồng Rama
cùng em trai trở về kinh đô trong cảnh dân chúng náo nhiệt đón mừng Rama lên
ngôi trị vì đất nước. Từ đó vương quốc Kosala sống trong cảnh thái bình thịnh
vượng.

* Sự phức tạp và thâm trầm sâu sắc của triết lý tôn giáo Ấn Độ thể hiện qua
biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana:

Trong sử thi Ramayana, hình ảnh dòng sông Hằng được sử dụng như một biểu
tượng nghệ thuật có tính chất linh thiêng để diễn tả đời sống tâm linh của các
nhân vật. Các nhân vật trong sử thi luôn dành cho dòng sông này sự thành kính
như lòng tôn kính đối với tổ tiên thần thánh. Sông Hằng được coi là khởi đầu
của sự sống và là sự tẩy trần trong các nghi thức sám hối. Thể hiện qua các chi
tiết sau:

Hình ảnh dòng sông Hằng linh thiên được xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm là
ở trong các bài giảng dạy cho 2 hoàng tử Rama và Lakmana của đạo sĩ
Vioamitra.

Tiếp theo là khi thần Xakti Uma niệm chú trừng phạt chư thần, dòng sông Hằng
đã nhận lời giúp đỡ chư thần hoá giải lời nguyền bằng cách hạ sinh 1 vị thủ lĩnh
bằng sự giao phối giữa nước với lửa, sự kết hợp hài hoà âm dương.
Và khi thuyền ra đến giữa dòng thì Lakmana và Gianaki đã chắp tay cầu
nguyện, vái lạy sông Hằng.

Dòng sông Thiên trong sử thi Ramayana còn là biểu tượng của sức mạnh có thể
chở che cho con người và giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách. Các
nhân vật anh hùng trong sử thi luôn cầu nguyện mong nhận được sự giúp đỡ bảo
vệ của nữ thần sông Hằng.

Trong quan niệm của người Ấn Độ nữ thần sông Hằng được xem là vị thần bảo
trợ cho cuộc sống của con người, chi phối mọi sinh hoạt trong đời sống vật chất
lẫn tinh thần của con người. Sử thi Ramayana đã tô đậm tính chất linh thiêng
của dòng sông Hằng, mà dòng chảy của nó là nguồn cội của cuộc sống nội tâm
và năng lượng tinh thần.

Dòng sông Hằng được xem là một biểu tượng thiêng liêng mang đậm màu sắc
tôn giáo trong niềm tin của người Ấn Độ. Sông Hằng tham gia vào những sinh
hoạt tâm linh, là nơi gột rửa mọi tội lỗi, thanh lọc tâm hồn, đem lại sự thanh
thản, siêu thoát và thánh thiện hóa cho linh hồn con người.

9. So sánh Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Giáo lý của họ đương nhiên sẽ đề cập đến những vấn đề khác nhau vì con đường
đạt đến sự giải thoát của họ là khác nhau, một bên là đạt được sự giải thoát bằng
việc thực hiện Datma, còn một bên là đạt được sự giải thoát bằng việc tu tập, trả
hết những nghiệp nợ để thoát khỏi vòng luân hồi nhưng điểm khác biệt lớn nhất
giữa 2 tôn giáo là vấn đề về mặt xã hội:

Phật giáo chủ trương bình đẳng giữa tất cả mọi người:

Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” có nghĩa là ai
cũng là Phật, vấn đề không phải là tôi thờ Phật thì tôi sẽ thành Phật mà tôi sẽ tu
tập để tôi thành Phật còn Đức Phật là người đã đi trước tôi, chỉ tôi cách tu còn
vấn đề tôi có tu được hay không là chuyện của tôi không phải do Đức Phật.

Hindu giáo đề cập đến việc phân biệt đẳng cấp:

Hindu giáo xuất hiện trước và nó đã đặt nền móng rất vững chắc về nền tảng
tinh thần của người Ấn chính vì vậy phân biệt đẳng cấp đã là một phần trong
máu của mỗi người dân Ấn Độ, sinh ra là người Ấn thì họ đã có sự phân biệt
như vậy trong tiềm thức của họ.

Vd: Thiên chúa giáo là một tôn giáo xuất phát từ phương Tây, bản thân nó
không hề có một sự phân biệt đẳng cấp nào cả nhưng khi nó được du nhập vào
Ấn Độ thì đã bị biến đổi. Sau khi giành được độc lập năm 1947, chính phủ Ấn
Độ cho phép người dân được cải giáo – được chuyển sang một tôn giáo khác, họ
nghĩ rằng mình bị phân biệt đẳng cấp, mình ở đằng cấp nô lệ, đời sống quá cực
khổ nên sẽ không theo tôn giáo cũ nữa mà chuyển sang Thiên chúa giáo vì ở
Thiên giáo không có sự phân biệt đẳng cấp, nhưng sau đó họ mới phát hiện vấn
đề đẳng cấp không còn là vấn đề về mặt tôn giáo nữa, tức là anh theo Hindu giáo
thì mới bị phân biệt đẳng cấp mà từ vấn đề trong tôn giáo đã trở thành vấn đề
phân biệt trong đời sống xã hội, không phải vì cái tôn giáo đó phân biệt đẳng
cấp mà là những người trong tôn giáo đó tự phân biệt lẫn nhau (vd: Tôi là 1
người quý tộc trong thiên chúa giáo thì phải khác 1 người nô lệ trong Thiên chúa
giáo), Vấn đề phân biệt đẳng cấp không chỉ giới hạn trong tôn giáo nữa mà nó
đã trở thành một vấn đề của xã hội, phân biệt đẳng cấp về xã hội, nó ảnh hưởng,
ăn sâu vào tiềm thức của người Ấn.

10. Mối liên hệ giữa Do Thái giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo?

- Kinh Cựu Ước của Kitô giáo hay Ngũ thư của Do Thái Giáo có sự giống nhau
về nội dung, đó là đều xuất phát từ ông Abrahan, được mệnh danh là tổ phụ của
người Do Thái. Ông có 2 người con, 1 là với người vợ chính thức tên là Izaac và
con thứ 2 là con của người hầu tên là Ishmael. 2 người con sau này phát triển
thành chi tộc, Izaac là tổ phụ của 12 chi tộc người do thái, tức là người Palestine
bây giờ, còn người con thứ hai là tổ phụ của người Ả Rập. Người Do Thái và
người A Rập là cùng 1 tổ phụ, cùng 1 nguồn gốc.

