You are on page 1of 4

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết “thơ ca

là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho
được cái nhụy sống ấy và phải phấn đấu làm sao cho
cuộc đời của mình cũng có nhuỵ” Thật vậy! Cái nhuỵ
sống ấy đã nảy nở trong trái tim Quang Dũng một con
người rất mực đa tài. Quang Dũng, lớp nhà thơ trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã mang đến
cho đời cái “nhụy” có vị ngọt của thơ ca mang đậm dấu
ấn của chất nhạc, chất họa trong những năm tháng
kháng chiến đau thương; để rồi kết trái thành “Tây
Tiến” một bản hùng ca tuyệt vời về hình ảnh những anh
bộ đội Cụ Hồ dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn
nhưng vẫn là quan yêu đời tin tưởng vào chiến thắng
ngày mai. Qua mười câu thơ đầu của tác phẩm Quang
Dũng đã đưa người đọc đến với thiên nhiên miền Tây
và hình ảnh người lính Tây Tiến trên đường hành quân.
“Tây Tiến” được sáng tác vào năm 1948 trong cảm xúc
nghẹn ngào, lưu luyến nhớ nhung về binh đoàn Tây
Tiến tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ được trích trong tập
“Mây đầu ô” năm 1986. Ngay trong chính nhan đề súc
tích chỉ gói gọn hai từ “Tây Tiến” tác giả đã rất khéo
léo lồng ghép những nội dung và tư tưởng muốn gửi
gắm qua tác phẩm. “Tây Tiến” không chỉ tái hiện đời
sống động hình ảnh bi tráng ngang tàn, hào hoa mà bản
lĩnh của người lính Tây Tiến mà còn viết về nỗi nhớ
đồng đội, nhớ mảnh đất Tây Bắc da diết. Đặc biệt qua
Đặc biệt qua 10 câu thơ đầu của khổ 1 nỗi nhớ về mảnh
đất và người lính được bộc lộ rất rõ nét qua hình ảnh
thiên nhiên và người lính trên đường hành quân.
Mở đầu bài thơ là tiếng gọi thân thương làm nao
lòng người. Nỗi nhớ thương về mảnh đất Tây Bắc và
binh đoàn Tây Tiến trên chặng đường hành quân vất vả
trào dâng mãnh liệt trong lòng tác giả:
“Sông Mã……………….. .
…………………….chơi vơi”
Rừng núi và sông Mã là một địa danh nổi tiếng hùng vĩ
của miền Tây và đó cũng là một người bạn đồng hành
cùng những người lính Tây Tiến. Hai từ “Tây Tiến”
trong tiếng gọi “Tây Tiến ơi” hiện lên đầy thân thương.
Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc và những người đồng
đội trong lòng tác giả là nỗi “nhớ về”, “nhớ chơi vơi”
với cách sử dụng từ láy tinh tế kết hợp với điệp từ
“nhớ”, thanh âm vần “ơi” đã diễn tả nỗi nhớ da diết,
nhớ lưng chừng mơ hồ đầy ám ảnh bao trùm không
gian, thời gian.
Đi cùng với nỗi nhớ da diết của tác giả là những kỷ
niệm đẹp của một thời chiến bỗng sống dậy:
Sài Khao………………….
…………………. Đêm hơi
“Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh bản làng
xa xôi hẻo lánh mà binh đoàn Tây tiến hành quân qua.
Hình ảnh “sương lấp”, “đoàn quân mỏi” cho thấy sự
khó khăn vất vả; động từ chỉ trạng thái “lấp”, “mỏi” đã
tả thực điều kiện hành quân gian khổ mỏi mệt. Thế
nhưng giữa núi rừng hiểm trở, cheo leo ấy vẫn có
những trái tim nhạy cảm với tình yêu tha thiết với mảnh
đất và con người Tây Bắc; họ như nghe từng hơi thở
nhịp đập thậm chí là cái khẽ trở mình của cỏ cây hoa lá
trên đất Mường Lát khi màn đêm buông xuống. Hình
ảnh hoa ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa; đó có thể là
những bông hoa rừng hé nở trong đêm sương Tây Bắc,
cũng có thể là hình ảnh những ngọn đuốc soi đường của
đoàn quân vào buổi đêm nhìn từ xa tựa như những đóa
hoa lửa bập bùng trên phông nền thiên nhiên Tây Bắc.
Không gian nên thơ huyền ảo hé lộ không gian hành
quân không khí và tâm trạng tinh thần lạc quan của
những người lính Tây Tiến.
Bốn câu thơ tiếp theo là một thước phim hiểm trở
và cheo leo mở ra trước mắt người đọc:
“Dốc lên………………..
……………………mưa xa khơi”
Hình ảnh dốc rừng được miêu tả “lên khúc khuỷu” lại
còn “thăm thẳm”; “heo hút cồn mây” lại còn “ngàn
thước lên”, “ngàn thước xuống”; cho thấy một khung
cảnh chỉ có núi tiếp núi, đèo nối đèo hết lên cao lại
xuống thấp. Các từ láy “thăm thẳm”, “khúc khuỷu”,
“heo hút” được lựa chọn sử dụng như những nét khắc
họa, nét vẽ có giá trị tạo nên hình ảnh đặc sắc kết hợp
cùng điệp từ “dốc” để làm hiện lên những con dốc mà
nhà thơ và đồng đội phải vượt qua trong những năm
tháng kháng chiến. Điệp từ “ngàn thước” như một phép
ước lượng khi người lính lấy tầm mắt làm thước đo;
nghệ thuật ước lệ kết hợp với phép điệp và tiểu đối
“lên”- “xuống” giúp mở ra trước mắt người đọc hình
ảnh những dãy núi cao đến tận cùng sâu đến tận đáy.
“súng ngửi trời” vừa là một hình ảnh nhân hóa phản ánh
cái ngộ nghĩnh hồn nhiên trẻ trung và yêu đời của người
lính Tây Tiến vừa gợi ra độ cao của núi. Câu thơ sử
dụng phần lớn là các thanh trắc cùng với nghệ thuật đối
được thể hiện ở cách ngắt nhịp 4/3 câu thơ như bị bẻ
đôi đặc tả độ cao chót vót hiểm trở trùng điệp của núi
đèo miền Tây.

You might also like