- Vậy nó phát triển tới đâu thì bị tách ra? Izaac có người con tên Jacob và ông lại
có 12 người con, tương ứng với 12 chi tộc. Con út tên là Joesph, vì là út nên rất
được Jacob thương và sau đó vì bị các anh ghen ghét nên bị lừa bán sang Ai
Cập, nhưng Joesph đã dùng sự thông minh của mình và giải quyết các rắc rối
cho vua Ai Cập. Ông ta dự báo cho vua Ai Cập là 7 năm tới là năm bội thu và 7
năm tiếp theo sẽ là những năm mất mùa. Nên người AC đã tích trữ lương thực
chuẩn bị cho nạn đói. Khi nạn đói xảy ra, Jacob và 1 người con của ông ta rời
khỏi nơi mà ông ta đang sống và đến AC. Họ gặp được Joesph và sống ở đó.
Khi sống ở đây thì xuất hiện người Do Thái và Do Thái trở thành nô lệ của
người AC. Trong Cựu ước của người DT, Moses là người đã đưa người Do Thái
rời khỏi Ai Cập và đến miền đất ước chính là Palestine.

 Do Thái Giáo chính là tôn giáo bản địa của người Do Thái và họ dựa trên
nguồn gốc của dân tộc của họ, họ luôn tin tưởng họ có 1 đấng cứu thế Jahove, về
sau gọi là Jave. Họ luôn tin là sẽ có nhà tiên tri nói về Đấng cứu thế của họ.
- Niềm tin: Do Thái Giáo tin tưởng vào đấng cứu thế và họ đang đợi chờ sự xuất
hiện lần 2 của đấng cứu thế.

Còn Kito Giáo, đấng cứu thế hiện thân là Jesus Christ. Tức là đấng cứu thế đã
xuất hiện rồi.

 Cơ đốc giáo trở thành 1 tôn giáo riêng khác biệt với Do Thái Giáo, mặc dù có
chung nguồn gốc.

- Islam giáo, nhánh khác về chi tộc của tổ phụ. Thời điểm Muhammad sáng lập
ra Islam Giáo là thời điểm có sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ với Hi La, và Cơ
Đốc Giáo được truyền bá mạnh mẽ ở La mã rồi. Cơ Đốc Giáo ra đời ở TK 1 và
7 thời kỳ sau khi Islam Giáo xuất hiện. Và Islam giáo đã có sự tiếp thu về DTG
và CĐG rất là mạnh. Chính vậy, họ có 1 nền tảng khá tương đồng với nhau, và
thánh Ala cũng chính là thiên chúa của họ.

11. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng thế nào đến văn hóa Hy Lạp cổ đại?

- Địa hình HL bị cắt xẻ mạnh, bị phân tán, phân tán ở chỗ phạm vi của lãnh thổ
HL trải dài từ phía nam bán đảo Ban-căng cho tới khu vực Tiểu Á, có nghĩa là
nó sẽ nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, sự phân bố của địa hình này không chỉ là
khu vực lục địa mà nó còn bao gồm cả hải đảo (đảo Crete), đối với người HL
đảo Crete chính là nguồn gốc văn minh của họ cho nên hiện nay những di tích
về cổ đại HL thì nằm trên đảo Crete đó: đền thờ, các văn bia ghi lại chữ viết của
người HL, các di sản văn hóa đều được phát hiện ở đó -> Có vai trò rất quan
trọng

- Hy Lạp bị cắt xẻ bởi các dãy núi ăn sâu ra biển sẽ để lại nhiều vũng vịnh, thuận
lợi cho việc phát triển thương nghiệp (Đó là lí do HL và LM được xếp vào nền
văn minh thương nghiệp còn các quốc gia cổ đại phương Đông thì được xếp vào
nền văn minh nông nghiệp. Về cơ sở hình thành: Các quốc gia cổ đại phương
Đông có điểm chung là xuất phát từ các con sông lớn, có điều kiện thuận lợi về
đất đai về khí hậu để phát triển nông nghiệp, còn HL thì điều kiện về việc trồng
trọt không phát triển bằng nhưng con đường thương nghiệp của nó phát triển,
địa hình chủ yếu của HL, LM chủ yếu là các đồng cỏ, đồng bằng thì hẹp mà
đồng cỏ thì nhiều, đồng cỏ là điều kiện để phát triển đời sống du mục.) Địa hình
thuận lợi phát triển thương nghiệp, mà thương nghiệp phát triển sẽ kéo theo quá
trình giao lưu trao đổi văn hóa cho nên ngay từ rất sớm người HL đã có sự giao
lưu với các khu vực khác: Lưỡng Hà, Ai Cập, Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ, người HL
đã đặt chân tới ĐNÁ, phát hiện được nhiều nguyên liệu quý hiếm (trầm hương,
vàng) từ đó mệnh danh đó là vùng đất vàng. Sự kiện này chứng minh người HL
từ xưa đã có truyền thống giao thương và giao lưu văn hóa.
- Đường bờ biển dài giúp họ phát triển về hàng hải, về quân sự trên biển cho nên
đội hành quân của người HL rất mạnh.

12. So sánh mô hình nhà nước phương Đông và phương Tây cổ đại.

- Mô hình nhà nước phương Tây sẽ đi tuần tự theo các giai đoạn, từ xã hội công
xã nguyên thủy phát triển lên thành giai đoạn chiếm hữu nô lệ, sau đó là nhà
nước phong kiến phân tán (thành bang), sau khi kết thúc thời kỳ này xong, nó lại
chuyển sang nhà nước phong kiến tập trung.

- Ở phương Đông, ngay từ khi hình thành nhà nước, thì nó đã là mô hình nhà
nước phong kiến tập quyền, tức là quyền lực nằm trong tay vua (thiên tử, con
của trời) mọi thứ đều của nhà vua nên những gì vua ban cho thì người dân phải
mang ơn.

Nói thêm: Chiếm hữu nô lệ

Phương Đông:

- Nô tì, nô tài (thân phận thấp hèn)

- Không có cơ hội để phát triển (Không đi học)

- Nhiệm vụ: Phục vụ, hầu hạ chủ nhân => Phục dịch.

Phương Tây:

- Tù binh từ các nước thua trận (thợ thủ công, nhà khoa học v.v...)

- Nô lệ sản xuất, trình độ phát triển cao.

- Tạo ra giá trị sản xuất => Cải thiện đời sống.

Nói thêm: Chế độ thành thị

Phương Đông: (Không điển hình)

- Là đô thị theo mô hình chính trị.

- Giờ giới nghiêm trong mở cổng thành và đóng cổng thành.

- Tự cung, tự cấp => Khép kín, ít giao lưu.

- Quan lại quản lí nghiêm ngặt => Không có tự do. Việc trao đổi mau bán là
nhằm làm lợi ích cho tầng lớp trên chứ không phải cá nhân.

Phương Tây: (Điển hình)


- Là đô thị theo mô hình kinh tế-văn hóa-xã hội.

- Bắt nguồn từ khu vực ven biển mà trước tiên là cướp biển muốn buôn bán
hàng hóa. Họ lấy hàng hóa từ các nơi lục địa và nguồn cung cấp là các thợ thủ
công ở khu vực đó. Việc trao đổi hàng hóa nhộn nhịp từ đó khiến cho nhiều thợ
thủ công xuất hiện và làm xuất hiện chủ xưởng.

- Sự đông đúc, nhộn nhịp sẽ thu hút nhiều thành phần khác như những chú hề,
người hát rong đến thỏa nhu cầu giải trí. Những nhà khoa học đến để có thể tự
do nghiên cứu và các nhà triết học => Tự do và việc thực hiện các công việc, sản
xuất và phục vụ đều là cho lợi ích cá nhân của họ chứ không ai khác.

13. Tư duy Hy Lạp cổ đại thể hiện trong thần thoại như thế nào?

(Tức nghĩa câu này muốn hỏi về tư duy chung của nền văn minh Hy Lạp cổ đại
được thể hiện như thế nào trong thần thoại mà tư duy chung của 1 nền văn minh
xuất phát từ tư duy con người Hy Lạp cổ đại)

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp của những truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại,
viết về những vị thần, anh hùng, những sinh vật huyền thoại, về bản chất của thế
giới, và nguồn gốc, ý nghĩa của các tín ngưỡng tôn giáo của họ...

Thứ nhất, do sự đa dạng về địa hình sinh sống nên cư dân đã thành lập những
nhóm định cư với sự đa dạng về phong tục, đối với những khu vực miền núi, nỗi
sợ lớn nhất của cư dân đến từ bầu trời và bão; ở vùng đồng bằng màu mỡ là sự
sợ hãi đất khô và mùa màng, ở những miền duyên hải lo sợ trước sức mạnh của
biển và nhu cầu cho những hoạt động thương mại, từ cơ sở tư duy đó dẫn đến sự
ra đời của các vị thần với sức mạnh siêu phàm ngay tại quê hương mà họ sinh
sống.

Thứ hai, địa hình Hi-La nói chung chủ yếu là các đồng cỏ, mà đồng cỏ là điều
kiện phát triển đời sống du mục, vì thế đọc thần thoại sẽ phản ánh đời sống lịch
sử rất rõ, phản ánh về cuộc sống - phong tục tập quán - lễ nghi xã hội và ca ngợi
những con người ưu tú trong thành bang. Cụ thể đời sống lịch sử của người Hi
Lạp là họ phân chia các nhánh của họ thành các thành bang, và những thành
bang lớn này sẽ nằm ở những vùng đảo khác nhau, vậy thì những thành bang
này sẽ là một cái kiểu mô hình nhà nước phân tán của phương tây, nó sẽ được
phản ánh trong thần thoại rất là rõ cho sự tranh giành ảnh hưởng giữa các thành
bang. Đọc thần thoại sẽ có chi tiết rất quen thuộc đó là một nhân vật này gây ra
cái chuyện gì đó trong cái thành của mình, nhân vật đó sẽ đi lưu vong, trốn sang
thành bang khác và nếu thành bang đó chấp nhận anh ta ở lại thì sẽ trở thành
công nhân của cái thành đó, sẽ trở thành mâu thuẫn giữa 2 thành bang. Sẽ gặp
các chi tiết tương tự như thế, vì nó phản ánh đs ls, phản ánh đs thành bang, là
các câu chuyện liên quan đến các thành bang.

Thứ ba, là thần thoại về các anh hùng (á thần là nửa người nửa thần linh) - vốn
là những con người có khả năng siêu phàm, trí tuệ thông minh lập nên những
chiến công vang dội. Sự phân chia này thể hiện trình độ phát triển từ thấp đến
cao trong tư duy và nhận thức xã hội của người Hy Lạp cổ đại. Trong thần thoại,
người Hy Lạp xa xưa đã dùng con người làm thước đo vũ trụ và dùng trí tưởng
tượng để lý giải những bí ẩn của thế giới xung quanh vì tư duy người Hy Lạp cổ
đại luôn đề cao vẻ đẹp con người, mang tư duy nhân văn của người Hi Lạp cồ,
vì thế không ít các câu chuyện thần thoại đề cập đến những vị anh hùng ví dụ
như Perseus – vị anh hùng nổi tiếng với việc đã chặt đầu Medusa giải cứu
Andromeda khỏi con quái vật biển Cetus của Thần Poseidon, hay Hecquyn với
12 chiến công của mình (*) và cũng là á thần trẻ tuổi nhất trên đỉnh Olympus.

* 12 chiến công:

1. Giết con sư tử ở Nemea

2. Giết con mãng xà Hydra ở Lerne

3. Bắt sống con lợn rừng ở núi Erymanthus

4. Con sống con hươu cái ở Cerynaea

5. Tiễu trừ đàn ác điểu ở hồ Stymphale

6. Dọn sạch chuồng ngựa của Augeas

7. Bắt sống con bò mộng ở đảo Crete

8. Đoạt đàn ngựa cái của Diomedes

9. Đoạt chiếc thắt lưng của Hippolyte – Vị nữ hoàng cai quản những người
Amazones

10. Đoạt đàn bò của Geryon

11. Bắt sống con chó 3 đầu Cerberus của thần Hades

12. Đoạt những quả táo vàng của chị em Hesperides

14. Đặc trưng thẩm mỹ La Mã khác biệt với Hy Lạp cổ ra sao?

Kiến trúc La Mã cổ đại ra đời sau Hy Lạp, được xây dựng và phát triển dựa trên
tiền đề của Hy Lạp cổ đại, khiến 2 nền kiến trúc cổ đại này có nhiều phần tương
tự nhau. Tuy nhiên, bất kỳ nền kiến trúc nào cũng có những đặc trưng riêng biệt
thể hiện được phong cách, Hy Lạp cũng vậy, mà La Mã cũng thế. Điều tạo ra sự
riêng biệt đó là TƯ DUY THẨM MĨ của 2 nền văn minh. Người La Mã cổ thì sẽ
cứng rắn, hiếu chiến, nhằm thể hiện quyền lực; người Hy Lạp cổ thì linh hoạt, ca
ngợi vẻ đẹp con người, mang tính nhân văn. Điều đó được thể hiện rõ trong các
công trình kiến trúc và điêu khắc:

*Kiến trúc:

Về thức cột: Kiến trúc La Mã có thêm 2 thức cột là Toscan và Compose (ngoài
3 thức cột của kiến trúc Hy Lạp: Doric, Ionic, Corinth).

Về quy mô: Kiến trúc La Mã có quy mô rộng lớn với các công trình đồ sộ,
trong khi kiến trúc Hy Lạp không chú trọng vào quy mô mà chỉ tập trung thể
hiện sự hài hòa và nghệ thuật.

Về không gian: Tuy kiến trúc Hy Lạp khá ấn tượng song không nổi bật và thu
hút giống như các công trình kiến trúc của La Mã.

VD:

+ HY LẠP: Đền Parthenon là đền thờ thần Athena ở Acropolis, được xây dựng
vào thế kỷ 5 TCN. Đây được xem là công trình nổi tiếng nhất và đỉnh cao của
nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Đền có kích cỡ 69,5m x 30,9m, sử dụng cột
Doric, mái lợp bằng đá cẩm thạch, điêu khắc trang trí bằng đá cẩm thạch trắng.

+ LA MÃ: Đền Pantheon là “ngôi đền của mọi vị thần”, tọa lạc tại Roma, Ý.
Công trình được xây dựng vào năm 118 - 126 dưới thời vua Hadrianus. Kiến
trúc của ngôi đền là tòa nhà có khối chính hình tròn, mái hình bán cầu lợp bằng
đá nhẹ có đường kính 43,2m. Tường nhà dày 6,3m có nhiều hốc, vòm. Nhà có 2
tầng, tầng dưới cao 13m sử dụng thức cột Coranh và tầng trên cao 8,7m dùng
các mảng tường làm bằng đá cẩm thạch. Công trình được xây dựng từ các vật
liệu chính là bê tông, gạch nung và đá ốp.

Note:

+ Cột Doric: Là cột cổ nhất và đơn giản nhất, hình thành từ một trụ thăng đứng
phình to ở đáy, không có phần đế và đầu cột, có 20 gờ sống đứng, có khả năng
chịu lực cao nhất, được ví như vẻ đẹp của người đàn ông.

+ Cột Ionic: Được ví như người phụ nữ khi mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và
thiết kế đẹp mắt. Cột có 24 gờ sống đứng, có đế cột và đầu cột.
+ Cột Corinth: Đường nét mảnh mai, trang trí đẹp mắt, đầu cột có nhiều chi tiết
hoa lệ tựa như một lẵng hoa đẹp.

Kiến trúc HY LẠP LA MÃ


Thức cột Người Hy Lạp cổ đại sử kiến trúc La Mã cổ đại đã
dụng thức cột như một xây dựng và phát triển
cách tìm đến những vẻ thêm 2 loại cột thức mới
đẹp lý tưởng, biểu trưng là cột Tuscan (“hậu thế”
cho sự tinh tế, khỏe của cột Doric với thiết kế
mạnh của các công trình đơn giản hơn) và cột
xây dựng. Họ chủ yếu sử Composte (loại cột với
dụng 3 loại cột thức Hy các hoạt tiết tổng hợp
Lạp bao gồm: cột Doric, nhiều hoa văn hơn cột
cột Lonic và cột Corinth. Corinth)
Mỗi loại cột đều sở hữu
kiến trúc đặc trưng khác
nhau, thể hiện được tầm
quan trọng của công
trình.
Quy mô kiến trúc Hy Lạp cổ đại kiến trúc La Mã cổ đại
lại thể hiện sự hài hòa nổi bật với các công
giữa hình thức và cấu trình to lớn, đồ sộ, tạo
trúc, giữa kiến trúc và cảm giác mạnh mẽ về
trang trí quyền lực và mang tính
bền vững lâu dài
mặc dù được thừa
hưởng các nét của kiến
trúc Hy lạp cổ đại, song
La Mã lại có phần mạnh
mẽ, khỏe khoắn và thực
tế hơn, phù hợp với
người dân La Mã cổ đại
hơn.
Không gian kiến trúc La Mã cổ đại
có phần “nhỉnh” hơn với
độ phức tạp cao hơn,
công năng lớn hơn để
đáp ứng được các yêu
cầu ngày càng đa dạng
hơn, mang lại những kết
cấu không gian lớn hơn
so với kiến trúc Hy Lạp
cổ đại.
*Điêu khắc:
Sự khác nhau giữa nghệ thuật điêu khắc tượng thời kỳ La Mã, Hy Lạp cổ đại

- Các bức tượng của người Hy Lạp chủ yếu được đúc từ chất liệu đồng. Là thời
kỳ đi sau, La Mã cũng bị ảnh hưởng bởi người Hy Lạp trong việc sử dụng đồ
đồng, nhưng ngoài đồ đồng, họ còn sử dụng đá cẩm thạch và đá porphyr trong
việc tạo ra các bức tượng. Đây là một điểm khác biệt quan trọng giữa tượng Hy
Lạp và La Mã.

- Đất nung đa sắc được sử dụng rất phổ biến để tạo ra các bức tượng Hy Lạp cổ
đại. Đối với thời kỳ La Mã, người La Mã đã biết pha trộn các vật liệu trong quá
trình đúc tượng để giảm thiểu chi phí nhưng vẫn giữ lại được độ hoàn thiện và
chi tiết rất cao.

- Thời kỳ La Mã bắt đầu phát triển rất nhiều các mẫu tượng bán thân. Điều này
hiếm thấy trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại

- Các bức tượng và tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp có thể tự đứng vững mà
không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài. Mặt khác, các bức tượng La Mã
cần một số hỗ trợ từ bên ngoài vì chúng không thể đứng thẳng. Trên thực tế, họ
đã sử dụng các trụ để hỗ trợ các bức tượng.

- Người Hy Lạp tập trung rất nhiều vào việc đúc những bức tượng thần thoại,
các vị thần trên đỉnh Olympus. Đối với người La Mã, họ không dành nhiều tâm
huyết vào những vị thần, thay vào đó, họ tập trung nhiều hơn vào thể thao, con
người để tạo ra những bức tượng duy tâm, nghệ thuật.

- Người La Mã đã tạo ra những bức tượng nhân dịp lịch sử. Mặt khác, các nghệ
sĩ Hy Lạp không tạo ra quá nhiều tượng người thật. Đây chủ yếu là lý do tại sao
tượng bán thân La Mã trở nên phổ biến phản ánh phong cách tạo tượng của họ.
Những bức tượng bán thân này thực sự đã khiến các nghệ sĩ La Mã rất nổi tiếng.

- Có một điều thú vị là các nhà điêu khắc Hy Lạp ban đầu chỉ tập trung vào việc
tạo ra những bức tượng nhỏ. Dần dần họ tiến hành tạo ra các bức tượng của các
nhân vật thần thoại. Họ cũng tự nâng cấp mình như những người tạo ra các tác
phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch. Đây là cách các nhà điêu khắc và nghệ sĩ
Hy Lạp tiến bộ sau khi khởi đầu chậm chạp. Trên thực tế, có thể nói rằng họ đã
tiến bộ quá nhanh khi so sánh với các đối tác La Mã của họ.

- Mặt khác, các nghệ sĩ và nhà điêu khắc La Mã ban đầu đã cố gắng bảo tồn văn
hóa và truyền thống tượng, và do đó đã theo sát công việc của các nghệ sĩ Hy
Lạp. Sau đó, theo thời gian, họ đã phát triển phong cách tạo tầm vóc độc đáo của
riêng mình.
15. Nội dung và ý nghĩa của phong trào phục hưng là gì?

Phong trào văn hóa Phục hưng là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản
Tây Âu thời trung đại, phong trào có sự phục hồi và phát triển tinh hoa văn hóa
của các quốc gia cổ đại Hy – La, trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của
nền văn minh Hy – La thời cổ đại. Tuy nhiên, đây là nền văn hóa của giai cấp tư
sản vì vậy chúng chỉ phục hồi những gì mà giai cấp này cần đó là đề cao quyền
tự do cá nhân, tính chất tự nhiên của con người.

Phong trào Văn hoá Phục hưng tuy có tiếp thu và kế thừa một số yếu tố của văn
hoá Hy Lạp- La Mã cổ đại nhưng thực chất đây không phải là một phong trào
phục cổ mà là một phong trào văn hoá hoàn toàn mới dựa trên nền tảng kinh tế
xã hội mới và được chỉ đạo bởi một hệ tư tưởng mới. Tư tưởng chỉ đạo của
phong trào Văn hoá Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn.

*Nội dung:

Vậy chủ nghĩa nhân văn có nghĩa là gì?

Nhân là người, văn là vẻ đẹp, chủ nghĩa nhân văn được hiểu là chủ nghĩa đề cao
cái đẹp con người.

Chủ nghĩa nhân văn là tư tưởng chú trọng đến con người, chú trọng cuộc sống
hiện tại, chủ trương con người được hưởng quyền hưởng mọi lạc thú ở đời. Nó
hoàn toàn đối lập với quan niệm của Giáo hội Thiên Chúa chỉ sùng bái chúa, chỉ
chú ý đến cuộc sống của linh hồn sau khi chết ở Thiên đàng và đề xướng chủ
nghĩa cấm dục.

Nội dung của chủ nghĩa nhân văn thể hiện ở các điểm sau:

- Một là đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân

Nếu như Giáo hội phong kiến quan niệm Thượng đế là trung tâm, con người bị
lệ thuộc vào thượng đế, phải tôn thờ chúa. Kinh thánh cho rằng, con người ngay
từ khi sinh ra đã mắc phải tội lỗi là ăn trái cấm. Chính vì thế, Chúa đã ném loài
người xuống trần thế để tu tnh lại. Tiếp theo Chúa ném tiếp con rắn xuống ý
muốn khuyên con người ta phải tu nhân tích đức, nếu không sẽ bị trừng phạt rất
nặng nề, con người xuống trần thế để luyện khổ hạnh. Bởi vậy, “Cuộc đời là 1
thung lũng đầy nước mắt”, và con người là “khách bộ hành lang thang trên mặt
đất…”.

Trái lại chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng lại coi con người là trung tâm của vũ
trụ, con người là gương mẫu và kích thước đo lường vạn vật. Chủ nghĩa nhân
văn thời Phục hưng lây lại một khẩu hiệu của Hy Lạp cổ đại “Tôi là con người
thì không có cái gì thuộc về con người lại xa lạ đối với tôi”. Do đó, tất cả các tác
phẩm văn học cũng như nghệ thuật của thời kì Phục hưng đều tràn đầy tình yêu
người, yêu đời sâu sắc.

+ Đề cao sự tự do

“Tự do là điều quý báu nhất của loài người.” (Xécvantéc). Đồng thời, con người
phải được giáo dục và phát triển một cách toàn diện và phải được sống thoải
mái, tận hưởng mọi lạc thú ở đời.

Tự do yêu đương là một biểu hiện nổi bật nhất của ý thức đòi quyền tự do cá
nhân. Các tác phẩm như Otenlô, Romeo và Juliet tuy là những câu chuyện bi
kịch về tình yêu đôi lứa, song nó vẫn toát lên sức sống mãnh liệt của khát vọng
hạnh phúc mà không thể có bức tường rào nào cản trở và ngăn cản họ.

+ Đề cao chính nghĩa và đạo đức

+ Đề cao vẻ đẹp con người : Vẻ đẹp thể chất – vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn

Bất chấp sự cấm đoán của Giáo hội, nhiều họa sĩ đã chú ý miêu tả vẻ đẹp của
con người, nhất là vẻ đẹp hình thể người phụ nữ. Những bức danh họa của
Lêona dơ Vanhxi, Raphaen tràn trề yêu đời, yêu người.

Chủ nghĩa nhân văn quan niệm con người bước vào cõi đời như một đấng anh
hùng bước vào trần thế, con người đứng vững hai chân trên cõi đời thực tế.
Chính vì vậy, những đòi hỏi của con người phải được đáp ứng. Chủ nghĩa nhân
văn cũng đề cao lý trí của con người, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa ngu
dân, bưng bít con người trong vòng ngu dốt “tin rồi hãy hiểu” mà phải ngược lại
“hiểu rồi hãy tin”.

 Tóm lại, nó đã làm đảo lộn thế giới quan và nhân sinh quan thống trị suốt
thời trung cổ.

*Hai là tư tưởng phê phán lên án Giáo hội – tăng lữ và phong kiến thế tục

Đây là nội dung tư tưởng được thể hiện trong hầu hết các tác phẩm văn học thời
Phục hưng. Ví dụ trong “ Thần khúc” Đantê đã đặt các giáo hoàng hay giáo sĩ ở
địa ngục để vĩnh viễn chịu sự đày đọa ở đó, thậm chí giáo hoàng Bôniphaxiô
VIII đương thời cũng đã dành sẵn một chỗ trong lò lửa ở tầng địa ngục thứ 6.

Vở hài kịch “Theo đuổi tình yêu vô hiệu” cảu Sêcxpia chủ yếu cũng nhằm chế
giễu thói đạo đức giả của các triết gia kinh viện. Những học giả kiêm giáo sĩ
đáng kính này thề suốt đời xa rời cuộc sống trần tục chỉ chuyên tâm nghiên cứu
nền triết học thần bí cao siêu của chúa, nhưng khi họ vừa thấy công chúa nước
Pháp và đám thị tì đến thì họ quên ngay lời thề, hăm hở theo đuổi, săn đón, cuối
cùng họ phải thú nhận rằng con mắt của đàn bà đẹp đẽ và hấp dẫn hơn bao tủ
sách khô khan của khoa thần học.

*Ba là đề cao tinh thần dân tộc

Cùng với sự ra đời của giai cấp tư sản thì chủ nghĩa dân tộc tư sản cũng đã dần
dần hình thành. Do đó, văn thơ của họ nói lên lòng yêu quê hương, sự gắn bó
với dân tộc, tinh thần qúy trọng tiếng nói của dân tộc. Từ trước người ta quen
diễn đạt bằng tiếng Latinh, thứ ngôn ngữ bác học của Rôma cổ. Các tác giả thời
Phục hưng đều biết bằng tiếng dân tộc mình vì muốn cho quần chúng có thể đọc
được và cũng vì lòng yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ.

Xecvantec – một nhà nhân văn của phong trào Văn hóa Phục hưng đã nêu cao
truyền thống dân chủ và nhân đạo của dân tộc Tây Ban Nha. Trong tác phẩm
“Đônkihôtê”, đằng sau câu chuyện hài hước về hiệp sĩ Đôngkisôt dường như chỉ
mua vui giải trí ấy, Xecvantec đã đề cập đến nhiều vấn đề nghiêm túc liên quan
mật thiết tới vận mệnh của đất nước mình, của nhân dân mình: thảm cảnh của
đất nước Tây Ban Nha dưới ách thống trị của bọn phong kiến và tăng lữ đã phơi
bày và tố cáo, cuộc sống của người dân, tương lai của Tổ quốc đã được đặt
thành vấn đề đáng lo ngại, băn khoăn.

Sêcxpia trân trọng lịch sử nước Anh và đã làm sống lại qúa khứ hiện tại của
nước Anh tươi vui cũng như đau thương tang tóc trong những vở kịch bất hủ.
Ông viết nhiều kịch lịch sử lấy đề tài từ lịch sử nước Anh, Ailen, Scotlen.

Điều đáng chú ý là các tác giả thời Văn hóa Phục hưng đều viết bằng tiếng nói
của dân tộc mình. Sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc chính là niềm tự hào của họ.
Họ đã làm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc ngày càng phong phú.

*Bốn là đề cao khoa học, kỹ thuật, giáo dục, chống lại tư tưởng duy tâm thần bí

Dưới chế độ phong kiến, Giáo hội đã biến khoa học thành “đầy tớ của thần học”
và không cho phép vượt ra khỏi khuôn khổ của tín ngưỡng tôn giáo. Giai cấp tư
sản mới ra đời rất cần khoa học thực nghiệm để phục vụ quyền lợi của chính bản
thân mình. Do vậy, muốn khoa học kỹ thuật phát triển thì phải đấu tranh chống
lại sự chi phối và kìm hãm của Giáo hội.

Ví dụ: Một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất nhất thời Phục hưng là
Galilê. Ông đã nghiên cứu và quy luật vận động của vật thể, đặt cơ sở đầu tiên
cho môn cơ học, đồng thời có những phát kiến về thiên văn; hay Xecve đã vẽ hệ
thống tuần hoàn máu, sự lưu thông máu; Vêđan – nhà bác học người Bỉ đã phát
hiện ra hệ thống nội tạng của con người.

Để đạt được những thành tựu đó, các nhà khoa học thời Phục hưng đã phải đổ
mồ hôi, nước mắt và cả máu. Copecnic bị nhà thờ truy lùng, Brunô bị thiêu trên
giàn lửa dị giáo, Galilê bị tù giam cho đến lúc chết, Misen Xecve cũng bị hỏa
thiêu…Nhưng tinh thần khoa học vẫn tiếp tục phát triển đạt được nhiều thành
tựu rực rỡ, có những kết quả quan trọng và bắt đầu được ứng dụng trong kỹ
thuật và đời sống như việc sáng chế ra máy in, việc cải tiến kỹ thuật khai mỏ,
chế tạo máy…

* Ý nghĩa:

Thực chất, đây là một cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng
giữa giai cấp tư sản mới ra đời chống lại giai cấp phong kiến đang suy tàn. Giai
cấp tư sản lúc này đang đại diện cho một nền kinh tế mới, tiến bộ, đang tiêu biểu
cho xu thế phát triển của lịch sử. Nền văn hóa của nó căn bản mang ý nghĩa tiến
bộ. Trong khi đấu tranh phê phán tư tưởng và hành động của giáo hội và giai cấp
phong kiến, đề cao giá trị con người, đòi giải phóng con người, nó đã có vai trò
rất tích cực là đã phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.

Lúc này, giai cấp tư sản mới ra đời chưa trưởng thành nên hệ tư tưởng của nó
cũng chưa chuẩn bị trực tiếp cho cuộc cách mạng tư sản. Nhưng chính vì thế,
chính ở buổi ban đầu mới mẻ đó, chưa bị vướng vào lắm những quan hệ mâu
thuẫn của bản thân nó, trong khi phê phán cái cũ, nó đã có thể đề cao những giá
trị tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người: con người lao động, nó đã có sự
đồng cảm nhất định với người lao động. Giá trị vĩ đại của chủ nghĩa nhân văn,
của nền văn hóa Phục hưng cũng là ở đó.

Phong trào Văn hóa Phục hưng được xem là một bước tiến lớn trong lịch sử văn
minh Tây Âu, thể hiện bằng thành tựu của nó trên mọi lĩnh vực văn học, nghệ
thuật, khoa học tự nhiên…phong trào văn hóa Phục hưng đã đặt cơ sở nền móng
cho việc phát triển văn minh Tây Âu trong các giai đoạn tiếp theo. Trên cơ sở
đó, phong trào văn hóa Phục hưng đã đóng góp nhiều thành tựu to lớn quan
trọng vào kho tàng tri thức của văn minh nhân loại.

* Hạn chế: (Đề phòng thầy hỏi thêm)

Bên cạnh những điểm tiến bộ thì hạn chế của phong trào văn hóa phục hưng
chưa triệt để chống phong kiến, giáo hội và quá đề cao bóc lột, kinh doanh làm
giàu.

16. Phân biệt Thiên Chúa giáo, Chính Thống giáo và Tin lành.
Thiên Chúa là Đức Chúa Trời, tức là Đấng làm vua cõi Trời, Đấng đã tạo dựng ra vạn
vật. Thiên Chúa Giáo là đạo thờ Đức Chúa Trời.

Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại nước Do Thái cách đây gần 2000
năm,còn được gọi là Ki-tô giáo (Cơ đốc giáo)

Khi đạo Thiên Chúa bị phân chia ra làm nhiều Giáo hội thì người ta dùng từ ngữ Công
giáo để chỉ Giáo hội La-Mã (Roma), phân biệt với các Giáo hội khác.

Đạo Thiên Chúa hình thành dựa trên cơ sở Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái.
Đạo Thiên Chúa giữ nguyên phần Giáo lý cơ bản và tín điều của đạo Do Thái, nhìn
nhận những điều chép trong Kinh Thánh Cựu Ước là đúng. Như thế, chúng ta có thể
xem, Thiên Chúa giáo nối tiếp, chấn hưng và phát triển Do Thái giáo.

Ban đầu, Thiên Chúa giáo bị nhà cầm quyền cấm đoán và hàng lãnh đạo Do Thái giáo
đố kỵ, nên Thiên Chúa giáo chỉ truyền đạo hạn hẹp trong giới bình dân và giới nô lệ
nghèo khổ. Các sinh hoạt của Thiên Chúa giáo phải núp dưới bóng đạo Do Thái thì
mới được yên ổn.

Sau này, khi Thiên Chúa giáo phát triển khá hơn, nhiều người giàu và có thế lực tin
theo đạo. Chính quyền Đế quốc La Mã cũng bắt đầu thay đổi thái độ, từ chỗ cấm đạo,
chuyển sang ủng hộ và tạo điều kiện cho Thiên Chúa giáo phát triển, để ổn định trật tự
xã hội, và củng cố Đế quyền và bãi bỏ lệnh cấm đạo Thiên Chúa.

Hoàng đế Constantin ra sắc chỉ nhìn nhận Thiên Chúa giáo là Quốc đạo của Đế quốc
La Mã, sau đó lại cho xây dựng một thủ đô mới của Đế quốc La Mã tại thành phố
Byzance của Thổ Nhĩ Kỳ, đổi tên là Constantinople (ngày nay là Istambul, một thành
phố hải cảng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ).

Và như thế, Thiên Chúa giáo có 2 trung tâm lớn: một ở tại Roma (La Mã), một ở
Constantinople. Trụ sở của Giáo Hội và Giáo Hoàng đặt tại La Mã.

Tại Constantinople, các Giáo sĩ thành lập Giáo hội, gọi là Giáo hội Đông của Thiên
Chúa giáo, và gọi Giáo hội tại La Mã là Giáo hội Tây. Đứng đầu Giáo hội Tây là Giáo
Hoàng La Mã, và đứng đầu Giáo hội Đông là Thượng Phụ Giáo chủ.

Giáo hội Đông thành lập Chính Thống giáo (Orthodoxie), với ý nghĩa là đạo được
chính truyền chứ không phải là Tà đạo như chỉ trích của Giáo Hoàng.

Vào thế kỷ thứ 16, năm 1517, Ông Martin Luther người Đức, một Linh Mục của Giáo
hội La Mã, công bố “95 Luận đề” cải cách toàn bộ Thiên Chúa giáo, tại nhà thờ
Wittenberg nước Đức, được nhiều người ủng hộ. Đó là khởi điểm để mở ra đạo Tin
Lành, biệt lập và chống đối Giáo hội La Mã.

Nguồn gốc:

Tây Âu thời kì trung cổ bắt đầu từ năm 476 (thế kỉ V)  đế quốc La Mã tan rã 
đánh dấu sự xuất hiện của nhiều Nhà nước mới thành lập.
Đế quốc La Mã tan rã đồng thời cũng phân chia về mặt tôn giáo (Công giáo bị phân
chia)

+Tây La Mã: Ý

+Đông La Mã : Thổ Nhĩ Kỳ

Đông La Mã phát triển thành Chính thống giáo.

Tây La Mã mở rộng ảnh hưởng khắp phương Tây : Pháp, Đức, Anh,…

Đến giai đoạn cải cách tôn giáo bắt đầu từ nước Đức, lan ra Thụy Sĩ và nước Anh.

Ở nước Anh, sự kiện vua Henry VIII, tách ra một tôn giáo mới là đạo Tin lành.

Vua Henry VIII muốn ly dị vợ, nhưng đạo Công giáo không cho phép  sự xung đột
giữa thần quyền và thế quyền

Khi nhà nước thế quyền có một sự phát triển nhất định, đòi hỏi quyền lãnh đạo đối với
người dân, đòi hỏi quyền làm chủ  bắt đầu từ sự kiện vua Henry VIII  cải cách tôn
giáo  cho phép các tín đồ làm những việc trước đây mà tôn giáo cấm

Công giáo: linh mục không được phép lập gia đình

Tin lành: linh mục được phép lập gia đình

Thiên chúa giáo Chính thống giáo Tin lành


Công nhận 7 bí tích Công nhận 7 bí tích Bác bỏ mọi nền tảng
thần học về bí tích, chỉ
có phép rửa.
Đức Giáo Hoàng đứng Không công nhận Đức Bác bỏ cơ cấu tổ chức
đầu Giáo Hoàng, mà Đức giáo quyền, không có
Thượng phụ Giáo chủ hàng giáo phẩm
đứng đầu
Công nhận tất cả đặc ân Không công nhận đặc ân Chỉ tin Đức Mẹ đồng
của Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội và trinh đến khi sinh ra
hồn xác lên trời của Đức Chúa Giesu
Mẹ.
Bắt nguồn từ Thánh Bắt nguồn từ Thánh Bắt nguồn từ linh mục
Phero Anre Martin Luther
Đức Giáo Hoàng có ơn Bác bỏ ơn bất khả ngộ Không công nhận ơn bất
bất khả ngộ và các tín lý của Đức khả ngộ
Giáo Hoàng đưa ra do
ơn bất khả ngộ.
Chỉ có linh mục và giám Chỉ có linh mục và giám Hối nhân chỉ cần tuyên
mục có quyền tha tội mục có quyền tha tội xưng đức tin vào Thiên
nhân danh Chúa Kito nhân danh Chúa Kito Chúa dựa trên kinh
thánh là được cứu rỗi
Nhấn mạnh việc con Nhấn mạnh việc con Chỉ chú trọng vào việc
người phải hiệp thông người phải hiệp thông đọc và giảng kinh thánh
với Thiên Chúa với Thiên Chúa
Nghi thức phụng vụ Dùng bánh có men trong Không có thánh lễ
dùng bánh không men cử hành phụng vụ
Không cho phép người Cho phép phó tế và linh Cho phép thầy giảng kết
có chức thánh kết hôn mục kết hôn trừ giám hôn
mục.
Có hệ thống hàng giáo Có hệ thống hàng giáo Không có hệ thống hàng
phẩm từ trung ương đến phẩm từ trung ương đến giáo phẩm. Các nhánh
địa phương địa phương Tin Lành hầu như độc
lập.
Công nhận Chúa Thánh Không công nhận Chúa Công nhận tín lý có
Thần từ Chúa Cha và Thánh Thần từ Chúa trong kinh thánh nhưng
Chúa Con mà có Con mà có theo sự cách nghĩa của
riêng họ
Trong bí tích rửa tội, Dùng nghi thức dìm Chỉ dùng phép rửa khi
dùng nước đổ lên đầu xuống nước ba lần để có người gia nhập hội
hoặc trán nhấn mạnh sự nhấn mạnh sự tái sinh thánh
tha tội nguyên tổ và các vào đời sống mới.
tội cá nhân (dự tòng) và
tái sinh vào đời sống
mới
công nhận mọi tín lý và Công nhận hầu hết tín lý Chỉ tin những gì có
mở rộng chúng trong kinh thánh
Hiểu và giải thích kinh Hiểu và giải thích kinh Kinh thánh được cắt
thánh theo giáo hội thánh theo giáo hội nghĩa theo trí hiểu riêng
Phải sống theo đường Phải sống theo đường Cho rằng con người đã
lối của Thiên Chúa, yêu lối của Thiên Chúa, yêu bị tội nguyên tổ phá
người, xa lánh tội lỗi, người, xa lánh tội lỗi, hủy, mọi nỗ lực cá nhân
phải cậy nhờ lòng phải cậy nhờ lòng đều vô giá trị. Chỉ cần
thương sót của Thiên thương sót của Thiên tuyên xưng đức tin là
Chúa thì mới được cứu Chúa thì mới được cứu được cứu rỗi
rỗi rỗi
17. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các phát kiến địa lý châu Âu cận
đại.
18. Đặc điểm và hệ quả của nền văn minh công nghiệp.

* Đặc điểm:

Sự xuất hiện của máy móc: máy móc ra đời bắt nguồn từ yếu tố đòi hỏi nhằm
giải quyết những khó khăn trước mắt của từng loại công cụ, từ các phát minh
tăng dần thì nên kinh tế tư bản châu âu càng ngày càng thăng tiến.

Những người phát minh ra máy móc: đa số những người phát minh ra máy móc
chủ yếu xuất thân từ hàng ngũ thường dân. Quen biết máy móc, gắn bó với nghề
nghiệp. Những con người này phát minh ra máy móc dựa trên kinh nghiệm, kĩ
xảo thành thục, tâm huyết, không lấy lí luận khoa học làm chỗ dựa.

Những phát minh mang tính dây chuyền: điều này ta có thể thấy rõ ở trường hợp
ngành dệt của nước anh. Khi Jhon kay tạo ra thoi bay năng xuất tạo dệt nhanh
hơn thì dẫn đếnn tình trạng thiếu sợi, tiếp đến là phát minh ra máy kéo sợi năng
suất và sản phẩm nhiều hơn thì lại đòi hỏi phải phát minh ra công cụ để tăng sức
tiêu thụ sản phẩm- từ đó phát minh ra máy dệt khi máy giết có năng suất cao đòi
hỏi phải hoạt động độc lập không bị phụ thuộc bởi tự nhiên.. thì máy hơi nước
được chế tạo.

*Hệ quả:

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung
tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã
nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ
nghĩa tư bản.Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển
biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao
thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển
sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá
nông nghiệp, đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho
thành phố. Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành - tư sản công
nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư
sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô
sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

19. Nêu những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Thành tựu: Với sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và sự nỗ lực vươn lên của
nhân dân, các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu to lớn.

+ Công nghiêp: Các nước Đông Âu đã tiến hành xây dựng nền công nghiệp,
điện khí hóa toàn quốc, nâng sản lượng công nghiệp lên gấp hàng chục lần.
+ Nông nghiệp: phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực
phẩm của nhân dân.

+ Khoa hoc - kĩ thuật: trình độ được nâng lên rõ rệt.

 Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã trở thành các
quốc gia - nông nghiệp.
20. Nêu đặc điểm cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2.

– Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật… Vì
vậy, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

– Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút
ngắn.

– Hiệu quả kinh tế của công tác nghiên cứu khoa học ngày càng cao. Đầu tư vào
khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư các lĩnh vực khác.

You might also like